Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN CÔNG HOAN, VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ NAM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.46 KB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM SỸ CƯỜNG

NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG SÁNG TÁC
NGUYỄN CÔNG HOAN, VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ NAM CAO
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số

: 62.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Trần Đăng Xuyền

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất.
Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả

Phạm Sỹ Cường


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài...........................................................................................1


2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................2
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................2
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................3
3.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................3
4.Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
5.Đóng góp của luận án...................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH............................................................................7
...........................................................................................................................7
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT........................7
VỀ NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG VĂN HỌC....................................7
HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM.........................................................7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.................................................................7
Khái niệm “ngôn ngữ đối thoại”....................................................................7
Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao...........................................................11
1.2. Khái quát về ngôn ngữ đối thoại trong văn học hiện thực phê phán
Việt Nam.........................................................................................................16
Cơ sở hình thành ngôn ngữ đối thoại trong văn học hiện thực phê phán
Việt Nam.........................................................................................................16
Đặc trưng và chức năng của ngôn ngữ đối thoại trong văn học hiện thực
phê phán Việt Nam........................................................................................19
Thế nào, mày nghĩ tao nói có phải hay không?..........................................23


Vâng, thưa hai cụ con cũng biết rằng cháu được sang đó nương nhờ các
cụ và cô Hai, thật là phúc cho nó lắm. Nhưng vì, nhà con thiếu hơn hai
đồng tiền sưu, mới phải đến kêu cửa cụ. Nếu cụ chỉ cho một đồng, thì còn
hơn một đồng nữa, chúng con không biết chạy vào đâu được. Vậy xin hai

cụ nhón tay làm phúc…................................................................................23
Thiếu bao nhiêu mặc kệ mày, kể lể gì? Mày định bổ vào nhà tao đấy à? 23
Thiếu một đồng nữa, thì xem trong nhà còn có cái gì đáng tiền, đem mà
bán nốt đi vậy! Chứ đứa con gái sáu tuổi, bây giờ cho cũng không đắt
thay, ai động rồ mà trả mày hơn…..............................................................23
Thưa lạy hai cụ, thật quả nhà con không còn cái gì đáng giá hai hào......24
Sao bảo nhà mày có con chó cái khôn lắm?” [143, tr.54-55].....................24
Nó đẻ mấy con? Con nó đã mở mắt chưa?..................................................24
Bẩm, bốn con. Nó biết ăn cơm đã hai hôm nay… Hay là xin cụ đỡ con hai
đồng, lờ lãi thế nào con cũng xin vâng. Chỉ độ hai phiên chợ nữa, mấy
con chó ấy cứng cát, bán được, thì con lại xin nộp cụ................................24
Tiền tao có phải vỏ hến mà tao quẳng cho mày bây giờ? Dễ tao hám lãi
của mày lắm đấy? Thôi, thế này: chó tao cũng mua vậy. Bắt cả con chó
cái và đàn chó con sang đây, tao trả cho một đồng nữa. Với con bé kia
một đồng là hai…Thế là nhà mày đủ tiền nộp sưu, lại khỏi nuôi chó, khỏi
nuôi con. Sướng nhé!” [153, tr.55-56]..........................................................24
Ông hỏi gì? Mời ông ngồi!............................................................................27
Bần tăng xin phép…Thưa ngài, bần tăng đã cam chịu khổ hạnh, vất vả
đến nỗi bần tăng lại còn làm chủ nhiệm một tờ báo nữa, tờ báo Gõ mõ…
A Di Đà Phật!.................................................................................................27
Báo Gõ mõ à? Sao không dạy người ta đi hát cô đầu có được không?....27
Bẩm ngài đi hát cô đầu cũng chỉ là di dưỡng tinh thần, vì đó là thuộc
kinh nhạc trong Tứ thư Ngũ kinh của đức Khổng. Tăng ni chúng tôi mà


có đi hát thì cũng không bao giờ phạm đến sắc giới vì chúng tôi chỉ hát
chay thôi chứ không khi nào ngủ lại cả đêm ở nhà chị em. Vả lại…đến
pháp luật của chính phủ bảo hộ cũng bênh vực cho sư đi hát nữa là! Đấy
ngài xem, anh chủ cái báo ấy dám công kích sư đi hát mà bần tăng kiện
tại tòa cho phải thua hộc máu mồm ra đấy!...............................................27

À, à! Thế kia à? Ghê nhỉ?” [117, tr.359-360]...............................................28
“- Ấy nói thế để ngài rõ bần tăng có nhiều thế lực. Những quan đại thần
như các vị toàn quyền, thống sứ, đốc lý cũng là ân nhân báo Gõ mõ… của
bần tăng. Ở tòa báo có đầy đủ những chân dung to tướng của các vị…Ồ,
Phật giáo là cao thâm huyền bí lắm.............................................................28
Thế thì sao đã đi tu mà lại còn mở báo cạnh tranh với ai làm gì nữa?....28
Bẩm đó không phải vô duyên cớ ạ. Duyên do xứ ta mới có hội Phật giáo
mới lập, cũng mở báo cạnh tranh... Sợ tổn hại đến quyền lợi nhà chùa,
bần cùng mà bần tăng phải cho ra đời tờ Gõ mõ.......................................28
Gớm, các nhà sư quảng cáo tranh nhau như thế thì cũng gần bằng “Vua
Thuốc Lậu” cạnh tranh nhau!.....................................................................28
A Di Đà Phật! Ở trong bộ biên tập báo Gõ mõ cũng có một ông Vua thuốc
lậu! Cho nên việc quảng cáo nhà chùa cũng do đó mà lan rộng đến chúng
sinh. Mà thưa ngài, ngài đừng tưởng nhầm rằng sư mà làm báo thì
không hiểu gì là nghề báo, gì là bút chiến đâu nhé? Những ông làm báo
trần tục thì chỉ đến công kích nhau là dốt nát, là vô học thức, là bất tài,
nhưng mà bọn tín đồ nhà Phật chúng tôi thì lại bút chiến nguyền rủa
nhau là ghẻ, ghẻ ruồi, ghẻ Tầu, ghẻ Lào, hắc lào, hóa hủi, cụt chân, cụt
tay thế cơ!.......................................................................................................28
Như thế thì chắc đắt hàng lắm?...................................................................28
Bẩm, chính thế đấy ạ. Từ độ bần tăng ra đời báo Gõ mõ thì số thiện nam
tín nữ cũng có tăng số đặt đàn chay, đội bát nhang, đốt mã, cúng vái, gửi


quan tài hoặc đem con đến bán khoán cửa Phật cũng lên gấp bội phần…
Bẩm phải như thế mới là đầy đủ bổn phận của kẻ chân tu dốc lòng mộ
đạo… chắc đức Phật Tổ cũng chứng minh những điều ấy cho bần tăng
lắm, cho nên mặc lòng hội Phật giáo gây nên sự hầm hè thế nào thì bần
tăng cũng… tăng phú!” [117, tr.360-361]....................................................28
NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI............................................................................31

TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN CÔNG HOAN.........................................31
2.1. Từ quan niệm cuộc đời là một sân khấu hài kịch…...........................32
2.2.…đến vị trí đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ đối thoại....................35
2.1.1. Ngôn ngữ đối thoại dày đặc................................................................35
2.2.2. Ngôn ngữ đối thoại mô tả hoàn cảnh và khắc họa tính cách nhân
vật....................................................................................................................36
2.2.3. Ngôn ngữ đối thoại góp phần thúc đẩy cốt truyện, gia tăng mâu
thuẫn, kịch tính..............................................................................................51
Chương 3........................................................................................................68
NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG SÁNG TÁC VŨ TRỌNG PHỤNG. 68
3.1. Từ cái nhìn: cuộc đời đảo điên, “vô nghĩa lí” và con người xấu xa,
tha hóa đến tận cùng….................................................................................68
3.2. …đến những đặc sắc trong ngôn ngữ đối thoại..................................71
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại cung cấp thông tin, lộn mặt trái nhân vật.......71
3.2.2. Kiểu đối thoại đám đông phơi bày xã hội hỗn tạp...........................80
3.2.3. Sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ đối thoại trong các thể loại. 86
Chương 4......................................................................................................100
NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG SÁNG TÁC NAM CAO.................100
4.1. Từ cái nhìn đề cao con người “cảm giác và tư tưởng”, khám phá
“con người trong con người”…..................................................................100
4.2.…đến cách tổ chức ngôn ngữ đối thoại..............................................102
4.2.1. Ngôn ngữ đối thoại tâm lí hóa, bộc lộ cá tính nhân vật.................102


4.2.2 Ngôn ngữ đối thoại và tính đa thanh.................................................111
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................142


DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1

1.Lí do chọn đề tài...........................................................................................1
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................2
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................3
4.Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
5.Đóng góp của luận án...................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH............................................................................7
...........................................................................................................................7
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT........................7
VỀ NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG VĂN HỌC....................................7
HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM.........................................................7
Thế nào, mày nghĩ tao nói có phải hay không?..........................................23
Vâng, thưa hai cụ con cũng biết rằng cháu được sang đó nương nhờ các
cụ và cô Hai, thật là phúc cho nó lắm. Nhưng vì, nhà con thiếu hơn hai
đồng tiền sưu, mới phải đến kêu cửa cụ. Nếu cụ chỉ cho một đồng, thì còn
hơn một đồng nữa, chúng con không biết chạy vào đâu được. Vậy xin hai
cụ nhón tay làm phúc…................................................................................23
Thiếu bao nhiêu mặc kệ mày, kể lể gì? Mày định bổ vào nhà tao đấy à? 23
Thiếu một đồng nữa, thì xem trong nhà còn có cái gì đáng tiền, đem mà
bán nốt đi vậy! Chứ đứa con gái sáu tuổi, bây giờ cho cũng không đắt
thay, ai động rồ mà trả mày hơn…..............................................................23
Thưa lạy hai cụ, thật quả nhà con không còn cái gì đáng giá hai hào......24
Sao bảo nhà mày có con chó cái khôn lắm?” [143, tr.54-55].....................24
Nó đẻ mấy con? Con nó đã mở mắt chưa?..................................................24


Bẩm, bốn con. Nó biết ăn cơm đã hai hôm nay… Hay là xin cụ đỡ con hai
đồng, lờ lãi thế nào con cũng xin vâng. Chỉ độ hai phiên chợ nữa, mấy
con chó ấy cứng cát, bán được, thì con lại xin nộp cụ................................24
Tiền tao có phải vỏ hến mà tao quẳng cho mày bây giờ? Dễ tao hám lãi
của mày lắm đấy? Thôi, thế này: chó tao cũng mua vậy. Bắt cả con chó

cái và đàn chó con sang đây, tao trả cho một đồng nữa. Với con bé kia
một đồng là hai…Thế là nhà mày đủ tiền nộp sưu, lại khỏi nuôi chó, khỏi
nuôi con. Sướng nhé!” [153, tr.55-56]..........................................................24
Ông hỏi gì? Mời ông ngồi!............................................................................27
Bần tăng xin phép…Thưa ngài, bần tăng đã cam chịu khổ hạnh, vất vả
đến nỗi bần tăng lại còn làm chủ nhiệm một tờ báo nữa, tờ báo Gõ mõ…
A Di Đà Phật!.................................................................................................27
Báo Gõ mõ à? Sao không dạy người ta đi hát cô đầu có được không?....27
Bẩm ngài đi hát cô đầu cũng chỉ là di dưỡng tinh thần, vì đó là thuộc
kinh nhạc trong Tứ thư Ngũ kinh của đức Khổng. Tăng ni chúng tôi mà
có đi hát thì cũng không bao giờ phạm đến sắc giới vì chúng tôi chỉ hát
chay thôi chứ không khi nào ngủ lại cả đêm ở nhà chị em. Vả lại…đến
pháp luật của chính phủ bảo hộ cũng bênh vực cho sư đi hát nữa là! Đấy
ngài xem, anh chủ cái báo ấy dám công kích sư đi hát mà bần tăng kiện
tại tòa cho phải thua hộc máu mồm ra đấy!...............................................27
À, à! Thế kia à? Ghê nhỉ?” [117, tr.359-360]...............................................28
“- Ấy nói thế để ngài rõ bần tăng có nhiều thế lực. Những quan đại thần
như các vị toàn quyền, thống sứ, đốc lý cũng là ân nhân báo Gõ mõ… của
bần tăng. Ở tòa báo có đầy đủ những chân dung to tướng của các vị…Ồ,
Phật giáo là cao thâm huyền bí lắm.............................................................28
Thế thì sao đã đi tu mà lại còn mở báo cạnh tranh với ai làm gì nữa?....28


Bẩm đó không phải vô duyên cớ ạ. Duyên do xứ ta mới có hội Phật giáo
mới lập, cũng mở báo cạnh tranh... Sợ tổn hại đến quyền lợi nhà chùa,
bần cùng mà bần tăng phải cho ra đời tờ Gõ mõ.......................................28
Gớm, các nhà sư quảng cáo tranh nhau như thế thì cũng gần bằng “Vua
Thuốc Lậu” cạnh tranh nhau!.....................................................................28
A Di Đà Phật! Ở trong bộ biên tập báo Gõ mõ cũng có một ông Vua thuốc
lậu! Cho nên việc quảng cáo nhà chùa cũng do đó mà lan rộng đến chúng

sinh. Mà thưa ngài, ngài đừng tưởng nhầm rằng sư mà làm báo thì
không hiểu gì là nghề báo, gì là bút chiến đâu nhé? Những ông làm báo
trần tục thì chỉ đến công kích nhau là dốt nát, là vô học thức, là bất tài,
nhưng mà bọn tín đồ nhà Phật chúng tôi thì lại bút chiến nguyền rủa
nhau là ghẻ, ghẻ ruồi, ghẻ Tầu, ghẻ Lào, hắc lào, hóa hủi, cụt chân, cụt
tay thế cơ!.......................................................................................................28
Như thế thì chắc đắt hàng lắm?...................................................................28
Bẩm, chính thế đấy ạ. Từ độ bần tăng ra đời báo Gõ mõ thì số thiện nam
tín nữ cũng có tăng số đặt đàn chay, đội bát nhang, đốt mã, cúng vái, gửi
quan tài hoặc đem con đến bán khoán cửa Phật cũng lên gấp bội phần…
Bẩm phải như thế mới là đầy đủ bổn phận của kẻ chân tu dốc lòng mộ
đạo… chắc đức Phật Tổ cũng chứng minh những điều ấy cho bần tăng
lắm, cho nên mặc lòng hội Phật giáo gây nên sự hầm hè thế nào thì bần
tăng cũng… tăng phú!” [117, tr.360-361]....................................................28
NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI............................................................................31
TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN CÔNG HOAN.........................................31
Chương 3........................................................................................................68
NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG SÁNG TÁC VŨ TRỌNG PHỤNG. 68
Chương 4......................................................................................................100
NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG SÁNG TÁC NAM CAO.................100


PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................142


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học là tiếng nói của con người. Vấn đề trung tâm của văn học, nhất là

văn xuôi là nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm văn chương được khắc họa bằng
ngoại hình, được phân tích, cắt nghĩa bằng ngôn ngữ trần thuật. Một trong
những yếu tố khiến cho nhân vật không trở thành những “ma-nơ-canh” vô hồn,
vô tri, mà sống động, có hơi thở chính là ở ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ đối
thoại, lời đối đáp qua lại của nhân vật là một phương diện quan trọng của ngôn
ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ đối thoại, một mặt, khắc họa diện mạo, tính cách
nhân vật, tạo nên hình tượng nghệ thuật, mặt khác, thể hiện tư tưởng của tác
phẩm, quan niệm về con người và thực tại của tác giả.
Ngôn ngữ đối thoại được các nhà ngôn ngữ học, phê bình văn học quan tâm vì
nó có ý nghĩa trong đời sống giao tiếp hàng ngày, trong ngôn ngữ học và trong văn
học (bao gồm cả sáng tác và phê bình). Ngay từ thập niên ba mươi của thế kỷ XX,
V.N. Voloshinov đã cho rằng: “Vấn đề đối thoại bắt đầu thu hút ngày càng nhiều sự
chú ý của các nhà ngôn ngữ học, và đôi khi thậm chí trở thành tâm điểm của những
mối quan tâm ngôn ngữ học” [168, tr.176].
Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học và phê bình văn học những năm gần
đây đã ý thức sâu sắc về việc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn
ngữ đối thoại nói riêng. Chúng tôi ý thức rằng: nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại sẽ
không chỉ góp phần tìm ra những đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật mà còn thấy
được chiều sâu của cách nhìn, tư tưởng của nhà văn.
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao là ba cây bút văn xuôi
tiêu biểu cho ba chặng đường phát triển của chủ nghĩa hiện thực Việt Nam. Sáng
tác của họ có đóng góp lớn lao trên nhiều phương diện với nền văn xuôi hiện
đại. Chính vì vậy, văn phẩm của họ thu hút sự quan tâm không chỉ của bạn đọc
mà còn của rất nhiều những nhà nghiên cứu phê bình thuộc nhiều thế hệ. Tuy
nhiên, vấn đề ngôn ngữ đối thoại trong văn xuôi hiện thực nói chung và ngôn


2

ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao

nói riêng chưa được nghiên cứu quy mô, thỏa đáng. Đặt ba tác giả vào quá trình
phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán, luận án tập trung nghiên cứu
ngôn ngữ đối thoại ở nhiều cấp độ khác nhau. Soi vào ngôn ngữ đối thoại, người
đọc sẽ thấy rõ hơn chân dung nhân vật, thấy rõ hơn năng lực tổ chức ngôn từ
nghệ thuật, tầm vóc tư tưởng của nhà văn. Đề tài sẽ không chỉ có ý nghĩa với
lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học mà còn có ý nghĩa với công việc giảng
dạy về các tác giả tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán trong trường đại học
và nhà trường phổ thông.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong sáng
tác của nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhà văn Vũ Trọng Phụng và nhà văn Nam
Cao. Ngôn ngữ đối thoại ở đây được hiểu là ngôn ngữ của các nhân vật, trong đó
bao gồm các song thoại, tam thoại, đa thoại và trong những trường hợp đặc biệt
còn bao gồm cả độc thoại nội tâm, ngôn ngữ nửa trực tiếp.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại trong các tác phẩm của ba nhà
văn: Nguyễn Công Hoan (truyện ngắn), Vũ Trọng Phụng (tiểu thuyết và phóng
sự), Nam Cao (truyện ngắn). Sở dĩ có sự lựa chọn các thể loại như vậy, vì đó là
sở trường, là thế mạnh của mỗi nhà văn, nơi tài năng và tư tưởng của họ kết tinh
rõ nhất.
Vì nhiều lí do, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các sáng tác của ba nhà
văn này trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn quan tâm nghiên cứu, so sánh ngôn ngữ đối
thoại trong sáng tác của ba nhà văn này với các nhà văn hiện thực khác như Ngô


3

Tất Tố, Nguyên Hồng, Tô Hoài… hoặc các cây bút văn xuôi lãng mạn như

Thạch Lam, Nguyễn Tuân…
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những đặc sắc ngôn ngữ đối thoại của nhân
vật trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Một mặt
tìm ra những nét riêng trong ngôn ngữ đối thoại của mỗi nhà văn, mặt khác thấy
được sự vận động, phát triển về ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Qua đó, công trình làm rõ một số phương
diện đặc sắc của nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật mỗi nhà văn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận án xác định thực hiện các nhiệm
vụ cốt yếu như sau:
- Xác định cơ sở lí thuyết làm phương tiện để nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại.
- Khám phá đặc sắc ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác của ba nhà văn:
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Luận án nghiên cứu mỗi lời
thoại, cuộc thoại, đoạn thoại, gắn chúng với mỗi nhân vật và toàn bộ tác phẩm,
toàn bộ sự nghiệp của mỗi tác giả, tìm ra những nét độc đáo, thú vị trong bút
pháp nghệ thuật của mỗi tác giả. Đồng thời, đặt mỗi nhà văn trong mối tương
quan với nhau, với trào lưu hiện thực và các trào lưu khác, từ đó luận án chỉ ra
những đóng góp của các nhà văn với quá trình hiện đại hóa của nền văn học dân
tộc.
- Chỉ ra sự gắn kết giữa hình thức lời văn nghệ thuật (ngôn ngữ đối thoại)
và cách nhìn, cách cắt nghĩa của các nhà văn về thực tại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau đây:
4.1. Phương pháp liên ngành


4


Vấn đề ngôn ngữ đối thoại nói riêng, ngôn ngữ nghệ thuật nói chung có
liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học như ngôn ngữ học, lí luận văn học, văn
học sử, tâm lí học, văn hóa học… Các kiến thức liên ngành này sẽ giúp chúng
tôi soi sáng đề tài nghiên cứu thấu đáo từ nhiều góc độ.
4.2. Phương pháp hệ thống
Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ nghệ thuật, nằm trong chỉnh thể hệ thống
cấu trúc của các yếu tố nghệ thuật có liên quan mật thiết với nhau. Sử dụng
phương pháp hệ thống, chúng tôi muốn phát hiện, giải quyết các vấn đề một
cách biện chứng, khoa học nhất.
4.3. Phương pháp nghiên cứu tác giả
Ngôn ngữ đối thoại là một phần của ngôn ngữ nghệ thuật, chịu sự chi phối của
tài năng, tư tưởng tác giả. Những yếu tố tiểu sử, quan điểm nghệ thuật, cảm hứng
sáng tạo, cá tính sáng tạo… của nhà văn có liên quan mật thiết đến việc tổ chức
ngôn ngữ nghệ thuật, trong đó có ngôn ngữ đối thoại. Vì vậy, phương pháp nghiên
cứu tác giả sẽ giúp chúng tôi thực hiện đề tài một cách thấu đáo.
4.4. Phương pháp thống kê, phân loại
Thống kê là phương pháp được sử dụng thường xuyên để tạo dữ liệu, nhận
diện những dấu hiệu nghệ thuật. Chúng tôi kết hợp giữa thống kê và phân loại để
từ đó tìm ra những căn cứ, quy nạp thành những đánh giá khoa học.
4.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá, lí giải các dữ liệu trong
hệ thống chỉnh thể. Cùng với đó, phương pháp tổng hợp giúp chúng tôi có cái
nhìn tổng quát, toàn diện vấn đề được quan tâm nghiên cứu.
4.6. Phương pháp so sánh
Luận án thường xuyên so sánh ngôn ngữ đối thoại trong bản thân các sáng
tác của mỗi nhà văn, giữa các thể loại, giữa ba tác giả (Nguyễn Công Hoan, Vũ
trọng Phụng, Nam Cao) với nhau. Bên cạnh đó, chúng tôi còn so sánh ngôn ngữ
đối thoại của các tác giả này với những nhà văn trong và ngoài trào lưu. Khi so



5

sánh, luận án sẽ tìm ra những nét chung có tính quy luật, cũng như những sáng
tạo độc đáo của mỗi tác giả, tác phẩm.
4.7. Phương pháp phân tích diễn ngôn
Chúng tôi quan niệm “diễn ngôn nghệ thuật” trong đó có thành phần là
diễn ngôn (đối thoại) của nhân vật, một mặt là công cụ thể hiện suy nghĩ, tư
tưởng, tính cách nhân vật như một thực thể xã hội, một mặt là công cụ để xây
dựng, biểu đạt hình tượng nghệ thuật- thực thể thẩm mĩ của tác giả. Phương
pháp này góp phần tìm ra những điểm thú vị trong ngôn ngữ đối thoại nhân vật
trong sự gắn kết với phong cách tác giả.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống về đặc sắc ngôn ngữ
đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao trước
Cách mạng tháng Tám 1945.
- Chúng tôi chỉ ra, phân tích, làm rõ những đặc sắc của ngôn ngữ đối thoại
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết và
phóng sự Vũ Trọng Phụng, ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao. Với
quan niệm ngôn ngữ đối thoại là một yếu tố trong chỉnh thể tác phẩm, luận án
không nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại của từng tác phẩm, tác giả một cách độc
lập mà xem nó là một hệ thống của những hệ thống khác, là biểu hiện của quan
niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người, thể hiện một số nét cá tính sáng tạo
và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Trong đó, Nguyễn Công Hoan tạo nên
kiểu đối thoại giàu kịch tính trong kiểu truyện ngắn được kịch hóa; Vũ Trọng
Phụng để lại dấu ấn với kiểu đối thoại phô bày chân tướng nhân vật, đặc biệt là
con người phức tạp, những đối thoại của đám đông ồn ã, náo loạn; Nam Cao lại
lắng sâu với đối thoại tâm lí hóa, đối thoại khơi gợi độc thoại nội tâm, đối thoại
tạo nên tính đa thanh.
- Làm rõ những đặc sắc của ngôn ngữ đối thoại cùng với việc tổ chức ngôn

ngữ đối thoại của ba tác giả trong tác phẩm của họ, luận án góp phần khẳng định


6

Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao là những nhà văn lớn, những
bậc thầy ngôn ngữ văn xuôi hiện thực.
- Luận án là tài liệu hữu ích cho bạn đọc, cho các nhà nghiên cứu và giảng
dạy liên quan đến vấn đề ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong sáng tác Nguyễn
Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao, từ đó có thể so sánh với các tác giả,
các trào lưu văn học khác.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục công trình nghiên cứu của
tác giả luận án và Thư mục tham khảo, luận án gồm 4 chương:
- Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và khái quát về ngôn ngữ đối
thoại trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam
- Chương 2. Ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công Hoan
- Chương 3. Ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Vũ Trọng Phụng
- Chương 4. Ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nam Cao


7

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT
VỀ NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG VĂN HỌC
HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Khái niệm “ngôn ngữ đối thoại”
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Đối thoại: Nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều

người với nhau” [165, tr.327]. Đối thoại còn được gọi là đối đáp/hội thoại…
Nguyễn Thiện Giáp, trong Dụng học Việt ngữ, cho rằng: “Hội thoại
(conversation) là hành động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người.
Đó là giao tiếp hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe
với sự luân phiên lượt lời” [42, tr.64]. Đối thoại là một hoạt động, một nhu cầu
rất người. “Ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản: làm phương tiện giao tiếp và làm
phương tiện tư duy. Các chức năng cơ bản này của ngôn ngữ được thực hiện
thường xuyên nhất trong hội thoại” [18, tr.545]. Hội thoại/đối thoại không chỉ
giải quyết nhu cầu thông tin mà còn đáp ứng nhu cầu chia sẻ tâm tư, tình cảm,
quan điểm của người tham gia giao tiếp. Con người có thể nói chuyện, giao tiếp,
“đối thoại” bằng nhiều cách, nhưng tiện lợi, phổ biến nhất, sâu sắc nhất vẫn là
bằng “ngôn ngữ”. Đối thoại góp phần tạo nên con người với tất cả sự toàn vẹn,
phong phú và phức tạp của mình. Trong lúc đối thoại, ta phải vận dụng rất nhiều
kỹ năng, phải để cho cả trái tim và khối óc, toàn bộ con người mình tham gia.
Khi có ngôn ngữ, có đối thoại, con người thực sự là con người, xã hội thực sự là
xã hội. Qua đối thoại, con người có thể tạo nên “mâu thuẫn để phát triển”. Nhờ
đối thoại, con người có thể gặp nhau, hiểu nhau, chung sống, yêu thương, “tri
âm” với nhau. Con người, từ thời xa xưa, hôm nay và trong tương lai vẫn không
ngừng khao khát đối thoại. “Từ trong bản chất, cuộc đời mang tính đối thoại.
Sống có nghĩa là tham gia vào đối thoại” [99, tr.57]. Hơn thế, đối thoại tham gia
tương tác giữa ý thức cá nhân con người với cộng đồng: “Đối thoại là bản chất


8

của ý thức, bản chất của cuộc sống con người (…). Sống tức là tham gia đối thoại:
hỏi, nghe, trả lời, đồng ý, v.v… Con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng toàn
bộ con người mình và toàn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, môi, tay, tâm hồn, tinh
thần, hành vi. Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập
dàn đối thoại của cuộc sống con người, gia nhập cuộc hội thảo thế giới” [7, tr.1213].

Nghệ thuật chính là một “kênh”, một cách thức, một giải pháp để con người
đối thoại với bản thân, với độc giả, đồng nghiệp, với người cùng thời, với cả tiền
bối và hậu bối…
Theo V. N. Voloshinov, “chúng ta có thể hiểu đối thoại theo nghĩa rộng, không
phải theo nghĩa là sự nói chuyện bằng lời trực tiếp, mặt đối mặt, thành tiếng, giữa
hai cá nhân, mà theo nghĩa là mọi giao tiếp bằng lời nói, bất kể dưới dạng nào.
Một cuốn sách, tức là một hành ngôn được in ra, cũng là một yếu tố của giao tiếp
bằng lời nói. Nó có thể được thảo luận trong một cuộc đối thoại thực trong cuộc
sống, nhưng ngoài ra, nó còn được tạo ra cho sự tiếp nhận tích cực, bao hàm việc
đọc và hồi đáp nội tâm, và cho cả các phản ứng có tổ chức, cũng được in ra, dưới
nhiều hình thức khác nhau, hình thành trong một môi trường truyền thống nhất
định bằng lời (các bài điểm sách, tiểu luận phê bình, xác định ảnh hưởng đối với
các tác phẩm về sau v.v…)” [168, tr.150-151]. Như vậy, đối thoại có thể hiểu một
cách rộng rãi hơn, chỉ những tương tác giữa con người để từ đó chia sẻ những
thông tin, những quan điểm với nhau.
Trong tác phẩm trữ tình, kiểu lời độc thoại trực tiếp của nhân vật trữ tình là
kiểu lời nói duy nhất, thống lĩnh toàn bộ thế giới nghệ thuật. Còn ở tác phẩm tự
sự, ngôn ngữ đối thoại nằm trong một “tổng hòa của các kiểu lời nói (lời trực
tiếp, lời gián tiếp, nửa trực tiếp, tương ứng với lời nhân vật, lời người kể chuyện
và những kiểu lời nói trung gian), có sự pha trộn giọng điệu và các hình thức cấu
trúc ngôn từ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, nhại giọng… Tất cả các
kiểu lời nói này đều có một vai trò nhất định và tương tác với nhau trong kết cấu
lời nói của toàn bộ tác phẩm” [63, tr.189].


9

Thuật ngữ “ngôn ngữ đối thoại” mà chúng tôi sử dụng ở đây được hiểu là
một phương tiện nghệ thuật để nhà văn phản ánh thực tại và biểu hiện thế giới
chủ quan của mình. Hiểu theo nghĩa phổ biến, thông dụng, đấy là lời thoại giữa

các nhân vật, là “ngôn ngữ nhân vật”. Trong 150 thuật ngữ văn học, nhà nghiên
cứu Lại Nguyên Ân cho rằng: “Ngôn từ đối thoại là sự giao tiếp qua lại (thường
là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và thụ động được chuyển đổi luân phiên
từ phía này sang phía kia (giữa những phía tham gia giao tiếp); mỗi phát ngôn
đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy”
[2, tr.128].
Qua ngôn ngữ đối thoại, nhà văn khắc họa tính cách nhân vật, xây dựng cốt
truyện, tình huống…, phản ánh thực tại, thể hiện quan niệm về con người và
cuộc đời. M. Bakhtin đã chỉ ra rất đích xác và sâu sắc: “Ngôn ngữ chỉ sống trong
sự giao tiếp đối thoại giữa những người sử dụng ngôn ngữ. Sự giao tiếp đối
thoại chính là lĩnh vực đích thực của cuộc sống ngôn ngữ” [6, tr.172]. Ngôn ngữ
đối thoại, như vậy không chỉ đơn thuần để khắc họa nhân vật, tạo nên sự sống
cho nhân vật, chiều sâu của nhân vật, mà còn thấm nhuần quan niệm của nhà
văn về con người và về thực tại.
Khi tìm hiểu ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm văn học, không thể không
chú ý tới đặc trưng của thể loại. Đương nhiên, thể loại sử dụng ngôn ngữ đối
thoại nhiều nhất, mạnh nhất là kịch. Trong kịch, nhà văn ẩn mình tối đa, để cho
nhân vật xuất đầu lộ diện. Người ta nhận ra nhân vật bằng ngoại hình, bằng ngôn
ngữ cơ thể và đặc biệt là nhờ vào ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Sau kịch,
chính là tiểu thuyết nói riêng, tác phẩm tự sự nói chung. Tiểu thuyết phản ánh
con người và cuộc sống cả ở bề rộng và chiều sâu. Thể loại này hướng đến “thì
hiện tại chưa hoàn tất” với tất cả sự bộn bề của nó. Để làm được điều đó, tiểu
thuyết đã dung nạp trong nó tất cả các thể loại. Và cuối cùng, các nhà tiểu thuyết
nhận ra thế mạnh của đối thoại với đầy đủ ý nghĩa của nó, theo cả nghĩa hẹp và
ý nghĩa triết học của từ này. “Tính “vấn đề” là nét mới và đặc thù ở tiểu thuyết;
đặc điểm của nó là luôn luôn nhận thức lại, kiến giải lại, đánh giá lại” [7, tr.69].


10


Khi đó, ngôn ngữ đối thoại phát huy tất cả sức mạnh của mình để đem đến cho
người đọc cái nhìn cụ thể, chân thực, khách quan nhất về thực tại. “Chính sự
định hướng đối thoại của lời nói con người giữa những lời nói của người khác
(với tất cả mọi mức độ tính chất xa lạ) tạo nên cho ngôn từ những khả năng nghệ
thuật mới và cốt yếu, tạo nên tính văn xuôi nghệ thuật đặc thù mà biểu hiện đầy
đủ nhất và sâu sắc nhất là ở trong tiểu thuyết” [7, tr.103].
Trong văn xuôi trung đại, ngôn ngữ đối thoại thường ít xuất hiện. Nếu có, nó
cũng không đạt đến độ chân thực, sống động, tự nhiên. Lời nhân vật thường
mang tính khuôn mẫu, không thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của ngôn ngữ tác giả.
Vì thế, kiểu ngôn ngữ này thường mờ nhạt, không có tính cá thể. Ngôn ngữ của
nhân vật là phát ngôn cho những quan niệm của tác giả, mà quan niệm này thiên
về lí tính và đạo đức.
Đến chủ nghĩa lãng mạn, ngôn ngữ đối thoại đã xuất hiện nhiều hơn. Lời
đối đáp của nhân vật đã mềm mại, linh hoạt hơn. Tuy nhiên, do đặc trưng của
chủ nghĩa lãng mạn- ý thức chủ quan được đặt lên hàng đầu- nên ngôn ngữ đối
thọai của nhân vật dễ bị đồng nhất với ngôn ngữ tác giả. Những lời đối thoại của
nhân vật, nhiều khi, chỉ là cái cớ để nhà văn, sau đó thể hiện những lời thầm
nghĩ, những vang động trong thế giới nội tâm sâu thẳm, phong phú, phức tạp của
họ. Không phải ngẫu nhiên, khi đến với những trang văn Nguyễn Tuân, độc giả
thấy ngôn ngữ nhân vật bị lấn át. Nếu có xuất hiện thì nó cũng lại chỉ là phiên
bản của ngôn ngữ Nguyễn Tuân mà thôi. Truyện ngắn Thạch Lam cũng rất ít đối
thoại. Khảo sát 27 truyện ngắn của nhà văn, chúng tôi chỉ bắt gặp 3 trang của 3
truyện ngắn có số lượt thoại trên 10, đó là Người bạn trẻ (12 lượt), Người lính
cũ (11 lượt), Cô áo lụa hồng (11 lượt). Bakhtin đã rất chí lí khi cho rằng: “Đối
với chủ nghĩa lãng mạn, cái tiêu biểu là một lời văn trực tiếp của tác giả có tính
biểu hiện đến quên mình, không hề bị nguội lạnh khi khúc xạ qua môi trường lời
văn của người khác” [6, tr.197].
Trong khi đó, ngôn ngữ của chủ nghĩa hiện thực gắn bó với cuộc sống, gần
gũi, tự nhiên, thậm chí sần sùi, thô ráp. Không phải vô cớ, người ta ví “tiểu



11

thuyết là tấm gương di động trên đường lớn”. Nhà văn hiện thực soi xét mọi ngõ
ngách đời sống. Họ quan sát và lắng nghe cuộc sống trong tính chân thực, khách
quan của nó. Đương nhiên, ngôn ngữ đối thoại được đặc biệt quan tâm. Các nhà
văn hiện thực sử dụng ngôn ngữ đối thoại để khắc họa chân thực nhân vật, đời
sống trong tính khách quan của nó. Bên cạnh việc cắt nghĩa, phân tích hiện thực,
họ còn “đối thoại” với hiện thực, “đối thoại” với các quan niệm của các nhà văn
khác chính kiến và nhất là bên ngoài trào lưu của mình. Chính vì thế, “ngôn ngữ
đối thoại” trong văn xuôi hiện thực phê phán xuất hiện dày đặc, góp phần quan
trọng tạo nên sức hấp dẫn nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Ở một
góc độ nào đó, ta hoàn toàn có thể khẳng định, soi vào ngôn ngữ đối thoại mà
nhà văn tạo dựng, có thể thấy chân dung nhà văn, phong cách nghệ thuật của
mỗi nhà văn. Đến với trào lưu hiện thực phê phán Việt Nam, chúng ta thấy mỗi
nhà văn, nhất là những nhà văn lớn đã đem đến một kiểu ngôn ngữ đối thoại
riêng, mang dấu ấn cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của họ.
Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn
Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao
Ngôn ngữ đối thoại là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành, mà trước hết
là ngôn ngữ học. Ngữ dụng học, với nhiều trường phái khác nhau, đã đào xới
ngôn ngữ đối thoại ở rất nhiều góc độ khiến cho phương diện này “đôi khi thậm
chí trở thành tâm điểm của những mối quan tâm ngôn ngữ học” [168, tr.176].
Cũng chính Voloshinov đã quyết liệt cho rằng: “Ngôn ngữ học xuất hiện khi và ở
đâu có nhu cầu ngữ văn học. Nhu cầu ngữ văn học sinh ra ngôn ngữ học, đưa nôi
cho nó, và để lại chiếc sáo ngữ văn của mình trên đống tã lót” [168, tr.120].
Nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại, như vậy, thực sự sống động khi gắn liền với tác
phẩm văn học, đặc biệt với những nhà văn lớn, tác phẩm lớn.
Ngôn ngữ đối thoại trong kịch, truyện ngắn và tiểu thuyết là một phương
diện nghệ thuật đã được xác lập từ rất sớm bởi các nhà phê bình, lí luận văn học

trong và ngoài nước. Theo chiều dài thời gian, các nhà nghiên cứu, phê bình


12

càng ngày càng có sự mở rộng, đào sâu để tạo nên một nền tảng lí thuyết vững
chắc và hữu ích.
Tuy nhiên, có một thực tế là, trong một giai đoạn khá dài, các nhà nghiên cứu
phê bình ở Việt Nam tập trung đào xới khía cạnh nội dung tư tưởng hơn là hình
thức nghệ thuật. Họ suy xét thái độ của các nhà văn đối với hiện thực hơn là
quan tâm tới cách cắt nghĩa, thể hiện hiện thực.
Tất nhiên, những cây bút nghiên cứu, phê bình có tầm cỡ vẫn chú trọng đến
phương diện nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật, trong đó có ngôn ngữ đối thoại. Đã
có những công trình của các nhà nghiên cứu đề cập đến ngôn ngữ đối thoại trong
văn xuôi hiện thực phê phán ở những mức độ khác nhau. Phần lớn đó là những
phát hiện ở cấp độ tác giả. Trong số đó, phải nhắc đến Lê Hồng My với Lời văn
nghệ thuật Nguyên Hồng. Tác giả đã đi tìm những nét thú vị của “Lời đối thoại
nhân vật” [95, tr.95], đó là “Đối thoại phản ánh bản chất xã hội của nhân vật” và
“Đối thoại mang tính chất độc thoại”. Lê Hồng My đã dành những trang viết
tâm đắc nghiên cứu khá kĩ lưỡng “Lời độc thoại nội tâm” trong sáng tác Nguyên
Hồng.
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao tạo nên ba đỉnh cao của
văn học hiện thực phê phán Việt Nam, đương nhiên tác phẩm của họ cũng tạo sự
thu hút đặc biệt với giới nghiên cứu, phê bình, lí luận. Ngay từ khi cầm bút, họ
đã là tâm điểm của những cuộc tranh luận, bút chiến. Thậm chí có cả một “lịch
sử vấn đề”, “một vụ án văn chương” Vũ Trọng Phụng. Nam Cao trầm lặng hơn,
nhưng giá trị đích thực của những trang văn của ông vẫn buộc người ta luôn
phải “nghĩ tiếp”. Có thể nói, hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi
của Việt Nam thế kỉ XX đều từng cất công nghiên cứu một hoặc nhiều khía cạnh
về ba tác giả. Có những người đã thành danh qua những chuyên luận, những

công trình nghiên cứu dày dặn, công phu, sâu sắc về ba hiện tượng văn học lớn
này. Trong số đó phải kể tới những nhà nghiên cứu tiêu biểu như Vũ Ngọc Phan,
Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Lê Thị


13

Đức Hạnh, Phong Lê, Văn Tâm, Đỗ Đức Hiểu, Trần Đăng Suyền,... Những
nghiên cứu của các tác giả đăng trên các tạp chí chuyên ngành, đặc biệt những
nghiên cứu được tập hợp thành những cuốn sách có tính chất tổng hợp như
Nguyễn Công Hoan- cây bút hiện thực xuất sắc, Nguyễn Công Hoan- Tác phẩm
và lời bình, Vũ Trọng Phụng- một tài năng độc đáo, Vũ Trọng Phụng- về tác gia
và tác phẩm, Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm Vũ Trọng Phụng, Nghĩ tiếp về
Nam Cao, Nam Cao- về tác gia và tác phẩm… đã đem đến cái nhìn phong phú,
nhiều chiều về con người, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của ba cây bút tiêu
biểu của trào lưu hiện thực phê phán Việt Nam.
Về góc độ ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng và Nam Cao cũng đã có những nghiên cứu rải rác trong luận án
tiến sĩ và một số tiểu mục trong một số công trình nghiên cứu.
Nguyễn Thanh Tú trong luận án Từ quan niệm nghệ thuật đến nghệ thuật
ngôn từ trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan và sau này Trần Đình
Sử và Nguyễn Thanh Tú trong Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công
Hoan đã có những nghiên cứu tỉ mỉ, thú vị về ngôn ngữ nhân vật. Tác giả của
công trình, trong mục 2 (Kịch hóa nhân vật), đã chỉ ra rằng “mỗi truyện của
Nguyễn Công Hoan là một màn trò. Nhân vật là những kẻ làm trò. Làm trò
nghĩa là đóng kịch” [133, tr.104]. Chính nguyên tắc “kịch hóa nhân vật” đã dẫn
đến “kịch hóa hành động” [133, tr.104], “kịch hóa tâm lí” [133, tr.110] và cuối
cùng là “kịch hóa ngôn ngữ nhân vật” [133, tr.115].
Chuyên luận Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Đinh Trí Dũng dành
7 trang [22, tr.183-190] để viết về “đối thoại sinh động, giàu kịch tính”. Tác giả

đã dành chương III đi sâu vào tìm hiểu “Một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu
trong xây dựng nhân vật”. Ông đã coi “Đối thoại sinh động, giàu kịch tính” là
một trong những nét đặc trưng của ngòi bút Vũ Trọng Phụng. Đinh Trí Dũng chỉ
ra hai đặc điểm trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong sáng tác Vũ Trọng


14

Phụng đó là “Đối thoại sinh động” và “Kịch hóa trong tự sự và tính kịch trong
ngôn ngữ nhân vật”.
Trong chuyên luận Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Thành ở
chương 7 (Điểm nhìn trần thuật và ngôn ngữ trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng),
mục 7.2.1 [143, tr.244] và mục 7.2.2 [143, tr.263] đã tìm hiểu “Nghệ thuật tổ
chức lời văn đối thoại” và “Nghệ thuật cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật”. Tác giả
đã có những thống kê tỉ mỉ về “các loại lời văn trong tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng” trong sự so sánh với “các loại lời văn trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bỉ vỏ
(Nguyên Hồng), Sống mòn (Nam Cao) [143, tr.245].
Nguyễn Văn Phượng với luận án Ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng,
trong chương 2, mục 2.4 đã có những phân tích về “Ngôn từ đối thoại cá thể
hóa, độc thoại nội tâm và phức điệu” [123, tr.125].
Thật thú vị, nhà thơ Thanh Thảo trong cuốn sách “Chân dung – tiểu luận –
phê bình – tản văn” Mãi mãi là bí mật cũng có những phát hiện thú vị, tài hoa về
ngôn ngữ đối thoại Vũ Trọng Phụng. Tác giả cho rằng Vũ Trọng Phụng với năng
lực “nghe và nhìn” đặc biệt của mình đã “dồn hết khả năng sống của ông vào
những nhân vật” [144, tr.159]. Qua nghề báo, Thanh Thảo cho rằng Vũ Trọng
Phụng “rèn luyện được nghệ thuật khơi gợi và lắng nghe, không can thiệp vào
nhân vật, chỉ gợi cho nhân vật nói, thả sức nói, tâm sự, cởi mở, thậm chí cả hò
hét, chửi bới…” [144, tr.160].
Ở luận án của mình, Đinh Ngọc Hoa (Những phương diện chủ yếu của thi
pháp văn xuôi tự sự Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám) và Lê Hải Anh

(Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác trước Cách mạng tháng Tám của Nam
Cao), đã có những nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ đối
thoại nói riêng của nhà văn Nam Cao. Trong chương 3 (Ngôn ngữ nghệ thuật),
Đinh Ngọc Hoa có những tìm hiểu khá kĩ lưỡng về “Ngôn ngữ đối thoại và độc
thoại nội tâm” của Nam Cao [54, tr.108]. Lê Hải Anh đã nghiên cứu công phu và
toàn diện về ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Tác
giả của luận án dành cả chương 3 để khảo sát, nghiên cứu về “Đặc điểm ngôn ngữ


×