Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.71 KB, 2 trang )

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2008-2009
Môn: Ngữ văn. Thời gian: 120 phút.
Đề ra.
Câu1.( 2 điểm )
1.1.Hãy kể tên các kiểu văn bản trong chơng trình ngữ văn THCS ?
1.2. ở lớp 9, em đã học các văn bản nghị luận nào? Nêu tên văn bản và tác giả?
Câu2. ( 2 điểm ): Cho đoạn văn sau: Mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt ma bé nhỏ, mềm mại,
rơi mà nh nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếu
đón lấy những giọt ma ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Ma mùa
xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho ma
bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. ( Tiếng ma- Nguyễn Thị Thu Trang )
2.1. Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng đợc dùng trong đoạn văn trên?
2.2. Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn?
Câu3.(6 Điểm)
3.1.Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê?
3.2. Tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu qua Chiếc lợc ngà của Nguyễn Quang Sáng? Em rút ra đợc
bài học gì cho bản thân?
Gợi ý lời giải:
Câu1 (2 điểm)
1.1. Sáu kiểu văn bản THCS:
-VB tự sự, VB miêu tả, VB biểu cảm, VB thuyết minh, VB nghị luận, VB điều hành(Hành chính- công vụ)
1.2. Các VB nghị luận đã học ở lớp 9:
-Bàn về đọc sách( Chu Quang Tiềm),Tiếng nói của văn nghệ(Nguyễn Đình Thi), Chuẩn bị hành trang vào
thế kỉ mới( Vũ Khoan),Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten(Hi- Pô- lít Ten).
Câu2(2 điểm)
2.1 Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng.
-Phép nhân hoá: Làm cho các yếu tố thiên nhiên( ma, đất trời, cây cỏ ) trở nên sinh khí, có tâm hồn.
-Phép so sánh: Làm cho chi tiết, hình ảnh ( Những hạt ma trở nên cụ thể, gợi cảm).
2.2. Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn;
-Liên kết nội dung:Các câu trong đoạn cùng phục vụ chủ đề của đoạn là miêu tả ma mùa xuân và sự hồi
sinh của đất trời. Các câu trong đoạn cũng đợc sắp xếp theo một trình tự hợp lí


-Liên kết hình thức: Phép lặp(Ma mùa xuân, ma, mặt đất), Phép đồng nghĩa liên tởng( Ma, hạt ma, giọt m-
a; mặt đất, đất trời; cây cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt), Phép thế( Cây cỏ-chúng), Phép
nối(và ).
Câu3( 5 điểm)
3.1.Viết đoạn văn giới thiệu Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
* Giới thiệu đợc tác giả Lê Minh Khuê, truyện Những ngôi sao xa xôi, tóm tắt đợc nội dung và nghệ
thuật của truyện, một vài suy nghĩ của em về truyện.
3.2.Phân tích tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu,từ đó rút ra bài học.
MB: Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện Chiếc lợc ngà, nhân vật ông Sáu và bé Thu, nghệ
thuật xây dựng nhân vật, tình huống truyện.
TB: Cần làm rõ các nội dung.
- Sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, nồng nhiệt của bé Thu đối với cha, mặc dù em cố tình xa cách, cứng đầu, -
ơng ngạnh.
- Sự thể hiện tình cảm sâu sắc, thiết tha của ông Sáu đối với con, đặc biệt qua kỉ vật Chiếc lợc ngà -
Biểu hiện của tình cha con cao đẹp.
- Để diễn tả tình cha con sâu nặng, xúc động, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, nguyễn
Quang Sáng đã xây dựng thành công: Tình huống truyện bất ngờ, hợp lí; hệ thống nhân vật chân thực, tự
nhiên; ngôn ngữ tác phẩm đặc sắc, đậm chất Nam Bộ.
* Lu ý: Phần thân bài có thể phân tích theo hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu.
KB: Khái quát nội dung và nghệ thuật; một vài suy nghĩ của em.
* Rút ra bài học cho bản thân:
- Bài học tình cha con thiêng liêng, quý báu cần trân trọng và gìn giữ.
- Là ngời con phải sống xứng đáng với tình cảm của cha giành cho con.
- Đây cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc, cần kế thừa và phát huy.
Thầy giáo: Bùi Thanh Gòn
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2008-2009
Môn: Ngữ văn. Thời gian: 120 phút.
Đề ra.
Câu1.( 1.5 điểm )
a.Từ xuân trong câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển:

a1-Làn thu thuỷ nét xuân sơn
a2-Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Nêu nghĩa của mỗi từ xuân ấy ?
b. Các tổ hợp từ sau đây là tục ngữ hay thành ngữ:
- Màn trời chiếu đất.
- Nớc mắt cá sấu.
Nghĩa của mỗi hợp từ ấy ?
Câu2 ( 2 điểm )
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mơi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
( Cảnh ngày xuân-Truyện Kiều- Nguyễn Du )
Câu3 ( 1.5 điểm )
Cách đặt nhan đề tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính có gì khác lạ? Hãy làm rõ giá trị độc đáo
của cách đặt tựa đề ấy( Diễn đạt không quá một trang giấy thi )
Câu4 (5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long ?
Gợi ý cách giải:
Câu1 ( 1.5 điểm)
a. Nêu đợc nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
a1. Xuân: Nghĩa gốc.
a2. Xuân: Nghĩa chuyển.
* Nghĩa của từ xuân ở đây là chỉ tuổi trẻ.
Câu2. (2 điểm)
MB: Giới thiệu khái quát tác giả, truyện kiều, đoạn trích, dẫn đoạn trích
TB: Cần phân tích:
-Hai câu thơ trớc: Vừa miêu tả không gian và thời gian
Ngày xuân thấm thoát trôi mau, tiết trời đã chuyển sang tháng ba, tháng cuối mùa xuân, những con én bay

liệng nh thoi dệt cửi chao qua đảo lại giữa bầu trời trong sáng. Ngoài việc tả cảnh ý thơ còn ngụ ý tiếc
ngày xuân đi qua nhanh quá.
-Hai câu thơ sau: Một màu cỏ non trải rộng mênh mông đến tận chân trời, trên cái nền màu xanh của mùa
xuân ấy, điểm vài bông hoa trắng, làm cho cảnh vật không đơn điệu, nhng trở nên thoáng nhẹ mà hài hoà,
gợi lên một vẻ đẹp riêng của mùa xuân thanh khiết, khoáng đạt.
* Chỉ bốn câu thơ, chi tiết không nhiều, chấm phá đôi nét, khá chọn lọc: Có chim én bay, một vài bông
hoa trắng, nền cỏ xanh, nhng đã vẽ nên đợc cái hồn của bức tranh xuân mênh mông đầy sức sống.
KB: Khái quát đợc nội dung đã phân tích, rút ra một vài suy nghĩ của bản thân.
Câu3(1.5 điểm). Cách đặt nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
-Điiêù khác lạ: Hình ảnh những chiếc xe không kính và từ Bài thơ.
-Nét độc đáo : Nhan đề có vẻ nh thừa ( có thêm từ bài thơ vào một văn bản vốn là thể loại thơ), nhng
thật sự vẫn nằm trong một chủ định của tác giả, tạo nên sự kết nối giữa hai sự vật có vẻ xa lạ bài thơ và
xe không kính. Tác giả đã tìm ra chất thơ ở những điều tởng chừng nh rất khô khan trần trụi. Đó là chất
lạc quan, thơ mộng từ hiện thực gian khổ, ác liệt nơi chiến trờng.
Câu4 ( 5 điểm ) Vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn anh thanh niên.
MB: Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, Truyện Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật anh thanh niên...
TB: Trình bày những vẻ đẹp của anh thanh niên:
-Anh là một con ngời yêu đời, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc...
- Anh là một ngời hiếu khách, chu đáo nhiệt tình.....
-Vẻ đệp ở lòng khiêm tốn
KB: Khái quát nội dung và nghệ thuật, một vài suy nghĩ của bản thân.
Thầy giáo: Bùi Thanh Gòn

×