Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Quyền khiếu nại là quyền bảo vệ quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.51 KB, 4 trang )

Họ và tên: Lê Thị Ngọc Thịnh
Lớp: LH3.T6

Môn: Giải quyết khiếu nại và tố cáo

Câu hỏi:
Bằng lý luận thực tiễn, chứng minh quyền khiếu nại là “Quyền bảo vệ
quyền”.
Trả lời:
Tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Mọi người có quyền
khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm
trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Việc ghi nhận quyền khiếu nại của
công dân trong Hiến pháp 2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho con người, công dân
thực hiện quyền cơ bản của mình.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 thì: “Khiếu nại là việc
công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy
định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật,
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Như vậy, người có quyền khiếu nại là: Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc
cán bộ, công chức. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại gồm: cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. Những người có quyền khiếu
nại trên có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ
quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân mình, của cơ quan, tổ chức mình. Họ có quyền làm đơn khiếu nại hoặc
khiếu nại trực tiếp theo Điều 8 Luật Khiếu nại năm 2011.
Cũng theo Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại, đối tượng của khiếu nại


là Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà
nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức.


“Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không
thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật” (Khoản 8 Điều 2 Luật Khiếu
nại). Ví dụ: Quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với
ông NVP… của Uỷ ban nhân dân xã N.
“Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật” (Khoản 9 Điều 2 Luật
Khiếu nại). Ví dụ 1: Uỷ ban nhân dân xã Y không giải quyết đơn khiếu nại của
công dân mà đơn khiếu nại đó là đơn hợp pháp.Ví dụ 2: Trong khi tiếp dân, một
cán bộ tiếp dân đã làm thất lạc hồ sơ của công dân…
“Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công
chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức” (Khoản 10 Điều 2 Luật Khiếu nại). Ví dụ: Quyết định hạ bậc lương đối với
công chức N.V.N của Giám đốc sở C…
Từ những khái niệm vừa làm rõ ở trên cũng có thể trả lời được câu hỏi:
Khi nào thì chúng ta thực hiện khiếu nại? Khi mà chúng ta có căn cứ cho
rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của
cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước là trái pháp
luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân mình, của cơ
quan, tổ chức mình.
Như vậy, quyền khiếu nại là quyền chính trị cơ bản của công dân, là quyền
dân chủ của công dân. Với tư cách là quyền công dân, quyền khiếu nại luôn gắn
liền với bản chất của Nhà nước và pháp luật, vì pháp luật là công cụ hữu hiệu

nhất trong việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân. Khi công dân thực hiện
quyền khiếu nại là công dân thực hiện “quyền bảo vệ quyền”; vì để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình, công dân có thể sử dụng nhiều biện pháp khác
nhau, nhưng khi công dân thực hiện quyền khiếu nại nghĩa là công dân đã yêu


cầu cơ quan, tổ chức Nhà nước bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình trước sự
xâm phạm từ các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Ghi nhận quyền
khiếu nại của công dân, pháp luật đã đưa ra các phương thức, quy định cụ thể để
công dân thực hiện như các quy định về thủ tục hành chính, thủ tục tư pháp.
Người khiếu nại dùng quyền khiếu nại khi có cơ sở cho rằng quyền và lợi
ích hợp pháp của mình đã bị xâm phạm nhằm mục đích khôi phục lại quyền và
lợi ích hợp pháp đó.
Ví dụ:
- Một công chức A làm việc tại Chi cục B trực thuộc Sở C, trong quá trình
làm việc, có nhiều vướng mắc, công chức A bị đưa ra kỷ luật cách chức và đã có
quyết định ban hành, Công chức A cho là quyết định này là không đúng, xâm
phạm đến quyền lợi chính đáng của mình nên đã khiếu nại lên thủ trưởng cơ quan
B. Qua quá trình xác minh và giải quyết khiếu nại của công chức A, thủ trưởng C
công nhận quyết định cách chức công chức A là không đúng nên đã hủy bỏ quyết
định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho công chức A.
- Các hộ dân sống tại khu C (khu C là khu được nhà nước Quy hoạch)
không đồng ý với giá đền bù đất trong Quyết định bồi thường giá trị quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Uỷ ban nhân dân huyện D nên đã khiếu
nại lên Chủ tịch UBND huyện C để giải quyết cho thỏa đáng. Sau khi thụ lý đơn
và xem xét xác minh, giải quyết, Chủ tịch UBND huyện C đã ban hành quyết
định hủy bỏ quyết định trước cùng với số tiền bồi thường thỏa đáng, đúng theo
quy định pháp luật.
Từ các ví dụ trên, có thể thấy được răng, từ công chức cho đến người dân
đều có thể khiếu nại lên các cơ quan, tổ chức người có thẩm quyền nếu như

quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, các cơ quan, tổ chức người có
thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, và giải quyết cho thỏa đáng, đúng theo quy
định pháp luật, vừa đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp của người khiếu nại,
vừa đảm bảo được quá trình thực hiện công vụ của mình là đúng pháp luật, và
đúng theo tiêu chí “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước


pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” (Khoản 1
Điều 2 Hiến pháp 2013).
Như vậy, một lần nữa có thể khẳng định được rằng Quyền khiếu nại là
“Quyền bảo vệ quyền”.
Thông qua khiếu nại, người khiếu nại có thể thay đổi các quyết định hành
chính, hành vi hành chính của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cho
chính xác, đồng thời phản ánh hoạt động của cơ quan nhà nước, quá trình thực
thi công cụ của các cán bộ, công chức, người có thẩm quyền như thế nào. Khiếu
nại là một phương thức thể hiện quyền dân chủ của nhân dân và là một trong
những phương thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy Nhà
nước. Xuất phát từ tư tưởng “lấy dân là gốc”, từ bản chất chính trị của chế độ dân
chủ nhân dân, ngay từ khi mới thành lập chính thể mới, cùng với việc thiết lập
chính quyền các cấp, Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã khẳng định quyền làm chủ
của nhân dân, quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động của bộ máy Nhà nước, việc
giải quyết khiếu kiện của dân, chống phiền hà, nhũng nhiễu dân. Chính vì vậy, có
thể thấy được rằng, hoạt động giải quyết khiếu nại không những có vai trò quan
trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước
và nhân dân.
Bên cạnh đó, thông qua quyền khiếu nại này, không những bảo vệ, quyền
và lợi ích hợp pháp của mọi người, mà còn thể hiện rõ nét, thực tế hoạt động của
các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, qua đó thấy được những sai sót, bất
cập trong khi thực hiện công vụ, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhanh chóng
khắc phục, tạo lòng tin cho dân, tin vào Đảng, vào Nhà nước công hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, xây dựng Nhà nước phát triển, vững mạnh, văn minh, không
quan liêu, kinh tế phát triển,... Đồng thời, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam ngày càng vững chắc, tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người dân.
Như vậy có thể khẳng định rằng, quyền khiếu nại là “Quyền bảo vệ
quyền”.



×