Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

rừng tràm hậu giang mùa khô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.59 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÙI THỊ PHƯƠNG NGA

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HỆ SINH THÁI
RỪNG TRÀM TRONG MÙA KHÔ TẠI TRUNG TÂM
NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN HUYỆN PHỤNG HIỆP,
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH LÂM SINH
MÃ NGÀNH D620205

Cần Thơ - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH LÂM SINH

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HỆ SINH THÁI
RỪNG TRÀM TRONG MÙA KHÔ TẠI TRUNG TÂM
NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN HUYỆN PHỤNG HIỆP,
TỈNH HẬU GIANG

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGs.Ts LÊ TẤN LỢI



BÙI THỊ PHƯƠNG NGA

ThS. LÝ TRUNG NGUYÊN

MSSV: B1412080
LỚP: LÂM SINH K40

Cần Thơ, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Xác nhận của Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai về đề tài:
“KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HỆ SINH THÁI RỪNG TRÀM TRONG
MÙA KHÔTẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN HUYỆN PHỤNG
HIỆP, TỈNH HẬU GIANG”
Do sinh viên: Bùi Thị Phương Nga
MSSV: B1412080
Thuộc đơn vị lớp: Lâm Sinh K40. Bộ môn Tài Nguyên ĐấtĐai, Khoa Môi Trường và
Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện.
Từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2017
Xác nhận của Bộ Môn:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Cần thơ, ngày……tháng……năm 2017
Trưởng Bộ Môn

3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lâm Sinh với đề
tài:
“KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HỆ SINH THÁI RỪNG TRÀM TRONG
MÙA KHÔTẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN HUYỆN PHỤNG
HIỆP, TỈNH HẬU GIANG”
Do sinh viên: Bùi Thị Phương Nga
MSSV: B1412080
Thuộc đơn vị lớp: Lâm Sinh K40. Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai, Khoa Môi Trường và
Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện.
Từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2017
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Cần thơ, ngày……tháng……năm 2017
Cán bộ hướng dẫn
4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận báo cáo với đề tài:
“KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HỆ SINH THÁI RỪNG TRÀM TRONG
MÙA KHÔTẠI TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN HUYỆN PHỤNG
HIỆP, TỈNH HẬU GIANG”
Do sinh viên Bùi Thị Phương Nga thực hiện và báo cáo trước hội đồng
MSSV B1412080
Thuộc đơn vị lớp: Lâm Sinh K40. Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai, Khoa Môi Trường và
Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ.
Ngày … Tháng … Năm 2017
Báo cáo luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:......................................
Ý kiến hội đồng:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Cần thơ, ngày……tháng……năm 2017
Chủ Tịch Hội Đồng

5


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong bài báo cáo với đề tài“Khảo sát hiện trạng sử dụng hệ sinh thái
rừng Tràm trong mùa khô tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân huyện Phụng
Hiệp,tỉnh Hậu Giang” là trung thực.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Phương Nga

6


LÝ LỊCH KHOA HỌC
Họ và Tên: Bùi Thị Phương Nga
Ngày sinh: 22/02/1996
Sinh viên lớp: Lâm Sinh K40
MSSV: B1412080
Nơi sinh: Phụng Hiệp, Cần Thơ
Họ và tên cha: Bùi Thanh Tuấn
Nghề nghiệp: Thợ bạc
Họ và tên mẹ: Bạch Thị Nhan
Nghề nghiệp: Thợ bạc

Quá trình học tập:
Từ năm 2002 – 2006: Học tại trường tiểu học Cây Dương 1, huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang
Từ năm 2007 – 2010: Học tại trường THPT Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang
Từ năm 2011 – 2014: Học tại trường THPT Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang
Từ năm 2014 – 2018: Học tại trường Đại Học Cần Thơ

7


LỜI CÁM ƠN
Lời nói đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ,
quý Thầy, quý Cô Bộ môn Tài nguyên Đất đai đã hết lòng truyền đạt kiến thức, những
kinh nghiệm quý báu, tạo mọi điều kiện giúp em học tập và rèn luyện suốt thời gian
em học tại trường.

Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Lê Tấn Lợi,chú Nguyễn Văn Nguyện (Phó trưởng phòng
Quản lí bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên), anh Lý Trung Nguyên đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơnchú Huỳnh Kiến Quốc và các cô, chú, anh, chị tại Trung tâm Nông
nghiệp Mùa Xuânđã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình làm luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ, chia sẻ,
giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như làm luận văn tốt nghiệp.

Bùi Thị Phương Nga

8



TÓM LƯỢC
Mục tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng hệ sinh thái rừng Tràm trong mùa khô tại Trung
tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang làm cơ sở đề xuất
giải pháp quản lý rừng Tràm hiệu quả.
Đề tài thực hiện với phương phápđiều tra nông hộ, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản
lývề hiện trạng sử dụng rừng, các mô hình canh tác đượcáp dụng vào mùa khô . Thu
thập số liệu về thực trạng sản xuất, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường của
vùng nghiên cứu. Các số liệu điều tra được xử lý, phân tích bằng máy tính cầm tay và
phần mềm Excel.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài thu được kết quả như sau: Tình hình kinh tế - xã hội
của người dân vùng đệm đã được nâng cao nhờ vào các hoạt động trồng mía, cây ăn
trái kết hợp chăn nuôi. Song, trình độ học vấn còn thấp, đủ vốn sản xuất ở quy mô nhỏ.
Hiện trạng khai thác sử dụng rừng Tràm trong mùa khô tại Trung tâm đem lại lợi
nhuận tương đối cao và ổn định, giúp Trung tâm có thêm nguồn vốn. Tuy vậy vào mùa
khô còn tồn tại một số khó khăn là dễ xảy ra cháy rừng, lực lượng hỗ trợ trong việc
phòng cháy chữa cháy còn hạn chế. Nhưng Trung tâm đã đưa ra các giải pháp phòng
cháy chữa cháy phù hợp, tổ chức các cuộc diễn tập cho người dân nhằm nâng cao tinh
thần, ý thức cho mọi người để mang lại hiệu quả phòng cháy chữa cháy cao nhất vào
mùa khô.

9


MỤC LỤC

10



CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

IUCN

International Union for Conservation
of Nature and Natural Resources

UBND

Ủy ban nhân dân

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

PTNT

Phát triển nông thôn

STT

Số thứ tự

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình


Trang
11


1.1

Bản đồ hành chính của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân,
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang năm 2015

3.1

Độ tuổi của nông hộ ở ấp Mùa Xuân

3.2

Thời gian hoạt động kinh tế của hộ gia đình tại ấp Mùa Xuân

3.3

Tỷ lệ trình độ học vấn của chủ hộ

3.4

Hoạt động canh tác của hộ gia đình tại ấp Mùa Xuân

3.5

Mô hình được ưu tiên lựa chọn vào mùa khô


3.6

Quy trình công nghệ trong thiết kế khai thác Tràm

3.7

Biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng

3.8

Dải băng xanh chắn lửa tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân

3.9

Tháp canh tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân

12


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

1.1

Thực trạng phân bố dân số của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân

3.1


Thông tin chung của chủ hộ

3.2

Hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại cho
hộ gia đình

3.3

Diện tích các lô khai thác

3.4

Sản lượng khai thác

3.5

Biểu giá thành công tác tạo rừng

3.6

Diện tích các lô trồng lại

3.7

Phân cấp dự báo cháy rừng

3.8

Phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng hiện có


3.9

Kế hoạch hoạt động phòng cháy chữa cháy rừng

3.10

Thời gian quan sát từ tháp canh theo cấp nguy cơ cháy rừng

3.11

Dự trù kinh phí phòng cháy chữa cháy rừng năm 2016

13

Trang


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Rừng là một hệ sinh thái giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa
sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con
người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa
nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn
chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con
người (Nguyễn Thị Hồng Lợi, 2011).
Rừng Tràm là một hệ sinh thái đặc trưng cho những vùng ngập úng phèn, là nơi
cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm và thủy sản. Rừng Tràm được xem là nơi
để bảo vệ nguồn gen và bảo tồn sự đa dạng sinh học. Hệ sinh thái đầu nguồn là những
vạt rừng Tràm dày đặc, góp phần giảm vận tốc nước của lũ, đồng thời ứng phó với

hiện tượng thiếu nước trong mùa khô. Ngoài ra, rừng Tràm còn là nơi cung cấp lâm
sản, là nơi sinh sống của các cộng đồng dân cư địa phương. Rừng Tràm tạo ra nhiều
giá trị kinh tế cho người dân, cung cấp sự đa dạng các loại hình kinh tế, các giá trị kinh
tế trực tiếp như các loài thuỷ sản đặc biệt như cá lóc, lươn hay cung cấp dược phẩm,
mật ong… những giá trị trực tiếp này không chỉ góp phần ổn định kinh tế cho cộng
đồng địa phương, bổ sung và nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn góp phần bảo tồn
thiên nhiên, bảo vệ môi trường (Nguyễn Trần Nhẫn Tánh, 2004). Việc sử dụng rừng
Tràm một cách khoa học để đảm bảo được sự bền vững trong nền kinh tế địa phương
cũng như sự cân bằng trong hệ sinh thái, đặc biệt vào mùa khô rừng Tràm luôn trong
tình trạng nguy hiểm do nguy cơ cháy rừng tăng cao là vô cùng cấp thiết.
Thông qua những vấn đề trên nên việc nghiên cứu “Khảo sát hiện trạng sử dụng
hệ sinh thái rừng Tràm trong mùa khô tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình
tại Nông trường Mùa Xuân từ đó đưa ra giải pháp bảo vệ và sử dụng rừng Tràm hiệu
quả.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiện trạng sử dụng hệ sinh thái rừng Tràm trong
mùa khô tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý rừng Tràm hiệu quả.
Mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát thực trạng sản xuất của người dân xung quanh Trung tâm Nông nghiệp Mùa
Xuân.
14


- Thực trạng công tác quản lí và bảo vệ rừng Tràm vào mùa khô tại Trung tâm Nông
nghiệp Mùa Xuân.
- Xác định thuận lợi, khó khăn của việc quản lí và bảo vệ rừng trong mùa khô tại
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân.


15


CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀILIỆU
1.1 Sơ lược về khu vực nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân thuộc xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang bao gồm các ấp: Mùa Xuân, Phó Đường , Mỹ Phú, Tân Phú A, Tân
Phú B, Khu vực 8 phường Hiệp Thành ( Thị xã Ngã Bảy), ấp Ba Rinh, xã Đại Hải tỉnh
Sóc Trăng. Với tổng diện tích tự nhiên 1.224,25 ha. Vị trí địa lý và ranh giới hành
chính của Trung tâm được xác định như sau:
- Phía Bắc và phía Đông giáp phường Hiệp Thành – thị xã Ngã Bảy, cách quốc lộ 1A
khoảng 1km.
- Phía Nam giáp Phân trường Phú Lợi tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Tây giáp xã Tân Phước Hưng.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân được thành lập theo quyết định số 997/QĐ-UBND
ngày 20 tháng 06 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang là đơn vị trực thuộc
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên
1.224,25 ha. Nhằm đảm bảo cho Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân quản lý, sử dụng
đất đai đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành văn
bản số 171//UBND-KTN ngày 09 tháng 02 năm 2012 về việc thống nhất chủ trương
cho Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân làm chủ đầu tư lập quy hoạch sử dụng đất
nguồn vốn sử dụng kinh tế.
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân tiền thân là Nông trường Mùa Xuân trước đây; qua
quá trình chuyển đổi nhiều lần với nhiều tên gọi khác nhau nhưng trước khi thành tên
gọi Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, ở đây là Khu II - Khu bảo tồn thiên nhiên
Lung Ngọc Hoàng. Hiện nay, Trung tâm Nông Nghiệp Mùa Xuân là đơn vị trực thuộc
sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang.
Khái quát quá trình hình thành như sau:

- Từ năm 1976 đến tháng 10 năm 1983: tên gọi Nông trường Mùa Xuân, trực thuộc ty
Nông nghiệp Cần Thơ. Nhiệm vụ chính là xây dựng hệ thống thủy lợi, sản xuất lúa
nước (lúa mùa) một vụ.
- Từ tháng 10/1983 - 11/2002: chuyển tên thành Lâm trường Mùa Xuân trực thuộc Sở
Nông nghiệp Hậu Giang (Cần Thơ cũ). Nhiệm vụ chính là trồng và khai thác rừng
trồng theo quy định của nhà nước, sản xuất Nông - Lâm - Ngư kết hợp du lịch sinh
thái.
- Từ tháng 11/2002 đến tháng 7/2011: Sáp nhập với Lâm trường Phương Ninh tên gọi
là Khu II - Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng vẫn với nhiệm vụ chính là trồng
và khai thác rừng trồng theo quy định của Nhà nước, sản xuất Nông - Lâm - Ngư kết
hợp du lịch sinh thái.


- Từ tháng 7/2011 đến nay: Tách ra khỏi Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
đổi tên thành Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân. Chức năng nhiệm vụ chính của
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân hiện nay là trồng rừng và khai thác rừng trồng theo
quy định của pháp luật, sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi liên doanh,
liên kết phát triển du lịch sinh thái. Hoạt động theo cơ chế là đơn vị sản xuất kinh
doanh độc lập.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự
- Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải toàn bộ
chi phí hoạt động thường xuyên, được nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động trong 3 năm
đầu (từ 7/2011 – 7/2014) .
- Toàn trung tâm hiện có 22 cán bộ công nhân viên. Trong đó:
+ Ban giám đốc: 3 người
+ Phòng Tổ chức Hành chính 4 người
+ Phòng quản lý, bảo vệ rừng 2 người
+ Phòng nghiệp vụ 3 người. Đội quản lý bảo vệ vườn chim 4 người. Đội sản xuất 1 và
2: 6 người.



(Nguồn: Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, 2015)

Hình 1.1: Bản đồ hành chính của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang năm 2015

1.1.4 Chức năng
Theo Quyết định số 997/QĐ – UBND ngày 20 tháng 06 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hậu Giang và Quyết định 209/QĐ – KBT ngày 25 tháng 07 năm 2011 của
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm được
xác định như sau:


- Trồng rừng và khai thác rừng trồng theo quy định của pháp luật; giao khoán bảo vệ
rừng, liên doanh, liên kết phát triển du lịch sinh thái và khai thác hợp lí mặt nước hiện
có; được liên doanh, liên kết, hợp đồng, hợp tác kinh doanh, hoạt động theo cơ chế là
đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập.
- Được giao khoán đất sản xuất nông nghiệp cho nông dân theo quy định của pháp
luật; được bảo đảm tính chất cho nông dân vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để phát triển sản xuất.
- Liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản, ổn định môi trường sinh thái rừng.
- Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói
giảm nghèo tại địa phương.
- Được tự chủ về tài chính và tổ chức, biên chế; được phép tự chủ trong sản xuất kinh
doanh.
- Hoạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng độc lập tại ngân hàng, chịu
trách nhiệm về quản lí tài chính, hoạch toán kế toán theo quy định của pháp luật.
- Được vay vốn tại các ngân hàng (tổ chức tín dụng) để phát triển sản xuất kinh doanh.
1.1.5 Điều kiện tự nhiên

1.1.5.1 Địa hình
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân có địa hình tương đối bằng phẳng và bị chia cắt
bởi các lung bào tự nhiên, địa hình thấp, trũng. Một số khoảnh thường bị ngập nước
quanh năm, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, cao trình của khu vực này biến đổi từ
0,3 m đến 0,8 m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
1.1.5.2 Khí hậu
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang
đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ với nền nhiệt cao, ổn định, các chế độ quang năng, vũ
lượng, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí…phân hóa thành hai mùa rõ rệt, với những đặc
trưng sau:
- Nhiệt độ không khí: Trung bình cả năm 26,60C, mức chênh lệch giữa các tháng trong
năm không lớn ( khoảng 2,5 – 4 0C), nhưng mức chênh lệch trong ngày khá lớn, trong
các tháng mùa khô dao động từ 24 - 350C và trong các tháng mùa mưa dao động từ 22
– 320C.
- Chế độ mưa: Phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và chấm
dứt vào cuối tháng 11 dương lịch, với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm;


mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm khá
lớn, khoảng 1.946 mm, số ngày mưa trung bình 18 ngày/năm. Đặc điểm đáng chú ý là
trong mùa mưa, do lượng mưa tập trung lớn cộng với nước lũ sông Hậu tràn về (tháng
8 và tháng 10) theo kênh Quản Lộ, Sóc Trăng không kịp tiêu thoát đã gây ra ngập úng
trên diện rộng của trung tâm.
- Độ ẩm không khí: Trung bình của các tháng trong năm 82,4%, cao nhất 94%, thấp
nhất 62,2%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không lớn. Lượng bốc hơi bình quân 644
mm, bằng 25 – 30% lượng mưa, các tháng mùa khô lượng bốc hơi trên 50 mm, tháng
có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 11 dương lịch.
Từ những đặc điểm khí hậu, thời tiết như trên nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển
nền nông nghiệp thâm canh có hiệu quả khi được đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi cho
tưới tiêu và nâng cao năng lực sản xuất (cơ giới hóa, kỹ thuật, vốn…), nhưng cũng có

khó khăn cho sản xuất nông nghiệp là tính mùa vụ cao, cần chú ý đến yếu tố chọn tạo
giống mới, chuyển đổi cơ cấu, kỹ thuật canh tác để thu hoạch trái vụ, cung cấp nguyên
liệu liên tục chế biến. Ngoài ra, yếu tố độ ẩm cao, lượng mưa tập trung trong mùa mưa
đòi hỏi phải đầu tư trang bị kỹ thuật cho khâu phơi sấy, tồn trữ và bảo quản nông sản.
1.1.5.3 Thủy văn
Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng lớn của 2 kênh (kênh Quản lộ và Sóc Trăng. Thủy
triều trong ngày lên xuống 2 lần. Nói chung chế độ nước phụ thuộc hoàn toàn theo
mùa mưa và mùa khô.
1.1.5.4 Tài nguyên rừng
Hiện trạng đất rừng toàn Trung tâm theo thống kê đến năm 2010 là 431,2 ha là đất
rừng sản xuất được trồng từ những năm 2001, trong đó: Diện tích của đội nuôi trồng
thủy sản 130,79 ha, tiểu khu 1 là 300,41 ha. Rừng ở chu kì khai thác có trữ lượng rừng
trung bình từ 40 – 50 m3/ha.
Ngoài đối tượng chủ yếu là Tràm, do ảnh hưởng về địa mạo của vùng Tây sông Hậu
bên các loại thực bì phân bố trong rừng Tràm gồm: Dưới tán rừng có các loại dây leo
như: Tơ hồng, Cỏ sậy, Bòng bong, dưới chân rừng là các loại Cỏ sậy, Lau lách phát
triển mạnh ở những vùng đất hoang, lung đìa.
Nhìn chung, trữ lượng rừng của Trung tâm chỉ ở mức độ trung bình.
1.1.6 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.6.1Đặc điểm dân cư
Hiện dân số sống trong khu vực quản lý của Trung tâm khoảng 497 hộ, 2.217 nhân
khẩu (có 5 hộ khơ me) phân bố theo bảng 1.1, đây là lực lượng nhận khoán đất sản


xuất nông nghiệp chính của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, với thời hạn hợp đồng
là 5 năm (từ năm 2010 đến năm 2015).
Bảng 1.1: Thực trạng phân bố dân số của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân
STT

Số hộ theo tuyến kênh


Số hộ

1

Tuyến kênh MX1

250

2

Tuyến kênh MX2

4

3

Tuyến kênh MX3

80

4

Tuyến kênh MX6

1

5

Tuyến kênh MX7


12

6

Tuyến kênh MX8

31

7

Tuyến kênh N1

43

8

Tuyến kênh N2

8

9

Tuyến kênh N4

59

10

Tuyến kênh MX12


4

Tổng cộng

497

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, 2012)

1.1.6.2Đặc điểm kinh tế
Về lâm nghiệp:
- Công tác tuần tra, bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản diễn ra thường xuyên nên rừng
của trung tâm được bảo vệ an toàn, thủy sản ngày càng phát triển đa dạng và phong
phú.
- Hàng năm đều tiến hành trồng mới toàn bộ diện đã khai thác để đảm bảo diện tích
rừng đúng quy định.
- Vệ sinh, tỉa thưa rừng, chăm sóc để cây Tràm phát triển nhanh, rút ngắn thời gian
sinh trưởng.
- Các tuyến đường tuần tra bảo vệ thủy, bộ luôn được dọn thông thoáng thuận tiện cho
việc đi lại.
- Khai thác rừng: Năm 2014 khai thác 45 ha.
Về nông nghiệp:
- Mía và lúa là hai loại cây trồng chủ yếu mang lại thu nhập cho các hộ gia đình. Theo
hợp đồng giao khoán, số hộ nhận khoán đất của Trung tâm là 635 hộ dân (dân ở trong
Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân và ở ngoài Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân).


- Diện tích đất khoán trồng mía: 449,56 ha năng suất bình quân từ 80-100 tấn/ha.
Trong đó: Tiểu khu gồm 256 hộ, nhận khoán trồng mía 246,11 ha và khu nuôi trồng
thủy sản 379 hộ nhận khoán trồng mía 203,45 ha.

- Diện tích đất khoán trồng lúa: 129,37 ha, năng suất bình quân 7 - 8 tấn/vụ/ha chủ yếu
là khu nuôi trồng thủy sản với 397 hộ nhận khoán.
- Bảo lãnh cho nông dân vay vốn sản xuất năm 2013-2014: 6,454 tỷ đồng.
- Nuôi thủy sản tập trung 31,2 ha; nuôi thủy sản kết hợp trên ruộng lúa, ao vườn 30 ha.
Hoạt động liên doanh, liên kết:
- Liên kết nuôi thủy sản trên diện tích 31,2 ha (tổng số có 24 ao, mỗi ao tương đương
5.000 m2).
- Lập tờ trình xin cải tạo đất lung, đất hoang tại khoảng 22 và 23, diện tích khoảng 20
ha, sau đó liên doanh với các đối tác; khoảng 35, 36 khoảng 20 ha, liên doanh trồng
cây hàng năm kết hợp nuôi thủy sản.
1.2 Tổng quan về rừng Tràm
1.2.1 Lịch sử và nguồn gốc cây Tràm
Vào giữa thế kỷ XVIII (1744 – 1755), cây Tràm được nói đến lần đầu tiên trong tác
phẩm “HEBARIUM AMBOINENSE” của Georges Everhard Rumph. Năm 1754, cây
Tràm có tên là Myrtus leucadendra L. in Stickman và đến năm 1767, Linné đặt ra chi
Melaleuca với một loài duy nhất là Melaleuca leucadendron L. Đến năm 1790, cây
Tràm được tìm thấy ở Việt Nam bởi ông Jean Loureiro theo Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn
Văn Thôn(1972). Về mặt phân loại học, trong hầu hết các tài liệu khoa học xuất bản ở
nước ta trước năm 1993 đều định danh khoa học cây Tràm mọc tự nhiên ở nước ta là
Melaleuca leucadendron. Thực ra Melaleuca leucadendron là một nhóm các loài Tràm
có hình thái bên ngoài giống nhau và có quan hệ di truyền gần gũi với nhau mà cây
Tràm của Việt Nam từ năm 1993 đã được định danh lại là Melaleuca cajuputi, là một
loài thuộc nhóm này (Hoàng Chương, 2004).
1.2.2 Các đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái và giá trị sử dụng của Tràm
(Melaleuca cajuputi) Tràm là tên Việt Nam dùng để gọi chung các loài trong chi thực
vật Melaleuca thuộc họ Sin (Myrtaceae). Trong cuốn sách “Các loài cây rừng của Úc”
được sửa chữa và tái bản năm 1984 các tác giả cho biết chi Tràm gồm khoảng 150
loài; song hiện nay với các kết quả nghiên cứu khảo sát thêm được các loài mới đồng
thời sử dụng các phương pháp hiện đại để giám định lại các biến dị cấp loài, người ta
đã thống kê được chi thực vật này có tới hơn 250 loài khác nhau (Hoàng Chương,

2004). Có thể xem Tràm như những loài thực vật đặc hữu của Úc vì trên 90% các loài


trong Chi thực vật này có vùng phân bố tự nhiên ở đây và chỉ có khoảng hơn 10 loài
Tràm có vùng phân bố vươn ra ngoài lãnh thổ nước này. Các loài Tràm mọc tự nhiên
trên nhiều kiểu lập địa khác nhau. Đa phần các loài Tràm ưa mọc ở những nơi ẩm ướt,
hàng năm có một mùa ngập nước dọc theo bờ các con suối hay trên các vùng đầm lầy,
tập trung ở vùng Bắc và Đông Bắc nước Úc.
1.1.2.1 Đặc điểm hình thái
Theo Phạm Hoàng Hộ (1992), Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) Tràm là
loài cây gỗ lớn, vỏ xốp gồm nhiều lớp mỏng xếp chồng lên nhau, cành nhỏ, lá có tinh
dầu thơm, phiến thon, không lông, có từ 3 – 7 gân phụ. Hoa hình gié ở đầu cành, màu
trắng, dài từ 3 – 7cm trên chót gié có chùm lá nhỏ; lá hoa hình giáo dài 5 – 20mm. Hoa
không cuống, tụ thành 2 – 3 hoa chụm trong rõ rệt. Đài hoa hình trụ, có lông mềm, có
5 thùy, dài 0.6mm. 5 cánh hoa tròm lõm vào trong dài 2 – 2.5mm, tiểu nhụy nhiều,
trắng, dài 10 – 12mm, quả nang gần tròn, đường kính khoảng 4mm, khai thành 3 lỗ
trên 3 buồng, có nhiều hạt tròn hay nhọn dài 1mm, tử diệp dày. Trổ hoa vào tháng 5,
kết trái vào tháng 11.
Về kích thước, theo tài liệu “Danh mục các loại thực vật Việt Nam” của Viện Sinh
Thái và tài nguyên sinh vật thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc
Gia, Nhà xuất bản Nông Nghiệp năm 2003 thì Tràm là loài cây gỗ nhỏ, cao khoảng
10m; nhưng theo Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) cây Tràm cao đến 20 –
25m, đường kính đến 60cm và theo Hoàng Chương (2004) thì đại đa số các loài Tràm
là các cây bụi hoặc cây nhỏ, cây trưởng thành chỉ cao từ 1 – 2m đến không quá 20m;
chỉ riêng nhóm loài Melaleuca leucadendron trong đó có loài Tràm (M.cajuputi) và
Tràm lá dài (M. leucadendra) là những loài mà cây trưởng thành có kích thước lớn, có
thể cao được tới 30m hoặc hơn. Về mặt phân loại học, căn cứ vào hình thái vỏ thân cây
người ta chia các loài Tràm thành nhiều nhóm, trong đó quan trọng hơn cả là nhóm
loài có vỏ dày gồm nhiều lớp xốp xếp chồng lên nhau giống như xấp giấy mà cây
Tràm ở Việt Nam là một điển hình của nhóm này. Nhóm này có một đặc điểm sinh thái

khá đặc biệt, khác với các nhóm Tràm khác, đó là hầu hết các loài thuộc nhóm này
thường gặp trên lập địa đất tốt, ẩm mọc trong loại rừng thưa hỗn loài với các loài cây
khác mà thường là với các loài Bạch đàn như Bạch đàn vỏ trắng (Eucalypus alba),
Bạch đàn têrê (E. tereticornis)… Chỉ ở các lập địa đầm lầy nước ngập theo mùa các
loài Tràm này mới mọc thuần loài. Cũng theo Hoàng Chương (2004), Melaleuca
cajuputi là loài Tràm bản địa duy nhất của nước ta và là loài có vùng phân bố tự nhiên
rộng nhất của chi Tràm. Theo các tài liệu khoa học mới được công bố gần đây thì loài
Tràm có thể gặp trên nhiều loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới: Việt
Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, miền Nam Trung Quốc (đảo Hải Nam, Hồng Kông),


Malaysia, Tây Nam Papua New Ghiné, miền duyên hải Bắc nước Úc, Ghiné và
Nigiêria ở châu Phi và Brasil ở Nam Mỹ. Vùng phân bố tự nhiên của Tràm tập trung
nhất là từ 180 vĩ Nam đến 1200 vĩ Bắc.
-Về mặt phân loại học loài Tràm Melaleuca cajuputi có 3 loài phụ là:
+ Melaleuca cajuputi subsp. cajuputi Powell, phân bố ở Indonesia, Australia;
+Melaleuca cajuputi subsp. cumingiana Barlow, phân bố ở Myanma, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia và Việt Nam;
+ Melaleuca cajuputi subsp. Platyphylla Borlow, phân bố ở Papua New Ghiné,
Australia và là giống Tràm bản địa chính mọc nhiều ở Indonesia.
1.1.2.2Đặc điểm phân bố và sinh thái
- Ở nước ta cây Tràm được xem là một trong số ít các loài cây rừng có sự đa dạng sinh
thái và hình thái lớn nhất. Tên ở miền Nam quen gọi loài cây là “Tràm cừ” do người ta
trồng chủ yếu khai thác cừ, thực ra về mặt khoa học chưa thật sự thích hợp lắm bởi
ngoài dạng Tràm có thân cao sản xuất cừ, ở nước ta còn có dạng Tràm thấp như cây
bụi thường được cắt lá chưng cất tinh dầu và gọi là “Tràm gió”. Cả hai dạng này đều
thuộc loài Melaleuca cajuputi, song chúng có phải là hai biến chủng có cơ sở biến dị di
truyền hay chỉ là các thường biến do cách lấy giống và cách trồng thì đến nay vẫn chưa
được chứng minh (Hoàng Chương, 2004).
- Phân bố tự nhiên: Ở Việt Nam vùng phân bố tự nhiên của Tràm xa nhất về phía Bắc

là tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây Tràm mọc rải rác hoặc tập trung thành
những đám nhỏ trên các bãi đất trũng quanh các hồ nước nằm xen giữa những quả đồi
đất thấp. Cách vùng phân bố cực Bắc hơn 3 0 vĩ về phía Nam mãi tận Nghệ An mới lại
gặp Tràm mọc tự nhiên và kể từ đây suốt dọc miền duyên hải Trung Trung bộ kéo dài
tới tận Cà Mau qua Kiên Giang và An Giang đều gặp cây hoặc mọc rải rác hoặc thành
những quần thụ nhỏ hoặc trung bình trên nhiều loại đất khác nhau (Hoàng Chương,
2004).
- Sinh thái học:
+ Trên quan điểm hệ sinh thái, Thái Văn Trừng (1999) đã đề nghị gọi tên hệ sinh thái
rừng Tràm là “Hệ sinh thái rừng úng phèn” tuy cây Tràm là loài cây phổ biến của hệ
sinh thái này và đã mọc thành những quần hợp thuần loài, bởi rừng Tràm không phải
là rừng “đỉnh cực” trong hệ sinh thái và cũng không phải là rừng nguyên sinh (Phùng
Trung Ngân, 1986 và Thái Văn Trừng, 1999). Whitmore T.C. (1975) trong Thái Văn
Trừng (1999) cũng cho rừng Tràm là một phần hợp thứ sinh, do tác nhân lửa rừng đã
tiêu diệt những cây con hỗn hợp nhiều loài.


+ Theo Lâm Bình Lợi & Nguyễn Văn Thôn (19720 cây Tràm sinh trươntg mạnh thành
quần thụ đơn thuần, tái sinh tự nhiên mạnh và lan tràn nhanh chóng trên dấ phèn có độ
pH trên dưới 4. Là loài cây ưa sang, tán tương đối thua, tăng trưởng nhanh trong 10
năm đầu và kết trái khoảng 5-7 tuổi.
+ Về mặt thuỷ chế, theo Phùng Trung Ngân (1986) trong Thái Văn Trừng (1999) thì
trong hệ sinh thái rừng úng phèn, Tràm là loài cây thích nghi nhất, từ lúc hạt nẩy mầm
thành cây mạ đã có thể sinh trưởng trong nước ngập phèn, nhưng không có năng suất
cao.
- Địa chất thổ nhưỡng:Lịch sử địa chất của hệ sinh thái rừng úng phèn trên Đồng Tháp
Mười, Tứ giác Long Xuyên và U Minh Cà Mau có liên quan mất thiết với lịch sử tạo
thành Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Hồ Chín và Võ Đình Ngô (1985) trong Thái
Văn Trừng (2000) thì lịch sử địa chất trầm tích của Đồng bằng sông Cửu Long có
những nét lớn như sau:Các chuyển động Tân kiến tạo vào cuối Tân Sinh, tạo thành hai

khối Đông Nam Trung Bộ và Đông Campuchia bao bọc một khối sụt ở giữa, gồm các
trũng rộng lớn sau đó được sông Cửu Long và các khu phụ lưu bồi đắp thành lớp trầm
tích pliopleixtoxen cách đây khoảng 700.000 năm. Kế đó với các giai đoạn biển tiến và
biển thoái, kết thúc cách đây 4.500 năm trước đã tạo thành một vùng trũng thấp, sinh
lầy rộng lớn với sự hình thành lớp trầm tích đầm lầy biển, nguồn gốc của các tầng sinh
phèn rộng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nơi phát sinh ra hệ sinh thái rừng úng
phèn này. Cũng theo Thái Văn Trừng (2000), nhóm đất phèn chiếm phần lớn diện tích
đất trũng nội đồng, có tầng sinh phèn xuất phát từ trầm tích đầm lầy biển (phèn nặng),
trầm tích đầm lầy đồng bằng và trầm tích đầm lầy sông (phèn trung bình và phèn nhẹ).
Tầng sinh phèn khi tiếp xúc với không khí, do hoạt động của con người như đào kênh
thoát nước hay lên liếp canh tác sẽ chuyển thành phèn hoạt động. Đặc biệt ở U Minh
còn có nhóm đất than bùn, có hay không có phèn tiềm năng (Phùng Trung Ngân và
cộng tác viên,1987).
- Sinh trưởng rừng Tràm:
+ Về sinh trưởng của rừng Tràm, Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972) đã nhận
xét rằng rừng Tràm trồng ở những nơi có điều kiện thoát nước, rửa phèn tốt thì tăng
trưởng nhanh hơn, thân cây thẳng đẹp, rừng Tràm mọc ở những nơi thấp trũng, úng
nước thì chậm lớn những gỗ chắc (nặng) hơn.
+ Theo Phùng Trung Ngân (1987) trong Thái Văn Trừng (2000) Rừng Tràm trên đất
than bùn là kiểu thoát hóa của “vồ cây” do tác động của lửa rừng dẫn đến sự loại bỏ
các loài cây khác và loài Tràm trở thành ưu thế đơn thuần, tuy nhiên tầng cây bụi thấp
vẫn còn giữ nguyên, Tràm ở đây cao đến 10-15m, đường kính thân đạt 30-40cm và
mang nhiều dây leo quấn quanh thân. Vì sinh trưởng trên đất than bùn dày nên Tràm


×