Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm áp dụng dạy tích hợp trong chương trình tiếng anh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432 KB, 30 trang )

1

1. Tên đề tài:
ÁP DỤNG DẠY TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TIẾNG ANH 9.
2. Đặt vấn đề:
Chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI. Đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc
tế đã phát triển tới mức không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ
thống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác
động ấy. Ở thời kỳ này chúng ta cần những con người, những thế hệ phát triển
toàn diện về mọi mặt, biết kết hợp nhuần nhuyễn các kiến thức học được một
cách linh hoạt, sáng tạo trong mọi lĩnh vực. Hơn ai hết, ngành giáo dục đóng
vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo ra những con người như thế.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã bắt đầu thay đổi một cách
căn bản và toàn diện. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học được ưu
tiên đặt lên vị trí hàng đầu. Một phương pháp không thể không đề cập đến đó
là phương pháp dạy học tích hợp. Việc dạy học tích hợp trong bộ môn và liên
môn với các môn khác là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy
học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường. Dạy học tích hợp trong bộ môn và liên môn là hình thức tìm tòi những
nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng
chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số
môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã
đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học.
Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các
phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động
hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia
vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
Dạy học theo quan điểm tích hợp đã góp phần xóa bỏ được lối dạy học khép


kín tách biệt nhà trường với thế giới bên ngoài, cô lập kiến thức, kỹ năng vốn
có liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau.
Những tiết học dạy theo chủ đề tích hợp đã mang lại cho học sinh hứng
thú, phát huy được tính tích cực, sáng tạo giúp các em gắn kết kiến thức lý
thuyết với thực hành. Dạy học tích hợp trong bộ môn và liên môn cũng góp
phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một
thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng
trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử
nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình. Bài toán đang đặt ra trong lĩnh
vực lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu và
vận dụng dạy học tích hợp vào từng môn học sao cho thật hợp lý và hiệu quả.
Một khó khăn mà giáo viên chúng ta thường gặp phải đó là lượng kiến thức
cần tích hợp từ các bộ môn khác là một kho kiến thức khổng lồ nên giáo viên


2

thường lúng túng khi thực hiện việc tích hợp. Nếu tích hợp không khéo vô
tình chúng ta sẽ biến tiết dạy của bộ môn này thành bộ môn khác, ví dụ một
tiết dạy Tiếng Anh nếu tích hợp không khéo sẽ trở thành một tiết dạy Sinh Sử hay Địa ...
Chính vì những lẽ đó, trong những năm học gần đây song song với quá
trình dạy học tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, tích luỹ từ đồng nghiệp những kiến
thức ở các môn khác và tích hợp vào trong bài giảng của mình nên năm học
này tôi mạnh dạng đăng ký đề tài "Áp dụng dạy tích hợp trong chương trình
Tiếng Anh 9"
Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 9/3 Trường THCS Phan Tây Hồ.
3. Cơ sở lý luận:
Theo phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân
Thành: Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra,

đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, sau khi Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng
cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng
mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích
hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Dạy học tích hợp, liên
môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh,
đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết
những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả
tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên
quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng
tích hợp, liên môn.
Với đề xuất phương án tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông
của Việt Nam sau năm 2015, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng việc
này phù hợp với quy luật nhận thức của loài người và quy luật phát triển của
khoa học. Bên cạnh đó, ông thống nhất dạy học tích hợp và phân hóa còn để
đáp ứng yêu cầu và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, đòi hỏi
học sinh phải rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và
những hiểu biết một cách linh hoạt.
Theo dự kiến của Bộ GD&ĐT, ở tiểu học sẽ tăng cường tích hợp trong
nội bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2,
3) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống,
dân số, sức khỏe sinh sản… vào các môn học và hoạt động giáo dục. Lớp 4 và
lớp 5, thực hiện điều chỉnh và hình thành 2 môn Khoa học và Công nghệ (chủ
yếu dựa trên cơ sở môn học này ở lớp 4, 5 của chương trình hiện hành); môn
Tìm hiểu xã hội (chủ yếu dựa trên cơ sở môn Lịch sử và Địa lý các lớp 4, 5
của chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội). Bậc THCS sẽ tăng
cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Công nghệ,
Giáo dục công dân… và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí
hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản… vào các môn học và hoạt động



3

giáo dục. Đồng thời, xây dựng 2 môn học mới là Khoa học tự nhiên (trên cơ
sở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học hiện hành) và Khoa học xã hội (trên cơ
sở các môn Lịch sử, Địa lý hiện hành và một số vấn đề xã hội). Ở THPT tiếp
tục tích hợp một số nội dung chưa thành môn học nhưng cần thiết giáo dục
cho học sinh vào các môn học và hoạt động như đã làm trong chương trình
hiện hành. Như vậy việc dạy học theo hướng tích hợp, liên môn hiện nay là
mối quan tâm hàng đầu trong ngành giáo dục.
Trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ chức cuộc thi
"Dạy học theo chủ đề tích hợp". Đó cũng là dịp để khuyến khích giáo viên
sáng tạo, nghiên cứu, vận dụng các kiến thức liên môn vào bài giảng của
mình.
4. Cơ sở thực tiễn:
Theo thực tế tại các trường THCS trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam nói
chung và trên địa bàn huyện Phú Ninh nói riêng, nhìn chung việc áp dụng dạy
học theo hướng tích hợp còn gặp rất nhiều khó khăn. Đối với bộ môn Tiếng
Anh cũng vậy, Giáo viên chưa có một tài liệu nào hướng dẫn cụ thể về việc
dạy tích hợp áp dụng cho môn học của mình; đa phần giáo viên chưa được
tham gia các lớp tập huấn về dạy tích hợp. Một số giáo viên còn rất mơ hồ
chưa nắm được cốt lõi của tích hợp là phải chỉ ra được “địa chỉ” tích hợp nên
chỉ mới dừng lại ở lồng ghép hoặc đưa ra một vài chỗ liên hệ trong bài học,
dẫn đến tích hợp khiên cưỡng, gò ép. Nội dung kiến thức chính cần dạy thì
chưa nói được nhiều mà cái “tích” vào đã căng phồng, làm biến dạng tiết học.
Nếu tích hợp không khéo kiến thức được tích hợp vào sẽ trở nên thừa thãi, vô
duyên. Đây là điểm vướng nhất hiện nay.
Từ thực trạng đó, Ban Giám hiệu nhà trường THCS Phan Tây Hồ đã có
biện pháp chỉ đạo để thực hiện hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học

theo quan điểm tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các
tình huống thực tiễn. Nhà trường coi trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
tuyên truyền học tập nâng cao nhận thức cho giáo viên về quan điểm dạy học
tích hợp để tránh những cách hiểu chưa đúng và hiểu một cách lệch lạc. Đồng
thời đưa nội dung dạy học tích hợp vào sinh hoạt chuyên môn. Thường xuyên
tổ chức hoạt động chuyên đề, các tiết dạy tích hợp trong những đợt Hội giảng,
Thao giảng; tổ chức các tiết học thực địa, hoạt động ngoại khóa, tham gia đầy
đủ các cuộc thi do Phòng GD&ĐT Phú Ninh, Sở GD&ĐT tỉnh Quang Nam tổ
chức với ý thức nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao.
5. Nội dung nghiên cứu:
Việc dạy học tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn không phải chỉ là
việc có thể hô hào để giáo viên các nhà trường phổ thông tự xoay xở mà phải
xây dựng chương trình, trong đó đảm bảo tích hợp được về nội dung, những
kỹ năng cốt lõi học sinh có thể hình thành, đa dạng hóa phương pháp dạy học,
trong đó đặc biệt chú ý tới sự tham gia tích cực của học sinh.


4

Trong dạy học tích hợp, các nhà giáo dục học phân chia thành hai loại đó
tích hợp dọc (vertical integration) và tích hợp ngang (horizontal integration).
Tích hợp dọc là loại tích hợp dựa trên cơ sở một môn học hoặc liên kết hai
hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau,
còn tích hợp ngang là tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập,
nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau xung quanh một chủ đề.
Ngày nay, trên thế giới, người ta chấp nhận quan điểm phân chia dạy học tích
hợp thành tích hợp dọc và tích hợp ngang trong giáo dục phổ thông từ nhà trẻ
đến lớp 12.
Những tiết dạy dưới đây tôi đã áp dụng thành công việc dạy tích hợp
trong chương trình Tiếng Anh 9. Tuy nhiên trong giới hạn của đề tài tôi xin bỏ

qua các bước lên lớp của một tiết dạy và chỉ nêu ra thời điểm và cách thức
tiến hành việc áp dụng dạy tích hợp. Cụ thể như sau:
5.1. Tích hợp dọc (vertical integration):
Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức và kỹ năng với
đơn vị kiến thức và kỹ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn
gọi là đồng trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc). Cụ thể là: kiến thức và kỹ năng
của lớp trên, bậc học trên bao hàm cả kiến thức và kỹ năng của lớp dưới,
nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kỹ năng của lớp dưới, bậc học dưới.
Điều này về cơ bản cấu trúc của bộ sách giáo khoa Tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp
9 cũng đã viết theo hướng tích hợp và có tính kế thừa. Các kiến thức mà học
sinh đã được học ở lớp dưới có thể được sử dụng hay tích hợp để giải quyết
các vấn đề ở những lớp cao hơn. Đấy là một ưu điểm lớn mà bộ sách này
mang lại cho chúng ta trong việc dạy tích hợp.
5.1.1. Tích hợp trong các tiết "Getting Started & Listen and Read":
- Tiết 2: Unit 1 A VISIT FROM A PENPAL
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức về các điểm du lịch đã học trong chương trình Tiếng
Anh lớp 6 (Unit 14: Making plans) và Tiếng Anh lớp 8 (Unit 11: Traveling
around Viet Nam) để hướng dẫn cho một người bạn qua thư lần đầu viếng
thăm Việt nam.
* Cách thức tiến hành:
Sau khi giới thiệu bài mới bằng một số bức tranh về Việt nam (SGK
Tiếng Anh 9 trang 6), tôi nói "A foreign penpal is coming to stay with you for
a week. What activities would you do during the visit?". Học sinh phải tích
hợp kiến thức về các điểm du lịch mà các em đã được học ở lớp 6 như: Hue
Citadal, Ngoc Son temple, Ha Long bay, Huong Pagoda...và các địa danh nỗi
tiếng mà các em đã học ở lớp 8 như: Sapa, Nha Trang,Vung Tau, Dalat... và
những bức tranh tôi vừa giới thiệu để trả lời câu hỏi trên. Sau đó tôi kiểm tra
và cho đáp án:
Possible anwers:



5

- I would take him/ her to the Hung Temple.
- We would visit Dong Xuan market/ Hue citadel/ Ngoc Son Temple/
Nha Trang beach/ The Temple of Literature ....
- Tiết 14: Unit 3 THE COUNTRYSIDE
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp thì hiện tại tiếp diễn (The present progressive tense) mà các em
đã học ở lớp 6 (Unit 8) để nói về các hoạt động đang xảy ra trong tranh.
* Cách thức tiến hành:
Trong phần khởi động (warm up) tôi dùng thủ thuật trò chuyện (chatting)
để hỏi các em một số hoạt động mà tôi đang trực tiếp thực hiện.
Ví dụ:
- Tôi làm hành động viết trên bảng và hỏi: What am I doing?
- Học sinh trả lời: You are writing.
Sau đó tôi hỏi các em tôi đang sử dụng thì gì và nhắc lại công thức.
Học sinh tích hợp kiến thức ở lớp 6 để trả lời đó là thì hiện tại tiếp diễn và
công thức như sau:
S + am/ is/ are + V-ing
Vận dụng kiến thức trên học sinh nhìn tranh và miêu tả các hoạt động
đang xảy ra của các nhân vật trong tranh trong phần Getting Started trang 22.

- Tiết 48: Unit 8 CELEBRATIONS
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức về các ngày lễ trong năm mà học sinh đã được học
ở lớp 7 (Unit 7: The world of work) để học phần Getting Started.
* Cách thức tiến hành:
Trong phần dẫn dắt vào bài (Set the scene) bằng thủ thuật

brainstorming tôi yêu cầu học sinh kể tên một số ngày lễ trong năm. Học sinh
vận dụng kiến thức đã được học ở lớp 7 để trả lời.


6

Thanksgiving

Celebrations

Christmas

New Year's Day
birthday
Independent Day
Tích hợp kiến thức trên vào phần Getting Started, tôi kể thêm một vài
ngày lễ khác như Mid-Fall Festival, Wedding, Lunar New Year...sau đó tôi
yêu cầu học sinh nối tranh với từ (bài tập phần Getting Started)

5.1.2. Tích hợp trong các tiết "Speak and Listen":
- Tiết 15: Unit 3 THE COUNTRYSIDE
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp hệ thống từ hỏi (Question words) ở khối 6, 7 để hỏi đáp thông
tin về quê hương của bạn mình.
* Cách thức tiến hành:
Tôi giới thiệu tình huống vào phần Speak bằng một hội thoại nhưng bị
thiếu một vài từ hỏi sau đó yêu cầu học sinh làm theo cặp để hoàn thành nó.
A: .............do you live?
B: I live in Tam Ky.
A. .................. is it from here?

B: About 10 kilometers.
A:............. do you get here every day?
B: By motorbike.
A: .................does it take you to get here?
B: About 20 minutes.
A: .................do you do here?
B. I study English.
A: ............ you have classes today?
B: Yes, I do


7

Để làm được bài tập này học sinh phải hiểu được câu trả lời, từ đó chọn
từ hỏi sao cho phù hợp. Sau khi cho các em 5 phút để hoàn thành sau đó tôi
kiểm tra và cho đáp án: Where / How far / How / How long / What / Do. Tất
cả các từ hỏi này các em đã được học ở lớp 6, 7. Tích hợp kiến thức này vào
bài học hôm nay là hỏi đáp một số thông tin về quê hương của bạn mình (bài
tập a, b trang 24).
- Tiết 43: Unit 7 SAVING ENERGY
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức về câu đề nghị (Making suggestion) mà học sinh đã
học ở lớp 6 (Unit 14: Making plans) và ở lớp 8 (Unit 13) để đề nghị bạn em
làm một việc gì đó để tiết kiệm năng lượng trong phần speak.
* Cách thức tiến hành:
Trước tiên để giới thiệu vào bài (Set the scene) tôi sử dụng hai tấm
tranh trong phần Getting Started và yêu cầu học sinh nhìn vào tranh dùng câu
để nghị để trả lời câu hỏi sau:"What would you say in these situations ?"

Học sinh sẽ vận dụng kiến thức câu đề nghị ở lớp 6, lớp 8 để đề nghị như

sau:
- Let's turn off the T.V.
- What about turning off the lights?
- I think we should turn off the radio.
- Why don't we turn off the faucets? ...
Khi học sinh nói được những câu trên tôi cho các em nhắc lại cấu trúc
của một số câu đề nghị:
Suggestion

Response

I suggest +V-ing

OK

I think we should...

That's good idea.

Shall we...?
Why don't we...?
How/ What about + V-ing?
Let's ...

All right.
No, I don't want to
I prefer to...
Let's...



8

Tích hợp kiến thức trên vào tình huống cụ thể trong phần Speak, tôi yêu
cầu các em làm việc theo cặp, nhìn tranh, đề nghị và đáp lời về việc các em
phải làm gì để tiết kiệm năng lượng .
5.1.3. Tích hợp trong các tiết "Read":
- Tiết 29: Unit 5 THE MEDIA
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức về công dụng của máy tính mà học sinh đã học ở lớp
8 ( Unit 15: Computers) để giới thiệu bài mới về công dụng của Internet.
* Cách thức tiến hành:
Áp dụng thủ thuật Chatting trong phần warm up tôi đặt câu hỏi:
- Do you find the computer useful?
- Why do people use the computer?
Học sinh tích hợp kiến thức đã học ở lớp 8 để trả lời:
- Yes, I do.
- They use computer to send and receive message.
- All the information found in a library is now stored in a
computer.
Sau khi có câu trả lời, tôi cho các em biết ngoài các công dụng trên, máy
tính còn được dùng để truy cập Internet mà chúng ta sẽ được học hôm nay.
5.1.4. Tích hợp trong các tiết "Language Focus":
- Tiết 6: Unit 1 A VISIT FROM A PENPAL
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức về thì quá khứ đơn (The simple past tense) mà các em
đã học trong chương trình lớp 7 (unit 9: At home and away) để học câu điều
ước.
* Cách thức tiến hành:
Trong phần khởi động (warm up) tôi cho học sinh chơi trò chơi
Pelmanism về hình thức động từ ở hiện tại và hình thức động từ ở quá khứ.

Học sinh phải tích hợp kiến thức thì quá khứ đơn (The simple past tense) ở
lớp 7 để chơi trò chơi này và làm bài tập language Focus 1, 2 trang 11, 12.
Sau đó tôi tích hợp kiến thức thì quá khứ đơn vào câu điều ước như sau: Tôi
hỏi học sinh Lan nói gì với Maryam khi kỳ nghỉ của Maryam ở Việt Nam sắp
kết thúc. Học sinh sử dụng kiến thức trong phần Listen and Read để trả lời
như sau:
"I wish you had a longer vacation"
Tôi cho các em quan sát động từ trong câu trên và xác định thì của nó
rồi đưa ra công thức câu điều ước như sau:
S1 + wish + S2 + V( past form).
Ngoài ra tôi cũng lưu ý cho học sinh hiểu thêm động từ "tobe" trong câu
điều ước có thể dùng "were" cho tất cả các loại chủ ngữ khi đó người ta gọi là


9

thì quá khứ giả định (Past subjunctive) chứ không phải là thì quá khứ đơn.
Học sinh vận dụng kiến thức trên để giải bài tập language focus 3 trang 12.
- Tiết 12: Unit 2 CLOTHING
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức về thì hiện tại hoàn thành (The present perfect
tense) mà các em đã học ở lớp 8 (Unit 7: My neighborhood) để giải bài tập
language focus 2, 3.
* Cách thức tiến hành:
Sau khi giới thiệu với học sinh bài hội thoại giữa Nga và Mi, tôi yêu
cầu các em làm theo cặp để xác định "thì" mà hai bạn ấy sử dụng trong đoạn
hội thoại:
Nga: Come and see my photo album.
Mi: Lovely! Who's this girl?
Nga: Ah! It's Lan, my old friend.

Mi: How long have you known her?
Nga: I've known her for six years.
Mi: Have you seen her recently?
Nga: No, I haven't seen her since 2003. She moved to Ho Chi
Minh city with her famiy then.
Học sinh phát hiện ra đó là thì hiện tại hoàn thành (The present perfect
tense) được sử dụng với since and for. Tích hợp kiến thức này để dạy kiến
thức mới đó là thì hiện tại hoàn thành được dùng với recently, already và yet
nhưng công thức vẫn không thay đổi.
S + has/ have + Past Participle (V3/Ved).
Khi học sinh hiểu kiến thức mới các em sẽ vận dụng để làm bài tập
language focus 2, 3 trang 20.
- Tiết 19: Unit 3 THE COUNTRYSIDE
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp giới từ chỉ thời gian ở lớp 8 (Unit 4: Our past) để giải bài tập
language focus 2,3.
* Cách thức tiến hành:
Khi giới thiệu vào bài tập language focus (set the scene) tôi cho học sinh
chơi trò chơi brainstorming yêu cầu các em lên bảng viết một số giới từ chỉ
thời gian mà các em đã được học ở lớp 8.
on

in

Prepositions of time

at
after

before


between


10

Tích hợp các giới từ đã được học ở lớp 8, tôi giới thiệu thêm một số giới
từ mà các em học ở lớp 9 đó là: till, from...up to và yêu cầu học sinh làm bài
tập language focus 2, 3 trang 30.
- Tiết 25: Unit 4 LEARNING A FOREIGN LANGUAGE
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp câu tường thật ở dạng câu kể lớp 8 (Unit 5: Study habbits và
Unit 13: Festivals) để giải bài tập language focus 2, 3.
* Cách thức tiến hành:
Dùng trò chơi truyền tin (Transmitting) để gợi cho học sinh nhớ lại câu
tường thuật. Tôi gọi một học sinh lên bảng sau đó nói nhỏ vào tai em học sinh
đó vài câu để em ấy tường thuật lại cho các bạn dưới lớp nghe.
GV: I am a teacher.
HS: She said she was a teacher.
GV: I like English.
HS: She said that she liked English.
GV: I can sing English songs.
HS: She said she could sing English songs.
Sau khi kết thúc trò chơi tôi yêu cầu học sinh quan sát động từ trong các
câu trên và nhắc các em nhớ lại công thức của câu tường thật ở dạng câu kể.
S1 + said/ told someone + (that +) S2 + Verb (lùi một thì)
Tích hợp kiến thức trên học sinh giải bài tập language focus 2, 3 trang 39.
- Tiết 32: Unit 5 THE MEDIA
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức về cấu trúc động từ đi sau là hiện tại phân từ

(Gerunds) mà các em đã được học ở lớp 8 (Uint 6: The young pioneers club)
để giải bài tập language focus 3, 4.
* Cách thức tiến hành:
Khi giới thiệu vào phần Gerunds, tôi dùng thủ thuật chatting (trò
chuyện):
Tôi nói: I like listening to music in my free time. How about you?
Học sinh1: I like playing soccer.
Học sinh 2: I like reading books.
...................................................
Sau khi có các câu ví dụ, tôi yêu cầu học sinh tích hợp kiến thức đã
được học ở lớp 8 để nêu lên cấu trúc: S + Verb + V-ing (Gerunds) và kể một
số động từ có thể dùng trong cấu trúc này như: like, love, hate, dislike,
enjoy... Học sinh vận dụng kiến thức trên để làm bài tập language focus 3, 4
trang 46.


11

- Tiết 41: Unit 6 THE ENVIRONMENT
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức về tính từ (Adjectives) và trạng từ (Adverbs) mà các
em đã được học ở lớp 7 (Unit 13: Activities) và ở lớp 8 (Unit 5: Study habits)
để làm bài tập language focus 1.
* Cách thức tiến hành:
Trong phần khởi động (Warm up) tôi cho học sinh chơi trò chơi
Pelmanism về hình thức tính từ và trạng từ. Sau đó tôi hỏi học sinh về cách
thành lập của trạng từ; vị trí của tính từ và trạng từ. Học sinh tích hợp kiến
thức mình học được ở lớp 7 và lớp 8 để trả lời:
- Cách thành lập trạng từ : tính từ + ly = trạng từ (Adj + ly = Adv).
- Vị trí tính từ:

+ Sau động từ to be và động từ nối (After tobe and linking verbs).
+ Trước danh từ (Before nouns).
- Vị trí trạng từ:
+ Sau động từ thường (After ordinary verbs).
+ Sau tân ngữ ngắn trong cấu trúc S-V-O (After a short object in
structure S-V-O).
Tích hợp kiến thức đó vào giải bài tập language focus 1a, b trang 53, 54.
- Tiết 65: Unit 10 LIFE ON THE OTHER PLANETS
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức về câu điều kiện loại 1 ở Unit 6 (The Environment)
của sách Tiếng Anh 9 để giải bài tập language focus 2, 3, 4.
* Cách thức tiến hành:
Trong phần dẫn dắt vào bài tập language focus 2 tôi yêu cầu học sinh
dịch sang tiếng Anh câu sau: "Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ không đi dã ngoại".
Học sinh phải vận dụng kiến thức mà mình học được ở unit 6 để dịch: "If it
rains, we will not have a picnic". Sau đó tôi yêu cầu học sinh nêu công thức
và cách dùng của câu điều kiện loại 1.
Tích hợp kiến thức câu điều kiện loại 1 tôi giới thiệu câu điều kiện loại
2 thông qua ví dụ sau: "If I were you, I would have a picnic". (Nếu tôi là bạn
tôi sẽ đi dã ngoại). Giải thích công thức và cách dùng của câu điều kiện loại 2,
yêu cầu học sinh giải bài tập language focus 2, 3, 4 trang 90, 91, 92.
5.2. Tích hợp ngang (horizontal integration):
Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức giữa môn này với các
môn khác, với các mảng kiến thức về văn hoá, thiên nhiên, con người, xã hội,
môi trường và giáo dục kỹ năng sống theo nguyên tắc đồng quy. Việc tích hợp
theo chiều ngang đòi hỏi giáo viên phải có vốn kiến thức rộng; phải nghiên
cứu, chọn lọc kiến thức để tích hợp sao cho thật hợp lý và hiệu quả. Dưới đây
là hệ thống các tiết dạy mà tôi đã áp dụng tích hợp ngang :



12

5.2.1. Tích hợp trong các tiết "Getting Started & Listen and Read":
- Tiết 27: Unit 5 MEDIA
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức môn Lịch sử lớp 8 (Chương V bài 22) để giới thiệu
vào bài mới.
* Cách thức tiến hành:
Trong phần giới thiệu vào bài (Set the scene) tôi hỏi: Em hãy vận dụng
kiến thức Lịch sử 8 hãy kể tên những phát minh khoa học cuối thế kỷ 19, đầu
thế kỷ 20?
Học sinh sẽ kể: Tivi, Điện Thoại, Radio, Máy Tính...
Từ câu trả lời của học sinh tôi giải thích: Nhờ có sự phát triển của khoa
học, công nghệ mà ngày nay ta có những đồ vật trên. Nhưng những đồ vật
này không chỉ được dùng như những phương tiện giải trí, mà chúng còn được
gọi là phương tiện truyền thông và tôi hỏi: How do you say "Phương tiện
truyền thông" in English? - Học sinh: The Media. Và tôi vào bài mới.
- Tiết 37: Unit 6 THE ENVIRONMENT
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức môn Sinh học lớp 9 - những vấn nạn về môi trường
để giới thiệu vào bài phần getting started và tích hợp giáo dục kỹ năng sống
về việc tổ chức một ngày hoạt động tình nguyện.
* Cách thức tiến hành:
- Tích hợp kiến thức môn Sinh học 9:
Trong phần giới thiệu vào phần Getting Started, tôi dùng thủ thuật trò
chuyện (chatting) yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức môn sinh học 9 để kể
tên những vấn nạn mà môi trường đang gặp phải. Học sinh kể tên như: Ô
nhiễm không khí, Ô nhiễm nước, Ô nhiễm tiếng ồn, Nạn phá rừng... Tôi dịch
những từ này sang Tiếng Anh sau đó cho học sinh nhìn tranh và nối từ với
tranh, đấy chính là nội dung phần Getting Started.

- Tích hợp giáo dục kỹ năng sống:
Sau khi học sinh đọc và làm bài tập trong phần Listen and Read, tôi đặt
câu hỏi: Để tổ chức một ngày hoạt động tình nguyện các em cần có những gì?
(What do you need for a volunteer Day?) Từ nội dung bài học các em có thể
trả lời, nếu không tôi chủ động hướng dẫn các em như sau: Chúng ta cần có:
+ Một người lãnh đạo hay nhóm trưởng (A group leader).
+ Một người chuẩn bị thức ăn (A person preparing food).
+ Sự phân công hợp lý, công bằng (Equal distribution).
+ Sự cộng tác tích cực của các thành viên (Positive Co-operation
between members).
Như vậy sau bài học này học sinh sẽ có thêm kỹ năng khi tổ chức một
hoạt động tập thể nào đấy trong cuộc sống.


13

- Tiết 42: Unit 7 SAVING ENERGY
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống biết thực hiện tiết kiệm trong cuộc sống.
* Cách thức tiến hành:
Khi dạy phần Getting Started tôi cho học sinh quan sát 2 tấm tranh và hỏi:

- What should we do in these situations? (Bạn làm gì trong những tình
huống này?)
Học sinh quan sát sau đó trả lời:
- We should turn off the faucets. (Chúng ta nên tắt hết những vòi nước)
- We should turn off the lights/ the T.V / the stereo. (Chúng ta nên tắt
đèn, tivi, máy stereo)
Sau đó tôi hỏi tiếp: What for? (Để làm gì?).
Học sinh trả lời: to save electricity.(Để tiếc kiệm điện)

Tích hợp việc giáo dục kỹ năng sống tôi giải thích thêm, ngoài tiết
kiệm điện, chúng ta còn tiết kiệm tiền, tiết kiệm năng lượng và sẽ giúp ích
cho môi trường vì thế chúng ta cần tắt các thiết bị điện nếu không cần dùng
đến và nhắc nhở người khác cùng làm.
5.2.2. Tích hợp trong các tiết "Speak and Listen":
- Tiết 38: Unit 6 THE ENVIRONMENT
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp môn Giáo dục công dân lớp 7 (Bài 14) và môn Sinh học 9
(Bài 55) để nêu lên những hoạt động mà chúng ta có thể làm để bảo vệ môi
trường.
* Cách thức tiến hành:
Trước khi cho học sinh thực hành bài nói (Speaking) tôi yêu cầu học
sinh tích hợp kiến thức ở môn Giáo dục công dân 7 và môn Sinh học 9 để liệt
kê những việc các em có thể làm để bảo vệ môi trường. Học sinh có thể sử
dụng tiếng Việt để trả lời, sau đó tôi sẽ giúp các em dịch sang tiếng Anh:
- Trồng cây xanh. (Plant trees.)


14

- Thu gôm rác thải quanh sân trường. (Collect garbage around the
school yards.)
- Đi học bằng xe đạp. (Go to school by bike.)
- Gói đồ ăn bằng lá chuối. (Wrap food by banana leaves.)
- Tái sử dụng lại các chai nhựa. (Reuse plastic bottles.)
- Không ném rác xuống nước. (Not throw trash onto the water.)
- Đặt các thùng rác quanh sân trường. (Put garbage bins around the
schoolyard.)
- Dùng túi mua sắm " xanh". (Use the "green" shopping bag.)
- Dùng bút có thể bơm mực lại. (Use refillable pens.)

...
Sau khi chúng tôi trò chuyện để có những ý trên tôi vào bài mới bằng
cách yêu cầu các em sử dụng cấu trúc câu đề nghị để thuyết phục bạn em làm
những việc gì đó để bảo vệ môi trường.
- Tiết 49: Unit 8 CELEBRATIONS
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp môn Âm nhạc để tập bài hát Auld Lang Syne.
* Cách thức tiến hành:
Phần nghe trong tiết học này là nghe và hoàn thành một bài hát. Tiết
học này sẽ hay hơn, học sinh sẽ thích thú hơn nếu các em hát được bài hát
này. Vì vậy trong phần Post Listening tôi sẽ tập các em hát bài này. Trước khi
tập hát, tôi tích hợp môn Âm nhạc để giúp các em tìm hiểu về bài hát này:
Auld lang syne là một bài thơ được nhạc sỹ Robert Bums phổ nhạc vào
năm 1788 theo âm điệu dân ca truyền thống Scotland. Nó thường được hát ở
nhiều nước nói tiếng Anh vào đêm giao thừa để tiễn biệt năm cũ, chào đón
năm mới.
Bài hát này được hát với nhạc điệu: Tình cảm- vui nhộn.
- Tiết 50: Unit 9 NATURAL DISASTERS
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống về việc chuẩn bị cho một cơn bão
trong phần Speak và sống chung với động đất trong phần Listen.
* Cách thức tiến hành:
- Trong phần Speak: Khi dẫn dắt vào bài (Set the scene) tôi yêu cầu học
sinh kể một số việc các em cần làm để chuẩn bị cho một cơn bão sắp đổ bộ
vào địa phương mình đang ở (Tell me what you should do to prepare for a
coming typhoon.):
Học sinh có thể kể nhiều hoạt động mà các em biết được, sau đó tôi tích
hợp giáo dục kỹ năng sống về việc các em cần làm gì để chuẩn bị cho một
cơn bão sắp xảy ra bằng các ý sau (Để tiết kiệm thời gian tôi viết trước trên
bảng phụ):

+ Buy some canned food. (Mua thức ăn đóng hộp)
+ Buy candles and matches. (Mua nến và bật lửa)


15

+ Buy wood or coal. (Mua củi, than đá)
+ Buy instant noodles. (Mua mì ăn liền)
+ Check all the window and door latches. (Kiểm tra các chót cửa chính,
cửa sổ)
+ Fix the leak in the roof. (Trám lỗ thủng trên mái nhà)
+ Tie the roof to the ground. (Cột chặt mái nhà xuống mặt đất)
+ Fill in all the buckets with water. (Chứa đầy nước trong xô)
+ Get the information about the typhoon through T.V or radio. (Theo
dõi tin tức về cơn bão thường xuyên trên tivi hay đài.)
Sau khi giới thiệu những hoạt động trên, tôi yêu cầu các em làm bài tập
a, b trang 76.
- Trong phần Listen: Sau khi các em nghe và làm bài tập điền từ (SGK
trang 77). Phần cũng cố, tôi yêu cầu các em dịch các câu sau sang tiếng Việt :
+ Don't put your bed next to a window.
+ Check the mirrors in your house.
+ Block the rollers on your furniture.
+ Stay inside.
+ Sit under a strong table or doorway.
+ Stand in the corner of the room.
(+ Không đặt giường ngủ gần cửa sổ.
+ Thường xuyên kiểm tra cửa kính, gương soi trong nhà.
+ Khóa chặt bánh xe của các vật dụng trong gia đình.
+ Không chạy ra ngoài.
+ Nên ngồi dưới những vật chắc chắn như cái bàn hoặc ngay lối ra vào.

+ Nên đứng tại các góc nhà.)
Sau khi các em dịch sang tiếng Việt tôi cho các em biết đấy là những
kiến thức cơ bản mà các em cần có khi sống trong vùng động đất.
- Tiết 61: Unit 10 LIFE ON OTHER PLANETS
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp môn Vật lý lớp 6 (Bài 8) để tìm hiểu thêm những thông tin về
cuộc sống trên mặt trăng.
* Cách thức tiến hành:
Trong phần nghe (Listen) học sinh sẽ được nghe một đoạn văn nói về
sự sống trên mặt trăng. Sau khi nghe và làm bài tập Đúng hay Sai (True or
False statements), tôi yêu cầu các em dịch hai câu sau trong phần True / False
sang tiếng Việt:
1. On the moon you will weigh one sixth of what you weigh on the
earth.
2. You will be able to jump very high, even higher than an Olympic
Champion on the moon.
Nghĩa của những câu trên như sau:
1. Trên mặt trăng bạn sẽ nặng bằng 1/6 trọng lượng của bạn trên mặt đất.


16

2. Trên mặt trăng bạn sẽ nhảy rất cao, thậm chí cao hơn một nhà vô
địch thế vận hội.
Dựa vào ý nghĩa 2 câu dịch của học sinh tôi hỏi: Vì sao lại như vậy?
Bây giờ các em phải tích hợp kiến thức Vật lý 6 - Bài 8: Trọng Lực để giải
thích: Một vật càng lên cao trọng lượng của vật sẽ giảm đi vì cường độ của
trọng lực tác dụng lên vật đó nhỏ dần. Nhờ đó mà bạn có thể nhảy rất cao và
thậm chí bước đi một bước rất xa khi bạn ở trên mặt trăng. Nếu bạn lên cao
hơn đến một điểm nhất định thì bạn sẽ không còn chịu tác dụng của trọng lực

nữa thì khi đó bạn sẽ có hiện tượng không trọng lượng. Lúc này bạn có thể đi
bộ trên tường như bạn đang xiếc vậy.
5.2.3. Tích hợp trong các tiết "Read":
- Tiết 4: Unit 1 A VISIT FROM A PENPAL
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức môn Địa lí lớp 7 (Bài 5) để giải thích 1 số thông tin
về nước Malaysia qua bài đọc hiểu (Text)
* Cách thức tiến hành:
Trước tiên tôi cho học sinh tìm hiểu nội dung bài đọc hiểu về nước
Malaysia và làm các bài tập theo yêu cầu trong sách giáo khoa. Sau đó trong
phần cũng cố tôi tích hợp kiến thức môn Địa lí để giải thích thêm một số
thông tin qua các câu hỏi sau:
- Vì sao Malaysia có khí hậu nhiệt đới? (Why does Malaysia have
tropical climite?)
- Vì sao Malaysia lại có số dân đông đúc như vậy? (Why does Malaysia
have a big population?)
Với các câu hỏi này học sinh có thể vận dụng kiến thức môn Địa lí lớp
7 để trả lời được thì tốt, còn nếu không tôi sẽ chủ động giải thích:
- Malaysia thuộc khu vực Đông Nam Á, thuộc đới nóng nên có khí hậu
nhiệt đới. Ngoài ra những nước thuộc đới khí hậu nóng có khí hậu nóng
quanh năm và lượng mưa dồi dào, có giới thực vật, động vật đa dạng, phong
phú. Nên dân cư tập trung đông đúc. Trong trường hợp này tôi giải thích bằng
Tiếng Việt như vậy sẽ giúp học sinh dễ hiểu hơn.
- Tiết 10: Unit 2 CLOTHING
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức môn Công nghệ lớp 6 (Bài 1) giải thích thêm vì sao
đồ Jean được nhiều người thích mặc.
* Cách thức tiến hành:
Trong phần Post reading của tiết học này, sau khi học sinh tìm hiểu về
sự xuất sứ của đồ Jean và những ưu việt mà đồ Jean mang lại. Tôi đặt câu hỏi:

- Why do people like wearing jeans?
Dựa vào nội dung bài khoá học sinh sẽ trả lời:
- Becaus it is made from cotton so it is hard to wear out.


17

(Bởi vì nó được làm từ vải sợi nên rất bền.)
Khi học sinh trả lời tôi yêu cầu các em dịch câu đó sang tiếng Việt. Sau
đó tôi tích hợp kiến thức môn Công nghệ 6 (Bài 1) giải thích thêm rằng: Chất
liệu vải sợi ngoài ưu điểm là bền nó còn có thêm tính chất khác đó là khi mặc
rất mát, vải mềm, đẹp, độ hút ẩm cao nên nhiều người thích mặc.
- Tiết 39: Unit 6 THE ENVIRONMENT
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống: Biết giữ gìn môi trường Xanh - Sạch - Đẹp.
* Cách thức tiến hành:
Trong bài đọc hiểu có nội dung sau: khi hai mẹ con đi dạo bên bìa rừng
và trò chuyện với nhau về hậu quả của việc ô nhiễm môi trường. Trò chuyện
xong bà mẹ yêu cầu người con ném vỏ chai nước ngọt đi, đừng mang chúng
về nhà. Cậu bé không đồng ý cho rằng làm như vậy sẽ làm ô nhiễm môi
trường. Nhưng người mẹ cho là cậu ngốc nghếch vì chuyện bảo vệ môi
trường là chuyện của người khác chứ không phải chuyện của mẹ con bà.
Trong phần củng cố (Post Reading), sau khi các em đã nghiên cứu bài
khoá (Text) và làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa tôi cho các em làm
việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
1. Do you think the mother's action is right?
2. Who will protect the environment?
Sau khi thảo luận nhóm các em đều trả lời như sau:
1. No, I don't think so.
2. All of us will protect our environment.

Như vậy tất cả học sinh đều cho rằng hành động của bà mẹ không
đúng. Việc bảo vệ môi trường là việc làm không chỉ của riêng ai, nó là việc
làm của mọi người, của toàn xã hội.
Từ câu trả lời của học sinh tôi giải thích thêm chúng ta cần phải ý thức
được rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta. Chúng ta cần phải có
thói quen bảo vệ môi trường ngay từ bé. Luôn biết giữ gìn môi trường Xanh
-Sạch - Đẹp mọi lúc, mọi nơi.
- Tiết 44: Unit 7 SAVING ENERGY
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức môn Toán 6 để trả lời câu hỏi số 3 của bài tập b
(trang 61).
* Cách thức tiến hành:
Sau khi nghiên cứu nội dung bài đọc (Read) nói về việc sử dụng điện
tiết kiệm, học sinh phải trả lời câu hỏi trong đó có câu hỏi sau:
Mrs. Jones use only two ordinary bulbs and she pays US$ 8 for
lighting. How much will she pay if she uses two energy-saving bulbs instead?
(- US$ 2)


18

(Bà Jones chỉ dùng 2 bóng đèn tròn bình thường thì hằng tháng bà phải
trả 8 đô la, vậy bà ấy phải trả bao nhiêu tiền nếu thay 2 bóng đèn thường
thành 2 bóng đèn tiết kiệm năng lượng?)
Trong trường hợp này tôi yêu cầu các em liên môn với môn Toán học
để tính số tiền vì trong bài đọc hiểu có nội là một bóng đèn tiết kiệm năng
lượng chỉ tiêu thụ điện năng bằng 1/4 bóng đèn thường. Sau khi áp dụng công
thức toán học các em tìm được số tiền bà Jones phải trả là 2 đô la. Từ kết quả
tìm được tôi yêu cầu học sinh so sánh để thấy dùng bóng đèn nào sẽ tiết kiệm
được điện và tiền nhiều hơn. Nếu bóng đèn của gia đình mình đang dùng mà

bị hỏng thì khuyên gia đình nên sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng để
thay thế.
- Tiết 50: Unit 8 CELEBRATIONS
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống về việc bày tỏ lòng biết ơn đối với bố, mẹ.
* Cách thức tiến hành:
Sau khi học xong phần đọc hiểu (reading comprehension) và trả lời câu
hỏi. Trong phần Post Reading tôi hỏi học sinh các câu sau:
- Do you love your parents?
Tất cả học sinh đều trả lời "yes". Nhưng khi tôi hỏi:
- What do you do to express your feeling to them?
Bây giờ các em chỉ cười không nói gì bởi các em chưa biết cách thể
hiện hoặc các em cho rằng chuyện đó không quan trọng, cũng có khi các em
ngại không dám thể hiện. Nhân lúc này tôi giải thích: ba, mẹ là người sinh chúng
ta ra, nuôi ta khôn lớn. Vậy chúng ta cần phải làm gì đó để bày tỏ lòng biết ơn
của mình đối với bố mẹ. Tôi nói thêm các em có thể làm những việc sau:
You should:
- Study hard (Học thật giỏi, chăm ngoan)
- Make cards or paper flowers to present your mother on March 8th or
October 20th or cook meals for your family. (Vào các ngày lễ 8/3 hoặc 20/10
tự làm thiệp, hoa giấy...để tặng mẹ hoặc tự mình nấu ăn thay mẹ)
- Use pocket-money to buy flowers for parents on their birthdays.
(Trong dịp sinh nhật bố, mẹ có thể mua hoa tặng bố mẹ bằng tiền tiêu vặt của
mình.)
- Send e-mails or messages to your parents or phone them on big
celebrations if you live far from them. (Sau này nếu sống xa bố mẹ các em có
thể điện thoại hoặc nhắn tin chúc mừng bố mẹ vào các ngày lễ trong năm.)
- Tiết 56: Unit 9 NATURAL DISASTERS
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp môn Địa lí 9 (phần địa lí địa phương) để tìm hiểu thêm về

thiên tai ở tỉnh Quảng Nam và tích hợp môn Sinh học 6, 9 để trả lời câu hỏi:
Làm gì để giảm thiên tai?


19

* Cách thức tiến hành:
Sau khi tìm hiểu về các thảm họa thiên nhiên xảy ra trên thế giới như:
Volcanoes (Núi lửa), Earthquakes (Động đất), Tidal waves (Sóng thần),
Typhoon (Bão nhiệt đới), Tornadoes (Lốc xoáy), Snow storm (Bão tuyết)...
Trong phần cũng cố của tiết đọc (Post Reading) tôi cho các em thảo
luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
1. What natural disasters usually happens in Quang Nam province?
2. How many typhoons often happens every year in Quang Nam
Province?
3. What should we do to reduce natural disasters?
Với hai câu hỏi 1và 2 các em phải tích hợp môn Địa lí lớp 9 - Phần Địa
lí địa phương về khí hậu của tỉnh Quảng Nam để trả lời:
1. They are typhoons and floods.( Đó là bão và lũ lụt)
2. There are about 9 or 10 typhoons happening every year.
(Mỗi năm có khoảng 9 đến 10 cơn bão xảy ra mỗi năm).
Với câu hỏi số 3 các em phải tích hợp kiến thức môn Sinh học lớp 6 và
lớp 9 để trả lời:
3.- We should plant more trees on the treeless hills.
(Chúng ta nên trồng cây phủ xanh đồi trọc)
- We should stop the deforestation.
(Chúng ta nên ngăn chặn nạn phá rừng )
- We should use energy economically.
(Chúng ta nên sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm)
- Let's do something to protect our environment.

( Hãy hành động để bảo vệ môi trường của chúng ta.)
...
5.2.4. Tích hợp trong các tiết "Write":
- Tiết 31: Unit 5 MEDIA
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức xã hội về thuận lợi và bất lợi của việc sử dụng
Internet để viết đoạn văn.
* Cách thức tiến hành:
Trong phần Pre-Writing, trước khi vào bài viết chính tôi hỏi học sinh:
Bằng những kiến thức xã hội mà em biết em hãy kể những thuận lợi và khó
khăn khi sử dụng Internet. ( Tell me the advantages and disadvantages of
using the Internet?). nếu học sinh kể được thì tốt còn nếu không tôi sẽ giúp
các em.
- Thuật lợi (advantages):
+ Là nguồn để truy cập thông tin. (A source of getting information )
+ Là nguồn để giải trí. (A source of entertainment)
+ Là nguồn để học tập, giáo dục. (A source of education)


20

+ Liên lạc với bạn bè, người thân dễ dàng. (Communicate with friends,
relatives easily)
- Bất lợi (disadvantages):
+ Tốn tiền. ( Waste money)
+ Tốn thời gian. (Time- consuming)
+ Bị ảnh hưởng bởi những chương trình xấu. (Be affected by bad
programms)
+ Dễ bị nghiện. ( Be addictive easily)
Sau khi học sinh trả lời, tôi sẽ tích hợp kiến thức đó để yêu cầu các em

viết một đoạn văn về thuận lợi của việc sử dụng Internet. Riêng phần bất lợi
tôi cho các em viết ở nhà.
5.2.5. Tích hợp trong các tiết "Language focus":
- Tiết 41: Unit 6 THE ENVIRONMENT
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp kiến thức xã hội: Tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc
sống của con người và tích hợp môn Sinh học 6 để giải thích hiện tượng và
giáo dục kỹ năng sống.
* Cách thức tiến hành:
- Tích hợp kiến thức xã hội:
Trong phần Language Focus 4 học sinh phải đọc 2 nữa câu điều kiện
rồi nối chúng lại với nhau cho thật hợp lý. Để làm bài tập này tôi yêu cầu các
em dịch sang tiếng Việt rồi nối. Khi dịch sang tiếng Việt ta được các câu sau:
1. Nếu chúng ta làm ô nhiểm nguồn nước, thì trong tương lai chúng ta
sẽ không có nước sạch.
2. Nếu chúng ta đón cây, thì sẽ có lũ lụt hàng năm.
3. Nếu có quá nhiều khí thải, thì sẽ nhiều người bị bệnh đường hô hấp.
4. Nếu chúng ta giữ cho môi trường sạch sẽ, thì chúng ta có một nơi lý
tưởng để sống.
5. Nếu chúng ta ngừng đánh cá bằng thuốc nổ, thì sinh vật biển sẽ được
bảo tồn.
Qua 5 câu dịch trên, học sinh sẽ thấy rõ tầm quan trọng của môi trường
đối với con người. Tôi giáo dục các em không nên làm những việc có hại cho
môi trường mà ngược lại chúng ta phải chung tay bảo vệ môi trường vì môi
trường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chính chúng ta và cả những thế
hệ mai sau.
- Tích hợp môn Sinh học 6:
Trong bài tập Language focus 5, trong khi học sinh hoàn thành câu tôi
cho các em dịch câu sau sang tiếng Việt:
If we plant more trees along the streets, we will have more shade and

fresh air. (Nếu chúng ta trồng nhiều cây dọc đường phố, chúng ta sẽ có bóng
mát và không khí trong lành.)


21

Sau khi học sinh dịch sang tiếng Việt tôi hỏi vì sao trồng nhiều cây
chúng ta lại có nhiều không khí trong lành? Bây giờ học sinh phải tích hợp
kiến thức môn Sinh học lớp 6 (bài 21) để trả lời: Khi quang hợp cây xanh thải
khí ôxy, nhận khí cacbonic. Càng nhiều cây xanh chúng ta càng có nhiều khí
ôxy để thở. Vì vậy tôi khuyên các em nên trồng nhiều cây xanh trong sân
trường để chúng ta có nhiều bóng mát và có không khí trong lành để thở.
- Tiết 46: Unit 7 SAVING ENERGY
* Nội dung tích hợp:
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống: Biết chia sẽ, giúp đỡ người khác.
* Cách thức tiến hành:
Trong phần Language Focus 3, sau khi học sinh dùng công thức "S +
suggest + V-ing" để viết câu đề nghị về việc giúp đỡ những người nghèo trong
khu vực mình đang sống. Tôi cố tình cho các em dịch sang tiếng Việt những
câu mà các em vừa viết được:
- I suggest collecting some old clothes.
(Tôi đề nghị thu gôm quần áo cũ.)
- I suggest organizing a show to raise money.
(Tôi đề nghị tổ chức 1 đêm diễn để quyên góp tiền.)
- I suggest giving lessons to poor children.
(Tôi đề nghị dạy học cho trẻ em nghèo.)
- I suggest helping elderly people and war invalids with their chores.
(Tôi đề nghị giúp đỡ người già nêu đơn và những thương binh làm việc nhà.)
Trên cơ sở các câu dịch của học sinh tôi tích hợp giáo dục kỹ năng
sống. Một người có lối sống "đẹp" là người biết quan tâm giúp đỡ người khác

nhất là những cụ già nêu đơn, những trẻ em nghèo hoặc có hoàn cảnh cơ nhỡ.
Điều đó cũng thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách - một nghĩa cử cao đẹp
của người Việt Nam; biết giúp đỡ các thương, bệnh binh điều đó hiện sự đền
ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Vậy những việc làm nêu trên là những hành động tốt mà các em cần
phát huy.
6. Kết quả nghiên cứu:
Tích hợp trong dạy học được hiểu là sự kết hợp các nội dung kiến thức
từ các môn học, các lĩnh vực học tập khác nhau vào nội dung một bài học; là
sự phối kết hợp các tri thức có quan hệ gần gũi, mật thiết với nhau trong thực
tiễn để chúng hỗ trợ tác động vào nhau tạo nên một kiến thức tổng hợp vững
chắc nhằm giúp người học có đủ khả năng, phẩm chất giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống. Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống.


22

Một tình huống xảy ra trong đời sống bao giờ cũng là sự tích hợp từ nhiều
lĩnh vực khác nhau. Những tiết học dạy theo chủ đề tích hợp đã mang lại cho
học sinh hứng thú, phát huy được tính tích cực, sáng tạo giúp các em gắn kết
kiến thức lý thuyết với thực hành.
Sau hơn bảy tháng áp dụng dạy học tích hợp trong chương trình Tiếng
Anh lớp 9 tôi nhận thấy các em rất phấn khởi khi vào tiết học và hồ hởi muốn
biết mình được tích hợp môn học nào vào bài học hôm nay, các em thể hiển rõ
sự yêu thích môn học. Khi các em yêu thích một bộ môn nào thì việc học
cũng như việc tự nghiên cứu về bộ môn đó cũng sẽ trở nên chủ động hơn, tích
cực hơn, sáng tạo hơn và dĩ nhiên kết quả đạt được cũng sẽ cao hơn. Điều đó
thể hiện qua hai khía cạnh sau:
6.1 Chất lượng bộ môn:
Đầu năm tôi tiến hành khảo sát chất lượng bộ môn Tiếng Anh hai lớp

9/3 và 9/4 mà tôi trực tiếp giảng dạy. Kết quả được thể hiện qua bảng sau:
* Bài khảo sát đầu năm (Khi chưa áp dụng dạy tích hợp)
Lớp

Số HS

TB trở lên
SL

TL

9/3

41

17

41,4%

9/4

39

15

38,4%

Qua kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy rằng chất lượng của 2 lớp đều
tương đồng với nhau. Sau khi áp dụng dạy tích hợp trong chương trình Tiếng
Anh 9 ở lớp 9/3, chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt so với lớp 9/4 (không

được áp dụng dạy tích hợp). Kết quả đó được thể hiện qua các bài kiểm tra
sau:
* Bài kiểm tra 1 tiết số 1 (Khi đã áp dụng dạy tích hợp ở lớp 9/3)
Lớp

Số HS

TB trở lên
SL

TL

9/3

41

20

48,8%

9/4

39

17

43,6%

* Bài kiểm tra 1 tiết số 2 (Khi đã áp dụng dạy tích hợp ở lớp 9/3 )



23

Lớp

Số HS

TB trở lên
SL

TL

9/3

41

24

58,5%

9/4

39

19

48,7%

* Bài kiểm tra HKI (Khi đã áp dụng dạy tích hợp ở lớp 9/3 )
Lớp


Số HS

TB trở lên
SL

TL

9/3

41

27

65,8%

9/4

39

21

53,8%

* Bài kiểm tra 1 tiết số 3 (Khi đã áp dụng dạy tích hợp ở lớp 9/3 )
Lớp

Số HS

TB trở lên

SL

TL

9/3

41

30

73,2%

9/4

39

23

58,9%

6.2. Sự yêu thích khi được dạy theo chương trình tích hợp:
Sau hơn bảy tháng áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi tiến hành phỏng
vấn về sự yêu thích được dạy theo chương trình tích hợp mà tôi đã đề ra. Kết quả được
thông qua bảng sau:

Lớp

Số lượng
HS


9/3

41

Thích được dạy theo Không thích được dạy theo
chương trình tích hợp
chương trình tích hợp
35 = 85,4 %

6 = 15,6 %

Từ kết quả chất lượng bộ môn và kết quả khảo sát tôi khẳng định việc
áp dụng dạy tích hợp trong chương trình Tiếng Anh lớp 9 bước đầu đạt hiệu
quả.
7. Kết luận:
Mọi kiến thức trong cuộc sống đều có sự liên quan với nhau. Các môn
học trong nhà trường hiện nay tuy khác nhau nhưng luôn có sự liên quan, bổ
trợ cho nhau. Chính vì thế, việc dạy học theo hướng tích hợp là xu hướng


24

giảng dạy tiên tiến, hiện đại mà nhiều thầy cô giáo đã thực hiện trong thực tế.
Đặc biệt, tiếng Anh là một môn học có thể tích hợp được nhiều kiến thức của
các môn học khác. Khi xây dựng bài học của từng tiết học ở môn tiếng Anh,
giáo viên sẽ dễ dàng nhận thấy nội dung của bài học ấy liên quan đến các kiến
thức nào để từ đó xây dựng giáo án theo hướng tích hợp, khai thác, mở rộng
các kiến thức ở môn học khác.
Có thể nói, khi giảng dạy Anh ngữ, giáo viên có thể tích hợp giảng dạy
nhiều môn học và khi tích hợp như thế, tiết học sẽ sinh động, thu hút học sinh

hơn. Từ đó học sinh sẽ tích cực học tập khi được trình bày những hiểu biết
của mình ở các lĩnh vực khác, môn học khác trong giờ học Anh văn. Để trình
bày lưu loát các kiến thức về bộ môn khác và kiến thức từ thực tế, các em
phải cố gắng học từ vựng, ngữ pháp mới có thể diễn đạt tốt, và như thế là các
em đã tích cực học tập, học tiếng Anh một cách hào hứng, chủ động.
Muốn thực hiện tốt việc dạy tích hợp trong môn tiếng Anh đòi hỏi giáo
viên dạy bộ môn này phải tốn nhiều thời gian, công sức chuẩn bị thật kĩ để có
thể nắm vững các nội dung liên quan đến các môn học khác. Có thể nói, dạy
tích hợp trong bộ môn tiếng Anh là điều hết sức cần thiết bởi nó đem lại kết
quả tốt đẹp cho cả người dạy và người học.
8. Đề nghị:
8.1. Đối với nhà trường:
Cần triển khai áp dụng dạy tích hợp vào chương trình Tiếng Anh trong
toàn khối 9.
Tiếp tục nghiên cứu và áp dụng dạy tích hợp vào các khối lớp khác của
bộ môn Tiếng Anh nói riêng và tất cả các bộ môn trong chương trình trung
học cơ sở nói chung của toàn trường.
8.2. Đối với Phòng Giáo dục:
Cần tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn về dạy học theo hướng
tích hợp, liên môn một cách cụ thể.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, phòng Giáo dục nên tập trung sâu
vào nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp một cách đồng bộ.

9. Phụ Lục:
Mẫu phiếu điều tra:
TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ


25


Tổ Ngoại Ngữ
PHIẾU ĐIỀU TRA
Sau gần một năm được học theo chương trình dạy tích hợp, các em
hãy so sánh với những năm học trước khi chưa được dạy theo chương trình
tích hợp và hoàn thành phiếu sau. Nếu thích thì đánh dấu chéo (x) vào ô
“Thích”. Nếu không thích thì đánh vào ô “Không thích”
TT
NỘI DUNG
1 Em có thích được học theo
chương trình dạy tích hợp
không ?

Thích

Không thích

GVBM: Phạm Thị Kiều Minh

10. Tài liệu tham khảo:
- Phan Đức Chính, sách giáo khoa Toán 6, Nhà xuất bản giáo dục.
- Nguyễn Dược, sách Địa lí 6, 9, Nhà xuất bản giáo dục.


×