Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Định hướng phát triển sản xuất nấm rơm ở đồng bằng sông cửu long đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------oOo-----------

PHẠM NGỌC THUẬN

ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NẤM RƠM
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ĐẾN NĂM 2010
*****

Chuyên ngành : Quản trò kinh doanh
Mã số : 5.02.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THANH HÀ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2003


KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CHỮ ĐƯC VIẾT TẮT

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá- hiện đại hoá



CDCCKTNN

Chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

NN-NT

Nông nghiệp- nông thôn

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TQ

Trung Quốc

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

XN


Xí nghiệp


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT NẤM Ở MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.

4

1.1. Tình hình sản xuất nấm và thò trường ở một số nước trên thế giới 4
1.2. Tình hình sản xuất nấm ở Việt Nam

6

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NẤM RƠM

11

Ở ĐBSCL TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1 Tình hình sản xuất nấm rơm ở các tỉnh ĐBSCL.

11

2.2 Điều kiện tự nhiên, và các nguồn lực chủ yếu về tác động đến


13

phát triển nghề trồng nấm rơm ở ĐBSCL :
2.2.1 Vò trí đòa lý

13

2.2.2. Khí hậu thủy văn.

14

2.2.3. Tài nguyên đất đai.

16

2.2.4. Nguồn nguyên liệu

18

2.2.5. Dân số và nguồn lao động

19

2.2.6. Hệ thống kết cấu hạ tầng

21

2.2.7. Thò trường


23

2.2.8. Hiệu quả kinh tế và tiềm năng phát triển qui mô sản xuất 25
nấm rơm trong chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn .
2.2.9. Cơ sở vật chất kỹ thuật

27


2.3. Nhận xét chung

30

2.3.1. Những lợi thế

30

2.3.2. Hạn chế

31

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NẤM RƠM Ở 33
ĐBSCL ĐẾN NĂM 2010.
3.1. Các căn cứ xây dựng đònh hướng phát triển sản xuất nấm rơm

33

ở ĐBSCL.
3.1.1. Quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế xã hội


33

vùng ĐBSCL đến năm 2010
3.1.2. Đònh hướng chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp -

35

nông thôn ĐBSCL trong sự nghiệp CNH-HĐH.
3.1.3. Mục tiêu và đònh hướng chính phát triển nấm rơm ở

37

ĐBSCL đến năm 2010.
3.1.3.1.Về mục tiêu kinh tế.

37

3.1.3.2. Về mục tiêu xã hội

37

3.2. Các giải pháp thực hiện đònh hướng phát triển sản xuất nấm rơm 38
ở ĐBSCL.
Nhóm 1 : Thực hiện mục tiêu kinh tế.
1.1. Tăng cường đầu tư mở rộng qui mô sản xuất.

38
38

1.1.1. Giải pháp về thò trường


38

1.1.2. Giải pháp về vốn đầu tư

39

1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực

40

1.1.4. Tăng cường các biện pháp kế hoạch, qui hoạch

41


1.2. Tăng thu nhập cải thiện đời sống nông dân

41

1.3. Chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo

43

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhóm 2: Thực hiện mục tiêu xã hội.

44

2.1. Tạo việc làm.

2.2. ứng dụng công nghệ sinh học
Nhóm 3 : Các giải pháp hổ trợ
3.3. Kiến nghò

45
47
50

a/ Đối với các cấp ngành có liên quan.

50

B/ Đối với nông hộ sản xuất

50

C/ Đối với các doanh nghiệp thu mua chế biến nấm xuất khẩu

51

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

52


LỜI MỞ ĐẦU
Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa hàng hoá lớn nhất Việt
Nam, mặc dù sản lượng lúa gạo nhiều và tăng nhanh, nhưng tình trạng độc canh

cây lúa ở một số vùng và đòa phương làm cho nông dân trong vùng còn nghèo
một cách tương đối so với các vùng đòa phương khác cũng như với mức trung
bình của cả nước , nhất là trong điều kiện giá lúa gạo trong nước và thế giới liên
tục giảm từ 5-6 năm nay.
Với diện tích lúa cả năm hơn 3,7 triệu ha, do đó lượng rơm rạ hàng năm
sau thu hoạch thải ra là rất lớn. Phát triển sản xuất nấm rơm là một trong những
cách tận dụng tối ưu nguồn nguyên liệu phụ góp phần giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn ít vốn nâng cao thu nhập, tạo ra nguồn thực phẩm có giá trò
dinh dưỡng cao phục vụ cho tiêu dùng nội đòa và xuất khẩu.
Sản xuất nấm rơm ở một số đòa phương của ĐBSCL trong thời gian qua đã
có một bước phát triển mặc dù còn chưa ổn đònh nhưng trong quá trình chuyển
dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn với những lợi thế của điều kiện tự
nhiên, vốn đầu tư rất ít so với việc đầu tư ở các ngành sản xuất khác, kỹ thuật
không quá phức tạp, chu kỳ nuôi trồng ngắn đem lại một mức lợi nhuận tương
đối đã khuyến khích được người trồng. Tuy nhiên sự phát triển sản xuất nấm
rơm ở ĐBSCL trong thời gian qua cũng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế
của vùng. Nghề trồng nấm rơm còn nhiều khó khăn và hạn chế ở các khâu trong
quá trình sản xuất như: giống, vốn, kỹ thuật, thu mua và chế biến xuất khẩu.
Để tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế gắn với phân
công và hợp tác lao động ở nông thôn ĐBSCL theo hướng có hiệu quả; hình
thành các vùng chuyên canh tập trung có lợi thế so sánh; áp dụng thành tựu khoa
học về sinh học, phát triển ngành nghề thủ công cơ sở chế biến và dòch vụ để


giải quyết cơ bản việc làm có thu nhập cho nông dân nghèo, tạo ra nguồn sản
phẩm hàng hoá lớn đáp ứng xuất khẩu, phát triển kinh tế nông thôn bền vững,
cải thiện đời sống nhân dân nông thôn rút ngắn khoảng cách nông thôn và thành
thò góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn của vùng.
Trên cơ sở xác đònh những những lợi thế so sánh, những thuận lợi khó
khăn, những cơ hội thách thức, lấy thò trường và hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn

và căn cứ để xây dựng đònh hướng phát triển ngành nghề nhằm khai thác sử
dụng hợp lý nguyên liệu của đòa phương góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng
kinh tế giải quyết tốt những vấn đề về xã hội ở nông thôn ĐBSCL, hoà nhập vào
xu thế phát triển chung của cả nước trong những giai đoạn sắp tới. Chúng tôi
mạnh dạn chọn đề tài “Đònh Hướng Phát Triển Sản Xuất Nấm Rơm ĐBSCL
Đến Năm 2010” làm luận án cao học.

2-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
- Vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng và chánh sách pháp luật của
Nhà nước trong đònh hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn . Thực
hiện chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của 1 vùng có nhiều
tiềm năng phát triển sản xuất sản phẩm hàng hoá lớn giải quyết vấn đề ăn và
xuất khẩu.
- Trên cơ sở đó cùng với việc phân tích đánh giá tình hình phát triển của
nghề trồng nấm rơm ở các tỉnh ĐBSCL trong thời gian qua để vạch ra đònh
hướng phát triển nghề sản xuất nấm rơm trong thời gian tới. Đồng thời đề xuất
các giải pháp thực hiện đònh hướng mang tính khả thi, nhằm phát triển kinh tế
nông nghiệp nông thôn ĐBSCL một cách bền vững , tạo việc làm tăng thu nhập
ổn đònh, gia tăng sản lượng làm căn cứ cho các đơn vò chế biến xuất khẩu, nhà


cung cấp giống, cùng các ngành có liên quan có biện pháp hổ trợ nông dân trồng
nấm có hiệu quả.

3- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
- Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết , phương pháp phi
thực nghiệm trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lòch sư,û phương pháp
điều tra thống kê, xử lý dữ liệu Excel và, phân tích tổng hợp, kết hợp đònh tính
và đònh lượng để nghiên cứu.


4-PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Giới hạn của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố đầu vào, đầu ra,
các yếu tố thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất nấm của nông dân đồng
bằng sông Cửu Long trên cơ sở sử dụng bảng câu hỏi điều tra 259 mẫu ở đòa
bàn trồng nấm tập trung của 3 tỉnh : Cần Thơ, Đồng Tháp, Vónh Long.
Do thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài có hạn, việc điều tra thu thập
số liệu gặp nhiều khó khăn, và với vốn kiến thức còn hạn chế nên luận án
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi kính mong q Thầy, Cô hướng
dẫn và cho những ý kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện
hơn.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT NẤM Ở MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
1.1 Khái quát tình hình sản xuất nấm và thò trường ở một số nước trên thế
giới:
Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới hàng trăm
năm nay. Do đặc tính khác biệt với thực vật và động vật về khả năng quang hợp,
dinh dưỡng và sinh sản , nấm được xếp thành một giới riêng. Giới nấm có nhiều
loài, chúng đa dạng về hình dáng, màu sắc, gồm nhiều chủng loại và sống ở
khắp nơi. Cho đến nay, con người chỉ biết đến một số loại để phục vụ cuộc sống.
Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trò dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein
(đạm thực vật) chỉ sau thòt, cá, rất giàu chất khoáng và axit amin không thay thế,
các vitamin A,B,C,D,E.v.v...không có các độc tố. Có thể coi nấm ăn như một
loại “rau sạch” và “thòt sạch”. Ngoài giá trò dinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều
đặc tính của biệt dược, có khả năng phòng và chữa bệnh, như: Làm hạ huyết áp,
chống bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu. Các nước trên thế giới
hiện nay tập trung nghiên cứu và sản xuất nấm mỡ, nấm hương , nấm sò, nấm
rơm là chủ yếu. Khu vực Bắc Mỹ và Châu u trồng nấm theo phương pháp công
nghiệp. Những “ nhà máy” sản xuất nấm có công suất từ 200 – 1000 tấn/năm

được cơ giới hoá cao. Từ khâu xử lý nguyên liệu đến thu hái chế biến đều do
máy móc thực hiện. Năng suất nấm trung bình đạt từ 40 – 60% so với nguyên
liệu ban đầu ( nấm mỡ), nên các nước này có sản lượng rất cao và tốc độ tăng
nhanh hàng năm.


Bảng 1 : Sản lượng nấm trên thế giới
SỐ

Tên loài

Tên thường gọi

Năm

Năm

Năm

1975

1979

1986

670.000

870.000

1.227.000


130.000

170.000

340.000

Nấm rơm

42.000

49.000

178.000

Flammulina

Nấm kim châm,

38.000

60.000

100.000

velutipes

nấm mùa đông

Pleurotus spp


Nấm bào ngư,

12.000

32.000

169.000

15.000

17.000

25.000

TT
1

2

Agaricus disporus Nấm mỡ, nấm
hay A.bitorquis

trắng, nấm Paris

Lentinus edodes

Nấm đông cô,
nấm hương


3

Volvariella
vovacea

4

5

nấm sò, nấm dai
6

Pholiota nameko

Nấm trân châu

7

Tremella

Nấm tuyết nhỉ,

fuciformis

Nấm ngân nhỉ

Auricularia spp

Nấm mèo, mộc


8

1.800

40.000
10.000

5.700

119.000

nhỉ
9

Nấm khác
TỔNG CỘNG

1.500

2.000

10.000

916.000

1.210.000

2.182.000

Theo tài liệu, tổng sản lượng nấm ăn trên thế giới năm 1994 là 4,513 triệu

tấn , với tốc độ tăng hàng năm giai đoạn 1990-1994 là 6% thì sản lượng năm
2000 đã đạt trên 7 triệu tấn, trong đó nấm mỡ chiếm khoảng 38%, nấm hương
17%, nấm rơm 6%, còn lại là các loại nấm khác.


Hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất nấm ăn lớn nhất thế giới, theo
thống kê của FAO năm 1995 thì sản lượng nấm của Trung Quốc đã đạt gần 3
triệu tấn (chiếm 60% sản lượng nấm thế giới ). Năm 1999, riêng tỉnh Phúc Kiến
(TQ) sản xuất 900.000 tấn nấm trò giá 500 triệu USD, trong đó xuất khẩu 350
triệu USD.
Thò trường tiêu thu nấm lớn nhất thế giới hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài
Loan, các nước Châu u. Hàng năm các nước này phải nhập khẩu từ Trung
Quốc ( nấm muối và nấm đóng hộp). Tại các nước này, khó khăn về nguồn
nguyên liệu và giá công lao động rất đắt nên những người nuôi trồng và kinh
doanh mặt hàng này đang chuyển dòch sang các nước chậm phát triển để mua
nguyên liệu ( Nấm muối) và đầu tư sản xuất chế biến tại chổ.
1.2 Tình hình sản xuất nấm ở Việt Nam :
Vấn đề nghiên cứu và phát triển sản xuất nấm ăn ở Việt Nam bắt đầu từ
những năm 70.
-

Năm 1984 thành lập Trung tâm nghiên cứu nấm ăn thuộc Đại học tổng

hợp Hà Nội.
- Năm 1985 tổ chức FAO tài trợ và UBND Thành phố Hà Nội quyết đònh
thành lập Trung tâm sản xuất giống nấm Tương Mai Hà Nội (sau đổi tên thành
Công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội).
-

Năm 1986 tổ chức FAO tài trợ và UBND Thành phố Hồ Chí Minh


quyết đònh thành lập Xí nghiệp nấm Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn một
số đơn vò : Công ty nấm Thanh Bình ( tỉnh Thái Bình), Xí nghiệp nấm (thuộc
Tổng công ty rau quả Vegetexco), các công ty liên doanh sản xuất và chế biến
nấm ở Miền Nam Xí nghiệp chế biến thực phẩm Meko Cần Thơ, Đà Lạt).
- Một số đơn vò có xuất khẩu nấm : Tổng công ty rau quả (Vegetexco),
Tổng công ty xuất nhập khẩu máy (Technoimport), Unimex Hà Nội, Liên hiệp


các xí nghiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội (Công ty nấm Hà Nội), Xí nghiệp nấm
thành phố Hồ Chí Minh, Xí nghiệp đặc sản rừng số 1 nay là công ty mây tre đan
Hà Nội, Xí nghiệp chế biến thực phẩm Meko (Cần Thơ), Nông trường Sông
Hậu, Công ty thuốc sát trùng Cần Thơ ...
Năm 1991 – 1993 Bộ Khoa học- Công nghệ và môi trường triển khai dự
án sản xuất nấm theo công nghệ Đài Loan ( xuất phát từ Unimex Hà Nội mua
công nghệ của Đài Loan năm 1990).
Năm 1992 – 1993 Công ty nấm Hà Nội nhập thiết bò chế biến đồ hộp và
nhà trồng nấm công nghiệp của Italia. Thành phố Hà Nội , Unimex Quảng Ninh,
Tỉnh Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Vónh Phú, Hà Bắc, Thanh Hoá, Thái Bình, Hải
Phòng, Hà Tây... đã đầu tư hàng tỷ đồng cho nghiên cứu và sản xuất nấm ăn.
Phong trào trồng nấm mỡ trong các năm 1988-1992 đã mở rộng đến hầu hết các
tỉnh phía Bắc. Nhiều huyện, như : Tân Yên (Hà Bắc), Quỳnh Phụ (Thái Bình),
tỉnh Hải Hưng,v.v...đã có hàng ngàn hộ nông dân trồng nấm mỡ. Năm 1996 chỉ
còn lại tỉnh Thái Bình, Hà Nội và một vài cơ sở nhỏ lẻ khác.
Tổng sản lượng nấm mỡ được nuôi trồng trong những năm qua ở các tỉnh
phía Bắc chủ yếu được chế biến thành nấm muối để xuất khẩu. Khoảng 20%
dùng tiêu thụ nội đòa ở dạng tươi.


Bảng 2 : Số liệu thống kê nấm muối qua các năm :


Năm

Sản lượng ( Tấn)

1988 trở về trước

Khoảng 30

1989

Khoảng 50

1990

Khoảng 100

1991

Khoảng 120

1992

Khoảng 150

1993

Khoảng 250

1994


Khoảng 60

1995

Khoảng 50

1996

Khoảng 50

1997

Khoảng 120

1998

Khoảng 200

1999

Khoảng 1.000

Ngoài nấm ăn chính còn các loại nấm khác như nấm sò, nấm rơm, mộc
nhó, v.v... được nuôi trồng ngày càng tăng ( đối với các tỉnh phía bắc) chủ yếu
tiêu dùng nội đòa. Ước tính trung bình một năm đạt khoảng 100 tấn nấm tươi.
Ở nước ta sản lượng nấm rất khó đoán, vì bấy lâu nay chưa ai kiểm soát.
Số liệu từ trung tâm tin học thống kê ( Tổng Cục Hải Quan ) cho thấy năm 2000
cả nước xuất khẩu được 11.026 tấn nấm ăn các loại ( chủ yếu nấm muối ở phía
Nam) đạt kim ngạch xuất khẩu 7.986.094 USD. Tất nhiên, con số nấm xuất khẩu

chỉ là tương đối, vì còn nhiều đường tiểu ngạch và lượng nấm tiêu thụ nội đòa
chưa kiểm soát nổi.


Trong những năm qua, tổng ngân sách nhà nước và các đòa phương đã đầu
tư hàng chục tỷ đồng cho việc nghiên cứu và triển khai sản xuất nấm mỡ ở các
tỉnh phía Bắc, song kết quả đạt được rất thấp. Nhiều đơn vò và cơ sở sản xuất
nấm thua lỗ làm mất vốn của Nhà Nước, chưa tạo được uy tín trên thò trường thế
giới, mặc dù tiềm năng để phát triển nghề này rất lớn.
Những nguyên nhân chưa thành công của nghề trồng nấm (đối với các
tỉnh phía Bắc) là :
+ Việc tổ chức sản xuất nấm của các đơn vò chuyên doanh về nấm còn
nhiều yếu kém, cụ thể :
-

Chất lượng giống nấm chưa đảm bảo từ khâu sản xuất đến quá trình

nuôi giống, bảo quản, cách sử dụng. Các loại giống nấm đã và đang được nuôi
trồng ở Việt Nam từ nhiều nguồn giống khác nhau. Một số giống nhập từ Hà
Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Ý, Nhật Bản... Một số khác được sưu tầm trong
nước, song việc chọn lọc, kiểm tra để đánh giá tiềm năng về năng suất, chất
lượng của từng loại, từ đó để nhân giống đại trà phục vụ sản xuất hầu như chưa
có đơn vò nào đảm trách;
-

Khâu hướng dẫn nuôi trồng, chế biến nấm muối đạt chất lượng xuất

khẩu đến tận từng hộ gia đình không đầy đủ, do thiếu nhiều cán bộ và kỹ thuật
viên non kém. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và làm công tác kỹ thuật về nấm ăn
được đào tạo cơ bản tại các trường Đại học, có kinh nghiệm lâu năm, chuyên

tâm với nghề nghiệp còn quá ít;
- Hợp đồng xuất khẩu nấm thường không đủ về số lượng và chất lượng
thấp dẫn đến mất lòng tin với khách hàng nước ngoài.
+ Các thiết bò, công nghệ trồng nấm nhập khẩu của nước ngoài không phù
hợp với Việt Nam về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; công nghệ nuôi trồng
và hệ thống thiết bò không đồng bộ.


+ Công tác nghiên cứu về công nghệ chọn, tạo giống, công nghệ nuôi
trồng các loại nấm ăn đạt năng suất cao, ở các trung tâm nghiên cứu và cơ sở
sản xuất chưa được chú trọng.
+ Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về giá trò dinh dưỡng và cách
ăn nấm trên các phương tiện thông tin đại chúng còn quá ít. Phần lớn người Việt
Nam chỉ biết ăn nấm hương, mộc nhó, nấm rơm, nấm đông cô, các loại nấm
khác có khi chưa bao giờ nhìn thấy, trong khi đó người nước ngoài đã ăn nấm
mỡ, nấm sò, nấm rơm... từ hàng trăm năm nay.
+ Hiện tượng “ tranh mua, tranh bán” đối với các cơ quan chức năng làm
công tác xuất nhập khẩu nấm đã diễn ra tương đối phổ biến. Khách hàng nước
ngoài khai thác được

“ sự cạnh tranh không lành mạnh ” này để ép cấp, ép

giá. Nhà nước chưa có hệ thống tổ chức chỉ đạo tổng thể từ cơ quan nghiên cứu
đến các cơ sở sản xuất, xuất khẩu nấm.


CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NẤM RƠM Ở CÁC TỈNH ĐBSCL TRONG THỜI
GIAN QUA.
2.1 Tình hình sản xuất nấm rơm ở các tỉnh ĐBSCL.

Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea là loại nấm ăn, thích
hợp với thời tiết nóng ẩm và được trồng nhiều ở các nước Châu Á, Đông Nam Á.
Nấm thường mọc trên rơm rạ nên có tên chung là nấm rơm ( Straw mushroom ),
là loại nấm ăn ngon, có hương vò hấp dẫn.
Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Miền Nam phát triển nghề trồng
nấm rơm rất nhanh. Sản lượng tăng theo cấp số nhân: từ trước năm 1990 mới đạt
con số vài trăm tấn/ năm, từ đầu đến giữa thập niên 90 đã đạt trên 100.000 tấn/
năm, chủ yếu là nấm rơm, còn lại một số ít là nấm mèo.
Năm 1989 Xí nghiệp Liên doanh chế biến thực phẩm MEKO, một trong
các xí nghiệp của Liên doanh với nước ngoài đầu tiên tại Cần Thơ đã phát triển
vùng nguyên liệu nấm rơm ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Xí nghiệp
thành lập một cơ sở sản xuất nhân giống meo nấm rơm nguồn gốc từ meo giống
Đài Loan đưa ra tiêu thụ, đồng thời cử hàng trăm lượt cán bộ kỹ thuật xuống các
đòa bàn hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm rơm cho nông dân. Phong trào trồng nấm
rơm phát triển mạnh tại Cần Thơ tập trung trên đòa bàn các huyện Ô Môn, Thốt
Nốt, Long Mỹ, Vò Thanh và một số xã ven thành phố Cần Thơ. Tỉnh Đồng Tháp
tập trung ở Huyện Lai Vung. Tỉnh Sóc Trăng tập trung ở các Huyện Mỹ Xuyên,
Long Phú , Thạnh Trò, Kế Sách. Tỉnh Kiên Giang tập trung ở huyện Tân Hiệp.
Tỉnh Vónh Long tập trung ở các Huyện Bình Minh, Vũng Liêm, Cầu Kè. Tỉnh
Trà Vinh tập trung ở huyện Trà Cú. Với phong trào trồng nấm lan nhanh từ một


số nông dân được hướng dẫn kỹ thuật, những người khác được hướng dẫn kinh
nghiệm lẫn nhau, meo giống từ Xí nghiệp MeKo với công suất bình quân 35.000
bọc meo giống/ ngày và các cơ sở meo giống ở Vónh Long như Meo 52, Meo 55
cũng không đủ cung cấp giống cho thò trường. Nhiều cơ sở sản xuất meo giống ra
đời như Meo Thần Nông, Meo 4 Sài Gòn, Meo Công Nông, Meo 3 Chánh, Meo
2N , Meo ATK, Meo TSC, Meo Cần Thơ, Mekong, Meo 93, Meo 135, Meo
Thắng Lợi, Meo Khuyến Nông, Meo 999, Meo Phong Phú ... ở đòa bàn Cần Thơ.
Meo 4N (Sóc Trăng). Meo số 2, Meo 87, Meo Cửu Long (Vónh Long). Sản lượng

nấm rơm ở Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long tăng nhanh theo cấp số nhân.
Nhiều đơn vò tham gia thu mua chế biến xuất khẩu như Công ty Thương Mại Sóc
Trăng, công ty Thương Mại Trà Vinh, Nông Trường Sông Hậu, Công ty thuốc
Sát Trùng Cần Thơ , các đơn vò Xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh, các cơ sở nhỏ
thu mua chế biến xuất khẩu uỷ thác qua các đơn vò có chức năng xuất nhập
khẩu. Thò trường nấm rơm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nhộn nhòp hẳn lên và
trong đó đã bộc lộ nhiều khuyết điểm ở nhiều phía :
-

Các cơ sở sản xuất meo giống chạy theo số lượng không đảm bảo chất

lượng giống. Các cơ sở nhỏ sản xuất chất lượng kém nháy nhãn hiệu của các cơ
sở có uy tín để tiêu thụ trên thò trường. Ngoài ra các cơ sở nhỏ sản xuất giống
bằng phương pháp cấy chuyền nhiều cấp dẫn đến năng suất ngày một kém dần.
Hiện nay các cơ sở meo lần lượt giải thể chỉ còn 5 cơ sở hoạt động.
- Trong các thời điểm sản lượng nấm tăng nhiều, các đơn vò thu mua từ
nông dân với giá thấp, ép cấp, ép giá nông dân, trừ tỷ lệ ngậm nước v.v…Các
đơn vò xuất khẩu trong nước cạnh tranh với nhau bằng cách giảm giá bán ra thò
trường nước ngoài.
-

Các thương lái mua gom nấm cho nước vào nấm ngậm nước nặng ký

đem bán cho các đơn vò chế biến xuất khẩu.


Các cách làm đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả người trồng nấm và các đơn
vò chế biến xuất khẩu. Từ năm 1998 đến năm 2000 các đơn vò thu mua không
đảm bảo giá thu mua tối thiểu đối với nông dân, người trồng bò thua lỗ, đòa bàn
trồng nấm rơm ở các tỉnh ĐB SCL ngày càng thu hẹp và các đơn vò xuất khẩu

làm ăn thua lỗ lần lượt giải thể.
Hiện nay đòa bàn trồng nấm ở các tỉnh đã thu hẹp, như : tại Cần Thơ chỉ
còn ở Huyện Thốt Nốt , Long Mỹ. Tỉnh Sóc Trăng còn ở huyện Thạnh Trò. Tỉnh
Đồng Tháp còn ơ’ Huyện Lai Vung v.v… Tiềm năng cung cấp nấm rơm của vùng
ĐB.SCL còn rất lớn nhưng chưa được đánh thức.
2.2 Điều kiện tự nhiên, và các nguồn lực chủ yếu về tác động đến phát triển
nghề trồng nấm rơm ở ĐBSCL :
2.2.1 Vò trí đòa lý

ĐBSCL rộng 39.574.500 ha, bằng 12% tổng diện tích Việt Nam. Nếu so
với đồng bằng Sông Hồng (một châu thổ được bồi đắp lại lần thứ hai vào thời kỳ
đồ đá mới, cách đây khoảng vài chục ngàn năm). ĐBSCL có tuổi thành tạo xưa
hơn nhiều- ít nhất cũng cách nay hàng chục triệu năm.
ĐBSCL thể hiện tập trung những tính chất của một bán đảo nằm trong
vùng gió mùa nhiệt đới cận xích đạo, là một vùng rất đa dạng về sinh thái và
những điều kiện về thiên nhiên vẫn thường xuyên biến đổi. Tính đa dạng về
thiên nhiên của tiểu vùng này là cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của các ngành
nghề khác trong nông nghiệp, như : nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, chăn
nuôi, trồng rừng và thu lượm các đặc sản từ rừng.
2.2.2 Khí hậu thủy văn.
Không giống như những tam giác châu khác, ĐBSCL có hình thể một bán
đảo, ba mặt đều giáp biển, chòu tác động của các hệ thống biển và chế độ thuỷ
triều khác biệt nhau- ở phía tây với vònh Thái Lan, và ở phía đông với biển


Đông. Có đến 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa.
ĐBSCL là vùng duy nhất của cả nước rất ít chòu tác động trực tiếp của bão.
Nằm trong vùng nhiệt đới cận xích đạo, khí hậu ở đây nóng ấm quanh
năm. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 270 C cao nhất không quá 350C,
thấp nhất không dưới 250 C. Tổng số giờ nắng trong năm cao, khoảng 2.4002.800 giờ. Lượng bức xạ dồi dào và gần như được trải đều quanh năm ( cao nhất

khoảng 450 calo/cm2/ngày). ĐBSCL quả thật đã được thiên nhiên ưu đãi với khí
hậu ổn đònh, rất thuận lợi cho hoạt động sống của dân cư và cho việc canh tác
nông nghiệp, và một số loài nấm ăn cũng có điều kiện thích hợp để phát triển,
trong đó có các loại nấm, như : nấm rơm , nấm mèo, nấm bào ngư.
Bảng 3 : Điều kiện môi trường cần cho tăng trưởng và phát triển của :
NẤM RƠM :
Nuôi ủ tơ nấm

Ra quả thể

YẾU TỐ

Khoảng biến thiên

Tối thích

Khoảng biến thiên

Tối thích

Nhiệt độ

15-400C

35 + 20C

20-250C

30 + 20C


m độ

60 –70 %

7 + 5%

80-100%

90+ 5%

PH

6-7

6,5

6-7

6,5

NẤM MÈO :
YẾU TỐ

Nuôi ủ tơ nấm

Ra quả thể

Nhiệt độ

25 – 320C


23 - 28 0C

m độ

40 - 70%

85 - 95%

PH

4,5 - 8,5

6,5 - 7,5

nh sáng

Không cần

Cần cho phát triển bình thường


NẤM BÀO NGƯ :
Loài nấm bào ngư

Nhiệt độ thích hợp

Nhiệt độ thích

Nhiệt độ cho


cho tăng trưởng tơ

hợp ra nấm

phép sản xuất

P.cortinatus

27 – 320C

280C

30 + 50C

P.cystidiosus

27 – 320C

25 - 280C

30 + 20C

350C

28 –300C

-

P.tuber-regium


Tài nguyên nước :
Sông Mekong với chiều dài 4.200 km, tổng lượng nước mỗi năm khoảng
466 tỷ mét khối – là con sông lớn hàng thứ 10 trên thế giới.
Lưu lượng trung bình của hệ thống sông Cửu Long là 10.700m3/giây. Vào
mùa lũ lưu lượng tăng lên đến gần 5 lần mức trung bình , cao nhất là ở tháng 8 –
tháng 10, có khi lên tới 53.000 m3/giây. Vào mùa kiệt lưu lượng giảm xuống rất
thấp, nhất là các tháng ba – tháng năm, có khi thấp xuống còn 2.000m3/ giây.
Trong tình hình đó việc lấy ngọt tưới cho cây trồng bò hạn chế nhiều, đặc biệt là
trong mùa khô.
Những mâu thuẫn giữa úng và hạn , giữa sông và biển tập trung lại thành
mối mâu thuẫn tổng hợp và cơ bản nhất của ĐBSCL: Mâu thuẫn giữa đất và
nước. Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến thời vụ trồng nấm rơm cũng như đối
với các loại cây trồng khác. Vụ nấm sau thu hoạch lúa hè thu khoảng tháng 9-12
chỉ có thể trồng trên nền cao hoặc trên líp vườn có bờ bao ở các đòa bàn, như
Thốt Nốt, Ô môn, Long Mỹ, Vò Thanh (Cần Thơ), Lai Vung ( Đồng Tháp). Vụ
nấm sau thu hoạch lúa đông xuân thường một số vùng thiếu nước như Trà
Cú(Trà Vinh), Long Phú, Mỹ Xuyên ( Sóc Trăng).


2.2.3 Tài nguyên đất đai.
Tổng diện tích tự nhiên của ĐBSCL khoảng 39.574.500 ha, rộng gấp hơn
3 lần đồng bằng sông Hồng , bằng 12% tổng diện tích cả nước, và nếu tính riêng
đất trồng trọt , bằng 37% của cả nước. Đất của châu thổ này đã và đang tiếp tục
trạng thái sinh thành biến dòch cho sự bồi đắp hàng ngày của phù sa và sự xói
mòn liên tục của sông, biển.
Qua quá trình khai phá và cải tạo, theo số liệu năm 1997 toàn ĐBSCL đã
có 2.620.238 ha được sử dụng vào việc khai thác nông nghiệp; 200.976 ha diện
tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; 284.033 ha đất lâm nghiệp và 851.708 ha đất
khác ( gồm đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng). Qua thực tế cho thấy

hoạt động sản xuất của hộ nông dân ở vùng này bao gồm nhiều loại hình như :
nuôi cá, làm vườn, trồng lúa, và làm các ngành nghề khác. Do có sự đònh hướng
chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên loại hình canh tác khá đa dạng, đan xen, phá
thế độc canh cây lúa, chuyển sang nghề khác trong đó có nghề trồng nấm rơm,
làm vườn, nuôi cá . Các hộ trồng lúa tham gia trồng nấm chiếm 78,3%, kế đến là
nghề khác chiếm 48,6%, đứng hàng thứ 3 là làm vườn 32,4%, nuôi cá đứng hàng
thứ 4 là 10,3%.
Nếu ta so sánh các loại hình canh tác giữa các đòa bàn trên thì : tỉnh Cần
Thơ tập trung ở hộ trồng lúa kết hợp trồng nấm chiếm đa phần 70%, nghề khác
chỉ bằng ½ số hộ trồng lúa chiếm 39,4%, làm vườn chiếm 25,5%, nghề nuôi cá
chỉ tham gia trồng nấm 10,2%. Sự phân bố các loại hình canh tác này không
đồng đều trong đó hộ trồng lúa cao hơn hộ nuôi cá là 59,8% . Điều nầy cho thấy
người dân ở tỉnh Cần Thơ ngoài việc trồng lúa ra còn quan tâm đến các nghề
khác như : trồng nấm, chăn nuôi, …


Bảng 4 : Tình hình sử dụng đất trồng nấm.
Đất canh tác

Tần số

Phần trăm (%)

Nền đất nhà

177

68,3

Nền đất mướn lưu động


80

30,8

Nền đất mướn cố đònh

27

10,4

Nền mượn không thuê

26

10,0

(Theo tổng số 259 mẫu được điều tra ở năm 2002)
Qua bảng 4 cho thấy đất trồng nấm không ảnh hưởng lớn đối với cây trồng
khác, có thể trồng trong vườn cây có ánh nắng, trên ruộng sau thu hoạch và ngay
cả những hộ không có đất cũng có thể thuê, mượn nền để trồng. Quá trình sử
dụng đất người nông dân ĐBSCL đã thực hiện các hình thức đa canh trong
chuyển dòch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp .
2.2.4 Nguồn nguyên vật liệu :
Nguồn nguyên liệu chủ yếu để trồng nấm rơm là rơm rạ, ngoài ra còn có
thể sử dụng một số loại nguyên liệu khác như lục bình, bẹ chuối khô, bã mía,
mạt cưa v.v....
Đến năm 2002 diện tích gieo trồng lúa của ĐBSCL cả 3 vụ đạt
3.789.327ha.
Như vậy, nguồn nguyên liệu để phát triển trồng nấm rơm ở ĐBSCL là rất

dồi dào, với diện tích lúa cả năm là 3.789.327 ha. Nếu lấy mức tối thiểu 1 ha lúa
cung cấp ra 1 tấn rơm rạ, ĐBSCL hằng năm sẽ cung cấp gần 4 triệu tấn rơm rạ,
chưa kể đến nguồn bã mía của các nhà máy đường. Nếu chỉ sử dụng khoảng


50% số nguyên liệu để trồng nấm có thể thu được 200.000 tấn nấm thương phẩm
mỗi năm ( chỉ tính mức thu khoảng 10% trên nguyên liệu)
Hiện nay người dân trồng nấm được cung cấp nguyên liệu từ nhiều cách
khác nhau như : sử dụng rơm nhà hoặc xin, người chở rơm về bán, tự đi mua nơi
khác chở về .
Bảng 5 : Nguồn rơm sử dụng trồng nấm

Nguồn rơm

ĐVT : %

Tỉnh Cần
Thơ

Đồng
Tháp

Vónh
Long

Tự đi mua từ nơi khác chở về

38,6

15,9


11,6

Rơm nhà hoặc rơm xin

48,1

2,5

49,4

Người chở rơm về bán

72,5

60,2

1,1

Từ các nguồn khác

48,8

33,4

17,8

(Theo tổng số 259 mẫu điều tra năm 2002)
Hiện nay ở đòa bàn các tỉnh có nghề trồng nấm ổn đònh quanh năm thì
nguồn rơm tại chổ không đáp ứng đủ nên phải mua vận chuyển từ nơi khác. Nếu

hộ nào không trồng nấm thì bán rơm lại với mức giá trung bình 10.000 đến
15.000 đồng/công . Người trồng nấm ở Vónh Long thường sử dụng rơm nhà hoặc
rơm xin chiếm 49,4%, còn các nguồn rơm còn lại không đáng kể chiếm tỷ lệ
thấp từ 1,1 % đến 17,8% .
Tóm lại : Qua bảng 5 cho ta thấy việc sử dụng nguồn rơm trồng nấm ở 3
tỉnh phần lớn là mua rơm, rơm nhà thì rất ít . Tuy nhiên, chi phí đầu tư đối rơm
để sản xuất chiếm 50% tổng chi phí. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận


của các hộ trồng nấm . Nếu sử dụng nguồn rơm nhà hoặc rơm xin, mức lợi nhuận
sẽ cao hơn.
2.2.5. Dân số và nguồn lao động.
Theo số liệu thống kê năm 2002 tổng nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên của
ĐBSCL là 12.332.787 người, dân số trong độ tuổi lao động là 10.657.042 người.
Trong đó lao động ở khu vực thành thò là 2.031.689 người ( 19,06%), khu vực
nông thôn 8.625.353 người (80,93%). Với nguồn lao động dồi dào nhưng phần
lớn có chất lượng thấp và chủ yếu hoạt động trong lónh vực nông nghiệp.
Đến tháng 7 năm 2003 ĐBSCL còn khoảng 330.000 hộ nghèo, chiếm
khoảng 9,4% tổng số hộ dân trong vùng. Tình hình thiếu việc làm và thất nghiệp
ở khu vực thành thò và nông thôn ĐBSCL còn khá lớn và thời gian nông nhàn
của nông dân nếu tính gộp lại thì cũng không nhỏ.

Bảng 6 : Tình trạng việc làm trong 7 ngày qua của dân số đủ 15 tuổi trở lên
hoạt động kinh tế (đủ việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp) ở vùng ĐBSCL
năm 2002.
Tình trạng

KHU VỰC
Tổng số
Thành thò (người)


Đủ việc làm Thiếu việc làm

Thất nghiệp

1.567.407

1.394.873

86.413

86.106

Tỷ lệ %

100,00

88,99

5,51

5,49

Nông thôn

7.306.777

6.396.044

788.822


121.898

Tỷ lệ %

100,00

87,54

10,80

1,67

Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật thấp : một trong những hạn chế
lớn nhất của cư dân ĐBSCL là trình độ dân trí thấp. Nhóm dân cư có trình độ


văn hoá thấp ở ĐBSCL cao hơn nhiều so với cả nước, trong khi đó nhóm dân cư
có trình độ văn hoá cao là những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc
cao đẳng-đại học trở lên thì chỉ bằng 1/3 so với mặt bằng chung cả nước.

Bảng 7: Trình độ lao động trong nghề trồng nấm theo số liệu điều tra3tỉnh.
Trình Độ
Không biết đọc viết

Tần số

Tỉ lệ Phần trăm (%)

8


3.2

Cấp I

90

36.7

Cấp II

123

50.2

Cấp III

24

9.8

Tổng số lao động

245

100

(Tổng số mẫu 259 năm 2002, trong đó có 14 mẫu khuyết )
Nhìn vào bảng 7 ta thấy : phần đông dân cư ở đây chỉ học cấp 2 với tỷ lệ
chiếm hơn phân nữa là 50,2%, kế đến là cấp 1 chiếm khoảng gần 37%, và số

người học được cấp 3 quả là hiếm gần 10% . Đặc biệt còn có trường hợp mù chữ
vẫn còn chiếm tỷ lệ cao là 3,2% .
Với những con số thống kê trên, ta thấy rằng trình độ dân trí chắc chắn
cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là sự ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất .
Phần lớn các vùng có trình độ dân trí thấp của ĐBSCL là các vùng có
đông đảo các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống. Tình trạng thất học và học
thấp là những trở ngại lớn trong quá trình hội nhập xã hội, cũng như việc tìm
kiếm những cơ hội để nâng cao đời sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số.


×