Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Một số giải pháp chiến lược phát triển các khu công nghiệp tỉnh bình dương đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.5 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN VŨ HÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2004


Mục lục
Mục lục --------------------------------------------------------------------------------------------Phần mở đầu --------------------------------------------------------------------------------------1

Chương I : Cơ sở lý luận về tổ chức và vai trò các KCN trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội

3

1.1 Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp ---------------------------------------3
1.1.1 Đònh nghóa về khu công nghiệp ------------------------------------------------------3
1.1.2 Lòch sữ hình thành các KCN trên thế giới ------------------------------------------4
1.1.3 Kinh nghiệm phát triển KCN ở một số quốc gia-----------------------------------5
1.1.3.1 Mô hình xây dựng và quản lý KCN ở Thái Lan -----------------------------5
1.1.3.2 Mô hình xây dựng và quản lý KCN ở Malaysia -----------------------------6
1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam ------------------------8
1.1.5 các lọai hình KCN-KCX-KCNC ở Việt Nam --------------------------------------9
1.1.6 Mọ6t số thành tựu của các KCN Việt Nam thời gian qua ------------------------9
1.1.6.1 Tình hình chung ------------------------------------------------------------------9
1.1.6.2 Một số thành tựu đạt được ---------------------------------------------------- 10
1.2 Vai trò của các KCN trong việc phát triển kinh tế ----------------------------------- 11


1.2.1 Thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ---------------------------------------- 11
1.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên nhân lực ------------------------ 11
1.2.3 Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng ---------------------------- 12
1.2.4 Bảo vệ môi trường ------------------------------------------------------------------- 12
1.2.5 Góp phần phát triển kinh tế theo đònh hướng CNH-HĐH ---------------------- 13
1.3 Những tồn tại trong việc phát triển KCN-KCX-KCNC ở Việt Nam---------------- 13
Chương II : Thực trạng phát triển các KCN tỉnh Bình Dương thời gian qua 15

2.1 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương ---------------------------------------------- 15
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ------------------------------------------------------------------- 15
2.1.2 So sánh lợi thế giữa các KCN tỉnh Bình Dương và các đòa phương khác ---- 16
2.1.2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất nước ------------------------------------- 16
2.1.2.2 Tốc độ tăng trưởng công nghiệp siêu cao----------------------------------- 17
2.1.2.3 Chuyển dòch cơ cấu kinh tế ngọan mục ------------------------------------- 17
2.2 Kết quả họat động của các KCN tỉnh Bình Dương trong những năm qua --------- 18
2.2.1 Tình hình thu hút đầu tư ------------------------------------------------------------- 18
2.2.2 Tình hình quy họach và xây dựng cơ sở hạ tầng--------------------------------- 20
2.2.2.1 Công tác quản lý quy hoạch -------------------------------------------------- 20
2.2.2.2 Tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng KCN------------------------------------ 20
2.2.3 Tình hình xúc tiến đầu tư và triển khai dự án ------------------------------------ 23
Trang 1


2.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh ------------------------------------------------------- 24
2.2.4.1 Doanh thu ----------------------------------------------------------------------- 24
2.2.4.2 Nộp ngân sách ------------------------------------------------------------------ 26
2.2.4.3 Kim ngạch nhập khẩu --------------------------------------------------------- 26
2.2.4.4 Kim ngạch nhập khẩu --------------------------------------------------------- 27
2.2.5 Tình hình việc làm và thu nhập người lao động --------------------------------- 28
2.2.6 Phân tích đánh giá những mặt mạnh- mặt yếu, những cơ hội- thách thức --- 30

Chương III : Các giải pháp chiến lược phát triển các KCN tỉnh Bình Dương đến
năm 2010---------------------------------------------------------------------------------------- 35
3.1 Căn cứ xây dựng giải pháp --------------------------------------------------------------- 35
3.1.1 Đònh hướng phát triển kinh tế Bình Dưưng đến năm 2010 --------------------- 35
3.1.2 Dự báo phát triển các KCN tỉnh Bình Dương đến năm 2010 ------------------ 37
3.2 các giải pháp chiến lược phát triển các KCN tỉnh Bình dương đến năm 2010 ---- 38
3.2.1 Giải pháp quy hoạch phát triển KCN --------------------------------------------- 39
3.2.1.1 Biện pháp về đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN ------------- 39
3.2.1.2 Biệ pháp về cơ sở hạ tầng KCN --------------------------------------------- 40
3.2.2 Giải pháp về tài chính --------------------------------------------------------------- 43
3.2.2.1 Nguồn vốn đầu tư cở sở hạ tầng --------------------------------------------- 43
3.2.2.2 Nguồn vốn sản xuất kinh doanh---------------------------------------------- 45
3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực ------------------------------------------------------- 45
3.2.3.1 Ổn đònh dân cư ----------------------------------------------------------------- 45
3.2.3.2 Đào tạo tay nghề, cung ứng lao động cho KCN---------------------------- 47
3.2.4 Giải pháp về cơ chế chính sách ---------------------------------------------------- 48
3.2.4.1 về chính sách ------------------------------------------------------------------- 48
3.2.4.2 Về cơ chế quản lý ------------------------------------------------------------- 49
3.2.5 Giải pháp tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KCN ---------- 51
3.2.6 Giải pháp về hạn chê ô nhiễm môi trường --------------------------------------- 52
Kiến nghò với trung ương ---------------------------------------------------------------------- 53
Kiến nghò với UBND tỉnh --------------------------------------------------------------------- 54
Kết luận ----------------------------------------------------------------------------------------- 56
Tài liệu tham khảo -------------------------------------------------------------------------------WX*WX

Trang 2


PHẦN MỞ ĐẦU


1.

Tính cấp thiết của đề tài

Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu của các quốc gia trên thế
giới, nhất là các nước đang phát triển trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực
hiện mục tiêu đó, các nước đang phát triển tìm mọi biện pháp để thu hút các nguồn lực
tài chính, khoa học tiên tiến từ nước ngoài nhằm khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của
mình như nhân công rẻ và nguồn tài nguyên, nguyên liệu sẳn có…. Từ nhu cầu thực tế
này và cũng là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) , chính phủ các nước bắt đầu hình thành và phát triển các
khu công nghiệp, khu chế xuất với những ưu đãi lớn để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi
, tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả.
Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam bắt đầu từ
năm 1986 với sự ra đời đầu tiên của khu chế xuất Tân Thuận. Đến nay, cả nước có
khoảng 196 khu công nghiệp, khu chế xuất , khu công nghệ cao đã được qui hoạch phát
triển. Riêng Bình Dương, hiện đang có 11 khu công nghiệp với tổng diện tích phê duyệt
là 1931,78 ha. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương đã thu
được một số kết quả đáng kể, góp phần chuyển dòch nền kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp
là chủ yếu sang công nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà KCN mang lại, vẫn còn nhiều hạn chế
về quản lý vó mô, quản lý cơ sở, các thủ tục hành chính……
Từ những kiến thức đã học cộng với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc xây
dựng và phát triển các KCN trên đòa bàn tỉnh Bình Dương, tôi chọn đề tài “ Một số giải
pháp chiến lược phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010”
2.

Mục đích nghiên cứu

Thông qua luận văn này nhằm đánh giá thực trạng các khu công nghiệp trên đòa

bàn tỉnh Bình Dương , đồng thời cũng nêu lên vai trò của phát triển KCN trong sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương.
Qua phân tích hoạt động của các khu công nghiệp của tỉnh, đề xuất các giải pháp
chiến lược phát triển KCN từ nay đến năm 2010 đồng thời nêu những kiến nghò với
Trung ương và đòa phương nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để ngày càng hoàn
thiện hơn công tác phát triển KCN.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 3


Luận văn nghiên cứu sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở Việt nam
nói chung và Bình Dương nói riêng , từ đó rút ra các mặt mạnh , những tồn tại và đưa ra
các giải pháp chiến lược phát triển cho các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.
Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của 11 khu công nghiệp ở
Bình Dương và có xem xét so sánh với các khu công nghiệp khác trong nước và trong
vùng trọng điểm phía Nam.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đề cập các vấn đề liên quan đến lý thuyết về kinh tế đồng thời áp dụng
các phương pháp nghiên cứu như mô tả, so sánh, tổng hợp, thống kê, phân tích đánh giá,
tiếp cận hệ thống, phân tích hệ thống……
5.

Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục….. luận văn gồm ba
chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về tổ chức và vai trò các khu công nghiệp trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội
Chương 2 :Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương thời gian
qua.
Chương 3 : Một số giải pháp chiến lược phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bình
Dương
Vấn đề phát triển khu công nghiệp nước ta nói chung và Bình Dương nói riêng
còn mới mẻ , do vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Thầy , Cô có những
đóng góp để tôi có được những nhận thức sâu sắc hơn về đề tài này.
XW*XW

Trang 4


CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ VAI TRÒ CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRONG CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1 .1 Đònh nghóa về khu công nghiệp
* Khu công nghiệp (KCN) là khu vực tập trung các doanh nghiệp chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dòch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh
giới đòa lý xác đònh, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.
*Khu chế xuất (KCX) là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế
xuất, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dòch vụ cho sản xuất hàng xuất
khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới đòa lý xác đònh, không dân cư sinh sống,
do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết đònh thành lập.

*Khu Công nghệ cao (KCNC) : là khu tập trung các doanh nghiệp công
nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vò hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao
gồm nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ , đào tạo và các dòch vụ liên quan, có
ranh giới đòa lý xác đònh, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành
lập. Trong KCNC có thể có doanh nghiệp chế xuất hoạt động.
* Doanh nghiệp khu công nghiệp (DNKCN) là doanh nghiệp được thành lập
và hoạt động trong khu công nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất và doanh
nghiệp dòch vụ.
* Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu, thực hiện các dòch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động
xuất khẩu, được thành lập và hoạt động trong KCN, KCX.
* Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng : là doanh nghiệp thành lập có chức năng
kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, được Thủ tướng Chính phủ quyết đònh cấp
phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao.
*Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh : là cơ quan quản lý trực tiếp các khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong phạm vi đòa lý hành chính của
một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ban quản lý khu công nghiệp trên đòa
bàn liên tỉnh do Thủ tướng Chính phủ quyết đònh thành lập.

Trang 5


1.1.2

Lòch sử hình thành các khu công nghiệp trên thế giới
Trong lòch sử phát triển kinh tế thế giới, từ lâu người ta đã phát triển loại hình
KCN để tập trung các nhà máy sản xuất công nghiệp vào trong một khu vực. KCN đầu
tiên trên thế giới được thành lập vào năm 1896 ở Trafford Park thành phố Manchester
(Anh) với tư cách là doanh nghiệp tư nhân. Đến năm 1899 thành lập vùng công nghiệp

Clearing ở thành phố Chicago, bang Illinois và được coi là khu công nghiệp đầu tiên của
Mỹ. Thời điểm này điều kiện đòa lý, môi trường và các lợi thế giữa KCN tập trung và
KCN riêng lẻ chưa có chênh lệch đáng kể trong lợi thế kinh tế nên các nhà doanh
nghiệp chưa chú trọng nhiều đến KCN tập trung. Đến năm 1950, do điều kiện công
nghiệp phát triển mạnh nên ngoài điều kiện môi trường sinh thái và các điều kiện xã hội
thì đã có sự bùng nổ về sự phát triển các vùng công nghiệp và khu công nghiệp tập
trung.
Đến năm 1959, Mỹ có 452 vùng công nghiệp và 1000 khu công nghiệp. Đến năm
1970 tăng khoảng 1400 KCN. Cùng thời kỳ này, Anh có 55 KCN, Pháp 230 vùng công
nghiệp và Canada có 21 vùng công nghiệp.
Những nước đang phát triển đầu tiên có KCN là Purto Rico. Những năm 19471963, chính phủ Purto Rico xây dựng 480 nhà máy cho thuê nhằm thu hút các công ty
chế biến của Mỹ.
KCN đầu tiên ở Châu Á là của Singapore vào năm 1951. Đến năm 1954 Malaysia
thành lập KCN. n độ thành lập KCN năm 1955 đến năm 1979 có 705 KCN.
Một số nước khu vực Châu Á đã thành công rất lớn trong việc sử dụng các hình
thức KCN-KCX-KCNC để phát triển kinh tế quốc gia như khu công nghệ cao của Tân
Trúc- Đài Loan được xây dựng năm 1980 , diện tích xây dựng 650 ha trên tổng diện tích
quy hoạch là 2100 ha với tổng số vốn xây dựng đến năm 1995 là 7 tỷ USD. Sau 15 năm
hoạt động, tổng doanh thu hàng hoá và dòch vụ của khu đạt 10,94 tỷ USD, chiếm 3,6%
GDP Đài Loan.
Về công ăn việc làm, tổng số người làm việc trong các KCX năm 1990 ở các
nước đang phát triển là 530.000 người.
Về xuất khẩu: tổng giá trò xuất khẩu các sản phẩm chế biến của các nước đang
phát triển là 258 tỷ USD năm 1998, và khoảng 80% xuất khẩu của KCX là từ Malaysia,
Hàn Quốc, Đài Loan. Giá trò xuất khẩu tính trên một công nhân là hơn 30000 USD ở
Malaysia , 50.500 USD ở Đài Loan, 67.800 USD ở Hàn Quốc và 72.000USD ở Philippin.
Các khu chế xuất đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài phần lớn là ngành
điện tử như ở Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan.
Rõ ràng việc phát triển các KCN-KCX-KCNC ở các nước đang phát triển đóng
vai trò rất lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp và thu nhập kinh tế quốc

dân. Việc phát triển các KCN-KCX-KCNC đã đẩy mạnh việc xuất khẩu của các quốc
gia, thu được nhiều ngoại tệ , tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thu hút nhiều nguồn đầu
tư trực tiếp của nước ngoài, tiếp nhận kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tiếp nhận trình độ
Trang 6


quản lý tiên tiến, đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, nhanh chóng hòa nhập
và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trên thò trường khu vực và thế giới.
Các KCN hình thành sẽ thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy,
xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dòch vụ……….. mang đến KCN những dây chuyền
sản xuất và phương pháp quản lý mới, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa và góp phần giữ vững tốc độ phát triển kinh tế quốc gia.
Khu công nghiệp là phương thức sản xuất đặc biệt, trong đó chứa đựng các hình
thức tổ chức xa xưa của nó như KCN mậu dòch tự do, khu tự do và gần đây là KCN,
KCX. Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc xếp loại hình KCN trên thế giới
thuộc loại bất động sản gồm :
Khu công nghiệp (Industrial Zones)
Khu chế xuất (Epz-Export Processing Zones)
Khu tự do (Free Zones)
Khu chế biến công nghiệp (Industrial Development Zones)
Khu công nghệ sinh học (Bio Technology Parks)
Khu công nghệ sinh thái (Eco- Industrial Parks)
1.1.3 Kinh nghiệm phát triển KCN ở một số quốc gia
Song song với thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, Đảng và Nhà nước ta rất quan
tâm đến việc tìm hiểu học tập kinh nghiệm các nước để vận dụng sáng tạo vào điều
kiện Việt Nam. Năm 1990 nhà nước ta cử nhiều đoàn chuyên gia đến các nước Châu Á
để nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và quản lý các KCN-KCX. Đây là những nước
được xem là thành công trong việc xây dựng loại hình sản xuất này. Mặt khác , đây cũng
là những nước gần gũi với chúng ta về điều kiện kinh tế, vò trí đòa lý, văn hóa xã hội và
họ cũng là đối thủ trực tiếp của chúng ta trong việc cạnh tranh nguồn FDI. Thái Lan và

Malaysia là hai nước điển hình để học tập kinh nghiệm .
1.1.3.1 Mô hình xây dựng và quản lý KCN ở Thái Lan
Quy hoạch phát triển KCN của Thái Lan dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế
của đất nước. Các khu quy hoạch xây dựng đều được nhà nước bảo trợ . Tư nhân có thể
xin phép xây dựng các KCN tại những vùng không nằm trong quy hoạch và họ có thể
thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Trong số 40 KCN ở Thái Lan, có 29 khu xây dựng theo
quy hoạch do cục quản lý khu công nghiệp Thái lan trực tiếp điều hành , 11 khu công
nghiệp ngoài quy hoạch do tư nhân xây dựng và quản lý .
Về quản lý : trước đây các nhà đầu tư vào Thái lan được tự do mua đất và xây
dựng nhà máy .Điều này có hạn chế là nhà nước không quản lý về mặt bảo vệ môi
trường. Năm 1972 , cục quản lý KCN Thái lan (IEAT) được thành lập với nhiệm vụ
quản lý nhà nước thống nhất về phát triển KCN ở Thái lan. IEAT có các quyền sau :
• Điều tra, xây dựng kế hoạch phát triển KCN
• Thiết kế, xây dựng KCN
Trang 7








Cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp vào KCN
Quy đònh ngành nghề và quy mô cơ sở công nghiệp được cấp giấy phép
Quản lý các nhà đầu tư trong KCN
Quy đònh giá mua bán và cho thuê bất động sản, động sản.
Phát hành các loại tín phiếu huy động vốn.

Tổ chức bộ máy gọn, nhẹ , tập trung nên công việc giải quyết nhanh chóng.

* Về chính sách :
Đối với kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng : nhà nước không cho vay vốn với lãi
suất ưu đãi. Tuy nhiên nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các công ty nhà nước vay mà
không thế chấp. Mọi ưu tiên, ưu đãi đều dành cho các doanh nghiệp trong khu nhằm
mục đích lắp đầy diện tích KCN và phát triển công nghiệp hài hòa trong cả nước.Thực
hiện mục tiêu đó, Thái Lan phân ba vùng phát triển KCN với những ưu đãi khác nhau để
khuyến khích đầu tư vào những vùng khó khăn.Cụ thể :
+ Thuế thu nhập công ty : vùng một được miễn trong ba năm, vùng hai miễn bảy năm và
vùng ba trong tám năm và giảm 50% trong năm năm tiếp theo.
+ Thuế nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất : trường hợp cả ba vùng xuất khẩu ít nhất
30%,vùng 1 và 2 được miễn trong một năm, vùng 3 được miễn trong năm năm.
+ Thuế nhập khẩu máy móc thiết bò : vùng 1 và vùng 2 giảm 50%,vùng 3 miễn hoàn
toàn.
* Về trình tự thủ tục :
Mọi khách hàng khi đầu tư vào KCN chỉ cần đến IEAT là có đủ thông tin về
mạng lưới KCN, vò trí KCN, giấy tờ thủ tục cần thực hiện, các ngành nghề ưu tiên . Sau
một tuần họ có thể nhận giấy phép đầu tư vào nhà xưởng. Ở xa, có thể thông qua mạng
internet.
* Về môi trường :
Một trong những mục tiêu của Thái lan là đảm bảo môi trường trong sạch thông
qua luật KCN và các quy chế bắt buộc để bảo vệ môi trường. Khi thành lập KCN phải
có dự án thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải và được cơ quan có thẩm quyền về
môi trường phê duyệt. Nước thải qua hệ thống xử lý liên hoàn và được sử dụng làm lạnh
nhà máy điện và tưới cây trong KCN. Đònh kỳ lấy mẫu chất thải kiểm tra để xử lý kòp
thời các vi phạm. Nhờ vậy mà KCN Thái Lan luôn xanh sạch đẹp.
Với chính sách thu hút đầu tư như thế, Thái Lan đã thu hút được nhiều nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài, tiếp thu được nhiều công nghệ tiên tiến, phát triển công nghiệp,
đưa Thái Lan trở thành nước phát triển trong khu vực và Châu Á.
1.1.3.2 Mô hình xây dựng và quản lý KCN ở Malaysia
Malaysia hình thành các khu tự do (Free Zone) gồm các KCN tự do (Free

Industrial Zones) và khu mậu dòch tự do (Free Commercial Zones) nhưng nội dung hoạt
động gần giống KCX của ta. Bắt đầu xây dựng năm 1971, Malaysia là một trong những
Trang 8


nước xây dựng KCN-KCX thành công nhất thế giới. Nhiều công ty đa quốc gia có tầm
cỡ đặt trụ sở tại Malaysia như Mỹ, Nhật, Tây u, Đài Loan, Singapore . Các KCX là hạt
nhân cho việc xây dựng và phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp non trẻ của
Malaysia. Các KCX ở Malaysia chiếm khoảng 30% GDP và 2/3 giá trò hàng xuất khẩu
của cả nước , tạo việc làm cho 1/5 lao động toàn quốc.
* Về mục tiêu xây dựng :
Mục tiêu hàng đầu là thu hút đầu tư, sau đó là tạo công ăn việc làm, tăng giá trò
xuất khẩu, tiếp thu công nghệ mới, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, thúc đẩy kinh
tế nội đòa .Sự ưu tiên thay đổi theo từng thời kỳ . Cụ thể là giai đoạn đầu ưu tiên tạo
công ăn việc làm nên công nghệ chủ yếu là sử dụng nhiều lao động, không đòi hỏi kỹ
thuật cao. Sau khi đã phát triển cơ sở hạ tầng , nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý ,
dần dần chuyển sang ngành có trình độ kỹ thuật cao, sử dụng ít lao động như sản xuất
linh kiện điện tử, máy vi tính, cơ khí chính xác .
* Về quy hoạch xây dựng :
Bộ trưởng Tài chính là người ra quyết đònh về đòa điểm xây dựng các KCX theo
đề nghò chính quyền các bang. Tư nhân có thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu
này.
* Về quản lý
Khác với các nước, việc quản lý toàn diện hoạt động các doanh nghiệp trong
KCX không do cơ quan nào của Chính phủ trung ương đảm nhận mà giao cho chính
quyền cấp bang quản lý. Do vậy, đểå lập xí nghiệp trong KCX nhà đầu tư trước tiên phải
liên hệ với Tổng Công ty phát triển kinh tế mỗi bang (SEDC) để ký hợp đồng thuê hay
mua đất và đồng thời cũng liên hệ với nhiều cơ quan khác như : Bộ Công thương để
đang ký lập công ty, y ban đầu tư để xin giấy phép đầu tư hay Bộ Tài chính để xin
hướng dẫn chính sách ưu tiên về thuế.

Việc quản lý nhà nước về tài chính, lao động, ngân hàng, bảo vệ môi trường thực
hiện bình thường theo luật chung áp dụng cho các doanh nghiệp ngoài KCX.
* Về ưu đãi đầu tư :
Ngoài việc miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bò và miễn thuế
xuất khẩu hàng hóa áp dụng cho các doanh nghiệp chế xuất, các doanh nghiệp hoạt
động trong khu chế xuất còn được hưởng ưu đãi quy đònh bởi “Luật khuyến khích đầu
tư” ban hành năm 1968. Ngoài các quy đònh chung, chính quyền các bang có thể bổ sung
thêm các chính sách trong thẩm quyền cho phép như về giá bán, giá thuê đất, thời hạn
thuê đất .
Những bài học kinh nghiệm chung :
Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển KCN-KCX, các nhà nghiên cứu khẳng
đònh rằng KCN-KCX là loại hình tăng tốc kinh tế phù hợp các nước đang phát triển
thông qua nền kinh tế hội nhập và mở cửa.

Trang 9


Từ những thành công lẫn thất bại trong việc thiết lập và vận hành các KCN-KCX
trên thế giới , chúng ta rút ra một số kinh nghiệm khái quát mang tính cơ bản mà các
quốc gia và vùng lãnh thổ cần quan tâm để vận hành thành công loại hình này tại đất
nước mình . Các kinh nghiệm này có mối quan hệ mật thiết nhau, cùng tác động lên sự
thành công của các KCN-KCX :
1. Kinh nghiệm bao trùm mang tính khởi điểm là sự ổn đònh về chính trò.
2. Các thể chế kinh tế và luật pháp tương đối ổn đònh trong thời gian nhất đònh. Các văn
bản pháp luật về phát triển KCN phải ổn đònh và thống nhất.
3. Có chính sách đủ hấp dẫn để giá thành sản phẩm sản xuất tại các khu này có thể cạnh
tranh được trên thò trường quốc tế và nội đòa, với hàng hóa sản xuất tại các KCN-KCX
khác.
4. Thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, các hoạt động tư vấn thực hiện tốt, dòch vụ một
cửa. Nhà nước cần có những khuyến khích về mặt tài chính, thuế …… có như vậy mới thu

hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
5. Các KCN,KCX phải xây dựng ở đòa điểm có lợi thế về kinh tế, xã hội, tự nhiên như
gần sân bay, bến cảng, đầu mối giao thông . Cơ sở hạ tầng và các tiện ích công cộng tốt,
nguồn lao động dồi dào và có kỹ thuật .
6. Cần xây dựng các KCN với sự đa dạng hóa các loại hình , với tính chất và quy mô
khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu thò trường trong nước và xuất khẩu . Phải kết hợp hài
hòa cả ba mặt lợi ích : lợi ích quốc gia, lợi ích nhà đầu tư và lợi ích của người lao động
trong KCN..
Ở nước ta , những kinh nghiệm trên chưa được vận dụng tốt vào công cuộc xây
dựng KCN-KCX . Tình trạng thiếu đồng bộ của các văn bản pháp luật, thực hiện pháp
luật chưa nghiêm, thủ tục hành chính rườm rà , nạn sách nhiễu, cơ sở hạ tầng yếu là
những trở lực chính cho việc phát triển các KCN, KCX .
1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam
Ngày 18/10/1991 Chính phủ đã ký nghò đònh 322/HĐBT ban hành quy chế KCX, tạo
bộ khung pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của KCX tại Việt Nam. Tháng
11/1991 KCX Tân Thuận được thành lập, đánh dấu sự ra đời và hoạt động của KCX đầu
tiên ở nước ta. KCX Tân Thuận có diện tích 300ha, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng là 88,920 triệu USD . Chủ đầu tư là Công ty liên doanh xây dựng và kinh doanh khu
công nghiệp xuất khẩu Tân Thuận (TTC) liên doanh giữa Việt Nam (Công ty phát triển
công nghiệp Tân Thuận )và hai đối tác Đài Loan (Pan Viet và Central Trading).
KCX Tân Thuận gần cảng lớn, cách trung tâm TP.HCM khoảng 4 km, gần sân bay…
Là KCX đầu tiên và được chọn làm thí điểm cho mô hình phát triển KCN-KCX sau này
nên KCX Tân Thuận được các cấp lãnh đạo trung ương và đòa phương quan tâm chỉ đạo

Trang 10


và tháo gỡ các khó khăn , tạo điều kiện cho KCX Tân Thuận hoạt động ổn đònh và phát
triển.
1.1.5 Các loại hình KCN –KCX-KCNC ở Việt Nam

Nước ta hiện áp dụng các loại hình phát triển KCN-KCX-KCNC sau :
+ Khu công nghiệp
+Khu chế xuất
+Khu công nghệ cao
+Khu kinh tế mở
Riêng mô hình KCN hiện có các loại hình sau :
- KCN thành lập trên khuôn viên đã có một số doanh nghiệp công nghiệp đang
hoạt động.
- KCN được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu di dời các nhà máy xí nghiệp đang
ở trong đô thò do yêu cầu chỉnh trang đô thò và bảo vệ môi trường.
- KCN có quy mô nhỏ được xây dựng ở những vùng có nguyên liệu nông thủy
sản lớn, đáp ứng cho yêu cầu chế biến.
- KCN hiện đại có quy mô lớn và xây dựng mới.
1.1.6 Một số thành tựu của các KCN Việt Nam trong thời gian qua
1.1.6.1 Tình hình chung :
Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp gắn liền quy hoạch vùng,
ngành nhằm phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, đòa phương và phù hợp cơ cấu
nguồn lao động, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực đòa phương. Phát
triển khu công nghiệp sẽ tận dụng được quỹ đất trống, nguồn nguyên liệu sẵn có và
nguồn lao động dư thừa trong vùng. Người lao động trong các khu công nghiệp có được
việc làm, thu nhập khá ổn đònh, đời sống được đảm bảo. Bên cạnh đó , làm việc trong
môi trường công nghiệp hóa, người lao động được tạo điều kiện để bồi dưỡng chuyên
môn nhằm đáp ứng nhu cầu công việc nên tay nghề ngày càng nâng cao. Người lao động
trong khu công nghiệp được chuyên môn hóa nghiệp vụ theo từng ngành, nghề làm việc
nên các cấp chính quyền đòa phương sẽ thuận lợi hơn trong việc quy hoạch phân bổ và
quản lý lao động. Song song đó, vì quy hoạch tập trung nên công tác quản lý môi trường
ở các khu công nghiệp cũng có mặt thuận lợi. Đây còn là hạt nhân cho việc hình thành
các khu công nghiệp mới.
Thực tế cho thấy, việc phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam trong những
năm qua đã tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ , chuyển dòch cơ cấu kinh

tế, giảm lực lượng lao động nông nghiệp và phân công lại lao động cho phù hợp với xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam cũng đã góp phần
xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trang 11


1.1.6.2

Một số thành tựu đạt được
Tính đến tháng 03/2004, ở Việt Nam có khoảng 196 khu công nghiệp và khu chế
xuất đã được quy hoạch phát triển, trong đó có 94 KCN, 3 KCX và 1 khu công nghệ cao
đã được thành lập với tổng diện tích trên 19.050 ha, diện tích có thể cho thuê trên 13.204
ha (chưa kể 14.000 ha của KCN Dung Quất). Ngoài ra còn có trên 100 cụm công nghiệp
hoặc KCN vừa và nhỏ nằm rải rác trên 20 đòa phương trong cả nước.
Về quy mô KCN, KCX bình quân diện tích là 189 ha/khu. Khu công nghiệp lớn
nhất (không kể Dung Quất) là KCN Phú Mỹ 1 thuộc tỉnh Bà Ròa Vũng Tàu với diện tích
954,4 ha, KCN nhỏ nhất là KCN Bình Chiểu (TP HCM) với diện tích là 28 ha.
Các KCN-KCX được hình thành chủ yếu giai đoạn 1996-1998 và tập trung ở ba
vùng kinh tế trọng điểm với tỷ lệ diện tích lấp đầy đạt khoảng hơn 40%.
Tính đến tháng 03/2004, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, các KCN-KCX
đã tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước (trên 40 nước và
vùng lãnh thổ) nên thu hút được 2.802 dự án đầu tư, bao gồm 1.404 dự án có vốn FDI,
với tổng số vốn đăng ký là 9.868 triệu USD và 1.398 dự án đầu tư trong nước với tổng
dự toán là 55,9 nghìn tỷ đồng. Riêng tỉnh Bà Ròa Vũng Tàu, quý 1/2004 có 24 doanh
nghiệp đang triển khai đầu tư vào 6 KCN, với vốn thực hiện đạt 79,9 triệu USD. Đến
tháng 03/2004 , các khu công nghiệp Bà Ròa Vũng Tàu có tổng vốn đầu tư thực hiện của
các dự án đạt trên 2,7 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 71% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tham khảo mười nước và vùng lãnh thổ có số vốn và dự án đầu tư lớn vào KCNKCX ở nước ta được thể hiện qua bảng 1 .
Bảng 1 : CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

STT

Nước, vùng lãnh thổ

1
Nhật Bản
2
Đài Loan
3
Hàn Quốc
4
Singapore
5
British Virgin Island
6
Hồng Kông
7
Thái Lan
8
Hoa Kỳ
9
Cayman Island
10
Malaixia
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư

Số dự án
165
433
156

86
55
67
34
47
4
44

Vốn đầu tư
(USD)
1.836.213.939
1.593.245.617
1.485.479.857
724.687.606
69.206.181
559.917.384
418.813.530
385.134.372
360.184.730
290.364.733

Qua bảng 1, ta thấy Nhật Bản là nước có số vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất
với 1.836.213.939 USD và Đài Loan là nước có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam nhất
Trang 12


với 433 dự án. Hầu hết các nước đầu tư vào Việt Nam là ở khu vực Đông Nam Á và
Châu Á.
Các ngành đầu tư vào Việt Nam bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ,
xây dựng, giao thông, khách sạn, công nghiệp thực phẩm, nông lâm nghiệp, xây dựng

khu công nghiệp…..
Theo thống kê, doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN-KCX tăng đều qua
các năm, năm 2003 đạt gần 7,3 tỷ USD, tăng 30 % . Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3 tỷ
USD, nộp ngân sách 421 triệu USD, gấp 1,8 lần so với năm 2002. Trong đó, doanh thu
của các doanh nghiệp KCN Đồng Nai đạt trên 3 tỷ USD, nộp ngân sách 183 triệu USD.
Doanh thu của các doanh nghiệp thuộc KCN Bình Dương đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Trong
số các doanh nghiệp KCN-KCX đã được cấp giấy phép, có gần 1.500 doanh nghiệp đã
sản xuất kinh doanh. Giá trò hàng hóa sản lượng tăng cao.
Với tốc độ phát triển như hiện nay, KCN-KCX luôn có thế mạnh là tạo nhiều
công ăn việc làm cho người lao động. Năm 2003 các KCN-KCX đã thu hút và tạo việc
làm cho khoảng 512 nghìn lao động trực tiếp, gấp 1,4 lần so với năm 2002 và gấp 2 lần
so với năm 2001, trong đó KCN Bình Dương thu hút được 86.000 lao động.
1.2 VAI TRÒ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
1.2.1

Thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế
KCN-KCX là nơi thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tăng trưởng
kinh tế nhanh và vững chắc, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn các nước phát triển nhất là các
nước trong khu vực.
Thực tế, các dự án đầu tư vào KCN-KCX có tốc độ rất cao và nguồn vốn đầu tư
lớn kể cả trong và ngoài nước. Đất nước ta hiện vẫn còn thiếu nguồn vốn đầu tư nên
việc tạo thông thoáng cho môi trường thu hút đầu tư là yêu cầu bức thiết. Do vậy, KCNKCX-KCNC là nơi tốt nhất thực thi công tác vận động thu hút đầu tư nước ngoài. Một
trong những động lực cơ bản giúp chúng ta đạt được những thành tựu to lớn trong quá
trình phát triển kinh tế là sử dụng tốt vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). FDI trên
thực tế có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm thâm
hụt cán cân thương mại thông qua gia tăng xuất khẩu, hòa nhập kinh tế khu vực và thế
giới.
1.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và nhân lực
KCN-KCX-KCNC là loại hình kinh tế tạo công ăn việc làm, giảm thiểu tình trạng

thất nghiệp. Thực tế chỉ trong vòng 10 năm hình thành và phát triển KCN, cả nước đã
giải quyết việc làm cho trên 233.000 việc làm cho người lao động . Khi các KCN đã đi
vào hoạt động đạt công suất thì yêu cầu việc làm ngày càng cao, góp phần rất lớn trong
Trang 13


chính sách giải quyết việc làm và thu nhập quốc dân cũng như cải thiện đời sống ngày
càng cao cho nhân dân.
Sự phát triển các KCN –KCX -KCNC cũng là hình thức khai thác tài nguyên một
cách khoa học và có hiệu quả. Cụ thể là hiệu quả sử dụng đất theo quy hoạch cụ thể,
hạn chế được các thủ tục rườm rà, mất thời gian như trước kia.
Việc quy hoạch KCN-KCX-KCNC được thông qua hội đồng thẩm đònh của Bộ
xây dựng , trong đó có phân cụ thể chức năng từng khu vực dành riêng cho từng loại
hình doanh nghiệp, tránh gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai và sử dụng hiệu quả
chúng.
Ngoài ra, việc quy hoạch và phát triển KCN-KCX-KCNC gần với nguồn nguyên
liệu tạo sự phát triển cho các ngành công nghiệp chế biến như nông sản, lọc hóa dầu hay
một số KCN gần những làng nghề truyền thống như gốm , sơn mài, thủ công mỹ nghệ.
1.2.3 Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng
Khi các doanh nghiệp hoat động không theo quy hoạch KCN thì việc đầu tư cơ sở
hạ tầng sẽ lãng phí và chất lượng không đảm bảo.
Việc hình thành các KCN-KCX-KCNC đã góp phần khắc phục các nhược điểm
trên. Nhà đầu tư chỉ cần ký hợp đồng thuê lại đất với chủ đầu tư kinh doanh cơ sở hạ
tầng là họ có thể nhận bàn giao đất ngay, không phải tốn nhiều thời gian và chất lượng
công trình hạ tầng đảm bảo.
Ngoài ra, KCN-KCX-KCNC cũng góp phần giải quyết gánh nặng của Nhà nước
trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng . Nhà nước chỉ đầu tư hạ tầng đến hàng rào các KCNKCX-KCNC và đấu nối vào các hạng mục trong hàng rào trên cơ sở quy hoạch được
duyệt.
1.2.4 Bảo vệ môi trường
Môi trường ngày càng xấu đi dẫn đến những hậu quả không lường. Môi trường bò

hủy hoại là cái giá phải trả cho sự phát triển công nghiệp khi mà sự nhận thức của nhà
đầu tư về môi trường còn kém.
Các nhà máy tồn tại đan xen vào các khu đô thò hay các thành phố lớn ngày càng
bò lên án bởi những tác hại của chúng ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
Chính vì thế , KCN-KCX-KCNC đã góp phần hạn chế các tác hại trên. Chất thải được
thu gom và xử lý theo quy đònh. Ngoài ra, các KCN-KCX-KCNC được quy hoạch các
khu vực trồng cây xanh tập trung, hình thành “ lá phổi của KCN-KCX-KCNC” , hệ
thống cây xanh phân tán, các bãi chất thải rắn để phân loại và tiêu hủy an toàn nhất.
Vấn đề mà các KCN quan tâm là lượng nước thải , chiếm khoảng 80% lượng nước
cấp vào KCN với hàm lượng chất thải cao gây ô nhiễm môi trường. Chính vì thế các
KCN phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải để thu gom xử lý các chất thải này trước
khi cho nó chảy vào hệ thống thoát nước tự nhiên.
Trang 14


KCN –KCX-KCNC đã góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường cho chính KCN mà
còn cho môi trường xung quanh. Việc hình thành các KCN không phải là cái túi đựng
các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp mà nó còn là một thực thể hoàn chỉnh nhằm
đáp ứng yêu cầu tiến bộ của xã hội.
1.2.5

Góp phần phát triển kinh tế theo đònh hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa
KCN-KCX-KCNC đã đóng góp những thành quả to lớn vào việc tăng trưởng kinh
tế của đất nước. Các tỉnh tiêu biểu như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương , Bà Ròa
Vũng Tàu....đã làm dòch chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đặc biệt có KCN chỉ thành lập
và phát triển chưa đầy 4 năm đã lấp kín như KCN Sóng Thần (Bình Dương), KCN Biên
Hòa (Đồng Nai). Mô hình KCN-KCX-KCNC chứng minh hiệu quả của nó và từng bước
xóa bỏ cơ chế cho xin trong việc thuê đất xây dựng dự án , thu hút ngày càng nhiều các
nhà đầu tư.
Phát triển KCN –KCX -KCNC sẽ có tác động rất lớn thúc đẩy nền kinh tế quốc

gia, loại hình KCN-KCX-KCNC phát triển có tác dụng thúc đẩy các loại hình kinh tế
khác cùng phát triển. KCN tập trung sẽ là nơi sử dụng các nguyên vật liệu trong nước,
hình thành các vùng nguyên liệu, đẩy nhanh phát triển các loại hình dòch vụ, góp phần
vào mục tiêu đô thò hóa nông thôn, chuyển dòch thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, điện tử….tiếp thu được những thành tựu khoa học của thế
giới.
1.3 NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KCN-KCX-KCNC Ở VIỆT
NAM
* Chưa thống nhất trong nhận thức và vận dụng chủ trương phát triển KCN-KCXKCNC . Chưa nhận rõ vai trò và vò trí của KCN-KCX-KCNC để xây dựng và phát triển
cơ sở công nghệ mới trong điều kiện mật độ dân số gia tăng và quỹ sử dụng đất ngày
càng hẹp.
* Chính sách phát triển KCN-KCX-KCNC chưa xác đònh một cách rạch ròi, chưa
có sân chơi cho các doanh nghiệp, chưa khuyến khích các khu vực có điều kiện kinh tế
xã hội khó khăn , chính sách về đất, đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách thuế chưa
thỏa đáng ngày càng triệt tiêu động lực phát triển, hạn chế việc phát triển nội lực. Đây
cũng là nguyên nhân làm cho sự phát triển không đồng đều giữa các KCN miền Bắc,
Trung và Nam.
* Các khu vực phát triển KCN chậm là do môi trường đầu tư kém hấp dẫn, điều
kiện sinh hoạt, các kỹ năng giao dòch kinh doanh theo cơ chế thò trường, sức ỳ của cơ chế
quản lý cũ. Chính quyền đòa phương chưa quan tâm đúng mức nhất là các công trình phát
triển hạ tầng ngoài khu vực KCN-KCX-KCNC.

Trang 15


* Công tác quản lý còn vướng mắc. Một số cơ quan quản lý chưa thông cơ chế
quản lý “một cửa, tại chổ”, nên chưa tin , chưa mạnh dạn ủy quyền cho ban quản lý các
KCN tỉnh thực hiện. Ban quản lý các KCN các tỉnh còn lúng túng , thiếu kinh nghiệm,
quan hệ giữa các ban quản lý KCN-KCX-KCNC cấp tỉnh và một số ban ngành còn có
vướng mắc.

Trong việc phát triển KCN-KCX-KCNC , chúng ta không chỉ quan tâm đến các
KCN lớn ở đô thò mà còn phải chú trọng đến các KCN vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn
để thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Cần chú ý thu hút đầu tư vào
các KCN đã hình thành, thường xuyên rút kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao sức
hấp dẫn và hiệu quả đầu tư các KCN-KCX-KCNC.
WX*WX

Trang 16


Chương II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH
BÌNH DƯƠNG THỜI GIAN QUA
2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Bình Dương được bao bọc bởi hai con sông lớn : sông Sài Gòn ở phía Tây và sông
Đồng Nai ở phía Đông, diện tích 2.680km2 . Xét về vò trí đòa lý thì Bình Dương lọt vào
giữa vùng Đông Nam Bộ: Bắc giáp tỉnh Bình Phước, Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh,
Đông giáp tỉnh Đồng Nai, Tây giáp tỉnh Tây Ninh. Đòa hình Bình Dương tương đối bằng
phẳng, nhiều sông suối và hồ nhỏ. Quốc lộ 13 chạy giữa tỉnh theo chiều Bắc Nam là trục
giao thông chính của Bình Dương. Thủ Dầu Một cách thành phố Hồ Chí Minh có 30 Km.
Hệ thống đường giao thông phân bố theo kiểu nan quạt từ Thủ Dầu Một tới các xã, các
vùng gắn các huyện với tỉnh lỵ, nông thôn với đô thò.
Bình Dương nằm trong khu vực có nhiều tài nguyên khoáng sản, có hệ thống giao
thông thủy , bộ quan trọng như quốc lộ 1A. quốc lộ 13.
Khí hậu Bình Dương nằm trong vùng nhiệt đới gío mùa. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 26,5 độ. Số giờ nắng trong năm là 2.500 đến 2.800 giờ. Lượng mưa trung bình
hàng năm là 1.600mm. Độ ẩm không khí là 79,75%.
Dân số của Bình Dương là 742.790 người. Mật độ dân cư khoảng 270 người/km2,

tập trung ở phía đông nam của tỉnh, nơi hàng ngày hàng giờ diễn ra các hoạt động kinh
tế sôi động.(xin xem bảng 2)
Bảng 2 : DÂN SỐ TỈNH BÌNH DƯƠNG PHÂN THEO HUYỆN THỊ
STT

Đơn vò hành chánh

Số
Diện tích
Dân số TB
Mật độ
2
xã,phường
(km )
(người/km2)
1
Thò xã Thủ Dầu Một 10
84,4
148.645
1.753
2
Huyện Dầu Tiếng
11
720,1
89.037
124
3
Huyện Bến Cát
15
586,61

107.940
184
4
Huyện Phú Giáo
9
538,61
61.340
114
5
Huyện Tân Uyên
18
611,17
121.172
198
6
Huyện Thuận An
10
82,46
115.754
1.404
7
Huyện Dó An
6
57,35
98.902
1.725
Toàn tỉnh
79
2.680,7
742.790

270
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Bình Dương
Cơ cấu lao động tỉnh Bình Dương đến năm 2003 được phân chia như sau :
Trang 17


+ Lao động công nghiệp , xây dựng chiếm khoảng 43,95%.
Hàng năm có khoảng 15-20 nghìn lao động trẻ them gia lực lượng lao động . Đó là
nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH, phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh.
+ Lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 35,67%.
+ Lao động trong các ngành dòch vụ khoảng 20,38%.
Được tái lập năm 1996 từ tỉnh Sông Bé cũ, lúc đầu Bình Dương gồm 4 huyện thò.
Sau đó, chia tách thành 1 thò xã và 6 huyện với 71 xã phường và 8 thò trấn. Tốc độ đô thò
hóa ở Bình Dương đang diễn ra khá nhanh theo đà phát triển của các thành phần kinh tế.
Thò xã Thủ Dầu Một cũng đang mở rộng sang phía Đông bắc và phía Nam, nhất là dọc
quốc lộ 13. Miền đất Bình Dương nằm trong khu trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam.
Trong những năm gần đây với đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẻ, Bình Dương đã có nhiều
thay đổi quan trọng giúp chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hóa. Hàng
loạt các khu công nghiệp lần lượt mọc lên trên các khu vực thuần nông xưa, làm thay đổi
hẳn bộ mặt nông thôn của tỉnh. Nhà máy xí nghiệp mọc lên như nấm, hàng hóa dồi
dào, thu hút nhiều lao động, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân. Thu nhập cá nhân
và ngân sách tỉnh tăng lên kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế
khác nhất là thương mại và dòch vụ.
Bình Dương phát triển KCN sau các tỉnh và thành phố trong khu vực cũng như cả
nước nên đã học tập và rút kinh nghiệm từ việc xây dựng mô hình này. Tỉnh đã chủ
động phát triển KCN mà không phát triển KCX, KCNC.
Hiện tại Bình Dương đang có 11 khu công nghiệp, trong đó có 10 khu công nghiệp
đã đi vào hoạt động là Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An, Bình Đường, Việt Hương,
Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Mỹ Phước, Dệt may Bình An, Việt Hương 2. Khu

công nghiệp Mai Trung chưa đi vào hoạt động.
2.1.2 So sánh lợi thế giữa các KCN của Bình Dương và các đòa phương khác
2.1.2.1 Bình Dương được xem là tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất
nước
Bảng 3 : TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP (theo giá so sánh năm 1994)
Đvt : %
Khu vực
2000
2001
2002
2003
I. Vùng kinh tế trọng điểm phía 110,6
111,1
111,0
112,2
Nam
1. Bình Dương
115,5
114,4
115,8
115,3
2. Đồng Nai
110,6
111,1
112,2
113,2
3. Bà Ròa Vũng Tàu
113,8
114,8
111,5

113,4
4.Thành phố Hồ Chí Minh
109,0
109,3
110,2
111,2
II. Việt Nam
106,79 106,89 107,04 107,04
Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam và Bình Dương Năm 2003
Trang 18


Qua bảng 3 , ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Bình Dương luôn tăng đều qua
các năm . Tốc độ tăng trưởng cao hơn từ 2-2,5 lần so với mức tăng trưởng bình quân của
cả nước và cao hơn các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Việt Nam là nước
có mức độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ hai trên thế giới trong 5 năm gần đây .Đây là lợi
thế mà Bình Dương có được trong việc thu hút các nhà đầu tư vào các KCN.
2.1.2.2 Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng trưởng công nghiệp siêu cao và cao nhất
nước
Bảng 4 : CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
(theo giá so sánh năm 1994)
Đvt : %
Khu vực
2000
2001
2002
2003
I. Vùng kinh tế trọng điểm phía 117,5
115,8
115,8

117,2
Nam
1. Bình Dương
142,5
133,0
140,2
136,1
2. Đồng Nai
117,0
114,8
116,4
118,9
3.Bà Ròa Vũng Tàu
117,7
109,3
107,6
110,7
4. Thành phố Hồ Chí Minh
117,4
116,7
115,1
115,4
II. Việt Nam
117,5
114,6
114,5
116,4
Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam và Bình Dương Năm 2003
Qua bảng 4 , ta thấy Bình Dương có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao hơn từ 22,5 lần so với tốc độ tăng trưởng của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của
cả nước. So sánh năm 2003, ta thấy chỉ số tăng trưởng của Bình Dương là 136,1 % , cao

hơn rất nhiều so với Đồng Nai (118,9%), Bà Ròa Vũng Tàu (110,7%), Thành phố Hồ Chí
Minh (115,4%), vùng trọng điểm phía nam (117,2%), cả nước (116,4%). Qua đó, ta thấy
được sự phát triển mạnh mẽ của các KCN ở Bình Dương với giá trò công nghiệp đạt rất
cao.
2.1.2.3 Chuyển dòch cơ cấu kinh tế ngoạn mục
Bảng 5 : CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Đvt :%
Năm
Nông lâm
Công nghiệp
Dòch vụ
ngư nghiệp
và xây dựng
Năm 1991
33,1
35,1
31,8
Năm 1997 (tách tỉnh)
22,8
50,4
26,6
Năm 2000
16,7
58,1
25,2
Năm 2001
15,1
59,4
25,5
Năm 2002

13,5
60,5
26,0
Năm 2003
12,0
62,0
26,0
Nguồn : niên giám thống kê tỉnh Bình Dương
Trang 19


BIỂU ĐỒ 1 : TỶ LỆ CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

Nông nghiệp 12%
Công nghiệp 62%
Dòch vụ 26%

Qua bảng 5 , ta thấy tỉnh Bình dương có sự chuyển dòch cơ cấu kinh tế ngoạn mục,
từ tỉnh thuần nông lâm trở thành tỉnh có nền công nghiệp làm nền tảng. (xin xem biểu
đồ 1)
Với phương châm “ trải chiếu hoa “ chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước
bằng cách xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt, thủ tục thông thoáng ,
Bình Dương đã trở thành một trong năm tỉnh thu hút nhiều đầu tư nước ngoài và nguồn
vốn FDI hiện nay bằng 70% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh giai đoạn 1997-2003.
Sau đây là một vài số liệu so sánh giữa KCN tỉnh Bình Dương với tỉnh Đồng Nai
và Thành phố Hồ Chí Minh.
So với cả nước, Bình Dương chiếm 11,5% về số lượng KCN và 12% về diện tích,
TP HCM tương ứng là 14% và 21%, Đồng Nai là 13% và 29%.
Về quy mô KCN, bình quân diện tích là 202ha/khu, TPHCM là 177 ha/khu và Đồng Nai
là 267 ha /khu.

Diện tích lấp kín bình quân 9 KCN đi vào hoạt động (không kể KCN VSIP) là
68% , TP HCM là 48% và Đồng Nai là 54%.
Vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng bình quân 1,17 tỷ đ/ha, thấp hơn nhiều so với Thành phố
Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Điều này do vò trí đòa lý và điều kiện tự nhiên Bình Dương
có nhiều thuận lợi.
Bình Dương cũng là tỉnh có tỷ lệ dự án FDI triển khai thành công cao nhất nước
(94%) và tỷ lệ chưa triển khai hoặc rút giấy phép thấp nhất nước(6%). Lẽ dó nhiên , hoạt
động đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa của tỉnh.
2.2 . KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH
DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.2.1 Tình hình thu hút đầu tư : (xin xem phụ lục 3)
Trong năm 2003, Ban quản lý KCN đã cấp mới 67 dự án đầu tư nước ngoài với
tổng số vốn đầu tư đăng ký là 177.087.000 USD, trong đó KCN Việt Nam –Singapore có
26 dự án với số vốn là 98.886.000 USD. Có 36 dự án điều chỉnh bổ sung vốn với tổng số
Trang 20


vốn tăng là 71.722.210 USD. Tổng số vốn đầu tư vào các KCN đã thu hút trong năm
2003 là 150.443.210 USD, bằng 98% năm 2002 và đạt 125% kế hoạch. Chiếm 40% tổng
vốn FDI thu hút vào Bình Dương năm 2003 .
Đầu tư trong nước : có 24 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
với vốn điều lệ là 33,3 tỷ đồng. So với năm 2002, số dự án bằng 48% và vốn đăng ký
bằng 64%, so với kế hoạch đạt 109%về số dự án nhưng vốn đăng ký chỉ bằng 57%.
Như vậy đến cuối năm 2003, đã có 509 dự án đang hoạt động trong các KCN ở
Bình Dương, bao gồm 367 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 1.650.148.000
USD và 142 dự án trong nước với tổng vốn là 716 tỷ đồng .
Bảng 6 : DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO KCN TỈNH BÌNH DƯƠNG
STT
1
2

3
3
4
5
6
7
8

Tên KCN
Tổng dự án
Sóng thần 1
155
Sóng thần 2
84
Việt Nam-Singapore
123
Đồng An
70
Bình Đường
12
Việt Hương
40
Tân Đông Hiệp A
6
Tân Đông Hiệp B
1
Mỹ Phước
18
Tổng cộng
509

Nguồn : Ban Quản lý KCN Bình Dương

Đầu tư NN
68
70
121
42
7
39
4
0
16
367

Đầu tư TN
87
14
2
28
5
1
2
1
2
142

Về ngành nghề đầu tư vào KCN được chia thành các nhóm chính chủ yếu là sản
xuất thực phẩm và đồ uống(chiếm 5,42% số dự án và 19,8% số vốn), may mặc (chiếm
10,42% số dự án và 13% số vốn), giày da (chiếm 7,4% số dự án và 7,5% số vốn), dệt
(chiếm 8,33% số dự án và 8,18% số vốn), hoá chất (chiếm 11,67% số dự án và 8,55% số

vốn) và các ngành khác.
Các quốc gia đầu tư vào KCN Bình Dương có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong
đó nhiều nhất vẫn là Đài Loan với 128 dự án (chiếm 53% số dự án và 63% số vốn đăng
ký), kế đến là Hàn Quốc với 42 dự án (chiếm 17,5% số dự án và 11,5% số vốn đăng ký),
Bristish Virgin, Mỹ, Đức…..
Chính cơ cấu quốc gia đầu tư này mà chòu ảnh hưởng của cuôc khủng hoảng tài
chính khu vực năm 2001 đã làm giảm số dự án đầu tư và một số dự án triển khai chậm
như Công ty Great Vietnam, Công ty TNHH Wooshin….
Hầu hết các dự án sau khi được cấp phép đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh đều
tiến hành nhanh thủ tục ban đầu như dấu, mã thuế, hải quan, đang ký nhân sự và xây
Trang 21


dựng nhà máy để đi vào hoạt động. Tuy nhiên cũng có một số dự án do khó khăn về tài
chính nên chậm triển khai và xin gia hạn thời gian thực hiện như công ty Gie Ascom, Tai
San, Sơn TOA, 3H.
2.2 .2 Tình hình quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng :
Hiện nay toàn tỉnh có 9 KCN được chính phủ cấp phép xây dựng cơ sở hạ tầng.
Các KCN cơ bản đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động là Sóng Thần 1,
Sóng Thần 2, Việt Hương, Đồng An, Bình Đường, Mỹ Phước, Việt nam- Singapore.
Dự kiến đến năm 2010, tỉnh sẽ phát triển 13 KCN với diện tích 6200 ha.
Các thành phần kinh tế tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cũng đa dạng gồm có
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước liên doanh nước ngoài, Công ty cổ phần.
Năm 2003, KCN VSIP xây dựng giai đoạn hai hạ tầng với diện tích 76 ha theo
quy hoạch được duyệt trong đó có thêm 7 xưởng xây sẳn , thêm 1.015 mét đường giao
thông nội bộ bê tông nhựa, hệ thống cấp thoát nước....
Ngoài ra , việc đầu tư các công trình như điện , nước cũng được các KCN đầu tư,
nâng cấp, đáp ứng kòp thời nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kho ngoại quan của VSIP được xây dựng với diện tích 1,8 ha, vốn đầu tư khoảng
500.000 USD và sẽ đi vào họat động đầu năm 2004.

Đặc thù của KCN Sóng Thần 1 là hệ thống kho bãi và văn phòng với diện tích sử
dụng trên 84 ha, trong đó nhà kho là 42 ha. Kho bãi đã khai thác trên 70%, đáp ứng yêu
cầu kho bãi chứa hàng của các doanh nghiệp.
Khó khăn chung của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là tiến độ giải tỏa đền bù còn
chậm. Tuy vậy, được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp lãnh đạo tỉnh kòp thời tháo gỡ các
khó khăn.
2.2.2.1 Công tác quản lý quy hoạch
Năm 2003, chính phủ có công văn chấp thuận chủ trương cho Công ty cổ phần đầu
tư KCN Việt hương làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Việt
Hương 2 với diện tích 110 ha tại xã An Tây, Bến Cát với tổng vốn đầu tư 122,7 tỷ đồng
và thời hạn hoàn thành là 5 năm. Ngòai ra tỉnh còn chấp thuận chủ trương mở rộng diện
tích KCN Mỹ Phước từ 377 ha lên 900 ha. Chấp thuận chủ trương cho Công ty Cao su
Dầu Tiếng làm chủ đầu tư KCN Dầu Tiếng, Công ty cao su Phước Hòa làm chủ đầu tư
KCN tại Tân Uyên, nâng tổng diện tích có chủ trương thành lập KCN gần 1.200 ha.

2.2.2.2 Tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng KCN :
Trang 22


• Công tác đền bù, giải tỏa, xây dựng khu tái đònh cư, nhà ở cho công nhân:
Năm 2003 đã thực hiện đền bù giải tỏa với tổng kinh phí 119,85 tỷ đồng , tập
trung vào hai KCN Mỹ Phước và Tân Đông Hiệp , trong đó KCN Mỹ Phước đã đền bù
323 ha/377ha, đạt 80% diện tích với kinh phí 49,5 tỷ đồng. KCN Tân Đông Hiệp đã đền
bù 117,3 ha/164 ha đạt 71% diện tích và kinh phí là 70,35 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện nay
công tác đền bù giải tỏa đang gặp khó khăn như KCN Tân Đông Hiệp B còn 123 hộ (47
ha) , KCN Đồng An còn 6 hộ (8 ha), Việt Hương (MR) còn 11 hộ (10 ha), Mỹ Phước trên
50 ha vẫn chưa tiến hành đền bù. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân cho rằng giá
đền bù vẫn còn thấp mặc dù các chủ đầu tư đã tích cực thỏa thuận , gây ảnh hưởng lớn
đến tiến độ thi công xây dựng hạ tầng và kêu gọi đầu tư.
Đền bù giải tỏa khu tái đònh cư : Công ty Becamex chủ đầu tư KCN Mỹ Phước đã

triển khai khu tái đònh cư có diện tích 41,7 ha với tổng vốn đầu tư thực hiện là 9,7 tỷ
đồng, Công ty Tứ Hải, chủ đầu tư KCN Tân Đông Hiệp B đã tiến hành đền bù được
20,13 ha/34,2 ha, đạt 59% và kinh phí là 12,22tỷ đồng.
Xây dựng nhà ở cho công nhân : đến nay chỉ có công ty cổ phần Hưng Thònh –chủ đầu tư
KCN Đồng An đã tiến hành xây chung cư cho người lao động KCN diện tích 3,5 ha, quy
mô một trệt ba lầu, diện tích sử dụng 14000m2, tổng vốn đầu tư 34 tỷ đồng. Công trình
cơ bản hoàn thành và sẽ đưa vào sử dụng.
Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng KCN
Trong số các KCN do chính phủ cấp phép thành lập, có 6 KCN cơ bản hoàn
thành xây dựng cơ sở hạ tầng : Sóng Thần 1, 2,Đồng An, Bình Đường, Việt Hương , Tân
Đông Hiệp A, Việt Nam – Singapore. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 175,42 tỷ
đồng, giảm 3% so với năm 2002, chủ yếu vào hai KCN Mỹ Phước và Tân Đông Hiệp B
với các lónh vực chủ yếu như giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông, điện, cấp
thoát nước, xử lý nước thải....



Trang 23


Bảng 7: TÌNH HÌNH QUY HỌACH VÀ CHO THUÊ ĐẤT KCN TỈNH BÌNH
DƯƠNG
STT

1
2
3
3
4
5

6
7
8

Tên KCN

DT quy
hoạch
(ha)
Sóng Thần 1
180,33
Sóng Thần 2
319
ViệtNam-Singapore 500
Đồng An
132,3
Bình Đường
16,5
Việt Hương
45,6
Tân Động Hiệp A
47
Tân Đông Hiệp B
164,12
Mỹ Phước
377
Tổng cộng
1.781,85

Diện

tích cho
thuê(ha)
154,2
225,08
215
92,6
14
37,72
29,65
115,03
267,2
1.150,48

Diện tích
đã cho
thuê(ha)
139,5
175,5
195
83,06
11,5
20,45
24,27
36,85
77,28
763,41

Tỷ lệ (%)

90,47

77,97
90,70
89,70
82,14
54,22
81,85
32,04
28,92
66,36

Nguồn : Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì tỷ lệ lấp kín trên 50% thì xem như là
thành công. Qua bảng 7, ta thấy tỷ lệ lấp đầy các KCN của Bình Dương là trên 50% , cá
biệt có Sóng thần 1 đạt 90,47%, Đồng An đạt 89,7% , Bình Đường là 82,14% và VSIP là
90,70%. Các KCN khác cũng đạt tỷ lệ cao nhưng do triển khai giai đoạn 2 nên giảm tỷ
lệ xuống . Tỷ lệ lấp đầy chung cho các KCN Bình Dương là 66,36% là đáng kể và cao so
với các tỉnh khác trong nước. Cả nước có 40 KCN có tỷ lệ lấp đầy trên 50% thì Bình
Dương đã chiếm 7 KCN là Sóng Thần 1,2; Việt Nam – Singapore, Đồng An, Bình
Đường, Việt Hương, Tân Đông Hiệp A.
Ngoài ra, tỷ lệ lấp đầy các KCN còn phụ thuộc nhiều vào giá thuê đất và loại
ngành nghề cũng như quy mô dự án đầu tư vào KCN. Các ngành nghề cần mặt bằng
rộng thì tập trung ở các KCN có giá thuê đất thấp để tiết kiệm chi phí đầu tư.
KCN Sóng Thần 1 có tỷ lệ lấp đầy cao nhất là do KCN này đi vào hoạt động đầu tiên
cùng lúc với việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đổ về. Năm 1997 khi có khủng
hoảng tài chính ở khu vực Châu Á làm ảnh hưởng tốc độ đầu tư vào các KCN.
Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến tỷ lệ lấp đầy KCN là sự vận động đầu tư
cùng với các chính sách ưu đãi nhắm vào các nhà đầu tư và cạnh tranh với các KCN bạn.
Năm 2003, các KCN Bình Dương đã cho thuê lại đất và nhà xưởng được 62,42 ha,
đạt 52% kế hoạch năm. Nguyên nhân không đạt kế hoạch đề ra là do công tác giải tỏa,

đền bù chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng cơ sở hạ tầng. Tình hình thu
Trang 24


×