Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Vấn đề quản lý vốn tại công ty du lịch sài gòn thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

MAI THỊ HỒNG ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2002


MỤC LỤC
Trang
I.
Lời mở đầu
II.
Chương 1 : Cơ sở lý luận về vốn và quản lý vốn
1.1. Vốn của DN
1.1.1. Khái niệm và bản chất của vốn
1.1.2. Phân loại vốn
1.1.2.1. theo nguồn hình thành
1.1.2.2. theo đặc điểm vận động của vốn
1.1.2.3. theo yêu cầu đầu tư và sử dụng
1.1.3. Vấn đề bảo toàn và phát triển vốn
1.1.3.1. Bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh
1.1.3.2. Phát triển vốn sản xuất kinh doanh
1.2. Cơ chế quản lý vốn trong DNNN
1.2.1. Vấn đề tạo lập vốn
1.2.1.1. Vấn đề xác đònh cấu trúc vốn của DN
1.2.1.2. Chi phí sử dụng vốn của DN
1.2.2. Vấn đề quản lý vốn


1.2.2.1. Quản lý vốn cố đònh
1.2.2.2. Quản lý vốn lưu động
Chương 2 : Thực trạng về quản lý vốn tại TCT Du lòch Sài Gòn
2.1. Tổng quan về TCT DL SG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Chức năng của TCT DL SG
2.1.3. Chức năng kinh doanh
2.1.4. Mô hình và cơ cấu tổ chức
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức của TCT DL SG
2.1.4.2. Bộ máy quản lý của TCT DL SG
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của TCT DL SG
2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn của TCT DL SG
2.3.1. Về vấn đề tạo lập vốn
2.3.1.1. Các nguồn tài trợ của TCT DL SG
2.3.1.2. Cấu trúc vốn của TCT
2.3.1.3. Chi phí sử dụng vốn
1). Chi phí sử dụng vốn vay
2). Chi phí sử dụng vốn bình quân

-1-

1
1
1
1
1
2
3
3
3

4
4
4
5
7
9
9
11
13
13
13
14
15
15
15
15
19
22
23
23
25
27
27
28


2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TCT DL SG
2.3.2.1. Tình hình quản lý vốn cố đònh
2.3.2.2. Tình hình quản lý vốn lưu động
Đánh giá về tình hình sử dụng và quản lý vốn của TCT.

Chương 3 : Giải pháp quản lý hiệu quả vốn tại TCT DL SG
3.1. Mục tiêu phát triển của TCT DL SG từ nay đến năm 2010
3.2. Giải pháp quản lý hiệu quả vốn tại TCT DL SG
3.2.1. Giải pháp tăng cường vốn hoạt động cho TCT DL SG
3.2.1.1. Tiến hành nhanh chóng việc cổ phần hóa một số DN thành viên
3.2.1.2. Chuyển đổi sang hình thức tập đoàn Công ty Mẹ – Con
1) Sự cần thiết khách quan chuyển đổi mô hình TCT Nhà nước
hiện nay sang dạng tập đoàn kinh tế theo mô hình mẹ-con
a/ Sự cần thiết khách quan
b/ Khái quát về Cty mẹ-con
c/ Cơ chế tài chính trong mô hình TCT kiểu Cty mẹ-con
d/ Cơ sở pháp lý của việc chuyển đổi sang mô hình Cty mẹ-con
2) Tiến trình thực hiện việc chuyển đổi TCT DL SG sang
hình thức tập đoàn Cty mẹ-con
3) Hiệu quả của việc chuyển đổi từ mô hình TCT
sang mô hình Cty mẹ-con
3.2.1.3. Thành lập Công ty tài chính Saigontourist
1) Sự cần thiết khách quan ra đời Cty tài chính
trong TCT Nhà nước
a/ Sự cần thiết khách quan
b/ Các mô hình Cty tài chính
2) Cơ sở pháp lý của việc tổ chức và hoạt động
của Cty tài chính trong TCT Nhà nước
3) Vai trò của Cty tài chính trong TCT DL SG
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của vốn hiện có
3.2.2.1. Giải pháp đối với vốn cố đònh
3.2.2.2. Giải pháp đối với vốn lưu động
Kiến nghò
Kết luận
Tài liệu tham khảo


29
29
31
34
36
36
36
36
38
41
41
41
42
43
44
45
47
48
48
48
49
50
51
52
52
55
57

-2-



LỜI MỞ ĐẦU
III.

LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Khai thác, huy động và sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả luôn là
một nhiệm vụ trung tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của doanh
nghiệp . Trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vốn
kinh doanh trở thành vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại
và phát triển. Vai trò của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nền kinh
tếthò trường thể hiện qua những điểm chính sau đây :
*
Vốn kinh doanh là tiền đề để các doanh nghiệp có thể thực hiện các
hoạt động kinh doanh của mình. Khi khởi nghiệp, doanh nghiệp cần phải có một
số vốn ban đầu để đầu tư mua sắm các yếu tố cần thiết cho hoạt động kinh
doanh như : chi phí thành lập, xây dựng trụ sở công ty, mua máy móc trang thiết
bò, dự trữ nguyên nhiên vật liệu, thuê lao động,…
*
Vốn kinh doanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh một cách liên tục và có hiệu quả. Trước hết để duy trì
hoạt động kinh doanh một cách bình thường, số vốn ban đầu đầu tư phải được
quay vòng liên tục và phải được bảo toàn sau các chu kỳ luân chuyển. Có như
vậy doanh nghiệp mới có thể tiếp tục mua sắm tư liệu sản xuất cho các chu kỳ
sau. Khi doanh nghiệp đã phát triển, quy mô mở rộng, nhu cầu đầu tư về chiều
sâu sẽ xuất hiện, lúc này doanh nghiệp cần phải cải tạo đưa công nghệ tiên tiến
vào quá trình sản xuất, thực hiện hiện đại hóa, đào tạo cán bộ quản lý … Để
những vấn đề này có thể được thực hiện doanh nghiệp cũng cần phải có vốn .
*

Tiềm lực vốn mạnh sẽ giúp DN có một chỗ đứng trên thò trường, tạo
lợi thế trong cạnh tranh. Vốn lớn không những cho phép doanh nghiệp có cơ hội
đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dòch vụ mà còn là sức mạnh để doanh
nghiệp chiếm lónh thò trường thông qua các chiến lược marketing, đưa sản phẩm
đến tay người tiêu dùng. Trong điều kiện Việt Nam đang trên đà hội nhập với
các nước trong khu vực và trên thế giới thì sự cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng
khốc liệt và các doanh nghiệp nhỏ yếu về vốn hoặc những doanh nghiệp lớn mà
không tận dụng được nguồn vốn của mình sẽ có nguy cơ bò đào thải.
* Vốn kinh doanh là công cụ để phản ảnh đánh giá sự vận động của tài
sản, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn ta có thể biết được hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh.
Vốn kinh doanh cũng trở thành một trong những thước đo quy mô của doanh
nghiệp (Tổng số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là một trong những tiêu chuẩn
để xếp hạng doanh nghiệp).

-3-


Để nâng cao vai trò của vốn kinh doanh trong hoạt động của các doanh
nghiệp, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải có đủ số vốn cần thiết cho nhu
cầu đầu tư của mình vào thời điểm cần. Do đó bên cạnh việc tạo vốn phải có
những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đi đôi với việc
bảo toàn và phát triển vốn mà mình đang có.
Sau gần 5 năm thành lập và phát triển, Tổng công ty Du lòch Sài Gòn đã
không ngừng củng cố, ổn đònh, phát triển và lớn mạnh về nhiều mặt, cả bề rộng
lẫn bề sâu, và ngày càng trở thành đầu tàu trong ngành du lòch Việt Nam. Vì thế
việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá vấn đề quản lý vốn tại Tổng công ty Du lòch
Sài Gòn, tìm ra được giải pháp để tăng cường vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn hoạt động cho Tổng công ty Du lòch Sài Gòn có ý nghóa vô cùng to lớn. Đây
cũng là lý do để tôi quyết đònh chọn đề tài :”Vấn đề quản lý vốn tại Tổng công ty

Du lòch Sài Gòn : Thực trạng và giải pháp”.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi luậân văn nghiên cứu những vấn đề về quản lý vốn tại Tổng Công
ty Du lòch Sài Gòn. Các vấn đề được đưa ra đánh giá mang tính chất tổng quát
đứng từ giác độ Tổng công ty, trong quá trình đánh giá có đưa ra một số dẫn
chứng về tình hình cụ thể tại các đơn vò thành viên trực thuộc TCT.
V.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lòch sử đồng thời kết hợp với sử dụng phương pháp
thống kê và tổng hợp để hoàn thành đề tài.
VI. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá một cách tổng quát thực
trạng quản lý vốn tại Tổng công ty Du lòch Sài Gòn, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao vấn đề quản lý hiệu quả vốn tại Tổng công ty.
VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm ba chương
chính như sau :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về vốn và quản lý vốn.
Chương 2 : Thực trạng về quản lý vốn tại Tổng công ty Du lòch
Sài Gòn.
Chương 3 : Giải pháp quản lý hiệu quả vốn tại Tổng công ty Du lòch
Sài Gòn.

-4-


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN
1.1. VỐN CỦA DN

1.1.1. Khái niệm về vốn và bản chất của vốn
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi DN đều cần có sức lao
động, đối tượng lao động, tư liệu lao động và các tài sản khác. Trong nền kinh tế
hàng hóa tất cả các đối tượng đều phải mua bán bằng tiền.
Như vậy có thể nói vốn là tiền đề quan trọng nhất trong việc khởi động và
duy trì hoạt động liên tục, thường xuyên của DN.
Có thể khái quát như sau : Vốn là một bộ phận của cải được dùng vào sản
xuất. Khi của cải làm nảy sinh ra của cải nhiều hơn, lúc đó được gọi là tư bản
(vốn). Việc sử dụng vốn trên quy mô lớn đã tạo điều kiện phát triển được
phương thức sản xuất, sự tách rời lao động và sản xuất với quy mô lớn là không
thể có được để tạo thành tư bản.
Bản chất của vốn :
- Vốn phải được biểu hiện bằng gía trò thực, nghóa là nó phải đại diện cho
một sức mua nhất đònh trên thò trường, hay nói cách khác nó phải đại diện
cho một loại tài sản nhất đònh nào đó chứ không phải những khoản tiền
được phát hành không có giá trò thực, không có khả năng thanh toán.
- Vốn phải luôn vận động, luôn sinh lời trong quá trình vận động.
- Vốn là một loại hàng hoá và cũng như các loại hàng hóa khác, nó đều có
chủ đích thực. Chủ sở hữu vế vốn chỉ trao quyền sử dụng vốn cho người
khác trong một thời gian nhất đònh, khi đó người sử dụng vốn phải trả cho
người chủ sở hữu vốn một khoản chi phí nhất đònh gọi là chi phí sử dụng
vốn.
1.1.2. Phân loại vốn
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn hình thành :
a) Nguồn vốn chủ sở hữu : là khoản vốn thuộc quyền sở hữu của DN, nói
cách khác đây là vốn mà doanh nghiệp có quyền sử dụng và quyền sở
hữu thuộc về chủ DN. Loại vốn này được hình thành từ ban đầu của chủ
sở hữu và được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh sau khi đã hoạt
động có hiệu quả.
b) Nợ phải trả : là phần vốn mà trong quá trình hoạt động DN huy động của

các tổ chức, cá nhân… qua hệ thống ngân hàng, thò trường vốn. Để được

-5-


quyền sử dụng số vốn này, DN phải chòu một khoản lãi vay nợ theo sự
thoả thuận giữa DN với đối tượng có quyền sở hữu về vốn.
1.1.2.2. Theo đặc điểm vận động của vốn
a/ Vốn cố đònh :
Để có thể tiến hành hoạt động, DN cần phải có các tư liệu lao động chủ
yếu như nhà xưởng, máy móc thiết bò,… Các tư liệu lao động này tham gia một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh
tế hàng hóa, việc đầu tư, mua sắm những tư liệu lao động nói trên đòi hỏûi DN
phải dùng đến nguồn vốn của mình. Vì vậy mỗi DN phải ứng trước một số tiền
vốn nhất đònh để mua tư liệu sản xuất, số vốn này luân chuyển theo mức hao
mòn của tư liệu lao động. Tư liệu lao động của DN bao gồm nhiều loại với giá
trò và thời gian sử dụng khác nhau. Vì vậy để thuận tiện cho công tác quản lý tài
sản, theo chế độ hiện hành ở nước ta những tư liệu lao động được coi là TSCĐ
khi hội đủ 2 điều kiện :
- Giá trò TSCĐ : ≥ 5 triệu đồng . Tiêu chuẩn này có thể thay đổi tùy theo
điều kiện của mỗi quốc gia và từng giai đoạn kinh tế khác nhau trong một
quốc gia.
- Thời gian sử dụng trên 1 năm
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa, TSCĐ của DN được phân thành
TSCĐ hữu hình và TCSĐ vô hình. TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái
vật chất cụ thể; còn TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất
cụ thể mà chỉ tồn tại dưới hình thái giá trò như bằng phát minh sáng chế, lợi thế
thương mại,…
Đặc điểm chủ yếu của tất cả TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình sản

xuất kinh doanh, TSCĐ sẽ bò hao mòn dần và được chuyển từng phần vào giá trò
của sản phẩm hàng hóa, như vậy vốn đầu tư sẽ được thu hồi dưới hình thức khấu
hao tương ứng với giá trò hao mòn của TSCĐ.
Trong điều kiện nền kinh tế thò trường, muốn có TSCĐ thì DN phải bỏ
tiền ra để đầu tư, đó chính là vốn cố đònh và khái niệm này được hiểu như sau :
Vốn cố đònh là giá trò ứng trước về TSCĐ hiện có của DN
Khi đề cập đến quản lý vốn cố đònh có nghóa là chúng ta phải quản lý từ
lúc bắt đầu bỏ vốn ra đầu tư cho đến khi thu hồi đủ vốn.
Trong quá trình luân chuyển, hình thái vật chất của vốn cố đònh vẫn giữ
nguyên (đối với loại TSCĐ hữu hình), nhưng hình thái giá trò của nó lại thông
qua hình thức khấu hao chuyển dần từng bộ phận thành quỹ khấu hao. Vì vậy,

-6-


yêu cầu của việc quản lý vốn cố đònh cũng phải từ hai mặt. Một là phải bảo đảm
cho TSCĐ được toàn vẹn và nâng cao hiệu quả sử dụng của nó. Hai là phải tính
toán chính xác số trích lập quỹ khấu hao, đồng thời phân phối và sử dụng quỹ đó
để bù đắp giá trò hao mòn, thực hiện tái sản xuất.
b/ Vốn lưu động:
Muốn tiến hành hoạt động kinh doanh, ngoài tư liệu lao động, các DN còn
phải có đối tượng lao động và sức lao động. Đối tượng lao động khi tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu
mà chuyển dòch toàn bộ ngay một lần vào sản phẩm mới và được bù lại khi gía
trò sản phẩm được thực hiện. Trong thực tế vốn lưu động thường tồn tại dưới hình
thái vật chất như : Nguyên vật liệu ở khâu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành
phẩm… Các DN phải ứng trước một số vốn để mua nguyên vật liệu và trả lương
cho công nhân để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mọi tư liệu
lao động có thời hạn sử dụng dưới 1 năm và có giá trò thấp hơn 5 triệu đồng thì
được coi là TSLĐ (vốn lưu động). Do đó có thể nói : Vốn lưu động là biểu hiện

bằng tiền của tài sản lưu động hiện có của DN.
Loại vốn này có đặc điểm là luôn luôn vận động, và thay đổi hình thái vật
chất.
1.1.2.3. Phân loại theo yêu cầu đầu tư và sử dụng:
a) Vốn bên trong DN: là toàn bộ tài sản hiện hữu tại DN, được DN trực tiếp
quản lý sử dụng và đònh đoạt cho mục tiêu phát triển DN.
b) Vốn DN đầu tư ra bên ngoài : như tiền, giá trò quyền sử dụng đất, tài sản
được DN góp vốn, liên doanh liên kết, mua các loại cổ phiếu…
1.1.3. Vấn đề bảo toàn và phát triển vốn
1.1.3.1. Bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh:
Để có thể sản xuất kinh doanh, các DN phải có đủ một lượng vốn nhất
đònh và muốn cho DN hoạt động bền vững, lâu dài thì nó phải bảo toàn được
vốn. Trong cơ chế bao cấp, vốn của DN quốc doanh do Nhà nước cấp phát, cho
nên DN quốc doanh không coi vấn đề bảo toàn vốn là trách nhiệm của mình mà
là công việc của Nhà nước. Khi chuyển sang cơ chế thò trường, Nhà nước chủ
trương xóa bỏ mọi bao cấp về vốn trong DN quốc doanh, nhiều DN đứng trước
nguy cơ phá sản do vốn sản xuất kinh doanh bò mất dần sau mỗi chu kỳ sản xuất,
doanh thu không bù đắp nổi chi phí bỏ ra, ngay cả quá trình tái sản xuất giản đơn
cũng không thể thực hiện được. Vì vậy, việc bảo toàn và phát triển vốn đã được
các DN quốc doanh quan tâm hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để mọi DN tồn
tại và đứng vững trong cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thò trường, biểu hiện của vốn sản xuất kinh doanh rất
phong phú và đa dạng, vốn sản xuất kinh doanh không chỉ là tiền mà còn bao

-7-


gồm giá trò tài sản hữu hình và vô hình. Vốn kinh doanh gồm vốn cố đònh và vốn
lưu động. Do vậy, muốn bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh, cần phải thực hiện
bảo toàn vốn cố đònh và vốn lưu động một cách hiệu quả.

1.1.3.2. Phát triển vốn sản xuất kinh doanh :
Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn, các DN còn có trách nhiệm phát triển
vốn thông qua việc tài trợ cho đầu tư bằng nguồn vốn tích lũy của mình.
Hiện nay DN được chủ động thực hiện việc đổi mới, thay thế TSCĐ trên
nguyên tắc bảo toàn được đồng vốn và sử dụng đồng vốn có hiệu quả cao nhằm
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng, nâng
cao chất lượng sản phẩm, mở rộng và phát triển sản xuất. Do đó các DN rất cần
nguồn vốn lớn, bởi thế tự tài trợ là nguồn tiềm năng bên trong rất quan trọng, là
điều kiện để DN sử dụng vốn một cách chủ động, tiết kiệm, có hiệu quả. Nguồn
vốn tự tài trợ để duy trì DN có thể lấy từ quỹ khấu hao. Nguồn vốn tự tài trợ để
phát triển DN có thể trích từ quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận không chia, quỹ dự
phòng tài chính, quỹ dự phòng giảm giá, tăng giá…
1.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TRONG DNNN
1.2.1. Vấn đề tạo lập vốn
Khác với thời kỳ bao cấp, trong điều kiện nềàn kinh tế thò trường các
nguồn vốn cung cấp rất phong phú, đa dạng. Ngoài nguồn vốn do ngân sách Nhà
nước cấp, tự bổ sung từ kết quả kinh doanh của mình, DN có thể huy động vốn
thông qua thò trường chứng khoán và các tổ chức tài chính trung gian và từ một
số nguồn tài trợ khác.
- Nguồn vốn ngân sách :
DNNN được ngân sách nhà nước cấp vốn ngay từ khi thành lập. Trong
quá trình kinh doanh, căn cứ vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà
Nhà nước có thể xem xét đầu tư bổ sung vốn cho DN trong những trường hợp
cần thiết và theo nguyên tắc không hoàn trả.
- Nguồn vốn tự bổ sung :
DN hoạt động có hiệu quả sẽ dùng phần lợi nhuận thu được sau khi đã
nộp thuế TNDN bổ sung cho nhu cầu vốn của mình. Mặt khác DNNN còn sử
dụng toàn bộ số khấu hao để tái đầu tư TSCĐ.
- Nguồn vốn liên doanh liên kết :
Là nguồn vốn mà DN có được thông qua hình thức hợp tác kinh doanh

hoặc liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để có thêm một
khoản vốn nhất đònh nhằm đáp ứng cho nhu cầu về vốn của DN.
- Huy động vốn trên thò trường chứng khoán :
Thò trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại
chứng khoán và các loại giấy ghi nợ trung và dài hạn. Thông qua thò trường

-8-


chứng khoán giúp cho các DN, tổ chức, cá nhân trao đổi với nhau quyền sử dụng
các khoản tiền nhàn rỗi, đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cho các DN, tạo điều
kiện cho các nguồn cung và cầu về vốn gặp gỡ nhau thông qua các hình thức
trao đổi thích hợp.
- Huy động vốn từ các tổ chức tài chính trung gian :
+ Ngân hàng thương mại : là một tổ chức kinh doanh tiền tệ qua hệ thống
ngân hàng. Các DN nói chung và DNNN nói riêng là khách hàng thường xuyên
của ngân hàng thương mại.
+ Các Quỹ đầu tư : Quỹ đầu tư là một đònh chế tài chính trung gian. Các
quỹ này dùng vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư trung và dài hạn thông qua các
hình thức mua cổ phần, góp vốn liên doanh, cho vay… với mục đích tạo ra lợi
nhuận.
+ Công ty tài chính : là một trong những đònh chế tài chính trung gian.
Công ty sử dụng vốn của mình để cho các đối tượng có nhu cầu về vốn vay.
Ngoài những nguồn vốn trên thì DNNN còn có thể huy động vốn từ những
nguồn khác như : mua trả chậm các loại máy móc thiết bò, thuê tài chính. Bên
cạnh đó, DN còn có thể sử dụng tạm thời nguồn vốn từ những khoản phải trả
khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả mà DN có thể tạm thời sử dụng không phải tính
lãi và theo nguyên tắc có hoàn trả khi đến kỳ hạn như các khoản phải trả cho
công nhân viên, các khoản thuế phải nộp Nhà nước,…
1.2.1.1. Vấn đề xác đònh cấu trúc vốn của DN

Sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung hay một DN nói riêng, chòu sự
ảnh hưởng rất lớn vào chính sách, cơ chế tạo lập và huy động các nguồn vốn để
tạo nên một cấu trúc vốn hợp lý, một cấu trúc vốn tối ưu cho DN. Trước đây,
trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chế độ bao cấp về vốn cho
DNNN là chủ yếu, các nhà quản lý không bao giờ phải suy nghó là nên sử dụng
nguồn vốn nào sẽ có lợi, nguồn vốn nào sẽ gặp rủi ro cao, chi phí sử dụng vốn
của nguồn đó là cao hay thấp, vì một khi thiếu vốn DN luôn được sự hổ trợ rất
kòp thời từ ngân sách nhà nước. Trong điều kiện nền kinh tế thò trường, các DN
không chỉ trông vào nguồn vốn của ngân sách Nhà nước mà cần phải xác lập
cho mình một cấu trúc vốn hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất.
Cấu trúc vốn của DN là sự kết hợp các nguồn vốn theo một tỷ lệ nào đó
để tài trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Cấu trúc vốn của DN bao
gồm 2 phần là nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
1) Nợ dài hạn
Nợ dài hạn là số tiền, tài sản mà DN đi vay và cam kết thanh toán cho các
chủ nợ trong một thời gian nhất đònh lớn hơn 1 năm. Nợ dài hạn có thể là nợ vay
ngân hàng, phát hành trái phiếu hoặc thuê tài chính. Đây là khoản nợ lâu dài và

-9-


ổn đònh, tác động trực tiếp đến cấu trúc vốn của DN. Khi nợ dài hạn thay đổi,
cấu trúc vốn của DN sẽ bò ảnh hưởng. Các khoản nợ vay dài hạn sẽ tạo ra một
khoản chi phí trả lãi vay cố đònh. Các khoản chi phí cố đònh này chính là nguyên
nhân gây ra rủi ro tài chính khi DN gặp khó khăn trong việc chi trả nợ. Một DN
làm ăn rất có hiệu quả ở hiện tại vẫn có thể gặp phải khó khăn trong tương lai
khi vay dài hạn. Do đó việc vay nợ (dài hạn) luôn đi kèm với rủi ro tài chính.
Nợ dài hạn là thành phần quan trọng trong việc hoạch đònh chiến lược
phát triển cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Các DN
thường xem nợ dài hạn là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc vốn. Nợ

dài hạn thường được sử dụng đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc
thiết bò, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, cải thiện vò trí
cạnh tranh của DN trên thò trường.
2) Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà DN không phải
cam kết thanh toán. Trong một DN, thông thường nguồn vốn chủ sở hữu bao
gồm : Vốn cổ phần thường và Lợi nhuận giữ lại (nguồn nội bộ), Vốn cổ phần ưu
đãi và Vốn bổ sung.
Đối với DNNN, số vốn ban đầu do Nhà nước cấp. Đối với các DN liên
doanh, số vốn ban đầu do các bên tham gia liên doanh góp vốn. Đối với các
công ty cổ phần, vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các DN luôn phải mở rộng quy mô
hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh của mình nên đã không ngừng bổ sung,
phát triển vốn của mình. Vốn chủ sở hữu có thể lấy từ 2 nguồn : nguồn tài trợ
bên trong và nguồn tài trợ bên ngoài. Nguồn tài trợ bên trong là từ các quỹ
chuyên dùng và kết quả hoạt động kinh doanh. Nguồn tài trợ bên ngoài là nhận
thêm vốn liên doanh, liên kết dài hạn từ các đơn vò khác, huy động thêm vốn cổ
phần từ các cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu trên thò trường chứng
khoán…
Tóm lại, cấu trúc vốn là sự kết hợp theo một tỷ lệ nhất đònh giữa các
nguồn vốn mà DN sẽ sử dụng nhằm đáp ứng cho nhu cầu vốn của DN. Một cấu
trúc vốn được gọi là tối ưu khi tại điểm đó tối thiểu hóa được chi phí sử dụng vốn,
tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa giá trò của DN.
Việc phân tích kết cấu vốn giúp chúng ta thấy được DN sử dụng nhiều nợ
dài hạn hay nhiều vốn tự có. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải phân tích kết cấu
tài sản để thấy được DN đã sử dụng nguồn vốn để tài trợ cho TSCĐ hay TSLĐ,
do đó có thể thấy cách phân bổ vốn của Cty đã phù hợp hay chưa.

- 10 -



1.2.1.2. Chi phí sử dụng vốn
Vốn sản xuất kinh doanh là một loại hàng hóa, người mua được quyền sử
dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất đònh và phải trả chi phí cho việc được
quyền sử dụng vốn trong khoảng thời gian ấy. Mỗi nguồn vốn sử dụng đều phải
trả một khoản cho quyền sử dụng vốn của nguồn đó được gọi là chi phí sử dụng
vốn (costs of capital). Hay nói cách khác, giá phải trả cho quyền sử dụng vốn
chính là lãi suất làm cân bằng giữa nguồn vốn sử dụng và tổng hiện giá các
khoản phải chi trả trong tương lai.
Chi phí sử dụng vốn là giá mà nhà đầu tư phải trả cho việc sử dụng một
nguồn vốn cụ thể nào đó để tài trợ cho quyết đònh đầu tư của mình. Chi phí sử
dụng vốn bao gồm chi phí trả cho việc sử dụng nợ vay, chi phí trả cho việc đầu
tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu dưới các hình thức vốn cổ đông, lợi nhuận giữ lại
hoặc bổ sung bằng các quỹ của DN.
Chi phí sử dụng vốn vay là tiền lãi phải trả cho khoản nợ vay đó. Đối với
chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, các DNNN thường sử dụng nguồn vốn ngân sách
cấp và chi phí sử dụng nguồn vốn này gọi là thu sử dụng vốn ngân sách. Nếu DN
là công ty liên doanh hoặc công ty cổ phần thì chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là
lợi tức cổ phần phải trả cho các cổ đông. Ngoài ra các DN còn sử dụng vốn tự bổ
sung, trong trường hợp này chi phí sử dụng vốn chính là chi phí cơ hội mà DN
mất đi trong trường hợp mang số vốn này ra đầu tư ở bên ngoài.
Nói chung các DN luôn sử dụng kết hợp nhiều nguồn vốn với nhau sao
cho chi phí sử dụng vốn thấp nhất nhưng đạt được lợi nhuận cao nhất.
♣ Cách tính chi phí sử dụng vốn :
1) Chi phí sử dụng vốn vay:
Chi phí sử dụng vốn vay là chi phí trả lãi vay cho ngân hàng hoặc người
cho vay. Trong chi phí sử dụng vốn vay gồm có :
♦ Chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn:
i ⎞k


r = ⎜1 + ⎟ − 1
k⎠

Trong đó:
r : chi phí sử dụng vốn vay
i : lãi suất tiền vay (danh nghóa) một năm
k : số kỳ tính lãi trong năm
♦ Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn:

V =

An
A1
A2
+
+
...
+
(1 + r )1 (1 + r )2
(1 + r )n

- 11 -


Trong đó:

r : chi phí sử dụng vốn vay
V : khoản nợ vay dài hạn
Ai : số tiền hoàn trả hàng năm (lãi và một phần vốn gốc)
n : số năm hoàn trả hết nợ vay và lãi

Nếu A1 = A2 = … = An = A thì:
n

V = A .∑

j =1

1
(1 + r ) j

♦ Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế
Trong thực tế chi phí sử dụng vốn vay nhỏ hơn số liệu tính toán rất nhiều
vì còn tuỳ thuộc vào thuế thu nhập DN (sử dụng được yếu tố này còn gọi là sử
dụng tốt " lá chắn thuế")

r* = r.(1 − T )

Trong đó:

r* : chi phí sử dụng vốn vay sau thuế thu nhập DN
r : chi phí sử dụng vốn vay trước thuế thu nhập DN
T : thuế suất thuế thu nhập DN

2) Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC:Weighted Average Cost of Capital)
n

WACC = ∑ ri .t i
i =1

Trong đó:


WACC : chi phí sử dụng vốn bình quân
ri
: chi phí sử dụng vốn nguồn thứ i
ti
: tỷ trọng nguồn thứ i trong tổng vốn

Qua công thức trên cho thấy chi phí sử dụng vốn bình quân phụ thuộc vào
2 nhân tố đó là tỷ trọng của từng nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn của từng
nguồn tương ứng. Chi phí sử dụng vốn bình quân được sử dụng để tính cơ cấu
vốn tối ưu của DN, cơ cấu vốn tối ưu, như trên đã trình bày, là một cơ cấu có tỷ
lệ phần trăm của các nguồn vốn sao cho giá trò của DN đạt lớn nhất.
1.2.2. Vấn đề quản lý vốn
1.2.2.1. Quản lý vốn cố đònh
Như chúng ta đã biết, vốn chi ra thì phải thu về khi kết thúc vòng tuần
hoàn, nhưng phải đảm bảo an toàn cả về mặt giá trò lẫn hiện vật theo mặt bằng
giá hiện tại. Như vậy, mục đích của khấu hao là nhằm hình thành nên quỹ khấu

- 12 -


hao để tái đầu tư TSCĐ, vì vậy đặt ra cho yêu cầu quản lý là phải lựa chọn mô
hình khấu hao phù hợp và phải tính chính xác số khấu hao.
Các phương pháp khấu hao :
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng:
NG - GTcl
K=
Nsd
Trong đó K
: Số tiền khấu hao

NG : Nguyên giá TSCĐ
GTcl : Giá trò còn lại của TSCĐ
Nsd : Năm sử dụng
Phương pháp này được các DN sử dụng nhiều, có ưu điểm là dễ tính; mức
khấu hao được trích đều đặn cho các năm trong suốt thời kỳ khấu hao nên góp
phần làm chi phí sản xuất kinh doanh ổn đònh. Nhưng với phương pháp này chủ
yếu thu hồi vốn chỉ dựa trên hao mòn hữu hình của tài sản, tỷ lệ khấu hao thì
thường do các cơ quan có thẩm quyền ấn đònh vì vậy đôi khi không sát với tình
hình thực tế tại DN.
Phương pháp khấu hao tăng dần
GTt
NG
GTt : Giá trò còn lại của TSCĐ năm thứ t
K’t : Tỷ lệ khấu hao năm thứ t
Phương pháp này tính toán khá phức tạp và vốn thu hồi cũng không nhanh
hơn phương pháp khấu hao theo đường thẳng là bao nhiêu vì vậy thực tế rất ít sử
dụng.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Đây là phương pháp khấu hao nhanh dựa trên các yếu tố là tỷ lệ khấu hao
cố đònh và giá trò còn lại của TSCĐ vào cuối năm trước.
Kt = GTt x K’cđ
Kt : Số tiền khấu hao
GTt : Giá trò còn lại của tài sản tính đến thời điểm t
K’cđ : Tỷ lệ khấu hao cố đònh
phương pháp này tỷ lệ khấu hao cố đònh lớn hơn tỷ lệ khấu hao theo
phương pháp tuyến tính cố đònh và mức khấu hao lại giảm dần theo thời gian sử
dụng và vì vậy vốn thu hồi rất nhanh nên vừa tính được hao mòn hữu hình vừa
hạn chế được hao mòn vô hình. Tuy nhiên do giá trò ngày càng giảm và tỷ lệ
khấu hao lại cố đònh nên cuối cùng không thu hồi đủ vốn.
K' t = 1 -


- 13 -


Phương pháp khấu hao tổng số
Đây là một trong những phương pháp khấu hao nhanh. Phương pháp này
khắc phục được nhược điểm của phương pháp khấu hao “tuyến tính cố đònh” và
phương pháp “số dư giảm dần” là thu hồi vốn nhanh và đủ.
Kt = NG x K’t
K’t : Tỷ lệ khấu hao tính tại thời điểm t
2(T − t + 1)
K' t =
T (T + 1)
Với T : Thời gian sử dụng
Ta thấy tỷ lệ khấu hao của mỗi năm là tỷ lệ giảm dần đều và khi nhân
với nguyên giá TSCĐ, DN sẽ thu hồi đủ vốn khi TSCĐ hết thời gian khấu hao.
Các phương pháp khấu hao nhanh có ưu điểm là thu hồi vốn rất nhanh nên
hạn chế được hao mòn vô hình của tài sản, nhưng trên thực tế chi phí khấu hao lại
được xem là một khoản chi phí được phép khấu trừ ra khỏi đối tượng chòu thuế,
nếu áp dụng các phương pháp này thì ở những năm đầu chi phí khấu hao rất lớn,
ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế TNDN phải nộp cho ngân sách Nhà nước.
Hàng năm , DN phải xây dựng kế hoạch khấu hao. Lập kế hoạch khấu
hao là phải tính được số tiền khấu hao phải trích trong kỳ và có kế hoạch sử
dụng số tiền khấu hao hợp lý.
Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố đònh của DN, người ta sử
dụng chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng vốn cố đònh, được xác đònh như sau :
Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn cố đònh bình quân trong kỳ
Tỷ số này nói lên một đồng vốn cố đònh sử dụng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuầøn trong kỳ. Chỉ tiêu này càng

cao tức hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao.
Hiệu suất sử dụng Vốn cố đònh =

1.2.2.2. Quản lý vốn lưu động
Tài sản lưu động và nợ ngắn hạn được gọi là vốn lưu động.
- Tài sản lưu động : là các loại tài sản có thời hạn sử dụng cho tới 1 năm
như : tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao, tồn kho và các khoản phải
thu.
- Nợ ngắn hạn : Chúng ta thấy rằng trong TSLĐ của Cty có cả các hoá
đơn chưa thanh toán. Tín dụng của Cty bao gồm các khoản phải thu và các
khoản phải trả. Như vậy khoản mục nợ ngắn hạn chính của Cty là Các khoản

- 14 -


phải trả – đó là khoản nợ thanh toán cho một Cty khác khi đến hạn. Các loại nợ
ngắn hạn khác của Cty còn bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn ngân hàng.
Vốn lưu động cần phải được quản trò một cách nghiêm túc. Chẳng hạn,
các khoản phải thu bò ảnh hưởng bởi chính sách tín dụng của Cty đối với khách
hàng. Chính sách tín dụng làm các khoản phải thu tăng lên hay giảm xuống;
Giữa các khoản phải thu và doanh thu luôn có sự biến động tỷ lệ thuận khi áp
dụng chính sách tín dụng. Nếu Cty đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với khách
hàng về khả năng, thời gian thanh toán các khoản nợ thì các khoản phải thu sẽ
giảm, doanh thu cũng giảm theo; Còn nếu Cty không đặt ra nhiều yêu cầu quá
khắt khe thì sẽ có nhiều khách hàng hơn, doanh thu tăng nhưng các khoản phải
thu cũng tăng, kèm theo là rủi ro không thu hồi được công nợ cũng tăng theo, có
thể giảm bớt các khoản phải thu bằng cách giảm lượng hàng bán tín dụng đối
với khách hàng nào hay thanh toán muộn.
Có thể thấy rằng đầu tư vào vốn lưu động có cả chi phí và lợi nhuận. Thí
dụ, chi phí đầu tư của DN vào khoản phải thu là lãi suất có thể thu được nếu

khách hàng thanh toán hóa đơn của họ sớm hơn. DN cũng thường hay quên lãi
suất thu nhập khi giữ vốn tiền mặt mà không đầu tư vào các loại chứng khoán
thanh khoản cao,… Do đó, các DN đònh kỳ phải dự tính trước một lượng vốn lưu
động cần thiết tối thiểu để không những đảm bảo đáp ứng đủ vốn cho hoạt động
kinh doanh mà còn tránh được tình trạng vốn bò lãng phí và ứ đọng và cũng là cơ
sở tạo điều kiện cho DN sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
TSLĐthuần = TSLĐ – Nợ ngắn hạn = Vốn lưu độngthuần
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn dưới 1 năm.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động :
1) Tốc độ luân chuyển vốn lưu động : được phản ảnh qua 2 chỉ tiêu :
-

Số lần luân chuyển vốn lưu động (Số vòng quay vốn) : nói lên sự vận
động của vốn nhanh hay chậm.
Số lần luân chuyển vốn lưu động =

-

Doanh thu thuần
Số vốn lưu động bình quân trong kỳ

Kỳ luân chuyển vốn lưu động (Số ngày của một vòng quay vốn) : Kỳ luân
chuyển càng ngắn thì vốn quay vòng càng nhanh.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động =

Số ngày trong kỳ (360 ngày )
Số lần luân chuyển vốn lưu động

- 15 -



2) Mức tiết kiệm vốn lưu động : Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
nên DN có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động nhất đònh.
Vtk =

Với

M1
x(K1 − Ko )
360

Vtk
: Mức tiết kiệm vốn lưu động
M1
: Tổng mức luân chuyển vốn năm nay
K1, Ko : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm nay và năm trước

- 16 -


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VỐN TẠI
TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN
(SAIGONTOURIST)
2.1. TỔNG QUAN VỀ TCT DL SG DU LỊCH SÀI GÒN
2.1.1. Quá trình hình hình và phát triển
Tổng Công Ty Du Lòch Sài Gòn là một Tổng Công Ty 90 (được thành lập
theo Quyết đònh số 90/TTG ngày 07/03/1994 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc
Tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước), đã ra đời theo quyết đònh số
1833/QĐ-UB-KT ngày 30/03/1999 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí

Minh do Chủ Tòch Ủy Ban Nhân Dân Tp HCM là Võ Viết Thanh ký.
Đây là một Tổng Công ty được thành lập dựa trên Công ty Du lòch Thành
phố Hồ Chí Minh làm nòng cốt, gồm các đơn vò hạch toán độc lập, các đơn vò
hạch toán phụ thuộc, các đơn vò sự nghiệp, đồng thời là đối tác của phía Việt
Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, là thành viên sáng
lập trong các Công ty cổ phần, Công ty TNHH. Công ty Du lòch Thành phố Hồ
Chí Minh giữ vai trò nòng cốt trong Tổng Công ty Du lòch Saigon vì Công ty có
các nguồn lực mạnh về vốn - nhân lực - công nghệ - kỹ thuật quản lý - phương
thức giao dòch và bán sản phẩm - và có uy tín lớn trên thương trường quốc nội và
quốc tế.
Tổng Công Ty Du Lòch Sài Gòn có tên giao dòch với nước ngoài là Saigon
Tourist Holding Company (gọi tắt là Saigontourist) và sau đây sẽ gọi tắt là Tổng
Công Ty. Trụ sở tại số 23 Lê Lợi, Quận 1, Tp HCM.
Điện thoại: 8.225.887. Fax: 8.291.026.
Website: www.saigon-tourist.com
Email:
Chủ tòch Hội Đồng Quản Trò kiêm Tổng Giám Đốc là ông Đỗ Văn Hoàng.
Sau gần 4 năm thành lập, TCT DL SG Du lòch Sài Gòn đã không ngừng
lớn mạnh về mọi mặt, xứng đáng với vai trò đầu tàu trong ngành du lòch, cũng
như là một DN mũi nhọn của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình hình vốn Tổng Công Ty Du lòch Sài Gòn tại thời điểm 31/12/1999 và
31/12/2002 được trình bày qua bảng 2.1 dưới đây :

- 17 -


Bảng 2.1 :

CƠ CẤU VỐN CỦA SAIGONTOURIST NĂM 1999-2002
ĐVT: triệu đồng

31/12/1999
31/12/2002
Vốn kinh doanh (ngân sách và tự
761.373
981.462
có)
Vốn đầu tư XDCB
145.016
Quỹ khuyến khích phát triển sản
9.295
17.768
xuất
Vốn tham gia liên doanh
487.953
461.077
Vốn Tổng Công Ty
1.258.621
1.605.323
(Nguồn : TCT Du lòch Sài Gòn)

Qua bảng 2.1 nhận xét thấy tốc độ tăng trưởng vốn Tổng Công Ty từ
31/12/1999 đến 31/12/2002 là 27,54%. Cụ thể :
1.605.323 − 1.258.621
× 100% = 27,54%
1.258.621

Nguồn vốn tăng chủ yếu do bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển và sáp nhập
các đơn vò khác vào TCT. Nếu tại thời điểm thành lập, TCT DL SG chỉ có 35
đơn vò thành viên thì đến nay, TCT DL SG đã có 67 đơn vò thành viên gồm 25
đơn vò hạch toán phụ thuộc, 8 đơn vò hạch toán độc lập (Cty Dòch vụ Du lòch Phú

Thọ và Cty Lâm Viên sáp nhập vào đầu năm 2003), 3 đơn vò sự nghiệp, 16 liên
doanh nước ngoài, và 15 liên doanh trong nước.
2.1.2. Chức năng của TCT DL SG
Tổng Công ty có 3 chức năng chính sau đây :
1) Thực hiện quyền sử dụng và quản lý đối với mọi nguồn vốn và nguồn tài
nguyên, do Nhà nước ủy quyền, với tư cách là người đại diện cho chủ sở hữu
theo pháp luật hiện hành.
2) Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, các quỹ tập trung và các nguồn tài
nguyên để trực tiếp đầu tư và làm tốt vai trò chủ đạo của hệ thống kinh tế
Nhà nước, đồng thời phải bảo đảm khả năng sinh lời trên vốn đầu tư, tạo điều
kiện thúc đẩy tích tụ và tập trung, nâng cao được năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp thành viên.
3) Chỉ đạo tổ chức và điều phối các hoạt động tập trung để phục vụ cho quyền
lợi chung của các thành viên, hỗ trợ cho tất cả các thành viên cùng phát triển
như : nghiên cứu kỹ thuật ứng dụng, nghiên cứu thò trường, phân chia thò
trường và vùng ảnh hưởng, tài trợ, thông tin, tiếp thò, cung ứng, tiêu thụ, xuất
nhập khẩu, đào tạo nguồn nhân lực...

- 18 -


2.1.3. Chức năng kinh doanh
Khách sạn, nhà hàng.
Lữ hành và vận chuyển khách du lòch.

1)

Ngành chủ lực

2)

-

Các ngành phụ trợ
:
Kinh doanh Xuất nhập khẩu để phục vụ khách du lòch, các trang thiết bò để
hiện đại hóa khách sạn.
Các dòch vụ cung ứng theo nhu cầu khách hàng : dòch vụ đầu tư, sản xuất
chế biến thực phẩm, hàng lưu niệm, giặt ủi, thông tin, giao dòch, thương
mại, văn hóa thể thao, bán hàng miễn thuế...
Dòch vụ nhà đất và kinh doanh bất động sản để có cơ sở vật chất phát triển
hệ thống khách sạn mới, văn phòng cho thuê phục vụ khách nước ngoài,
cho thuê nhà ở.
Kinh doanh xe dưới hình thức làm đại lý cho các hãng xe nước ngoài, vận
chuyển khách dưới hình thức limousine (thuê chuyến), tàu du lòch, xe taxi.

-

-

-

:

-

3) Để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lòch, Tổng Công ty
tham gia đầu tư các lónh vực kinh doanh mới dưới hình thức hợp tác liên
doanh trong và ngoài nước :
Các tuyến điểm tham quan du lòch, nghỉ ngơi và giải trí.
Văn hóa và thể thao.

Ngành vận chuyển hàng không.
Đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm tai nạn cho du khách.
Hợp tác thiết lập các văn phòng lữ hành ở các nước Châu Á, Châu Âu
và Bắc Mỹ.
Hợp tác liên doanh về quảng cáo giới thiệu du lòch Việt Nam trên các
cơ quan truyền thông quốc tế.
Liên doanh với nước ngoài để xây dựng mới các khách sạn có tiêu
chuẩn 3 sao trở lên, xây dựng khu vui chơi giải trí, văn phòng và nhà
cho người nước ngoài thuê.

- 19 -


2.1.4. Mô hình và cơ cấu tổ chức
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức của TCT Du lòch Sài Gòn
Hội Đồng Quản Trò

Ban Kiểm Soát

Tổng Giám Đốc

Kiểm toán
nội bộ

Các Phó Tổng Giám Đốc

Phòng Tổ
Chức Cán
Bộ


Phòng Tài
Chính Kế
Toán

Phòng Kế
Hoạch Đầu


Phòng Tiếp
Thò, Quản
Lý KS

Các đơn vò liên
doanh, cổ phần

Các đơn vò
thành viên

Liên doanh trong nước

Các đơn vò độc lập
1. Công Ty Thương Mại EDEN
2. Công Ty Dòch Vụ Du Lòch THỦ ĐỨC
3. Công Ty Du lòch GIA ĐỊNH
4. Công Ty Công Viên Lòch Sử Văn Hoá Dân Tộc (COLIVAN)
5. Công Ty Dòch Vụ Du Lòch Tân Đònh (FIDITOUR)
6. Công Ty Dòch Vu Du Lòch CH LỚN
7. Công ty Dòch vụ Du lòch PHÚ THỌ
8. Công ty Lâm Viên


Các đơn vò phụ thuộc
1. Khách Sạn Bến Thành
2. Khách Sạn Cửu Long
3. Khách Sạn Hoàn Cầu
4. Khách Sạn Đồng Khởi
5. Khách Sạn Bông Sen
6. Khách Sạn Hữu Nghò
7. Khách Sạn Kim Đô
8. Khách Sạn Quê Hương
9. Khách Sạn Đệ Nhất
10. Khách Sạn Hạnh Long
11. Khách Sạn Đồng Khánh
12. Khách Sạn Thiên Hồng
13. Khách Sạn Tản Đà

Phòng Hành
Chánh Quản
Trò

1. KSạn Sài Gòn (Hà Nội)
2. KSạn Sài Gòn-Kim Liên
3. KSạn Sài Gòn-Morin
4. KSạn Sài Gòn-Tourant
5. Khu DL Sài Gòn-Mũi Né
6. KSạn Sài Gòn-Cần Thơ
7. Khu DL Sài Gòn-Phú Quốc
8. Khu DL Sài Gòn-Côn Đảo

9. KSạn Phương Hoàng
10. KSạn Trường Thành

11. KSạn Thủ Đô
12. KSạn Thái Bình
13. CTy Sài Gòn-Bông
Sen
14. CTy Sài Gòn-Susapura
15. CTy Cáp Truyền Hình

Liên doanh nước ngoài

14. Nhà Hàng Á Đông
15. Làng Du Lòch Bình Qùi
16. Khu Du Lòch Suối Tiên
17. Công Ty Dòch Vụ Lữ Hành
18. Chi Nhánh Móng Cái
19. Chi Nhánh Hà Nội
20. Chi Nhánh Đà Nẵng
21. Chi Nhánh Côn Đảo
22. Công Ty Xuất Nhập Khẩu
23. Công Ty Vận Chuyển
24. XN Nước Đá Tân Sơn
25. Trung Tâm Thương Mại

1. New World Saigon Hotel
2. Caravelle Hotel
3. Oscar Hotel
4. Westin Saigon Hotel
5. KS Yasake Sg-Nha Trang
6. Vietnam Golf
7. Viet nam Water Park
8. Saigon Water Park

9. Asiana Plaza
10. LD Sông Thanh Đa

11. LD Khu nghỉ Bạch Đàn
12. VP Đại Diện ở Mỹ
13. Nhà hàng Sài gòn
Majestic Nhật.
14. Nhà Hàng Ý-Saigon in
Yokohama (Nhật)
15. Nhà Hàng Ý-Saigon in
Tokyo (nhật)
16. Nhà hàng Royal-Saigon
in Frankfurt (Đức)

Công Ty Cổ Phần
Các đơn vò sự nghiệp

- 20 -

1. Pacific Airlines
2. Exim Bank
3. Ngân Hàng Công Thương
4. Ngân Hàng Phương Đông
5. CTy phát triển Nam Saigon
6. Khách Sạn Thanh Bình

7. CTy Thiết kế và Xây
Dựng
8. Du Lòch Saigon-Bình
Châu

9. Khách Sạn Saigon-Hạ
Long


1. Trường Trung Học Nghiệp Vụ Du Lòch Và KS
2. Ban Quản Lý Dự Án - Đầu Tư Xây Dựng Công Trình
3. Lâm Viên Cần Giờ

2.1.4.2. Bộ máy quản lý của TCT DL SG
Toàn hệ thống của Tổng Công ty Du lòch Saigon được tổ chức thành :
- Bộ máy quản lý : Hội đồng Quản trò, Ban Kiểm soát.
- Bộ máy điều hành : Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán
trưởng và chuyển các phòng chức năng của Công ty Du lòch Thành phố
Hồ Chí Minh thành bộ máy giúp việc của Tổng Công ty.
- Các đơn vò bao gồm :
. Các đơn vò hạch toán độc lập.
. Các đơn vò hạch toán phụ thuộc.
. Các đơn vò sự nghiệp.
. Các doanh nghiệp có vốn góp của Tổng Công ty.
- Các tổ chức Đảng và đoàn thể.
a) Bộ máy quản lý:
Hội đồng Quản trò :
1)
Hội đồng Quản trò Tổng Công ty Du lòch Saigon là người đại diện chủ
sở hữu các nguồn vốn của Tổng Công ty do Nhà nước giao, thực hiện
chức năng quản lý hoạt động của Tổng Công ty, chòu trách nhiệm trước
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về sự phát triển của Tổng
Công ty theo mục tiêu Nhà nước giao.
2)
Hội Đồng Quản Trò có 7 thành viên, gồm Chủ tòch, Tổng Giám đốc và

một số thành viên khác.
3)
Các thành viên của Hôïi Đồng Quản Trò Tổng Công ty do “Ban trù bò
thành lập Tổng Công ty” đề cử, được Ủy ban Nhân dân Thành phố phê
chuẩn.
Các thành viên chuyên trách của Hội Đồng Quản Trò được xếp lương
cơ bản theo ngạch bậc viên chức Nhà nước, hưởng lương theo chế độ
phân phối tiền lương của Tổng Công ty, các thành viên kiêm nhiệm
của Hội Đồng Quản Trò hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy đònh của
Nhà nước và được hưởng tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động
của Tổng Công ty.
4)
Nhiệm kỳ của Hội Đồng Quản Trò là 5 năm, các thành viên Hội Đồng
Quản Trò có thể được tái bổ nhiệm sau khi hết nhiệm kỳ. Nhiệm vụ,
quyền hạn và chế độ làm việc của Hội đồng Quản trò được quy đònh
theo luật doanh nghiệp Nhà nước, điều lệ tổ chức và hoạt động của

- 21 -


Tổng Công ty Du lòch.

-

-

-

Ban kiểm soát :
Hội Đồng Quản Trò thành lập Ban Kiểm soát để giúp Hội Đồng Quản

Trò kiểm tra, kiểm soát hoạt động điều hành của Tổng Giám Đốc, bộ
máy điều hành Tổng Công ty và các đơn vò thành viên trong hoạt động
tài chánh, chấp hành điều lệ, nghò quyết, quyết đònh của Hội Đồng
Quản Trò, chấp hành pháp luật.
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội Đồng Quản Trò giao, báo
cáo và chòu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trò.
Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên, do Hội Đồng Quản Trò bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật. Ban kiểm soát thực hiện
nhiệm vụ do Hội Đồng Quản Trò giao, báo cáo và chòu trách nhiệm
trước Hội Đồng Quản Trò.
Chi phí hoạt động, kể cả tiền lương và điều kiện làm việc của ban
kiểm soát do Tổng Công ty bảo đảm.

b) Bộ máy điều hành Tổng Công ty :
Bộ máy điều hành Tổng Công ty gồm Tổng Giám Đốc, các Phó Tổng
Giám Đốc, Kế toán trưởng và các phòng chức năng giúp việc.
1) Tổng Giám Đốc: do Chủ tòch Ủy ban Nhân dân Thành phố bổ nhiệm,
miễn nhiệm theo đề nghò của Hội Đồng Quản trò.
Tổng Giám Đốc là đại diện pháp nhân của Tổng Công ty và chòu
trách nhiệm trước Hội đồng Quản trò, Ủy ban Nhân dân Thành phố
và pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng Công ty. Tổng
Giám Đốc có quyền điều hành cao nhất trong Tổng Công ty.
2) Các Phó Tổng Giám Đốc: giúp cho Tổng Giám Đốc điều hành Tổng
Công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng Giám Đốc, chòu trách
nhiệm trước Tổng Giám Đốc về nhiệm vụ được Tổng Giám Đốc phân
công và ủy quyền. Các Phó Tổng Giám Đốc do Tổng Giám Đốc đề
nghò, thông qua Hội Đồng Quản Trò đệ trình lên Chủ tòch Ủy ban
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm và miễn nhiệm.
3) Kế toán trưởng: giúp Tổng Giám Đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công
tác kế toán, thống kê của Tổng Công ty và có các quyền và nhiệm vụ

theo quy đònh của pháp luật. Kế toán trưởng do Ủy ban Nhân dân
Thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghò của Hội đồng Quản
trò.
4) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: có chức năng tham mưu, giúp

- 22 -


việc Hội Đồng Quản trò, Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành
hoạt động của Tổng Công ty.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng Công ty gồm có :
1. Phòng Hành chánh - Quản trò.
2. Phòng Tổ chức Cán bộ.
3. Phòng Tài chánh - Kế toán .
4. Phòng Kế hoạch và Đầu Tư.
5. Phòng Tiếp thò và Quản lý khách sạn.
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu, có thể thành lập thêm các tổ chuyên môn
về một lónh vực công tác cụ thể để giúp việc cho Tổng Giám đốc.
Các Trưởng Phó phòng do Tổng Giám Đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chuyên môn,
nghiệp vụ do Hội Đồng Quản Trò quy đònh theo đề nghò của Tổng
Giám Đốc.
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TCT DU LỊCH
SÀI GÒN
TCT DL SG đã có nhiều nổ lực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và đã đạt
được các kết quả cụ thể sau :
a/ Về tình hình tài chánh : TCT DL SG luôn đảm bảo được việc bảo toàn
và phát triển được nguồn vốn Nhà nước giao. Vốn của TCT DL SG tăng từ
1.258.621 triệu đồng (31/12/1999) lên 1.605.323 triệu đồng (31/12/2002), tốc độ
tăng trưởng 4 năm là 27,54%.

b/ Về tình hình khách : TCT DL SG đã đón tiếp và phục vụ 1.384.830
lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2001. Trong đó :
- Khách lưu trú đạt 1.059.790 lượt khách, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm
2001. Bao gồm :
+ Khách quốc tế : 565.084 lượt khách, tăng 24,8% so cùng kỳ năm 2001.
+ Khách nội đòa : 494.706 lượt khách, giảm 2,1% so cùng kỳ năm 2001.
Công suất phòng bình quân của khối quốc doanh đạt 79%, tăng 6,5% so
với cùng kỳ năm 2001 (74,2%). Hầu hết các khách sạn quốc tế ở khu vực trung
tâm thành phố đều có công suất phòng tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2001
như : KS Đồng Khởi (93,4%), KS Continental (89,1%), KS Bông Sen (84,3%),
Cụm KS Quê Hương (84%), KS Cửu Long (80,4), KS Kim đô (79,9%), KS Rex
(75,5%).

- 23 -


Thò trường trọng điểm của TCT DL SG là Nhật, Pháp, Đức, Mỹ, Tây âu
và thò trường các nước nói tiếng tiếng Hoa. Độ dài lưu trú bình quân của khách
là 2,66 tăng 0,2 ngày so với cùng kỳ năm 2001.
- Khách lữ hành : đạt 325.040 lượt khách, tăng 12% so với cùng kỳ năm
2001, bao gồm :
+ Khách lữ hành quốc tế : đạt 198.176 lượt khách, tăng 7,6% so với cùng
kỳ năm 2001 (Trong đó khách đi tour trọn gói đạt 46.424 khách, tăng
31,4%)
+ Khách nội đòa : 126.864 lượt khách, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm
2001. Trong đó có 112.146 khách đi du lòch trong nước và 14.718 khách
Việt Nam đi du lòch nước ngoài, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2001.
c/ Tình hình doanh thu
Tổng doanh thu toàn TCT DL SG thực hiện được 2.840 tỷ 993 triệu đồng,
tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2001. Trong đó :

- Khối quốc doanh
:
1.550 tỷ, tăng 31,3% so cùng kỳ năm 2001
- Khối LD trong nước
:
202 tỷ904, tăng 59,5%

- Khối LD nước ngoài
:
722 tỷ688, tăng 30,3%

- Khối công tư hợp doanh :
5 tỷ400, tăng 3%

Riêng khối quốc doanh năm 2002, hầu hết các dòch vụ chủ yếu đều có
mức tăng trưởng doanh thu khá cao so với cùng kỳ năm 2001 như : phòng ngủ
tăng 17,9%, ăn uống tăng 23,3%, lữ hành tăng 22,2%, vận chuyển tăng 22,6% và
hàng hóa xuất nhập khẩu tăng 71,8%…. Do vậy, hiệu quả kinh doanh cũng được
tăng lên đáng kể.

-

-

d/ Hiệu quả kinh doanh (khối quốc doanh) :
Các đơn vò khối quốc doanh thực hiện tổng lãi gộp (khấu hao cơ bản + lãi
trước thuế) là 212 tỷ, tăng 26% so với năm 2001, trong đó có 122 tỷ lãi
trước thuế, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2001.
Nghóa vụ nộp ngân sách : Toàn TCT DL SG thực hiện nghóa vụ nộp ngân
sách là 138 tỷ 874 triệu đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2001.


Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2003 hoạt động kinh doanh của ngành
du lòch Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng có nhiều diễn biến
phức tạp, từ cuối quý 1 năm 2003 diễn biến tình hình dòch bệnh SARS và cuộc
chiến tranh IRAQ đã ảnh hưởng mạnh mẽ toàn diện đến các lónh vực hoạt động
kinh doanh của TCT DL SG, nhất là trong lónh vực kinh doanh lữ hành và lưu trú.
Trong bối cảnh đó, TCT DL SG đã tập trung mọi nổ lực đẩy mạnh công tác

- 24 -


×