Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm MIC thăng long giai đoạn 2012 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.96 KB, 90 trang )

MỤC LỤC

11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Từ viết tắt
BH
BHXH
BHHH & RRĐB
DNBH
ĐPHCTT
GTBH
HĐBH
KH


NĐBH
STBH
STBT
PCCC
TCT
TS/ TSCĐ

Chi tiết
Bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Doanh nghiệp bảo hiểm
Đề phòng hạn chế tổn thất
Giá trị bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm
Khách hàng
Người được bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bồi thường
Phòng cháy chữa cháy
Tổng công ty
Tài sản / Tài sản cố định

22


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

33



LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính phát triển trong nền kinh tế thị
trường. Ngành kinh doanh bảo hiểm có vị trí quan trọng trong đóng góp
vào nền kinh tế quốc dân. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, ngành kinh
doanh bảo hiểm hàng năm đóng góp từ 5% đến 10% tổng sản phẩm quốc
nội (GDP).
Từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
kinh tế thị trường, ngành kinh doanh bảo hiểm đã sự phát triển đáng kể.
Nền kinh tế thị trường buộc các công ty, các doanh nghiệp và các cơ sở sản
xuất trong nước tự chủ hồn tồn về tài chính, tự chịu trách nhiệm về tài
sản và quá trình sản xuất, tự gánh chịu những rủi ro, tai họa không may xảy
ra với mình thay vì được bảo trợ, bù đắp như trước. Điều này có thể dẫn tới
phá sản các doanh nghiệp nếu như rủi ro họ gặp phải mang đến thiệt hại
quá lớn.
Từ lâu người ta đã tìm kiếm và sử dụng nhiều phương pháp để đề
phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro là một loại khái niệm trừu
tượng, việc tìm ra phương án xử lý hiệu quả rất khó khăn. Rủi ro có thể xảy
ra bất kỳ lúc nào và bất cứ ở đâu, xảy ra với bất kỳ ai và không thể dự đốn
chính xác trước được. Thực tế đã chứng minh cho đến nay, biện pháp hữu
hiệu nhất để quản lý rủi ro là phương pháp chuyển giao rủi ro dựa trên
nguyên tắc phân tán, tương hỗ, lấy số đông để bù đắp cho số ít. Phương
pháp này đã được vận dụng trong nhiều hoạt động, tổ chức mà điển hình là
cứu trợ và bảo hiểm. Tuy nhiên, đáng kể nhất vẫn là chuyển giao rủi ro
được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp hóa - các tổ chức kinh doanh
bảo hiểm.
Trong số những rủi ro gây tổn thất lớn và thiệt hại nặng nề cả về
người và tài sản, ta không thể không kể đến “Cháy” hay “ Hỏa hoạn”. Hậu
quả của những vụ hỏa hoạn có thể rất nặng nề: thiêu rụi nhiều nhà cửa,

cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây thiệt hại về tài sản lên đến hàng
trăm tỷ đồng… Nền kinh tế phát triển không đi kèm với độ an toàn của con
người trước hỏa hoạn. Khoa học công nghệ hiện đại giúp cho sản xuất kinh
doanh hiệu quả, cuộc sống con người được nâng cao hơn, càng ngày càng
có nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhà cao tầng được xây dựng… Tuy nhiên nó
cũng mang đến khơng ít nguy cơ gây cháy nổ. Nhiều nhà máy khơng có đủ
khơng gian an tồn cho các hoạt động sản xuất mang nguy cơ cháy nổ lớn
1.

44


2.

3.

như hàn, xì, cắt gọt kim loại. Thiết bị văn phòng cũng như thiết bị sản xuất
đa phần sử dụng điện năng. Ngắn mạch, quá tải, sự cố của các thiết bị điện
đang là một trong những nguyên nhân chính gây hỏa hoạn tại nhà xưởng,
cơ quan. Bên cạnh đó, chất thải và khí thải từ các nhà máy làm ơ nhiễm
khơng khí, khiến khí hậu Trái đất dần nóng lên, hiện tượng băng tan chảy…
Biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ xảy ra hỏa
hoạn. Hơn nữa sự bùng nổ dân số, nhất là ở các đô thị lớn, cũng khiến nguy
cơ cháy trở nên báo động hơn.
Chính những lý do trên mà bảo hiểm hỏa hoạn ngày càng chứng tỏ
được tầm quan trọng của nó trong đảm bảo đời sống, hoạt động sản xuất
kinh doanh cho con người. Nó cũng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống
các nghiệp vụ bảo hiểm. Ở Việt Nam, bảo hiểm cháy nổ đã được đưa vào
thực hiện bắt buộc vừa là cơ hội, vừa là thử thách đối với tất cả các doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

Là một trong những công ty chi nhánh thuộc top 3 của Tổng công ty
Bảo hiểm Quân đội MIC, MIC Thăng Long được nhận định hướng là đẩy
mạnh khai thác bảo hiểm cháy – nổ, bảo hiểm hỏa hoạn. Nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mong muốn được tìm hiểu, nghiên
cứu sâu thêm về hoạt động này nói chung và tại cơng ty Bảo hiểm MIC
Thăng Long nói riêng, em đã chọn đề tài “ Thực trạng triển khai nghiệp
vụ Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm MIC
Thăng Long giai đoạn 2012 – 2016” làm nội dung cho luận văn cuối khóa
của mình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh Bảo
hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm MIC Thăng Long
giai đoạn 2012 – 2016.
Mục đích nghiên cứu
Từ những vấn đề lý luận chung về hoạt động Bảo hiểm hỏa hoạn và
các rủi ro đặc biệt để thấy được ý nghĩa thiết thực của bảo hiểm hỏa hoạn
và các rủi ro đặc biệt. Đồng thời thông qua việc phân tích cụ thể tình hình
kinh doanh nghiệp vụ này ở MIC Thăng Long để nhằm tìm ra những mặt
cịn hạn chế trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này từ đó đưa ra những
giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ
BHHH&RRĐB tại MIC Thăng Long trong thời gian tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực
55


tiễn.
- Một số phương pháp khác: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp số liệu kết hợp phân tích lư luận và thực tiễn.
5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Lời mở đầu, Kết luận
và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt.
Chương 2: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và
các rủi ro đặc biệt tại Công ty bảo hiểm MIC Thăng Long giai đoạn 2012 –
2016.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại Công ty bảo
hiểm MIC Thăng Long.
Do điều kiện thời gian, kiến thức thực tế và kinh nghiệm cịn hạn chế
nên luận văn của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề thực tập
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của ThS. Nguyễn
Thị Thía và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Công ty hiểm MIC
Thăng Long trong thời gian thực tập đã tạo điều kiện tốt nhất cho em.
Em xin chân thành cảm ơn!!!
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Tuế

66


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ
CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
1.1. Tính tất yếu khách quan và vai trò của bảo hiểm hỏa hoạn và các
rủi ro đặc biệt
1.1.1. Tính tất yếu khách quan của bảo hiểm hỏa hoạn và các RRĐB

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các hoạt động khai thác,
đầu tư, sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng; khối lượng hàng hóa, vật tư
được luân chuyển ngày càng đa dạng, phong phú.Trong khi đó, khoa học
kỹ thuật an tồn thường đi sau, nguồn vốn sử dụng cho các biện pháp an
toàn thường rất thấp so với vốn đầu tư phát triển sản xuất, thêm vào đó điều
kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt khiến cho khả năng xảy ra rủi ro tai
nạn nhiều hơn, mức độ thiệt hại về người và của nghiêm trọng hơn. Trong
đó có thể nói hiện nay, cháy là một trong những nguyên nhân gây ra thiệt
hại lớn. Các vụ cháy không chỉ xảy ra ở các nước có nền kinh tế chậm phát
triển mà cịn xảy ra ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp,
Mỹ… nơi mà nên khoa học công nghệ đã đạt đến đỉnh cao của sự hiện đại
và an tồn thì cháy vẫn xảy ra ngày một tăng cả về số lượng và mức độ
nghiêm trọng.
Theo ước tính, mỗi năm trên thế giới xảy ra khoảng 5 triệu vụ
cháy với thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ USD. Như ở Mỹ, các vụ cháy đã gây
thiệt hại khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm, hay ở Anh là khoảng 1,8 tỷ USD.
Ở Việt Nam, các vụ cháy xảy ra nhiều và gây thiệt hại lớn cả về
người và tài sản. Các vụ hỏa hoạn điển hình như: Vụ cháy chợ Đồng Xuân
Hà Nội ngày 4/7/1994 gây thiệt hại khoảng 300 tỷ đồng; Ngày
15/09/2013, cháy trung tâm thương mại Hải Dương với tổng thiệt hại lên
đến hơn 500 tỷ đồng; vụ cháy ở nhà máy Diana Bắc Ninh ngày
25/10/2015 cũng có thiệt hại lớn về tài sản, với giá trị thiệt hại ước tính lên
tới hơn 400 tỷ đồng…
Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH),
trong năm 2014 cả nước xảy ra 2.375 vụ cháy (trong đó có 2.025 vụ cháy
tại các cơ sở, nhà dân, phương tiện giao thông và 350 vụ cháy rừng). Thiệt
hại do cháy gây ra làm chết 90 người, bị thương 143 người, về tài sản ước
tính trị giá 1.307,078 tỷ đồng và 1.352 ha rừng. Theo thống kê, trong năm
2015, cả nước xảy ra gần 2.800 vụ cháy, làm chết 62 người, bị thương 264
người, thiệt hại về tài sản trị giá 1.498 tỷ đồng và 1.623,2 ha rừng. Xảy ra

35 vụ nổ, làm chết 12 người, bị thương 41 người, thiệt hại về tài sản 896
77


triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2014, số vụ cháy tăng 417 vụ; về người
chết giảm 28 người.
Như vậy có thể thấy rằng thiệt hại do cháy gây ra khơng chỉ là đối
với tài sản mà cịn là tính mạng con người và cảnh quan môi trường sinh
thái. Do đó nhất thiết cần có những biện pháp đối phó với hỏa hoạn. Con
người đã sử dụng nhiều các biện pháp khác nhau như các biện pháp phòng
cháy chữa cháy, đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và ý thức, tuyên
truyền về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, phòng hỏa và bảo hiểm vẫn
được coi là hai giải pháp tốt nhất để hạn chế thiệt hại do cháy gây ra và
giảm bớt tổn thất.
Ngày nay khi mà công nghệ khoa học phát triển như vũ bão thì
các cơng cụ PCCC cũng được cải tiến và đổi mới rất nhiều. Song hành với
việc phát triển khoa học công nghệ kéo theo sự phát triển kinh tế và các vật
dùng mới, các ngành mới … và những nguy cơ về hiểm họa hỏa hoạn mới.
Đối với các doanh nghiệp, khi xảy ra hỏa hoạn, họ phải đối mặt với nhiều
khó khăn về mặt tài chính và thậm chí có thể bị phá sản. Tuy nhiên, khi
tham gia bảo hiểm hỏa hoạn, sau khi xảy ra hỏa hoạn, họ có thể nhanh
chóng ổn định sản xuất và tiếp tục kinh doanh nhờ vào khoản tiền bồi
thường nhận được từ phía các nhà bảo hiểm.
Hiệp hội hỏa hoạn đầu tiên ra đời là ở Đức năm 1591 mang tên
Feuer Casse. Tại Anh, cũng có các cơng ty bảo hiểm lần lượt ra đời: Hand
in hand (1969), Sun Fire Office (1710), Union (1714), London (1714) và
hầu hết vẫn hoạt động đến nay. Ở Pháp, công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên
mang tên Company L’assuarance Centrer L’incedie. Công ty bảo hiểm hỏa
hoạn đầu tiên ở Mỹ là cơng ty bảo hiểm tương hỗ có tên là The
Philadelphia Contributionship. Ngày nay, xuất phát từ chính nhu cầu thực

tế, nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn hầu hết đã được tiến hành ở mọi nước trên
thế giới.
Tại Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoan chính thức được
triển khai theo quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/01/1989. Ngày
02/05/1991, Bộ Tài chính đã ra quyết định số 142/TCQĐ ban hành quy tắc
và biểu phí mới. Ngày 12/04/1993, Bộ Tài chính ra quyết định số
212/TCQĐ ban hành biểu phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt với
mức phí tối đa để thay cho biểu phí bảo hiểm hỏa hoạn theo quyết định số
142/TCQĐ.
Năm 1989, sau khi Bảo Việt triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn
thì đến năm 1994, 1995 hàng loạt các công ty khác ra đời như: Bảo Minh,
88


Pijico... cũng đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này. Những năm đầu mới
triển khai nghiệp vụ này các công ty bảo hiểm cịn non trẻ, gặp nhiều khó
khăn và nghiệp vụ này chưa thực sự phát triển. Sau một thời gian triển
khai, nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn ngày càng phát triển. Xét về con số
tuyệt đối, năm 2005 doanh thu đối với bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt mới đạt 530 tỷ đồng, thì đến năm 2012 con số này đã là 1.565 tỷ đồng.
Ngày càng có nhiều cơng ty bảo hiểm tham gia cung cấp dịch vụ trong thị
trường bảo hiểm hỏa hoạn, các sản phẩm bảo hiểm hỏa hoạn thì ngày càng
phong phú ngày càng khẳng định được vai trò là tấm lá chắn cho các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia bảo hiểm.
Như vậy, có thể nói bảo hiểm hỏa hoạn đã dần đi vào tiềm thức của
người dân Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi tất yếu của khơng chỉ
các doanh nghiệp nói riêng mà của tồn xã hội nói chung. Đó cũng là cơ sở
để bảo hiểm hỏa hoạn ngày càng củng cố thêm vị trí của mình trong cơ cấu
chung của ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm hỏa hoạn và các RRĐB

Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít
người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại;
bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một
quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng
đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Trong khi đó hỏa hoạn là
loại rủi ro có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào và thiệt hại do nó gây
ra thường rất lớn. Nếu những tổn thất do cháy gây ra thuộc phạm vi bảo
hiểm thì người được bảo hiểm (NĐBH) sẽ nhận được một khoản tiền bồi
thường từ nhà bảo hiểm.
Việc tham gia bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt mang lại
nhiều lợi ích cho Nhà nước, cho doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp
bảo hiểm (DNBH):
Thứ nhất,BHHH & RRĐB góp phần ổn định tài chính cho người
tham gia bảo hiểm trước tổn thất do rủi ro gây ra.
Bảo hiểm hỏa hoạn và RRĐB là loại bảo hiểm áp dụng cho các
đối tượng bảo hiểm là nhà cửa, cơng trình kiến trúc và các trang thiết bị;
máy móc thiết bị; hàng hóa, vật tư và các tài sản khác... Giá trị bảo hiểm
thường rất lớn. Khi xảy ra rủi ro thì khơng chỉ là một bộ phận nhỏ mà có
khi là tồn bộ tài sản của doanh nghiệp. Do đó, việc tham gia bảo hiểm là
điều tất yếu, giúp đảm bảo ổn định trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Dựa trên nguyên tắc san sẻ rủi ro, bảo hiểm hỏa hoạn mang lại
99


cho các doanh nghiệp, các tổ chức sự an tâm được bảo vệ và đền bù các
mất mát thiệt hại đối với con người, với tài sản... thuộc tổ chức đơn vị tham
gia bảo hiểm. Thông qua việc bồi thường nhanh chóng, chính xác, kịp thời,
bảo hiểm sẽ giúp các cá nhân và doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục
được hậu quả.
Thứ hai, BHHH & RRĐB tạo nguồn vốn cho đầu tư tăng trưởng

kinh tế.
Các cơ quan và công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro
và sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Điều đó cho phép họ
có một số tiền rất lớn và cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi
cho người tham gia bảo hiểm. Ngồi ra, ln có một khoảng thời gian giữa
thời điểm xảy ra rủi ro gây tổn thất và thời điểm chi trả hoặc bồi thường, có
thể kéo dài nhiều năm. Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó sẽ được các DNBH
đem vào kinh doanh như cho vay, mua trái phiếu, đầu tư vào các dự án,
tham gia vào thị trường chứng khoán.... Các hoạt động kinh tế nhờ đó mà
sơi động, hiệu quả hơn. Như vậy, có thể nói DNBH đã tạo ra một bàn tay
vơ hình thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thứ ba, BHHH & RRĐB đóng góp một phần cho ngân sách nhà
nước.
Hậu quả của hỏa hoạn để lại thường rất nặng nề, số tiền để có thể
khắc phục được hậu quả là rất lớn, không một tổ chức, cá nhân nào có khả
năng gánh vác mà phải viện tới sự trợ giúp từ ngân sách Nhà nước. Như
vậy, bảo hiểm hỏa hoạn góp phần giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Quốc
gia trong việc khắc phục hậu quả. Ngoài ra Nhà nước còn thu thêm được từ
các doanh nghiệp một khoản thuế bổ sung vào Ngân sách Nhà nước.
Thứ tư, BHHH & RRĐB góp phần tích cực vào cơng tác đề phòng
hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống của con người an toàn, xã hội trật tự hơn.
Khi nghiệp vụ BHHH&RRĐB được triển khai, do là một nghiệp vụ
bảo hiểm nên áp dụng nguyên tắc số đông bù số ít. Vì vậy để có thể xác
định được một tỉ lệ phí chính xác thì các DNBH phải thường xun tiến
hành các cuộc điều tra thu thập số liệu một cách tỉ mỉ, chính xác. Và dựa
vào các số liệu này của DNBH, các nhà quản lý có thể nắm bắt được tình
hình, xác định được những điểm nóng về cháy nổ…để từ đó chỉ đạo tốt
cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất. Mặt khác, các DNBH muốn nghiệp vụ
BHHH&RRĐB đạt được hiệu quả kinh doanh cao thì cần hạn chế được rủi
ro xảy ra, để làm được điều này thì các doanh nghiệp sẽ cung cấp cho bên

tham gia bảo hiểm những biện pháp hữu hiệu trong công tác đề phòng hạn
1010


chế tổn thất, tư vấn về quản lý rủi ro, tuyên truyền nâng cao ý thức của
cộng đồng về công tác phòng cháy chữa cháy.
Thứ năm, bảo hiểm hỏa hoạn cũng góp phần thúc đẩy quan hệ kinh
tế giữa các nước.
Thị trường bảo hiểm nội địa và thị trường bảo hiểm quốc tế có mối
quan hệ qua lại, thúc đẩy nhau phát triển thơng qua hình thức tái bảo hiểm
giữa các công ty của các nước. Nhờ vậy, quan hệ kinh tế giữa các nước sẽ
được phát triển, góp phần ổn định thu chi ngoại tệ cho ngân sách.
Bảo hiểm hỏa hoạn cịn góp phần xuất khẩu rủi ro thơng qua hoạt
động tái bảo hiểm, nhờ đó góp phần giảm gánh nặng cho các nguồn lực
trong nước do thông thường tổn thất do rủi ro hỏa hoạn gây ra là rất lớn.
Với những vai trò to lớn như vậy, Bảo hiểm hỏa hoạn ra đời, tồn tại
là một tất yếu khách quan. Đặc biệt ở nhiều quốc gia đã qui định loại bảo
hiểm này là bảo hiểm bắt buộc, một trong số đó là Việt Nam.
1.2. Những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro
đặc biệt
1.2.1. Một số khái niệm liên quan
a) Cháy: là phản ứng hố học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng.
b) Hoả hoạn: Là cháy xảy ra không kiểm sốt được ngồi nguồn lửa
chun dùng và gây thiệt hại cho tài sản và người xung quanh.
c) Nổ: Có 2 loại nổ chính
Nổ lý học là nổ do áp suất trong một thể tích tăng lên quá cao, vỏ thể
tích khơng chịu nổi áp lực nên bị nổ.
Nổ hóa học là hiện tượng nổ do cháy quá nhanh gây ra. Nổ hóa học
thường gây thiệt hại có tính cơ học cho môi trường xung quanh như phá
hủy hay lan sang rất mạnh.

d) Đơn vị rủi ro: Là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác
với khoảng cách khơng cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác, tuy
nhiên khoảng cách gần nhất khơng dưới 12m. Mục đích của quy định này
là để xác định vị trí, quy vùng trách nhiệm bồi thường. Chỉ có những tài
sản nằm trong khu vực đó mới được bồi thường khi có rủi ro xảy ra, và đã
được người sở hữu hay quản lý tài sản đó tham gia mua bảo hiểm.
e) Những rủi ro đặc biệt: Là các rủi ro nổ, động đất, núi lửa, giông
bão, lũ lụt… mà người được bảo hiểm chọn trong số những rủi ro liệt kê
trong bản phụ lục kèm theo quy tắc và phải được người bảo hiểm chấp
nhận và xác nhận trong đơn bảo hiểm.
f)Tổn thất toàn bộ
1111


Tổn thất toàn bộ thực tế: Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoàn
toàn hoặc hư hỏng nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi lại trạng thái
ban đầu.
Tổn thất tồn bộ ước tính: Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hư
hỏng đến mức nếu sửa chữa, phục hồi thì chi phí sửa chữa, phục hồi bằng
hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm.
g) Mức miễn bồi thường: là số tiền tổn thất mà người được bảo hiểm
tự gánh chịu cho mỗi vụ hoặc mọi tổn thất. Nếu thiệt hại do tổn thất gây ra
nhỏ hơn mức miễn bồi thường này thì cơng ty bảo hiểm sẽ khơng phải chịu
trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm.
h) Số tiền bảo hiểm: Là giá trị tài sản được công ty bảo hiểm chấp
nhận bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. Trong mọi trường
hợp, đó là giới hạn trách nhiệm tối đa của công ty bảo hiểm đối với tài sản
được bảo hiểm bị thiệt hại.
1.2.2. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt bao gồm các tài

sản là bất động sản, động sản (trừ phương tiện giao thông, vật ni, cây
trồng và tài sản đang trong q trình xây dựng - lắp đặt thuộc loại hình bảo
hiểm khác) thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị, các tổ
chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao
gồm:
- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai)
- Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh
- Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho
- Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây chuyền sản
xuất
- Nhà cửa dân dụng
- Các nhà hàng, khách sạn
- Chợ và siêu thị
- Các hệ thống kho tàng,...
Tài sản của hai ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Đối với đối tượng
này thường các công ty bảo hiểm rất hiếm khi nhận bảo hiểm vì rất khó có
thể quản lý và kiểm soát rủi ro.
Những tài sản này chỉ thực sự được bảo hiểm khi giá trị của chúng
tính được thành tiền và được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Việc
phân loại này nhằm mục đích xác định phí bảo hiểm cho chính xác và dễ
dàng hơn; làm cho cơng tác đánh giá và quản lý rủi ro có lợi hơn, làm cho
1212


-

-

a.



-

công tác giám định và bồi thường chuẩn xác hơn, hạn chế tối đa sự khiếu
nại bồi thường không cần thiết.
1.2.3. Phạm vi bảo hiểm
Các công ty bảo hiểm không chỉ bảo hiểm thiệt hại cho những vật
chất trực tiếp về tài sản của người được bảo hiểm mà còn bảo hiểm cho
trách nhiệm dân sự và các thiệt hại phi vật chất gây nên từ những rủi ro
được bảo hiểm. Tuy nhiên trong phạm vi bảo hiểm tài sản, luận văn này chỉ
đề cập tới bảo hiểm thiệt hại vật chất của đối tượng được bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn
trách nhiệm của công ty bảo hiểm.
Trách nhiệm của công ty bảo hiểm bao gồm:
Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo
hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm (hoặc danh mục kèm theo giấy
chứng nhận bảo hiểm) nếu người được bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm và
những thiệt hại đó xảy ra trước 16h ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm
ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
Những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất tài sản được bảo
hiểm trong và sau khi xáy ra hỏa hoạn.
Chi phí thu dọn hiện trường sau khi hỏa hoạn nếu những chi phí này được
ghi rõ trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
Các đơn bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt đều có phân biệt
giữa những rủi ro cơ bản, rủi ro phụ và những rủi ro loại trừ sau đây:
Những rủi ro có thể được bảo hiểm
Những rủi ro cơ bản (Rủi ro A): Những rủi ro cơ bản bao gồm những rủi ro
luôn được bảo hiểm, được áp dụng mẫu “Đơn tiêu chuẩn về bảo hiểm cháy
và các rủi ro đặc biệt” của thị trường bảo hiểm London ( Standard Fire and
Special Perils Policy). Các rủi ro này bao gồm:

Hỏa hoạn:
Muốn được xem là hỏa hoạn được bảo hiểm phải có đủ các điều kiện
sau đây:
Thứ nhất, phải thực sự có phát lửa. Những thiệt hại do cháy đơn
thuần không phát hỏa như cháy bỏng thuốc lá, quần áo cháy do bàn là…thì
khơng được bảo hiểm.
Thứ hai, lửa đó khơng phải là lửa chuyên dùng. Bếp dầu, bếp ga, lò
nung…dùng trong sinh hoạt hằng ngày có yếu tố cháy nhưng có yếu tố
chuyên dùng nên không gọi là hỏa hoạn. Những tài sản được bảo hiểm nhất
thiết phải có trong nguồn lửa chuyên dùng, hoặc ngay cả những thiệt hại
1313


-

gây ra cho tài sản được bảo hiểm do bị rơi vào nơi đun nấu bình thường
cũng khơng được đảm bảo. Tuy nhiên, nếu các nguồn lửa chuyên dùng này
làm cháy một tài sản hay một vật nào đó và việc cháy từ vật này gây thiệt
hại cho các tài sản được bảo hiểm thì sẽ phát sinh trách nhiệm của người
bảo hiểm theo rủi ro này.
Thứ ba, việc phát sinh nguồn lửa phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên,
không phải là do lỗi cố ý, có chủ định hoặc có sự đồng lõa của người được
bảo hiểm. Tuy nhiên, hỏa hoạn xảy ra do bất cẩn, vô ý của người được bảo
hiểm thì vẫn thuộc phạm vi bảo hiểm này.
Thứ tư, hỏa hoạn gây nên thiệt hại được bảo hiểm phải do yếu tố tác
động từ bên ngoài. Điều này có nghĩa là những yếu tố nội tại, tự phát từ
trong bản thân tài sản được bảo hiểm, dù có yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ phát
huy tác dụng và gây nên thiệt hại cũng không được coi là hỏa hoạn được
bảo hiểm. Những yếu tố “nội tỳ” này thường bị loại trừ trong hợp đồng bảo
hiểm. Thiệt hại do nổ phát sinh từ hỏa hoạn cũng bị loại trừ.

Như vậy, những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm do hỏa hoạn
bao gồm những thiệt hại vật chất do bị hủy hoại vì hỏa hoạn (loại trừ những
thiệt hại về thân thể), hư hỏng do sức nóng, thiệt hại do khói mà nguồn lửa
gây ra, thiệt hại do nước dùng để chữa cháy, thiệt hại do phá dỡ để ngăn
chặn cháy lây lan, thiệt hại do việc thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, thiệt hại
mà người được bảo hiểm phải gánh chịu do việc bảo vệ tài sản và kiểm soát
sự phát triển của ngọn lửa, thiệt hại do mất mát những tài sản được bảo
hiểm xảy ra trong hỏa hoạn ( trừ việc đánh cắp do công ty bảo hiểm phát
hiện ra).
Ngoài ra, hỏa hoạn do nổ hay bất kỳ nguyên nhân nào khác đều được
người bảo hiểm đảm bảo. Nhưng loại trừ:
+ Động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên
+ Thiệt hại gây ra do tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt, hoặc chịu
tác động của một quá trình xử lý nhiệt
+ Bất kỳ hậu quả nào gây ra bởi việc đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ hoặc
đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai dù ngẫu nhiên hay
không
Những trường hợp loại trừ này, nếu người được bảo hiểm yêu cầu,
vẫn có thể được bảo hiểm bởi những rủi ro phụ hoặc những điều khoản bổ
sung.
Sét:
Sét là hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt đất,
1414


-



-


-

tác động vào đối tượng bảo hiểm. Người bảo hiểm sẽ bồi thường khi tài sản
bị hủy trực tiếp do sét, hoặc do sét đánh gây ra hỏa hoạn.
Lưu ý, khi tia sét phá hủy trực tiếp hoặc làm phát lửa gây hỏa hoạn
đối với các thiết bị điện thì được bảo hiểm bồi thường. Nếu tia sét chỉ làm
thay đổi dịng điện, mà khơng gây ra hỏa hoạn, dẫn đến thiệt hại cho thiết
bị điện thì khơng được bồi thường theo rủi ro này.
Nổ:
Nổ là hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo ra một áp lực lớn kèm
theo tiếng động mạnh, phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất lỏng, rắn
hoặc khí. Nổ gây ra hỏa hoạn nghiễm nhiên được bảo hiểm với điều kiện
nổ không phải do các nguyên nhân loại trừ. Bây giờ ta quan tâm tới thiệt
hại do nổ mà không gây hỏa hoạn. Nổ trong rủi ro cơ bản chỉ giới hạn các
trường hợp nổ nồi hơi hoặc hơi đốt, được sử dụng với mục đích duy nhất là
phục vụ sinh hoạt (thắp sáng, sưởi ấm…), nhưng loại trừ việc nổ gây ra do
động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên.
Những thiệt hại do nổ nhưng không gây ra hỏa hoạn khác sẽ không
được bồi thường theo rủi ro này. Trường hợp thiệt hại do nổ xuất phát từ
hỏa hoạn thì thiệt hại ban đầu do hỏa hoạn được bồi thường, còn thiệt hại
do hậu quả của nổ, ngoài nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt không được
bồi thường.
Những rủi ro phụ: Những rủi ro phụ còn được gọi là những rủi ro đặc biệt.
Các rủi ro này là những rủi ro bổ sung hay những hiểm họa thêm vào đơn
bảo hiểm hỏa hoạn, và các loại rủi ro phụ này không được bảo hiểm riêng
mà chỉ có thể được bảo hiểm cùng với những rủi ro cơ bản. Mỗi rủi ro đặc
biệt này cũng không được bảo hiểm một cách tự động mà chỉ được bảo
hiểm khi khách hàng yêu cầu với điều kiện đóng thêm phí và phải được ghi
rõ trong giấy u cầu và giấy chứng nhận bảo hiểm. Rủi ro đặc biệt bao

gồm:
Nổ (B) nhưng loại trừ thiệt hại xảy ra đối với nồi hơi, thùng đun
nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị có sử dụng áp lực
hoặc đối với các chất liệu chứa trong các máy móc thiết bị đó do chúng bị
nổ. Loại trừ cùng với thiệt hại gây nên bởi hoặc/do/hoặc là hậu quả trực
tiếp hay gián tiếp của những hành động khủng bố của một người hay một
nhóm người đại diện hay có liên quan tới bất kỳ tổ chức nào.
Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị
trên các phương tiện đó rơi vào. Trường hợp rủi ro này loại trừ những thiệt
hại gây ra bởi sóng áp lực từ những chuyển động với vận tốc âm thanh
1515


-

-

-

hoặc siêu âm thanh, đây được gọi là “loại trừ nổ âm thanh”
Gây rối, đình cơng, bãi cơng, sa thải
Nhưng loại trừ:
+ Những thiệt hại hoặc do hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của những
hành động khủng bố của một người hay một nhóm người đại diện hay có
liên quan tới bất kỳ tổ chức nào; phong trào quần chúng có quy mơ hoặc có
thể phát triển thành một cuộc khởi nghĩa quần chúng; hành động ác ý của
bất cứ người nào khác với hành động cố ý của người tham gia bãi công
hoặc công nhân bị sa thải nhằm ủng hộ bãi công hoặc chống lại việc sa thải.
+ Thiệt hại do mất thu nhập, do chậm trễ, do mất thị trường hay bất
kỳ tổn thất nào mang tính chất hậu quả; thiệt hại do ngừng tồn bộ hay một

phần công việc của người được bảo hiểm hoặc do làm chậm trễ, bị gián
đoạn hay ngừng bất kỳ một quy trình hoạt động nào; thiệt hại do người
được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu tạm thời hay vĩnh viễn do tài sản bị
tịch biên, tịch thu, trưng dụng, phá hủy theo lệnh của nhà cẩm quyền hợp
pháp; thiệt hai do người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu vĩnh viễn hay
tạm thời bất kỳ ngôi nhà nào, do bị người khác chiếm hữu bất hợp pháp.
Hành động ác ý.
Nhưng loại trừ những thiệt hại do trộm cắp hay cố gắng thực hiện
hành động trộm cắp. Rủi ro này chỉ đươc đảm bảo nếu người được bảo
hiểm tham gia rủi ro D – rủi ro gây rối, đình cơng, sa thải, và mức miễn
thường ln được áp dụng đối với rủi ro này sau khi đã áp dụng điều khoản
bồi thường theo tỷ lệ.
Động đất, núi lửa phun, bao gồm cả lụt và nước biển tràn do hậu
quả của động đất và núi lửa phun
Giông bão. Nhưng loại trừ:
+ Thiệt hại gây ra do nước tràn từ các nguồn nước tự nhiên hay nhân
tạo, các kênh, hồ, đê, đập, các bể chứa nước…
+ Thiệt hại gây ra do sương muối, sụt lở đất.
+ Thiệt hại xảy ra đối với bạt che nắng, bình phong, biển quảng cáo,
các trang thiết bị lắp đặt phía ngồi, hàng rào, cổng ngõ và các động sản
khác để ngoài trời.
+ Thiệt hại xảy ra đối với các cơng trình đang trong giai đoạn xây
dựng, cải tạo hay sửa chữa, trừ khi tất cả các cửa ra vào, cửa sổ, các lỗ
thơng thống khác đã được hoàn thành và được bảo vệ chống giông bão.
+ Thiệt hại do nước hoặc mưa, ngoại trừ nước hoặc mưa tràn vào thông
qua các cửa và các lỗ thơng thống do tác động trực tiếp của giơng bão.
1616


-


-

-

b.

Rủi ro này cũng áp dụng mức khấu trừ sau khi áp dụng điều khoản
bồi thường theo tỷ lệ.
Giông bão, lụt.
Phạm vi bảo hiểm của rủi ro này rộng hơn của rủi ro giông bão đã
nêu ra ở trên. Rủi ro này bao hàm cả rủi ro lụt lội xảy ra sau một cơn giông
bão lớn hoặc do nước tràn từ sông, hồ, hay hồ chứa, hoặc đường ống dẫn
nước…Nếu người được bảo hiểm mua bảo hiểm cho rủi ro này thì k cần
phải mua cho trường hợp rủi ro giơng bão nữa. Tuy nhiên loại rủi ro này
cũng có những thường hợp loại trừ giống đối với rủi ro giông bão, và thiệt
hại do nước tràn vào từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường
ống dẫn nước thuộc quyền kiểm soát và sở hữu của người được bảo hiểm
cũng bị loại trừ trong rủi ro này.
Người bảo hiểm cũng áp dụng mức khấu trừ sau khi áp dụng điều
khoản bồi thường theo tỷ lệ.
Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc
đường ống dẫn nước. Với rủi ro này, ngay cả khi không phải do giông bão
gây ra (nhưng không nằm trong trường hợp loại trừ) hay ngay cả những
thiệt hại do nước tràn vào từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước, đường
ống dẫn nước thuộc quyền kiểm soát và sở hữu của người được bảo hiểm
thì người bảo hiểm vẫn chịu trách nhiệm. Tuy nhiên loại trừ các trường
hợp:
+ Thiệt hại do nước thốt ra, rị rỉ từ hệ thống Sprinker được lắp đặt tự
động.

+ Thiệt hại tại những cơng trình, ngơi nhà bỏ trống hoặc khơng có người
sử dụng.
Mức miễn thường luôn được áp dụng với rủi ro này sau khi áp dụng
bồi thường theo tỷ lệ.
Va chạm bởi xe cộ hay động vật.
Nếu thiệt hại do xe cộ hay súc vật không thuộc quyền sở hữu, kiểm
soát của người được bảo hiểm hay nhân viên của họ va chạm vào thì người
bảo hiểm có thể khơng áp dụng mức khấu trừ. Còn nếu như chúng thuộc
quyền sở hữu hay kiểm soát của người được bảo hiểm, hoặc người cư ngụ
tại địa điểm được bảo hiểm, hay người làm công cho người được bảo hiểm
hoặc cho người cư ngụ tại đó thì người bảo hiểm nhất thiết phải áp dụng
mức khấu trừ sau khi áp dụng điều khoản bồi thường theo tỷ lệ.
Những trường hợp loại trừ áp dụng cho tất cả các rủi ro
1717


-

-

-

-

-

Thiệt hại do hành động cố ý hoặc đồng lõa của người được bảo
hiểm gây ra.
Những thiệt hại gây ra do:
+ Gây rối, quần chúng nổi dậy, bãi công, sa thải cơng nhân trừ khi

rủi ro D –Gây rối, đình công, bãi công, sa thải, được ghi nhận là được bảo
hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm, nhưng chỉ với phạm vi bảo hiểm đã
quy định tại rủi ro đó.
+ Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, hành động khiêu
khích, qn sự hoặc hiếu chiến của nước ngồi (dù có tun chiến hay
khơng), nội chiến.
+ Những hành động khủng bố
+ Binh biến, dấy binh, bạo loạn, khởi nghĩa, cách mạng, bạo động,
đảo chính, lực lượng quân sự, tiếm quyền, thiết quân luật…
Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ tài sản nào, hoặc bất kỳ tổn
thất, chi phí nào bắt nguồn từ hoặc phát sinh từ những thiệt hại đó hoặc bất
kỳ tổn thất có tính chất hậu quả nào, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên bởi
hoặc phát sinh từ:
+ Ngun liệu vũ khí hạt nhân
+ Phóng xạ ion hóa hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hoặc
từ chất thải hạt nhân do bốc cháy nguyên liệu hạt nhân
+ Thiết bị điện chạy quá tải, đoản mạch, tự đốt nóng, rị điện của
chính máy móc
+ Ô nhiễm, nhiễm bẩn. Ngoại trừ những thiệt hại đối với tài sản được
bảo hiểm xảy ra do ô nhiễm, nhiễm bẩn phát sinh từ những rủi ro được bảo
hiểm, hay bất cứ rủi ro được bảo hiểm nào phát sinh từ nhiễm bẩn hay ô
nhiễm
Thiệt hại của tài sản được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải
Thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ
tiền thuê nhà có thể được bảo hiểm.
c. Mở rộng phạm vi bảo hiểm
Người bảo hiểm mở rộng phạm vi bảo hiểm bằng cách đưa ra một số
điều khoản bảo hiểm bổ sung. Có thể chia những điều khoản bổ sung này
thành các nhóm sau đây:
Nhóm các điều khoản đảm bảo cho các chi phí phát sinh như chi

phí dọn dẹp hiện trường, chi phí cho kiến trúc sư và giám định, chi phí cứu
hỏa ở tại hoặc gần nơi chứa tài sản được bảo hiểm, …
Các điều khoản đảm bảo cho một số rủi ro loại trừ như bảo hiểm
1818


-

-

-

tất cả các tài sản khác, bảo hiểm tự bốc cháy, bảo hiểm do nước rò rỉ từ hệ
thống chữa cháy tự động, bảo hiểm trộm cướp, bảo hiểm hệ thống dữ liệu
trong hệ thống máy tính,…
Các điều khoản đảm bảo cho sự trượt giá, khôi phục STBH, BH
theo giá trị khôi phục, BH theo giá hợp đồng,…
Các điều khoản đảm bảo những thiệt hại mang tính chất hậu quả
như thiệt hại về sử dụng nhà ở, thiệt hại về kinh doanh nhà, …
Các điều khoản đảm bảo thay thế vị trí tài sản như di chuyển nội
bộ, tài sản ở ngoài địa điểm bảo hiểm, di chuyển tạm thời, vận chuyển, …
Các điều khoản đảm bảo mở rộng khác như điều khoản chuyển
đổi tiền tệ một cách tự động, điều khoản từ bỏ quyền truy đồi bồi thường,
điều khoản đồng bảo hiểm 80%, …
Thời hạn bảo hiểm của BHHH&RRĐB thường là 12 tháng. Trong
từng trường hợp cụ thể, thời hạn bảo hiểm có thể linh động ngắn hạn, dài
hạn theo yêu cầu của NĐBH với sự chấp thuận của DNBH.
1.2.4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
a, Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm, nó là cơ

sở để người bảo hiểm và người được bảo hiểm thỏa thuận số tiền bảo hiểm.
Giá trị này có thể là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới của tài sản.
Đối tượng bảo hiểm hỏa hoạn rất rộng và phức tạp, mỗi đối tượng tại
một thời điểm có giá trị khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn tài sản được bảo
hiểm hỏa hoạn có giá trị lớn như nhà cửa, cơng trình, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, kho hàng, nhà xưởng… cho nên khi xác định giá trị
bảo hiểm phải tùy thuộc vào từng loại tài sản, thông thường người ta sử
dụng các loại giá trị sau đây:
Giá trị mới (giá trị ban đầu) là giá trị của tài sản tại thời điểm mua
mới hoặc tại thời điểm bắt đầu đem vào sử dụng. Giá trị mới được xác định
bao gồm nguyên giá cộng với chi phí vận chuyển và chi phí lắp đặt chạy
thử.
Giá trị thực tế của tài sản là giá trị của tài sản được đánh giá tại
thời điểm người sử dụng, người sở hữu tham gia bảo hiểm cho tài sản đó.
Giá trị còn lại là giá trị mới trừ đi hao mòn do sử dụng theo thời
gian.
Và tùy theo từng loại tài sản người ta sử dụng các loại giá trị khác
nhau, chẳng hạn:
Đối với nhà cửa, vật kiến trúc: giá trị bảo hiểm được xác định trên
1919


-

chi phí nguyên vật liệu và xây lắp tài sản đó (giá trị xây lắp mới) trừ khấu
hao trong thời gian đã sử dụng.
Đối với máy móc, thiết bị và các bất động sản khác: GTBH được xác
định dựa trên cơ sở giá thị trường, chi phí vận chuyển lắp đặt của loại máy
móc, thiết bị cùng chủng loại, cơng suất, tính năng kỹ thuật, nơi sản xuất,
… hoặc xác định trên cơ sở giá mua mới tài sản tương đương trừ đi khấu

hao.
Đối với vật tư, hàng hóa, đồ dùng trong kho, trên dây chuyền sản
xuất, trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở, …GTBH xác định theo giá trị bình
quân hoặc giá trị tối đa của các loại vật tư, hàng hóa có trong thời hạn bảo
hiểm.
b) Số tiền bảo hiểm (STBH)
Số tiền bảo hiểm (STBH) là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường
của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm và được ghi trong Giấy chứng
nhận bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm là yếu tố cơ bản để tính phí bảo hiểm và
là cơ sở cho việc bồi thường của người bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.
STBH cũng là giới hạn bồi thường tối đa của người bảo hiểm trong
trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ. STBH do người bảo
hiểm và người tham gia bảo hiểm thỏa thuận với nhau, nhưng phải dựa trên
cơ sở kiểm tra đối tượng bảo hiểm của người được bảo hiểm và các giấy tờ
sổ sách liên quan. Về nguyên tắc, người bảo hiểm chỉ chấp nhận giao kết
hợp đồng bảo hiểm với STBH tối đa bằng giá trị đối tượng bảo hiểm. Tuy
nhiên, trên thực tế, vẫn xuất hiện các hiện tượng bảo hiểm trên giá trị bên
cạnh bảo hiểm đúng giá trị và bảo hiểm dưới giá trị.
Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị tài sản (under –insurance of
property) có STBH nhỏ hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm. Lý do của bảo
hiểm dưới giá trị có thể từ chủ ý của các bên khi giao kết HĐBH hoặc có
thể từ các yếu tố khách quan như là giá cả của đối tượng bảo hiểm biến
động trong thời hạn bảo hiểm, …tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các
bên cần có cách xử lý thích hợp và nói chung nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm,
việc bồi thường sẽ áp dụng tỷ lệ: STBH/ giá trị bảo hiểm hoặc một số ít
trường hợp áp dụng bồi thường theo tổn thất thứ nhất (tức là người bảo
hiểm bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của đối tượng bảo hiểm và tối
đa bằng STBH). Nếu hợp đồng này được giao kết mà khơng phải do ý chí
của người bảo hiểm, trước khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người tham gia bảo
hiểm có thể mua bảo hiểm bổ sung cho phần giá trị chưa được bảo hiểm

này, và nếu việc bảo hiểm bổ sung này xuất phát từ lý do tăng đột biến giá
2020


-





cả thì người ta coi đó là bảo hiểm giá trị gia tăng.
Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị (over – insurance of property) có
STBH lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm. Mặc dù,về nguyên tắc không
cho phép giao kết loại HĐBH này nhưng có nhiều lý do chủ quan và khách
quan dẫn đến tình trạng trên, như việc định giá đối tượng bảo hiểm khơng
chính xác; giá cả đối tượng bảo hiểm biến động…cả ý đồ trục lợi của ngýời
đýợc bảo hiểm. Cách xử lý sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể, chẳng hạn
nếu việc ký kết HĐBH này là do lỗi vô ý của người tham gia bảo hiểm thì
theo người bảo hiểm phải hồn lại phần phí bảo hiểm đã đóng tương ứng
với STBH vượt quá giá trị thị trường của tài sản sau khi trừ đi các chi phí
hợp lý liên quan; nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, người bảo hiểm chỉ chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại tính theo giá trị thị trường của tài sản.
Trong nền kinh tế thị trường, quy mơ sản xuất kinh doanh có xu
hướng ngày càng mở rộng, do đó số lượng hàng hóa và giá trị tài sản cũng
được tăng lên. Mặt khác, giá trị của mỗi nhóm tài sản thường xun biến
động hoặc khơng thể xác định trực tiếp bằng thước đo giá cả thị trường
(như lợi nhuận kinh doanh, giá trị sản lượng thu hoạch …). Như vậy, việc
xác định STBH rất phức tạp, do đó khi xác định STBH ta có thể sử dụng
hai chỉ tiêu đó là bảo hiểm theo giá trị bình quân hay giá trị tối đa của đối
tượng bảo hiểm có mặt trong thời gian bảo hiểm.

Nếu bảo hiểm theo giá trị bình quân, người được bảo hiểm tính trước và
thơng báo cho người bảo hiểm giá trị số dư bình quân theo số dư thực tế
của từng tháng hoặc từng quý trong thời gian bảo hiểm. Giá trị bình quân
này được xem là STBH. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc phạm vi bảo
hiểm, NBH bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị trung
bình đã được khai báo.
Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa, NĐBH ước tính và thơng báo cho NBH
giá trị của số lượng vật tư, hàng hóa tối đa vào một thời điểm nào đó trong
thời gian bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa nhưng
chỉ thu trước một phần, thường là 75%. Đầu mỗi tháng hoặc quý, NĐBH
thông báo cho NBH số vật tư, hàng hóa tối đa thực có trong tháng, quý
trước đó. Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở các giá trị được thơng báo,
NBH tính giá trị số vật tư, hàng hóa tối đa bình qn của cả thời hạn bảo
hiểm và tính lại phí bảo hiểm. Nếu phí bảo hiểm tính được trên cơ sở giá trị
tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm mà lớn hơn số phí đã nộp thì
NĐBH phải bổ sung cho NBH số phí chênh lệch cịn thiếu. Nếu trong thời
hạn bảo hiểm, xảy ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và STBT vượt quá
2121


-

giá trị tối đa thì phí bảo hiểm được tính dựa vào STBT đã trả. Trong trường
hợp này, STBT được coi là STBH.
1.2.5. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là số tiền mà người tham gia bảo hiểm nộp cho cơ quan
bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi ro mà họ tham gia, và được tính theo
tỷ lệ phí và số tiền bảo hiểm. Tỷ lệ phí quy định riêng cho từng loại rủi ro
(A, B, C, …).
Có thể nói, phí bảo hiểm chính là giá cả dịch vụ bảo hiểm. Do vậy,

việc tính tốn mức phí phù hợp với yêu cầu khách hàng, vừa đảm bảo hoạt
động kinh doanh có lãi khơng đơn giản, và trước khi đưa ra mức phí, người
bảo hiểm thường dựa trên những khoa học thực tiễn và trên cơ sở nguồn số
liệu thống kê của từng công ty bảo hiểm, cơ sở của các cơng ty bảo hiểm
lớn có nhiều kinh nghiệm và cần cân nhắc kỹ các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ
phí. Đối với những rủi ro cơ bản trong đơn bảo hiểm tiêu chuẩn (gồm hỏa
hoạn, sét, nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt), tùy theo từng loại tài
sản thì việc định phí dựa trên các yếu tố sau:
Ngành nghề kinh doanh chính của NĐBH khi sử dụng những tài
sản được bảo hiểm vào kinh doanh
Vị trí địa lý của tài sản
Mỗi tài sản là rủi ro riêng biệt (hay đơn vị rủi ro –là nhóm tài sản
tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách khơng cho phép lửa từ
nhóm này sang nhóm khác), khi rủi ro của tài sản này không ảnh hưởng tới
tài sản nơi khác.
Nếu tài sản được bảo hiểm đảm bảo khoảng cách tối thiểu được coi
là đơn vị rủi ro cách biệt về khơng gian. Khoảng cách tối thiểu tính bằng
chiều cao của ngôi nhà cao nhất hoặc vượt quá 20m nếu tài sản là loại dễ
cháy và 10m nếu tài sản là loại khơng cháy hoặc khó cháy. Tuy nhiên, trong
phạm vi khoảng cách đó khơng được để các vật liệu dễ cháy.
Với các cơng trình như cầu, hành lang, ống khói, phần mái nhà nhỏ
bằng vật liệu khơng cháy và khơng phủ kín…khơng liên quan tới việc xác
định khoảng cách tối thiểu.
Đơn vị rủi ro được coi là cách biệt về cấu trúc nếu các tòa nhà, bộ
phận nhà hoặc kho tàng được ngăn cách bằng tường ngăn cháy (tường
chống cháy –phải có giới hạn chịu lửa ít nhất là 90 phút, được xây kín hết ở
các tầng và không được so le nhau; nếu mái nhà là loại dễ cháy thì phải xây
cách ít nhất là 5m, và không được để vật liệu hoặc cấu kiện dễ cháy vắt
ngang qua tường ngăn cháy)
2222



-

Trường hợp tài sản được bảo hiểm ở trong cùng một tòa nhà, kho tàng
(các tầng khác nhau) hoặc các tòa nhà, kho tàng gần nhau nhỏ hơn khoảng
cách tối thiểu và khơng có bức tường ngăn lửa thì được gọi là rủi ro cộng
đồng. Rủi ro cộng đồng là yếu tố tăng thêm mức độ trầm trọng của rủi ro, do
đó cần tính tới yếu tố này để tăng phí, và điều chỉnh tăng theo cơng thức:
Tđc = Ta + H*(Tb – Ta)
Trong đó: Tđc là tỷ lệ phí điều chỉnh của Ta
Ta là tỷ lệ phí cơ sở của rủi ro chịu ảnh hưởng
Tb là tỷ lệ phí rủi ro trầm trọng
H là hệ số điều chỉnh

Độ bền vững và kết cấu của nhà xưởng, vật kiến trúc: để đánh giá
độ bền vững và kết cấu của nhà xường, vật kiến trúc cần dựa trên các yếu tố:
+ Khung nhà, tiêu chuẩn đánh giá là xem vật liệu cấu tạo chúng gồm
bê tơng, gỗ khối hoặc thép có bảo dưỡng, thép không bảo dưỡng, gỗ
thường.
+ Tường nhà, theo độ bền và mức độ bén lửa thì tường nhà chia
thành các loại không bắt lửa cách nhiệt, không bắt lửa nhưng chịu nhiệt
kém và dễ bắt lửa chịu nhiệt kém. Chất liệu nào sử dụng với cơ cấu cao
nhất hoặc bao phủ tường liên tục với diện tích hơn 10m 2 thì lấy chất liệu đó
để phân loại tường.
+ Sàn nhà: xem xét chất liệu làm sàn và rầm chịu lực (sàn bê tông
hoặc gạch trên rầm bê tông, trên rầm gỗ khối, rầm thép có bảo dưỡng, sàn
gỗ trên rầm bê tơng,… nếu có nhiều sàn, lấy chất lượng sàn thấp nhất có cơ
cấu trên 25% để xếp loại và đánh giá sàn.
+ Số lượng và độ cao của tịa nhà: chia làm 3 loại đó là nhà 1 tầng;

nhà từ 2 tới 5 tầng nhưng thấp hơn 28m; nhà trên 5 tầng hoặc cao hơn 28m.
Số lượng các tầng nhà tính cả tầng ngầm dưới đất.
+ Mái nhà gồm lớp đỡ mái, lớp che phủ hoặc cách ly, lớp chống
thấm. Mái nhà chia làm 4 loại: mái đúc bê tơng cốt thép; mái có lớp đỡ và
lớp cách ly khơng bắt lửa; một trong hai lớp có bắt lửa; cả hai lớp cùng bắt
lửa. Trường hợp làm bằng nhiều vật liệu khác nhau thì chọn loại vật liệu
kém nhất và chiếm hơn 10% diện tích hoặc chiếm diện tích liên tục hơn
10m2 để xếp loại.
+ Trang trí nội thất bên trong gồm trần giả, sàn nhà, tường giả. Và
được chia làm 2 loại: không bén lửa và có khả năng bén lửa. Nếu làm bằng
nhiều vật liệu thì căn cứ vào vật liệu kém chịu lửa nhất để xếp hạng.
2323







-

-

-

-

Theo các tiêu thức trên (các DNBH Việt Nam thường hay áp dụng),
người ta chia các cơng trình kiến trúc thành 3 loại theo độ chịu lửa đó là:
Loại D (Disscount Class) là loại được giảm tối đa 10% phí và đạt các yêu

cầu sau:
+ Các bộ phận chịu lực như trụ, côt, tường chịu lực là loại không
cháy hoặc làm bằng vật liệu không cháy, rầm làm bằng vật liệu khó cháy;
mái nhà có khả năng chịu lực ít nhất 30 phút.
+ Các bộ phận không chịu lực gồm mái cứng, khó cháy, lớp phủ
ngồi bằng vật liệu khơng cháy, khơng kèm theo vật liệu cháy nào phía bề
mặt dưới; tường bao khơng chịu lực là loại khó cháy hoặc làm bằng vật liệu
không cháy;
Loại N (Neutral Class): loại này giữ ngun tỷ lệ phí trong biểu phí. Các
cơng trình loại này khơng đạt tiêu chuẩn như loại D như có mức độ chịu
lửa kém hơn, các bộ phận chịu lực tối thiểu phải là loại khó cháy hoặc phần
lớn làm bằng vật liệu không cháy, mái cứng.
Loại L (Loading Class) loại này phải tính thêm 10% phí bảo hiểm và là loại
cơng trình khơng đạt u cầu chịu lửa như loại N
Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản được bảo hiểm bao
gồm hệ thống cung cấp điện (nguồn điện, biến thế điện, lưới điện ngoài
trời), hệ thống điện trong nhà xưởng, kho tàng, các dụng cụ điện, nội quy
sử dụng và an tồn.
Tính chất hàng hóa, vật tư và cách sắp xếp bảo quản trong kho
+ Tính chất hàng hóa, vật tư đặc biệt là loại dễ cháy, nổ như xăng
dầu, hơi đốt, bình ga, hóa chất,…cần xem xét khối lượng vật tư hàng hóa
đó chỉ gây cháy cục bộ hay cộng đồng.
+ Cách sắp xếp hàng hóa trong kho: phải thích hợp như có giá đỡ
hàng, thống mát, khơ ráo,…và chú ý chiều cao xếp hàng.
Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và đội ngũ tuần tra phòng
chống cháy của NĐBH như bể chứa nước, ống dẫn nước, bình CO 2, hệ
thống chống cháy tự động bằng nước (Sprinkler), khả năng di chuyển các
phương tiện chữa cháy,…
Các yếu tố khác như máy móc thiết bị, nguồn nhiệt, …
Thời gian nộp phí sẽ do hai bên thoả thuận nhưng thông thường

trong nghiệp vụ BHHH&RRĐB thì bên tham gia sẽ tiến hành nộp phí bảo
hiểm ngay sau khi ký kết HĐBH, và nhà bảo hiểm sẽ trích lại một phần cho
cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất.
2424


1.3. Quy trình kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt
1.3.1. Khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt
Trong hoạt động khai thác gồm các bước:
- Tiếp cận KH, hướng dẫn tư vấn KH, nhận đề nghị bảo hiểm
- Đánh giá rủi ro, đề xuất phương án bảo hiểm
- Chào phí bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng kê khai bảo hiểm
- Kí hợp đồng, cung cấp dịch vụ bảo hiểm
1.3.2. Đánh giá rủi ro đề xuất phương án BH, đề phòng hạn chế tổn thất
Phần đánh giá rủi ro sẽ được thực hiện bởi giám định viên cùng với
chuyên viên khai thác bảo hiểm.
Giám định viên sẽ chuẩn bị biên bản giám định. Biên bản sẽ bao gồm
các nội dung sau đây:
- Miêu tả đầy đủ về rủi ro: Phần này có thể bao gồm sơ đồ của các cơ
sở trong trường hợp có rủi ro tài sản, tính chất của cơng việc được thực
hiện ở các cơ sở này, những chi tiết về vấn đề bảo vệ đối tượng bảo hiểm,
như: hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống trộm...
- Đánh giá mức độ rủi ro:Giám định viên có thể nhận xét về tài sản
xung quanh, như trong trường hợp bảo hiểm hỏa hoạn.
- Xác định mức độ tổn thất lớn nhất có thể xảy ra: Tổn thất có thể
xảy ra chính là tổn thất tối đa của đối tượng được bảo hiểm theo đánh giá
của giám định viên.
- Ngăn ngừa tổn thất: Giám định viên sẽ thông báo cho NĐBH
những bước cần thiết phải thực hiện để phòng ngừa rủi ro. Trong một số
trường hợp, những đề nghị này được trình bày dưới hình thức yêu cầu mà

NĐBH phải thực hiện nếu muốn được bảo hiểm.
- Bảo hiểm đủ giá trị: Giám định viên sẽ đưa ra một con số thẩm
định chính xác về GTBH. Trong mọi trường hợp, NĐBH có trách nhiệm
đảm bảo rằng mình đã mua bảo hiểm đủ giá trị mong muốn, tuy nhiên
STBH mong muốn không thể vượt quá GTBH. Và NĐBH có thể tham
khảo ý kiến của môi giới bảo hiểm hoặc của một chuyên gia khác về vấn đề
này. Sau đó NĐBH thống nhất với DNBH về STBH.
- Giả sử rủi ro được chấp nhận bảo hiểm, và việc quyết định chấp
nhận rủi ro ở mức nào và STBH bao nhiêu còn phụ thuộc vào khả năng tài
chính của DNBH. Cơng ty bảo hiểm sẽ đưa ra một giới hạn nào đó cho một
rủi ro cụ thể phù hợp với khả năng của công ty bảo hiểm cũng như khả
năng tái bảo hiểm.
2525


×