Tải bản đầy đủ (.doc) (236 trang)

Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.48 MB, 236 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

CAO CHU SƠN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

CAO CHU SƠN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế phát triển
: 62 31 01 05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Thái Bá Cẩn
2. TS. Nguyễn Bá Ân

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác giả công bố trên tạp chí
không trùng với bất kỳ công trình nào khác.
Người cam đoan

Cao Chu Sơn


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, động viên và giúp đỡ của tập thể giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, gia
đình và bạn bè. Để đạt được kết quả này, tôi xin cảm ơn PGS.TS Thái Bá Cẩn
và TS. Nguyễn Bá Ân - những người thầy hướng dẫn đầy tâm huyết và nhiệt
tình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Viện Chiến lược phát triển đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, triển khai

nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin bày tỏ niềm xúc động lớn lao trước sự giúp đỡ tận tình, động
viên kịp thời của Viện Chiến lược phát triển; các thầy cô Trưởng, Phó các
Khoa, Phòng ban, các thầy cô giáo và các bạn nghiên cứu sinh cùng khóa.
Tôi xin được cảm ơn và chia sẻ niềm vui này với gia đình, bạn bè các
bạn nghiên cứu sinh cùng khóa – những người đã luôn ở bên động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song luận án không thể tránh khỏi
những sai sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và ý kiến đóng
góp của các thầy cô giáo, các học giả, nhà nghiên cứu và các bạn độc giả về
nội dung của đề tài nghiên cứu được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Cao Chu Sơn


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB (The Asian Development Bank): Ngân hàng Phát triển châu Á
ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line): Đường dây thuê bao số bất đối xứng
AFD (Agence Francaise Developpermen): Cơ quan Phát triển của Pháp

ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Aus AID (Australian Agency for International Development): Cơ quan Hợp tác
quốc tế Australia
AVG: Truyền hình An Viên
BTS (Base Transceiver Station): Trạm thu phát sóng di động
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FESTIVAL: Ngày hội
FM (Frequency modulation): Sóng điều tần
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm nội địa (hay tổng sản phẩm quốc
nội)
HDI (Human Development Index): Chỉ số phát triển con người
ICOR (Incremental Capital - Output Rate): Hệ số sử dụng vốn đầu tư
JICA (The Japan International Cooperation Agency): Cơ quan Hợp tác quốc tế
Nhật Bản
TCN: Trước Công nguyên
UBND: Ủy ban nhân dân
UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization): Tổ
chức khoa học, văn hoá, giáo dục thế giới
WIPO (World Intellectual Property Organization): Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới
WMF (World Monuments Fund): Quỹ Di sản thế giới
XHCN: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:

Dân số của Phú Thọ qua các năm

Bảng 3.2:


Tốc độ tăng bình quân GDP qua các năm của tỉnh Phú Thọ

Bảng 3.3:

Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế tỉnh Phú Thọ

Bảng 3.4:

GDP/Người của tỉnh Phú Thọ

Bảng 3.5:

Đầu tư phát triển theo ngành của tỉnh Phú Thọ

Bảng 3.6:

Cơ cấu đầu tư theo ngành của tỉnh Phú Thọ

Bảng 3.7:

Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn đầu tư của tỉnh Phú Thọ

Bảng 3.8:

Cơ cấu đầu tư của khu vực văn hóa ở Phú Thọ

Bảng 3.9:

Danh sách lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh

Phú Thọ giai đoạn 2000 - 2012

Bảng 3.10:

Tổng hợp vốn đầu tư thiết chế văn hóa thông tin cấp xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2014

Bảng 3.11:

Thực trạng hoạt động Biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Bảng 3.12:

Bảng tổng hợp kết quả công nhận gia định văn hóa, khu dân cư
văn hóa giai đoạn 2005 - 2011

Bảng 3.13:

Tốc độ tăng vốn đầu tư theo ngành và lĩnh vực của Phú Thọ

Bảng 3.14:

Chỉ số ICOR trung bình thời kỳ của Phú Thọ

Bảng 3.15:

Tổng hợp kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh Phú Thọ
Lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của Phú Thọ
qua các năm
Năng suất lao động theo ngành và lĩnh vực của Phú Thọ

Cơ cấu đầu tư của khu vực văn hóa ở Phú Thọ
Tỷ lệ vốn trở thành tài sản của khu vực văn hóa và của cả tỉnh Phú
Thọ
Dự báo vốn đầu tư cho lĩnh vực văn hóa ở Phú Thọ thời kỳ 20132020 (theo giá 2010)
Dự báo phân bổ đầu tư của khu vực văn hóa giai đoạn 2013-2020
Dự báo hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa ở tỉnh Phú Thọ

Bảng 3.16:
Bảng 3.17:
Bảng 3.18:
Bảng 4.1:
Bảng 4.2:
Bảng 4.3:


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Di tích phân loại theo loại hình
Biểu đồ 3.2: Số lượng di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu cán bộ phân theo trình độ đào tạo


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1:

Xác định khái niệm "văn hóa"

Sơ đồ 1.2:

Cấu trúc văn hóa xét về bình diện triết học


Sơ đồ 1.3:

Sơ đồ tổng quát về các hình thái đầu tư

Sơ đồ 2.1:

Sự vận động của nguồn vốn đầu tư phát triển văn hóa

Sơ đồ 2.2:

Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển văn hóa

Sơ đồ 2.3:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Phú Thọ


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và
giữ nước để bảo vệ toàn vẹn biên cương lãnh thổ cũng như nền văn hóa của
dân tộc Việt. Ngày nay, trên con đường xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã
hội trong bối cảnh toàn cầu hóa thì việc bảo vệ và phát huy những giá trị bản
sắc của nền văn hóa truyền thống, văn hóa tinh thần là một vấn đề cấp bách và
cần thiết đặt ra cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Nhiệm vụ phát triển văn hóa
đã được xác định trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 là “Tạo
bước phát triển mạnh mẽ về văn hóa - xã hội. Tăng đầu tư của nhà nước,

đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển văn
hóa, xã hội”, “phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát
huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa
nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự
là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và
hội nhập quốc tế. Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn
hóa lành mạnh, coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, đạo lý, văn hóa trong kinh
doanh và văn hóa trong ứng xử. Chú trọng xây dựng nhân cách con người
Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc,
trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ. Phát
huy giá trị truyền thống tốt đẹp xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ,
hạnh phúc. Thực hiện tốt bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ, chăm sóc,
giáo dục và bảo vệ quyền trẻ em. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của công dân theo quy định của pháp luật. Khuyến khích tự do sáng tạo trong
hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị
cao, có sức lan tỏa lớn, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc. Xây dựng và


2
nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Coi trọng bảo tồn và
phát huy các di sản văn hóa dân tộc. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của
nhân dân”. [39]
Quán triệt sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan lãnh đạo của
tỉnh Phú Thọ cũng đã có chủ trương phát triển và phát huy các giá trị văn hóa
của tỉnh. Điều này thể hiện rõ trong Nghị quyết của Tỉnh ủy, đề án Quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy phát triển văn hóa và đầu tư phát triển văn
hóa ở nước ta nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng đang gặp nhiều khó khăn
và thành tựu thu được trong lĩnh vực phát triển văn hóa còn rất hạn chế. Thực
tế đã chỉ ra rằng, văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần của công cuộc phát

triển đất nước mà còn thực sự là yếu tố vật chất cho quá trình phát triển kinh
tế và tăng trưởng kinh tế đối với một quốc gia cũng như đối với một tỉnh ở
Việt Nam. Song thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn
về đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển văn hóa nói riêng chưa
được làm rõ. Việc đầu tư phát triển văn hóa đang gặp nhiều lúng túng, nhất là
ở cấp địa phương.
Tỉnh Phú Thọ được biết đến như vùng đất cội nguồn dân tộc Việt Nam,
nơi Hùng Vương dựng nước, có nền văn hoá Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò
Mun, Đồng Đậu...nổi tiếng và văn hoá Fonclo phát triển rực rỡ. Trải qua hàng
nghìn năm lịch sử, mảnh đất này là một nơi dày đặc di tích lịch sử văn hóa
truyền thống dân tộc đặc biệt là các di tích gắn với thời đại Hùng Vương.
Trong xu thế phát triển hiện nay, việc quan tâm đầu tư phát triển văn hóa trên
địa bàn tỉnh là một yêu cầu cấp thiết nhất là khi hai di sản “Hát Xoan Phú
Thọ” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được Tổ chức khoa
học, văn hoá, giáo dục thế giới (United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization - UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.


3
Trong quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Phú Thọ, sự nghiệp
văn hoá đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của tỉnh, văn hóa trở
thành bộ phận quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và làm cho nơi
đây trở thành mảnh đất tâm linh có kinh tế phát triển thịnh vượng của Việt
Nam. Phú Thọ là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về di sản văn hóa và
phát triển du lịch nhưng những năm vừa qua việc phát triển văn hóa, đầu tư
phát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch góp phần gia tăng kinh tế và cải
thiện đời sống nhân dân chưa được nhiều, thậm chí có thể nói còn ít so tiềm
năng. Do đó, việc đầu tư phát triển văn hóa và gắn phát triển văn hóa với phát
triển du lịch để thực hiện thành công định hướng làm giàu cho tỉnh Phú Thọ
đang là vấn đề cấp bách. Muốn phát triển văn hóa đúng và đầu tư phát triển

văn hóa có hiệu quả đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu khoa học
nghiêm túc và hữu ích.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về vấn đề
đầu tư phát triển văn hóa ở tỉnh Phú Thọ với tư cách như một đề tài khoa học
hay một luận án tiến sĩ. Nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển văn hóa cũng
như việc phát huy giá trị văn hóa để phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ còn
rất hạn chế, bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý. Muốn phát triển kinh tế, xã hội
của tỉnh Phú Thọ phải đi liền với phát triển văn hóa, phát huy các giá trị văn
hóa để hưng thịnh kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật
chất của ngành văn hóa Phú Thọ chưa tương xứng với tầm vóc, vị trí của tỉnh.
Vì vậy, làm sao đầu tư cho ngành văn hóa một cách hiệu quả nhằm thúc đẩy
văn hóa của tỉnh phát triển nhanh, bền vững đang là một bài toán đặt ra cho
các cấp lãnh đạo của tỉnh nói chung và của cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý
lĩnh vực văn hóa nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Nâng cao
hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề tài
luận án tiến sĩ của mình.


4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ hơn những vấn đề lý luận chủ yếu tạo cơ sở để nghiên cứu đầu
tư phát triển văn hóa trên địa bàn một tỉnh ở Việt Nam, trong đó đặc biệt là
quan niệm mới về hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa, các yếu tố ảnh hưởng
tới hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa và đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
đầu tư phát triển văn hóa;
- Làm rõ thực trạng đầu tư phát triển văn hóa, hiệu quả đầu tư phát triển
văn hoá ở Phú Thọ; xác định mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân của
những yếu kém đối với việc đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ trong những năm qua;

- Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
văn hóa ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian sắp tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên quan
điểm đổi mới và có tính tới quan hệ với đầu tư phát triển chung ở tỉnh Phú Thọ.
- Các hoạt động trực tiếp và gián tiếp liên quan tới phát triển văn hóa
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ.
- Về mặt không gian: Toàn bộ lãnh thổ tỉnh Phú Thọ có tính tới quan hệ
giữa văn hóa với các lĩnh vực khác có liên quan.
- Về mặt thời gian: Thời gian nghiên cứu hiện trạng từ năm 2000 đến
năm 2014 và định hướng đến năm 2020.


5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Việc nghiên cứu đầu tư phát triển văn hóa ở luận án này được soi sáng từ
tri thức của các lý thuyết hệ thống, lý thuyết điều khiển, lý thuyết quản lý cũng
như nguyên lý duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận án quan niệm đầu
tư phát triển văn hóa là một hệ thống các hoạt động, tồn tại một cách khách
quan, chúng được thực thi tùy thuộc các điều kiện phát triển của từng giai đoạn
phát triển kinh tế - xã hội, chúng được quản lý, được điều khiển, phát triển từ
thấp đến cao, có quan hệ mật thiết với các hoạt động kinh tế - xã hội trong địa
bàn nghiên cứu. Việc nghiên cứu đầu tư phát triển văn hóa không thể là hiện
tượng tự thân, nó được nghiên cứu trong tổng thể đầu tư phát triển trong địa
bàn. Hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa là bộ phận của hiệu quả đầu tư chung

trên địa bàn nghiên cứu tỉnh Phú Thọ. Hoạt động đầu tư phát triển văn hóa là
toàn bộ công việc, nó bắt đầu tư ban hành chủ trương, đường lối đầu tư phát
triển văn hóa đến việc kế hoạch hóa việc đầu tư ấy và tổ chức thực hiện việc
đầu tư phát triển văn hóa với quyết tâm cao. Đầu tư phát triển văn hóa liên
quan đến rất nhiều người, từ người ra quyết định chủ trương đến nhà đầu tư
cũng như đến những người hưởng lợi, những lĩnh vực liên quan và những
người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hóa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
4.2.1. Phương pháp phân tích hệ thống
Được sử dụng để phân tích các yếu tố tác động đến đầu tư phát triển văn
hóa, hệ thống các hoạt động thuộc về đầu tư phát triển văn hóa, xem xét mối
quan hệ giữa đầu tư phát triển văn hóa với các hoạt động đầu tư phát triển công
nghiệp, nông, lâm nghiệp cũng như đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và đầu tư
phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


6
4.2.2. Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp này được sử dụng để phân tích hiện trạng phát triển văn
hóa, đầu tư phát triển văn hóa trong mối quan hệ với hiện trạng phát triển kinh
tế của tỉnh. Đồng thời, được sử dụng bổ sung để liệt kê và đánh giá chính sách
đầu tư phát triển văn hóa trong những năm qua ở tỉnh Phú Thọ.
4.2.3. Phương pháp dự báo
Phương pháp này được sử dụng để dự báo nhu cầu đầu tư phát triển văn
hóa, dự báo các kết quả và hiệu quả của việc đầu tư phát triển văn hóa. Đồng
thời, để dự báo các điều kiện để đảm bảo việc đầu tư phát triển có hiệu quả,
trong đó có việc lượng định có tính định hướng về đầu tư phát triển văn hóa
cũng như những việc sẽ phải làm của chính quyền tỉnh Phú Thọ.
4.2.4. Phương pháp so sánh

Được sử dụng để so sánh các vấn đề nghiên cứu giữa các năm, các giai
đoạn cũng như so sánh với các đối tượng nghiên cứu khác, từ đó mà có nhận
thức chính xác về đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn so sánh hiệu quả đầu tư
phát triển văn hóa với phát triển các lĩnh vực khác hay so sánh hiệu quả đầu
tư phát triển văn hóa qua các năm.
4.2.5. Phương pháp chuyên gia (hay phương pháp sử dụng chuyên gia)
Được sử dụng để lấy thêm thông tin trong quá trình nghiên cứu luận án
cũng như để thẩm định các nhận xét, các đề xuất của tác giả trong luận án.
Trong quá trình triển khai nghiên cứu tác giả trực tiếp trao đổi với các nhà
khoa học, các nhà quản lý để có thêm thông tin phục vụ việc nghiên cứu của
mình và trao đổi với các chuyên gia để thăm dò ý kiến của họ để khẳng định
những đề xuất của mình.


7

4.2.6. Phương pháp sơ đồ, biểu bảng, đồ thị
Tác giả sử dụng để minh họa ý tưởng, hay chứng minh cho những nhận
định trong quá trình phân tích và viết báo cáo luận án.
5. Nguồn tư liệu, số liệu được sử dụng trong đề tài
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng các nguồn
tài liệu và số liệu chính sau đây:
5.1. Về tài liệu
- Các tài liệu giáo trình của các trường đại học của Việt Nam
- Các ấn phẩm khoa học của nước ngoài
- Các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học của Việt Nam.
- Các báo cáo quy hoạch, kế hoạch của các cơ quan của tỉnh Phú Thọ
và của các cơ quan Trung ương.
- Luận văn tiến sĩ, thạc sĩ của các tác giả trong nước nghiên cứu về văn
hóa, đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

nói riêng.
- Tham khảo tư liệu từ các trang thông tin điện tử (các trang website).
5.2. Nguồn số liệu
- Các số liệu thống kê của các cơ quan thuộc tỉnh Phú Thọ, của các tỉnh
xung quanh và của cả nước.
- Kết quả nghiên cứu của các đề án, dự án có liên quan đã được công bố.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Luận án làm rõ thêm quan niệm về đầu tư phát triển văn
hóa một cách đầy đủ, toàn diện và có tính hệ thống; các yếu tố ảnh hưởng tới
hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa; đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu


8
tư phát triển văn hóa để vận dụng vào việc nghiên cứu đầu tư phát triển văn
hóa ở tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới.
- Về thực tiễn: Vận dụng những vấn đề lý luận đã đề xuất, tác giả tiến
hành đánh giá thực trạng đầu tư phát triển văn hóa của tỉnh Phú Thọ trong
những năm qua, từ đó kiến nghị có căn cứ khoa học định hướng đầu tư phát
triển văn hóa và những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn
hóa ở tỉnh Phú Thọ trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, luận án còn có thể
sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ sở đào tạo và cơ quan
nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được trình bày thành 4 chương:
Chương I: Tổng quan về văn hóa và đầu tư phát triển
Chương II: Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển văn hóa và hiệu
quả đầu tư phát triển văn hoá
Chương III: Hiện trạng hiệu quả đầu tư phát triển văn hóa tỉnh Phú Thọ
Chương IV: Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển văn
hóa tỉnh Phú Thọ



9
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1.1. Tổng quan về văn hóa
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Từ “văn hóa” có thể được hiểu theo nhiều bình diện khác nhau, bởi bản
thân nó mang một nội hàm rộng lớn là sự sáng tạo của con người từ cái nhỏ
nhất đến cái lớn nhất trên mọi lĩnh vực sinh tồn.
Từ ngàn xưa, ở phương Tây cũng như ở phương Đông, người ta đã đề
cập, thậm chí tranh cãi nhiều về vai trò của văn hóa. Ở Trung Hoa, Khổng Tử,
nhà triết học - luân lý ở thời Xuân Thu (thế kỷ VI TCN) nói đến “văn” mà sau
này môn đệ của ông là Tuân Tử (khoảng thế kỳ III) giải thích “văn” là cái
“ngụy” (cái do người làm nên, không tự nhiên mà có). Tuân Tử có một thuyết
thường được biết đến là “tính người là ác; thiện là do người làm ra”. Theo ông
“Tính là tài chất còn nguyên; ngụy là văn lễ hay tốt. Không tính thì không có
gì để làm thêm. Không làm thêm, thì tính không thể tự thành tốt” [36].
Ở phương Tây, sự phát triển của quan niệm về văn hóa cũng khá sớm.
Vào thế kỷ III, nhóm tri thức tập hợp xung quanh gia đình Scipion, một gia
đình qúy tộc nổi tiếng ở La Mã, đã dùng từ “cultura” như là đồng nghĩa của
“văn chương” hoặc đồng nghĩa của “nhân văn”. Mà cultura và cultus thì được
người La Mã dùng để chỉ việc gieo trồng; gieo trồng ruộng đất thì là
agricultura hoặc cultus. Như thế nên Ciceron, nhà biện thuyết hùng hồn vào
bậc nhất của La Mã cổ đại, định nghĩa triết học là sự “gieo trồng tinh thần” và
ông khẳng định triết học trước hết nhằm vào việc giáo dục con người trong
phụng thờ các vị thần.



10

Sau này văn chương tôn giáo thời Trung Cổ dùng từ “gieo trồng” thay
cho “sự thờ phượng”, với ý nghĩa là gieo trồng Thượng đế (đạo lý) vào linh hồn
mình. Nhà nhân bản và cũng là nhà văn xuôi đầu tiên lớn nhất của Ý là
Boccaccio (1313 - 1375) viết:
“Cõi tự nhiên nơi người sống
Dù hiện ra đẹp lắm
Sự gieo trồng vẫn tô điểm thêm”
Ý nghĩa của từ Cultura được mở mang như thế mãi đến thế kỷ XVI XVII Nhà triết học duy vật Anh Francis Bancon (1561 - 1626) hiểu sự “gieo
trồng các linh hồn” (cultura animi) của thời cổ điển là sự “tiến bộ và nảy nở tri
thức”; còn Thomas Hobbes (1588 - 1679), bạn của F. Bacon và cũng là người
kế thừa và hoàn thiện triết học duy vật của F. Bacon, thì nói “lao động dành cho
đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là sự gieo trồng tinh thần”.
Trên cơ sở những diễn giải như trên về “cultura”, sự đối lập giữa tự
nhiên, kể cả cái tự nhiên trong con người với cái “gieo trồng”, hoặc so sánh
thuật ngữ trên với chữ “ngụy” của Tuân Tử, bộc lộ rõ rệt dần và làm nền cho
Voltaire (1694 - 1778) nhà văn và nhà tư tưởng xuất sắc của phong trào Khai
sáng ở Pháp, cũng như Johan von Herder (1774 - 1803) nhà triết học và sử
học Khai sáng Đức, đã xác lập nguyên lý của văn hóa. Herder nói “Người,
trên dòng lịch sử của mình, xuất phát tự nhiên, tiến bước tự do trên con
đường của văn hóa”. Mà văn hóa thì là một hệ thống những kiến thức và
những phẩm chất đạo đức sâu sắc đối lập với cách thô bạo và nông cạn của
những người buông mình cho tự nhiên thống trị. Ở Anh, nhà thơ, nhà phê
bình Martheu Arnold trong cuốn Văn hóa và tình trạng hỗn loạn cho rằng văn
hóa như một sự đi tìm cái hoàn thiện toàn phần của con người bằng cách hiểu
biết cái đã được nghĩ và đã được nói tốt đẹp nhất ở đời và bằng sự phát triển
được tiến hành như thế ở mọi phương diện của loài người.



11
Đến thời hiện đại, ý nghĩa của từ văn hóa vẫn còn giữ nguyên giá trị
được đặt ra từ thủa ban đầu. Nhà triết học và sư phạm Mỹ John Dewey (1859
- 1952) nhận thức văn hóa là kết quả của tương tác giữa con người với môi
trường của nó (bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội). Các nhà
triết hiện sinh thì nhấn mạnh khả năng sáng tạo của văn hóa là vượt lên trên
những quy định tự nhiên.
Tuy nhiên, văn hóa chỉ trở thành đối tượng khoa học vào thế kỷ XIX.
Người đầu tiên khảo cứu văn hóa với tư cách một đối tượng khoa học là
Edward Burnett Tylor, nhà nhân học nổi tiếng người Anh (1832 – 1917) với
cuốn Primitive Culture (Văn hóa nguyên thủy) xuất bản năm 1871 ở Luân Đôn,
trong đó ông xác định dân tộc học là sự khảo cứu về “văn hóa hoặc văn minh”,
và ông miêu tả “văn hóa hoặc văn minh” như sau:
“Một toàn thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân
lý, luật pháp, phong tục và tất thảy những năng lực khác và những tập quán
khác mà con người hoạch định với tư cách là thành viên của xã hội”[54]
Miêu tả trên đây có thể coi như một định nghĩa “văn hóa” theo cách dân
tộc chí và nó đã được các nhà nghiên cứu văn hóa của nhiều thế hệ lấy làm điểm
xuất phát để tán thành, thêm bớt hoặc không tán thành. Có thể xem đó là định
nghĩa đầu tiên về văn hóa, mặc dầu người ta nhận thấy: một là E.B.Tylor đã
đồng nhất văn hóa với văn minh, thứ nữa là đường biên của văn hóa có phần
chưa chính xác lắm khiến người ta có thể cho rằng tất thảy những gì được biểu
thị trong đời sống một dân tộc đều là văn hóa. Tuy nhiên đó chỉ là những nhận
xét khá lâu về sau, khi khoa học về văn hóa phát triển, nhưng định nghĩa văn
hóa của E.B.Tylor vẫn được xem là cổ điển.
Từ thế kỷ XX khái niệm về văn hóa có một số thay đổi về cách tiếp cận
và quan điểm nhìn nhận cũng như đánh giá về vai trò của văn hóa. Nhà


12

nghiên cứu văn hóa người Pháp F. Boa cho rằng” văn hóa được quy định ở
khung giải thích riêng chứ không hoàn toàn có nguồn gốc từ “trí lực”. Vì vậy
sự khác nhau về văn hóa của từng tộc người hay quốc gia không phải sự khác
nhau về “trí lực” và văn hóa cũng không được đưa ra xét ở mức độ cao, thấp
mà phải xét ở góc độ khác biệt. Chính sự khác biệt này là bản sắc văn hóa của
mỗi quốc gia, mỗi tộc người.
Từ văn hóa ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn: Từ khoảng đầu thế kỷ
XX. Còn trước đây chỉ sử dụng từ “văn hiến” từ này cũng tương ứng với từ
văn hóa. Văn hóa theo cách hiểu của người Việt đó là:
- Văn chỉ sự tốt đẹp về đạo đức.
- Hóa là sự biến cải, giáo dục người khác từ đạo đức cao đẹp của cá
nhân người hay một gia đình, dòng họ, một dân tộc.
Từ đó để khẳng định văn hóa không phải là một vật và một vật không
phải chỉ có một giá trị văn hóa mà còn có cả giá trị về kinh tế.
Ví dụ: Các công cụ bằng đá thời tiền sử. Người Việt cổ tạo tác để sử
dụng vào hoạt động kiếm sống để tồn tại đó là giá trị kinh tế - hay còn gọi là
giá trị ích dụng. Song bên cạnh đó, có những công cụ bằng đá còn chứng
minh cho cách tạo tác và sử dụng công cụ của con người ở thời đại đồ đá tức
là công cụ lao động của con người thời tiền sử ở Việt Nam…khi đó những
công cụ này lại mang giá trị văn hoá.
Từ ví dụ trên khẳng định rằng văn hóa không phải là một vật và một vật
bản thân nó đều chứa đựng hai giá trị:
+ Giá trị đích thực - giá trị đích thực là kinh tế - hay còn gọi là giá trị
ích dụng.
+ Giá trị biểu tượng - giá trị biểu tượng là văn hóa.
Nhưng xung quanh ta, tạo hóa cũng ban tặng con người nhiều giá trị
thiên nhiên (danh lam thắng cảnh) khi con người khai thác đặt cho nó những
giá trị mang tính xã hội thì nó trở thành những giá trị văn hóa như vịnh Hạ



13
Long, Phong Nha Kẻ Bàng.
Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: dân tộc
học, nhân học, văn hóa học, xã hội học… và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu
các nhà nghiên cứu đều đưa ra những định nghĩa về văn hóa khác nhau:
+ Quan điểm các nhà xã hội học: Văn hóa là hình thế chung những ứng
xử đã học được và những kết quả của chúng với các yếu tố được thừa nhận
được di truyền bởi các thành viên của một xã hội nhất định.
+ Quan điểm của các nhà nghiên cứu tâm lý - xã hội học: văn hóa là
toàn thể những kiến thức và tư tưởng cho phép các cá nhân trong một xã hội
ý thức được tình trạng của họ và cung cấp cho họ những phương tiện cải tạo
tình trạng.
+ Khi bàn về văn hóa và nghiên cứu nền văn hóa dân tộc, Trường
Chinh viết trong cuốn “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam”: Văn hóa là
một vấn đề rất lớn bao gồm cả văn học nghệ thuật, khoa học, triết học, phong
tục, tôn giáo…Có người cho văn hóa với văn minh là một. Nhưng trong lịch
sử có nhiều dân tộc chưa có văn minh song đã có văn hóa. Văn hóa súc tích,
phát triển tới mức nào đó mới thành văn minh [47].
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về văn hóa đã nói: Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh
ra nhằm thích ứng với yêu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
+ Theo quan điểm nhà Nhân loại học người Anh - Edward Burnett


14
Tylor (1832 - 1917) thì văn hoá được định nghĩa theo những gì mà nó bao

hàm: “Văn hoá hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một
tổng thể phức hợp gồm kiến trúc, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
phong tục và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận
được với tư cách là một thành viên của xã hội.
+ William Isaac Thomas (1863 - 1947) cho rằng văn hoá là các giá trị
vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản
ứng cư xử,…).
+ William Graham Sumner (1840 - 1910) định nghĩa về tâm lý học
nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình
thành thói quen, lối ứng xử của con người: “Tổng thể những thích nghi của
con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hoá hay văn
minh…Những sự thích nghi này được đảm bảo bằng con đường kết hợp với
những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa”.
Năm 2002, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc (UNESCO) đã đưa ra định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật
chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và
nó chứa đựng, ngoài văn học hay nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [19].
PGS.TS Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa văn hóa dựa trên cơ sở
4 đặc trưng cơ bản của văn hóa (tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh, tính
lịch sử) như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình” [41].


15

Khái niệm đó được khái quát bằng hệ thống sơ đồ sau:


Sơ đồ 1.1: Xác định khái niệm "văn hóa" [41]

Tóm lại, tác giả đồng tình với nhiều nhà nghiên cứu và cho rằng “Văn
hóa là toàn bộ những giá trị vật chất cũng như tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình hoạt động sống của mình và là một tập hợp các hệ
thống biểu trưng qui định thế ứng xử của con người và làm cho số đông có
thể giao tiếp với nhau, liên kết họ thành một cộng đồng riêng biệt”.
Như vậy, văn hoá bao gồm cả cái cụ thể lẫn cái trừu tượng, cả giá trị
vật chất và giá trị tinh thần được kết tinh trong lịch sử cũng như những giá trị
mới được hình thành; từ những tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội và tư duy
đến những thói quen, khả năng, hoạt động bình thường của con người trong
cuộc sống hàng ngày. Nghiên cứu này xem xét văn hoá theo 4 khía cạnh (1)
Lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật; (2) Các giá trị truyền thống; (3) Di sản văn hoá
và (4) Thiết chế văn hoá.


16
Như vậy, nền văn hoá của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc luôn chứa đựng
những biểu tượng, những giá trị, tiêu chuẩn đã được kế thừa qua nhiều thế hệ.
Những nét riêng đó là đặc trưng văn hoá truyền thống của mỗi cộng đồng.
Ngày nay, văn hoá là yếu tố không thể thiếu trong hội nhập quốc tế, là yếu tố
cần gìn giữ, là yếu tố để giao lưu, cũng là yếu tố chính quan trọng thu hút bạn
bè trên thế giới đến và cảm nhận về một đất nước, một dân tộc, chính là cảm
nhận về một nền văn hoá.
1.1.2. Bản chất của văn hóa
Bản chất của văn hóa là hoạt động nhằm sáng tạo ra các sản phẩm văn
hóa hữu thể và vô thể, văn hóa là một tổng thể của rất nhiều hoạt động, các
hoạt động ấy hướng đến cái chân, cái thiện, cái mỹ. Bởi vậy, văn hóa không
chỉ nằm ngoài kinh tế và chính trị, nhưng chính nó lại có đời sống riêng của

mình, cũng như quy luật hoạt động riêng. Mục tiêu cao cả nhất của hoạt động
văn hóa là vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện con người.
Văn hóa thường được chia thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
- Văn hóa vật thể: là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được
thể hiện trong các của cải vật chất do xã hội tạo ra, kể từ các tư liệu sản xuất
cho đến các tư liệu tiêu dùng của xã hội.
Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của sự phát triển xã hội thì sản
phẩm do xã hội tạo ra cũng khác nhau, đó chính là sự phản ánh các giai đoạn
phát triển khác nhau của văn hóa.
- Văn hóa phi vật thể: là toàn bộ những giá trị của đời sống tinh thần
bao gồm khoa học và mức độ áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất
và sinh hoạt, trình độ học vấn, tình trạng giáo dục, y tế, nghệ thuật, chuẩn
mực đạo đức trong hành vi của các thành viên xã hội, trình độ phát triển nhu
cầu của con người. Văn hóa tinh thần còn bao gồm cả những phong tục, tập
quán, những phương thức giao tiếp và ngôn ngữ.


×