Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Khảo nghiệm trình diễn kỹ thuật lâm sinh cho các loài keo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.65 KB, 18 trang )


Ministry of Agriculture & Rural Development




VIE 032/05
Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho rừng trồng
các loài Keo cung cấp gỗ xẻ ở Việt Nam


MS7: Khảo nghiệm trình diễn kỹ thuật lâm sinh
cho các loài Keo









Mô tả báo cáo
Một khảo nghiệm trình diễn kỹ thuật lâm sinh (4 ha) được xây dựng tại trạm thí nghiệm,
với các văn bản thiết kế và hướng dẫn quản lý cho nhiều luân kỳ kinh doanh, bao gồm cả
các công việc thường xuyên và lâu dài cho thu thập số liệu, xử lý số liệu và viết báo cáo






1
Tóm tắt việc quản lý và thực hiện kế hoạch
Một lập địa cho khảo nghiệm lâm sinh được lựa chọn tại Trạm nghiên cứu Đông Hà –Quảng
Trị, thuộc Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ, Viện Khoa học
lâm nghiệp Việt Nam (FSIV). Lập địa này phù hợp với các tiêu chí cho nghiên cứu bền vững
lâu dài, đặc biệt diện tích đất này được quản lý bởi FSIV, và không có sự thay đổi về mục
đích sử dụng đất. Lập đị
a này khá đồng đều và được rào để tránh sự chăn thả và các tác nhân
khác từ gia súc.

Một khảo nghiệm lâm sinh được thiết kế để kiểm tra sản lượng lâm phần trong suốt 5 năm
hoặc các luân kỳ kế tiếp và đánh giá các thay đổi lâu dài về tính chất đất. Đánh giá đất tại
thời điểm bắt đầu khảo nghiệm được thực hiện để cung cấp đầy đủ các số li
ệu thống kế về
các chỉ tiêu then chốt của đất như pH, dinh dưỡng đất, Các bon, lân dễ tiêu và các cation trao
đổi. Với kỳ vọng là cuối mỗi luân kỳ các chất dinh dưỡng sẽ được tích lũy từ các vụ canh tác,
các thành phần trên mặt đất và dưới mặt đất khác sẽ được dự đoán, vì vậy các nhân tố ảnh
hưởng của khai thác, sự chuyển đổi của lượng rơi rụng và gỗ c
ủi có thể được dự đoán chính
xác cũng như dự đoán được các ảnh hưởng của chúng.

Mục tiêu đầu tiên của khảo nghiệm là để đánh giá sự thay đổi tới lượng phốt pho ở giai đoạn
sinh trưởng của cây và quyết định tỷ lệ bón phốt pho tối ưu. Mục tiêu thứ hai là để so sánh
các ảnh hưởng có liên quan của công tác làm cỏ (phun thuốc diệt cỏ) với các phươ
ng pháp
làm cỏ thủ công bằng tay. Khảo nghiệm này bao gồm 4 lần lặp lại, với 5 công thức thí
nghiệm cho mỗi lần lặp, cụ thể như sau:


Công thức

TN
Công thức dinh dưỡng
(cho 1 cây)
Quản lý thực bì
T1 Đối chứng – không bón phân
T2 P
1
10 g phốt pho cơ sở, bón bằng
superphosphate
T3 P
2
20 g phốt pho cơ sở, bón bằng
superphosphate
T4 P
3
(=P
2
+ 10 g Kali, bón bằng
potassium sulphate
Phun thuốc diệt cỏ trước khi trồng và
phun 2 lần/năm để khống chế canh tranh
của cỏ dại
T5 Đối chứng – không bón phân Không phun thuốc diệt cỏ. Làm cỏ thủ
công bằng tây, hai lần/năm, như quy
đinh tại Trạm thực nghiệm Đông Hà

Các ô thí nghiệm được trồng 60 cây (6 x 10) với khoảng cách trồng 3,5 m giữa các hàng và
2m giữa các cây trong hàng. Tổng diện tích (1,5 ha) được rào bảo vệ. Diện tích toàn khu thí
nghiệm khoảng 4 ha. Diện tích còn lại được trồng mô hình ở những nơi không vuông vắn, địa
hình không ổn định, bao gồm cả hố bom và nơi quá dốc.


Điều tra đất tổng thể và thu thập mẫu đã được tiến hành trên lập địa thí nghiệm và sẽ được
báo cáo khi phân tích lý hóa tính hoàn thành. Các k
ết quả bước đầu cho thấy lập địa thí
nghiệm đại diện cho vùng đất đồi ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam, nghèo Carbon hữu
cơ và lân dề tiêu.

Trên lập địa thí nghiệm, một lâm phần Keo lai, 10 tuổi được khai thác vào tháng 5 năm 2007.
Thể tích cây đứng được tính toán dựa vào đo đếm các cá thể trong các ô mẫu. Một số cây

2
được chặt hạ để tìm hiểu mối quan hệ giữa đường kính thân cây với thể tích gỗ tròn. Các
khúc gỗ và các cành lớn được thu gom ra khỏi lập địa và các cành nhỏ và lá cây được trải
đều trên các ô thí nghiệm.

Khảo nghiệm được trồng vào tháng 12 năm 2007. Cây giống sử dụng để xây dựng khảo
nghiệm được trộn từ 6 dòng Keo lai ưu trội đã được phát triển và kiểm tra bới Trung tâm
nghiên cứu giống cây rừ
ng (RCFTI-FSIV)

Các hướng dẫn cho công tác thu thập số liệu, quản lý số liệu đã được soạn thảo và được tổng
hợp trong báo cáo mốc đánh giá này.


Tiêu chuẩn cho chọn lọc lập địa

Các buổi thảo luận được tổ chức giữa các cán bộ nghiên cứu của FSIV, các nhà quản lý và
các nhân viên của Trạm nghiên cứu trong các chuyến viếng thăm của Tiến sĩ Harwood,
Nambiar và Beadle vào tháng 4 và tháng 9 năm 2006. Một vài lập đị
a thí nghiệm được đề

xuất và khảo sát. Các tiêu chuẩn chính cho chọn lập địa là:

• Lập địa nên phục vụ nghiên cứu lâu dài và trình diễn nhiều luân kỳ kế tiếp
• Lập địa nên đại diện cho cảnh quan và môi trường của địa phương, nơi rừng trồng có
cơ hội phát triển
• Cần phải là lập địa thuộc các trạm nghiên cứu của FSIV, là các lập địa an toàn, n
ơi
khảo nghiệm có thể được bảo vệ an toàn khỏi cháy rừng, phá hoại bởi gia súc và khai
thác bất hợp pháp của dân địa phương
• Độ dốc thoai thoải và đồng đều với hy vọng để giảm biến động môi trường trong khu
khảo nghiệm.
• Đất đai đồng đều, không bị thoái hóa mạnh
• Lịch sử sử dụng đất phải rõ ràng
• Lý tưởng là lập
địa được trồng các loài Keo để biết năng suất của lâm phần


3
Địa điểm, khí hậu và các tính chất chung

Lập địa được chọn tại Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ, thuộc
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Vị trị địa lý thuộc 17
o
28'N, 106
o
59'E, với độ cao so
với mặt biển là 50m. Nhiệt độ bình quân năm là 25
o
C và lượng mưa là 2300-2400 mm. Hầu
hết lượng mưa tập trung từ tháng 8 tới tháng 12. Mùa khô và nóng từ tháng 3 tới tháng 5.

Đây là mùa có khả năng cháy rừng cao, đặc biệt gió Lào nóng thổi từ phía Tây.

Đất đai ở vùng này bị sói mòn, vì ảnh hưởng của chiến tranh, canh tác lạc hậu qua nhiều thập
nhiên gần đây. Ở một vài lập địa gần đó, nơi chúng tôi thăm quan, đã bị sói mòn mạnh tới tận
tầng đá mẹ
. Địa hình nhấp nhô với nhiều đồi và thung lũng. Các lâm phần các loài Keo nhỏ
được trồng phân tán trong địa hình này. Thành phần dinh dưỡng ở các diện tích đất còn lại
thấp. Trong phẫu diện đất thể hiện đất dễ thoát nước, độ cứng đất cao tới rất cao, thậm chí ở
cả đất mặt cũng bị khô.

Lịch sử của lập địa

Theo các cán bộ và dân địa phương tại tr
ạm Đông Hà, lập địa này trước những năm 1960 là
rừng tự nhiên. Trong những năm chiến tranh và sau đó, rừng đã bị phá dần dần bởi việc khai
thác gỗ củi và làm than, và do đó các cây bụi thấp thay thế dần.

Năm 1997, 5 ha mô hình trình diễn các dòng Keo lai do Trung tâm nghiên cứu giống cây
rừng phát triển được xây dựng ở đây. Vật liệu trồng mô hình là hỗn hợp một số dòng tốt nhất
là BV10, BV 32 và BV 33. Mô hình được trồng v
ới khoảng cách hàng cách hàng là 3.5 m và
cây cách cây là 2 m. Dưới 9 tuổi, mô hình được tỉa thưa một vài lần và mật độ cuối cùng là
750 cây/ha. Mô hình được khai thác vào tuổi 10, tháng 5 năm 2007.

Dự đoán mật độ và phân bố N/D trong các ô đối chứng của 4 lặp dự kiến xây dựng (công
thức 1, xem phía dưới) đã được tiến hành bởi nhóm cán bộ dự án vào tháng 9 năm 2006.
Mười năm cây được chặt để đo đếm và dự đoán trữ lượng lâm phầ
n (xem Báo cáo mốc đánh
giá 5, các điều kiện baseline). Dự đoán sinh trưởng và trữ lượng được thể hiện tại Bảng 1.
Trữ lượng không vỏ là 168 m

3
/ha tại tuổi 9, tương ứng với tăng trưởng bình quân (không vỏ)
là 19-20 m
3
/ha/năm. Tăng trưởng này được xem là khá tốt cho rừng trồng Keo lai trên đất
trung bình tới tốt tại miền Trung, Việt Nam.

Bảng 1 Các chỉ số của rừng trồng Keo lai 9 tuổi (tháng 9, 2006)
Mật độ 890 stems ha
-1
Đường kính 1.3m bình quân (có vỏ) 16.4 cm
Tiết diện ngang lâm phân (có vỏ) 19.4 m
2
ha
-1
Trữ lượng không vỏ 168.1 m
3
ha
-1

Mô tả đất và lấy mẫu

Mô tả đất
Các cuổi khảo sát ban đầu về đất đai được thực hiện vào giữa năm 2006. Tiết diện ngang
được đo đếm trong 10 ô ngẫu nhiên và trong mỗi ô một phẫu diện nhỏ, sâu 30cm được đào
và các tính chất hình thái đất được mổ tả. Khảo sát này giả định lâm phần là đồng đều và
khỏe mạnh. Tiết diện ở các ô khác nhau có biến
động từ 15.6 tới 21.5 m
2
/ha. Đất cũng không

biến động nhiều. Biến động được xem xét trong việc thiết kế thí nghiệm sau này.


4
Lấy mẫu đất và lượng rơi rụng
Đây là bước đầu tiên của thiết kế xây dựng thí nghiệm biền vững. Đội ngũ cán bộ dự án thiết
kế các công thức thí nghiệm (5 công thức, xem ở phần dưới) và các lần lặp (4 lần lặp) và các
hàng bao trên hiện trường.

Các mẫu đất đầu tiên (0-10 cm) được thu thập từ 5 vị trí ngẫu nhiên trong mỗi lần lặp lại. Đất
quá cứng và khô để lấy mẫu bằng khoan. Do đó, tại mỗi điểm lấy mẫu, một phẫu diện nhỏ
với kích thước 20 x 20 x 20 cm được đào và một lượng đất định trước được thu thập. Các
mẫu đất trong mỗi lần lặp của thí nghiệm được chộn với nhau. Việc thu thập mẫu đất được
thực hiện vào tháng 9 năm 2006 và các mẫu đất được chuyể
n tới các phòng thí nghiệm của
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để phân tích
tính chất lý hóa đất

Lập địa được phủ một lượng nhỏ lượng rơi rụng. Các mẫu rơi rụng được thu thập tại các
điểm gần với các điểm lấy mẫu đất. Các mẫu này được thu thập từ một ô vuông (30 x 30cm)
để tránh tạp lẫn với đấ
t bề mặt. Các mẫu này cũng được chọn như mẫu đất và chuyển về
FSIV.

Các tính chất lý tính đất cần được phân tích là

• Tỷ lệ % đá lấn ( < 2.0mm),
• Cấu trúc đất
• Tỷ trọng khối lượng


Các tính chất hóa tính cần phân tích là
• pH
KCl
và pH
H2O

• Đạm tổng số
• Các bon hữu cơ tổng số
• Phốt pho dễ tiêu
• Cation trao đổi

Các mẫu của lượng rơi rụng được sắp xếp riêng biệt cho lá, cành và quả, sau đó sấy khô ở
70
0
C để phân tích thành phần dinh dưỡng.

Các cán bộ dự án Việt Nam đã thực hiện các nghiên cứu cơ bản trên các mẫu này. Chúng tôi
xây dựng một hệ thống để nhân đôi việc xử lý trên cùng một nhóm mẫu tại các phòng thí
nghiệm tại FSIV ở Hà Nội và Thành phố HCM. Mục tiêu của hệ thống này là để kiểm tra
chất lượng và khả năng trùng lặp các kết quả giữa hai phòng thí nghiệm nhằm chỉnh lý so
cho các kết quả
đạt chuẩn quốc tế và sự nhất quán kết quả thí nghiệm ở các phòng thí nghiệm
tại FSIV. Chương trình quản lý chất lượng này đã khám phá ra một số vấn đề. Đội ngũ cán
bộ Australia đã đưa ra các khuyến cáo về các phương pháp nghiên cứu để cải thiện kết quả
phân tích và đào tạo các nhân viên phòng thí nghiệm trong quản lý không gian và thời gian.
Các bước nâng cấp phòng thí nghiệm đang tiến triển.

Lâm phần 10 tuổ
i được khai thác vào tháng 5 năm 2007. Các cây được chặt hạ bằng tay và
vận chuyển bằng xe được hạn chế để tránh ảnh hưởng tới lập địa. Các cành nhánh có đường

kính dưới 2 cm được thu lại để phục vụ gỗ củi. Các cành nhỏ và lá được giữ lại và giải đều
trên toàn bộ các ô thí nghiệm. Lập địa sau đó được phát dọn vào tháng 9 năm 2007 để phòng
trừ cỏ dại.


5
Nhóm cán bộ dự án khảo sát lại lập địa vào tháng 10 năm 2007. Các cuộc khảo sát chung về
đất được tiến hành và chụp ảnh cho từng ô thí nghiệm. Qua khảo sát cho thấy lớp rơi rụng đã
ngăn chặn sói mòn và quá trình làm cứng tầng đất tại lớp mặt. Điều này hoàn toàn trái ngược
với các ô được đốt dọn sạch và cầy ở lập địa bên cạnh. Rõ ràng rằng công tác thu thập mẫu
đất sau khi khai thác và tr
ước khi trồng là rất cần thiết. Các mẫu đất làn hai được thu thập
vào ngày 12 tháng 12.



Ảnh1. Quang cảnh lập địa khảo nghiệm vào tháng 10, 2007. Ảnh hưởng của lượng rơi
rụng sau khai thác tới việc bảo về đất bề mặt.



Ảnh 2. Chuẩn bị đất bằng phương pháp di chuyển toàn bộ lượng rơi rụng và cày ở một
lập địa khác cho trồng rừng thương mại, bên cạnh khảo nghiệm của CARD

Chúng tôi có kế hoạch phân tích cùng một lúc các mẫu đất thu lần một và các mẫu đất cũng
như lượng rơi rụng thu lần hai (15 tháng sau lần thu thứ nhất và ngay sau khi trồng). Sau khi
công việc phân tích được hoàn thành, chúng tôi dự định đánh giá các kế
t quả về tăng cường

6

năng lực và đào tạo cho các cán bộ có liên quan. Các kết quả phân tích lý và hóa tính đất sẽ
được báo cáo và gửi tới CARD trong báo cáo tổng kết dự án.

Các quy trình thu thập mẫu đất được thể hiện tại phụ lục 1.



Ảnh 3. Thu thập mẫu đất, trước khi trồng vào tháng 12, 2007

Nhìn chung, từ các kết quả có được tới nay chỉ ra rằng các tính chất đất tại nơi khảo nghiệm
là điển hình cho đất bị thoái hóa ở miền Bắc và miền Trung, Việt Nam. Biến động giữa các
lặp, càng khẳng định rằng cần thiết phải lấy thêm mẫu để đảm bảo giá trị thống kê trong
tương lai. Đạm tổ
ng số và Các bon hữu cơ ở mức thấp, nhận định rằng lập địa đã trải qua một
luân kỳ kinh doanh Keo lai đầy đủ. Các bon hữu cơ thấp là một phần kết quả từ phương thức
canh tác địa phương bằng việc loại bỏ hết các chất hữu cơ ra khỏi lập địa trong quá trình khai
thác trước đó. Độ pH trong đất thấp nhưng không ảnh hưởng quá trình sinh trưở
ng của các
loài Keo nhiệt đới. Phốt pho dễ tiêu cũng thấp, khẳng định rằng quyết định kiểm tra năng
suất rừng khi bón thêm phốt pho sẽ như một công thức trọng tâm trong thí nghiệm.


Mục tiêu của khảo nghiệm

Thí nghiệm lâm sinh được thiết kế nhằm kiểm tra năng suất rừng trồng trong vòng 5 luận kỳ
liên tiếp hoặc có thể dài hơn và đánh giá sự thay đổi dài hạ
n về các tích chất của đất. Phân
tích đất khi bắt đầu thí nghiệm được yêu cầu để cung cấp số liêu thống kê cơ bản về các tích
chất đất chủ yếu, bao gồm pH, đạm, các bon, phốt pho dễ tiêu và cation trao đổi. Cũng kỳ
vọng rằng ở cuối mỗi luân kỳ kinh doanh các chất dinh dưỡng sẽ được tích lũy qua các luân

kỳ, các thành phần rơi rụng trên mặt đất và dưới mặt đất s
ẽ được dự đoán, vì vậy các ảnh
hướng của khai thác gỗ và khai thác lượng rơi rụng và củi có thể được dự đoán chính xác và
tác động của chúng sẽ được đánh giá.

Mục tiêu đầu tiên của khảo nghiệm là đánh giá sự phản ứng sinh trưởng của cây với phốt pho
và quyết định tỷ lệ bón phân tối ưu. Điều này sẽ được kiểm tra trên cơ sở mộ
t giả định không
có sự cạnh tranh của thảm thực vật. Mục tiêu thứ hai là so sánh các hiệu quả của công tác
khống chế cỏ dại bằng thuốc diệt cỏ với phương thức khống chế địa phương hiện hành (bằng
thủ công). Một phương thức khống chế sự cạnh tranh của thảm thực vật hợp lý là sự thành
công cho các công ty trồng rừng ở trong vùng, bởi vì các l
ập địa trồng rừng được quan sát
thấy có sự tái sinh của cỏ dại hàng năm và thảm thực vật cây gỗ nhỏ canh tranh nước, dinh

7
dưỡng và ánh sáng với các cây trồng rừng. Các kết quả từ một nghiên cứu khác tại miền Nam
– Việt Nam cho thấy rằng quản lý hợp lý thực bì là nhân tố thiết yếu tăng sản phẩm kinh tế
cho Keo lá tràm.

Các công thức thí nghiệm và thiết kế thí nghiệm

Thí nghiệm bao gồm 4 lần lặp lại với 5 công thức thí nghiệm trong mỗi lần lặp. Mỗi lặp chứa
đựng một ô của mỗ
i công thức, bố trí trong thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên đầy đủ. Thiết kế thí
nghiệm được thể hiện tại hình 1.

Kích thước ô thí nghiệm là 21.5 x 20 m (6 hàng x 10 cây/ hàng) Các ô thí nghiệm được phân
lập với các ô khác bằng 3 hàng cây theo cả hai chiều.


Góc phía tây-nam của mỗi ô được đánh dấu bằng một cốt bê tông sơn đỏ ở đầu ghi số lần lặp
và công thức thí nghiệm.

Các đường bao ô được bố trí ở giữa các hàng gốc cây cũ. Các
đường bao này được bố trí
bằng cách sử dụng các thước dây, bởi vì khoảng cách giữa các hàng (thường là 3.5m) và giữa
các cây trong hàng (thường là 2m) có biến đổi chút ít trong toàn thí nghiệm. Để đảm bảo các
ô phải vuông, chúng tôi sử dụng phương pháp tạo gốc vuông pitago. Hàng bao đầu tiên (cũng
được gọi là các hàng biên) xung quanh mỗi ô sẽ được bố trí các công thức thí nghiệm giống
nhau (dinh dưỡng và quản lý thực bì), đây chính là ô thí nghiệm.

Các công thức thí nghiệm được thể hiện tại Bảng 2.

Bảng 2. Các công thức thí nghiệm

Ký hiệu công
thức
Công thức dinh dưỡng Quản lý thực bì
T1 Đối chứng – không bón phân
T2 P
1
10 g phốt pho, bón
superphosphate
T3 P
2
20 g phốt pho, bón
superphosphate
T4 P
3
(=P

2
+ 10 g Kali/cây, bón
potassium sulphate)
Trước khi trồng phun thuốc diệt cỏ và
phun 2 lần/năm để khống chế hoan toàn
cạnh tranh của cỏ dại, với tỷ lệ 41 gói
Roundup/ha/lần

T5 Đối chứng – không phân Không phun thuốc diệt cỏ. Làm cỏ thủ
công 2 lần/năm như phương thức thông
thường được áp dụng tại Trạm Đông Hà

Phụ biểu 2 thể hiện thành phần phân bón được sử dụng trong các công thức thí nghiệm và số
lượng phân bón được sử dụng cho mỗi cây.

8
Hình 1a. Sơ đồ thí nghiệm
road
Concrete block marker in top left hand corder of each plot
with replicate and plot number in red paint
Treatment numberss shown in middle of each plot
20 trees x 3.5 m = 70 m
rep 1 plot 1 rep 1 plot 2
14
rep 1 plot 3 rep 1 plot 4
25
rep 1 plot 5 rep 2 plot 1
31
rep 2 plot 2 rep 2 plot 3
24

rep 2 plot 4 rep 2 plot 5
35
rep 3 plot 1 rep 3 plot 2
52
rep 3 plot 3 rep 3 plot 4
13
rep 3 plot 5 rep 4 plot 1
41
rep 4 plot 2 rep 4 plot 3
43
rep 4 plot 4 rep 4 plot 5
52
136 trees x 1.5 m = 208 m
total fence length = 560 m
tracktrack
track


9
Hình 1b. Sơ đồ các ô thí nghiệm (số công thức được giải thích tại bảng 2)


Lặp 1 1 4
2 5
3 1 Lặp 2
2 4
3 5
Lặp 3 5 2
1 3
4 1 Lặp 4

4 3
5 2



Tổng diện tích khu khảo nghiệm được rào là 1.5 ha. Tuy nhiên diện tích theo lý thuyết
khoảng 4 ha. Bởi vì, diện tích này còn phải kể tới các diện tích bao quanh có hình dáng
không bình thường và điều kiện địa hình như hố bom hoặc các diện tích quá dốc.


Hàng rào

Một hàng rào để ngăn chặn trâu bò và vật nuôi khác được xây dựng quanh khu khảo nghiệm
vào tháng 11, 2007. Cần thiết phải bảo quản hàng rào thường xuyên để ngăn chặn vật nuôi đi
ngang qua khu khảo nghi
ệm phá hoại cây thí nghiệm, làm nén đất và sự thêm vào các chất
dinh dưỡng tới một vài ô thí nghiệm.

10
Cây giống trồng thí nghiệm

Vật liệu giống để trồng thí nghiệm bao gồm một hỗn hợp đồng đều về số lượng các cây hom
khỏe mạnh của các dòng Keo lai của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng là BV 10, BV16,
BV32, BV33, BV73, BV75. Việc sử dụng hỗn hợp các dòng ưu trội đã qua kiểm tra đánh
giá đưa ra các kết quả thí nghiệm tổng quát hơn và giảm ảnh hưởng sự đổ gẫ
y cây trong thí
nghiệm bằng việc sử dụng một dòng duy nhất.

1000 cây hom của mỗi dòng được cung cấp từ vườn ươm tại Ba Vì của FSIV. Các cây khỏe
mạnh đồng đều về kích thước đã được lựa chọn. 60 cây hom được lấy đồng đều về số lượng

của mỗi dòng được đặt trong một túi và vận chuyển đến hiện trường. Việc chọn lẫn này đã
tránh đượ
c bất kỳ khả năng khác nhau về di truyền giữa các ô thí nghiệm. Cây hom từ Ba Vì
được vận chuyển bằng xe tải tới hiện trường khảo nghiệm tại Đông Hà.



Ảnh 4. Cây giống trên hiện trường chuẩn bị trồng

Trồng thí nghiệm

Các hố có kích thước 40 x 40 x 30 cm được đào theo thiết kế, với lượng phân bón được chộn
với đất mặt và sẽ được dùng để lấp hố. Điều này sẽ làm cho phân bón phân bón đều và cùng
liều lượng. Sau khi lấp hố bằng đất mặt đã chộn với phân, các hố được phủ thêm một lớp đấ
t
mặt khác không có phân nhằm trách rễ cây con tiếp súc trực tiếp với phân bón và sau đó cây
con sẽ được trồng. Phân bón được đong đo bằng một cốc định trước để có cùng khối lượng
bón cho các cong thức thí nghiệm liên quan. Khảo nghiệm được trồng vào tuần thứ hai của
tháng 12 năm 2007.



11
Quản lý thực bì

Các cán bộ nghiên cứu đã hướng dẫn cách sử dụng thuốc diệt cỏ, một công thức quản lý thực
bì. Mặc dù đây là phương thức mới tại trạm Đông Hà nhưng kỹ thuật quản lý thực bì này đã
được thức hiện rất thành công và được phát triển bởi Phân Viện Khoa học lâm nghiệp Nam
Bộ trong việc quản lý các khảo nghiệm CIFOR/CSIRO tại miền Nam – Vi
ệt Nam.


Ông Vũ Đình Hưởng thuộc phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ sẽ viếng thăm Đông
Hà để giám sát việc phun thuốc diệt cỏ lần đầu trước khi trồng cho các công thức từ 1 – 4.

Trung tâm vùng thuộc FSIV tại Đông Hà sẽ nhận được kinh phí để tiến hành phun thuốc diệt
cỏ từ kinh phí của dự án.

Lưu trữ số liệu

Khảo nghiệm được thiết kế
nhằm thực hiện trong một vài luân kỳ, vượt xa một đời công tác
của một cán bộ nghiên cứu. Việc lưu trữ số liệu đáng tin cậy cho tất cả các diễn biến của hiện
trường thí nghiệm là rất cần thiết. Các file hoàn thiện cho khảo nghiệm phải được lưu trữ tại
văn phòng FSIV tại cả Hà Nội và Đông Hà.

Các báo cáo xây dựng khảo nghiệm bao gồm thiết k
ế và trồng, và thong tin về đất đai từ các
mẫu được thu thập từ trước khi trồng khảo nghiệm.

Hiện nay khảo nghiệm đã được xây dựng, do đó sẽ có các lưu trữ tiếp theo bằng việc tài liệu
hóa các công thức thí nghiệm và hệ thống số hóa cho từng cây.

Một tư liệu về các hoạt động phải được xây dựng và được lưu trong các file tài liệu như
chúng đ
ã xảy ra. Không được đợi chờ vì các chi tiết sẽ bị mất.

Sự cần thiết ghi chép về sinh trưởng, tỷ lệ sống của các cây cá thể, các cây trong các ô phải
được thường xuyên số hóa và đo đếm theo cùng một thứ tự, xem dưới đây. Cây số 1 là cây
đứng cạnh cột bê tong đánh dấu lặp.


Cột bê tong đánh dấu
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30
31 32 33 34 35 36
37 38 39 40 41 42
43 44 45 46 47 48
49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60



12
Số liệu khảo nghiệm sẽ được ghi chép trên file Excel với một hàng cho một cây, và số liệu ô
và công thức thí nghiệm, các chỉ số đo đếm được đưa vào theo các cột, xem phần dưới đây.

Replicate Plot Treatment Tree ht08 ht09 dbh09 etc
1 1 1 1 0.7 4.2 2.9
1 1 1 2 0.8 3.4 1.9
. . . . . .
1 1 1 60 0.6 3.1 1.7
1 2 4 1 0.8 4.3 3.6
. . . . . .

Các đo đếm kế tiếp được chèn vào theo các cột kế tiếp File số liệu được in ra để phục vụ việc
thu thập số liệu tại hiện trường, với các cột trống bên trái dành cho ghi chép số liệu. Không
cần phải in lại tất cả các cột số liệu thu thập trước đó trong file thu thập số liệu hiện trường.
Nhưng ít nhât số liệu đường kính và chiều cao nên được in ra

để kiểm tra, ví dụ như những
cây chết được xác định trong việc thu thập số liệu trước đó, và cây to và nhỏ cũng được xác
định.

Các file thu thập số liệu trên giấy phải được lưu giữ tại một địa điểm an toàn, như vậy số liệu
vào máy tính có thể được kiểm tra trước khi số liệu được xử lý, để chỉnh sửa các lỗi vào số
liệ
u sai và đo đếm lại nếu được yêu cầu.

13
Tài liệu tham khảo
CHIEU, T. T. & THUAN, D. D. 1996: Vietnam soil (Vietnamese). Agriculture Publishing House. Hanoi,
Vietnam.

14

Phụ biểu 1. Mẫu đất tại Đông Hà được thực hiện trước khi trồng thí nghiệm

Công việc này phải được thực hiện trước khi cây con được trồng và phân bón được vận
chuyển tới hiện trường

Mẫu đất nên được thu thập khi đất thoát nước tốt, như đã bàn bạc tại hiện trường

Trình tự lấy mẫu 1. Lấy mẫu để đ
ánh giá các ô đối chứng

Mục tiêu – Xác định các tính chất hóa học đất chính cho mỗi ô của các công thức đối chứng.
Đây là công tác thu mẫu đầu tiên và sẽ bắt đầu đánh giá dài hạn (thu thập một lần/năm) về
các tính chất đất của các ô đối chứng.


Lấy mẫu các ô đối chứng
Đối với mối ô của 4 ô đối chứng (T1) bạn nên lấy mẫu tại 10 điểm ngẫu nhiên, đại diện hoặc
trả
i rộng trên các điền kiện bề mặt trong ô.

Tại mỗi điểm lấy mẫu, thu thập 2 mẫu đất tại độ sâu 0-10 cm và 10-20 cm. Đất quá nhiều đá
lẫn phải sử dụng khoan lấy mẫu đất. Mỗi một mẫu đất nên thu thập trong một khối có kich
thước 10 x 10 x 10 cm (hoặc sử dụng một diện tích bề mặt lớn nếu cần thiết, nhưng độ sâu
l
ấy mẫu phải là 10 cm, và diện tích bề mặt này phải như nhau khi lấy mỗi mẫu đất, vì vậy
diện tích này phải được quyết định) hoặc thể tích đất bằng nhau nếu phương pháp lấy mẫu
hình tròn được sử dụng. Các chất hữu cơ trên bề mặt phải được loại bỏ nhẹ nhành ra khỏi
điểm lấy mẫu trước khi thu thập mẫu đất.

Đối v
ới mỗi ô đối chứng, chộn đều 10 mẫu 0-10cm và 10 mẫu 10-20cm, để tạo thành hai
mẫu đại diện cho tầng 0-10cm và 10-20cm. Công việc này sẽ tạo cho chúng ta tổng số 8 mẫu.

Chế các mẫu ở ô đối chứng
Làm khô không khí các mẫu chộn đều, sàng với sàng có đường kính lỗ sàng 2mm, và sử
dụng lỗ sàng nhỏ hơn 2 mm cho đánh giá tính chất hóa học. Giữ lại ít nhất 500 g mẫu phụ từ
việc sử dụ
ng sàng lỗ nhỏ hơn 2mm trong một hộp nhựa sạch, làm nhãn chính xác và lưu
trong thư viện đất

Các tính chất cần được đánh giá
• Carbon hữu cơ tổng số
• Đạm tổng số
• Phốt pho dễ tiêu (Bray-1) ghi chép như một phân tử P (không phải P
2

O
5
)
• K, Ca trao đổi (as cmol kg
-1
)
• Khả năng trao đổi tổng số (CEC, cmol kg
-1
)
• pH
H20


pH
KCl


15
Trình tự lấy mẫu 2. Lấy mẫu để đánh giá các lần lặp (các khối)

Mục tiêu – đánh giá các tính chất hóa học đất chính của mỗi lẫn lặp tại thời điểm bắt đầu thí
nghiệm.

Lấy mẫu các lần lặp

Lấy 2 mẫu ngẫu nhiên trên mỗi ô từ tất cả 5 ô của mỗi lần lặp tại độ sâu 0-10 và 10-20, như
phần trên. Chộn đều các mẫu từ 5 ô trong mỗi lần lặp để tạo ra một mẫu hỗn hợp. Công vi
ệc
này sẽ tạo ra 4 mẫu hỗn hợp 0-10 và 4 mẫu 10-20 cho các lần lặp, tổng số có 8 mẫu.


Chế các mẫu ở ô đối chứng
Làm khô không khí các mẫu chộn đều, sàng với sàng có đường kính lỗ sàng 2mm, và sử
dụng lỗ sàng nhỏ hơn 2 mm cho đánh giá tính chất hóa học. Giữ lại ít nhất 500 g mẫu phụ từ
việc sử dụng sàng lỗ nhỏ hơn 2mm trong một hộp nhựa sạch, làm nhãn chính xác và lư
u
trong thư viện đất

Các tính chất cần được đánh giá
• Carbon hữu cơ tổng số
• Đạm tổng số
• Phốt pho dễ tiêu (Bray-1) ghi chép như một phân tử P (không phải P
2
O
5
)
• K, Ca trao đổi (as cmol kg
-1
)
• Khả năng trao đổi tổng số (CEC, cmol kg
-1
)
• pH
H20


pH
KCl

Tất cả các tính chất hóa học phải được chỉnh lý tới trọng lượng khô tuyệt đối của đất. Điều
này là rất cần thiết bởi vì khối lượng nước lưu giữ sau khi khô không khí ở đất sét biến động

rất lớn, phụ thuộc vào mùa lấy mẫu và hàm lượng nước ban đầu tại thời điểm lấy mẫu.

Trình tự lấy mẫu 3. Lấ
y mẫu cho tỷ trọng, đá lẫn và chất lẫn nhỏ (<2 mm)

Mục tiêu: Lấy mẫu cho tỷ trọng và xác định tỷ lệ đá lẫn và chất lẫn nhỏ (<2 mm) cho mỗi lần
lặp. Chất lẫn nhỏ chứa đựng các dinh dưỡng sẵn có để cây sinh trưởng.


Đối với mỗi lần lặp, lấy 2 mẫu đất ngẫu nhiên tại mỗi ô của các lặp. Tại các điểm lấy mẫu lấy
mẫu ở các tầng 0-10 và 10-20, như phần trên. Đ
iều này sẽ cho chúng ta 10 mẫu của tầng 0-
10cm và 10 mẫu của tầng 10-20c cho mỗi lần lặp, và tổng số có 40 mẫu cho tất cả các lặp. 40
mẫu này không được chộn đều


Lý tính cần được phân tích

Tỷ trọng – trên mỗi mẫu của 40 mẫu

Sau đó trên mỗi mẫu của 40 mẫu, sau khi sấy khô, sàng và cân để tính toán

• Tỷ lệ đá lẫn (đường kính >2mm)
• Tỷ lệ
các chất lẫn nhỏ (<2mm)

16

Truwowvs khi các kết quả được kiểm tra, các mẫu cho tỷ trọng và tỷ lệ chất lẫn nhỏ có thể
được nghiền nhỏ.



Trước khi có được các kết quả của các mẫu cá thể, chúng nên được trình bày theo gí trị bình
quân và sai số của giá trị bình quân quân như sau:

Trình tự lấy mẫu 1. Các ô đối chứngControl plots
Đối với mỗi hóa tính
• Giá trị bình quân của tầng 0-10 của 4 ô đối chứng và sai tiêu chuẩn

Giá trị bình quân của tầng 10-10 của 4 ô đối chứng và sai tiêu chuẩn


Trình tự lấy mẫu 2. Các lần lặp lại
Đối với mỗi hóa tính
• Giá trị bình quân của tầng 0-10 của 4 lần lặp và sai tiêu chuẩn
• Giá trị bình quân của tầng 10-10 của 4 lần lặp và sai tiêu chuẩn

Trình tự lấy mẫu 3. Tỷ trọng và đá lẫn
Đối với mỗi tỷ trọng, độ đá lẫ
n đường kính > 2mm và chất lẫn nhỏ có đường kính < 2mm
• Giá trị bình quân của tầng 0-10 của mỗi lần lặp và sai tiêu chuẩn
• Giá trị bình quân của tầng 10-10 của mỗi lần lặp và sai tiêu chuẩn



17
Phụ biểu 2. Tính toán lượng phân bón để đáp ứng mức yêu cầu phân lân trên hec ta và
trên cây.



Số hiệu công
thức
Công thức di dưỡng Số lượng phân bón
T1 Đối chứng – không phân Không phân bón
T2 P
1
10 g phân tử P/cây, bón
dạng superphosphate
143 g of superphosphate/cây
(204.2 kg/ha)
T3 P
2
20 g phân tử P/cây, bón
dạng superphosphate
286 g of superphosphate/cây
(408.4 kg/ha)
T4 P
3
=P
2
+ 10 g kali/cây, bón
potassium sulphate
(286 g of superphosphate + 20.3 g of
potassium sulphate)/ cây
(408.4kg superphosphate and 28.99 kg
potassium sulphate)/ha
T5 Đối chứng – không phân Không phân

Ghi chú: Phân bón sử dụng là superphosphate, với16% of P
2

O
5
, và potassium sulphate, với
60% of K
2
O, được sản xuất tại nhà máy phân lân Văn Điển.


18

×