Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Một số giải pháp định hướng chiến lược phát triển các doanh nghiệp vật liệu hàn phía nam đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

LÊ THANH TÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2004


MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯC VÀ TỔNG QUAN VỀ
NGÀNH HÀN.
I.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯC.
I.1.1. Khái niệm và vai trò.
I.1.1.1. Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh ........................... 1
I.1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh ...................................................... 1
I.1.2. Các nhóm chiến lược.
I.1.2.1. Nhóm chiến lược tăng trưởng bằng hội nhập ..................................... 2
I.1.1.2. Nhóm các chiến lược tăng trưởng tập trung ....................................... 2
I.1.2.3. Nhóm chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hóa .............. 2
I.1.2.4. Nhóm các chiến lược suy giảm .......................................................... 2
I.1.3. Các bước hoạch đònh chiến lược.
I.1.3.1. Giai đoạn nghiên cứu
• Xác đònh mục tiêu ................................................................................ 3
• Phân tích môi trường ............................................................................ 3


I.1.3.2. Xây dựng chiến lược.
• Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE ............................................. 4
• Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE ............................................5
• Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................ 5
• Ma trận SWOT ..................................................................................... 5
I.1.3.3. Lựa chọn chiến lược ........................................................................... 6
I.2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU HÀN THẾ GIỚI,
KHU VỰC VÀ CỦA VIỆT NAM.
I.2.1. Đặc điểm công nghệ hàn và sản phẩm vật liệu hàn .............................. 6
I.2.2. Tổng quan ngành Công nghiệp Vật liệu hàn thế giới và Châu Á.......... 7
I.2.3. Tổng quan ngành Công nghiệp Vật liệu hàn các nước Asean .............. 8
I.2.4. Tổng quan ngành Công nghiệp Vật liệu hàn Việt Nam
I.2.4.1. Công nghiệp Vật liệu hàn Việt Nam trong tiến trình hội nhập ...........10
I.2.4.2. Tổng quan các doanh nghiệp vật liệu hàn khu vực phía Nam
• Công ty Cổ phần Que hàn Hà Việt ................................................... 11
• Công ty TNHH Kim Tín ..................................................................... 12
• Công ty Hơi Kỹ Nghệ Que hàn (Sovigaz) ......................................... 12

Trang 1


* Tóm tắt chương I

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG & TÌNH HÌNH SẢN
XUẤT–KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬT LIỆU HÀN PHÍA
NAM
II.1.MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VĨ MÔ.
II.1.1. nh hưởng của các yếu tố chính trò, pháp luật.
II.1.1.1. Yếu tố chính trò, pháp luật .............................................................. 14
II.1.1.2. Chính sách quản lý ngành ............................................................... 15

II.1.2. nh hưởng của các yếu tố kinh tế.
II.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế ....................................... 16
II.1.2.2. Chỉ số lạm phát của nền kinh tế ..................................................... 17
II.1.2.3. Đầu tư của nền kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI .......... 17
II.1.2.4. Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế ............................... 18
II.1.2.5. Lãi suất, hệ thống ngân hàng và thò trường chứng khoán .............. 19
II.1.3. nh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế ......................................... 19
II.1.4. nh hưởng của các yếu tố tự nhiên – xã hội – đòa lý ............................ 21
II.1.5. nh hưởng của yếu tố khoa học – công nghệ và thiết bò ....................... 22
II.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VI MÔ (MÔI TRƯỜNG NGÀNH).
II.2.1. Nhà cung ứng (hay người bán) ............................................................... 23
II.2.2. Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp vật liệu hàn phía Nam
II.2.2.1. Nhận điện đối thủ cạnh tranh .......................................................... 24
II.2.2.2. Phân tích tình hình cạnh tranh của các nhãn hiệu vật liệu hàn
hiện có tại khu vực thò trường phía Nam
• Chủng loại và chất lượng sản phẩm .................................................. 26
• Nhãn hiệu và mức độ tin tưởng của khách hàng ............................... 27
• Giá bán ............................................................................................... 28
• Sản lượng tiêu thụ và thò phần ........................................................... 29
• Mạng lưới tiêu thụ, chính sách phân phối, quảng cáo, tiếp thò ......... 31
II.2.3. Khách hàng ............................................................................................. 32
II.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ................................................................... 33
II.2.5. Sản phẩm thay thế .................................................................................. 34
II.3. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG (MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ)
II.3.1. Tình hình vốn tài chính và khả năng huy động vốn ............................. 34
II.3.2. Hoạt động quản trò và tình hình nguồn nhân lực .................................. 35
II.3.5. Hoạt động Marketing và xúc tiến bán .................................................... 36
II.3.4. Hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ và máy móc thiết bò ........ 37
II.4. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ............................... 38
Trang 2



II.5. MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH ...................................................... 39

* Tóm tắt chương II
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VẬT LIỆU HÀN PHÍA NAM
III.1. QUAN ĐIỂM KHI ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯC ................ 40
III.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP PHÍA NAM
III.2.1. Mục tiêu phát triển ngành Công nghiệp Vật liệu hàn đến năm 2010
III.2.1.1. Mục tiêu dài hạn ............................................................................ 40
III.2.12. Các mục tiêu cụ thể ........................................................................ 40
III.2.1. Các dự báo về thò trường
III.2.1.1. Dự báo cung – cầu vật liệu hàn tại thò trường nội đòa đến 2010 ... 40
III.2.1.2. Dự báo cung – cầu vật liệu hàn tại khu vực Asean đến 2010 ....... 41
III.2.2. Đònh hướng phát triển các doanh nghiệp phía Nam đến 2010 .................. 41
III.3. XÂY DỰNG, LỰA CHỌN VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯC
III.3.1. Ma trận SWOT và lựa chọn chiến lược ................................................ 42
III.3.2. Các chiến lược chung
III.3.2.1. Chiến lược phát triển sản phẩm (S1->4; O1,2,6)
• Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng ..................................................... 43
• Giải pháp 2: Đa dạng hóa chủng loại ................................................ 44
• Giải pháp 3: Giá bán sản phẩm ......................................................... 45
III.3.2.2. Chiến lược giữ vững và gia tăng thò phần
• Giải pháp 1: Củng cố, phát triển hiệu quả hệ thống phân phối ........ 46
• Giải pháp 2: Tổ chức tốt hoạt động phục vụ, chăm sóc khách hàng . 47
• Giải pháp 3: Gia tăng đầu tư và hiệu quả hoạt động marketing ....... 48
III.3.2.3. Chiến lược phát triển thò trường ..................................................... 49
III.3.3. Một số giải pháp chiến lược riêng cho từng doanh nghiệp trong
ngành

III.3.3.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý và đầu tư nâng cấp, đổi mới
trang thiết bò cho Hà Việt và Sovigaz .......................................... 50
III.3.3.2. Phấn đấu đạt chứng chỉ Iso và xây dựng, phát triển thương
hiệu cho Kim Tín và Sovigaz ....................................................... 51
III.3.3.3. Thực hiện cổ phần hóa Công ty Sovigaz ....................................... 52
III.3.4. Một số kiến nghò đối với các cơ quan Nhà nước
III.3.4.1. Tăng cường quản lý của nhà nước để đònh hướng phát triển
và hỗ trợ các doanh nghiệp vật liệu hàn ...................................... 53
Trang 3


III.3.4.2. Giảm thuế VAT ............................................................................. 53
III.3.4.3. Chính sách khuyến khích xuất khẩu vật liệu hàn .......................... 54
III.3.4.4. Phát triển các ngành có liên quan .................................................. 54
III.3.4.5. Thúc đẩy thành lập Hiệp hội Vật liệu hàn Việt Nam .................... 55
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4


LỜI MỞ ĐẦU
Hơn 10 năm chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thò trường đònh hướng Xã hội Chủ nghóa, kinh tế Việt Nam
đã có một số chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu đáng kể. Từ
năm 2000, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển quan trọng
và có ý nghóa lớn để từng bước thực hiện hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới.
Như một qui luật tất yếu, khi kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy tất các các

ngành phát triển, đặc biệt là ngành Cơ khí, Xây dựng và các ngành có liên
quan. Một trong những ngành liên quan đòi hỏi phải phát triển nhanh là
Công nghiệp Vật liệu hàn, loại vật liệu chưa thể thay thế được trong các
liên kết kim loại bền vững và là sản phẩm đầu vào thiết yếu của các ngành
Cơ khí Công nghiệp và Cơ khí Xây dựng. Vì vậy sự tăng trưởng và phát
triển ngành Công nghiệp Vật liệu hàn cũng ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số
tăng trưởng GDP của nền kinh tế quốc gia.
Ngành Công nghiệp Vật liệu hàn Việt Nam được hình thành từ những
năm 60 nhưng chỉ thực sự phát triển từ những năm 90 đến nay. Trải qua
hơn 30 năm hoạt động, ngành đã đạt được những thành tựu nhất đònh tuy
nhiên vẫn được coi là còn non trẻ so với ngành hàn trong khu vực và đặc
biệt là ngành hàn thế giới. Ngoài ra, xét riêng các doanh nghiệp vật liệu
hàn phía Nam thì hiện các doanh nghiệp này còn phải chòu áp lực cạnh
tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp phía Bắc và sản phẩm nhập khẩu.
Đứng trước tình hình đó, việc tìm kiếm một hướng đi chung cho các
doanh nghiệp vật liệu hàn phía Nam là việc làm cấp bách trong hiện tại
cũng như tương lai. Trong đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện
pháp đònh hướng chiến lược phát triển các doanh nghiệp vật liệu hàn phía
Nam đến năm 2010” với mong muốn góp phần đưa ngành Công nghiệp Vật
liệu hàn phía Nam nói riêng và cả nước nói chung phát triển ngang tầm khu
vực và thế giới.
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghóa
Duy vật Biện chứng kết hợp với phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh
và dự báo trên quan điểm lòch sử, hệ thống gồm 3 chương:
Trang 5


- Chương I: Lý luận về chiến lược và hoạch đònh chiến lược. Tổng
quan về ngành hàn, sản phẩm & các doanh nghiệp vật liệu hàn phía Nam
- Chương II: Phân tích môi trường hoạt động & tình hình sản xuất –

kinh doanh của các doanh nghiệp vật liệu hàn phía Nam

- Chương III: Một số giải pháp chiến lược đònh hướng phát triển các
doanh nghiệp vật liệu hàn phía Nam
Luận văn đi sâu phân tích các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh và những điểm mạnh, điểm yếu của các
doanh nghiệp vật liệu hàn phía Nam từ đó đề xuất các giải pháp chung và
một số giải pháp riêng cho từng doanh nghiệp trong đònh hướng phát triển
hiện tại và tương lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Đồng Thò Thanh Phương đã tận
tình hướng dẫn và các Thầy, cô Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức nền tảng cho việc nghiên cứu cùng Lãnh
đạo các doanh nghiệp vật liệu hàn phía Nam, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
và những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2004
Người thực hiện
Lê Thanh Tùng

Trang 6


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯC
VÀ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀN.
I.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯC.
I.1.1. Khái niệm và vai trò.
I.1.1.1. Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh
Khái niệm chiến lược xuất hiện từ rất lâu với ý nghóa là khoa học về hoạch
đònh, điều khiển các hoạt động (từ điển Webster’s New World Dictionary) và
thường gắn liền với lónh vực quân sự. Khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát
triển, thuật ngữ chiến lược bắt đầu được vận dụng trong hoạt động kinh doanh.

Có nhiều đònh nghóa khác nhau về chiến lược kinh doanh xuất phát từ nhiều
cách tiếp cận khác nhau. Theo Fred R. David, “Chiến lược kinh doanh là những
phương tiện để đạt đến những mục tiêu dài hạn”; theo Alfred Chadler – Đại học
Harvard, “Chiến lược kinh doanh là sự xác đònh các mục tiêu cơ bản, lâu dài của
doanh nghiệp đồng thời là sự vạch ra và lựa chọn một cách thức, một quá trình
hành động và phân phối các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó”.
Như vậy, nhìn chung các đònh nghóa về chiến lược kinh doanh tuy khác biệt
về cách diễn đạt nhưng một cách đơn giản nhất, chiến lược được hiểu là những
kế hoạch được thiết lập hoặc những hành động được thực hiện trong nỗ lực nhằm
đạt tới các mục đích của tổ chức và đều bao gồm các bước công việc sau:
- Xác đònh các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức.
- Đề ra và lựa chọn các phương án, giải pháp hỗ trợ để thực hiện mục tiêu.
- Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đó.
I.1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ những cơ hội và
thuận lợi trong kinh doanh, tận dụng chúng để đưa ra các chiến lược, chính sách
phát triển phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trò dự báo những bất trắc, rủi
ro sẽ xảy ra trong hiện tại cũng như trong tương lai. Từ đó, dựa trên tiềm lực của
mình, doanh nghiệp dễ chủ động đối phó với những tình huống bất trắc này.
- Chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trò sử dụng một cách có hiệu
quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp và phân bổ chúng một cách hợp lý.
- Chiến lược kinh doanh phối hợp các chức năng trong tổ chức một cách
tốt nhất trên cơ sở đạt đến mục tiêu chung của tổ chức.
I.1.2. Các nhóm chiến lược.
Có nhiều cách phân loại các chiến lược tùy theo phạm vi và góc độ nghiên
cứu. Căn cứ vào phạm vi chiến lược, có thể chia các chiến lược thành:

Trang 7



- Nhóm chiến lược tổng quát: đề cập đến những mục tiêu chung, những
vấn đề trọng tâm có ý nghóa lâu dài quyết đònh sự sống còn của doanh nghiệp.
- Nhóm chiến lược đặc thù: là các chiến lược cụ thể về giá cả, sản phẩm,
phân phối… cho từng giai đoạn ngắn hạn hay trung hạn của chiến lược tổng quát.
Căn cứ sự kết hợp giữa sản phẩm-thò trường, có thể chia chiến lược thành:
I.1.2.1. Nhóm chiến lược tăng trưởng bằng hội nhập (chiến lược kết hợp)
- Chiến lược kết hợp về phía trước: nhằm tăng quyền sở hữu hoặc kiểm
soát đối với các đơn vò phân phối, dòch vụ của tổ chức.
- Chiến lược kết hợp về phía sau: nhằm tìm kiếm quyền sở hữu hoặc
quyền kiểm soát đối với những đơn vò cung cấp các yếu tố đầu vào cho tổ chức.
- Chiến lược kết hợp theo chiều ngang: nhằm tìm kiếm quyền sở hữu
hoặc kiểm soát đối với các đơn vò kinh doanh cùng ngành (các đối thủ cạnh
tranh) bằng cách mua lại hay chiếm lónh quyền kiểm soát của họ.
I.1.1.2. Nhóm các chiến lược tăng trưởng tập trung (chiến lược chuyên sâu)
- Chiến lược thâm nhập thò trường: nhằm tăng thò phần cho các sản phẩm
hoặc dòch vụ hiện có trong các thò trường hiện tại bằng các nỗ lực tiếp thò thâm
nhập thò trường bao gồm việc tăng số lượng nhân viên bán hàng, tăng chi phí
quảng cáo, tăng sản phẩm khuyến mãi v.v…
- Chiến lược phát triển thò trường: nhằm đưa sản phẩm hoặc dòch vụ hiện
có vào những khu vực đòa lý mới.
- Chiến lược phát triển sản phẩm: nhằm tăng doanh số bằng việc cải
tiến, sửa đổi những sản phẩm hoặc dòch vụ hiện có.
I.1.2.3. Nhóm các chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hóa (chiến
lược mở rộng hoạt động)
- Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm: nhằm hướng vào thò trường mới với
sản phẩm hoặc dòch vụ mới trong ngành sản xuất hiện tại hoặc mới, với qui trình
công nghệ hiện tại hoặc mới nhưng có liên hệ với nhau.
- Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang: nhằm hướng vào sản phẩm hoặc
dòch vụ mới với qui trình công nghệ mới, trong ngành sản xuất hiện tại hoặc mới

nhưng vẫn ở thò trường hiện tại (liên hệ theo khách hàng hiện có).
- Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp: hướng vào sản phẩm, dòch vụ mới với
công nghệ hoàn toàn mới trong ngành kinh doanh mới (không có sự liên hệ).
I.1.2.4. Nhóm các chiến lược suy giảm.
- Chiến lược liên doanh: hai hay nhiều hơn các Công ty đỡ đầu hình thành
một Công ty độc lập vì mục đích hợp tác.
- Chiến lược thu hẹp bớt hoạt động: củng cố lại hoạt động sản xuất kinh
doanh thông qua cắt giảm chi phí, tài sản hiện có của công ty để cứu vãn doanh
thu và lợi nhuận đang sụt giảm.
Trang 8


Chiến lược cắt bớt hoạt động: bán một chi nhánh hay một phần Công ty.
Chiến lược thanh lý: bán tất cả tài sản từng phần với giá trò hữu hình.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể theo đuổi chiến lược kinh doanh tổng
hợp, kết hợp thực hiện hai hay nhiều chiến lược cùng một lúc.
I.1.3. Các bước hoạch đònh chiến lược.
I.1.3.1. Giai đoạn nghiên cứu.
• Xác đònh mục tiêu:
Mục tiêu là khái niệm chỉ những kết quả cụ thể mà doanh nghiệp mong
muốn đạt được trong một giai đoạn nhất đònh và là cơ sở, nền tảng cho việc xây
dựng, hình thành chiến lược sau này. Mục tiêu phải phù hợp với thực tế nhưng có
tính thách thức, có thể đo lường và phải xác đònh được thời điểm khởi đầu, kết
thúc cũng như những căn cứ để xác đònh thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực.
• Phân tích môi trường
Môi trường có thể được hiểu bao gồm những yếu tố, lực lượng, thể chế v.v…
đang tồn tại mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được có tác động, ảnh hưởng
to lớn đến hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và đến công tác hoạch đònh chiến lược cũng như toàn bộ các bước tiếp theo của
quá trình quản trò chiến lược vì chiến lược được lựa chọn phải được hoạch đònh

trên cơ sở các điều kiện môi trường mà doanh nghiệp hoạt động. Môi trường
hoạt động được chia thành môi trường bên ngoài và môi trường bên trong.
Phân tích môi trường bên ngoài: bao gồm môi trường vó mô và môi trường
vi mô (môi trường tác nghiệp hay môi trường ngành).
* Các yếu tố thuộc môi trường vó mô
- nh hưởng của các yếu tố chính trò, pháp luật: chính sách của Nhà nước
với nền kinh tế và chính sách thuế, tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển ngành.
- nh hưởng của các yếu tố kinh tế: tình hình kinh tế trong nước và thế
giới, lãi suất, thu nhập, xu hướng chi tiêu của người dân.
- Môi trường kinh doanh quốc tế: tình hình phát triển ngành ở thò trường
khu vực và thế giới cũng như mức độ hội nhập quốc tế của ngành.
- nh hưởng của các yếu tố văn hóa, tự nhiên – xã hội, nhân khẩu, đòa
lý… đến sản phẩm, dòch vụ, thò trường, người tiêu thụ…
- nh hưởng của các yếu tố công nghệ: trình độ công nghệ, tốc độ đổi
mới công nghệ, khả năng ứng dụng công nghệ mới…
* Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
- Nhà cung cấp: xem xét chất lượng, khả năng cung ứng, các sản phẩm
đầu vào có khả năng thay thế và khả năng hội nhập về phía sau của nhà cung
ứng để đánh giá áp lực đối với ngành và có giải pháp đối phó thích hợp.
-

Trang 9


- Người tiêu dùng: phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng hiện tại,
phân tích xu hướng thay đổi trong tương lai từ đó các những giải pháp ứng phó
thích hợp để phục vụ khách hàng tốt nhất.
- Đối thủ cạnh tranh hiện có trong ngành: phải nhận đònh được tất cả các
đối thủ cạnh tranh và xác đònh được khả năng, ưu thế, khuyết điểm, mối đe dọa
và mục tiêu, chiến lược của họ.

- Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: xem xét các
rào cản cản xâm nhập ngành như lợi thế kinh tế theo quy mô, khả năng khác
biệt hoá sản phẩm, các rào cản về vốn, chi phí, công nghệ, khả năng tiếp cậnh
các kênh phân phối hiện có để đánh giá nguy cơ xâm nhập của các đối thủ mới.
- Các sản phẩm thay thế: xem xét sản phẩm các ngành khác và khả năng
thay thế của chúng đối với các sản phẩm hiện có của ngành.
Phân tích môi trường bên trong (môi trường nội bộ): gồm các yếu tố nội
tại có thể kiểm soát được. Phân tích môi trường nội bộ đòi hỏi thu thập, xử lý
thông tin về sản xuất, tài chính, nhân sự, kỹ thuật công nghệ, nghiên cứu phát
triển, phân phối, tiếp thò để phân tích mặt mạnh, yếu so với đối thủ cạnh tranh.
I.1.3.2. Xây dựng chiến lược.
Chiến lược được xây dựng trên cơ sở các kết luận thu thập được trong giai
đoạn nghiên cứu, phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh, nhận biết những
cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh yếu của doanh nghiệp từ đó xây dựng các phương
án chiến lược để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Nhà quản trò có thể sử dụng các công cụ sau để xây dựng chiến lược:
• Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE (External Factor
Evaluation)
Là công cụ cho phép đánh giá mức độ tác động chủ yếu của môi trường
bên ngoài đến Công ty. Ma trận EFE được triển khai theo 5 bước:
- Liệt kê các yếu tố bên ngoài chủ yếu.
- n đònh mức quan trọng: cho điểm từ 0,00 (quan trọng ít nhất) đến 1,00
(quan trọng nhiều nhất). Tổng các mức độ quan trọng là 1,00.
- Phân loại yếu tố: cho điểm từ 1 (ảnh hưởng ít nhất) đến 4 (ảnh hưởng
nhiều nhất).
- Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tương ứng
của nó để xác đònh số điểm quan trọng.
- Cộng số điểm quan trọng của các yếu tố đối với ngành. Số điểm trung
bình ngành thøng là 2,5. Tổng số điểm quan trọng < 2,5 cho thấy khả năng
phản ứng yếu đối với môi trường và > 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tốt.


Trang 10


Bảng 1.1: Mẫu ma trận EFE
Các yếu tố bên ngoài
(Chủ yếu)

Mức độ
quan trọng

Phân loại

Số điểm
quan trọng

• Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE (Internal Factor
Evaluation)
Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá các mặt mạnh, yếu
quan trọng của các bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Cách phát triển ma
trận này tương tự như ma trận EFE.
• Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Là công cụ nhận diện các nhà cạnh tranh chủ yếu về ưu thế và khuyết
điểm đặc biệt của họ so với Công ty. Ma trận hình ảnh cạnh tranh khác với ma
trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ở chỗ các yếu tố bên trong có tầm quan trọng
quyết đònh sự thành công cũng bao gồm trong đó. Trong ma trận hình ảnh cạnh
tranh, tổng số điểm quan trọng của các đối thủ cũng được tính toán nhằm xác
đònh năng lực cạnh tranh so với Công ty mẫu.
Bảng 1.2: Mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh
Các

yếu
tố
chủ
yếu

Mức
độ
quan
trọng

Công ty mẫu
Phân
Loại

Số điểm
Quan
trọng

Công ty
cạnh tranh 1
Số điểm
Phân
Quan
loại
trọng

Công ty
cạnh tranh 2
Số điểm
Phân

Quan
loại
trọng

• Ma trận đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ – Ma trận
SWOT (Strength, Weakness, Opportunities and Threats)
Ma trận này kết hợp được các yếu tố điểm mạnh, yếu, các cơ hội và nguy
cơ đã được đánh giá từ ma trận EFE và ma trận IFE từ đó thiết lập nên các chiến
lược theo các bước sau:
- Từ ma trận IFE, liệt kê các điểm mạnh, yếu vào ô S và W.
- Từ ma trận EFE, liệt kê các cơ hội và nguy cơ cơ bản vào ô O và T.
- Lập các chiến lược kết hợp S/O, S/T, W/O, W/T.
Bảng 1.3: Mẫu ma trận SWOT
O – Các cơ hội

S – Các điểm mạnh
1.
2. …

1.
2. …
Các chiến lược kết hợp S/O:
Sử dụng các điểm mạnh để tận
dụng các cơ hội

T – Các nguy cơ
1.
2. …
Các chiến lược kết hợp S/T:
Sử dụng các điểm mạnh để

vượt qua các bất trắc

Trang 11


W – Các điểm yếu
1.
2. …

Các chiến lược kết hợp S/T:
Hạn chế các điểm yếu để tận
dụng các cơ hội

Các chiến lược kết hợp S/T:
Tối thiểu hóa các điểm yếu
và tránh các mối đe dọa

Ma trận này giúp các nhà chiến lược tìm ra các chiến lược tốt nhất phù hợp
với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
I.1.3.3. Lựa chọn chiến lược
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của mình mà tổ chức lựa chọn các
phương án chiến lược phù hợp trong các chiến lược được hình thành. Ngoài ra,
chiến lược được chọn còn phải dựa trên hiệu quả kinh tế mà nó mang lại khi
được áp dụng như các chỉ tiêu về tài chính, chi phí, lợi nhuận, phúc lợi xã hội…
Tóm lại, hoạch đònh chiến lược là bước khởi đầu của quá trình quản trò
chiến lược vì vậy, thực hiện tốt việc hoạch đònh chiến lược sẽ đóng góp rất lớn
vào sự thành công của tổ chức.
I.2. TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU HÀN THẾ GIỚI,
KHU VỰC VÀ VIỆT NAM.
I.2.1. Đặc điểm công nghệ hàn và sản phẩm vật liệu hàn.

Hàn là phương pháp công nghệ nối hai hay nhiều phần tử thành một liên
kết bền vững không thể tháo rời. Việc nối này được thực hiện bằng nguồn nhiệt,
áp lực hoặc bằng nguồn nhiệt và áp lực kết hợp với các loại vật liệu hàn tương
ứng. Trong đó hàn nóng chảy bằng nguồn nhiệt tạo thành từ ngọn lửa hồ quang
(hàn hồ quang điện nóng chảy) là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.
Vật liệu hàn hiện là vật liệu chưa thể thay thế được trong các liên kết kim
loại bền vững vì vậy là loại vật liệu thiết yếu trong các ngành ứng dụng liên kết
kim loại bền vững đó.
Vật liệu hàn có phạm vi ứng dụng rất rộng lớn. Thật vậy, với đặc điểm là
loại vật liệu thiết yếu chưa thể thay thế được trong các liên kim loại bền vững,
nên bất cứ lónh vực nào cần liên kết kim loại bền vững đều là thò trường tiềm
năng của ngành sản xuất sản phẩm vật liệu hàn, đặc biệt là ngành cơ khí gồm cơ
khí công nghiệp và cơ khí xây dựng:
- Cơ khí công nghiệp bao gồm cơ khí chế tạo máy, cơ khí tô (Ngành
Công nghiệp tô) – Giao thông vận tải, cơ khí đóng tàu (Ngành Công nghiệp
Đóng tàu), cơ khí hóa dầu (Ngành Công nghiệp Dầu khí) và cơ khí dân dụng.
Cơ khí xây dựng bao gồm xây lắp, xây dựng cơ bản (cơ sở hạ tầng, cầu
đường v.v…) và xây dựng dân dụng.
Với phạm vi ứng dụng rộng rãi trong các ngành Xây dựng và Công nghiệp
quan trọng của nền kinh tế, nhu cầu về sản phẩm vật liệu hàn phụ thuộc nhiều
vào tình hình phát triển của nền kinh tế, đặc biệt vào các ngành có liên quan.

Trang 12


Chất lượng sản phẩm vật liệu hàn có tính quốc tế. Có nhiều Tổ chức, Hiệp
hội kiểm tra chất lượng sản phẩm vật liệu hàn quốc tế trên thế giới trong đó
chứng nhận của Hiệp hội Que hàn Mỹ – American Welding Society (AWS) và
Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản – Japanese Industrial Standard (JIS) của
Chính phủ Nhật Bản là hai chứng chỉ chất lượng vật liệu hàn uy tín nhất mà bất

cứ doanh nghiệp nào cũng hướng đến (Xem chi tiết Phụ lục 1).
Vật liệu hàn hồ quang điện nóng chảy rất phong phú đa dạng về chủng
loại với nhiều tiêu chí phân loại khác nhau và mỗi loại có một tiêu chuẩn quy
đònh tương ứng (Xem chi tiết Phụ lục 2):
- Về hình thức, vật liệu hàn được chia thành 2 nhóm sản phẩm chính là
que hàn vỏ bọc (Covered Arc Welding Electrode) và dây hàn gồm dây hàn
MAG, MIG, TIG (Solid Wire), dây hàn lõi thuốc (Flux Core Wire) và dây hàn,
thuốc hàn hồ quang chìm nóng chảy (Submerged Wire, Submerged Flux) với
công nghệ hàn và mức độ cơ khí hóa quá trình hàn khác nhau:
+ Sản phẩm que hàn vỏ bọc dùng hàn thủ công bằng tay theo công nghệ
hàn hồ quang hở trong môi trường không được bảo vệ là công nghệ hàn được
Oscar Kjellberg phát minh năm 1904, đã vượt trên tất cả các kỹ thuật hàn trước
đó nhưng hiện là công nghệ hàn lạc hậu nhất.
+ Sản phẩm dây hàn có mức độ cơ khí hoá quá trình hàn cao hơn (hàn tự
động hoặc bán tự động) với công nghệ hàn tiên tiến hơn trong môi trường được
bảo vệ bằng khí hoặc thuốc hàn nóng chảy, đặc biệt công nghệ hàn MIG, hàn
TIG (trong môi trường bảo vệ bằng khí trơ) và dây hàn lõi thuốc là 2 công nghệ
hàn hiện còn ít được sử dụng tại Việt Nam.
- Mỗi nhóm sản phẩm chính lại được phân chia theo cơ lý tính của vật
hàn mà nó được ứng dụng thành:
+ Vật liệu hàn dùng cho kết cấu thép thường (thép Carbon thấp, hợp kim
thấp có độ bền từ thấp đến trung bình – mild steel structure)
+ Vật liệu hàn dùng cho kết cấu thép có độ bền cao (thép Carbon thấp,
hợp kim thấp có độ bền, độ dẻo cao 50kgf/mm2 – high tensile steel structure)
+ Vật liệu hàn dùng cho kết cấu thép Inox (stainless steel structure)
+ Vật liệu hàn dùng cho các kết cấu thép khác như hàn đắp phục hồi bề
mặt cứng (hard facing), vật liệu đúc (cast iron)…
- Ngoài ra, bên cạnh vật liệu hàn thép là chủng loại phổ biến nhất với lõi
kim loại được làm bằng thép còn có các loại vật liệu hàn dùng hàn gang, nhôm,
đồng v.v… với lõi vật liệu là loại kim loại tương ứng.

I.2.2. Tổng quan ngành Công nghiệp Vật liệu hàn thế giới và Châu Á
Sự phát triển của ngành Công nghiệp Vật liệu hàn thế giới có thể được đại
diện bởi ngành hàn Châu u, nơi mà công nghệ hàn bằng que hàn vỏ bọc và các
Trang 13


công nghệ hàn tiên tiến khác được phát minh, đưa phương pháp liên kết kim loại
bền vững bước sang một giai đoạn phát triển mới.
Ngành Công nghiệp Vật liệu hàn Châu u có lòch sử phát triển hàng trăm
năm hơn với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng. Trải qua các giai đoạn thăng trầm, có
nhãn hiệu đã khẳng đònh được vò trí của mình, đặc biệt một số nhãn hiệu mà khi
nhắc đến tên quốc gia, đã đại diện được cho ngành Công nghiệp Vật liệu hàn
của quốc gia đó trên thò trường thế giới như Lincoln, Đức và Esab, Anh.
Ngành Công nghiệp Vật liệu hàn Châu Á tuy đi sau nhưng cũng có lòch sử
phát triển không hề thua kém với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng tại khu vực và thế
giới như Kobe Nhật, Huyndai, Kiswel Hàn Quốc.
Các nhãn hiệu trên đều sản xuất đủ 3 chủng loại sản phẩm chính là que
hàn vỏ bọc, dây hàn và dây hàn lõi thuốc với nhiều lónh vực ứng dụng khác nhau
(Xem chi tiết Phụ lục 3). Sản phẩm được sản xuất trên các dây chuyền, máy
móc, thiết bò đồng bộ, tiên tiến, hiện đại theo bí quyết công nghệ phối trộn bột
thuốc được nghiên cứu phát triển bởi các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng vật
liệu hàn chuyên nghiệp riêng. Vì vậy chất lượng sản phẩm cao và ổn đònh, luôn
đạt chứng chỉ vật liệu hàn cấp 1 (Grade 1) tại các cuộc kiểm tra cấp chứng nhận
chất lượng hoặc đònh kỳ của các Tổ chức Đo lường Chất lượng Sản phẩm Công
nghiệp và Vật liệu hàn Quốc tế như AWS, ABS, JIS, LR, DNV, NK…
Sản lượng xuất khẩu hàng năm của các nhà sản xuất này rất lớn với hàng
loạt các Chi nhánh, Văn phòng Đại diện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy
nhiên, tại thò trường Việt Nam, do thuế suất nhập khẩu vật liệu hàn nguồn gốc
ngoài Asean cao (30%) khiến giá các sản phẩm này khó cạnh tranh được, đặc
biệt các nhãn hiệu Châu u còn gặp phải bất lợi do khoảng cách đòa lý lớn, chi

phí vận chuyển cao càng làm giảm khả năng cạnh tranh mặc dù chất lượng tốt.
Trên thực tế, Lincoln và Esab đã xây dựng nhà máy tại các nước Asean
(Esab Malaysia và Lincoln Indonesia) nhưng sản lượng sản xuất không lớn, chỉ
đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội đòa tại các quốc gia này. Ngoài ra, cả hai nhà
sản xuất đều lựa chọn Trung Quốc là thò trường phát triển xuất khẩu ở khu vực
Châu Á để đầu tư xây dựng các nhà máy có công suất đáng kể nhằm tận dụng
lợi thế về tiềm năng, dung lượng thò trường lớn, chi phí vận chuyển thấp và chấp
nhận mức thuế suất nhập khẩu cao khi xâm nhập thò trường Asean.
Trong khi đó, các nhà sản xuất Nhật Bản, Hàn Quốc lại đònh hướng phát
triển thò trường xuất khẩu sang các nước Asean với các nhà máy tại Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Singapore để tận dung lợi thế về chi phí vận chuyển và
thuế suất nhập khẩu thấp (5%). Vì vậy, vật liệu hàn Asean trở thành đối thủ
cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp vật liệu hàn Việt Nam tại thò trường

Trang 14


nội đòa, cho nên có thể nói, trình độ phát triển ngành Công nghiệp Vật liệu hàn
của các nước Asean có ảnh hưởng rất lớn đến ngành vật liệu hàn Việt Nam.
I.2.3. Tổng quan ngành Công nghiệp Vật liệu hàn các nước Asean
khu vực Asean, bên cạnh các nhà máy do Kobe, Huyndai và Kiswel xây
dựng tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore dưới hình thức liên doanh
hoặc 100% vốn nước ngoài, ngành Công nghiệp Vật liệu hàn Thái Lan và
Malaysia cũng đã có một số nhà máy sản xuất lớn nổi tiếng trong khu vực như
Yawata, Gemini của Thái Lan và Powder Weld, Malaysian Oxygen Berhad của
Malaysia được thành lập từ những năm 50 (Xem chi tiết Phụ lục 4).
Ngành Công nghiệp Vật liệu hàn Thái Lan nổi bật tại khu vực Asean cùng
các nhãn hiệu Kobe Thái, Yawata và Gemini với công suất thiết kế liên tục tăng
từ 95.000 tấn năm 2001 lên 120.000 tấn năm 2002, đến năm 2003 là 130.000 tấn
và sản lượng sản xuất luôn đạt 75%-85% công suất thiết kế. Năm 2003, khi thò

trường thép thế giới có những biến động mạnh đã tác động làm tăng giá nguyên
liệu đầu vào cũng như kìm hãm nhu cầu về vật liệu hàn của các ngành đầu ra
như xây dựng, đóng tàu v.v… khiến sản lượng sản xuất không tăng so với 2002
và tốc độ tăng công suất thiết kế cũng giảm so với các năm trước (8.3% so với
26.3% năm 2002). Tuy nhiên, 2 năm 2002-2003, tổng cung vật liệu hàn Thái Lan
vẫn đạt mức 100.000 tấn/ năm, đã vượt mức tổng cầu tại thò trường nội đòa và
dành khoảng 60% tổng sản lượng cho xuất khẩu sang Asean, EU và Mỹ.
Hình 1.1: Công suất thiết kế, sản lượng sản xuất và tiêu thụ nội đòa của
ngành Công nghiệp Vật liệu hàn Thái Lan giai đoạn 2001 -2003
Ngà n tấ n
140
120
100

130

120
95

102.0

97.2

78.4

80
45.7

60


40.2

33.6

40
20
Cô n g suấ t thiế t kế

2001

2002
Sả n lượ ng sả n xuấ t

2003

Nă m

Tiê u thụ trong nướ c

Nguồn: Hiệp hội Vật liệu hàn Đông Nam Á

Công nghiệp Vật liệu hàn Malaysia đứng thứ 2 tại khu vực Asean với nhãn
hiệu Kiswel Malaysia và Power Weld. Công suất thiết kế năm 2003 đạt 90.000
tấn, chỉ tăng khoảng 6% so với năm 2002 do những áp lực từ tình hình biến động
Trang 15


trên thò trường thép thế giới. Tổng cung vật liệu hàn Malaysia năm 2002 và 2003
đều đạt trên 70.000 tấn/ năm, đạt 80%-90% công suất thiết kế, cũng đã vượt
mức tổng cầu tại thò trường nội đòa. Khoảng 50% tổng sản lượng sản xuất được

dành cho xuất khẩu chủ yếu sang thò trường các nước Asean.
Hình 1.2: Công suất thiết kế, sản lượng sản xuất và tiêu thụ nội đòa của
ngành Công nghiệp Vật liệu hàn Malaysia giai đoạn 2001 -2003
Ngà n Tấ n
100
80
60

90

85

73.9

72.7

65
55.3

41.6

40

37.5

30.2

20
Cô n g suấ t thiế t kế


2001

2002

Sả n lượ n g sả n xuấ t

2003

Nă m

Tiê u thụ nộ i đòa

Nguồn : Hiệp hội Vật liệu hàn Đông Nam Á

Indonesia, Singapore và Philipine cũng là nước có Công nghiệp Vật liệu
hàn phát triển khá cao tại khu vực Asean với hầu hết các nhà máy 100% vốn
nước ngoài như Huyndai Singapore, Lincoln Indonesia, Lincoln Philipine và một
số nhà máy nhỏ khác có sản lượng không lớn. Tổng cung vật liệu hàn của các
nước này đạt 30.000 – 40.000 tấn/ năm (chiếm 60%-65% công suất thiết kế) và
đã xấp xỉ tổng cầu (trên 90%), còn lại được nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc,
Nhật Bản và Châu u với sản lượng không đáng kể. Năng lực sản xuất chưa sử
dụng hết hiện được chú trọng phát triển xuất khẩu (Xem chi tiết Phụ lục 5).
Ngoài ra, Lào, Campuchia, Mianma và các quốc gia còn lại thuộc nhóm
nước có ngành Công nghiệp Vật liệu hàn chưa phát triển đáng kể, môi trường
đầu tư lại không thuận lợi, nhu cầu vật liệu hàn nội đòa hầu như phải nhập khẩu
hoàn toàn từ Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là những thò
trường xuất khẩu tiềm năng mà Việt Nam cần hướng đến trước mắt và lâu dài.
I.2.4. Tổng quan về ngành Công nghiệp Vật liệu hàn Việt Nam
Các doanh nghiệp Nhà nước về vật liệu hàn của Việt Nam hiện nay thuộc
phạm vi quản lý của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam, là Tổng Công ty đa

ngành sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau tập trung vào một số
nhóm sản phẩm chính như phân bón, cao su, hóa chất cơ bản, các chất giặt rửa,
Trang 16


thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm điện hóa (pin, acquy), sơn và chất dẻo, sản
phẩm từ công nghệ hóa dầu và sản phẩm phục vụ ngành cơ khí và xây dựng
(que hàn và khí công nghiệp)
Tổng Công ty có 42 đơn vò thành viên bao gồm các Công ty sản xuất các
nhóm sản phẩm đã nêu và Trường Đào tạo nghề Hóa chất, Trung tâm thông tin
khoa học kỹ thuật Hóa chất và Viện hóa học công nghiệp. Trong đó, có 2 Công
ty chuyên sản xuất các vật liệu hàn và khí công nghiệp là Công ty Hơi Kỹ nghệ
Que hàn (Sovigaz) và Công ty Que hàn điện Việt Đức.
I.2.4.1. Ngành Công nghiệp Vật liệu hàn Việt Nam trong tiến trình hội nhập
Theo lộ trình thực hiện cam kết về khu vực ưu đãi thuế quan chung, Việt
Nam đã đưa vật liệu hàn vào danh mục cắt giảm thuế suất nhập khẩu và bắt đầu
tiến trình giảm thuế từ 01/07/03 theo đó thuế suất nhập khẩu vật liệu hàn nguồn
gốc ASEAN giảm từ 10% xuống 5% và chỉ còn 3% vào năm 2006.
Việt Nam hiện đã đáp ứng được 70%-80% nhu cầu của thò trường nội đòa,
thay thế được hoàn toàn vật liệu hàn nhập khẩu từ Trung Quốc ở dòng sản phẩm
que hàn dùng cho thép thường và một phần nhu cầu sản phẩm dùng cho thép có
độ bền cao, thép Inox, que hàn đắp và dây hàn, thuốc hàn hồ quang chìm.
lónh vực xuất khẩu, tuy Việt Nam chỉ mới bắt đầu xuất khẩu sản phẩm
trong một vài năm gần đây nhưng cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Các năm 2001-2003, với chất lượng vật liệu hàn được Tổ chức Đăng kiểm
Nippon Kaijikyokai, Nhật Bản và Germanischer, Đức cấp Chứng nhận đạt Tiêu
chuẩn Quốc tế, Việt Đức đã có sản phẩm xuất khẩu và được bạn hàng tín nhiệm.
Đầu năm 2004, qua kiểm tra chất lượng sản phẩm và trực tiếp xem xét toàn
bộ hệ thống quản lý, nhà xưởng, Công ty I-Mar của Mỹ đã trực tiếp ký hợp đồng
tiêu thụ vật liệu hàn của Hữu Nghò với số lượng 8 Container/ tháng (~160 tấn).

Tính đến tháng 6/2004, Công ty đã xuất được 20 Container vật liệu hàn sang Mỹ
và 4 Container sang các thò trường Đài Loan, Malaysia, Trung Đông đưa tổng giá
trò xuất khẩu của Công ty trong 5 tháng đầu năm 2004 đạt 100.000 USD.
Tháng 5/2004, Nam Triệu cũng ký được hợp đồng xuất khẩu dây hàn lõi
thuốc, vật liệu hàn cao cấp lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam cho Tập
đoàn Welding Alloys Vương quốc Anh thực hiện trong 3.5 năm, trò giá 10 triệu
USD với khoảng 500tấn -1.000 tấn /năm. Ngoài ra, Công ty đang đàm phán để
ký với Nhật Bản, Pháp và có chiến lược hướng sản phẩm xuất khẩu sang thò
trường các nước Nam Mỹ như Cuba, Achentina v.v…
I.2.4.2. Tổng quan các doanh nghiệp vật liệu hàn phía Nam
thò trường phía Nam, số các doanh nghiệp vật liệu hàn không nhiều và
tuy hầu hết là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Công ty TNHH hoặc Cổ

Trang 17


phần) nhưng đã có những đóng góp nhất đònh, đáp ứng khá tốt nhu cầu thò trường
với tiềm năng về chất lượng, sản lượng, khả năng sản xuất kinh doanh tốt.
• Công ty Cổ phần Que hàn Hà Việt
Tiền thân là Xí nghiệp sản xuất que hàn điện (KCN Tân Bình, Tp. HCM)
thuộc Công ty TNHH Nam Hà Việt (Tập đoàn Hà Việt) được xây dựng vào năm
1999 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 07/2000, Công ty đã cung cấp cho
thò trường phía Nam sản phẩm nhãn hiệu HV với chất lượng không thua kém sản
phẩm Trung Quốc đang chiếm lónh thò trường bấy giờ và trong thời gian ngắn đã
đẩy lùi, tiếp đến là thay thế sự có mặt của sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Sang tháng 10/2003, tái cấu trúc mô hình tổ chức Tập đoàn Hà Việt, Xí
nghiệp được tách ra thành lập Công ty CP Que hàn Hà Việt là công ty con trực
thuộc Công ty CP Đầu tư Hà Việt theo Quyết đònh thành lập số … ngày … của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư Tp. HCM.
Đặc điểm kinh doanh: là Công ty Cổ phần tiến hành hoạt động sản xuất –

kinh doanh và hạch toán độc lập với Công ty mẹ (Công ty Cổ phần Đầu tư Hà
Việt), lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ vốn góp.
Mục tiêu kinh doanh: sản xuất, phân phối que hàn trên đòa bàn Huế, Duyên
hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Dây chuyền sản xuất: Công ty hiện có 02 dây chuyền sản xuất đồng bộ
nhập từ Trung Quốc đặt tại phân xưởng sản xuất cùng đòa điểm với văn phòng
làm việc (KCN Tân Bình). Công suất thiết kế hiện tại của Công ty đạt 12.000
tấn / năm và có thể đạt 15.000 tấn / năm vào năm 2006.
Sản phẩm sản xuất kinh doanh: sản phẩm chính của Công ty là các que hàn
nhãn hiệu HV với nhiều chủng loại nhưng chỉ thuộc dòng sản phẩm dùng cho
thép thường (Tương đương tiêu chuẩn AWS E6013 – Xem chi tiết Phụ lục 6).
Mạng lưới tiêu thụ: tính đến cuối năm 2003, Công ty đã thiết lập được
khoảng 200 đại lý và hơn 70 khách hàng trực tiếp tại Tp. HCM và các tỉnh,
thành phố từ Huế đến Đồng bằng sông Cửu Long. Với mạng lưới phân phối đã
xây dựng được, Công ty đã đáp ứng khá tốt nhu cầu ở thò trường phía Nam.
• Công ty TNHH Kim Tín
Kim Tín đầu tư sản xuất vật liệu hàn và bắt đầu thâm nhập thò trường vào
năm 2001, đến nay, vật liệu hàn Kim Tín cũng đã ngày càng khẳng đònh được vò
trí của mình trên thò trường phía Nam.
Đặc điểm kinh doanh: là Công ty TNHH tiến hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh và hạch toán độc lập.
Mục tiêu kinh doanh: sản xuất, phân phối sản phẩm que hàn điện trên đòa
bàn các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Trang 18


Dây chuyền sản xuất: Công ty hiện có 2 dây chuyền sản xuất đồng bộ nhập
từ Trung Quốc đặt tại phân xưởng sản xuất tại KCN Tân Tạo, Tp. HCM. Công
suất thiết kế hiện tại của Công ty đạt 12.000 tấn / năm.

Sản phẩm sản xuất kinh doanh: sản phẩm chính của Công ty là que hàn
nhãn hiệu KT và Gemini với nhiều chủng loại que hàn thuộc các dòng sản phẩm
dùng cho thép thường (Tương đương tiêu chuẩn AWS E6013) đã được Cục Đăng
kiểm Việt Nam chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6259-6. Vừa
qua, Công ty đã sản xuất thành công sản phẩm que hàn dùng cho thép có độ bền
cao (AWS E7016 và E7018), thép Inox (AWS E308-16) và que hàn đắp phục hồi
bề mặt cứng. Tuy những sản phẩm này chỉ đang trong giai đoạn triển lãm, giới
thiệu nhưng là một bước ngoặc đánh dấu sự thành công của Công ty trong hoạt
động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới (Xem chi tiết Phụ lục 6).
Mạng lưới tiêu thụ: tính đến cuối năm 2003, Công ty đã thiết lập được
nhiều đại lý và khách hàng trực tiếp tại Tp. HCM cũng như các tỉnh, thành khác
thuộc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.
• Công ty Hơi Kỹ Nghệ Que hàn (Sovigaz)
Là Công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam có trụ
sở và Xí nghiệp Que hàn điện Khánh Hội đều tại Tp. Hồ Chí Minh. Đây hiện là
doanh nghiệp vật liệu hàn duy nhất của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam ở phía
Nam. Tuy nhiên, Sovigaz chỉ có thế mạnh về sản xuất khí gas và khí công
nghiệp, sản lượng vật liệu hàn sản xuất hàng năm không đáng kể và chủng loại
sản phẩm cũng rất hạn chế, chỉ mới đáp ứng được nhu cầu vừa và nhỏ của các
Cơ sở Cơ khí và Xây dựng dân dụng trong phạm vi đòa lý nhỏ hẹp ở Tp. HCM và
vùng Đông Nam Bộ. Với năng lực sản xuất và kinh doanh hiện có, Sovigaz chưa
thực hiện được vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp nhà nước đối với ngành
Công nghiệp Vật liệu hàn tại thò trường phía Nam. Để cải thiện vò thế cạnh tranh
của mình, Công ty đã có dự án đầu tư thêm dây chuyền thiết bò và bí quyết Công
nghệ sản xuất vật liệu hàn với công suất 3.600 tấn/ năm có vốn đầu tư dự kiến
khoảng 10 tỷ đồng đặt tại KCN Đồng An tỉnh Bình Dương.
Tóm tắt chương I:
Vật liệu hàn hiện vẫn là loại vật liệu chưa thể thay thế được trong các
phương pháp liên kết kim loại bền vững, là sản phẩm đầu vào thiết yếu cho các
ngành Cơ khí Công nghiệp và Cơ khí xây dựng, những ngành quan trọng ảnh

hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia.
thò trường phía Nam hiện có 3 doanh nghiệp sản xuất vật liệu hàn là Công
ty Cổ phần Que hàn Hà Việt, Công ty TNHH Kim Tín và Công ty Hơi Kỹ nghệ
Que hàn (Sovigaz) với những nét đặc thù riêng vì vậy cũng có những đặc điểm

Trang 19


riêng trong chiến lược phát triển cho từng doanh nghiệp trong chiến lược phát
triển chung của ngành Công nghiệp vật liệu hàn phía Nam.

Trang 20


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG & TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT–KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VẬT LIỆU HÀN PHÍA NAM
II.1. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VĨ MÔ.
II.1.1. nh hưởng của các yếu tố chính trò, pháp luật.
II.1.1.1. Yếu tố chính trò, pháp luật
Việt Nam được đánh giá là nước có mức độ ổn đònh về chính trò, trật tự an
ninh xã hội cao trên thế giới và trong khu vực nên đã tạo lập được một môi
trường kinh tế xã hội an toàn cho mọi người, có tác động lớn đến việc tạo niềm
tin cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng và triển khai các chiến lược dài
hạn. Ngoài ra, đây còn là thế mạnh có sức hút đầu tư nước ngoài rất lớn.
Cùng với tình hình chính trò ổn đònh, Chính phủ Việt Nam cũng có một
đường lối phát triển kinh tế cởi mở. Quan điểm đổi mới, chính sách mở cửa của
Đảng và Nhà nước đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền kinh tế nước ta, đặc
biệt là chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần đã đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp Quốc doanh, ngoài Quốc doanh.

Về đối ngoại, Chính phủ Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ ngoại giao
theo hướng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong
khu vực vì vậy, các doanh nghiệp có thể tin tưởng về một môi trường kinh doanh
trong nước thuận lợi, môi trường quốc tế và khu vực tốt với những mối quan hệ
song phương, đa phương không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Ngoài ra, chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng tốc độ
đô thò hóa cao đã đẩy nhanh tốc độ phát triển và gia tăng đầu tư, tái đầu tư cho
các ngành Cơ khí Công nghiệp và Cơ khí Xây dựng, là đầu ra cho sản phẩm vật
liệu hàn, hứa hẹn thò trường tiềm năng to lớn cho các doanh nghiệp trong ngành.
Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, Việt Nam đã và tiếp
tục ban hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia như Luật Thương mại,
Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế giá trò gia tăng, Thuế thu nhập Doanh nghiệp
v.v… để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế, góp phần khuyến khích sự phát
triển ổn đònh và lành mạnh của các thành phần kinh tế, thể hiện mong muốn xây
dựng một xã hội công bằng trên cơ sở dân giàu, nước mạnh.
Bên cạnh nỗ lực hoàn thiện hệ thống luật pháp, hệ thống pháp luật Việt
Nam vẫn chưa thật đầy đủ, hoàn thiện và còn nhiều bất cập trong triển khai
cũng như thi hành luật. Nội dung các điều luật chưa thật rõ ràng, hợp lý hoặc
thiếu nhất quán, đồng bộ giữa các điều khoản, quy đònh v.v… Những hạn chế này
đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, Việt Nam tuy có tình hình chính trò ổn đònh nhưng bộ máy cơ quan
quản lý Nhà nước cồng kềnh với các thủ tục hành chính phức tạp, quan liêu và
Trang 21


còn nhiều biểu hiện cửa quyền, tham ô nhũng nhiễu doanh nghiệp, đặc biệt của
các quan chức ngành thuế và hải quan đã gây không ít khó khăn cho các hoạt
động kinh tế, thậm chí nhiều lúc, nhiều nơi làm nản lòng các nhà đầu tư, khiến
mục tiêu hạ thấp chi phí sản xuất của doanh nghiệp khó thực hiện triệt để.
II.1.1.2. Chính sách quản lý ngành

Ngành Công nghiệp Vật liệu hàn Việt Nam hiện chưa được coi là một
ngành độc lập mà được ghép chung vào ngành Hóa chất trong hệ thống quản lý
các cơ quan ban ngành của Nhà nước mặc dù như đã phân tích, vật liệu hàn là
sản phẩm đầu vào thiết yếu đối với ngành Cơ khí Công nghiệp và Cơ khí Xây
dựng, những ngành quan trọng của nền kinh tế.
Việc quản lý của cơ quan Nhà nước đối với các doanh nghiệp vật liệu hàn
trong nước cũng còn manh mún và chưa nhất quán. Ngành hàn nước ta hiện có
khoảng trên 10 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất vật liệu hàn trong đó có 6 doanh
nghiệp lớn trực thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước như sau:
- Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức và Công ty Hơi Kỹ nghệ Que
hàn (Sovigaz) trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem)
- Công ty Que hàn Hữu Nghò và Xây lắp Cơ khí quản lý bởi y ban
Nhân dân Tỉnh Vónh Phú
- Công ty Công nghiệp Vật liệu hàn Nam Triệu của Công ty Công
nghiệp Tàu thủy Nam Triệu trực thuộc Tổng Công ty Tàu thủy Việt Nam
(Vinashin)
- Công ty Cổ phần Que hàn Hà Việt và Công ty TNHH Kim Tín quản lý
bởi y ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh.
Như vậy ngoài Việt Đức, Sovigaz và Nam Triệu được quản lý bởi cơ quan
kinh tế chủ quản, dù không phải là cơ quan chuyên ngành nhưng cũng có được
những đònh hướng phát triển cụ thể, những hỗ trợ nhất đònh về vốn, nhân lực
cũng như tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mà các doanh nghiệp khác đều không có
và phải tự thân vận động. Ngoài ra, cũng do những bất cập trong quản lý Nhà
nước, giữa các doanh nghiệp trong ngành thiếu sự liên kết, hợp tác gây lãng phí
nhiều hơn về công sức, thời gian và chi phí trong việc tìm kiếm thông tin cho cải
tiến, phát triển hoặc đầu tư kỹ thuật, công nghệ, máy móc thiết bò mới v.v…
Về chính sách thuế, Nhà nước áp dụng thuế suất nhập khẩu vật liệu hàn ở
mức 30% và 10% đối với sản phẩm nguồn gốc Asean để bảo hộ ngành Công
nghiệp Vật liệu hàn còn non trẻ trong nước. Tuy nhiên, do áp lực từ hội nhập và
cam kết thực hiện lộ trình ưu đãi thuế quan chung CEPT, từ 01/07/2003, thuế

suất nhập khẩu vật liệu hàn nguồn gốc Asean đã giảm còn 5% và sẽ chỉ còn 3%
vào năm 2006 buộc Chính phủ phải giảm mức độ bảo hộ đối với ngành trước sản
phẩm nhập khẩu từ các nước Asean khác.
Trang 22


Thuế VAT đối với vật liệu hàn trước đây là 5% nhưng từ 01/01/2004 tăng
lên 10%, tương đương mức thuế đối với ngành dòch vụ và cao so với những
ngành sản xuất khác, là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thành mà
người tiêu dùng phải gánh chòu, đặc biệt khi vật liệu hàn là đầu vào thiết yếu
cho các ngành quan trọng của nền kinh tế là Cơ khí Công nghiệp và Xây dựng.
Với thò trường nguyên liệu, để bình ổn giá thép sau cơn sốt vào 6 tháng
cuối năm 2003 và kéo dài sang năm 2004, Thứ trưởng Bộ Tài chính ký quyết
đònh 23/2004/QĐ-BTC giảm thuế suất nhập khẩu 17 chủng loại sắt thép, phôi
thép xuống 0% trong đó có thép làm lõi que hàn áp dụng từ 01/03/2004 đã giúp
các doanh nghiệp thép và vật liệu hàn trong nước giảm giá thành sản xuất.
Thời gian qua, khi Trung Quốc tìm mua khoáng sản, đặc biệt là quặng sắt
của Việt Nam do kinh tế Trung Quốc phát triển quá nóng, nguồn nguyên liệu
khai thác trong nước không kòp đáp ứng đã góp phần làm cạn kiệt nguồn nguyên
liệu dành cho sản xuất của nước ta, Bộ Công nghiệp đã giao cho Tổng Công ty
Thép và Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam mua toàn bộ quặng sắt khai thác
được, ước tính 500-600 ngàn tấn/ năm. Ngoài ra, để bảo vệ tài nguyên quặng và
khoáng sản dùng sản xuất nguyên liệu đầu vào cho vật liệu hàn, ngày 29/07/04,
Chính Phủ ban hành Nghò đònh 150/2004/NĐ-CP quy đònh xử phạt hành chính
hành vi vi phạm pháp luật về khai thác của các tổ chức, cá nhân không có chức
năng ở mức 2 triệu – 100 triệu đồng đã góp phần ổn đònh thò trường nguyên liệu.
II.1.2. nh hưởng của các yếu tố kinh tế.
II.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế.
Các số liệu chính thức của Tổng Cục Thống kê cho thấy chính sách mở cửa
và hội nhập kinh tế quốc tế năm 1986 với thời điểm thực sự chuyển đổi sang nền

kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thò trường từ năm 1992
đã làm cho nền kinh tế Việt Nam khởi sắc. GDP của nền kinh tế liên tục tăng
trung bình trên 8%/ năm trong giai đoạn 1992 – 1997
Tuy nhiên, trong 2 năm 1998 – 1999, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt
Nam có phần giảm sút do khủng hoảng kinh tế – tài chính nặng nề đặc biệt tại
các nước Châu Á. Tốc độ tăng GDP giai đoạn này chỉ đạt trung bình 5.3%/ năm.
Bước sang các năm 2000 – 2003, nền kinh tế nước ta đã gượng dậy phát
triển khá cao và ổn đònh với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này đạt 7.0%/ năm.
Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành Công nghiệp và Xây dựng, các ngành
đầu ra của sản phẩm vật liệu hàn có mối liên hệ mật thiết với chỉ số phát triển
GDP của nền kinh tế. Khi GDP tăng nhanh, tỷ lệ đầu tư cho Công nghiệp và Xây
dựng tăng nhanh và ngược lại, khi chỉ số GDP có dấu hiệu giảm sút thì tỷ lệ
giảm sút của các ngành này cũng thể hiện rõ rệt nhất.
Trang 23


Thật vậy, giai đoạn 2000-2003 cùng với sự vực dậy của nền kinh tế, chỉ số
phát triển Công nghiệp và Xây dựng hầu hết đạt trên 10%/ năm. Đặc biệt năm
2003, Công nghiệp và Xây dựng đã thực sự đóng vai trò đầu tàu với tỷ trọng
trong GDP đạt 53.32%, đóng góp 3.86% trong 7.24% tăng trưởng của GDP hứa
hẹn một thò trường tiềm năng được mở rộng cho các doanh nghiệp vật liệu hàn.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế qua các năm.
Năm
Tốc độ tăng GDP
Tốc độ tăng GDP từ CN - XD

1992
8.6
12.79


1993
8.08
12.62

ĐVT: % - Giá so sánh 1994
1994 1995 1996 1997
8.83
9.54
9.34
8.15
13.39 13.60 14.46 12.62

Năm
1998 1999 2000 2001 2002 2003
Tốc độ tăng GDP
5.77
4.77
6.79
6.90
7.04
7.24
Tốc độ tăng GDP từ CN - XD
8.33
7.68 10.07 10.39 9.44 10.34
Nguồn: Niên giám Thống kê 2002, Tạp chí Con số và Sự kiện Tháng 1+2/2004

II.1.2.2. Chỉ số lạm phát của nền kinh tế
Về lạm phát, sau khi vượt ngưỡng lạm phát cao trên 50% năm 1991 (lạm
phát lên đến 67%), từ năm 1992 trở lại đây, nền kinh tế đã giữ được mức lạm

phát dưới 20%/năm. Đặc biệt 2 năm 1996 – 1997, mức lạm phát được kiềm chế
dưới 5% đã góp phần ổn đònh môi trường kinh tế cho các doanh nghiệp. Sang
năm 1998, mức độ lạm phát tăng lại ở mức 9.2% vẫn được xem là khá ổn đònh.
Bảng 2.2: Tốc độ lạm phát qua các năm
Năm
Chỉ số lạm phát (%)

1992
17.2

1993
5.2

1994
14.3

1995
12.7

1996
4.5

1997
3.6

Năm
1998
1999
2000
2001

2002
2003
Chỉ số lạm phát (%)
9.2
0.1
-0.6
8.0
4.0
3.0
Nguồn: Niên giám Thống kê 2002, Tạp chí Con số và Sự kiện T1+2/2004

Năm 1999, chỉ số lạm phát giảm xuống mức 0.1% (thiểu phát) và sang năm
2000, nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát ở mức -0.6% kéo theo những tác động
xấu cho tăng trưởng, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng này đã được nhà
nước cố gắng khắc phục bằng nhiều biện pháp nên sang giai đoạn 2001 – 2003,
chỉ số lạm phát nền kinh tế trong những năm qua đã giữ được ở mức cho phép
(3.0% - 8.0%), đảm bảo kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng không quá đột biến.
II.1.2.3. Đầu tư của nền kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Vốn đầu tư của nền kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài là những nguồn
quan trọng để phát triển kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến chỉ số GDP và ảnh hưởng
trực tiếp đến lượng đầu tư cho các ngành Công nghiệp, Xây dựng.
Về chỉ số vốn đầu tư của nền kinh tế, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế thế giới và khu vực, 2 năm 1998 và 1999 vẫn là giai đoạn tốc độ phát triển
Trang 24


×