Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐỀ CƯƠNG kỹ THUẬT lâm SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.65 KB, 23 trang )

ĐỀ CƯƠNG KỸ THUẬT LÂM SINH
Câu 1: Rừng là gì? (Các đặc trưng của rừng):
- Ảnh hưởng qua lại giữa các loài cây gỗ và giữa cây gỗ với các loài cây khác.
- Các thành phần của rừng có mối liên hệ mật thiết với môi trường.
- Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao.
- Rừng có phân bố địa lý.
Câu 2: Các giai đoạn trong đời sống của rừng? 5 giai đoạn
- Giai đoạn cây mầm: Nẩy mầm cho đến cây con 1 tuổi.
- Giai đoạn rừng non: Gồm 3 pha
+ Pha thứ nhất: Tính từ 1 tuổi đến giao tán.
+ Pha thứ 2: Tính từ giao tán đến khép tán.
+ Pha thứ 3: Khi rừng khép tán kín đến khi cây bắt đầu sinh sản.
- Giai đoạn rừng trưởng thành:
- Giai đoạn rừng thành thục: Sinh trưởng cả đường kính và chiều cao giảm nhanh,
ra hoa quả kém.
- Giai đoạn rừng quá thành thục:
Câu 3: Ưu điểm, nhược điểm của lâm phần thuần loài và lâm phần hỗn giao:
 Lâm phần thuần loài:


- Ưu điểm:
+ Cấu trúc đơn giản.
+ Đơn giản trong kinh doanh.
+ Cho kết cấu sản phẩm thuần nhất và thỏa mãn cao nhu cầu về 1
chủng loại gỗ.
+ Nguồn giống phong phú và tập trung dễ dàng tạo lập.
- Nhược điểm:
+ Tính ổn định và sinh thái thấp, dễ bị sâu hại.
+ Đất bị thoái hóa.
+ Khó khôi phục trở lại các lâm phần cho năng suất cao.
+ Nếu dự báo nhu cầu gỗ không chính xác thì có thể dẫn đến lãng phí


gỗ, gỗ trở nên kém giá trị.
 Lâm phần hỗn giao:
- Ưu điểm:
+ Lợi dụng triệt để tiềm năng khoa học và đất.
+ Chống lại sự thoái hóa đất như trồng cây có tác dụng cải tạo đất.
+ Tính ổn định rất cao…
+ Cho sản phẩm gỗ đa dạng, thỏa mãn đầy đủ về nhiều mặt cho nhu
cầu…


- Nhược điểm:
+ Phức tạp trong việc gây trồng, chăm sóc và bảo vệ.
+ Khó khăn cho cơ giới hóa khai thác.
+ Sản phẩm gỗ không tập trung…
+ Cạnh tranh khác loài khốc liệt dẫn đến loại bỏ loài có sức cạnh tranh
kém hơn.
+ Khó khăn tạo lập lâm phần gồm nhiều loài cây cỏ…
Câu 4: Kỹ thuật lâm sinh là gì? Mục đích và mục tiêu của môn KTLS? Nhiệm
vụ và nội dung của KTLS?
 KTLS: Là nghệ thuật tạo rừng và nuôi dưỡng rừng; là sự áp dụng kiến thức sinh
thái rừng hay cơ sở lâm học vào tác nghiệp rừng; là lý thuyết và thực tiễn tạo rừng
có điều khiển.
 Mục đích và mục tiêu của môn KTLS:
- Mục đích: Nhằm giúp cho sinh viên hiểu rõ 1 cách có hệ thống các kiến
thức cơ bản (lý thuyết và thực tiễn) về các KTLS chính đang được sử dụng trên thế
giới, đặc biệt là vùng Nhiệt đới và cụ thể ở Việt Nam, cũng như xác định khả năng
ứng dụng của nó trong 1 số điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
- Mục tiêu: Sau khi kết thúc môn, sinh viên có thể:
+ Nhận ra được cơ sở và nội dung cơ bản của các KTLS chính tác
động vào rừng đang được sử dụng trên Thế giới, vùng Nhiệt đới và Việt Nam.



+ Lựa chọn được 1 số KTLS cơ bản có thể vận dụng được trong điều
kiện cụ thể ở miền Nam Việt Nam.
+ Trình bày được 1 chuyên đề nhỏ về 1 loại rừng cụ thể và đề xuất
biện pháp KTLS phù hợp và thực thi (bằng mô tả và tổng hợp số liệu điều tra, viết
và bảo vệ chuyên đề).
+ Xác lâp quan điểm hệ thống, tính khoa học, tính chính xác và khả
thi trong học và nghiên cứu về KTLS (vì cây rừng có đời sống dài, mọi biện pháp
kỹ thuật tác động vào rừng khó sửa chữa sai lầm ngay).
 Nhiệm vụ và nội dung của KTLS:
- Nhiệm vụ: Là nghiên cứu những kỹ thuật chặt tái sinh rừng và nuôi dưỡng rừng
nhằm tạo lập những quần thụ có sức sản xuất và hiệu năng phòng hộ cao trong điều
kiện tự nhiên và kinh tế nhất định phù hợp với quy luật sinh thái rừng.
+ Rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo: Nguyên lý quan trọng của lợi dụng
rừng là vừa thu hoạch gỗ, vừa duy trì sự tồn tại và phát triển liên tục của rừng.
+ Tìm cách sử dụng tốt nhất tiềm năng sản xuất của quần thụ, tức phải nuôi
dưỡng thúc đẩy sự phát triển của cây rừng, đồng thời tận dụng hợp lý 1 phần lâm
sản trong quá trình sinh trưởng của rừng thông qua kỹ thuật chủ yếu là tỉa thưa
rừng.
- Nội dung: Gồm 2 kỹ thuật chính:


+ Tái sinh rừng – chặt tái sinh rừng: Thúc đẩy tái sinh, giải phóng lớp tái sinh
sẵn có dưới rừng và đưa tái sinh vào rừng bằng cách nhân tạo.
+ Nuôi dưỡng rừng: Là thúc đẩy cây rừng sinh trưởng nhanh về chiều cao,
đường kính, tỉa cành tốt, hình thái cây đẹp, cải thiện vệ sinh rừng, tận thu sản phẩm
tỉa thưa, nâng cao thẩm mỹ của rừng và hiệu năng phòng hộ của rừng.
Câu 5: Khai thác rừng là gì? Các phương thức lâm sinh nhằm mục đích gì?
Phương thức khai thác rừng là gì? Phân loại các phương thức KTR?

 Khai thác rừng không chỉ đơn thuần là khai thác gỗ mà là 1 biện pháp kinh
doanh cuối một chu kỳ nuôi dưỡng rừng, nhằm mục đích lợi dụng sản phẩm (gỗ)
của rừng.
 Phương thức KTR: Là tổng thể các xử lý lâm sinh được thực hiện ở rừng nhằm
thu được năng suất cao và liên tục trong sản xuất lâm sản và lợi dụng các lợi ích
gián tiếp khác (giải trí, phòng hộ,…).
 Phân loại các phương thức KTR: 3 nhóm lớn.
- Khai thác chính: Tiến hành từ lúc rừng bắt đầu thành thục, khi gỗ trở thành
vật liệu có giá trị đầy đủ để dùng vào các lĩnh vực sản xuất nhất định về thành thục
số lượng, thành thục kinh tế, thành thục công nghệ, thành thục kỹ thuật, thành thục
tái sinh,… Nhiệm vụ và mục đích của khai thác chính nhằm:
+ Thu hoạch gỗ và các loại lâm sản khác.
+ Tái sinh rừng.


+ Nuôi dưỡng rừng còn lại chưa khai thác tới và đảm bảo duy trì sinh
thái lâm phần.
- Chặt nuôi dưỡng (khai thác trung gian): Thực hiện ở các lâm phần bắt đầu
ở giai đoạn rừng non khép tán đến khi rừng gần đạt tuổi thành thục (rừng trồng hoặc
tái sinh), còn ở rừng hỗn giao tự nhiên thì nhiệm vụ này có thể xen kẽ với khai thác
chính. Gỗ thu nhận được trong chặt nuôi dưỡng được gọi là lợi dụng trung gian hay
khai thác trung gian.
- Khai thác tổng hợp: Là khai thác chính và chặt nuôi dưỡng phối hợp với
nhau 1 cách khéo léo trên cùng 1 khoảnh chặt.
Câu 6: Trình bày phương thức khai thác trắng?
 Định nghĩa: Khai thác trắng là phương thức chặt sạch toàn bộ cây rừng trên
khoảnh chặt (có thể chừa lại cây gieo giống, hoặc cây con có sẵn mọc từng đám
đồng đều đủ lớn để tạo nên tán rừng) ở những lâm phân thành thục trong 1 mùa chặt
hoặc 1 lần chặt, tạo rừng mới bằng XTTSTN hoặc TSNT.
 Chặt trắng XTTSTN: Các chỉ tiêu kỹ thuật.

- Kích thước và hình dạng khoảnh chặt:
+ Kích thước và hình dạng khoảnh chặt có thể hình vuông hay hình
chữ nhật, nhưng thường sử dụng là hình chữ nhật. Vì nếu 2 khoảnh chặt có diện tích
như nhau thì dạng chữ nhật có lợi thế cho lợi dụng tái sinh tự nhiên và phòng hộ
hơn, do vậy khi xác định người ta thường chú ý tới chiều rộng của khoảnh chặt.


+ Chiều rộng khoảnh chặt khi xác định thường dựa vào:
 Đặc điểm phân tán hạt giống và phạm vi gieo giống có hiệu
quả của các loài chọn kinh doanh.
 Sự biến động của các yếu tố môi trường trong khu vực để
phân cấp và coi đô rộng của băng là hàm số của các biến số môi trường.
- Hướng khoảnh chặt và hướng chặt:
+ Hướng khoảnh chặt là hướng theo chiều dài của khoảnh chặt, còn
hướng chặt là hướng tuần tự khoảnh chặt sau so với khoảnh chặt thứ nhất.
+ Hướng khoảnh chặt và hướng chặt thường vuông góc với nhau.
+ Khi xác định hướng chặt và hướng khoảnh chặt thường căn cứ vào:
 Hướng gió: Hướng chặt ngược chiều với hướng gió, còn
hướng khoảnh chặt vuông góc với hướng gió (lợi cho phân tán hạt giống và phòng
hộ) áp dụng nơi bằng.
 Căn cứ vào địa hình (độ dốc) áp dụng nơi có địa hình phứt
tạp. Hướng băng chặt: Căn cứ theo đường đồng mức. Hướng chặt: Tuần tự từ dưới
lên.
- Chu kì chặt: Là số năm cách nhau giữa 2 lần chặt liên tiếp ở 2 băng liền
nhau. Chỉ chặt khoảnh bên cạnh khi tái sinh rừng trên khoảnh chặt trước đã hoàn
tất. Thường người ta căn cứ vào chu kì sai quả bình quân của loài cây kinh doanh để
xác định.


- Bố trí khoảnh chặt: Chọn lựa theo 3 cách.

+ Bố trí băng chặt kiểu liên tục là cách bố trí băng khai thác sau đặt
liền ngay sau băng khai thác trước và cứ như thế cho tới khi khai thác xong rừng.
+ Bố trí băng chặt kiểu luân phiên đều đặn là kiểu bố trí băng khai
thác sau đặt sau băng khai thác trước bằng 1 băng chừa lại và cứ như thế bố trí tuần
tự cho tới khi khai thác xong rừng.
+ Bố trí băng chặt kiểu luân phiên không đều là cách bố trí tương tự
như cách bố trí băng chặt kiểu luân phiên đều đặn, nhưng số băng mỗi lần chừa lại
không phải là 1, mà là 2 và cứ như thế bố trí tuần tự cho tới khi khai thác xong
rừng.
 Khai thác trắng dùng tái sinh nhân tạo (khai thác tập trung):
- Là loại chặt khi chiều rộng khoảnh chặt vượt quá 250m và thường từ 500 – 1000m
với diện tích từ vài chục hecta trở lên.
- Các chỉ tiêu kỹ thuật được xây dựng chủ yếu nhằm thỏa mãn cao cho áp dụng cơ
giới hóa trong khai thác, vận xuất và vận chuyển gỗ, lấy được gỗ nhanh chóng trong
thời gian ngắn và hạ giá thành sản phẩm.
- Chỉ tiêu kỹ thuật:
+ Hình dạng và diện tích khoảnh chặt: Tùy thuộc vào khu khai thác và theo
yêu cầu của khai thác gỗ.


+ Hướng chặt và hướng khoảnh chặt: Cũng dựa vào yêu cầu lấy gỗ nhanh và
thuận lợi.
+ Kì gián cách thường ngắn: Từ 1 – 3 năm.
+ Bố trí khoảnh chặt thuoừng theo kiểu liên tục.
Câu 7: Trình bày phương thức khai thác dần?
 Định nghĩa: Là phương thức chặt sạch toàn bộ cây rừng thành thục trên khoảnh
chặt, nhưng không phải chặt sạch trong 1 lần mà chia ra nhiều lần chặt trong 1 thời
hạn tương đối dài gần bằng thời gian của luân kì kinh doanh, chỉ lần chặt cuối mới
chặt sạch toàn bộ cây rừng để giải phóng thế hệ tái sinh rừng (mở tàn che).
 Đặc điểm kĩ thuật:

- Số lần chặt: 4 lần.
+ Chặt dự bị (lần chặt thứ nhất):
 Chuẩn bị dần điều kiện cho lâm phần ổn định với các tác động từ
bên ngoài.
 Cải thiện không gian dinh dưỡng cho các cây phẩm chất tốt ra hoa
và kết quả, cung cấp giống cho tái sinh.
 Bước đầu cải thiện vệ sinh lâm phần, chuẩn bị điều kiện ban đầu
cho tái sinh. Chủ yếu loại bỏ cây kém phẩm chất.
+ Chặt gieo giống (lần chặt thứ 2):


 Chặt vào năm cây giống sai quả.
 Chặt cây đồng đều trên toàn diện tích, nhằm giúp hạt giống phân bố
đều trên toàn diện tích.
 Tạo thuận lợi về không gian dinh dưỡng cho nẩy mầm hạt giống và
sinh trưởng của cây mầm.
+ Chặt ánh sáng (lần chặt thứ 3):Chặt vào lúc yêu cầu sinh thái về ánh sáng
của lớp cây tái sinh thay đổi, cần chặt tỉa đồng đều về số cây trên toàn bộ diện tích,
giữ tàn che thích hợp cho sinh thái tái sinh loài cây tạo rừng.
+ Chặt vét (chặt lần cuối): Quần thụ già được loại bỏ hoàn toàn khi lớp cây
tái sinh đã yêu cầu ánh sáng hoàn toàn, không cần tán cây mẹ che chở.
- Cường độ chặt: Được tính bằng phần trăm lượng cây chặt trong mỗi lần hay độ
tàn che và độ đầy giảm đi bao nhiêu so với lâm phần trước khi chặt.
+ Chặt dần là phương thức chia ra nhiều lần chặt, mỗi lần chặt thực hiện mục
đích cho từng giai đoạn tái sinh. Nên cường độ chặt có ý nghĩa quyết định thành bại
của tái sinh loài tạo rừng mới.
+ Khi xác định cường độ chặt cần phải căn cứ vào:
 Số lần chặt.
 Mục đích và yêu cầu của mỗi lần chặt.
 Đặc tính sinh vật học và sinh thái học loài cây.

 Đặc tính lâm phần.


 Điều kiện lập địa.
- Thời kỳ tái sinh và kỳ gián cách:
+ Thời kỳ tái sinh là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành công việc chặt
hạ cây rừng và tái sinh rừng.
+ Kì gián cách là khoảng thời gian cách nhau giữa 2 lần chặt liên tiếp.
+ Khi xác định thời kì tái sinh và kì gián cách cần căn cứ vào sinh thái các
giai đoạn của lớp cây tái sinh để quyết định.
+ Kì gián cách giữa lần chặt 1 và 2: Căn cứ vào chu kì sai quả bình quân của
loài tạo rừng. Lần chặt 2 và 3 thì căn cứ vào yêu cầu ánh sáng lớp tái sinh. Lần chặt
3 và 4 căn cứ vào số năm cần thiết để tái sinh giao tán.
- Hướng chặt và hướng băng chặt: Nơi đất bằng phẳng thì hướng chặt ngược
chiều với hướng gió, hướng băng chặt vuông góc với hướng gió. Nơi đất dốc thì
hướng chặt từ dưới lên và hướng băng chặt theo hướng chiều dài của đường đồng
mức.
Câu 8: Phương thức khai thác dần có gì khác với phương thức khai thác
trắng?
- Cũng chặt sạch cây rừng trên khoảnh chặt, nhưng chia ra nhiều lần chặt.
- Thời gian tương đối dài bằng thời hạn thực hiện xong tái sinh rừng.
- Mỗi lần chặt là 1 lần thực hiện cho 1 yêu cầu sinh thái của tái sinh và tái sinh được
hoàn thành trước khi luân kì của quần thụ cũ kết thúc.


- Thường đưa lại quần thụ mới tương đối đều tuổi.
- Duy trì được tác dụng phòng hộ của rừng.
Câu 9: Trình bày các loại khai thác dần?
- Chặt dần đồng đều: Là cách bố trí các lần chặt liên tiếp nhau trên cùng 1 khoảnh
chặt (áp dụng cho những nơi ít rừng, nhu cầu về gỗ không cao).

- Chặt dần theo băng (theo dải): Là loại chặt chia khu khai thác ra thành từng băng,
các lần chặt được bố trí so le nhau 1 lần chặt từ băng đầu tới băng cuối cùng và cứ
như vậy tiếp tục theo kì gián cách cho tới lúc chặt xong rừng. Bố trí như vậy là lợi
dụng được các băng chặt sau còn nhiều cây lớn hơn băng chặt trước, phát huy tác
dụng phòng hộ và bổ sung tái sinh cho băng chặt trước. (Chia khu khai thác thành
các dải (khoảnh chặt), mỗi dải được thực hiện 1 bước chặt khác nhau).
- Chặt dần theo đám: Áp dụng cho các lâm phần cấu trúc theo dạng bức khảm, rừng
tái sinh tự nhiên theo các lỗ trống và ở nơi địa hình phức tạp. Tùy thuộc đặc điểm
loại rừng, phân bố rừng và địa hình mà bố trí chặt khác nhau.
Câu 10: Trình bày phương thức khai thác chọn?
 Định nghĩa: Là phương thức chỉ chặt những cây cá biệt phù hợp (tuổi, kích
thước, phẩm chất, loài cây) theo mục đích nào đó của khai thác, cây còn lại tiếp tục
nuôi dưỡng trong lâm phần và được lặp đi lặp lại nhiều lần cách nhau bởi 1 thời kỳ
nhất định.
- PP thứ 1: n = Vt/Z (tx, đk), năm


Vt, m3 = Khối lượng gỗ cho phép khai thác.
Z (tx, đk) = lượng tăng trưởng bình quân định kỳ.
- PP thứ 2: r = I/Z, năm
I = Cường độ khai thác.
Z (tx, đk) = Lượng tăng trưởng bình quân định kỳ.
- PP thứ 3: Dựa vào nhu cầu lâm sinh, nghĩa là luân kỳ khai thác bằng số năm cần
thiết để rừng khôi phục lại trạng thái ban đầu trước khi khai thác, rừng luôn ở trạng
thái ổn định.
- PP thứ 4: Luân kì khai thác được tính theo nhu cầu kinh doanh.
Giả thiết trong kinh doanh rừng, nhà lâm nghiệp mong muốn thu hoạch được 1 khối
lượng gỗ như nhau trong 1 khoảng thời gian nhất định. Theo đó, kì gián cách giữa 2
lần khai thác liên tiếp trên 1 khoảnh rừng được tính trên cơ sở cân nhắc kỹ khả năng
cung cấp của rừng và nhu cầu kinh doanh.

 Nội dung và chỉ tiêu kỹ thuật:
- Cường độ chặt:
+ Là tỷ lệ % lượng gỗ theo thể tích hay trữ lượng của rừng trong mỗi lần chặt
so với lâm phần trước khi chặt (ký hiệu là S).
+ Để ổn định tình hình rừng cho kinh doanh lâu dài liên tục, cường độ chặt
được tính bằng lượng sinh trưởng hằng năm I m 3/ha (Zv) hay lượng sinh trưởng
bình quân hằng năm m3/ha () của lâm phần để xác định.


S=I+
Trong đó,

S là lượng chặt điều chỉnh;
I là lượng sinh trưởng hằng năm;
Va là trữ lượng rừng hiện tại;
Vi trữ lượng rừng sau khai thác;
n là số năm điều chỉnh.
Với cường độ chặt này nhằm ổn định tình hình rừng, rừng hằng năm

sinh ra bao nhiêu thì khai thác bấy nhiêu.
- Kỳ gián cách (K):
+ Là khoảng thời gian cách nhau giữa 2 lần chặt liên tiếp. Là chỉ tiêu tham
gia với cường độ chặt để điều tiết cấu trúc rừng, ổn định tình hình rừng.
+ Kỳ gián cách được tính theo cường độ chặt và lượng sinh trưởng hằng năm
theo công thức: K = =
- Tiêu chuẩn cây chặt, cây chừa (bài cây):
+ Vấn đê bài cây là cơ sở để xác định cường độ chặt, kỳ gián cách, khả năng
lợi dụng gỗ, nuôi dưỡng rừng và xúc tiến tái sinh rừng sau khai thác.
+ Khi xác định tiêu chuẩn cây chặt và cây chừa lại phải theo nguyên tắc tuần
tự sau: “Chặt cây xấu giữ lại cây tốt, chặt cây già, giữ lại cây non”. Từ đó, căn cứ

vào đặc điểm tình hình rừng để bài cây hay đánh dấu cây chặt.


+ Mục đích: Chống lại sự suy thoái quần thụ để lại sau khai thác,đảm bảo và
nâng cao chất lượng gỗ, làm khỏe mạnh quần thụ, nâng cao giá trị và khả năng tiềm
tàng của rừng.
Câu 11: Trình bày các loại chặt chọn?
 Chặt chọn tuyển:
- Là phương thức ra đời sớm nhất, từ lúc con người mới biết sử dụng rừng vào các
mục đích khác nhau trong cuộc sống.
- Kỹ thuật chặt: Căn cứ vào mục đích yêu cầu sử dụng gỗ của con người để vào
rừng tuyển chọn cây chặt (thường căn cứ vào đường kính cây, phẩm chất cây, giá trị
về loài cây,…). Từ đó, gây phá hoại cấu trúc rừng.
 Chặt chọn thô (theo cấp kính):
- Ra đời sau phương thức chặt chọn tuyển với lý do:
+ Nhu cầu về gỗ của xã hội ngày càng tăng.
+ Yêu cầu vê gỗ qua các mặt (phẩm chất, đường kính cây, giá trị về loài cây
gỗ) của xã hội ngày càng cao và nhiều.
- Các chỉ tiêu kỹ thuật:
+ Cường độ chặt: Biểu thị bằng tỷ lệ lượng thể tích gỗ trong mỗi lần chặt so
với lâm phần trước khi chặt.
+ Kỳ gián cách: Là khoảng thời gian cách nhau giữa 2 lần chặt liên tiếp.


+ Tiêu chuẩn cây chặt: Chỉ chú ý tới cấp kính, mà không chú ý đến loài cây
và phẩm chất cây nào lấy trước, cây nào lấy sau. Từ đó cũng tham gia phá rừng.
 Chặt chọn tỉ mỉ: Là phương thức mà các chỉ tiêu kỹ thuật đặt ra chủ yếu căn cứ
theo yêu cầu nuôi dưỡng rừng, xúc tiến TSTN tạo cơ sở cho kinh doanh rừng liên
tục và lâu dài. {Có 2 loại: Chặt chọn từng cây và chặt chọn theo từng đám cây
(nhóm cây)}.

=> Không liên quan đến tái sinh nên nhà lâm học chọn tỉ mỉ.
Câu 12: Ưu, nhược điểm của khai thác trắng?
- Ưu điểm:
+ Đa dạng sản phẩm nhận được.
+ Đơn giản trong việc tuyển chọn đối tượng.
+ Sau khai thác trắng sẽ hình thành rừng đồng tuổi (có khả năng chuyển hóa
từ rừng khác tuổi sang rừng đồng tuổi).
+ Tạo điều kiện cho các loài cây ưa sáng.
- Nhược điểm: Gây bất lợi cho cây chịu bóng.
+ Nguy cơ phá hủy đất.
+ Biến đổi sâu sắc về môi trường (đặc biệt là ở tiểu khí hậu vùng khai thác
trắng).
Câu 13: Các nhân tố ảnh hưởng đến chặt dần?


- Khí hậu – thời tiết.
- Tính chu kì của tái sinh rừng.
- Kiểu rừng.
- Các yếu tố kinh doanh.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội.
Câu 14: Ưu, nhược điểm cuả khai thác dần?
- Ưu điểm:
+ Chất lượng gỗ tốt hơn khai thác khác và tạo ra rừng đồng tuổi.
+ Tái sinh rừng có thể diễn ra đồng đều trên toàn diện tích khai thác.
+ Tạo ra điều kiện môi trường có lợi cho tasi sinh rừng.
+Bảo vệ sức sản xuất của đất.
+ Có khả năng đảm bảo các vai trò về điều hòa nguồn nước.
- Nhược điểm:
+ Phức tạp và khó khăn cho khai thác rừng.
+ Hiệu quả kinh tế trong khai thác thấp.

=> Tạo rừng đồng tuổi có chất lượng gỗ tốt hơn các phương thức khai thác
khác, vì: Khi thực hiện các bước chặt khác đều liên quan đến tái sinh rừng, đều tạo
điều kiện tốt nhất. Mỗi bước chặt thực hiện 1 nhiệm vụ, đảm bảo tái sinh thuận lợi
nhất, cây sinh trưởng phát triển tốt, rừng đồng tuổi tạo ra tốt.


Câu 15: Phương pháp xác định cường độ khai thác trong khai thác chọn?
- Theo quy định cấp kính tối thiểu được phép khai thác.
- Dựa vào kì gián cách và lượng tăng trưởng của rừng (theo 2 công thức của chỉ tiêu
kỹ thuật).
- Căn cứ vào nhu cầu lâm sinh: Quy ước cấp cường độ chặt:
+ Yếu: 15%.
+ Trung bình: 16 - 35%.
+ Cao: 36% trữ lượng rừng.
Câu 16: Nguyên tắc vàng trong bài cây:
- Cây bị chặt là cây đã thành thục, cây đã chết hoặc bị bệnh nặng, cây bị gió đổ, cây
cần loại bỏ để giải phóng không gian cho thế hệ non phát sinh, cây có thân hình
xấu, cây có tán lá rộng và nhiều cành, cây có hại (cản trở sinh trưởng của cây mục
đích).
- Những cây chừa lại thuộc các cấp cây khỏe mạnh và bình thường, đang thực hiện
chức năng gieo giống hoặc những cây còn nhỏ, cây cần nuôi dưỡng để hình thành
cây gỗ lớn, gỗ quý,…
Câu 17: Ưu, nhược điểm của khai thác chọn:
 Ưu điểm:
- Bảo vệ được tính chất toàn vẹn của hệ sinh thái rừng và cảnh quan thiên nhiên.


- Đảm bảo thu hoạch được sản phẩm gỗ lớn và tốt.
- Gìn giữ tốt các vai trò của rừng.
- Tạo ra hoàn cảnh tốt cho tái sinh và hình thành rừng.

- Giữ vững tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng.
 Nhược điểm:
- Sử dụng không đầy đủ gỗ có thể khai thác.
- Làm hư hại 1 bộ phận quần thụ để lại sau khai thác, đôi khi chỉ chặt cây tốt, chừa
lại cây xấu dẫn đến rừng bi thoái hóa.
- Khai thác với cường độ cao còn có nguy cơ rừng bị tổn hại do tác động từ bên
ngoài.
- Khó khăn cho tái sinh của những loài cây ưa sáng.
- Phức tạp về tuyển chọn cây chặt và cây để lại nuôi dưỡng.
- Công nghệ khai thác gặp nhiều khó khăn.
Câu 18: Phân biệt 3 phương thức khai thác chính?

Chỉ tiêu so sánh

Khái niệm

Đối tượng

Phương thức khai thác
Trắng

Dần

Chọn

Là chặt hoàn toàn
quần thụ sau 1 lần
chặt.

Được tiến hành

qua 1 số bước.

Là chặt từng cây
hoặc nhóm cây có
tiêu chuẩn nhất
định theo yêu cầu
kinh doanh.

- Địa hình bằng
phẳng.

Tương tự chặt
trắng.

- Nơi có nhiều
rừng.


- Nơi có nhu cầu
cao về gỗ.

- Giao thông
đường kém phát
triển.
- Nhu cầu goõ khắt
khe.
- Địa hình phức
tạp.
- Khí hậu khắc
nghiệt.


- Thu hoạch gỗ và
lâm sản khác.
Mục tiêu

Thu hoạch gỗ và
lâm sản khác kết
hợp tái sinh rừng,
nuôi dưỡng rừng
và cải thiện môi
trường.

Thu hoạch gỗ và
lâm sản khác kết
hợp tái sinh rừng,
nuôi dưỡng rừng
và cải thiện môi
trường.

Tái sinh nhân tạo
kết hợp tái sinh tự
nhiên.

Tái sinh tự nhiên.

Tái sinh tự nhiên.

Biến đổi sâu sắc

Biến đổi từ từ


Biến đổi ít đến
nhiều tùy thuộc
vào cường độ khai
thác.

- Tái sinh rừng
bằng phẳng lai.
- Cải thiện môi
trường.

Tái sinh rừng

Môi trường

Câu 19: Tái sinh rừng là gì? Tác nghiệp rừng chồi là gì? Nêu ưu, nhược điểm
của tác nghiệp rừng chồi?
Tái sinh rừng là quá trình phục hồi của rừng (hay hình thành các thế hệ mới của
rừng.
Tác nghiệp rừng chồi là thực hiện kỹ thuật tái sinh vô tính.
Ưu điểm:
- Cây chồi trong những năm đầu của đời sống sinh trưởng nhanh hơn cây hạt.
- Nhờ chất dinh dưỡng dduwoj tích lũy ở gốc chặt và hệ rễ của cây mẹ.


- Cây chồi cũng lợi dụng hệ rễ cây mẹ hấp thu được nhiều nước.
Nhược điểm:
- Tốc độ sinh trưởng của cây chồi dần dần chậm lại về sau, cuối cùng sinh trưởng
kém hơn cây hạt.
- Khi gốc mẹ chết, cây chồi dễ bị nhiễm nấm bệnh, sức chống chịu với hoàn cảnh

bất lợi của cây chồi kém.
- Gỗ cây chồi chịu ứng lực kém, giá trị công nghệ kém hơn cây hạt.
Câu 20: Các giai đoạn của tái sinh rừng hạt:
- Sự hình thành phấn hoa và quả, quả chính.
- Sự phát tán quả và hạt, thời kì từ khi quả tiếp đất đến lúc nảy mầm.
- Sự nảy mầm và hình thành cây mầm.
- Sự hình thành cây mạ và cây con.
- Độ dài của mỗi thời kì tùy thuộc vào loài cây.
Câu 21: Các yếu tố quyết định sự thành công của tái sinh hạt:
- Số lượng và chất lượng nguồn cây giống.
- Năng suất và chất lượng hạt giống.
- Điều kiện môi trường cho sự phát tán và nẩy mầm của hạt giống.
- Điều kiện tồn tại của cây mầm, cây mạ và cây con.
Câu 22: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây con:


* Tái sinh dưới tán rừng:
- Điều kiện thuận lợi:
+ Đảm bảo đủ nguồn hạt giống có chất lượng cao nhờ vào nguồn cây giống hết sức
phong phú.
+ Độ ẩm đất và thảm mục ổn định hơn đất giàu dinh dưỡng khoáng và mùn.
+ Ánh sáng có giới hạn đủ để bảo vệ mầm non.
+ Cây mầm không bị giá lạnh khi gặp nhiệt độ thấp.
+ Nhờ sự thiếu hụt ánh sáng nên các loài hòa thảo phát triển kém, đó là điều kiện
làm giảm thấp quan hệ cạnh tranh giữa cây gỗ non và thảm cỏ.
+ Do có sự phong phú về hệ vi sinh vật, động vật sống trong đất, đặc biệt là nấm rễ
để tạo điều kiện cho nhiều loài cây phát triển tốt.
- Điều kiện bất lợi:
+ Sự thiếu hụt ánh sáng thường xuyên đã gây khó khăn cho sự phát triển của cây
non, nhất là các loài ưa sáng, làm giảm hiệu suất quang hợp của cây con, do đó gây

khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của chúng.
+ Sự cạnh tranh khốc liệt giữa hệ thống rễ cây mẹ và cây con.
+ Do 2 nguyên nhân trên đây mà đa số các loài chịu bóng râm lâu dài khó có điều
kiên vươn lên tầng trên.
+ Trong trường hợp cây tầng thấp và thảm cỏ phát triển mạnh, tầng vật rụng dày thì
hạt giống khó tiếp đất và nảy mầm, cây mầm không đủ điều kiện để tồn tại.


* Tái sinh trên nơi đất trống:
- Thuận lợi:
+ Đảm bảo đủ ánh sáng cho sinh trưởng và phát triển của cây con, nhất là các loài
cây ưa sáng.
+ Không có sự cạnh tranh gay gắt.
+ Khó khăn: Nhiệt độ cực hạn (cao, thấp) có thể xảy ra, kết quả gây tử vong cây
con.
=> So sánh với điều kiện dưới tán rừng thì trên nơi đất dốc môi trường biến đổi lớn
hơn. Do đó, đời sống của cây tái sinh trong lổ trống cũng thay đổi mạnh hơn.
Câu 23: Điều kiện áp dụng tái sinh rừng chồi:
- Khi có nhu cầu kinh doanh rừng chồi.
- Sử dụng sinh sản vô tính để tạo vật liệu cây giống.
- Rừng hạt cho năng suất thấp.
- Khi có yêu cầu chu kì kinh doanh ngắn hơn.
- Cần gỗ nhỏ, vỏ và lá.



×