Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Áp dụng đấu giá điện tử (e auction) trong hoạt động tiếp liệu của doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 91 trang )

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------

NGUYỄN THỊ DIỆU TRÂN

ĐỀ TÀI
ÁP DỤNG ĐẤU GIÁ ĐIỆN TỬ (e-AUCTION) TRONG HOẠT ĐỘNG
TIẾP LIỆU CỦA

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : NGOẠI THƯƠNG
MÃ SỐ : 5.02.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN ĐỨC TRÍ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2001


Trang 2

MỤC LỤC
Mở đầu
Chương I – Khái niệm chung về đấu giá
1.1. Khái niệm
1.2. Sự ra đời của phương thức đấu giá


1.3. Phân loại phương thức đấu giá
1.3.1. Các phương thức đấu giá cơ bản
1.3.2. Các phiên bản của các phương thức đấu giá cơ bản
Chương II - GIỚI THIỆU PHƯƠNG THỨC ĐẤU GIÁ ĐIỆN TỬ SỬ
DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TIẾP LIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN THẾ GIỚI.
2.1. Khái niệm về đấu giá điện tử.
2.2. Phân loại đấu giá điện tử áp dụng trong hoạt động tiếp liệu của
doanh nghiệp
2.2.1.1. Đấu giá điện tử mở (Open/ Public Reverse Auction)
2.2.1.2. Đấu giá điện tử hạn chế (Private Auction)
2.3. Đặc điểm của đấu giá điện tử so với hình thức đấu giá truyền thống
trong hoạt động tiếp liệu của các doanh nghiệp.
2.4. Ưu điểm của đấu giá điện tử so với hình thức đấu giá truyền thống
trong hoạt động tiếp liệu của doanh nghiệp.
2.5. Điều kiện thích hợp để áp dụng phương thức đấu giá điện tử trong
hoạt động tiếp liệu của doanh nghiệp
2.6. Quy trình đấu giá điện tử trong hoạt động tiếp liệu
2.6.1.1. Quy trình đấu giá điện tử mở
2.6.1.2. Quy trình đấu giá điện tử hạn chế
2.7. Các yêu cầu cần thiết về mặt kỹ thuật cho người mua và nhà cung
cấp để tham gia đấu giá điện tử
2.8. Giới thiệu sơ lược về phần mềm đấu giá điện tử phổ biến
Chương III - THỰC TẾ ÁP DỤNG ĐẤU GIÁ ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT
ĐỘNG TIẾP LIỆU CỦA CÔNG TY P&G.
3.1. Giới thiệu tổng quát tình hình tiếp liệu mặt hàng bao bì dạng mạng
nhựa ghép của Công ty
3.2. Quá trình quyết đònh chọn đấu giá điện tử làm chiến thuật tiếp liệu
cho mặt hàng bao bì dạng màng nhựa ghép của Công Ty.
3.3. Kế hoạch tổ chức đấu giá điện tử của Công Ty

3.4. Kết quả đấu giá điện tử và bài học kinh nghiệm rút ra từ các giai
đoạn của quy trình đấu giá điện tử
Chương 4 - THỰC TẾ ÁP DỤNG ĐẤU GIÁ ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT
ĐỘNG TIẾP LIỆU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
4.1. Tình hình triển khai và phát triển Thương mại điện tử tại Việt Nam
4.2. Tình hình triển khai và phát triển đấu giá điện tử trong hoạt động
tiếp liệu của các doanh nghiệp Việt Nam
Kết luận và kiến nghò
Tài liệu tham khảo

3
3
3
4
4
7
11

11
12
12
13
15
17
19
20
20
26
36
37

38
38
39
41
43
45
45


Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại điện tử (e-Commerce) đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và có những
ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và xã hội trên thế giới. Thương mại
điện tử bao gồm những hoạt động kinh doanh hàng hóa hoặc dòch vụ trên mạng điện
tửï, giữa công ty và công ty (Business to Business - B2B) và giữa công ty và khách
hàng (Business to Customer – B2C) đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được
trong hoạt động thương mại ngày nay. Việc kết nối người mua và người bán lại với
nhau trên Internet đã làm thay đổi phương thức kinh doanh, tăng hiệu quả và giảm chi
phí hoạt động của các doanh nghiệp.
Đấu giá điện tử (e-Auction), một bộ phận của thương mại điện tử chính làø hoạt động
đấu giá giữa người mua và người bán được thực hiện trên Internet, có thể được áp
dụng trong hoạt động bán hàng, nhưng trên thực tế được áp dụng nhiều hơn trong hoạt
động tiếp liệu của doanh nghiệp. Đấu giá điện tử đang được sử dụng thay thế những
chiến thuật tiếp liệu truyền thống như đàm phán trực tiếp, đàm phán bằng văn bản,
đấu giá bằng văn bản … Theo số liệu của các tổ chức phát triển thương mại điện tử,
các tạp chí kinh tế nổi tiếng trên thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng
thường xuyên phương thức đấu giá điện tử trong hoạt động tiếp liệu của mình. Tốc độ
tăng trưởng này xuất phát từ những lợi ích mà đấu giá điện tử đem lại cho hoạt động
tiếp liệu của các doanh nghiệp như giúp tiết kiệm chi phí tiếp liệu rất nhiều và giúp

quá trình đàm phán mua hàng nhanh hơn.
Tuy nhiên, phương thức đấu giá điện tử vẫn còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp
Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của
phương thức mới này hoặc có nhận thức được nhưng lúng túng trong việc triển khai áp
dụng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã không nắm bắt được những lợi ích mà đấu
giá điện tử đem lại nhằm tạo ra ưu thếá cạnh tranh cho mình.
Từ thực tế nêu trên, tôi quyết đònh nghiên cứu về phương thức đấu giá điện tử trong
hoạt động tiếp liệu của doanh nghiệp và chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp Thạc
só Kinh tế của mình với mục đích giới thiệu đến những người quan tâm một phương
thức mới trong hoạt động tiếp liệu của doanh nghiệp và đưa ra một vài kiến nghò để
xúc tiến triển khai ngay việc áp dụng phương thức này cho doanh nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân tôi chủ yếu tham khảo các tài liệu trên các
website, các sách chuyên môn, các báo và tạp chí kinh tế, tài liệu huấn luyện nội bộ
của công ty P&G – đơn vò mà tôi đang công tác, từ đó tiến hành tổng hợp lại thành nội
dung đề tài. Ngoài ra, tôi còn trao đổi với nhiều doanh nghiệp và các nhà cung cấp


Trang 4

dòch vụ Internet để tìm hiểu về thực tế áp dụng phương thức mới này tại Việt Nam
cũng như tham khảo ý kiến cho các kiến nghò của đề tài..
Luận văn của tôi được bố cục chia làm 5 phần bao gồm (1) Khái niệm chung về đấu
giá (2) Giới thiệu về phương thức đấu giá điện tử sử dụng trong hoạt động tiếp liệu của
doanh nghiệp trên thế giới (3) Thực tế áp dụng đấu giá điện tử trong hoạt động tiếp
liệu của Công Ty P&G (4) Thực tế áùp dụng đấu giá điện tử trong hoạt động tiếp liệu
của doanh nghiệp VN (5) Kết luận và kiến nghò.
Do tính mới của đề tài, tài liệu nghiên cứu bò hạn chế và hầu như sử dụng tiếng Anh
nên luận văn của tôi chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và chưa đi sâu vào một
số khía cạnh. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các bạn sinh viên và tất
cả những người quan tâm đến đề tài này để tôi có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu

của mình.
Tôi xin trân trọng cám ơn Khoa Thương mại & Du Lòch trường Đại học Kinh tế TP.
HCM, thầy Nguyễn Đức Trí đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này.
Thành Phố Hồ Chí mInh – 2001
Nguyễn Thò Diệu Trân


Trang 5

CHƯƠNG I : KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐẤU GIÁ
1.1. Khái niệm.
Đấu giáù là tranh nhau trả giá trong cuộc mua hay bán có nhiều người dự.
(Trích từ Tự điển tiếng Việt 2001 do Ngôn ngữ học Việt Nam biên soạn – Nhà xuất bản
Văn hóa Thông tin).
Đấu giá là hình thức bán những hàng hóa hay tài sản thường thuộc loại đắt tiền, hàng
quý hiếm. Người bán đặt mức giá chuẩn, những người mua trả giá từ thấp đến cao,
hàng hóa được bán cho người mua trả giá cao nhất. Có hai hình thức : bán đấu giá tự
nguyện được tiến hành theo ý muốn của người sở hữu hàng hóa hay tài sản; bán đấu
giá bắt buộc do cơ quan kinh tế hay hành chính thực hiện.
(Trích từ Tự điển bách khoa Việt Nam do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Tự điển
Bách khoa Việt nam – Nhà xuất bản Tự điển Bách khoa Việt Nam năm 1995)
1.2. Sự ra đời của phương thức đấu giá.
Hầu hết các nhà nghiên cứu trên thế giới đều nhất trí rằng, đấu giá xuất hiện lần đầu
tiên ở Babylon vào khoảng năm 500 trước công nguyên. Vào thời đó, hằng năm người
ta tổ chức đấu giá các thiếu nữ để họ có thể kết hôn. Những thiếu nữ xinh đẹp đãõ làm
cho cuộc đấu giá thật sinh động vì có nhiều người muốn chọn họ để kết hôn. Còn
những thiếu nữ kém xinh hơn phải kèm theo mình một khoản hồi môn mới được ai đó
chấp nhận kết hôn.
La Mã Cổ đại cũng đã tổ chức đấu giá từ rất lâu cho việc mua bán hàng hóa. Những

cuộc đấu giá lúc đó thường bao gồm người sở hữu hàng hóa, người tổ chức cuộc đấu
giá, người chào mời tham gia đấu giá và những người tham gia đấu giá. Thông thường,
các cuộc đấu giá được thực hiện với hình thức giá bỏ thầu tăng dần. Tuy nhiên, những
người tham gia đấu giá không xướng to giá bỏ thầu của mình lên mà chỉ nháy mắt hay
vẫy tay để báo hiệu giá bỏ thầu của mình mà thôi.
Sau mỗi lần thắng trận, binh lính La Mã thường cắm giáo của mình trên một mảnh đất
để đánh dấu phạm vi chiến lợi phẩm của mình. Sau đó, những người lính này đem các
hàng hóa thu được từ khu vực chiến lợi phẩm bán đấu giá. Do vậy, từ “subhastation”,
có nghóa là bán đấu giá xuất phát từ “subhastare” trong tiếng Latin, có nguồn gốc ghép
từ hai chữ “sub” (nghóa đen là dưới) và “hasta” (nghóa đen là giáo).
Người La Mã cũng đã tổ chức đấu giá để thanh lý tài sản. Người ta nói rằng Marcus
Aurelius đã thực hiện đấu giá hơn hai tháng để bán đồ đạc và của gia bảo của mình.
Một trong những cuộc đấu giá gây ngạc nhiên nhất trong lòch sử đã xảy ra vào năm
193 sau công nguyên, khi những người lính Praetorian giết hoàng đế Pertinax. Sau đó,
họ công bố rằng người bỏ thầu cao nhất sẽ trở thành hoàng đế La Mã. Didius Julianus
đã bỏ thầu cao nhất, 6250 drachmas cho mỗi người lính, để trở thành hoàng đế. Không
may là ông ta bò chém đầu hai tháng sau đó khi Septimus Severus chinh phục thành
Rome. Julianus có thể được xem là nạn nhân đầu tiên của “sự hối tiếc trúng thầu”.


Trang 6

Ở các nước khác, đấu giá là một trong bốn phương thức làm tăng tiền tệ (đấu giá, cầm
đồ, tổ chức tài chính và xổ số) được các đền chùa và tu viện sử dụng vào đầu thế kỷ 17
để bán đồ đạc của các nhà sư bò chết.
Tự điển tiếng Anh Oxford ở Anh quốc đã đề cập đến đấu giá lần đầu tiên vào năm
1595. Tuy nhiên, đấu giá chỉ diễn ra trên thực tế ở Anh vào cuối thế kỷ 17. Vào lúc đó,
các cuộc đấu giá được tổ chức mỗi ngày trong các quán rượu và tiệm cà phê để bán
tranh vẽ.
Một tài liệu từ thế kỷ 17 đã mô tả một quá trình được gọi là “mineing” (dòch nghóa từ

tiếng Anh - đào mỏ). Quy trình này tương tự như phương thức đấu giá kiểu Hà Lan vì
người tổ chức đấu giá cho giá khởi điểm rất cao và giảm dần giá kêu thầu sau đó. Khi
có ai đó la lớn “mine” (dòch nghóa từ tiếng Anh - của tôi; mỏ), cuộc đấu giá được kết
thúc và người đó được công nhận là trúng thầu.
Sau đó, đấu giá xâm nhập vào nước Mỹ và được sử dụng để bán thanh lý hàng hóa tồn
kho. Ngoài ra, người ta cũng đã dùng phương thức đấu giá để bán các mặt hàng như
thuốc lá, tài nguyên, ngựa, nợ, tín dụng, nô lệ…
1.3. Phân loại phương thức đấu giá.
1.3.1. Các phương thức đấu giá cơ bản.
Có thể liệt kê ra rất nhiều loại phương thức đấu giá khác nhau. Mỗi loại phương
thức đấu giá đều tuân theo những quy luật khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu
khác nhau, ví dụ như tăng tối đa giá bán, tăng tối đa sản lượng bán hàng, tránh “sự
hối tiếc trúng thầu” (winner’s curse), tăng lợi nhuận … Mỗi loại phương thức đấu
giá lại có nhiều biến dạng, tùy theo từng đối tượng thò trường cụ thể. Trên thực tế
có các loại phương thức đấu giá cơ bản sau đây :
ƒ Đấu giá kiểu Hà Lan (Dutch auctions)
Phương thức đấu giá kiểu Hà Lan, theo các tài liệu sử dụng phổ biến trong các
trường học, là kiểu đấu giá mở có giá giảm dần. Kiểu đấu giá này đã từng được sử
dụng tại Netherland để đấu giá mặt hàng hoa, do đó có tên là “đấu giá kiểu Hà
Lan”. (Tuy nhiên, trong lónh vực tài chính, người ta cũng gọi một loại phương thức
đấu giá khác là đấu giá kiểu Hà Lan. Đó là kiểu mà các tài liệu ở các trường học
gọi là đấu giá giá cao nhì, áp dụng cho mọi người trúng thầu. Điều này đôi khi đem
lại sự nhầm lẫn rất lớn cho người sử dụng).
Trong phương thức đấu giá kiểu Hà Lan, cuộc đấu giá được bắt đầu với một mức
giá khởi điểm khá cao và sau đó giá kêu thầu được giảm dần. Cuộc đấu giá chỉ
dừng lại khi có một người mua tham gia đấu giá gọi lớn “của tôi (mine)” hay nhấn
nút làm ngừng một đồng hồ tự động để xác nhận mình đồng ý mua mặt hàng với
mức giá trên. Khi cuộc đấu giá được tổ chức cho một loại mặt hàng với số lượng
nhiều hơn một, người mua tham gia đấu giá khác có thể tiếp tục nhấn nút khi giá
giảm xuống hơn nữa. Nói cách khác, người trúng thầu đầu tiên sẽ mua mắc hơn

người trúng thầu kế tiếp và tiếp tục cứ như vậy. Khi hàng hóa bán đấu giá không
còn nữa, cuộc đấu giá coi như kết thúc.


Trang 7

Đấu giá kiểu Hà Lan từng được sử dụng để tài trợ tín dụng ở Rumania, để mua bán
ngoại hối ở Bolivia, Jamaica, Zambia và để bán cá ở Anh và Israel.
ƒ Đấu giá kín, giá bỏ thầu cao nhất – Đấu giá “giá trúng thầu khác biệt”
(First-price, sealed bid auctions – Discriminatory auctions)
Kiểu đấu giá này có đặc điểm chính là đấu giá kín, không giống như đấu giá mở
của đấu giá kiểu Anh và kiểu Hà Lan. Vì vậy, những người mua tham gia đấu giá
không hề biết được các thông tin của nhau. Người mua trúng thầu phải trả đúng giá
trò mà họ đã bỏ thầu. Thông thường, mỗi người tham gia đấu giá chỉ được phép bỏ
một thầu, do đó việc chuẩn bò gởi thầu rất quan trọng. Giới tài chính lại gây ra sự
nhầm lẫn cho người sử dụng khi thường gọi kiểu đấu giá này là đấu giá kiểu Anh.
Hình thức đấu giá kín thường có hai phần rõ rệt – Phần đầu là giai đoạn người tham
gia đấu giá bỏ thầu thực hiện và phần sau là giai đoạn mở thầu và quyết đònh người
trúng thầu. Đôi khi, một số cuộc đấu giá không kết luận được người trúng thầu vì
nhiều lý do.
Một yếu tố rất quan trọng trong kiểu đấu giá này chính là số lượng hàng hóa đấu
giá – chỉ có một hay nhiều hơn. Khi số lượng hàng hóa chỉ là một, người trúng thầu
chính là người bỏ thầu cao nhất. Do đó, kiểu đấu giá này có tên là “giá bỏ thầu cao
nhất” (first price). Khi số lượng của mặt hàng đấu giá nhiều hơn một, kiểu đấu giá
này được gọi là “giá trúng thầu khác biệt” (discriminatory) vì không phải toàn bộ
những người trúng thầu đều phải trả cùng một trò giá.
Kiểu đấu giá này hoạt động như sau. Trong kiểu đấu giá “giá trúng thầu cao nhất”
(first price), số lượng của hàng hóa đấu giá chỉ là một. Mỗi người tham gia đấu giá
đều bỏ thầu một lần mà không cần phải chú ý đến những người tham gia khác.
Người bỏ thầu cao nhất sẽ là người trúng thầu và phải trả bằng đúng trò giá bỏ thầu

của mình. Trong kiểu đấu giá “giá trúng thầu khác biệt” (discriminatory), số lượng
của hàng hóa đấu giá nhiều hơn một. Các giá bỏ thầu kín sẽ được sắp xếp từ giá
cao nhất đến giá thấp nhất. Sau đó, ngưởi ta sẽ công bố trúng thầu cho giá bỏ thầu
cao nhất đến giá bỏ thầu thấp hơn, cho đến khi nào số lượng hàng hóa hết sạch. Do
đó, yếu tố quan trọng nhất cần nhớ là những người mua trúng thầu có thể trả tiền
với những giá hoàn toàn khác nhau.
Người tham gia đấu giá sẽ có khả năng trúng thầu cao nếu họ bỏ thầu cao. Tuy
nhiên, nếu trúng thầu thì họ lại thu được lợi nhuận thấp hơn. Chiến lược đấu giá tốt
là bỏ thầu gần với giá của số đông trên thò trường và chiến lược này sẽ giúp người
thắng thầu tránh được “sự tiếc rẻ trúng thầu”.
Phương thức đấu giá này được sử dụng cho tài trợ tín dụng và mua bán ngoại tệ. Bộ
Tài Chính Hoa Kỳ đã sử dụng phương thức đấu giá này cho đến tận năm 1993 để
bán các khoản nợ của mình.
ƒ Đấu giá Vickrey – Đấu giá áp dụng giá cao nhì cho mọi người trúng thầu
(Vickrey auctions – Uniform second-price auctions).


Trang 8

Đấu giá áp dụng giá cao nhì cho mọi người trúng thầu thường được gọi là đấu giá
Vickrey do William Vickrey, người đoạt giải Nobel năm 1996 về khoa học kinh tế,
phân loại phương thức này vào năm 1960. Cũng giống như phương thức đấu giá giá
trúng thầu cao nhất, đây là hình thức thầu kín và những người tham gia đấu giá
hoàn toàn không biết rõ về nhau. (Trong lónh vực tài chính, phương thức này lại
được gọi là đấu giá kiểu Hà Lan). Người trúng thầu là người bỏ thầu cao nhất
nhưng họ chỉ cần trả tiền bằng với giá bỏ thầu cao thứ nhì mà thôi.
Thoạt nhìn, có vẻ như người bán sẽ thu được nhiều hơn nếu họ sử dụng phương thức
đấu giá giá trúng thầu cao nhất. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều này không
hoàn toàn chính xác. Trong trường hợp của phương thức đấu giá Vickrey, những
người tham gia đấu giá thường điều chỉnh giá bỏ thầu của họ theo chiều hướng tăng

thêm lên vì họ không sợ rằng mình sẽ phải trả một giá quá cao. Những người tham
gia đấu giá tự tin sẽ chắc chắn trúng thầu nhưng chỉ phải thanh toán với một giá trò
gần với giá bỏ thầu của số đông trên thò trường. Giá trò mà người trúng thầu phải
thanh toán chính do giá bỏ thầu của những người tham gia khác quyết đònh.
Phương thức đấu giá này đã được sử dụng ở Tiệp Khắc để tài trợ tín dụng và sử
dụng ở Guina, Nigeria và Uganda để mua bán ngoại tệ. Phương thức đấu giá này
không thể thực hiện với hình thức mở vì cuộc đấu giá rất dễ bò điều khiển. Ví dụ
như người A bỏ thầu $25 cho một mặt hàng trò giá $100, khi đó một người khác có
thể bỏ thầu $750 và tin chắc rằng không ai có thể bỏ cao hơn. Như vậy, người A sẽ
trúng thầu và chỉ cần trả $25. Do đó, điều quan trọng của phương thức đấu giá này
là phải được thực hiện kín.
ƒ Đấu giá giá giảm dần (Reverse auctions).
Với phương thức đấu giá giá giảm dần, người mua sẽ nêu ra các mặt hàng mà họ
muốn mua và người bán sẽ tham gia đấu giá để chào giá tốt nhất. Phương thức đấu
giá này hướng nhiều sự quan tâm đến người mua.
ƒ Đấu giá kiểu Anh (English auctions).
Người bán thông báo một mức giá thấp khởi điểm. Sau đó, những người mua tham
gia đấu giá sẽ trả giá tăng dần và người mua thắng thầu là người trả giá cao nhất.
ƒ Đấu giá kép (Double auctions).
Mặc dù phương thức đấu giá này không được xếp vào bốn phương thức đấu giá
chính nhưng phương thức đấu giá kép đã được áp dụng trong lãnh vực tài chính ở
Hoa kỳ hơn một trăm năm.
Trong phương thức đấu giá này, cả người bán và người mua đều phải bỏ thầu và
sau đó giá bỏ thầu sẽ được sắp xếp từ cao nhất đến thấp nhất để tạo ra thông tin
cung và cầu. Từ đóù số lượng tối đa được bán qua đấu giá sẽ được quyết đònh bởi sự


Trang 9

phù hợp giữa giá bán bỏ thầu (bắt đầu bằng giá thấp nhất và tăng dần lên) và giá

mua bỏ thầu (bắt đầu với giá cao nhất và giảm dần xuống). Hình thức đấu giá này
cho phép tại một thời điểm xác đònh, người mua ra giá và người bán đồng ý với giá
mua này.
Nguồn gốc của phương thức đấu giá kép không được xác đònh rõ, chỉ biết rằng nó
xuất phát từ Ai cập cổ đại khi người bán và người mua đều ra giá và mặc cả với
nhau.
Vào cuối thế kỷ 19, người ta phát minh ra điện thoại và điện tín, do đó các thương
gia ở thò trường cổ phiếu có thể trao đổi trực tiếp với các nhà đầu tư ở nơi khác.
Điều này chính là mối đe dọa đến các những người tham gia đấu giá trực tiếp. Cuộc
cách mạng điện toán ở thế kỷ 20 và 21 báo hiệu sự thay đổi to lớn ở thò trường tài
chính về tự động hóa. Đấu giá kép “liên tục tiếp diễn” chính là phương thức mà
nhiều nghiệp vụ cá nhân được thực hiện tại một thời điểm và khi mỗi cuộc đấu giá
kết thúc, việc kinh doanh vẫn tiếp tục diễn ra. Phương thức này được thực hiện ở thò
trường hàng hóa Chicago hay thò trường ngoại hối New York.
Phương thức đấu giá kép có rất nhiều biến tướng và được cải cách rất nhanh chóng.
Các nhà kinh tế học tin tưởng rằng phương thức đấu giá này sẽ được áp dụng nhiều
hơn khi mà các cuộc đấu giá được điện toán hóa.
1.3.2. Các phiên bản của các phương thức đấu giá cơ bản
Ngoài ra, còn có các phiên bản khác từ các phương thức đấu giá cơ bản trên
ƒ Các phiên bản thuộc nhóm đấu giá “tùy tiện”
Đấu giá “tùy tiện” có nghóa là những người tham gia đấu giá trao đổi giá bỏ thầu
của mình riêng với người tổ chức. Sau đó, người tổ chức sẽ xem xét các giá bỏ thầu
và công bố người trúng thầu. Như vậy, quá trình bỏ thầu không bò đòi hỏi phải tuân
theo quy luật tăng dần hay giảm dần mà được thực hiện với một trật tự tùy tiện.
- Đấu giá thực hiện với hình thức bỏ thầu bằng văn bản
Hình thức đấu giá này yêu cầu những người tham gia đấu giá phải bỏ thầu bằng
văn bản. Do đó, nó rất giống phương thức đấu giá kín sử dụng trong hoạt động kinh
doanh nhà cửa, nhưng lại có một số điểm khác biệt. Trong phương thức đấu giá kín,
những người tham gia đấu giá thường là người bán và quá trình đấu giá thường kéo
dài hàng tuần hay hàng tháng. Còn đối với phương thức đấu giá này, người tham

gia đấu giá chỉ có rất ít thời gian để chuẩn bò và bỏ thầu. Phương thức này được sử
dụng ở Nhật Bản để bán cá khô.
Tuy nhiên, phương thức này tương đối mất nhiều thời gian khi có nhiều lô hàng
được tổ chức đấu giá riêng rẽ. Do đó, đôi khi không được nhiều người mua và người
bán tán thành.
Có thể đẩy nhanh quá trình đấu giá này bằng cách đấu giá nhiều lô hàng đồng thời
với nhau. Tuy nhiên, đôi khi cách thức này lại không hiệu quả. Người mua không
nắm chắc được khả năng trúng thầu cho từng lô hàng nên không thể bỏ thầu hiệu
quả được. Ngoài ra, người mua lại có ít cơ hội linh hoạt khi tham gia đấu giá với
phương thức này.


Trang 10

-

Đấu giá bắt tay
Hình thức đấu giá này là một trong những hình thức đấu giá cổ xưa nhất. Hình
thức này có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được sử dụng cho đến cuối thập niên
1950.
Một nhóm người tham gia đấu giá sẽ đứng thành một vòng tròn bao quanh người
tổ chức. Sau đó, từng người lần lượt nắm chặt tay của người tổ chức theo một cách
đã được thỏa thuận trước. Các bàn tay được dấu dưới một tấm vải và vì vậy chỉ có
người bỏ thầu đó và người tổ chức mới biết được giá bỏ thầu. Người mua thông báo
giá bỏ thầu của mình bằng cách nắm một số ngón tay của người tổ chức và đồng
thời xướng to đơn vò tiền tệ – ví dụ như trước tiên là “ngàn”, sau đó là “dollar Mỹ”
Người tổ chức đấu giá phải nhớ rõ từng giá bỏ thầu và sẽ công bố người trúng thầu
sau khi tất cả người tham gia đã qua lượt của mình. Giá trúng thầu sẽ được giữ bí
mật và do đó, người tổ chức sẽ có cơ hội để thông đồng.
Những người tham gia thông minh thường đánh lạc hướng đối phương bằng một

số kỹ thuật đánh lừa. Ví dụ như nếu họ muốn các đối thủ khác nghó rằng họ bỏ thầu
thấp, họ sẽ nắm nhiều ngón tay hay nắm nhiều lần và thật nhanh, sau đó, xướng to
đơn vò tiền tệ nhỏ nhất. Khi họ muốn các đối thủ khác nghó rằng họ bỏ thầu cao, họ
có thể chỉ nắm một ngón tay và xướng một đơn vò tiền tệ thật lớn.
Thỉnh thoảng, một người tham gia không muốn bỏ thầu cho một lô hàng nào đó
nhưng không muốn để lộ điều này, họ vẫn có thể nắm tay người tổ chức và xướng
một đơn vò tiền tệ, nhưng đồng thời có thể hủy ngay bằng cách gãi nhẹ lòng bàn tay
của người tổ chức.
Hình thức đấu giá này tốn rất nhiều thời gian để hoàn tất.
- Đấu giá “nói thầm”
Trong hình thức này, người tổ chức đấu giá sẽ công bố mặt hàng cần bán và
những người mua sẽ nói thầm giá bỏ thầu của mình với người tổ chức. Giá bỏ thầu
không theo một trật tự tăng hay giảm nhất đònh và người bỏ thầu không biết được
giá bỏ thầu của các đối thủ khác. Hình thức này thường được sử dụng ở một số thò
trường cá như Venice, Singapore và tốn rất nhiều thời gian mới hoàn tất.
Hình thức này cũng như đấu giá bắt tay đem lại một ưu điểm cho người bán là
người bán có thể phớt lờ một số giá bỏ thầu hay người bỏ thầu nào đó. Ví dụ, người
bán có thể bỏ qua những người bỏ thầu có tình trạng tài chính không tốt và không
công bố người trúng thầu. Một ưu điểm nữa cho người bán là phương thức đấu giá
nói thầm giúp họ nắm rất rõ nhu cầu về cá. Nhà quản lý có thể đònh giá một cách
khôn ngoan dựa trên thông tin này.
ƒ Các phiên bản thuộc nhóm đấu giá “theo một trật tự nhất đònh”
- Đấu giá thực hiện trong một thời gian quy đònh
Về cơ bản, hình thức đấu giá này tương tự như đấu giá kiểu Anh (giá bỏ thầu
tăng dần), tuy nhiên toàn bộ quá trình đấu giá phải hoàn tất trong một thời gian quy
đònh. Ưu điểm của hình thức này là những người tham gia đấu giá có thể điều chỉnh
giá bỏ thầu của mình, dó nhiên là theo xu thế tăng lên thêm. Loại hình đấu giá này


Trang 11


được sử dụng trong thò trường bất động sản, và gần đây là trong thò trường bản thảo
cho các nhà xuất bản, kéo dài vài ngày hay vài tuần. Các cuộc đấu giá khác có thể
kéo dài trong khoảng thời gian của một đồng hồ cát.
Hình thức đấu giá này đã có từ lâu đời và đã dùng thời gian một ngọn nến cháy
hết làm thời gian quy đònh.
Chiến lược đấu giá thường được dùng trong hình thức này là người tham gia sẽ
bỏ thầu cao từ đầu để đe doạ các đối thủ khác hoặc đợi đến phút cuối mới bỏ thầu
cao hơn. Điều này buộc các đối thủ khác phải xem xét lại toàn bộ vấn đề, nhưng
thường họ không còn kòp thời gian. Tuy nhiên, đôi khi nhiều người đều áp dụng
chiến lược này nên hàng loạt người đều bỏ thầu vào phút cuối. Điều đó làm việc
xác đònh người trúng thầu rất khó khăn.
- Đấu giá “câm”
Đấu giá “câm” là một phiên bản của đấu giá bằng văn bản (cũng là đấu giá
kiểu Anh) nhưng trong trường hợp này, những người tham gia đấu giá biết được giá
bỏ thầu của những người khác, vì vậy, giá được tăng lên rất nhanh. Những người
mua sẽ ghi tên mình cạnh số tiền mà họ muốn bỏ thầu vào một trang giấy có đònh
sẳn nhiều mức giá bỏ thầu. Do đó, người tham gia đấu giá có thể kiểm tra mức giá
bỏ thầu cao nhất hiện nay khi quyết đònh bỏ thầu. Loại hình đấu giá này diễn ra
trong vòng nhiều giờ hay nhiều ngày.
Chiến lược đấu giá trong trường hợp này là bỏ thầu ở những thời khắc cuối
nhằm đánh lừa các đối thủ khác hoặc bỏ thầu cao ngay từ đầu để làm nản lòng các
đối thủ khác.
- Đấu giá lần lượt và công khai
Trong phương thức này, những người tham gia đấu giá lần lượt bỏ thầu theo hình
thức mở. Tương tự như đấu giá kiểu Anh, giá bỏ thầu sẽ được tăng dần. Người tổ
chức đấu giá sẽ viết giá bỏ thầu cao nhất lên bảng và giá bỏ thầu này sẽ bò xóa đi
khi có giá bỏ thầu cao hơn. Những người tham gia đấu giá khi tới phiên mình bỏ
thầu sẽ quyết đònh tăng giá lên hay bỏ qua. Người trúng thầu sẽ là người bỏ thầu
cao nhất và đó cũng chính là giá trúng thầu.

- Đấu giá kiểu Thụy Só
Đấu giá kiểu Thụy Só dựa trên phương thức đấu giá kín và giá trúng thầu cao
nhất, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, phương
thức này có điểm khác biệt là nếu người trúng thầu không muốn nhận dự án đó,
người kiến trúc sư thường (nhưng không phải luôn luôn) cho phép người trúng thầu
rút lui. Điểm khác biệt này xuất phát từ những lý do rất thực tế.
Các nhà kiến trúc sư ủng hộ điều này vì những yêu cầu và lòch tiến độ của dự
án luôn phải thay đổi. Rất khó để phải làm việc với một nhà thầu mà bản thân họ
không muốn thực hiện dự án đó.
Các công ty xây dựng cũng có những giới hạn nhất đònh trong hoạt động của
mình. Các công ty này thường tham gia đấu giá nhiều dự án cùng một lúc nên họ


Trang 12

rất khó kiểm soát được các yếu tố thời gian, vốn lưu động, lực lượng lao động một
khi yêu cầu của từng dự án thay đổi thường xuyên. Do đó, hoàn toàn hợp lý nếu các
nhà thầu được phép rút lui nếu họ không thể đáp ứng yêu cầu của dự án. Chỉ khi có
sự khác biệt trên 10% giữa giá trúng thầu và giá bỏ thầu cao thứ nhì thì người trúng
thầu mới bò buộc phải thực hiện dự án.
Khả năng rút lui của người trúng thầu không được đưa vào luật đấu giá một cách
chính thức để tránh sự lừa đảo. Người trúng thầu có thể đề nghò khả năng rút lui
của mình với người bỏ thầu cao nhì để thu được một khoản lợi. Do đó, người tổ
chức đấu giá vẫn có quyền buộc người trúng thầu thực hiện dự án.


Trang 13

CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU PHƯƠNG THỨC ĐẤU GIÁ ĐIỆN TỬ (ĐGĐT)
SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TIẾP LIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

TRÊN THẾ GIỚI.
2.1. Khái niệm về đấu giá điện tử.
Internet là mạng toàn cầu hình thành từ những mạng nhỏ hơn, nối kết hàng triệu máy
vi tính trên thế giới thông qua hệ thống viễn thông. Việc truy cập Internet trên thế giới
đã tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian vừa qua. Internet đã làm thay đổi cách thức
mà các công ty tiến hành giao dòch kinh doanh với nhau trước đây.
Thương mại điện tử (e-Commerce) bao hàm những hoạt động kinh doanh trên mạng
điện tử cho hàng hoá và dòch vụ, giữa công ty và công ty (Business to Business- B2B)
và giữa công ty và khách hàng (Business to Customer – B2C) thông qua Internet.
Thương mại điện tử đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động
thương mại ngày nay. Việc kết nối người mua và người bán lại với nhau trên Internet
đã làm thay đổi phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp, làm thuận lợi hơn quy
trình kinh doanh, tăng hiệu quả và giảm chi phí cho hoạt động của các doanh nghiệp.
ĐGĐT (e-Auction), một bộ phận của thương mại điện tử là hoạt động đấu giá giữa
người mua và người bán được thực hiện trên Internet. ĐGĐT có thể được áp dụng
trong hoạt động bán hàng, thường được gọi là đấu giá tăng dần (Forward Auction). Tuy
nhiên, ĐGĐT được áp dụng nhiều hơn trong hoạt động tiếp liệu của doanh nghiệp, gọi
là đấu giá giảm dần (Reverse Auction).
Đối với ĐGĐT giảm dần, sau khi các nhà cung cấp truy cập vào website, họ có thể bỏ
thầu và điều chỉnh giá bỏ thầu của mình trong suốt thời hạn của cuộc đấu giá. Các nhà
cung cấp tham gia đấu giá không thể nhận dạng được nhau mà chỉ được cung cấp
thông tin về giá bỏ thầu của những người tham gia hay vò trí xếp hạng bỏ thầu của họ
so với các đối thủ khác mà thôi. Các cuộc đấu giá thường không kéo dài quá lâu và sẽ
được gia hạn thêm nếu có nhà cung cấp bỏ thầu vào những phút cuối cùng của cuộc
đấu giá. ĐGĐT giảm dần được sử dụng thay thế các chiến thuật tiếp liệu truyền thống
như đấu giá truyền thống, đàm phán … và có thể được triển khai độc lập với các bộ
phận khác của thương mại điện tử.
Theo CommerceNet, một tổ hợp phát triển thương mại điện tử trên Internet, ở Mỹ năm
1997, có khoảng 30 triệu người sử dụng mua sắm trên mạng, trong khi đó chỉ có 10
triệu người tiếp liệu trên mạng. Vào năm 2000, họ dự đoán rằng ở Mỹ, gần 90 triệu

người đã thực hiện mua sắm trên mạng, trong đó gần 40 triệu người đã thực hiện tiếp
liệu trên mạng.


Trang 14

Theo Forester Research, từ năm 2000 đến năm 2004, thương mại trên mạng sẽ tăng
trưởng từ 400 tỷ lên đến 7.300 tỷ dollar Mỹ, trong đó thương mại điện tử sử dụng trong
hoạt động tiếp liệu của các công ty ở Mỹ sẽ đạt tới 1.300 tỷ dollar Mỹ. Công nghệ
mạng đang cung cấp vô số cơ hội tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng hiệu quả kinh
doanh cho các công ty hiện đang hoạt động với tốc độ nhanh và nắm bắt thông tin
nhiều hơn các đối thủ của mình. Nó đã tạo ra một mức tăng trưởng chưa từng có trong
môi trường “Tiên hạ thủ vi cường” hiện nay thay vì “Cá lớn nuốt cá bé” như trước đây.
Thương mại điện tử giữa công ty và công ty sẽ cung cấp thông tin về giá cả, khả năng
sẳn có, các nhà cung cấp và sản phẩm thay thế tiềm năng – những yếu tố tác động đến
việc giảm giá với một mức độ công khai, rõ ràng trên thò trường chưa từng thấy trước
đây.
Riêng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, một số quốc gia đã đạt đến tỷ lệ truy cập
Internet hơn 25% và tỷ lệ này sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa trong những năm sắp tới.
Với sự ra đời của công nghệ WAP (Wireless Application Protocol), những người sử
dụng điện thoại di động sẽ là đối tượng tiềm năng của những hoạt động thương mại
điện tử.
Theo International Data Corp, trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, giao dòch
thương mại điện tử giữa các công ty sẽ tăng trưởng đến mức 516 tỷ dollar Mỹ vào năm
2005, trong đó, ĐGĐT dự kiến đạt được 233 tỷ dollar Mỹ. Trong năm 2000, giao dòch
thương mại điện tử giữa các công ty chỉ mới đạt được 12,8 tỷ dollar Mỹ, trong đó
ĐGĐT là 600 triệu dollar Mỹ.
Theo tài liệu của BuyIT e-Procurement Best Practice Network, đã có nhiều tập đoàn
trên thế giới sử dụng phương thức ĐGĐT thường xuyên trong hoạt động tiếp liệu của
mình.

ƒ General Electric đã thực hiện nhiều cuộc ĐGĐT trong năm 2000 với tổng trò giá lên
đến 6 tỷ dollar Mỹ.
ƒ General Motors đã thực hiện hơn 100 cuộc ĐGĐT cho hoạt động tiếp liệu và thanh
lý tài sản của mình với tổng trò giá lên đến 500 triệu dollar Mỹ.
ƒ United Technology Corp đã thực hiện hơn 2.000 cuộc ĐGĐT cho tập đoàn của
mình.
ƒ Delphi Automotive Systems đã tổ chức hơn 77 cuộc ĐGĐT từ năm 1997 với tổng trò
giá lên đến 800 triệu dollar Mỹ và tiết kiệm được 114 triệu dollar Mỹ chi phí.
ƒ Shell đã thực hiện 400 cuộc ĐGĐT từ tháng 3 năm 2000 với tổng trò giá là 60 triệu
dolar Mỹ và tiết kiệm được 13.5% chi phí.


Trang 15

Chính vì vậy, hầu hết các công ty hàng đầu trên thế giới lẫn trong khu vực châu Á đều
tin tưởng rằng trong thời gian sắp tới, phần lớn hoạt động kinh doanh mua bán của họ
sẽ được thực hiện thông qua thương mại điện tử. ĐGĐT được tiên đoán sẽ trở thành
một trong các phương thức tiếp liệu tiêu chuẩn trong vòng ba năm sắp tới.
2.2. Phân loại đấu giá điện tử áp dụng trong hoạt động tiếp liệu của doanh nghiệp
2.2.1. Đấu giá điện tử mở (Open/ Public Reverse Auction)
ĐGĐT mở là các cuộc đấu giá được tổ chức trên các website chuyên về ĐGĐT mà
bất kỳ ai cũng đều có thể tham gia, miễn là họ có khả năng truy cập vào các
website đó. Trong hoạt động tiếp liệu của mình, người mua có thể tham gia đấu giá
mở dưới hai hình thức.
ƒ Người mua tham gia đấu giá hàng hóa hay dòch vụ được rao bán trên mạng.
Đối với hình thức này, người mua thường không phải tốn chi phí liên quan đến việc
tham gia ĐGĐT.
ƒ Người mua có thể mời các nhà cung cấp trên thế giới tham gia đấu giá cho hàng
hóa hay dòch vụ mà mình đang có nhu cầu bằng cách niêm yết nhu cầu của mình
lên một website có chức năng cung cấp dòch vụ ĐGĐT mở.

Đối với hình thức này, người mua có thể được miễn phí hay phải trả lệ phí hội
viên từ $50 cho đến $2000/tháng tùy theo website hay tùy theo loại nhu cầu
(giới hạn số lần niêm yết nhu cầu hay không giới hạn)
ĐGĐT mở phù hợp với những hàng hóa phổ biến, đại chúng, người mua cần tăng
cường mức cạnh tranh của các nhà cung cấp trên thò trường và giá tốt nhất là yếu tố
ưu tiên hàng đầu trong việc chọn trúng thầu.
2.2.2. Đấu giá điện tử hạn chế (Private Auction)
ĐGĐT hạn chế là các cuộc ĐGĐT được tổ chức với thành phần tham gia đấu giá
giới hạn. Chỉ một số nhà cung cấp được mời đích danh tham gia đấu giá mà thôi.
Đối với hoạt động tiếp liệu của một số doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động tiếp
liệu nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất, doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến
yếu tố then chốt là giá cả của hàng hóa mà còn quan tâm đến quy cách chất lượng
đặc trưng của mình, các yêu cầu khác đi kèm và độ tin cậy trong cung ứng của nhà
cung cấp. Những yếu tố này chỉ có thể xác đònh được một cách tương đối thông qua
quá trình đánh giá năng lực cung ứng của các nhà cung cấp.


Trang 16

Ngoài ra, trong một vài trường hợp liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin, một số
người mua không muốn tiết lộ giá cả mà họ đã đồng ý mua một mặt hàng cụ thể.
Đồng thời, hầu hết các nhà cung cấp cũng không muốn công bố giá cả mà họ có
thể hạ thấp tối đa nhằm mục đích thắng thầu.
Do các cuộc ĐGĐT mở không thể đáp ứng những yêu cầu này nên các doanh
nghiệp phải áp dụng hình thức ĐGĐT hạn chế.
Trước khi tổ chức thực hiện đấu giá, người mua tiến hành đánh giá năng lực của
các nhà cung cấp. Việc đánh giá bằng phỏng vấn điện thoại hay câu hỏi khảo sát
có thể không đủ để kết luận về năng lực của một nhà cung cấp. Để bảo đảm việc
đánh giá một cách khách quan, chính xác và kỹ lưỡng, người mua cần tiến hành
khảo sát thực tế điều kiện sản xuất của nhà cung cấp. Việc này sẽ giúp người mua

xác nhận được khả năng cung cấp hàng hóa của nhà cung cấp có đáp ứng yêu cầu
của người mua hay không. Chỉ những nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu về hàng
hóa và các yêu cầu khác đi kèm của người mua mới được mời tham gia đấu giá.
Cuộc đấu giá sẽ được tổ chức dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa và
các yêu cầu khác đi kèm mà người mua đề ra.
Đối với hình thức ĐGĐT hạn chế, người mua có thể phải trả chi phí thuê dòch vụ hỗ
trợ tổ chức đấu giá từ 0,5% - 2% giá trò lô hàng đấu giá.
ĐGĐT hạn chế ngày càng được sử dụng phổ biến trong hoạt động tiếp liệu của các
doanh nghiệp trên thế giới vì sự thích hợp của nó đối với nhu cầu của các doanh
nghiệp.
Ngày nay, các website cung cấp dòch vụ tổ chức ĐGĐT đang đưa ra nhiều cấp độ
dòch vụ hỗ trợ tổ chức ĐGĐT hạn chế cho khách hàng lựa chọn tùy theo nhu cầu
của họ.
ƒ Dòch vụ hỗ trợ toàn diện (Full support)
Website dẫn dắt và thực hiện cả quá trình ĐGĐT, bao gồm chọn lónh vực tiếp liệu
của người mua để thực hiện đấu giá, tìm nhà cung cấp, chọn loại hình đấu giá,
chuẩn bò và thực hiện cuộc ĐGĐT.
-

Website giới thiệu và huấn luyện khách hàng về ĐGĐT.
Website đánh giá toàn bộ hoạt động tiếp liệu của khách hàng để xác đònh loại
hàng hóa phù hợp với ĐGĐT.
Website đề nghò kế hoạch đấu giá và thiết kế cuộc đấu giá trên hệ thống một
cách tương ứng.


Trang 17

-


Nếu cần thiết, website sẽ đưa ra danh sách các nhà cung cấp đề nghò để khách
hàng lựa chọn mời tham gia ĐGĐT.
Website huấn luyện các nhà cung cấp về quy trình ĐGĐT và giải quyết các vấn
đề liên quan đến việc truy cập hệ thống của nhà cung cấp.
Website bảo đảm các nhà cung cấp lẫn khách hàng tuân thủ quy trình đấu giá
và các quy luật đấu giá.
Website theo dõi quá trình đấu giá và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nếu cần thiết.
Khách hàng ra quyết đònh lựa chọn chiến thuật tiếp liệu và duyệt kế hoạch đấu
giá.
Website hỗ trợ khách hàng phân tích kết quả đấu giá và theo dõi quá trình thực
hiện.

Dòch vụ hỗ trợ toàn diện đem lại những lợi ích sau đây
- Website giúp dẫn dắt khách hàng lẫn nhà cung cấp xuyên suốt quá trình đấu
giá.
- Website dựa trên kinh nghiệm phong phú của mình loại trừ những khái niệm sai
lệch về quá trình ĐGĐT.
- Website giúp bảo đảm việc tuân thủ các quy luật lẫn quy trình đấu giá và được
tin tưởng như vò quan tòa tạo ra cơ sở công bằng và đạo đức cho các cuộc đấu
giá.
- Dòch vụ bao gồm cả việc hỗ trợ phân tích thò trường và xác đònh các nhà cung
cấp tiềm năng tham gia đấu giá.
- Website chòu trách nhiệm về việc huấn luyện nhà cung cấp và các công tác hậu
cần của quá trình đấu giá nên giúp khách hàng tập trung vào việc suy nghó
chiến lược liên quan ĐGĐT.
ƒ Dòch vụ hỗ trợ bán phần (Supported events)
Khách hàng quyết đònh chọn lónh vực tiếp liệu nào của mình để thực hiện đấu giá
và chiến lược ĐGĐT. Website sẽ điều hành phần chuẩn bò và thực hiện cuộc
ĐGĐT.
-


Khách hàng quyết đònh loại hàng hóa hay dòch vụ cho cuộc ĐGĐT.
Khách hàng lập kế hoạch đấu giá.
Khách hàng chọn nhà cung cấp được mời tham dự ĐGĐT.
Website huấn luyện các nhà cung cấp trước khi đấu giá chính thức diễn ra.
Website theo dõi và hỗ trợ cuộc đấu giá
Khách hàng chòu trách nhiệm cho việc phân tích kết quả đấu giá và theo dõi
quá trình thực hiện.

Dòch vụ hỗ trợ bán phần đem lại những lợi ích sau đây:
- Khách hàng có thể tập trung vào những kỹ năng chính của ĐGĐT.


Trang 18

-

Khách hàng không cần đầu tư nguồn lực nội bộ vào những yếu tố phi chiến lược
của ĐGĐT như kiểm tra kỹ thuật, trung tâm hỗ trợ kỹ thuật …)
Website giúp bảo đảm việc tuân thủ các quy luật đấu thầu và được tin tưởng
như vò quan tòa tạo ra cơ sở công bằng và đạo đức cho các cuộc đấu giá.

ƒ Dòch vụ khách hàng tự phục vụ (Self-service)
Khách hàng tự điều hành toàn bộ quá trình đấu giá ngoài trừ phần hỗ trợ kỹ thuật
của website.
- Khách hàng quyết đònh loại hàng hóa hay dòch vụ cho cuộc ĐGĐT.
- Khách hàng lập kế hoạch đấu giá.
- Khách hàng chọn nhà cung cấp được mời tham dự ĐGĐT.
- Khách hàng chòu trách nhiệm thiết kế cuộc đấu giá trên hệ thống.
- Khách hàng chòu trách nhiệm điều hành và theo dõi cuộc ĐGĐT.

- Website chòu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật nếu có sự cố xảy ra đối với server hay
hệ thống của mình.
- Khách hàng chòu trách nhiệm cho việc phân tích kết quả đấu giá và theo dõi
quá trình thực hiện.
Dòch vụ khách hàng tự phục vụ đem lại những lợi ích sau đây:
- Giúp khách hàng phát triển năng lực chuyên môn của mình trên phạm vi cả quá
trình ĐGĐT.
- Tăng cường trách nhiệm của khách hàng trong suốt quá trình đấu giá.
- Cải thiện độ linh hoạt cho khách hàng trong việc điều chỉnh quá trình huấn
luyện cho nhà cung cấp về quy trình đấu giá và điều chỉnh quy trình đấu giá cho
phù hợp với tình hình kinh doanh của mình.
2.3. Đặc điểm của ĐGĐT so với hình thức đấu giá truyền thống trong hoạt động
tiếp liệu của các doanh nghiệp.
2.3.1. Công khai giá bỏ thầu
Trong ĐGĐT, người tổ chức đấu giá cho phép những người tham gia đấu giá nhìn
thấy giá bỏ thầu của mình so với giá bỏ thầu của những người khác. Người tổ chức
đấu giá khi thực hiện điều này nhằm mục đích chuyển giao thông điệp “Tôi muốn
giá tốt nhất” đến những người tham gia đấu giá. Trong hình thức đấu giá kín, những
người tham gia đấu giá không biết được là họ cần phải cạnh tranh với ai và giá bỏ
thầu của các đối thủ khác là bao nhiêu. Việc công khai giá bỏ thầu sẽ buộc những
người tham gia đấu giá có những quyết đònh quan trọng về giá bỏ thầu của mình.


Trang 19

2.3.2. Đấu giá được thực hiện thông qua Internet
Đấu giá truyền thống thường sử dụng hình thức văn bản và chuyển giao qua đường
bưu điện. Thông thường, giai đoạn bỏ thầu của một cuộc đấu giá truyền thống kéo
dài hàng tuần hay hàng tháng nhằm giúp những người tham gia đấu giá có đủ thời
gian suy nghó về đề nghò bỏ thầu của mình. Đối với ĐGĐT, những người tham gia

đấu giá phải làm việc trước đó hàng tuần để chuẩn bò cho cơ sở giá cả và chiến
lược đấu giá, sau đó, phải cạnh tranh bỏ thầu trong một thời gian rất ngắn.
2.3.3. Đấu giá được thực hiện trên một phần mềm
ĐGĐT được thực hiện trên một phần mềm tin học, do đó, người tổ chức đấu giá
phải mất thời gian để huấn luyện những người tham gia đấu giá sử dụng được phần
mềm này. Ngoài ra, người tổ chức đấu giá còn có thể phải kiểm tra để chắc chắn
rằng người bán có thể sử dụng thành thạo phần mềm đấu giá này.
2.3.4. Người tham gia đấu giá được bỏ thầu nhiều lần
Trong ĐGĐT, những người tham gia đấu giá được khuyến khích bỏ thầu nhiều lần,
trong khi đối với đấu giá truyền thống, chỉ được bỏ thầu một lần và phải bỏ giá tốt
nhất. Việc được phép bỏ thầu nhiều lần cùng với yếu tố công khai giá bỏ thầu đã
giúp tạo ra hiệu quả giảm giá liên tục, đặc biệt khi thò trường ở trạng thái “chín
muồi”.
2.3.5. Thời gian bỏ thầu được gia hạn
Trong ĐGĐT, đặc điểm gia hạn thời gian đấu giá tồn tại đồng thời với công khai
giá cả và bỏ thầu nhiều lần. Các chức năng này cùng tạo ra thành công cho ĐGĐT.
Các cuộc đấu giá có thể tiếp tục tiếp diễn miễn là có người tham gia đấu giá bỏ
thầu giá tốt hơn hơn. Khi đó, những người tham gia đấu giá khác phải có những
quyết đònh nhanh chóng vì những đợt gia hạn chỉ kéo dài trong vài phút.
2.3.6. Đấu giá chòu nhiều áp lực
ĐGĐT có thể làm cho những người tham gia đấu giá bò kích thích vì họ biết được
giá bỏ thầu của họ có tốt nhất không và tại sao họ không trúng thầu.
2.3.7. Thành phần tham gia trực tiếp đấu giá có chọn lọc và bao gồm cả Ban
lãnh đạo công ty
Trong ĐGĐT, ban lãnh đạo của những người tham gia đấu giá sẽ phải tham gia vào
quá trình đấu giá. Trong đấu giá kín truyền thống, ban lãnh đạo ít tham gia hơn trừ
khi cần có quá trình đàm phán giữa người mua và người bán và khi họ đang ở thế
bất lợi đối với giá hiện hành. Ngoài ra, do quá trình ĐGĐT diễn ra rất nhanh nên



Trang 20

cần giới hạn thành phần tham gia đấu giá trực tiếp nhằm bảo đảm việc quyết đònh
kòp thời.
2.3.8. Có sự tham gia của bên thứ ba trong quá trình đấu giá
Người cung cấp dòch vụ ĐGĐT sẽ điều hành quá trình trao đổi thông tin của các
bên trên Internet. Hiện nay, mối quan tâm chính đối với người cung cấp dòch vụ
ĐGĐT là những khó khăn kỹ thuật của họ. Cả người tổ chức đấu giá và người cung
cấp dòch vụ ĐGĐT phải chuẩn bò kế hoạch phòng bò cho tình huống xấu nhất –
chẳn hạn như mạng ngừng hoạt động khi cuộc đấu giá đang diễn ra. Ngoài ra, còn
một mối quan tâm khác nữa là vấn đề thông tin liên quan cuộc đấu giá lưu trữ trên
mạng.
2.3.9. Chi phí tổ chức đấu giá
Người cung cấp dòch vụ ĐGĐT sẽ yêu cầu người tổ chức đấu giá thanh toán một
khoản phí cho việc thiết lập và điều hành cuộc đấu giá. Chi phí này biến động từ
miễn phí cho đến bằng 2% trò giá lô hàng đấu giá tùy theo loại hình ĐGĐT và tùy
theo website cung cấp dòch vụ tổ chức ĐGĐT.
2.3.10.Chiến thuật “lô” hàng hóa đấu giá
Trong ĐGĐT, người tổ chức sử dụng nhiều chiến thuật khác hơn phương thức đấu
giá truyền thống, như sắp xếp thứ tự và cấu trúc của các đợt đấu giá. Ngoài ra,
người tổ chức đấu giá còn thực hiện chiến thuật buộc những người tham gia đấu giá
phải bỏ thầu theo “lô” hàng hóa quy đònh.
2.4. Ưu điểm của ĐGĐT so với hình thức đấu giá truyền thống trong hoạt động
tiếp liệu của doanh nghiệp.
2.4.1. ĐGĐT giúp quá trình đàm phán mua hàng nhanh hơn
ĐGĐT thực hiện thông qua Internet giúp quá trình bỏ thầu được tiến hành nhanh
hơn và đơn giản hơn. Thực tế đã chứng minh tổng thời gian từ lúc bắt đầu cho đến
khi kết thúc quá trình tiếp liệu của các doanh nghiệp đã giảm từ 30% - 70% so với
trước đây.
Ngoài ra, người mua và người bán cũng ít tốn công sức hơn trong việc đạt được

những thỏa thuận tốt nhất cho cả hai đối tác bởi vì nhờ ĐGĐT, người ta có thể hạn
chế việc di chuyển cá nhân đến những đòa điểm xa xôi để thực hiện đàm phán trực
tiếp với nhau.


Trang 21

Nhờ ĐGĐT giúp tiết giảm thời gian quý báu của cả người mua và người bán mà họ
có thể dành nhiều thời gian hơn để thảo luận về chất lượng hàng hóa lẫn các yêu
cầu dòch vụ đi kèm và cùng nhau cải tiến quy trình mua hàng ngày một tốt hơn.
2.4.2. ĐGĐT tạo khả năng cập nhật thông tin đấu giá tức thời, liên tục và hiệu
quả
Do đặc diểm công khai giá bỏ thầu của ĐGĐT mà những người tham gia đấu giá có
thể biết được giá bỏ thầu thấp nhất hiện hành là bao nhiêu. Giá bỏ thầu thấp nhất
luôn được cập nhật tức thời và liên tục đến những người tham gia đấu giá thông qua
các báo cáo hay màn hình đấu giá. Nhờ vậy, những người tham gia đấu giá có thể
biết được vò thế của giá bỏ thầu của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác trong
đợt đấu giá đó như thế nào.
Ngoài ra, người tổ chức đấu giá, khi theo dõi hoạt động đấu giá trên màn hình trực
tiếp hay qua các báo cáo từ hệ thống, có thể gởi các mẫu tin kòp thời đến những
người tham gia đấu giá để nhắc nhở họ bỏ thầu, thông báo vò thế hiện hành của họ
hay thông báo thời gian còn lại của cuộc đấu giá … giúp làm cho cuộc đấu giá hiệu
quả hơn.
2.4.3. ĐGĐT giúp người tổ chức đấu giá tập trung vào tổng chi phí.
Đối với người tổ chức đấu giá, đôi khi giá cả không phải là yếu tố duy nhất mà họ
quan tâm. ĐGĐT có thể giúp người tổ chức đấu giá đánh giá đúng đắn năng lực của
đối tác tương lai của mình bằng cách so sánh đồng thời và tức thời các yếu tố khác
nhau trong tổng giá trò bỏ thầu của những người tham gia đấu giá với nhau – ví dụ
như chất lượng, hiệu quả của việc giao hàng, bảo hành hay phí chuyển đổi nguồn
cung cấp … chứ không chỉ đơn thuần là giá cả. Điều này giúp tạo sự cạnh tranh cho

toàn bộ các yếu tố chính của tổng chi phí nhằm giảm khả năng người tham gia đấu
giá bỏ thầu rất tốt cho yếu tố giá cả hàng hóa nhưng sau đó lại thu lợi cao ở các chi
phí và dòch vụ đi kèm.
2.4.4. ĐGĐT dễ dàng và an toàn cho sử dụng
Những người tổ chức và tham gia đấu giá không cần phải cài đặt phần mềm đấu giá
chuyên biệt. Họ chỉ cần cài đặt phần mềm truy cập Internet phổ biến mà thôi.
Ngoài ra, người mua và người bán có thể trao đổi trực tiếp với nhau trong quá trình
đấu giá bằng các mẫu tin trên mạng, e-mail hay điện thoại. ĐGĐT hoàn toàn an
toàn cho việc sử dụng vì các website cung cấp dòch vụ hỗ trợ ĐGĐT đều sử dụng
chế độ mã hóa và an toàn dữ liệu để bảo vệ các thông tin quan trọng.


Trang 22

2.4.5. ĐGĐT giúp tiết kiệm chi phí
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, người bán muốn thành công thì phải thường
xuyên đánh giá trò giá của hàng hóa hay dòch vụ của mình trên thò trường. Các hình
thức đấu giá kín không thể giúp người bán thu thập được các thông tin cần thiết.
Nếu người bán thắng thầu, họ có thể thắc mắc liệu mình có bỏ thầu cao quá không.
Nếu họ thua, họ cũng không biết được khoảng cách chênh lệch giữa mình và người
thắng thầu. ĐGĐT có thể cung cấp cho người bán thông tin thực tế trò giá của hàng
hóa, dòch vụ này trên thò trường. Khi đó, họ sẽ có những quyết đònh tích cực đối phó
lại đối thủ của mình để tăng khả năng trúng thầu. Nhờ đó, sức cạnh tranh của cuộc
đấu giá được tăng lên.
Ngoài ra, đối với hình thức ĐGĐT phổ biến, do người bán giảm được chi phí tiếp thò
và chi phí giao dòch của mình nên có thể chấp nhận mức giá trò thấp hơn giá trò
hàng hóa trên thò trường hiện tại.
Người mua cũng có thể tiết giảm chi phí tiếp liệu của mình thông qua ĐGĐT nhờ
vào tiết kiệm chi phí tìm các nhà cung cấp mới, giảm thiểu chi phí giao dòch.
Tuy nhiên, ĐGĐT cũng có những rủi ro đi kèm cho người sử dụng như các nhà cung

cấp không chứng tỏ được giá trò toàn diện của hàng hóa mà mình cung cấp hay
người mua đơn giản hóa quá mức quy cách hàng hóa để “phù hợp với hệ thống đấu
giá”. Điều quan trọng là người mua vànhà cung cấp phải nhận biết điều này và có
những biện pháp khắc phục.
2.5. Điều kiện thích hợp để áp dụng phương thức ĐGĐT trong hoạt động tiếp liệu
của doanh nghiệp
Đối với hình thức đấu giá truyền thống, điều kiện thích hợp để áp dụng phương thức
này trong hoạt động tiếp liệu của doanh nghiệp là thò trường của hàng hóa hay dòch vụ
đó có mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp; người bán ở trong điều kiện
rất cần người mua. Điều kiện này cũng hoàn toàn đúng khi các doanh nghiệp muốn áp
dụng phương thức ĐGĐT trong hoạt động tiếp liệu của mình. Tuy nhiên, phương thức
ĐGĐT cũng đòi hỏi một số điều kiện khác để quyết đònh sự thích hợp khi áp dụng
trong hoạt động tiếp liệu của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
2.5.1. Đối với người mua
ƒ Người mua hoàn toàn sẳn lòng thay đổi nguồn cung cấp hàng hóa hay dòch vụ của
mình sang nhà cung cấp tốt hơn. Điều quan trọng là nội bộ tổ chức của người mua
đều thống nhất với chiến lược này. Nếu bất kỳ một phòng ban hay bộ phận nào của
người mua không ủng hộ việc thay đổi thì sẽ dẫn đến những trở ngại xảy ra trước,


Trang 23

ƒ
ƒ

ƒ
ƒ

trong hay sau quá trình tổ chức ĐGĐT. Ngoài ra, thời gian cần thiết để xúc tiến
việc chuyển đổi sử dụng nguồn cung cấp mới của người mua không được quá dài.

Người mua có nhu cầu hàng hóa hay dòch vụ đủ hấp dẫn về mặt số lượng hay giá trò
khiến các nhà cung cấp đều cảm thấy muốn tham gia ĐGĐT.
Người mua tin tưởng rằng chi phí tiếp liệu dự trù có thể tiết kiệm được từ ĐGĐT
vượt trội hơn nhiều so với chi phí liên quan đấu giá và những rủi ro có thể xảy ra
cho người mua.
Người mua có một mức độ hiểu biết nhất đònh về ĐGĐT và có đủ cơ sở hạ tầng hổ
trợ cho hoạt động tổ chức ĐGĐT của mình.
Người mua không có những ràng buộc cụ thể với các nhà cung cấp như việc công
khai thông tin giá cả, quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp … ảnh hưởng đến
việc tổ chức ĐGĐT.

2.5.1. Đối với những yếu tố bên ngoài
ƒ Hàng hóa hay dòch vụ mà người mua có nhu cầu phải là hàng hóa hay dòch vụ
không quá đặc thù trên thò trường, có nhiều nhà cung cấp hiện đang cung ứng.
ƒ Thò trường hàng hóa hay dòch vụ nêu trên có sự cạnh tranh rõ rệt giữa các nhà cung
cấp.
ƒ Thò trường hàng hóa hay dòch vụ nêu trên đang ở tình trạng dư thừa công suất, tức
cung nhiều hơn cầu.
ƒ Thò trường hàng hóa hay dòch vụ nêu trên đang có xu hướng giảm giá rỏ rệt.
ƒ Các nhà cung cấp hàng hóa hay dòch vụ nêu trên đang có tỷ lệ lợi nhuận ở mức từ
trung bình đến cao.
ƒ Việc công khai giá bỏ thầu lẫn áp lực thời gian của hình thức ĐGĐT sẽ giúp người
mua đạt được giá tốt nhất.
ƒ Hàng hóa hay dòch vụ được tổ chức ĐGĐT không có cơ cấu giá quá phức tạp.
ƒ Các website cung cấp dòch vụ ĐGĐT có thể kết hợp những nhu cầu về hàng hóa
hay dòch vụ giống nhau của các người mua khác nhau.
ƒ Các website cung cấp dòch vụ ĐGĐT có nhiều kinh nghiệm hơn hay có kinh
nghiệm khác biệt hơn về thò trường mà người mua có thể sử dụng chúng nhằm tạo
ưu thế cho mình.
ƒ Các nhà cung cấp hàng hóa hay dòch vụ nêu trên hiện tại rất khó ngưng hoạt động

sản xuất kinh doanh của mình vì trò giá đầu tư cao, rất khó chuyển nhượng cho
người khác.
ƒ Các nhà cung cấp phải có khả năng truy cập Internet và có thái độ tích cực trong
việc tham gia ĐGĐT.
2.6. Quy trình ĐGĐT trong hoạt động tiếp liệu
Doanh nghiệp thường thực hiện ĐGĐT trong hoạt động tiếp liệu của mình dưới hai
hình thức : ĐGĐT mở và ĐGĐT hạn chế. Mỗi hình thức đều có một quy trình thực hiện
khác nhau.


Trang 24

2.6.1. Quy trình ĐGĐT mở.
Đối với hình thức ĐGĐT mở, người mua có thể tham gia đấu giá hàng hóa rao bán trên
mạng hay niêm yết nhu cầu của mình lên mạng để các nhà cung cấp tham gia đấu giá.
ƒ Người mua tham gia đấu giá hàng hóa được rao bán trên mạng
- Người mua đăng ký tham gia ĐGĐT mở trên mạng
Bất kỳ ai cũng có thể truy cập các website có dòch vụ tổ chức ĐGĐT mở để xem
xét các mặt hàng đang được rao bán. Tuy nhiên, nếu một người muốn tham gia đấu
giá cho cuộc đấu thầu điện tử mở đó, người đó cần phải đăng ký với website nói
trên.
Thông thường, việc đăng ký rất đơn giản và hoàn toàn miễn phí. Người mua chỉ cần
truy cập vào phần đăng ký của website, lần lượt tuân theo sự hướng dẫn và sẽ nhận
được một mã số truy cập của mình.
Đa số các website có dòch vụ ĐGĐT mở đều đưa ra những điều khoản và điều kiện
nhất đònh và yêu cầu những người tham gia đấu giá phải tuân thủ chặt chẽ một khi
họ đã đăng ký website. Do đó, những người tham gia cần phải tìm hiểu kỹ các điều
khoản và điều kiện này trước khi xúc tiến việc đăng ký của mình.
Một số website yêu cầu người đăng ký phải cung cấp số thẻ tín dụng của mình hay
mã số truy cập của một người khác đã đăng ký website nhằm phục vụ cho quá

trình xác minh.
Dưới đây là minh họa phần đăng ký website của Auctions.yahoo.com và ebay.com

- Người mua truy tìm hàng hóa đang được mời đấu giá trên mạng
Các website thường sắp xếp hàng hóa đang được mời đấu giá theo nhóm loại và
người mua có thể chọn truy cập vào nhóm loại hàng hóa mà mình quan tâm. Ngoài
ra, website còn cung cấp công cụ tìm kiếm nhanh giúp người mua truy tìm dễ hơn
bằng cách chỉ cần nhập một hay vài từ khóa quan trọng vào công cụ này.


Trang 25

Dưới đây là minh họa công cụ truy tìm của Auctions.yahoo.com và ebay.com
Auctions.yaho.com

Ebay.com

Người mua sẽ được cung cấp các thông tin cơ bản về cuộc đấu giá như sau:
9 Thông tin về người bán : Tên người bán, phương thức thanh toán đề nghò,
phương thức giao hàng đề nghò …
9 Thông tin về hàng hóa đấu giá : (1) Các câu hỏi của những người tham gia
đấu giá và câu trả lời của người bán. Người mua có thể đặt câu hỏi cho
người bán ở phần này (2) Chi tiết về hàng hóa đấu giá như hình ảnh, quy
cách chất lượng, xuất xứ, trạng thái hiện tại … (3) Giá khởi điểm mà người
bán đặt ra (4) Loại tiền tệ sẽ được sử dụng trong cuộc đấu giá …
Dưới đây là minh họa phần cung cấp thông tin về cuộc đấu giá của
Auctions.yahoo.com
Chú thích phần minh họa:
3 Thông tin về người bán : (1) Người bán : Americabilia_com (2) Phương thức
thanh toán được chấp nhận : séc cá nhân, séc tiền mặt, lệnh chuyển tiền, thẻ

tín dụng (MC, Visa) (3) Thông tin về việc gia hàng : người mua trả phí
chuyển hàng, người bán giao hàng ngay sau khi nhận được thanh toán.


×