Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Một số biện pháp mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

BẠCH NAM CHUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2003


GIỚI THIỆU TÓM TẮT
Tên học viên : Bạch Nam Chung
Cao học kinh tế khóa 4 - Cần Thơ năm 2003
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Liên Hoa
Chuyên ngành :
Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng
Mã ngành : 5.02.09
Tên đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ .
Điểm mới của luận văn :
Thông qua số liệu thực tế, luận văn đã phân tích được thực trạng hoạt động tín dụng ngân
hàng trên địa bàn tỉnh Cần Thơ, những khó khăn, tồn tại trong hoạt động tín dụng và
những hạn chế vướng mắc trong công tác mở rộng tín dụng ngân hàng .
Luận văn đã nêu lên được vai trò và tầm quan trọng của việc mở rộng tín dụng ngân hàng
cùng những biện pháp và kiến nghị cụ thể phù hợp với tình hình thực tế nên có thể xem
xét để áp dụng vào thực tiển .


MỤC LỤC
Nội dung


PHẦN MỞ ĐẦU

Trang

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) VÀ TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1.1
1.1.1
1.1.2
1.2.3
1.1.4

TỔNG QUAN VỀ NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Kinh tế thị trường và những quy luật kinh tế cơ bản
Định nghĩa NHTM
Chức năng của NHTM
Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM

1
3
5
6

1.2
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHTM
11
1.2.1. Tín dụng ngân hàng, nghiệp vụ quan trọng của NHTM
11
1.2.2 Tầm quan trọng của việc mở rộng tín dụng ngân hàng

13
1.2.3 Các giãi pháp để mở rộng tín dụng ngân hàng ở các NHTM
14
1.2.4 Các công cụ để mở rộng tín dụng ngân hàng
15
1.2.5 Một số kinh nghiệp mở rộng tín dụng ở các quốc gia trong khu vực
15
KẾT LUẬN CHO CHƯƠNG I
17
CHƯƠNG II:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ
2.1

TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA
18
TỈNH CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2002
2.1.1
Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh 18
Cần Thơ .
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2000-2002
19
2.1.3 Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
19
2.2
HOẠT ĐỘNG CHO VAY, HÌNH THỨC TÍN DỤNG CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH CẦN THƠ
24
2.2.1 Dư nợ phân loại theo thời hạn chovay
26
2.2.2 Dư nợ cho vay phân loại theo thành phần kinh tế

29
2.2.3 Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh tế
30
2.2.4 Chất lượng tín dụng thể hiện qua dư nợ cho vay
32
2.2.5 Hiệu qủa của hoạt động cho vay
35


2.3
NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG
37
2.3.1 Những tồn tại thuộc hoạt động ngân hàng
2.3.2 Những hạn chế trong mở rộng tín dụng
KẾT LUẬN CHO CHƯƠNG II

37
39
40

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ
3.1
ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ
41
3.2
CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
3.2.1 Mở rộng tín dụng trực tiếp thông qua hoạt động chovay

3.2.2 Mở rộng tín dụng qua các hình thức cấp tín dụng gián tiếp
3.2.3 Phát triển các nghiệp vụ tín dụng hiện đại hội nhập vào hệ thống
tài chính quốc tế
3.3

42
42
47
50

CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
51
LÃNH VỰC MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ
51
3.3.2 Kiến nghị đối với hệ thống NHNN Việt Nam
54
3.3.3 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Cần Thơ
56
3.3.4 Những biện pháp thuộc bản thân các NHTM để mở rộng tín dụng
57
KẾT LUẬN CHO CHƯƠNG III
59
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT


DANH MỤC

NỘI DUNG

ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AFEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
Cty
Công ty
DPRR Dự phòng rủi ro
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
ĐBSCL
Đồng bằng sông cữu long
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng Nhà nước
QH
Quá hạn
SX
Sản xuất
UBND Uíy ban nhân dân
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XN
Xí nghiệp


HỆ THỐNG BẢNG
Nội dung

Bảng 1:

Trang
BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU VỀ NGUỒN VỐN CỦA CÁC NHTM 20

Bảng 2:

BẢNG CÁC HÌNH THỨC CẤP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

21

Bảng 3:

BẢNG KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM

23

Bảng 4:

BẢNG TỔNG HỢP DƯ NỢ CHO VAY CỦA CÁC NHTM

25

Bảng 5: BẢNG DƯ NỢ CHO VAY PHÂN LOẠI THEO THỜI HẠN CHO VAY26
Bảng 6: BẢNG DƯ NỢ CHO VAY PHÂN LOẠI THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 29
Bảng 7: BẢNG DƯ NỢ CHO VAY PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ

30

Bảng 8:

BẢNG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ DƯ NỢ LỚN TẠI CÁC NHTM
LIÊN QUAN ĐẾN LÃNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
31
Bảng 9:
BẢNG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ DƯ NỢ LỚN TẠI CÁC NHTM
LIÊN QUAN ĐẾN LÃNH VỰC CÔNG NGHIỆP
32
Bảng 10:
BẢNG PHÂN LOẠI NỢ QÚA HẠN THEO TÍNH CHẤT NỢ
QÚA HẠN
33
Bảng 11:

BẢNG HIỆU QỦA CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY

36

Bảng 12:
BẢNG HIỆU QỦA CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ XÃ HỘI
36


ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
Nội dung

Trang

Đồ thị 1:


HÌNH THỨC CẤP TÍN DỤNG CHỦ YẾU NĂM 2002

25

Đồ thị 2:

DƯ NỢ PHÂN THEO THỜI HẠN CHO VAY

27

Đồ thị 3:

DƯ NỢ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

29

Hình vẽ 1:
TẾ

SƠ ĐỒ BAO TIÊU SẢN PHẨM NÔNG SẢN QUA HỢP ĐỒNG KINH
43


PHẦN MỞ ĐẦU
1

Tính thiết thực của đề tài .

Kể từ khi có pháp lệnh ngân hàng năm 1990 đến nay các NHTM trên địa bàn tỉnh
Cần Thơ đã từng bước thích nghi được với kinh tế thị trường, hiệu qủa hoạt động của các

ngân hàng được xem xét bởi nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất đó là công tác
tín dụng ngân hàng . Tín dụng ngân hàng không ngừng được gia tăng cả về số lượng và
chất lượng, góp phần to lớn vào việc thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu kinh
tế -xã hội của tỉnh và chiến lược phát triển của từng ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh
những thành công các NHTM trên địa bàn cũng gặp những khó khăn trong vấn để thu hút
khách hàng, mở rộng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận.
Có thể nói việc giải quyết đầu ra cho nguồn vốn tín dụng có yếu tố quyết định đến sự
thành công trong kinh doanh của các NHTM, điều này không những góp phần để ngân
hàng có điều kiện sử dụng tối ưu nguồn vốn đã huy động mà còn phân tán được rủi ro,
tạo ra lợi thế cạnh tranh khi nền kinh tế bắt đầu hội nhập . Vì vậy việc nghiên cứu thực
trạng và tìm ra các giãi pháp để mở rộng tín dụng ngân hàng của các NHTM trên địa bàn
tỉnh Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và mang tính thực tiển cao .
2

Mục đích nghiên cứu :
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung vào các nội dung chính sau :

- Nghiên cứu một cách có khoa học những lý luận cơ bản về NHTM, tín dụng ngân hàng
trong cơ chế thị trường, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc mở rộng tín dụng ngân
hàng .
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Cần Thơ trong
giai đoạn 2000-2002, xác định được những khó khăn tồn tại trong hoạt động tín dụng
ngân hàng và hạn chế trong việc mở rộng tín dụng ngân hàng .
- Tìm ra những biện pháp nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng phù hợp với định hướng
phát triển của tỉnh và đề xuất những kiến nghị trong hoạt động mở rộng tín dụng ngân
hàng .


3


Phương pháp nghiên cứu :

Trong qúa trình thực hiện nghiên cứu có sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp thông kê và phương pháp so sánh để
phân tích và làm rỏ những vấn đề cơ bản của luận án .
4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng nền kinh tế xã hội tỉnh Cần Thơ,
thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Cần Thơ và tìm ra các
giải pháp để mở rộng tín dụng ngân hàng .
- Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Cần Thơ,
hoạt động kinh doanh của các NHTM trong các năm 2000-2002 . Đồng thời có đề cập
đến các giải pháp mở rộng tín dụng khi Việt Nam thực hiện qúa trình hội nhập trong lãnh
vực ngân hàng với các nước trong khu vực .
5

Những đóng góp cơ bản của luận văn :

Thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Cần Thơ đã được
luận văn phân tích và nhận xét rỏ nét đặc biệt là dư nợ trong lãnh vực cho vay, những khó
khăn và tồn tại trong hoạt động tín dụng cùng những hạn chế vướng mắc trong công tác
mở rộng tín dụng ngân hàng . Luận văn đã nêu lên được vai trò và tầm quan trọng của
việc mở rộng tín dụng với những giãi pháp và kiến nghị cụ thể phù hợp với tình hình thực
tế nên có thể xem xét để áp dụng vào thực tiển .


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NHTM VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

1.1

NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .

1.1.1

Kinh tế thị trường và những quy luật kinh tế cơ bản .

1.1.1.1 Khái niệm nền kinh tế thị trường .
Trong qúa trình phát triển của nhân loại, kinh tế thị trường xuất hiện như một yêu cầu
khách quan của kinh tế hàng hóa . Tuy nhiên, không có sự đồng nhất giữa kinh tế thị
trường và kinh tế hàng hóa . Về mặt lịch sử, kinh tế hàng hóa có trước kinh tế thị trường ,
kinh tế hàng hóa ra đời thì kinh tế thị trường cũng xuất hiện, nhưng không có nghĩa đó là
nền kinh tế thị trường . Với sự tăng trưởng của kinh tế hàng hóa, thị trường được mở
rộng, phong phú và đồng bộ, các quan hệ thị trường tương đối hoàn thiện thì kinh tế thị
trường mới xuất hiện . Như vậy, nền kinh tế hàng hóa không phải là một giai đoạn khác
biệt, độc lập, đứng ngoài nền kinh tế hàng hóa mà là giai đoạn phát triển cao của nền kinh
tế hàng hóa và vận động theo cơ chế thị trường .
Theo P.A.Sanullson và Nordhaw, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế .
Trong đó, cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị
trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là sản xuất cái gì? như thế
nào? và cho ai? Cơ chế thị trường không phải là sự hỗn hợp mà là một trật tự kinh tế .
Trong hệ thống thị trường mỗi hàng hóa, mỗi loại dịch vụ đều có giá cả của nó , Giá cả là
phương tiện tín hiệu của xã hội, nó chỉ cho người sản xuất cần biết phải sản xuất cái gì?
sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Sự biến động của giá cả làm cho trạng thái cân
bằng cung - cầu thường xuyên biến đổi .
Tóm lại, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó sản
xuất cái gì, như thế nào, cho ai được quyết định thông qua thị trường . Trong nền kinh tế
thị trường các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua
bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường . Thái độ cư xử của từng thành viên tham gia thị

trường là hướng vào tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị
trường . Nền kinh tế thị trường phải được hoạt động trong môi trường do các qui luật
kinh tế khách quan chứa đựng trong bản thân nó chi phối .


1.1.1.2 Những qui luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường .
a.

Qui luật giá trị .

Theo kinh tế học Macxit, ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của qui
luật giá trị. Yêu cầu của qui luật giá trị là sản xuất và trao đổi hàng hóa trên cơ sở hao phí
thời gian lao động xã hội cần thiết . Còn trong lưu thông, việc trao đổi mua bán hàng hóa
phải trên cơ sở ngang giá . Tức là lấy hao phí lao động trong việc sản xuất ra hàng hóa
làm căn cứ để trao đổi những giá trị sử dụng khác nhau .
Tác động của qui luật giá trị là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa ; kích thích cải
tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động; thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và phân hóa
người sản xuất thành kẻ giàu, người nghèo .
b. Qui luật cung cầu .
Qui luật cung cầu là mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa cung và cầu với việc hình
thành giá cả . Cầu là hình thức biểu hiện của nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ trên thị
trường được đảm bảo bằng khối lượng tiền tệ và giá cả nhất định . Nói cách khác là nhu
cầu có khả năng thanh toán, cung là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các chủ doanh
nghiệp mang ra thị trường với giá cả nhất định, hoặc cung là số hàng hóa có khả năng
thực tế cung cấp cho thị trường .
Tác dụng của qui luật cung cầu là điều tiết sản xuất, lưu thông và tiêu dùng; làm biến đổi
dung lượng và cơ cấu thị trường, kích thích tiến bộ và phân công lao động; quyết định giá
cả thị trường .
c. Qui luật cạnh tranh .
Cạnh tranh là giành giật những điều kiện thuận lợi để chiếm ưu thế trong sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm. các nhà kinh tế đã phân tích thị trường thành những loại cạnh tranh như
cạnh tranh hoàn hảo; độc quyền; cạnh tranh không hoàn hảo; cạnh tranh độc quyền .
Tác động của qui luật cạnh tranh là sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu;
khuyến khích tiến bộ kỹ thuật; làm tăng thu nhập do đạt lợi nhuận cao; thỏa mãn nhu cầu
của người tiêu dùng; tạo nên sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tóm lại : Thông qua các nội dung trong khái niệm và những quy luật kinh tế của nền
kinh tế thị trường, cho thấy nền kinh tế thị trường có khả năng tập hợp tự động được hành
động, trí tuệ và tiềm lực của con người và hướng đến lợi ích chung của xã hội, từ đó thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động và hiệu qủa sản xuất . Nền kinh tế thị
trường bằng những quy luật kinh tế cơ bản của nó hầu như chi phối toàn bộ các hoạt động


kinh tế của các doanh nghiệp , trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có các lĩnh vực kinh
doanh tiền tệ của các NHTM .
1.1.2

Định nghĩa NHTM.

Trong lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng, NHTM (Commercial Bank) đã hình
thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, sự phát triển của
NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến qúa trình phát triển của kinh tế hàng hóa,
ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất của nó là kinh tế
thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài
chính trung gian không thể thiếu được trong hệ thống kinh tế toàn xã hội .
Các nhà kinh tế học, các nhà quản lý kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm về NHTM, cụ thể
như sau :
- Theo Smishkin Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và chovay tiền.
- Theo luật ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ:” NHTM là Hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập
nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối
phiếu, chết khấu và những hình thức vaymượn hay tín dụng khác“

- Theo luật ngân hàng của Pháp năm 1941:” NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà
nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc
dưới dạng hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ vào nghiệp vụ về chiết
khấu, tín dụng và tài chính“ . Như vậy, có thể nói rằng NHTM là định chế tài chính trung
gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài
chính này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng
to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế .
- Theo pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính của Việt Nam được
công bố ngày 24/05/1990 : “ Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ
yếu và thường xuyên là nhận tiền gởi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử
dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh
toán “.
- Theo luật các tổ chức tín dụng công bố ngày 12/12/1997, tại điều 20 khoản 2:” Ngân
hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động , các loại
hình ngân hàng gồm có ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển , ngân hàng đầu tư ,
ngân hàng chính sách , ngân hàng hợp tác xã và các loại hình ngân hàng khác “.
Mặc dù các định nghĩa trên có khác nhau về cách thể hiện nhưng giữa chúng không có
sự mâu thuẩn, có thể rút ra định nghĩa chung về NHTM như sau“Ngân hàng thương mại


là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên nhận tiền gửi của
khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp
vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. “
1.1.3

Chức năng của NHTM.

Thông qua qúa trình hoạt động, NHTM thực hiện các chức năng sau :
1.1.3.1 Chức năng trung gian tín dụng .

Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của ngân hàng và có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển . Thực hiện chức năng này, một
mặt NHTM huy động vốn tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền
kinh tế trong các tổ chức kinh tế , cơ quan, đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư ...để hình
thành nguồn vốn cho vay, mặt khác trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng
sử dụng cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế
1.1.3.2 Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh
toán .
Trong chức năng này, xuất phát từ việc ngân hàng là người thủ qũy của các doanh nghiệp
, khiến cho ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụû thanh toán theo sự ủy nhiệm của
khách hàng . Trong qúa trình thanh toán ngân hàng đã sử dụng giấy bạc ngân hàng thay
cho vàng trong lưu thông, và sau đó là sử dụng những công cụ lưu thông tín dụng thay
cho giấy bạc ngân hàng
1.1.3.3 Chức năng cung cấp dịch vụ tài chính -ngân hàng .
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân qũy, ngân hàng có những điều kiện
thuận lợi về kho qũy, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp. Qua đó, ngân hàng
có thể làm tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hộ giấy tờ, chứng khoán, làm đại lý phát hành cổ
phiếu, trái phiếu, trái khoản cho các doanh nghiệp để nhận tiền hoa hồng, sẽ vừa tiết kiệm
chi phí vừa đạt hiệuqủa cao , Còn trong qúa trình tham gia thị trường tiền tệ dưới hình
thức mua bán các chứng khoán, phát hành và bán các cổ phiếu, mua bán số dư trên tài
khoản tại ngân hàng Nhà nước ... thì ngân hàng thương mại đơn thuần là doanh nghiệp
kinh doanh để thu lợi nhuận .
1.1.4 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM.
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ , tín dụng, nghiệp
vụ của nó có thể chia thành những nhóm : Nghiệp vụ tạo vốn - nghiệp vụ nợ ; Nghiệp vụ


sử dụng vốn - nghiệp vụ có ;Nghiệp vụ trung gian - nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân
hàng .
1.1.4.1 Nghiệp vụ tạo vốn - Nghiệp vụ nợ .

Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, được gọi là nghiệp vụ
cơ bản vì các nguồn vốn này nằm bên tài sản nợ trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng
thương mại gồm có :
a. Vốn tự có và qũy ngân hàng trong đó :Vốn điều lệ là số vốn ban đầu phải lớn hơn
mức tối thiểu do Nhà nước qui định mà ngân hàng phải có để được phép hoạt động . Các
qũy ngân hàng bao gồm : qũy dự trữ bổ sung vốn điều lệ, qũy đầu tư phát triển, qũy dự
phòng tài chính, qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm, qũy khen thưỡng, phúc lợi .
Nguồn vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn của ngân
hàng, nhưng nó đóng vai trò quan trọng vì đó là cơ sở để tiến hành kinh doanh , thu hút
những nguồn vốn khác .
b. Vốn tiền gửi của khách hàng Vốn tiền gửi của khách hàng gồm có :
- Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà chủ của nó chỉ được rút ra khi tới hạn hoặc muốn
rút ra phải báo trước.
- Tiền gửi không kỳ hạn : là khoản tiền gởi của các tổ chức và cá nhân gởi vào ngân hàng
không nhằm mục đích sinh lợi mà nhằm đảm bảo an toàn và thực hiện các khoản chi trả
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng . Đây là loại tiền gửi mà người sở hữu
nó có thể rút ra để sử dụng bất kỳ lúc nào .
c. Nguồn vốn đi vay : Nguồn vốn đi vay gồm có :
+ Vốn huy động từ việc phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu chứng chỉ tiền gửi của
ngân hàng .
+ Vốn vay của ngân hàng Nhà nước : Khi ngân hàng Nhà nước nhận cho vay, chiết khấu,
tái chiến khấu các giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại .
+ Vốn vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác thông qua thị trường
tiền tệ ngắn hạn .
+ Vốn vay của các ngân hàng nước ngoài .
d. Nguồn vốn tiếp nhận.
Đây là nguồn vốn mà các NHTM nhận ủy thác từ các tổ chức trong hoặc ngoài nước từ
ngân sách Nhà nước để cho vay theo kế hoạch tập trung theo chỉ định của Nhà nước.
e. Các nguồn vốn khác như vốn phát sinh trong qúa trình hoạt động của ngân hàng như
khi làm đại lý, dịch vụ thanh toán, bán chứng phiếu có giá, làm trung gian thanh toán.



1.1.4.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn - nghiệp vụ có
1.1.4.2.1Thiết lập dự trữ và các qũy dự trữ :
Dự trữ nhằm duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của khách hàng và bản thân ngân
hàng bao gồm : Tiền mặt tại qũy và tiền gửi bắt buộc tại ngân hàng Nhà nước, tiền gửi tại
các NHTM và tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán, tiền đầu tư vào các
chứng phiếu có giá để sinh lợi; Qũy dự trữ trích theo tỷ lệ phần trăm theo qui định trên số
lợi nhuận ròng của ngân hàng bao gồm :Trích 5% lợi nhuận ròng hàng năm để bổ sung
vốn điều lệ và qũy dự phòng rủi ro.
1.1.4.2.2 Nghiệp vụ tín dụng .
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ chính của NHTM. Cơ cấu thu nhập trong nghiệp
vụ này mang lại luôn chiếm tỷ lệ lớn . Khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu vốn kinh
doanh trong xã hội càng nhiều, vai trò của nguồn vốn tín dụng càng quan trọng. NHTM
đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ tín dụng sau :
a. Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá
Là việc ngân hàng mua lại thương phiếu của khách hàng, đây là những thương phiếu còn
trong thời hạn hiệu lực . Người sở hữu thương phiếu khi bán cho ngân hàng sẽ nhận một
số tiền bằng mệnh giá thương phiếu trừ cho lợi tức chiết khấu do ngân hàng qui định .
b. Nghiệp vụ tín dụng thế chấp
Tín dụng thế chấp là một hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản thế chấp của khách
hàng, tài sản này phải là tài sản hợp pháp thuộc quyền sở hữu của người vay, có thể bán
được nhanh chóng . Khi cho vay, ngân hàng cho vay theo một tỉ lệ trên trị giá thực tế của
tài sản thế chấp và ngân hàng chỉ giữ giấy chủ quyền về tài sản và văn thư thế chấp có
xác nhận của công chứng, Khi hết hạn vay người vay phải hoàn trả vốn và lãi cho ngân
hàng để nhận lại các giấy tờ trên, nếu không trả được nợ và lãi ngân hàng được quyền
yếu cầu tòa án cho lệnh phát mãi tài sản để thu nợ .
c. Nghiệp vụ tín dụng ứng trước vào tài khoản
Đây là thể thức cấp tín dụng mà trong đó ngân hàng đồng ý cho khách hàng sử dụng một
mức tín dụng nhất định trong thời gian nhất định, đồng thời hai bên ký kết với nhau một

hợp đồng tín dụng . Mức cho vay có thể thực hiện theo 2 cách : Chuyển tất cả khoản tiền
vay vào tài khoản tiền gửi, hoặc cho phép khách hàng sử dụng dần số tiền vay bằng cách
phát hành séc hoặc các công cụ thanh toán khác ngay trên tài khoản vãng lai .
d. Nghiệp vụ tín dụng thuê mua và tín dụng đầu tư


- Tín dụng thuê mua : là việc ngân hàng đứng ra mua tài sản của người cung cấp để cho
thuê đối với người có nhu cầu sử dụng . Khi hợp đồng cho thuê hết hạn, người đi thuê có
thể trả lại tài sản đó cho ngân hàng , xin gia hạn thêm hợp đồng hoặc mua lại tài sản đó
theo giá cả thoả thuận với ngân hàng .
- Tín dụng đầu tư : Thực chất là khoản cho vay trung, dài hạn của ngân hàng để tài trợ
cho các doanh nghiệp trong các dự án đầu tư như các công trình xây dựng, cải tạo mở
rộng qui mô sản xuất kinh doanh ...
e . Nghiệp vụ bảo lãnh .
- Xét theo khía cạnh học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức “ tín dụng chử ký Signature Credit “, là hoạt động không dùng đến vốn của ngân hàng .
- Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam quy định bảo lãnh ngân hàng là một hình thức
cấp tín dụng, được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với
bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng
không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết .
- Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một loại hình tài trợ
ngoại thương, nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi
phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan .
f. Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng
Đây là loại tín dụng cho vay tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá
nhân và hộ gia đình để trang trãi nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ, giáo dục, y tế ...
1.1.4.2.3 Nghiệp vụ đầu tư .
Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thực hiện kinh doanh kiếm lãi như các doanh nghiệp
khác như :
+ Đầu tư chứng khoán bằng cách cho các công ty cổ phần đã hoạt động, các xí nghiệp
vay bằng cách mua trái khoán xí nghiệp, cho Ngân sách vay bằng cách mua công trái,

đầu tư vào các công ty bằng cách mua cổ phiếu công ty .
+ Hùn vốn, liên doanh ...làì các biện pháp trực tiếp góp vốn đối với các doanh nghiệp để
thành lập các công ty, xí nghiệp mới .
Theo luật Ngân hàng qui định, NHTM chỉ được phép dùng nguồn vốn tự có để thực hiện
nghiệp vụ đầu tư .
1.1.4.3 Nghiệp vụ trung gian - Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng .
Đây là những nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại thực hiện theo sự ủy nhiệm của khách
hàng để hưởng tiền hoa hồng như :


+ Chuyển tiền cho khách hàng sang địa phương khác để họ sử dụng theo yêu cầu hoặc trả
cho một người nào đó .
+ Thu hộ :Ngân hàng đứng ra thay mặt khách hàng để thu các khoản kỳ phiếu đến hạn,
chứng khoán, hàng hóa đã bán để thu cổ tức .. .
+ Ủy thác là nghiệp vụ mà ngân hàng làm theo ủy thác của khách hàng như quản lý tài
sản hộ, chuyển gia tài hộ, bảo quản tài sản có giá .. .
+ Mua bán hộ .Theo ủy nhiệm của kháchhàng, ngân hàng đứng ra phát hành cổ phiếu
hoặc trái khoán công ty hoặc trái khoán Nhà nước, hoặc mua bán ngoại tệ, kim khí quý ,
đá quý cho khách hàng .
+ Làm tư vấn về tài chính, tiền tệ như cung cấp thông tin, hướng dẫn chính sách tài chính
tiền tệ, thương mại, lập dự án đầu tư tín dụng, ủy thác đầu tư ... cho khách hàng .
Như vậy, nền kinh tế thị trường thông qua những qui luật của nó đã tạo ra những động
lực rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế, song cũng sẽ sẳn sàng đào thải những cá nhân hoặc
tổ chức kinh tế không thích ứng, chính những đòi hỏi này, hoạt động kinh doanh của các
NHTM trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng, và phong phú, đáp ứng đầy đủ các nhu
cầu ngày càng cao của các cá nhân và tổ chức kinh tế . Trong tương lai, NHTM phải
không ngừng tìm tòi, phát triển và mở rộng những hình thức cấp tín dụng, tăng cường
khả năng cung cấp dịch vụ tiện ích cho khách hàng để hoạt động kinh doanh của các
NHTM ngày càng phát triển .


1.2
VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC NHTM
1.2.1 Tín dụng ngân hàng , nghiệp vụ quan trọng của NHTM .
1.2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng .
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các xí nghiệp, tổ chức
kinh tế, các tổ chức và cá nhân, được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy
động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng ) đối với các đối tượng nói trên .
Tín dụng Ngân hàng là hính thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong
nền kinh tế, tùy theo mục đích sử dụng tín dụng ngân hàng được chia ra nhiều loại khác
nhau . Nếu căn cứ vào mục đích thì tín dụng được phân ra cho vay theo lãnh vực bất
động sản, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và dịch vụ ... cho vay các định chế tài
chính, cho vay cá nhân và cho thuê . Nếu căn cứ vào thời hạn cho vay thì có cho vay
ngăn hạn, trung hạn và dài hạn. Căn cứ vào mưc độ tín nhiệm có cho vay không có bảo


đảm và cho vay có bảo đảm, ngoài ra còn có thể căn cứ vào xuất xứ tín dụng, phương
pháp hoàn trả ...
1.2.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng :
- Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ nghĩa là ngân hàng huy động vốn và
cho vay bằng tiền .
- Trong tín dụng ngân hàng các chủ thể của nó được xác định một cách rỏ ràng, trong đó
ngân hàng là người cho vay, còn các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân là người đi vay .
- Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh găïn với hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa là tín dụng tiêu dùng, không gắn với
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy qúa trình vận động và phát
triển của tín dụng Ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với qúa trình phát triển của sản
xuất và lưu thông hàng hóa
1.2.1.3 Tín dụng ngân hàng là nghiệp vụ quan trọng của NHTM .
Ngân hàng với chức năng huy động vốn của xã hội để cho vay, ngân hàng vừa là người đi

vay vừa là người cho vay . Một mặt ngân hàng vừa phãi trã lãi tiền gởi cho khách hàng
một mặt vừa phải tìm được đầu ra để cho vay, nếu không tìm được đầu ra ngân hàng sẽ
hoạt động không có hiệu qủa nên nghiệp vụ tín dụng ngân hàng rất quan trọng đối với
NHTM .
Hơn nữa, do đặc thù của nền kinh tế, nhất là ở các quốc gia đang phát triển, nhu cầu vốn
đầu tư cho toàn xã hội là rất lớn, ngoài các kênh huy động vốn để đáp ứng nhu như thị
trường chứng khoán, các qũy đầu tư, công ty tài chính, các qũy hổ trợ... thì nguồn vốn tín
dụng của NHTM được xem là nguồn vốn chủ lực không thể thiếu được đối với việc thúc
đẩy nền kinh tế phát triển . Thực tế ở các THTM nghiệp vụ tín dụng ngân hàng sử dụng
phần lớn nguồn vốn hoạt động của ngân hàng để cho vay, cơ cấu nguồn thu do nghiệp vụ
này mang lại luôn chiếm một tỷ lệ cao , tỷ lệ này ở các nước đang phát triển là khoảng
80% riêng ở tỉnh Cần Thơ là 93% trong tổng nguồn thu hoạt động tín dụng của ngân hàng
.
Vì vậy với vị thế quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, nâng cao mức
sống xã hội và là nghiệp vụ chính tạo ra nguồn thu lớn cho ngân hàng nên có thể xác định
rằng : Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng là nghiệp vụ quan trong nhất trong hoạt động kinh
doanh của các NHTM .
1.2.2 Tầm quan trọng của việc mở rộng tín dụng ngân hàng .
1.2.2.1 Đối với các NHTM :


- Mở rộng tín dụng ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng có điều kiện sử dụng tốt nguồn vốn
đã huy động từ xã hội, làm tăng hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng .
- Mở rộng tín dụng ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng có điều kiện tối đa hóa lợi nhuận và
phân tán được rủi ro cho ngân hàng .
- Mở rộng tín dụng ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng có điều kiện phát triển, mở rộng
hoạt động kinh doanh, làm tăng tổng tài sản, ngân hàng có thể phát triển thành những tập
đoàn tài chính có nhiều công ty con và chi nhánh trực thuộc .
1.2.2.2 Đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế
- Tín dụng ngân hàng có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội, nó có thể xâm nhập

vào mọi ngành, với nhiều loại hình và qui mô hoạt động khác nhau, đáp ứng nhu cầu về
vốn cho các cá nhân cho các tổ chức kinh tế để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh,
góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển .
- Tín dụng ngân hàng không bị giới hạn về qui mô, có thể cung ứng vốn cho nền kinh tế
với số lượng rất lớn, với nhiều thời hạn khác nhau, nhờ đó giúp các doanh nghiệp không
những có vốn để kinh doanh mà còn có vốn để mở rộng đầu tư, đổi mới thiết bị, nhằm
nâng cao nâng lực sản xuất, như vậy tín dụng ngân hàng có tác dụng đẩy nhanh tốc độ
phát triển của nền kinh tế .
- Hoạt động của tín dụng ngân hàng còn có tác động và ảnh hưởng lớn đối với tình hình
lưu thông tiền tệ lưu thông của đất nước. Nhờ hoạt động của tín dụng ngân hàng mà vốn
tiền tệ của xã hội được huy động và sử dụng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế; nó vừa
có tác dụng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, vừa làm cho các chu chuyển tiền tệ được
tập trung phần lớn qua hệ thống ngân hàng. Đó là những điều kiện quan trọng để ổn định
lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả thị trường.....
1.2.3 Các giải pháp để mở rộng tín dụng ngân hàng .
1.2.3.1 Đẩy mạnh các hình thức cấp tín dụng .
Đẩy mạnh các hình thức cấp tín dụng là giải pháp mở rộng tín dụng dễ thực hiện nhất ở
các NHTM như cho vay (Loans) bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản cố định, cho vay
bắc cầu, cho vay ứng trước, cho vay trả góp , cho vay hộ nông dân là các hình thức mở
rộng tín dụng trực tiếp hoặc áp dụng các hình thức gián tiếp để mở rộng như chiết khấu
thương phiếu và chứng từ có giá (Discount); Bảo lãnh (Bank Guarantee); Cho thuê tài
chính (Financial Leasing) để tăng dư nợ và mở rộng thị phần . Đây là các giải pháp mở
rộng tín dụng một cách nhanh chóng, dễ thực hiện tuy nhiên thị trường tín dụng đã bảo
hòa, các NHTM cần phải tốn nhiều công sức để tìm kiếm, lôi kéo được khách hàng và


các dự án có hiệu qủa để cho vay, thị phần tín dụng bị cạnh tranh mạnh, rủi ro tín dụng
rất cao .
1.2.3.2 Phát triển những nghiệp vụ tín dụng hiện đại .
Trước xu thế phát triển tất yếu của thời đại, hệ thống ngân hàng đang chuẩn bị hội nhập

vào hệ thống tài chính quốc tế và khu vực, các NHTM cần phải chủ động phát triển
những nghiệp vụ tín dụng mới phù hợp với thực tế mà hiện nay các NHTM trên địa bàn
chưa sử dụng để mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu của ngày càng cao của khách hàng
và tăng khả năng cạnh tranh cho các NHTM .
1.2.3.3 Nâng cao công nghệ và hệ thống dịch vụ tiện ích ngân hàng.
Đây là các giãi pháp hổ trợ để mở rộng tín dụng ngân hàng tuy chậm nhưng rất cần thiết .
Vì theo thông lệ quốc tế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện đại, công nghệ thông
tin có tính chất quyết định trong các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và thương mại điện tử ;
lợi ích thu được từ hoạt động đầu tư công nghệ hiện đại và cung cấp dịch vu, tiện ích
ngân hàng không chỉ là lợi nhuận mà còn thu hút được khách hàng để mở rộng tín dụng.
Giãi pháp này tuy có chi phí đầu tư cao, phải được thực hiện đồng bộ, tăng trưởng tín
dụng chậm, nhưng hiệu qủa của nó đem lại là rất lớn vừa góp phần tăng khả năng cạnh
tranh cho ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phù hợp với xu thế
hội nhập, giúp cho ngân hàng có được khách hàng ổn định và lâu dài .
1.2.4 Các công cụ để mở rộng tín dụng ngân hàng .
Trong tín dụng Ngân hàng, các công cụ được sử dụng để mở rộng tín dụng ngân hàng
cũng rất phong phú và đa dạng .
- Để tập trung các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội, ngân hàng sử dụng các công cụ như kỳ
phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, các sổ tiết kiệm kỳ hạn hoặc không kỳ hạn ...
- Để cung ứng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, ngân hàng sử dụng công cụ chủ yếu là
khế ước cho vay ( hoặc hợp đồng tín dụng), với khế ước này cho phép ngân hàng thu hồi
đầy đủ số vốn gốc và tiền lãi theo thời hạn đã xác định .
- Để thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, ngân hàng sử dụng công cụ thương phiếu và
chứng từ có giá để mở rộng tín dụng .
- Để thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng sử dụng các hợp đồng kinh tế, hợp
đồng thượng mai, hợp đồng mua bán hàng hóa , hợp đồng kinh tế dịch vụ, hợp đồng xây
lắp, hợp đồng mua bán ngọai thương ...
1.2.5 Một số kinh nghiệm mở rộng tín dụng ở các quốc gia trong khu vực
Trong qúa trình phát triển, NHTM ở các quốc gia trong khu vực cũng rất chú
trọng đến công tác mở rộng tín dụng, có những quốc gia khi mở rộng tín dụng đã thu



được nhưng thành công như thúc đẩy được nền kinh tế phát triển, ngân hàng ngày càng
lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, ngược lại có những quốc gia khi mở rộng tín
dụng đã gặp phải những trở ngại gây ra những cuộc khủng hoảng tài chính rất nghiêm
trọng .
+ Trung quốc : Khi thực hiện nền kinh tế mở nhiều thành phần, các NHTM Trung
quốc rất chú trọng đầu tư vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và các công ty vừa và
nhỏ, tỷ lệ dư nợ ở lãnh vực này thường rất cao chiếm trên 65% tổng dư nợ ở các NHTM,
tuy lúc đầu cũng có rủi ro nhưng khi ổn định kinh tế ngoài quốc doanh đã trở thành nền
tảng để nền kinh tế Trung quốc phát triển . Đây là xu hướng mở rộng tín dụng đúng đắn
đã được kiểm định qua thực tế các NHTM Việt Nam có thể ứng dụng để mở rộng và tăng
trưởng tín dụng .
+ Hàn quốc :là một quốc gia phát triển, tiềm năng dự trử ngoại tệ rất lớn . Ngoài
các hình thức mở rộng tín dụng thông thường, nét nổi bật của Hàn quốc trong việc mở
rộng tín dụng là tài trợ xuất khẩu :
- Tín dụng xuất khẩu, tài trợ trực tiếp cho các giao dịch xuất khẩu loại hàng tư
liệu sản xuất do Hàn quốc chế tạo bao gồm nhà máy, tàu biển, máy bay, máy móc, thiết
bị điện tử, xe vận tải, sắt thép các loại ... mọi nhà xuất hoặc nhập khẩu Hàn quốc đều
được tham gia .
- Tín dụng tài trợ gián tiếp qua người mua, các NHTM Hàn quốc cho người mua
nước ngoài vay vốn trung và dài hạn để mua hàng tư liệu sản xuất do Hàn quốc sản xuất
điều này đã cho phép các nhà xuất khẩu Hàn quốc được thanh toán ngay khi thực hiện
giao hàng .
- Tín dụng dịch vụ kỹ thuật : Tín dụng dịch vụ kỹ thuật là cấp tài trợ cho các
doanh nghiệp Hàn quốc nhằm thúc đẩy việc bán ra nước ngoài các dịch vụ kỹ thuật bao
gồm : bí quyết kỹ thuật, nghiên cứu khả thi, thiết kế kỷ thuật, các công trình xây dựng ở
nước ngoài ...
Đây là các hình thức mở rộng tín dụng hiện đại khi nền kinh tế trong nước đã rất
phát triển, tiềm lực tài chính của các NHTM là rất lớn .

+ Nhật bản : Đặc trưng của nền kinh tế nhật bản là phát triển các tập đoàn kinh tế,
NHTM chỉ là thành viên nằm trong các tập đoàn, mỗi tậûp đoàn kinh tế đều có một
NHTM phục vụ riêng cho mình. Do vậy việc mở rộng tín dụng của các NHTM hoàn toàn
phụ thuộc vào tốc độ phát triển của nền kinh tế Nhật bản cũng như khả năng mở rộng
kinh doanh của các tập đoàn. Hiện nay do nền kinh tế nhật đang suy thoái, khả năng mở
rộng tín dụng của các NHTM Nhật bản là rất hạn chế, Chính phủ Nhật đã áp dụng rất


nhiều biện pháp như áp dụng lãi suất thấp, cho vay không lãi suất để khuyến khích các
doanh nghiệp tăng cường vay vốn nhưng nền kinh tế vẫn chưa ổn định và phục hồi .
+ Thailand : Đây là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực
Đông Nam Á, mở rộng tín dụng ở Thailand có các điểm chung là tập trung vốn đầu tư
vào ngành nghề có tỷ suất sinh lợi cao, chạy theo thị hiếu của thị trường, đầu tư vào lãnh
vực bất động sản và kinh doanh xây dựng với tỷ trọng rất lớn . Đây là một nguyên nhân
gây nên cuộc khủng hoảng tiền tệ vào năm 1997 ở thailand vì khi thị trường bất động sản
bị biến động, đóng băng, ít người mua, chủ đầu tư sẽ không có tiền thanh toán nợ, ngân
hàng có khả năng bị vở nợ .
Kết luận chương I: Trong nền kinh tế thị trường, NHTM là định chế tài chính
trung gian quan trọng, thông qua các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM nguồn vốn nhàn rổi
của xã hội được huy động, tạo lập ra nguồn vốn tín dụng để cho vay và phát triển kinh tế.
Việc sử dụng nguồn vốn này rất quan trọng, nếu các NHTM mở rộng tín dụng phát triển
đúng hướng không những góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển mà còn
đem lại lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng .
Thông qua hoạt động phân tích tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
sẽ cho chúng ta một nhận xét toàn diện và sâu sắc hơn về thực trạng tín dụng để từ đó tìm
ra các giãi pháp cụ thể để mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần thúc
đẩy kinh tế tỉnh Cần Thơ tiếp tục tăng trưởng .


CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN

HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ
2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỈNH
CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2002.
2.1.1 Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cần Thơ .
Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích tự
nhiên 296.812 ha, dân số năm 2002 là 1.878.276 người, chiếm 7,6% diện tích và 11,23%
dân số trong vùng .
Cần Thơ với ưu thế về hệ thống sông, kênh rạch, mạng lưới giao thông thủy bộ
phát triển khá đều khắp, lại không xa các cửa biển sẽ có tác động thúc đẩy sự giao lưu
hàng hóa của Cần Thơ với các tỉnh trong vùng và cả nước .
Cần Thơ nằm giữa một vùng nguyên liệu nông - thủy hải sản lớn của đất nước,
với điều kiện tự nhiên sinh thái thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, cơ cấu cây
trồng vật nuôi phong phú, đa dạng và có điều kiện sinh trưởng nhanh, tạo nguồn nông sản
dồi dào cho phát triển công nghiệp chế biến nông hải sản.
Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học kỷ thuật của toàn vùng, có
nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẽ, lao động có trình độ kỷ thuật cao, trong tương
lai Cần Thơ sẽ là thành phố loại 1 trực thuộc Trung Ương, tốc độ công nghiệp hóa và
hiện đại hóa sẽ phát triển rất nhanh, Cần Thơ sẽ là đầu tàu kinh tế cho toàn vùng ĐBSCL
phát triển .
Tuy nhiên Cần Thơ không có thế mạnh về tài nguyên khoáng sản , cơ sở hạ tầng
tuy được quan tâm đầu tư cải thiện nhưng vẫn còn đang ở tình trạng yếu kém, thiếu đồng
bộ , chưa đủ sức đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hóa phát triển trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt của cơ chế thị trường và vẫn còn kém sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong
và ngoài nước.
Nền kinh tế của tỉnh tuy có bước phát triển về nhiều mặt nhưng nhìn chung Cần
Thơ có điểm xuất phát thấp, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế chưa nhiều, vốn đầu tư nội tại
chỉ đáp ứng 40% nhu cầu phát triển, cơ cấu kinh tế nặng về nông nghiệp giá cả nông sản
không ổn định, công nghiệp chưa phát triển mạnh, công nghệ còn lạc hậu, thương mại,
dịch vụ, du lịch phát triển chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng và thế mạnh của một tỉnh
là trung tâm của khu vực .



2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2000-2002.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, kết hợp với những biến động của tình hình
trong nước và quốc tế nhất là khi Việt Nam gia nhập AFTA, ký kết hiệp định thương mại
Việt Mỹ và sẽ tham gia WTO, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cần Thơ trong giai đoạn
2000-2002 phát triển theo chiều hướng :
- Nhịp độ tăng trưởng bình quân 9,5% /năm so với mục tiêu là tăng 9-10%năm là
đạt yêu cầu, trong đó Nông lâm ngư nghiệp tăng 3,18% , Công nghiệp - Xây dựng tăng
16,14%, dịch vụ tăng 9,78% . Giá trị gia tăng năm 2000 gấp 1,47 lần năm 1995, thu nhập
bình quân đầu người đạt 354 USD năm 2000 và 452 USD năm 2002, kim ngạch xuất
khẩu tăng bình quân 13,2%/năm .
- Tỷ lệ tích lũy nội bộ nền kinh tế 21,5% vào năm 2000 và 22,9% năm 2002.
- Tỷ lệ huy động ngân sách trên giá trị gia tăng là 15,6%.
- Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội trên giá trị gia tăng là 29,5%. Trong đó 22,5% do
nguồn vốn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, còn lại là các nguồn đầu tư khác .
( Nguồn số liệu : Chi cục thống kê tỉnh Cần Thơ )
2.1.3 Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
Để đạt được những thành tích trên, ngoài sự nổ lực của toàn thể các ban ngành
còn có sự đóng góp rất lớn của hệ thống các NHTM . Tính đến cuối năm 2002, trên địa
bàn tỉnh Cần Thơ có 17 NHTM gồm: 06 NHTM quốc doanh , 1Ngân hàng liên doanh, 5
NHTM cổ phần đô thị và 5NHTM cổ phần nông thôn . Các NHTM này ngày càng nâng
cao chất lượng nghiệp vụ, đa dạng các hình thức tín dụng, thực hiện đều khắp công tác
huy động vốn và cho vay, góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa của tỉnh
phát triển .
2.1.3.1 Về hoạt động huy động vốn .
Do địa bàn có rất ít những tổ chức có nguồn tiền gởi lớn và ổn định như Bưu điện,
Điện lực, Dầu khí, các tổng công ty 90-91so với các tỉnh thành thuận lợi như thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng... nên công tác huy động nguồn tiền gởi thanh toán còn
nhiều hạn chế .

Về nguồn tiền gởi tiết kiệm, mặc dù tỉnh Cần Thơ có nhiều trung tâm dân cư đông
đúc như thành phố Cần thơ, thị trấn Ô môn, Thốt nốt, Phụng hiệp ... nhưng nguồn tiền
gởi này hiện nay chưa khai thác được nhiều, một mặt do đời sống của người dân trong
tỉnh chưa cao, tích lũy còn thấp. Mặt khác do phương thức huy động tiền gởi tiết kiệm
của các NHTM chưa thực sự đa dạng và phong phú chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao


của người gởi tiền như phục vụ ngoài giờ hành chánh, gởi tiền tiết kiệm một nơi rút tiền
nhiều nơi, nhận tiền và giao tiền tại nhà, tiết kiệm tích lũy ... kết qủa huy động vốn của
các THTM được tổng hợp như sau :
Bảng 1:BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU VỀ NGUỒN VỐN CỦA CÁC NHTM
Đvt : tỷ đồng.
Chỉ tiêu

Năm
2000

1/Tổng nguồn vốn
2/Nguồn vốn huy động
- Vốn huy động trên địa bàn
- Vốn điều chuyển trong hệ
thống
- Vốn vay TCTD khác

Tăng giãm

4.661
3.036
1.571
1.341


Năm
2001
5.332
4.043
1.972
1.989

Năm
2001
6.465
4.401
2.324
1.986

671
1.007
401
648

14,4%
33,2%
25,6%
48,3%

1.133
358
352
-3


21,3%
8,8%
17,9%
-0,2%

123

82

91

-38

-31%

9

10,9%

01/00

02/01

( Nguồn số liệu : Ngân hàng nhà nước tỉnh Cần Thơ )
Từ số liệu thống kê trên cho thấy qua các năm nguồn vốn huy động dưới các hình
thức đều tăng, nhưng bản thân nguồn vốn huy động trên địa bàn của các NHTM chỉ mới
đáp ứng khỏang 35,95% tổng nguồn vốn huy động và chiếm 40% so với tổng dư nợ (năm
2000 là 38,52%, năm 2001 là 42,6%, năm 2002 đạt 39,16%). Với góc độ phân tích về
nguồn vốn cho hoạt động tín dụng rỏ ràng các NHTM chưa thực sự chủ động, phụ thuộc
rất nhiều vào nguồn vốn điều chuyển trong hệ thống, việc tăng nguồn vốn này chỉ là giải

pháp tình thế khi nền kinh tế Việt Nam phát triển chưa đều còn một số tỉnh chỉ huy động
được nguồn nhưng chưa có đầu ra nên hoạt động này còn khả năng duy trì . Vì vậy để mở
rộng tín dụng về lâu dài các NHTM phải xây dựng kế họach phát triển nguồn vốn huy
động tại chổ là chủ yếu coi đây là điều kiện cần để mở rộng tín dụng ngân hàng .
2.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng ngân hàng .
Để đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế của các doanh nghiệp, hiện nay trên địa
bàn tỉnh Cần Thơ các NHTM chú trọng vào hình thức cấp tín dụng như sau:
Chỉ tiêu
Cho vay
Ckhấu
Bảo lãnh
Cho thuê tài chính

Năm
2000

Năm
2001

Năm
2002

4.078
39
0
0

4.629
115
11

0

5.935
146
65
18

Tăng giãm

01/00
551
76
11
0

13,5%
195%
100%
0

( Nguồn số liệu : Ngân hàng nhà nước tỉnh Cần Thơ )

02/01
1.306
31
54
18

28,2%
26,9%

491%
0


×