Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Quản lý đời sống văn hóa trong các khu đô thị mới ở Hà Nội (Trường hợp khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính và Nam Thăng Long) (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.13 MB, 234 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Đinh Đức Thiện

QUẢN LÝ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI
(TRƯỜNG HỢP KHU ĐÔ THỊ MỚI
TRUNG HÒA - NHÂN CHÍNH VÀ NAM THĂNG LONG)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Đinh Đức Thiện

QUẢN LÝ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI
(TRƯỜNG HỢP KHU ĐÔ THỊ MỚI
TRUNG HÒA - NHÂN CHÍNH VÀ NAM THĂNG LONG)
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa


Mã số: 9319042

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VIẾT THÔNG

Hà Nội – 2018


1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề nêu trong luận án này là do tôi nghiên
cứu, không sao chép của người khác. Những ý kiến tham khảo, tư liệu của các
tác giả đều có chú thích nguồn gốc đầy đủ.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án./.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Đinh Đức Thiện


2
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... 1

MỤC LỤC .............................................................................................................. 2
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ 3
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN ......................................................................................................13
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................................13

1.2. Một số vấn đề lý luận ....................................................................................25
Tiểu kết .................................................................................................................51
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU ĐÔ
THỊ MỚI TRUNG HÒA - NHÂN CHÍNH VÀ NAM THĂNG LONG .............53
2.1. Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính ..........................................................53
2.2. Khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra) ......................................................70

Tiểu kết .................................................................................................................87
Chương 3. BÀN LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU - KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ....90
3.1. Bàn về biến đổi văn hóa và ảnh hưởng của nó trong đời sống cư dân các
khu đô thị mới ...........................................................................................................90
3.2. Bàn về vai trò của quản lý văn hóa tại các khu đô thị mới và những đề xuất,
giải pháp ..................................................................................................................109

Tiểu kết ...............................................................................................................124
KẾT LUẬN ........................................................................................................127
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .....................................................131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................132
PHỤ LỤC ..........................................................................................................144


3

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

- DSVH

Di sản văn hóa

- ĐSVH

Đời sống văn hóa

- ĐTH

Đô thị hóa

- GS

Giáo sư

- KĐT

Khu đô thị

- KĐTM

Khu đô thị mới

- KHXH

Khoa học xã hội


- NCS

Nghiên cứu sinh

- Nxb

Nhà xuất bản

- PGS.

Phó giáo sư

- Pl

Phụ lục

- QLĐSVH

Quản lý đời sống văn hóa

- QLVH

Quản lý văn hóa

- T/c

Tạp chí

- tr.


Trang

- TS

Tiến sĩ

- VHDG

Văn hóa dân gian

- VHĐT

Văn hóa đô thị

- VHNT

Văn hóa Nghệ thuật


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý văn hóa (QLVH) đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và
phát triển của văn hóa. Trước các tác động của tiến trình toàn cầu hóa, tốc độ
đô thị hóa đang diễn ra khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của
đất nước. Tính đến thời điểm hiện nay, đất nước ta đã xuất hiện trên 750 khu
đô thị mới (KĐTM), riêng Thủ đô Hà Nội có trên 30 KĐTM, đó là một trong
những thành tựu lớn của chúng ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Tuy nhiên, với những yếu tố tác động khách quan và chủ quan,

các khu đô thị hiện tại có rất nhiều “biến thể” so với 4 loại hình đô thị được
giới chuyên gia đề cập đến: Khu đô thị phụ thuộc vào thành phố mẹ, khu đô
thị độc lập, khu đô thị mở rộng, khu đô thị xây dựng cho các khu chức năng
đặc biệt.
Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng các khu đô thị mới
trên địa bàn thành phố Hà Nội một mặt đã đáp ứng nhu cầu sống của cư dân,
phù hợp với xu hướng phát triển của một thành phố đang tích cực chuyển
mình hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Các khu đô thị mới
này đều hướng tới mục tiêu thiết lập những nơi sinh hoạt văn minh, hiện đại
hơn cho Thủ đô Hà Nội, đồng thời tạo môi trường sống cảnh quan, sinh hoạt
tốt nhất cho người dân. Song mặt khác, tốc độ phát triển nhanh đã bộc lộ
những mặt yếu kém, bất cập ảnh hưởng không tốt đến đời sống người dân.
Bên cạnh đó, những vấn đề phát sinh ở những KĐTM chưa được quan tâm
nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống. Sự chuyển đổi lối sống, sinh
hoạt của cư dân cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi công tác quản lý đời
sống văn hóa, hay nói cách khác là quản lý những sinh hoạt văn hóa phải
quan tâm, xem xét lại việc thực hiện các văn bản quản lý văn hóa, đồng thời
đề xuất những yêu cầu mới phù hợp, khả thi với các khu đô thị mới nhằm


5

phát huy hiệu quả những xu hướng phát triển tích cực, đẩy lùi những xu
hướng tiêu cực.
Nằm trên địa bàn phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy và phường Nhân
Chính, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội, với tổng diện tích đất phát triển 30 ha,
khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính mang dáng dấp của các khu đô thị tại
các nước phát triển. Sau hơn chục năm hoạt động, những tiện ích mà khu đô
thị mới Trung Hòa - Nhân Chính đem lại cho người dân đã được khẳng định.
Lớp công dân trẻ tuổi, có chuyên môn cao đã là thành tố quan trọng trong việc

hình thành lối sống mới ở khu đô thị này. Bên cạnh đó, khu đô thị Nam Thăng
Long (Ciputra Hanoi) nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội, cách trung tâm thành
phố khoảng 10 km, nằm trên đường Lạc Long Quân, thuộc phường Xuân La
và Phú Thượng, quận Tây Hồ đang được bình chọn là khu đô thị hàng đầu về
chất lượng sống. Đại bộ phận cư dân ở đây là những người có thu nhập cao,
và người nước ngoài làm việc.... Tuy vậy, sự dịch chuyển các mô hình sống
của những gia đình từ nhà phố truyền thống và từ các địa phương lân cận lên
khu chung cư (đặc biệt là các khu tái định cư), đã tạo nên những biến đổi trên
nhiều phương diện của đời sống văn hóa, làm nảy sinh nhiều vấn đề từ thực
tiễn đời sống, đòi hỏi các nhà quản lý văn hóa cần nắm bắt và định hướng
người dân theo mục tiêu Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI đã nêu: “Xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến
chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa
học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức
mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh…”. Để làm tốt điều đó, vai trò của quản lý đời sống văn hóa tại các khu
đô thị mới cần được chú trọng.


6

Đến nay, khu đô thị (KĐT) Trung Hòa – Nhân Chính đã được một vài
nhà nghiên cứu tìm hiểu bước đầu về đời sống và văn hóa ứng xử. Riêng khu
đô thị Nam Thăng Long thì hầu như chưa có tác giả nghiên cứu, mà chủ yếu
là các bài báo giới thiệu khái quát về khu đô thị này với ý nghĩa giao dịch bất
động sản.
Vấn đề quản lý đời sống văn hóa (ĐSVH) ở hai KĐTM này nói riêng
và quản lý ĐSVH ở các KĐT mới nói chung hầu như chưa có ai quan tâm đến
với tư cách là một đề tài khoa học. Đây là khoảng trống để nghiên cứu sinh

lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ của mình: Quản lý đời sống văn hóa trong
các khu đô thị mới ở Hà Nội (trường hợp khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính và Nam Thăng Long).
Nghiên cứu trường hợp khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính và
Nam Thăng Long, NCS mong muốn từ thực trạng của công tác quản lý văn
hóa, chỉ ra những điều bất cập nhằm nghiên cứu bổ sung, đề xuất cách thức
quản lý văn hóa phù hợp đối với các khu đô thị mới ở Hà Nội nói chung,
hai khu đô thị này nói riêng, góp phần xây dựng thiết chế văn hóa cho các
khu đô thị mới ở Hà Nội nhằm hướng tới mục tiêu bền vững, tạo nên sự
gắn kết hài hòa giữa môi trường cảnh quan và xã hội, nâng cao đời sống
văn hóa của người dân.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những khía cạnh cơ bản của quản lý
đời sống văn hóa trong các KĐTM ở Hà Nội thông qua tìm hiểu hai KĐTM
Trung Hòa – Nhân Chính và Nam Thăng Long. Trên cơ sở đó đề xuất
những giải pháp phù hợp, khả thi góp phần nâng cao vai trò của quản lý
QLĐSVH ở các KĐTM.


7

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận án tập trung
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Luận án hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận có liên quan
đến QLĐSVH ở KĐTM, trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những người đi
trước, tác giả luận án sẽ vận dụng nghiên cứu những khái niệm mới thuộc
phạm vi đề tài nghiên cứu.
- Tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực trạng QLĐSVH ở KĐTM trên

địa bàn Hà Nội hiện nay.
- Bàn luận và tìm ra những nhóm giải pháp phù hợp, khả thi góp phần
nâng cao hiệu quả QLĐSVH ở các KĐTM.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đời sống văn hóa và công tác QLĐSVH ở KĐTM Trung
Hòa - Nhân Chính và Nam Thăng Long trong quan hệ so sánh với một số
KĐT trên địa bàn Hà Nội.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Việc tham khảo các khu đô thị mới ở Hà Nội, thậm chí mở rộng tìm
hiểu thêm một số khu đô thị mới tại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước
nhằm nhấn mạnh yếu tố địa lý, con người... cũng góp phần quan trọng tạo nên
sự khu biệt, bản sắc văn hóa cho mỗi khu đô thị, giúp các nhà quản lý một
mặt lựa chọn giải pháp thiết kế, xây dựng và phát triển khu đô thị mới bền
vững, đảm bảo tính thẩm mỹ của một đô thị mới hiện đại, đáp ứng nhu cầu
sống của đại bộ phận dân cư. Mặt khác, giúp ngành văn hóa xây dựng mô
hình quản lý các thiết chế văn hóa phù hợp để góp phần bảo tồn những giá trị
văn hóa, đồng thời uốn nắn những hiện tượng tiêu cực, đối lập với những giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.


8

Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu về công tác quản lý đời sống
văn hóa trong bối cảnh giao thoa văn hóa ở hai KĐTM Trung Hòa - Nhân
Chính và Nam Thăng Long.
Về mặt thời gian: Nghiên cứu về đời sống văn hóa và công tác
QLĐSVH tại khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính và Nam Thăng Long từ

khi được đưa vào sử dụng đến nay (từ 2006 đến 2016).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu mà nhiệm nghiên cứu đã đề ra, luận án sử
dụng các phương pháp sau:

4.1. Phương pháp tiếp cận liên ngành
Đề tài nghiên cứu về quản lý đời sống văn hóa tại các khu đô thị mới
(trường hợp khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính và Nam Thăng Long).
Đây là vấn đề rộng, đòi hỏi có sự tiếp cận liên ngành giữa Văn hóa học, Xã
hội học, ... để những đánh giá, đề xuất đảm bảo tính khách quan, khoa học.
Cụ thể, phương pháp bản đồ học: Giúp tìm hiểu không gian đô thị của
phường, cũng như có cái nhìn so sánh về sự thay đổi địa giới hành chính của
phường trước và sau đô thị hóa.
Phương pháp dân tộc học tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của cư dân ở
hai KĐTM.
Phương pháp điều tra tâm lý, phương pháp mô tả so sánh, ...
4.2. Phương pháp điều tra xã hội học văn hóa
Sử dụng bảng câu hỏi xã hội học gồm các câu hỏi đóng và mở để tìm
hiểu hiện trạng nghề nghiệp, điều kiện sống và lối sống của cư dân. Đối
tượng hỏi là người dân đang sinh sống tại khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính và Nam Thăng Long, thể hiện qua phiếu khảo sát.
Số phiếu phát ra: 500 phiếu cho hai khu đô thị.
Địa bàn khảo sát: KĐTM Trung Hòa - Nhân Chính và Nam Thăng Long.
Thời gian: Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2015.


9

4.3. Phương pháp so sánh lịch sử
Mọi sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội đều vận động và biến
đổi liên tục, bao gồm cả những cái ngẫu nhiên lẫn cái tất yếu, muôn hình,

muôn vẻ, trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau và theo một quy luật
nhất định.
Phương pháp so sánh lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bức
tranh quá khứ của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không
gian như nó đã từng diễn ra. Thông qua các nguồn tư liệu để nghiên cứu và
phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các sự kiện, hiện tượng, đồng thời đặt
quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên
quan khác trong suốt quá trình vận động của chúng, từ đó có thể dựng lại bức
tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đã xảy ra.
Phương pháp này được NCS sử dụng để nghiên cứu, so sánh nhằm hiển
thị tiến trình đô thị hóa qua đó thấy được đặc trưng văn hóa cũng như sự khác
biệt giữa sinh hoạt văn hóa, lối sống của cư dân nông nghiệp và phi nông
nghiệp (cư dân đô thị). Khi các KĐTM được hình thành và phát triển với qui
mô rộng khắp như hiện nay, thì việc kế thừa những tinh hoa, truyền thống văn
hóa tốt đẹp của cha ông đã được hun đúc từ ngàn đời là hết sức cần thiết, nó
không chỉ góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn góp
phần giáo dục giúp lớp trẻ phát huy truyền thống ứng xử nhân nghĩa: “uống
nước nhớ nguồn”, “tối lửa tắt đèn có nhau”, “lá lành đùm lá rách”...

4.4. Phương pháp điền dã
Nghiên cứu thực địa tại địa bàn nghiên cứu, trong đó NCS sẽ tham dự
vào một số sinh hoạt đời sống của cộng đồng dân cư khu đô thị mới, nhằm
quan sát, phân tích và mô tả lối sống của người dân trong cuộc sống thường
ngày của họ. Những thông tin định tính, những câu chuyện cá nhân của người


10

dân sẽ được thu thập nhằm có được các thông tin đánh giá ban đầu về thực

trạng đời sống văn hóa, cũng như cách thức quản lý tại các khu đô thị mới
Trung Hòa - Nhân Chính, Nam Thăng Long trong quá trình chuyển đổi lối
sống, từ đó đánh giá thực trạng công tác quản lý đời sống văn hóa tại khu đô
thị mới này.

4.5. Nghiên cứu văn bản, tài liệu
Nghiên cứu, đánh giá các văn bản của Đảng, Nhà nước và thành phố
Hà Nội có liên quan đến vấn đề quản lý đời sống văn hóa đô thị, các thiết chế
văn hóa cho các khu đô thị mới như các nghị định, quy định, hướng dẫn, văn
bản pháp luật. Đây là phương pháp giúp nghiên cứu sinh làm rõ được các yếu
tố cơ bản của vấn đề văn hóa, các thiết chế văn hóa cho đô thị, cũng như quan
điểm quản lý, hệ thống quản lý, phương thức quản lý văn hóa của Nhà nước
tại các khu đô thị mới này. Tính hiệu quả của hệ thống văn bản, văn bản trong
thực tiễn đời sống cư dân đô thị.

4.6. Phỏng vấn sâu
Phần phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện nhằm tìm hiểu các vấn đề:
Một là: Thông tin về khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, Nam
Thăng Long: địa điểm, thời gian xây dựng, chủ đầu tư, thực trạng sống của cư
dân đô thị...; Tìm hiểu mối liên hệ giữa văn hóa làng Trung Hòa - Nhân
Chính, Nam Thăng Long và đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính để xác định
mức độ biến đổi văn hóa tại đô thị này.
Hai là: Mối quan hệ giữa văn hóa đô thị và thiết chế văn hóa trong khu
đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, Nam Thăng Long (các tác động, trạng
thái liên hệ các yếu tố tác động).
Đối tượng phỏng vấn gồm: Thành viên trong ban quản lý khu đô thị, cư
dân sở tại và cư dân mới tại khu đô thị, chủ đầu tư, đại diện Sở Quy hoạch
Kiến trúc, Sở Xây dựng, một số nhà nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực
nghiên cứu về văn hóa đô thị.



11

4.7. Phương pháp phân tích logic
Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện,
hiện tượng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ
bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan của sự
kiện, hiện tượng lịch sử đang “ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu
nhiên phức tạp ấy.
Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài luận án, NCS muốn
đi sâu tìm hiểu bản chất của đời sống văn hóa trong các KĐTM, qua sinh hoạt
văn hóa để tìm ra quy luật của nó, từ đó đề xuất hướng quản lý văn hóa phù
hợp, khách quan, tránh giáo điều, áp đặt.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng đời sống văn hóa (thông
qua việc xây dựng, tổ chức và quản lý các sinh hoạt văn hóa tại Hà Nội hiện
nay), luận án sẽ đề xuất mô hình quản lý văn hóa có tính khả thi, bền vững đối
với các khu đô thị mới ở Hà Nội nói chung, Trung Hòa - Nhân Chính nói
riêng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở Thủ đô
trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ mô hình QLĐSVH ở hai KĐTM Trung Hòa – Nhân Chính và Nam
Thăng Long Hà Nội, ban quản lý các KĐTM cùng các cấp quản lý Nhà nước
về văn hóa có thể tham khảo, vận dụng vào hoạt động cụ thể ở các địa phương
khác trên địa bàn cả nước.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu (9 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo
(12 trang) và Phụ lục (87 trang), kết quả nghiên cứu của luận án được thể hiện
trong 3 chương:



12

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận
(40 trang).
Chương 2: Thực trạng quản lý đời sống văn hóa ở khu đô thị mới
Trung Hòa - Nhân Chính và Nam Thăng Long (37 trang).
Chương 3: Bàn luận vấn đề nghiên cứu – Kiến nghị và giải pháp (37 trang).


13

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm
vào đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng cộng sản việt
Nam đã xác định đường lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Quan điểm này đánh dấu sự phát triển tư duy lý luận của Đảng,
đồng thời cũng là kết quả tổng kết thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa
trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng. Nhận thức toàn diện và sâu sắc về
phương hướng, đặc trưng, nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng và phát triển
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những yêu cầu cấp
thiết để tạo nên sự thống nhất và đồng thuận xã hội, tạo động lực cho việc
triển khai các nghị quyết của Đảng về văn hóa trong thời kỳ đổi mới hiện
nay trong đó có vấn đề văn hóa đô thị. Qua tìm hiểu các công trình nghiên
cứu liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi thấy nổi lên hai nhóm nghiên cứu

có đề cập tới quản lý văn hóa đô thị: Nhóm các công trình nghiên cứu chung
về văn hóa đô thị và nhóm các công trình nghiên cứu trường hợp KĐTM.

1.1.1. Những nghiên cứu về văn hóa đô thị (trong đó có khu đô thị mới)
Cũng như mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội, văn hóa luôn nằm trong
quá trình phát triển và biến đổi không ngừng. Khi các hoạt động của con
người hướng tới chân - thiện - mỹ thì các hoạt động đó sẽ tạo ra các giá trị, là
chuẩn mực mà các dân tộc đã định hình trong suốt quá trình hình thành và
phát triển, tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân và cộng đồng, giữa các thế hệ.
Việc xây dựng văn hóa đô thị sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển văn
hóa, xã hội của đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng được bền


14

vững, nhất là trong quá trình đổi mới và hội nhập như hiện nay. Chính vì vậy,
trong các công trình, bài báo, chuyên luận nghiên cứu về đô thị, văn hóa đô
thị và thiết chế văn hóa, nhiều tác giả đã phân tích những đặc trưng cơ bản
của văn hóa đô thị và tầm quan trọng của nó ở nước ta hiện nay.
Trong cuốn Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam do
tác giả Đình Quang chủ biên [106], nhóm các tác giả cuốn sách nhận định quá
trình đô thị hóa được thể hiện ở những đặc trưng sau:
+ Một là, hình thành và mở rộng quy mô đô thị với hạ tầng kĩ thuật
hiện đại, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp là chủ
yếu sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
+ Hai là, tăng nhanh dân số đô thị trong tổng số dân cư, dẫn đến
thay đổi cơ cấu giai cấp, phân tầng xã hội.
+ Ba là, chuyển từ lối sống phân tán (mật độ dân cư thưa) sang
sống tập trung (mật độ dân cư rất cao).
+ Bốn là, chuyển từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị, từ văn

minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp [106, tr.17].
Không chỉ chú trọng vào 6 nhu cầu cơ bản của đời sống văn hóa là
“nhu cầu sinh sống vật chất, nhu cầu lưu truyền huyết thống, nhu cầu sinh
hoạt chính trị, nhu cầu hiểu biết, nhu cầu tâm linh tín ngưỡng, nhu cầu sáng
tạo và giải trí” [106, tr.46], nhóm tác giả còn đưa ra điều kiện cần thiết tối
thiểu để có thể xây dựng tốt đời sống văn hóa, đáp ứng 6 nhu cầu trên. Đó là:
- Đường lối và chính sách văn hóa;
- Trình độ quản lý văn hóa;
- Hệ thống thiết chế văn hóa;
- Ngân sách cho hoạt động văn hóa;
- Trang thiết bị cho sáng tạo văn hóa;
- Đào tạo cán bộ văn hóa;


15

- Mặt bằng của trình độ dân trí [106, tr.48].
Nhận xét về mặt quản lý đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp
hiện nay ở Việt Nam, nhóm tác giả cũng nhận định:
Các đô thị hiện nay đã tiến tới mô hình phi tập trung hóa, tăng
cường vai trò của các cấp chính quyền cấp cơ sở và các tổ chức xã
hội, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình quản lý đô thị. Đặc
biệt là trong các lĩnh vực xã hội và văn hóa, chính quyền trung
ương không trực tiếp quản lý các hoạt động này mà giao cho chính
quyền các thành phố, hạt, quận và cấp thấp hơn trong việc xây dựng
các kế hoạch phát triển văn hóa, thay vì một mô hình tập trung,
quản lý các khía cạnh của đời sống đô thị, vì họ cho rằng đối với
các lĩnh vực xã hội và văn hóa, không ai hiểu nhu cầu của người
dân bằng các cấp chính quyền cấp thấp hơn và sự tham dự của
người dân sẽ giúp cho quá trình lập kế hoạch, triển khai giám sát

các dự án văn hóa - xã hội có tính khả thi hơn, khắc phục các mô
hình quản lý quan liêu [106, tr.20].
Tuy nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đời sống văn hóa đô thị và
khu công nghiệp, không khảo sát các KĐTM, cũng như phân tích sâu vào lĩnh
vực quản lý văn hóa, đặc biệt là quản lý văn hóa tại khu đô thị mới, vì đó
không phải mục đích chính của đề tài, song cuốn sách đã là một gợi ý tốt cho
tác giả luận án trong việc triển khai những vấn đề nghiên cứu của đề tài, vì nó
vẫn có những điểm tương đồng nhất định.
Ở một nghiên cứu chuyên biệt về văn hóa đô thị, cuốn sách Văn hóa
đô thị giản yếu tác giả Trần Ngọc Khánh [73] đã đưa ra nhiều cách tiếp cận
văn hóa đô thị trên cơ sở lý thuyết. Tác giả khẳng định từ thế kỷ V, VI
trước công nguyên, các triết gia như Platon, Aristote:


16

Đã bắt đầu chú ý xây dựng các mô hình đô thị lý tưởng, hoặc đưa
ra các ý tưởng đầu tiên về quy hoạch đô thị như Hippodamos,
Hippocrates. Từ các mô hình đô thị không tưởng của Thomas
Moore thế kỷ XVI, Robert Owen, Charles Fourier thế kỷ XIX,
hoặc mô hình đô thị vườn của Ebennezer, Howarrd, đến mô hình
đô thị hiện đại của các nhà quy hoạch như Haussmann, Le
Corbusier, ... đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến môi trường xã
hội và nhân văn ở đô thị [73, tr.13].
Cuốn sách thực sự là tư liệu quý với những người muốn tìm hiểu về
văn hóa đô thị. Mặc dù cung cấp cho người đọc khối lượng đồ sộ kiến thức
về văn hóa đô thị với những khái niệm, lý thuyết ... chủ yếu phân tích từ
nguồn dữ liệu ngoài nước, người đọc cảm thấy chưa thỏa mãn, vẫn thấy
nếu tác giả thay vì chỉ phân tích chính sách văn hóa đô thị [73, tr.423] qua
các trường hợp nghiên cứu một số nước trên thế giới, nên có những nghiên

cứu cụ thể về hiện trạng phát triển văn hóa đô thị tại Việt Nam để góp phần
hệ thống hóa vấn đề lý thuyết văn hóa đô thị ở Việt Nam. Ngay trong mục
Quản lý hoạt động văn hóa [73, tr.437] cũng không thấy dòng nào viết về
Việt Nam. Theo chúng tôi, bên cạnh việc dẫn và phân tích những cách
thức, mô hình quản lý văn hóa của nước ngoài, tác giả có những liên hệ, so
sánh với thực trạng công tác quản lý văn hóa đô thị ở Việt Nam thì cuốn
sách sẽ có giá trị thực tiễn hơn.
Như chúng ta biết, vai trò của truyền thông đại chúng có tác động rất
lớn đến đời sống văn hóa đô thị. Từ khi tiến hành đổi mới (1986) đến nay,
truyền thông đã góp phần không nhỏ trong quá trình hội nhập quốc tế về văn
hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Những phương tiện thông tin đại
chúng như báo chí, truyền hình, radio, internet, điện thoại di động … giờ đây
đã trở nên quá quen thuộc với người dân. Nhờ những phương tiện truyền


17

thông mà việc phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước, các vấn đề thời sự nóng bỏng trong nước và quốc tế trên lĩnh vực kinh
tế, y tế, an ninh, quốc phòng cũng như những giá trị văn học nghệ thuật, được
người dân liên tục cập nhật. Việc đối thoại giữa chính quyền và người dân
cũng trở nên cởi mở, khách quan hơn. Mặt khác, đô thị có những đặc thù
riêng về văn hóa, lối sống, kiến trúc cảnh quan nên cũng dễ tiềm ẩn những tệ
nạn xã hội, ô nhiễm môi trường. Để phát triển bền vững đời sống văn hóa đô
thị thì phải tính đến lĩnh vực văn hóa trong quy hoạch tổng thể, và nếu giải
quyết tốt vấn đề quản lý văn hóa thì sẽ giải quyết được một số thách thức tiềm
ẩn ngay tại gốc...[11]. Bài viết của tác giả Lê Thanh Bình “Truyền thông đại
chúng và quản lý văn hóa đô thị” đề xuất cho trường hợp thành phố Hồ Chí
Minh, nhưng theo chúng tôi, đây là vấn đề cần thiết mà tất cả các khu đô thị
mới đều phải chú trọng.

Văn hóa đô thị với việc phát triển Thủ đô Hà Nội thời hội nhập là chủ
đề được nhiều tác giả quan tâm và trở thành một trong những nội dung quan
trọng của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc
dân tộc. Đề xuất giải pháp đảm bảo cho sự phát triển bền vững về mặt chất
lượng đô thị đến năm 2030, tầm nhìn 2050, tác giả Trần Mai Ước đặc biệt chú
trọng đến việc:
Hoàn thiện không gian văn hóa đô thị để nhằm đáp ứng nhu cầu
sáng tạo của nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Phải
tạo ra được các thiết chế văn hóa - thông tin của Nhà nước và xã hội
trong một không gian văn hóa hợp lý... phải coi trọng bảo tồn và tôn
tạo các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc và danh lam
thắng cảnh, phát triển đô thị theo kiến trúc hiện đại kết hợp với kiến
trúc truyền thống [130].


18

Ông cũng đề xuất việc tổ chức và quản lý chặt chẽ các hoạt động văn
hóa, dịch vụ văn hóa nhằm lành mạnh hóa môi trường văn hóa, phòng chống
những ảnh hưởng độc hại xâm nhập vào đời sống xã hội.
Cuốn Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới
1979 - 1999 (2008) [109] của Lê Thanh Sang đã đem đến cái nhìn tổng quan
về đô thị hóa và các lý thuyết đô thị hóa ở Việt Nam. Tác giả đã trình bày và
phân tích toàn diện nhằm phác họa sự thay đổi, phát triển đô thị ở Việt Nam
trước và sau đổi mới. Tác giả kết luận: Giai đoạn 1979-1989 phản ánh các
tính chất của một nền kinh tế tập trung. Giai đoạn 1989-1999 phản ánh sự
chuyển đổi từ mô hình kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường. Điều ấy có
nghĩa là đô thị hóa ở Việt Nam thời kỳ 1979-1989 là hệ quả từ sự kìm hãm,
chậm phát triển trong thời kỳ đầu của công cuộc quá độ đi lên Chủ nghĩa Xã
hội trên phạm vi cả nước. Và mặc dù tăng trưởng dân số tự nhiên là thành tố

quan trọng trong sự tăng trưởng đô thị ở cả hai thời kỳ trên, nhưng sự đóng
góp của di dân giai đoạn sau đổi mới cũng là yếu tố quan trọng.
Trong công trình Xã hội học đô thị của Trịnh Duy Luân [90] tác giả đã
tập trung bàn về lối sống đô thị Việt Nam. Từ góc độ xã hội học, tác giả
công trình đã khái lược về tiến trình đô thị hóa ở nước ta. Tác giả cho rằng,
nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng nhanh chóng ở các đô thị lớn, phản ánh
rất rõ trong đời sống hằng ngày. Những thay đổi trong cấu trúc xã hội: sự
biến đổi trong kết cấu nghề nghiệp, mức sống vật chất và tinh thần, lối sống
cũng như khuôn mẫu hành vi ứng xử của các nhóm xã hội, trên cả hai mặt
tích cực và tiêu cực, điều kiện sống của cư dân đô thị tất yếu sẽ dẫn đến hình
thành những khuôn mẫu hành vi và lối sống của họ. Quan điểm này chỉ ra
rằng: những thay đổi trong mô hình ứng xử, các quan niệm và định hướng
giá trị trong quá trình đô thị hóa làm biến đổi cấu trúc xã hội nhằm thích ứng
với môi trường xã hội mới. Theo tác giả, hệ thống quản lý, ý thức pháp luật,


19

văn hóa pháp luật của người dân, tính chất phức tạp về nguồn gốc xã hội của
dân cư đô thị, cũng như điều kiện sống cũng là những yếu tố tác động đến
lối sống đô thị.

1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý văn hóa đô thị
Nghiên cứu chuyên biệt về quản lý văn hóa đô thị có tác giả Lê Như
Hoa, có lẽ đây cũng là đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến quản lý văn hóa
đô thị một cách đầy đủ nhất. Nhiều vấn đề mà tác giả đặt ra cho công tác quản
lý văn hóa đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cách nay đã
15 năm, song vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa trong thời điểm hiện tại. Nhấn
mạnh vai trò của quản lý văn hóa đô thị, tác giả khẳng định: “Vấn đề trung
tâm của quản lý văn hóa đô thị hiện nay là tạo ra được một nhân cách văn hóa

Việt Nam của thế kỷ XXI tiếp tục nhân cách người cách mạng: có sự phát
triển nội sinh về khoa học, kỹ thuật, về pháp luật, về đạo đức...” [53, tr.30].
“Khi quản lý văn hóa đô thị quan tâm đến sự phát triển nguồn lực con người,
thúc đẩy khả năng sáng tạo của thế hệ trẻ cải tạo các phong tục tập quán lạc
hậu, gìn giữ các giá trị truyền thống, tạo ra các quan hệ quốc tế lành mạnh....
nó đã nâng cao trình độ người lên những bậc thang văn hóa mới” [53, tr.31].
Đây là một luận điểm khá táo bạo, bởi nó động chạm đến vấn đề nhạy cảm
giữa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, điều dễ gây tranh cãi
ngay chính trong đội ngũ những nhà nghiên cứu văn hóa, chưa nói đến
chuyện hiện nay vẫn còn nhiều tập tục được cho là thiếu nhân văn, nhưng lại
là lễ hội truyền thống của làng xã trước khi được nâng cấp thành đô thị. Vậy
phải giải quyết vấn đề này thế nào? Thế nào là “Phong tục tập quán lạc hậu
cần phải cải tạo”? Điều này cần được minh định rõ ràng, nếu không khó tránh
khỏi xung đột giữa cư dân và nhà quản lý văn hóa - đại diện pháp luật.
Ngoài ra, cuốn sách còn tập hợp một số bài viết, tiểu luận phê bình của
tác giả liên quan đến lĩnh vực quản lý văn hóa đô thị.


20

Ở tầm nhìn tổng thể, cần phải kể đến công trình Lối sống trong đời
sống đô thị hiện nay, đây là tập hợp các bài tham luận tại Hội thảo tổ chức
vào năm 1992 được Viện Văn hóa (Đại học Văn hóa Hà Nội) xuất bản. Ngoài
ra, cuốn Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, do Nxb
Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1998 [12], đã đề cập tới khía cạnh văn hóa
trong quản lý đô thị hiện đại, bên cạnh các khía cạnh về mặt chính trị, kinh tế,
xã hội, yếu tố văn hóa được xem xét trong tổng thể các vấn đề quản lý đời
sống đô thị trong những năm đầu đẩy mạnh tiến trình ĐTH.
Luận án TS. Văn hóa học của Phan Đăng Long với đề tài Biến đổi của
văn hóa đô thị Hà Nội từ năm 1986 đến này - Thực trạng và xu hướng [88] đã

phác họa khá đậm nét sự biến đổi của văn hóa Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp
về mặt quản lý. Những giá trị văn hóa trường tồn theo thời gian của Hà Nội
được nhấn mạnh và phân tích cẩn trọng theo từng giai đoạn, những mặt được,
mất trong quá trình bảo tồn. Và tác giả nhận định, cho dù quá trình đô thị hóa
diễn ra như thế nào trong thời kỳ đổi mới, thì những giá trị văn hóa đã trường
tồn vẫn là đặc trưng tiêu biểu của Hà Nội.
Theo tác giả Phan Đăng Long, từ năm 1986 đến nay có nhiều biến đổi
về hạ tầng cấu trúc xã hội Hà Nội kéo theo sự biến động theo nhiều khuynh
hướng của văn hóa, lối sống của người Hà Nội. Ông cho rằng người Hà Nội
được giải phóng khỏi những ràng buộc của những cơ chế không hợp lý, nên
việc sản xuất, kinh doanh, mua bán, đi lại... thuận tiện và khóang đạt hơn. Bên
cạnh những mặt tích cực của sự thay đổi, ông cũng chỉ ra một số biểu hiện
lệch chuẩn và tiêu cực trong biến đổi văn hóa, lối sống đô thị.
Ưu điểm của luận án là đã đúc kết một số vấn đề cốt lõi về sự biến đổi
văn hóa sau hơn 30 năm đổi mới của Hà Nội. Tuy nhiên, tác giả cũng không
đi sâu vào nghiên cứu trường hợp các khu đô thị mới hiện nay, trong đó có
Trung Hòa- Nhân Chính và Nam Thăng Long.


21

Trong bài viết: “Đô thị hóa và xây dựng văn hóa đô thị Việt Nam hiện
đại” của tác giả Trần Minh Tơn đăng trên Tạp chí Cộng sản đã đưa ra một số
biện pháp để quản lý đô thị và xây dựng văn hóa đô thị.
Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển
đô thị đến năm 2020 và các năm tiếp theo phù hợp với trình độ phát triển kinh
tế, xã hội của đất nước, phát triển bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Phát triển đô thị phải coi trọng bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa,
các công trình kiến trúc và danh lam, thắng cảnh, phát triển đô thị theo kiến
trúc hiện đại kết hợp với kiến trúc truyền thống

Thứ 2, khẩn trương hoàn thiện quy hoạch không gian văn hóa đô thị
(nội đô và ven đô) đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân
dân. Phải tạo ra được các thiết chế văn hóa – thông tin của Nhà nước và xã
hội trong một không gian văn hóa hợp lý. Đối với vùng ngoại ô, việc quy
hoạch không gian văn hóa nên xây dựng tập trung, ở nội đô có thể phân tán
nhưng phải đảm bảo sự liên hoàn giữa các khối kiến trúc.
Thứ ba, khuyến khích sáng tạo văn hóa đô thị bằng các chính sách ưu
tiên đầu tư cho sáng tác, thẩm định và quản lý hoạt động biểu diễn, triển lãm,
xuất bản, báo chí cả chuyên nghiệp và nghiệp dư. Tập trung ưu tiên đầu tư
cho các hoạt động văn hóa ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các
thành phố lớn, xây dựng các thành phố này trở thành các trung tâm văn hóa
quốc gia và khu vực.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa đô
thị, kết hợp với công tác phòng chống các biểu hiện và và hành vi phi văn
hóa, bài trừ tệ nạn xã hội. Nhà nước cần hoàn thiện pháp luật về văn hóa đang
phân tán (Quản lý bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể,
quản lý hoạt động văn hóa chuyên nghiệp và quần chúng, quản lý dịch vụ văn
hóa, quản lý môi trường văn hóa và xây dựng gia đình văn hóa) chưa được


22

quy định trong một bộ luật thống nhất. Đẩy mạnh việc phân cấp công tác quản
lý văn hóa theo hướng tăng cường cho cấp phường, cấp quận, kết hợp với
công tác kiểm tra, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vi phạm, phòng chống tệ
nạn xã hội và chống xâm nhập các nguồn văn hóa lai căng, xa lạ với văn hóa
dân tộc.
Thứ năm, đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, kiên
quyết phản bác các luận điệu sai trái, phản cách mạng thực hiện âm mưu
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Đây có thể được xem là một số biện pháp tích cực trong giai đoạn hiện
nay về quản lý đô thị và xây dựng văn hóa đô thị.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên hầu hết đã góp phần tổng kết, hệ thống
những vấn đề lý luận về quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam, đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu sống của cư dân hiện
đại, song những vấn đề về quản lý văn hóa trong các khu đô thị mới còn ít
được đề cập, và nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ rất mờ nhạt.

1.1.3. Những nghiên cứu trường hợp khu đô thị mới có đề cập đến
quản lý văn hóa
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác giả: Nguyễn Thanh
Tuấn [129], Nguyễn Hồng Hà [47]...
Dựa trên sự biến đổi của văn hóa, các tác giả trên đã góp phần tổng kết
được diện mạo chung của văn hóa đô thị ở Việt Nam hiện nay. Nhận xét về
công tác quản lý văn hóa, tác giả Nguyễn Thanh Tuấn viết: “Hiện nay chất
lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa chưa cao. Cơ sở vật chất nghèo
nàn, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý văn hóa còn thấp kém. Sự phối
hợp giữa nhà văn hóa của các cơ quan, trường học, doanh nghiệp với nhà văn
hóa của làng, xã, tổ dân phố chưa tốt” [129, tr.246-247].


23

Lập luận một trong những nguyên nhân tạo nên sự biến đổi văn hóa đô
thị ở Hà Nội, tác giả Nguyễn Thanh Tuấn viết:
Ở Hà Nội, xu hướng hình thành các vành đai 1,2,3 (và có thể là 4), xu
hướng hình thành các tuyến giao thông - dịch vụ - dân cư theo các
đường 1, 5, 32 và xu hướng xác lập nhiều trung tâm với kết cấu đô thị
vệ tinh mở, đang làm biến đổi văn hóa đô thị trên nhiều phương diện,
từ cái ăn, cái mặc, cái ở, cái chết đến học hành, làm việc, nghỉ ngơi,

giải trí v.v… Chỉ riêng việc mở rộng địa bàn lãnh thổ tới các vùng vốn
trước đây thuộc xứ Đoài, xứ Bắc cũng đòi hỏi phải mở rộng nội hàm
của khái niệm nếp sống thanh lịch của người Hà Nội. Và do tiến trình
đô thị hóa giờ đây gắn kết chặt chẽ với công nghiệp hóa, hiện đại hóa
cũng đặt ra vấn đề không chỉ giới hạn nếp sống thanh lịch ở “lời ăn
tiếng nói”, “quần chùng áo dài”, ở ứng xử thường nhật giữa người với
người, mà còn ở cách làm ăn trong điều kiện cơ chế thị trường, hội
nhập quốc tế. Nghĩa là nếp sống thanh lịch nói riêng và văn hóa đô thị
Hà Nội nói chung trong quá trình biến đổi cần phải tiếp nhận những
nội dung mới và phải lược bỏ những nét không còn phù hợp với văn
hóa - văn minh đô thị [129, tr.57 - 58].
Tuy nhiên, tác giả cũng không có ý định nghiên cứu trường hợp cụ thể
một khu đô thị mới nào ở Hà Nội.
Nghiên cứu về nếp sống gia đình ở khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân
Chính, tác giả Nguyễn Hồng Hà có những nhận định khá xác đáng.
Nhìn chung, nếp sống gia đình tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân
Chính có những thay đổi trong môi trường kinh tế, xã hội, chính trị,
các quan niệm sống của các gia đình cũng đã có những thay đổi để
thích ứng với hình thức sinh sống là các mô hình nhà chung cư cao
tầng. Nét đặc trưng của những thay đổi này là sự quá độ của mô


×