Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.79 KB, 66 trang )

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
––––––––––W›X ––––––––––

NGUYỄN THANH KÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ

: 5.02.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS NGUYỄN VĂN DŨNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2003


Trang 2

Mục Lục
CHƯƠNG I 1 VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TP.
HỒ CHÍ MINH........................................................................................................ 6
1.1. KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. ......................................... 6
1.2. VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ
MINH ............................................................................................................... 11
CHƯƠNG II 2 HIỆN TRẠNG DOANH NGHIỆP VỪA & NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TP.
HCM. THỜI GIAN QUA........................................................................................ 16
2.1. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................... 16
2.1.1. Đặc điểm về dân số............................................................................ 16


2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................... 17
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN QUA...................................... 18
2.2.1. Thời kỳ trước năm 1986:..................................................................... 19
2.2.2. Thời kỳ 1986 đến nay ......................................................................... 23
CHƯƠNG III 3 GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ..................................................... 36
3.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ............................................................................................ 36

3.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................ 36
3.1.2. Bối cảnh trong nước:........................................................................... 37
3.2. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ...... 38
3.2.1. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên cơ sở khuyến khích sự
phát triển các thành phần kinh tế. ................................................................ 38
3.2.2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phải phù hợp với sự chuyển dòch
cơ cấu kinh tế của TP.HCM: ......................................................................... 39
3.2.3. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phải phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của TP.HCM. ............................................................... 40
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HỖ TR PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH ..................................................................... 42


Trang 3
3.3.1. Sự cần thiết đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ. .............................................................................................................. 42
3.3.2. Hệ thống các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong thời gian qua. ........................................................................... 44
3.3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát
triển. ............................................................................................................ 45

3.3.3.1. Các biện pháp thuộc lónh vực vó mô. ............................................ 45
3.3.3.2. Các giải pháp thuộc lónh vực vi mô: .............................................. 52

Danh mục bảng biểu
BIỂU 1-1: TIÊU CHÍ

XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở MỘT SỐ NƯỚC ....................... 6

BIỂU 2-1 – ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN SỐ Ở TP. HCM ............................................................. 16
BIỂU 2-2 – TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ CƠ CẤU CỦA TỔNG SẢN PHẨM XÃ HỘI VÀ THU NHẬP
QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM (THEO GIÁ SO SÁNH, GIÁ CỐ ĐỊNH 1989) ........... 21

BIỂU 2-3 – SỐ LƯNG DOANH NGHIỆP VÀ CƠ CẤU DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở TP.HCM
NĂM 2001

..................................................................................................... 27

BIỂU 2-4 – VỐN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NĂM 2001. .............................. 28
BIỂU 2-5 – VỐN ĐẦU TƯ KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH NĂM 2001. ................................ 29
BIỂU 2-6 – NHÂN LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở TP. HỒ CHÍ MINH
NĂM 2001

..................................................................................................... 30

BIỂU 2-7 – TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CỦA NHÂN LỰC QUẢN LÝ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2001. ........................................... 31

BIỂU 3-1 : DỰ KIẾN CƠ CẤU KINH TẾ TP. HCM ĐẾN NĂM 2010...................................... 40



Trang 4

Mở Đầu
Hiện nay trong nền kinh tế của các nước trên thế giới có đến hơn 90%
trong tổng số các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nó đóng góp
đáng kể trong phát triển kinh tế. Ở nước ta, số lượng các doanh nghiệp vừa
và nhỏ cũng ở con số xấp xỉ như trên; đặc biệt trên đòa bàn TP. Hồ Chí Minh
- thành phố trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học-công nghệ, thương mại, tài
chính, dòch vụ của khu vực và cả nước thì số lượng đó càng cao hơn.
Với mong muốn khẳng đònh những đóng góp to lớn của doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, cũng như đề
xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển loại hình doanh nghiệp này
trong tương lai, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của khu vực kinh tế này.
Tác giả luận văn mạnh dạn chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên đòa bàn TP. Hồ Chí Minh ".
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được đề cập ở hai lónh vực:
− Về không gian: luận văn chỉ khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
đòa bàn TP. Hồ Chí Minh.
− Về thời gian, luận văn chỉ đề cập đến sự phát triển của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên đòa bàn TP. Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay, trong đó
trọng tâm phân tích là giai đoạn từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng
sản Việt Nam, mà đặc biệt là giai đoạn từ năm 1991 đến nay.
− Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là việc đánh giá xu thế phát triển, phát
hiện tiềm năng và những hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ, tác giả
đưa ra các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP. Hồ
Chí Minh.
− Về tổng thể, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương
pháp logic kết hợp với phương pháp lòch sử. Ngoài ra luận văn còn sử



Trang 5

dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê phân tích, quy nạp, diễn giải,
mô hình hóa... để làm rõ những luận điểm đề cập trong luận văn.
Kết cấu luận văn được chia ra làm ba chương ngoài lời mở đầu và kết luận
như sau:
ƒ Chương 1 – Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên đòa bàn TP. Hồ Chí
Minh.
ƒ Chương 2 – Hiện trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên đòa bàn TP. Hồ Chí
Minh thời gian qua.
ƒ Chương 3 – Giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên đòa
bàn TP. Hồ Chí Minh.
Nguồn số liệu trong luận văn qua niên giám thống kê và qua điều tra
một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên đòa bàn TP.Hồ Chí Minh.


Trang 6

CHƯƠNG I

1 VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
1.1. KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại doanh nghiệp được phân loại theo quy mô.
Trên thế giới, tiêu thức xác đònh doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là: vốn,
lao động, doanh thu. Có nước chỉ dùng một tiêu chí, nhưng cũng có một số
nước dùng một số tiêu chí để xác đònh doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số
nước dùng tiêu chí chung cho tất cả các ngành, nhưng cũng có nước lại dùng
tiêu chí riêng để xác đònh doanh nghiệp vừa và nhỏ trong từng ngành.(xem
phụ lục 1)

Biểu 1-1: Tiêu chí xác đònh doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước
Nước

Các tiêu chí áp dụng
Số lao động (người)

Canada

<500 trong CN và
DV

Indonesia
Nhật

Tổng vốn hoặc giá trò Doanh thu
tài sản
< 20 triệu đô la
Canada
< 0,6 tỷ Rupi

<100 trong buôn bán

< 30 triệu Yên

<50 trong bán lẻ

< 10 triệu Yên

<300
trong

ngành khác
Singapore

< 100

Mỹ

< 500

Malaysia

< 50

< 2 tỷ Rupi

các < 100 triệu Yên
< 499 triệu S$
<500.000 Ringit

Nguồn: Dẫn theo kỷ yếu khoa học Dự án chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam. Học viện chính trò quốc gia Hà Nội, viện Friedrich Ebert
CHLB Đức. Hà Nội 1996.


Trang 7

Căn cứ vào tiêu thức xác đònh doanh nghiệp vừa và nhỏ nêu trên, có thể
khái quát thành các khái niệm sau:
1. Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước:
ƒ Quan niệm thứ nhất cho rằng, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại doanh

nghiệp vừa và nhỏ phải gắn với đặc điểm từng ngành đồng thời phải
tính đến số lượng vốn và lao động được thu hút vào hoạt động sản xuất
kinh doanh, Nhật bản là nước theo quan niệm này. Luật về doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản quy đònh trong lónh vực kinh doanh
bán buôn các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp thu hút
dưới 100 lao động với số vốn là 30 triệu Yên; nhưng trong lónh vực chế
biến và các ngành khác là 300 lao động và vốn là 100 triệu Yên.
ƒ Quan niệm thứ hai cho rằng, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại doanh
nghiệp vừa và nhỏ không phân biệt ngành nghề mà chỉ căn cứ vào số
lao động và vốn thu hút vào kinh doanh, các nước theo quan niệm này
gồm có: Mêxicô, Philippine, Singapore, Thái Lan, Malaysia... Tuy
nhiên về mức độ thì có khác nhau như Mêxicô là 250 lao động còn
Malaysia chỉ là 50 lao động, về vốn thì Singapore là 499S$ (tương
đương 275 triệu USD) còn Malaysia chỉ có 500.000 ringit (tương đương
132000 USD).
ƒ Quan niệm thứ ba là, tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại doanh nghiệp
vừa và nhỏ ngoài tiêu thức về lao động và vốn kinh doanh còn quan
tâm đến doanh thu hàng năm của doanh nghiệp, theo quan niệm này
có Canada (20 triệu Dôla Canada doanh số), Indonesia (2 tỷ Rupi
doanh số).
ƒ Quan niệm thứ tư là, căn cứ vào tiêu thức số lượng lao động tham gia
hoặc có phân biệt ngành nghề, hoặc không có phân biệt ngành
nghề,quan niệm này nhằm để Nhà nước có những chính sách đối với
doanh nghiệp trong vấn đề thu hút lao động giải quyết việc làm. Theo


Trang 8

quan niệm này có các nước như: Ôxtrâylia, Hồng Công, Mỹ,
Myanmar.

2. Khái niệm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam.
Ở Việt Nam, có nhiều tiêu thức phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong thời gian qua của một số cơ quan Nhà nước, một số tổ chức; có thể tổng
hợp như sau:
ƒ Thứ nhất, Ngân hàng công thương Việt Nam coi doanh nghiệp vừa và nhỏ
là các doanh nghiệp có dưới 500 lao động, vốn cố đònh dưới 10 tỷ đồng,
vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng dưới 20 tỷ đồng. Sự
xác đònh này nhằm mục đích để xác đònh đối tượng cho vay vốn.
ƒ Thứ hai, Thông tư số 21/LĐTT ngày 17/6/1993 của Liên Bộ Lao Động
Thương Binh Xã Hội Tài Chính coi doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có:
+ Lao động thường xuyên dưới 100 người
+ Doanh thu hàng năm dưới 10 tỷ đồng
+ Vốn pháp đònh dưới 1 tỷ đồng
Sự xác đònh này nhằm mục đích để có chính sách đầu tư và quản lý.
ƒ Thứ ba, dự án VPE/US/95/004 hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam do UNIDO tài trợ coi doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có lao động
dưới 30 người vốn đăng ký dưới 1 tỷ đồng. Cũng theo dự án này, doanh
nghiệp vừa có lao động từ 31 đến 200 người và vốn đăng ký dưới 5 tỷ .
Sự xác đònh này nhằm mục đích để tài trợ cho doanh nghiệp.
ƒ Thứ tư, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc chương trình VN-EU:
Doanh nghiệp được Quỹ này hỗ trợ gồm các doanh nghiệp có số công
nhân từ 10 đến 500 người và vốn điều lệ từ 50 ngàn đến 300 ngàn USD
(tức là khoảng 800 triệu đến 4,6 tỷ đồng). Mục đích hỗ trợ vốn cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.


Trang 9

ƒ Thứ năm, Quỹ phát triển nông thôn (thuộc Ngân hàng nhà nước): coi
doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có:

+ Giá trò tài sản không quá 2 triệu USD
+ Lao động không quá 500 người.
Mục đích xác đònh mức độ đô thò hóa ở nông thôn để có chính sách
phát triển ngành nghề ở nông thôn.
ƒ Thứ sáu, ngày 20/6/1998 tại công văn số 681/CP-KTN của Chính phủ đã
tạm thời quy đònh thống nhất tiêu chí xác đònh doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là những doanh nghiệp có vốn điều lệ
dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người.
Quy đònh cũng nêu rõ, trong quá trình thực hiện các bộ, ngành, đòa
phương có thể căn cứ vào tình hình xã hội cụ thể mà áp dụng đồng thời cả
2 tiêu chí vốn và lao động hoặc 1 trong 2 tiêu chí nói trên.
Mục đích xác đònh số lượng doanh nghiệp, mức độ đầu tư của Nhà
nước và các tổ chức khác để quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ sao cho có
khả năng phát triển tốt.
Với mục đích khác nhau nên việc đưa ra tiêu chí xác đònh doanh
nghiệp vừa và nhỏ cũng khác nhau, mang tính ước lệ. Bản thân các tiêu chí
đó chưa đủ để xác đònh thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện
nay. Có nhiều quan điểm khác nhau về các đối tượng, các chủ thể kinh
doanh nào được coi là thuộc về hoặc không thuộc về doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Thí dụ, có ý kiến cho rằng các hộ sản xuất nông nghiệp cũng cần được
coi là doanh nghiệp, và do thỏa mãn các tiêu chí của doanh nghiệp vừa và
nhỏ như trên nên được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khuôn khổ luật pháp kinh doanh ở nước ta, khái niệm về doanh nghiệp
còn nhiều điểm chưa rõ là một thực tế khách quan. Theo luật pháp hiện
hành thì nhiều chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất (có thể chỉ là tự cung tự
cấp ), hoặc thực hiện cả việc kinh doanh vẫn chưa được gọi là doanh nghiệp


Trang 10


pháp lý, nghóa là được đăng ký kinh doanh. Thí dụ hộ sản xuất nông nghiệp,
kể cả hộ nông dân có sản lượng lúa hàng hóa lớn như ở Đồng bằng sông Cửu
Long, không phải đăng ký kinh doanh và do đó không được coi là doanh
nghiệp. Thông thường trong các văn bản pháp quy, thuật ngữ doanh nghiệp
được dùng để chỉ các chủ thể sản xuất kinh doanh có đăng ký, tức là các
doanh nghiệp pháp lý.Như vậy khi các văn bản luật pháp hay văn bản có nội
dung chính sách của chính phủ dùng thuật ngữ doanh nghiệp là để chỉ doanh
nghiệp pháp lý, tức là đăng ký với cơ quan nhà nước theo quy đònh.
Từ khái niệm doanh nghiệp pháp lý nêu trên chúng ta có thể đònh
nghóa doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là các cơ sở sản xuất kinh doanh
có đăng ký, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn và lao
động thỏa mãn quy đònh của chính phủ đối với từng thời kỳ phát triển của
nền kinh tế. Như vậy khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam bao
gồm:
+ Các DNNN có quy mô vừa và nhỏ được thành lập và đăng ký theo
luật DNNN.
+ Các Công ty cổ phần, Công ty TNHH, công ty hợp danh và doanh
nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ đăng ký hoạt động theo luật doanh
nghiệp, luật đầu tư nước ngoài tại Viật Nam.
+ Các hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ đăng ký hoạt động theo luật
hợp tác xã.
+ Các cá nhân và nhóm sản xuất kinh doanh dưới vốn pháp đònh đăng
ký theo nghò đònh 66-HĐBT (nay thay bằng chương IV nghò đònh số
02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000).
Tóm lại: Theo chúng tôi, ở nước ta, việc xác đònh doanh nghiệp vừa
và nhỏ theo công văn 681/CP-KTN là phù hợp với thực tế khách quan trong
điều kiện nguồn vốn có hạn, lao động dồi dào, đáp ứng được yêu cầu bức
bách của xã hội là tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của nhân dân



Trang 11

lao động góp phần xóa đói giảm nghèo. Mặt khác, cũng đã dự tính đến tốc
độ phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy tác
giả luận văn chọn tiêu thức nêu trên để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề
tài.
1.2. VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HỒ CHÍ MINH
1. Một là: Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần quan trọng tạo công ăn việc
làm cho người lao động, tăng thu nhập cho dân cư:
Ở TP.Hồ Chí Minh với trên 5 triệu dân, hàng năm phải giải quyết việc
làm cho khoảng 190000 người ( Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Hồ
Chí Minh lần VII.), điều đó cho thấy việc phát triển các doanh nghiệp vừa và
nhỏ càng có ý nghóa rất quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động. Có như vậy đến năm 2005 mới giảm tỉ lệ thất nghiệp cò
khoảng 6%(theo văn kiện đại hội Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh lần thứ VII).
Doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ thành lập, thu hút nhiều lao động ở nhiều
ngành nghề khác nhau nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động. Hơn nữa đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện hình thành
doanh nghiệp ở những đòa điểm cần thiết và việc trả công lao động không
đòi hỏi như doanh nghiệp lớn, đồng thời có thể sử dụng lao động theo thời
vụ.
Xuất đầu tư để tạo ra một chỗ làm việc ở doanh nghiệp vừa và nhỏ
thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng
tiếp nhận lao động dôi ra từ khu vực nông nghiệp chưa đòi hỏi trình độ cao,
phải đào tạo qua nhiều thời gian và chi phí tốn kém, mà chỉ cần bồi dưỡng
hay đào tạo ngắn hạn là có thể tham gia sản xuất được ngay.
Vai trò giải quyết việc làm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không
chỉ là số lao động thường xuyên ở các doanh nghiệp, mà còn là sự tạo điều
kiện để lao động ngoài doanh nghiệp có việc làm thông qua các hoạt động



Trang 12

như cung ứng đầu vào, tiếp nhận đầu ra và phục vụ sản xuất kinh doanh cũng
như những công việc không thường xuyên ở các doanh nghiệp, thực tế cho
thấy có tới 30% tổng số những công việc nêu trên là do cá nhân và hộ gia
đình bên ngoài đảm nhận. Đặc biệt đối với những ngành nghề truyền thống
thì tỷ lệ này còn cao hơn.
2. Hai là: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện tận dụng triệt
để các nguồn lực xã hội.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường được bắt đầu từ một nguồn vốn rất
hạn hẹp và chủ yếu từ người dân, hầu như không có sự trợ giúp nào từ bên
ngoài. Vốn đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là vài ba trăm triệu
thậm chí chưa đến một trăm triệu, vì vậy nó có khả năng thu hút vốn một số
ngành nghề trong dân cư rất lớn.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng vốn ít, việc thành lập doanh nghiệp
vừa và nhỏ thuận lợi dễ dàng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện cơ hội
sử dụng tiềm năng của vùng và khơi dậy các ngành nghề truyền thống của
đòa phương, tạo điều kiện sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi, và cơ sở để đô
thò hóa ở vùng nông thôn( như nâng cao mức sống nhân dân, nâng cao dân
trí, phát triển cơ sở hạ tầng...).
3. Ba là: Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tác dụng quan trọng đối với quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chuyển dòch cơ cấu kinh tế của
đòa phương.
Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là quá trình cải
tiến máy móc thiết bò, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và
nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng thò hiếu người tiêu dùng, mở rộng
các mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Từ đó phát triển thêm nhiều
ngành nghề mới, mở rộng nhiều mặt hàng làm cho quá trình công nghiệp

hóa - hiện đại hóa đất nước diễn ra không chỉ ở chiều sâu mà còn ở cả chiều
rộng.


Trang 13

Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển làm cho công nghiệp và dòch vụ
phát triển dẫn đến chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày một tốt hơn
đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của xã hội. Điều này cũng phù hợp với
chủ trương của TP.Hồ Chí Minh là từ nay đến 2005 cơ cấu kinh tế trên đòa
bàn thành phố về tỉ trọng là dòch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. Tiếp tục giữ
vững vai trò một trung tâm thương mại-dòch vụ-công nghiệp của khu vực
phía nam và cả nước.
4. Bốn là: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguồn tăng trưởng kinh tế, góp
phần gia tăng GDP ở đòa phương.
Ở TP.Hồ Chí Minh, theo số liệu thống kê năm 1995 ước tính khỏang
25% GDP được tạo ra từ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Riêng trong lónh
vực sản xuất công nghiệp, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đóng góp
ước tính 30% giá trò tổng sản lượng công nghiệp hàng năm. Phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ góp phần làm cho thu nhập người lao động tăng lên, cải
thiện được môi trường sống của người lao động, làm cho giao thông ở những
vùng ven, nông thôn phát triển, trên cơ sở đó đẩy nhanh nhòp độ đô thò hóa
nông thôn. Hơn nữa doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tăng GDP cho khu
vực và điều kiện để tái đầu tư lại cho đòa phương, đồng thời tạo điều kiện rút
ngắn sự cách biệt giữa thành thò và nông thôn.
5. Năm là: Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính linh hoạt, dễ thích nghi với
điều kiện biến động của thò trường.
Sự hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ rất
nhạy với bối cảnh kinh tế. Nó phản ứng nhanh trước sự chuyển biến mạnh về
sản phẩm, dòch vụ, quy trình sản xuất và thò trường.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng khai thác những khoảng trống
của thò trường như: có thể nhận thầu lại các doanh nghiệp lớn và có thể hoạt
động ở nhiều lónh vực: công nghiệp, dòch vụ, thương mại, bán lẻ, vận tải
v.v... Việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo khả năng thúc đẩy tiềm


Trang 14

năng của các ngành nghề truyền thống ở đòa phương cũng như ngành nghề
thủ công mỹ nghệ... Ngòai ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ với ưu thế năng
động đã tham gia vào các ngành sản xuất kỹ thuật cao. Một số doanh nghiệp
đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc thiết bò công nghệ tiên tiến làm hàng
xuất khẩu, vì vậy tỉ trọng xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng trong các năm gần đây.
6. Sáu là: Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển tạo điều kiện thúc đẩy sự
phát triển của nông thôn.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể xây dựng ở những vùng nông
thôn để tận dụng nguồn nguyên liệu đòa phương và phục vụ cho thò trường
hạn chế của đòa phương đó. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế là linh hoạt
hơn doanh nghiệp lớn trong việc đònh vò trí, và do đó có thể phân bổ hợp lý
trên các đòa bàn, các vùng kinh tế khác nhau. Trên cơ sở đó nó sẽ tạo nên
bước phát triển nông thôn và tạo cầu nối giữa nông thôn và thành thò, rút
ngắn cách biệt giữa nông thôn và thành thò. Nhờ sự phát triển của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên các lónh vực kinh tế xã hội như: Sự phát triển của
doanh nghiệp nông nghiệp đã góp phần đáng kể vào điện khí hóa nông
nghiệp nông thôn, phát triển giao thông nông thôn; Sự phát triển của các
doanh nghiệp cơ khí sửa chữa đã đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp
từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch; Sự phát triển của doanh nghiệp xay xát
- gạch ngói đã tạo điều kiện cho nông dân tiêu thụ sản phẩm, thu hút lao
động nhàn rỗi trong nông thôn... Sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ làm

cho bộ mặt nông thôn phát triển hơn, tạo cho dân cư ở nông thôn thay đổi
nhận thức đáng kể, đó là từ lao động thủ công truyền thống sang lao động
cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó việc sử dụng lao động nhàn rỗi có hiệu quả
rõ rệt, tạo điều kiện dân trí phát triển và có ý nghóa lớn trong việc thực hiện
công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở nông thôn.


Trang 15

7. Bảy là: Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện
trong thực tế một đội ngũ doanh nhân mới trong kinh tế thò trường.
Trong thực tế, có những doanh nghiệp vừa và nhỏ cứ giữ mãi quy mô
hoạt động của mình, là bởi vì nó phù hợp với khả năng kinh doanh và ngành
nghề đang theo đuổi, nhưng cũng có doanh nghiệp phát triển lên thành doanh
nghiệp lớn. Dù ở quy mô nào doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là vườn ươm
nhân tài cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Phải xóa bỏ mọi sự
kỳ thò, phân biệt hoặc đối xử đối với doanh nhân nhất là doanh nhân trong
khu vực dân doanh. Đây là những người rất đáng tôn vinh vì họ đã dũng cảm
bỏ vốn đầu tư kinh doanh trong điều kiện nhiều khó khăn bất trắc hiện nay.
Lực lượng lao động đã qua đào tạo trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
có trình độ cao đẳng trở lên chưa cao, chưa đồng đều ở các loại hình doanh
nghiệp. Nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh,
lực lượng giám đốc và lao động quản lý còn trên 30% chưa có bằng cấp
chuyên môn, nhưng là lực lượng lao động đã được rèn luyện trong thực tế,
được tích lũy kinh nghiệm kinh doanh rất lớn. Chính được sự rèn luyện đó họ
đã tập hợp lại và hình thành một tập thể có trí thức năng động để phát triển
doanh nghiệp.
Tóm lại, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất lớn trong việc tận
dụng triệt để các nguồn lực xã hội ; góp phần không nhỏ trong việc giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động ; góp phần xóa đói giảm nghèo;

góp phần phát triển kinh tế ; tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nông
thôn và có tác dụng quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại
hóa thành phố Hồ Chí Minh.


Trang 16

CHƯƠNG II

2 HIỆN TRẠNG DOANH NGHIỆP VỪA & NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM. THỜI GIAN QUA
2.1. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN SỐ

Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước chiếm 0,6% diện tích đất tự nhiên và
6,5% dân số, được xác đònh là trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học - công
nghệ,thương mại, kinh tế, tài chính, dòch vụ của khu vực và cả nước, là hạt
nhân của đòa bàn trọng điểm phía Nam (khu vực nhân bao gồm Thành phố
Hồ Chí Minh,thò xã Thủ Dầu Một, thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành
tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Ròa Vũng Tàu). Trong đòa bàn kinh tế trọng điểm
phía Nam mà trung ương quy hoạch với diện tích 12.413 km2 thì diện tích
thành phố 16,6% và so với dân số đòa bàn 7,85 triệu người thì dân số thành
phố chiếm 58,5%
Biểu 2-1 – Đặc điểm về dân số ở TP. HCM
Số phường


Diện tích
(km2)


Dân số
(người)

Mật độ dân số
(người/km2)

Toàn thành

303

2095.01

5285454

2523

Các quận

238

442.13

4326697

9786

Quận 1

10


7.73

227805

29470

Quận 2

11

49.74

108497

2181

Quận 3

14

4.92

223897

45508

Quận 4

15


4.18

197583

47269

Quân 5

15

4.27

210989

49412

Quận 6

14

7.19

262379

36492

Quận 7

10


35.69

117149

3282

Quận 8

16

19.18

341913

17827

Quận 9

13

114

156647

1374


Trang 17
Quận 10


15

5.72

245904

42990

Quận 11

16

5.14

244189

47508

Quận 12

10

52.78

193224

3661

Gò Vấp


12

19.74

345420

17498

Tân Bình

20

38.45

634995

16515

Bình Thạnh

20

20.76

407758

19642

Phú Nhuận


15

4.88

184482

37804

Thủ Đức

12

47.76

223866

4687

Các Huyện

65

1652.88

958757

580

Củ Chi


21

434.5

255844

589

Hóc Môn

10

109.18

210358

1927

Bình Chánh

20

304.57

365580

1200

Nhà Bè


7

100.41

66586

663

Cần Giờ

7

704.22

60389

86

Nguồn: Cục thống kê TP.HCM
2.1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

Thành phố Hồ Chí Minh trước đây cũng như hiện nay là trung tâm kinh tế,
văn hóa, chính trò, thương mại v.v... của khu vực phía Nam. Thành phố hiện
có hệ thống giao thông khá hơn so với cả nước (về mật độ và chất lượng)
gồm hệ thống đường bộ, đường thủy, đường hàng không với các cơ sở hạ
tầng lớn và có khả năng phát triển tốt như các bến cảng, sân bay, kho tàng
v.v... Thành phố cũng là nơi tập trung nhiều cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo
dục lớn trong cả nước, hệ thống các ngân hàng, các cơ sở thương mại, du
lòch, khách sạn. Thành phố cũng là đòa bàn tập trung các cơ sở công nghiệp
lớn và đa dạng.

Chính từ vò trí như thế, chỉ với 0,6% diện tích và 6,5% dân số so với cả nước
mà thành phố đã tạo ra được trong 5 năm 1996 - 2000: GDP tăng liên tục,
bình quân 10,2%/ năm, gần 1,5 lần so với mức tăng bình quân cả nước; GDP
bình quân đầu người từ 937 USD năm 1995 tăng lên 1.365 USD năm 2000.


Trang 18

Theo đánh giá của trung ương tại đại hội đại biểu đảng bộ thành phố lần thứ
VII (2000): Những thành tựu thành phố đạt được trong 5 năm (1996 - 2000)
đã làm cho cuộc sống của nhân dân thành phố ngày càng ổn đònh, đoàn kết
với nhau hơn, các cháu học hành tiến bộ hơn, các gia đình sống vui vầy hơn,
tạo ra thế và lực mới để thành phố thực hiện có hiệu quả kế hoạch 5 năm
2001 - 2005. Tuy nhiên, so với yêu cầu của một trung tâm kinh tế quan trọng
của cả nước, thành phố cần phấn đấu đạt mức tăng trưởng bền vững và toàn
diện hơn.
So với yêu cầu phát triển, thành phố cũng đang đứng trước nhiều khó khăn
và thách thức như:
ƒ Cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, không đủ sức chuyển tải nền kinh
tế phát triển với tốc độ cao.
ƒ Công nghệ lạc hậu còn chiếm tỷ trọng lớn.
ƒ Tiềm lực trong dân còn rất lớn chưa được tận dụng và khai thác đúng
mức.
ƒ Các tệ buôn lậu, làm hàng giả, quan liêu cửa quyền còn không ít.
ƒ Tỷ lệ lao động chưa có việc làm còn cao.
ƒ Tệ nạn xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc.
ƒ Tốc độ tăng dân số cơ học còn cao.
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN QUA
Để có cơ sở đề ra những giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên

đòa bàn TP.Hồ Chí Minh, theo chúng tôi việc xem xét khái quát tình hình
phát triển của nó trong quá khứ là rất cần thiết. Căn cứ vào điều kiện cụ thể
của TP.Hồ Chí Minh trong chiến tranh cũng như quá trình xây dựng nền kinh
tế theo đường lối của Đảng qua các giai đoạn lòch sử, có thể phân chia quá


Trang 19

trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.Hồ Chí Minh thành các thời
kỳ sau:
2.2.1. THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1986:
2.2.1.1. Thời kỳ trước năm 1975

ƒ Kinh tế hàng hóa, tuy vẫn còn là sản xuất hàng hóa nhỏ nhưng cũng đã
bắt đầu phát triển cả ở thành phố và nông thôn.
ƒ Nền kinh tế chủ yếu là kinh tế tư bản tư nhân và sản xuất hàng hóa nhỏ
của thợ thủ công và nông dân. Nghóa là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.
ƒ Kinh tế tư nhân phát triển khá nhanh:
Theo thống kê năm 1973-1974 của chính quyền Sài Gòn, thì lúc đó có
khoảng hơn 8000 cơ sở sản xuất công nghiệp gồm:
ƒ 6500 Cơ sở dưới 10 công nhân
ƒ 1500 Cơ sở có từ 10 đến 100 công nhân
ƒ 350 Cơ sở có từ trên 100 đến 1000 công nhân (trong đó có những
nhãn hiệu nổi tiếng như thuốc lá Basto, kem đánh răng Hynos, nước
ngọt Phương Toàn - Chương Dương, bia Con Cọp, Vinatexco,
Vymytex,...)
Có thể nói tiềm năng kinh tế của TP.Hồ Chí Minh trước 1975 chủ yếu
dựa vào nền tảng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.2.1.2. Thời kỳ 1975-1985


Có thể phân làm hai giai đoạn:
a) Giai đoạn 1975-1980

Đây là giai đoạn cải tạo XHCN trên quy mô rộng sau ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng nhằm xác lập ngay 2 hình thức sở hữu về tư liệu sản


Trang 20

xuất. Đó là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể nhằm chấm dứt quan hệ sản
xuất cũ TBCN và xác lập quan hệ sản xuất mới XHCN.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ này vẫn cho rằng
việc hình thành các đơn vò kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể có quy mô lớn
là nhân tố quyết đònh thành công của cách mạng XHCN. Điều này biểu hiện
rất rõ trong nghò quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1976 đã xác
đònh "kết hợp quy mô lớn với quy mô vừa và nhỏ, chú trọng xây dựng các xí
nghiệp có quy mô lớn làm nòng cốt."
Nội dung chính của quan điểm này thể hiện ở các vấn đề sau:
ƒ Triển khai lại các xí nghiệp có quy mô lớn
ƒ Sắp xếp lại các xí nghiệp quốc doanh, hình thành các xí nghiệp liên hợp
và liên hiệp các xí nghiệp.
ƒ Cải tạo tư sản công thương nghiệp, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản
nước ngoài, tư sản mại bản ở miền Nam.
ƒ Hợp tác hóa nông nghiệp, đưa hợp tác hóa nông nghiệp lên quy mô lớn
ƒ Kiện toàn cấp huyện, xây dựng các xí nghiệp công nông nghiệp do quận
huyện quản lý.
Nội dung của quan điểm này ít nhiều ảnh hưởng đến kinh tế TP.Hồ Chí
Minh.
Trên đòa bàn TP.Hồ Chí Minh khu vực kinh tế tư nhân với chủ yếu là các

doanh nghiệp nhỏ và vừa như đã trình bày ở phần trên đã chiếm ưu thế từ
trước 1975. Vì vậy, mặc dù trong giai đoạn này, chủ trương của Đảng và nhà
nước không khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng trên
thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế tư nhân vẫn ngầm
phát triển núp bóng dưới dạng HTX và một phần phi kinh tế chính thức. Các
đợt cải tạo này đã ảnh hưởng nhất đònh đến hoạt động kinh tế trên đòa bàn
TP.Hồ Chí Minh: sản xuất bò sa sút, tư liệu sản xuất sử dụng kém hiệu quả,


Trang 21

hoạt động kinh doanh trong lónh vực thương nghiệp, xuất khẩu gặp khó khăn,
hàng hóa dự trữ mỏng, giá cả tăng 15%/tháng. Ảnh hưởng này có thể thấy
được qua kết quả thực hiện 2 chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc
dân giai đoạn 1976-1980.
Biểu 2-2 – Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu của tổng sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân trên đòa bàn TP. HCM (theo giá so sánh, giá cố đònh 1989)
Đơn vò tính:106 đồng; %
Diễn giải
I. Tổng sản phẩm
Theo giá trò (tổng số)
Chia ra
ƒ Khu vực quốc doanh
ƒ Khu vực tư nhân
Theo cơ cấu (%)
Chia ra
ƒ Khu vực quốc doanh
ƒ Khu vực tư nhân
II/ Thu nhập quốc dân
Theo giá trò (tổng số)

Chia ra
ƒ Khu vực quốc doanh
ƒ Khu vực tư nhân
Theo cơ cấu (%)
Chia ra
ƒ Khu vực quốc doanh
ƒ Khu vực tư nhân

1976

1980

Tốc độ tăng BQ
% (1976-1980)

2842524

2512852

–2.9

1255146
1587378
100

1128241
1393611
100

-2.6

-3.2

44.15
55.85

60
40

1264315

1187260

480158
784157
100

416697
770563
100

33.1
66.9

39
61

Nguồn: Cục thống kê TP.HCM
Giai đoạn từ 1976-1980 chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
của TP.Hồ Chí Minh đều giảm dần qua các năm. Tốc độ giảm bình quân về
tổng sản phẩm xã hội là 2,9%/năm, trong đó khu vực tư nhân giảm mạnh 3,2%/năm. Tốc độ giảm của thu nhập quốc dân bình quân là 1,6%/năm,

trong đó khu vực quốc doanh giảm 3,5%/năm.
b) Giai đoạn năm 1980-1985

Trong giai đoạn này nước ta đã bước đầu nhìn nhận sự bất hợp lý của quy mô
khá lớn trong nền kinh tế. Vì vậy, năm 1980 tại hội nghò trung ương lần VI


Trang 22

của đại hội Đảng lần IV, Đảng đề ra chủ trương phát triển tiểu thủ công
nghiệp nhằm tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng. Có thể nói đây là chủ
trương đầu tiên tạo cơ sở để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước
ta.Với chủ trương này các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu được khuyến
khích phát triển, và trên thực tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ sau thời điểm này
bắt đầu tăng đáng kể về mặt số lượng và chất lượng. Nghò quyết đại hội
Đảng lần thứ V đã nhận đònh:
" Chúng ta đã chủ quan nóng vội đề ra một số chỉ tiêu quá lớn về quy mô và
quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, nhất là lúc đầu.
Nóng vội còn biểu hiện khác như đưa quy mô hợp tác xã nông nghiệp lên
quy mô lớn ở một số đòa phương, như lập kế hoạch và triển khai xây dựng
một số công trình khi còn thiếu tài liệu điều tra, nghiên cứu và chuẩn bò cho
chu đáo. Mặt khác chúng ta lại bảo thủ, trì trệ "…
Giai đoạn này Nhà nước cho phép các xí nghiệp được khai thác thêm vật tư
từ các nguồn khác nhau theo giá thỏa thuận để sản xuất, bên cạnh vật tư nhà
nước cấp. Xí nghiệp được tận dụng năng lực thiết bò, lao động thừa và phế
liệu để làm các sản phẩm phụ bán với giá thỏa thuận.
Thực hiện nghò quyết đại hội lần thứ V của Đảng, kết quả đạt được là tổng
sản phẩm xã hội kinh tế quốc doanh năm 1985 tăng 104%. So với năm 1980,
kinh tế ngoài quốc doanh tăng 52%, thu nhập khu vực tăng 39,49% (chủ yếu
do trượt giá). Cơ cấu tổng sản phẩm xã hội, kinh tế nhà nước năm 1980

chiếm tỷ trọng 43,91%, năm 1985 đã tăng lên được 50,1%; ngoài quốc doanh
giảm từ 56,09% năm 1989 còn 49,9% năm 1985 (xem phụ lục 2).
Về giá trò sản lượng công nghiệp, khu vực kinh tế nhà nước năm 1985 so với
năm 1988 tăng 104,62%, khu vực kinh tế tư nhân tăng 107,51%. Về cơ cấu,
giá trò sản lượng công nghiệp nhà nước chiếm 58,91% năm 1980 và 58,57%
năm 1985, khu vực kinh tế tư nhân chiếm 41,09% năm 1980 và 41,43% năm
1985.(Xem phụ lục 3)


Trang 23

2.2.2. THỜI KỲ 1986 ĐẾN NAY
2.2.2.1. Giai đoạn 1986 - 1990

Từ năm 1986 với đường lối đổi mới toàn diện của đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam,trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế,
quyết đònh cơ bản đối với sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là việc thừa
nhận sự tồn tại lâu dài và vai trò của các thành phần kinh tế khác nhau của
đại hội VI. Về quy mô Đại hội đã xác đònh “ Coi trọng và đồng thời sử dụng
các loại quy mô xí nghiệp tùy theo điều kiện cụ thể. Tận dụng triệt để và
xây dựng quy mô vừa và nhỏ để tận dụng khả năng các ngành các đòa
phương”.
Với đường lối phát triển kinh tế đúng hướng của Đảng nên trong giai đoạn
này nền kinh tế nước ta đã chuyển động một cách tích cực. Ở thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn này tốc độ phát triển bình quân tổng sản phẩm xã
hội của TP,Hồ Chí Minh ở các thành phần kinh tế như sau:
Thành phần kinh tế quốc doanh tăng bình quân hàng năm 7,2%, thành phần
kinh tế tập thể giảm bình quân 6,9%, thành phần kinh tế cá thể tăng bình
quân 16,38% mỗi năm.
Về tốc độ tăng thu nhập quốc dân tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 1986-1990

bình quân hàng năm 4,6% (trong đó các ngành trung ương tăng 1,8% hàng
năm, các ngành thành phố tăng 5,7% hàng năm). So với thu nhập quốc dân
cả nước năm 1986-1990 tăng bình quân hàng năm 3,9% thì thu nhập quốc
dân tại TP.Hồ Chí Minh vẫn đạt cao hơn.(xem phụ lục 4).
Về giá trò sản lượng công nghiệp TP.Hồ Chí Minh trong giai đoạn này tăng
bình quân hàng năm 6,51%. Như vậy là có sự giảm sút lớn, chủ yếu là sau
năm 1985 khi bắt đầu thực hiện chính sách giá-lương-tiền. Đến năm 1986,
thực hiện đổi mới quản lý kinh tế nên tăng trên 10% trong 3 năm 1986 1987-1988. Đến năm 1989, do tình hình biến động ở liên Xô và Đông Âu,
nguyên liệu, vật tư, thiết bò viện trợ bò cắt đột ngột và vỡ nợ của các hợp tác


Trang 24

xã tín dụng đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất, sản lượng giảm sút còn
2,16%.(xem phụ lục 5).
Nhìn chung, trong 5 năm qua kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển,
bước đầu khơi dậy nhiều tiềm năng, tạo thêm nhiều việc làm và tăng sản
phẩm xã hội. Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển động theo hướng củng cố
vai trò chi phối của khu vực nhà nước trong các ngành then chốt, khuyến
khích mở rộng khu vực kinh tế. Tuy nhiên, còn thiếu chính sách khuyến
khích sản xuất để khai thác tiềm năng của kinh tế tư nhân, cá thể; thiếu quan
tâm tháo gỡ khó khăn trong cơ chế hoạt động của kinh tế quốc doanh, và rút
kinh nghiệm, nhân rộng những mô hình có chuyển biến tốt ; chưa có hướng
chuyển đổi những hoạt động của kinh tế tập thể và xây dựng mối quan hệ
hợp tác giữa các thành phần kinh tế. Các thiếu sót đó đã hạn chế việc thúc
đẩy nền kinh tế thành phố phát triển.
Kinh tế nhà nước hiện có nguồn vốn lớn nhất, nắm những bộ phận then chốt
trong nền kinh tế, có tác dụng nhất đònh trong điều tiết thò trường - giá cả,
đang cố gắng từng bước thích nghi với cơ chế mới để từng bước phát triển.
Tuy nhiên, quá trình chuyển biến này còn nhiều khó khăn về chính sách, thò

trường, công nghệ, năng suất, chất lượng, vốn liếng.
Kinh tế tập thể có nhiều biến động. Trừ một số ít duy trì hoạt động còn phần
lớn đã giải thể hoặc chuyển sang các hình thức sở hữu khác. Sau khi giải thể
Liên hiệp xã tiểu - thủ công nghiệp, công tác quản lý và chỉ đạo kinh tế tập
thể bò buông lơi.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ được phục hồi,tiếp tục phát triển năng động. Nếu
chính sách kinh tế phù hợp hơn thì tiềm lực của khu vực này còn có thể huy
động cao hơn.
Kinh tế tư bản tư nhân thích ứng nhanh với chính sách mới, nhiều đơn vò có
kinh nghiệm kinh doanh làm giàu. Trong lónh vực sản xuất, việc đầu tư của
tư bản tư nhân còn dè dặt. Trong thương mại dòch vụ, tư bản tư nhân gắn với


Trang 25

hệ thống chân rết kinh tế cá thể, chiếm tỷ trọng lớn, phạm vi hoạt động rộng
nhưng chưa được quản lý tốt.
Kinh tế tư bản nhà nước hiện còn một số doanh nghiệp công tư hợp doanh
nhưng hoạt động kém hiệu quả có xu hướng muốn xóa bỏ và hoàn vốn cho
chủ cũ.
2.2.2.2. Giai đoạn từ 1991 đến nay

Đây là giai đoạn nhà nước có nhiều chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp
Nhà nước bằng các nghò đònh 315, nghò đònh 330 về giải thể doanh nghiệp,
nghò đònh 388 về việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước, nghò đònh 28 về
việc chuyển một số doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, Nghò đònh
50 về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp quốc
doanh v.v… bên cạnh đó, đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhà
nước cũng đã ban hành các Nghò đònh 27,nghò đònh 28, Nghò đònh 29, Nghò
đònh 146, Nghò đònh 177 quy đònh chế độ chính sách đối với hộ kinh tế gia

đình, kinh tế cá thể, xí nghiệp tư doanh …
Cụ thể hóa chủ trương của Trung ương, văn kiện đại hội Đảng bộ TP.Hồ Chí
Minh lần thứ VI (1995) đã xác đònh: “ Trong những năm trước mắt, tập trung
khả năng vốn, nhân lực, trình độ quản lý để vừa sử dụng có hiệu quả các loại
hình công nghệ, máy móc hiện có, vừa tập trung đầu tư chiều sâu thay đổi
công nghệ, thiết bò mới, tạo nên sự đồng bộ trong dây chuyền sản xuất. Quy
mô phát triển chủ yếu là xí nghiệp vừa và nhỏ, kết hợp xây dựng một số đơn
vò lớn đủ tầm cở ( thế và lực ) để cạnh tranh trên thò trường.”
Trong văn kiện đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VII (2000) đã xác dònh: “
Tập trung hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần
kinh tế; có biện pháp kinh tế, tài chính, hành chánh thuộc thẩm quyền của
thành phố đối với việc đầu tư vào khu vực nông thôn và đầu tư vào các công
trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; có chính sách hỗ trợ thiết thực đối với
loại hình kinh tế hợp tác.”


×