Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân xã thụy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ VÂN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU CỦA NGƢỜI DÂN XÃ THỤY HẢI,
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ VÂN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU CỦA NGƢỜI DÂN XÃ THỤY HẢI,
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Vân Huệ

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Vân Huệ. Luận văn không sao chép
các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng
đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp tôi sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính
xác thực và nguyên bản của luận văn.
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2017
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hai năm học tập và rèn luyện tại Đại học Quốc gia Hà Nội, dƣới sự
dạy bảo và hƣớng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên Khoa Các
khoa học liên ngành, tôi không những đƣợc tiếp thu các kiến thức bổ ích liên quan đến
chuyên ngành đào tạo “Biến đổi khí hậu” đã lựa chọn mà tôi còn trƣởng thành hơn rất
nhiều dƣới môi trƣờng đào tạo năng động, chuyên nghiệp. Đây là quãng thời gian quý
giá và có nhiều ý nghĩa trong cuộc đời tôi. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
tri ân chân thành nhất đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Vân Huệ, Viện Tài nguyên và
Môi trƣờng (CRES), Đại học Quốc gia, Hà Nội đã trực tiếp hƣớng dẫn, truyền đạt tận
tình những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tôi thực hiện, hoàn thiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ và chia sẻ các thông tin quý báu từ các cán bộ phòng
Nông nghiệp huyện Thái Thụy, cán bộ phụ trách mảng nông - lâm nghiệp xã Thụy
Hải, gia đình tập thể lớp K4 - Biến đổi khi hậu và ngƣời dân xã Thụy Hải trong suốt

thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô Khoa Các khoa học liên
ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong
suốt quá tình học tập và làm luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................................vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................................4
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................... 4
1.2. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu .......................................................... 8
1.3. Những vấn đề liên quan đến thích ứng BĐKH trên thế giới và Việt Nam .............. 9
1.3.1. Trên thế giới ................................................................................................9
1.3.2. Việt Nam ..................................................................................................12
1.3.3. Tại khu vực nghiên cứu .............................................................................14
CHƢƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 16
2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................... 16
2.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................16
2.1.2. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................17
2.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội ...........................................................................18

2.1.4. Các nguồn tài nguyên ................................................................................19
2.1.5. Đặc điểm khí hậu, địa hình, địa mạo, thủy văn .........................................21
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 22
2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................ 22
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 24
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................28
3.1. Biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu ................................................................ 28

iii


3.1.1. Nhiệt độ .....................................................................................................28
3.1.2. Lƣợng mƣa ................................................................................................ 33
3.2 Biến đổi của mực nƣớc biển tại khu vực nghiên cứu .............................................. 43
3.2.1. Tình hình nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn theo số liệu vệ tinh.............43
3.2.2. Kịch bản nƣớc biển dâng tại khu vực nghiên cứu .....................................48
3.3. Yếu tố dẫn đến tính dễ bị tổn thƣơng và thích ứng trƣớc biến đổi khí hậu ............ 51
3.3.1. Yếu tố về kinh tế .......................................................................................51
3.3.2. Yếu tố lý sinh ............................................................................................56
3.3.3. Yếu tố xã hội .............................................................................................57
3.4. Cách thích ứng của ngƣời dân trƣớc những tác động của biến đổi khí hậu ........... 58
3.4.1. Thích ứng trong Quản lý bảo vệ phát triển Rừng ngập mặn .....................58
3.4.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong Nuôi trồng thủy sản .......................60
3.4.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu của ngƣời dân trong đánh bắt hải sản .....61
3.5. Thể chế, chƣơng trình và hành động thích ứng của chính quyền...........................64
3.5.1. Các bên liên quan trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu .....................64
3.5.2. Các chƣơng trình hành động ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu.....66
3.6. Các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng cho ngƣời dân địa phƣơng ................ 70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 76

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 79

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.
2.

BĐKH
BTN&MT

Biến đổi khí hậu
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

3.
4.

BNN&PTNT
CDM

5.

CVCA

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cơ chế phát triển sạch
Phân tích tính dễ bị tổn thƣơng và khả năng thích ứng

6.

7.

FAO
GDP

dựa vào cộng đồng
Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Tổng sản phẩm quốc nội

8.
9.

IPCC
KTBĐ

Công ƣớc khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi khí hậu
Kiến thức bản địa

10.
11.

KTTV
NTTS

Khí tƣợng thủy văn
Nuôi trồng Thủy sản

12.
13.
14.

15.
16.

NBD
QĐ-TTg
RNM
TBQG
UNEP

Nƣớc biển dâng
Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ
Rừng ngập mặn
Thông báo quốc gia
Chƣơng trình môi trƣờng Liên Hợp Quốc

17.
18.

UNDP
WMO

Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Tổ chức khí tƣợng thế giới

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng các loại đất xã Thụy Hải ............................................................. 17
Bảng 3.1.: Thay đổi lƣợng mƣa (%) trong 57 năm qua ở các vùng khí hậu ................. 33

Bảng 3.2: Độ mặn lớn nhất bình quân mặt cắt (‰) dọc sông Thái Bình và Trà Lý ..... 45
Bảng 3.3. Kịch bản nƣớc biển dâng theo các kịch bản RCP cho dải ven biển từ Hòn
Dáu đến Đèo Ngang (từ Hải Phòng, Thái Bình đến Hà Tĩnh) ..................................... 49
Bảng: 3.4: Nguy cơ ngập đối với tỉnh Thái Bình ......................................................... 51
Bảng 3.5: Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong công tác quản lý bảo vệ và phát
triển RNM ...................................................................................................................... 59
Bảng 3.6: Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong NTTS ........................................ 61
Bảng 3.7: Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong đánh bắt hải sản xa bờ .............. 63
Bảng 3.8: Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong đánh bắt hải sản gần bờ ............ 64

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp xã Thụy Hải ........................................... 16
Hình 2.2: Hình ảnh chụp từ vệ tinh ............................................................................... 17
Hình 3.1: Chuẩn sai nhiệt độ (0C) trung bình năm (a) và nhiều năm (b) .................... 28
Hình 3.2: Chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm................................................................ 29
Hình 3.3: Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (0C) thời kỳ 1958 - 2014 ........................ 29
Hình 3.4: Xu thế nhiệt độ trung bình năm .................................................................... 31
Hình 3.5: Nhiệt độ trung bình tháng tại Thái Thụy, Thái Bình qua các năm................ 32
Hình 3.6.: Thay đổi lƣợng mƣa năm (% thời kỳ 1958 - 2014) ..................................... 34
Hình 3.7: Xu thế lƣợng mƣa trung bình năm ................................................................ 34
Hình 3.8: Xu thế lƣợng mƣa trung bình năm ................................................................ 36
Hình 3.9: Diễn biến bão và áp thấp nhiệt đới thời kỳ 1959 - 2014 ............................... 40
Hình 3.10: Diễn biến bão với cƣờng độ gió .................................................................. 40
Hình 3.11, 3.12: Đƣờng đi của bão số 8 (Sơn Tinh) năm 2012 .................................... 41
Hình 3.13: Xu thế thay đổi mực nƣớc biển toàn Biển Đông theo số liệu vệ tinh ......... 43
Hình 3.14: Diễn biến xâm nhập mặn bình quân tại của sông Thái Bình (‰) ............. 45
Hình 3.15: Rừng ngập mặn xã Thụy Hải ...................................................................... 46

Hình 3.16: Rừng trồng 1 năm tuổi tại xã Thụy Hải....................................................... 47
Hình 3.17: Kịch bản nƣớc biển dâng khu vực biển đông .............................................. 49
Hình: 3.18: Bản đồ nguy cơ ngập úng với mực nƣớc biển dâng 100 cm......................50
Hình 3.19: Chị em phụ nữ khai thác hải sản tại các bãi ngang xã Thụy Hải ................ 53
Hình 3.20: Bà Tô Thị Trâm - ngƣời trông xe tại cửa rừng xã Thụy Hải....................... 54
Hình 3.21: Tỷ lệ nguồn thu nhập giữa nam và nữ tại khu vực nghiên cứu ................... 55
Hình 3.22: Sơ đồ các bên liên quan ứng phó với BĐKH xã Thụy Hải ......................... 65

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nƣớc biển dâng,
là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Trong những năm
qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm nhƣ bão lớn, nắng nóng
dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con ngƣời và
vật chất. BĐKH tác động đến những yếu tố cơ bản của đời sống con ngƣời trên phạm vi
toàn cầu nhƣ: nƣớc, lƣơng thực, năng lƣợng, sức khỏe và môi trƣờng.
Theo chỉ số rủi ro về khí hậu đƣợc tổ chức Germanwatch công bố trong nghiên
cứu về thiên tai trên thế giới trong giai đoạn 1990-2009, mƣời nƣớc bị ảnh hƣởng
nhiều nhất bởi thiên tai đều là các nƣớc đang phát triển. Trong đó, Việt Nam là nƣớc
đứng thứ năm về thiệt hại do thiên tai, với trung bình mỗi năm có 457 ngƣời bị thƣơng
vong và thiệt hại về GDP bình quân hàng năm là 1,9 tỷ đôla Mỹ - tƣơng đƣơng với
1,3% GDP. Trong bối cảnh đó, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH đã
đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008.
Một trong những nhiệm vụ cần đƣợc triển khai trong khuôn khổ Chƣơng trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH là xây dựng “Kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH” của các ngành, các địa phƣơng.
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, với 52 km chiều dài bờ biển, hệ

thống sông ngòi dày đặc với tổng chiều dài lên đến 8.492 km do đó cũng chịu sự ảnh
hƣởng tiêu cực không hề nhỏ trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn quốc. Theo kịch bản
nƣớc biển dâng do Bộ TN&MT công bố năm 2016 đối với tỉnh Thái Bình nếu mực
nƣớc biển dâng 50 cm thì diện tích đất có nguy cơ ngập lụt tại huyện Thái Thụy là
22,29%; nếu dâng lên 100 cm thì 59,46% diện tích có nguy cơ bị ngập lụt. Bên cạnh
đó trong những năm qua hiện tƣợng thời tiết cực đoan đã và đang tác động tiêu cực
đến đời sống của ngƣời dân ven biển. Đặc biệt nghiêm trọng là cơn bão số 8 đổ bộ trực
tiếp vào Thái Bình vào cuối năm 2012 đã gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản mà
nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Thiệt hại nặng nề nhất là
ngành nông nghiệp với 6.000 ha lúa mùa đã chín bị đổ, ngập sâu trong nƣớc, gần
30.000 ha hoa màu, cây vụ đông bị hƣ hỏng nặng, hàng vạn cây lấy gỗ, cây ăn quả bị
đổ; trên 8.000 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập, trong đó 2 huyện ven biển Thái Thụy và
Tiền Hải có gần 2.500 ha Ngao bị thiệt hại nặng nề [13]. Các đợt rét đậm, rét hại bất

1


thƣờng kéo dài vào cuối năm 2011, 2012 và đầu năm 2016 tại Thái Bình cho thấy sự
gia tăng của thiên tai và các hiện tƣợng cực đoan của khí hậu, thời tiết làm ảnh hƣởng
trực tiếp đến sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp.
Huyện Thái Thụy là một trong hai huyện của tỉnh Thái Bình đƣợc nhận định là
vùng dễ bị tổn thƣơng do BĐKH và có thể ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội
và môi trƣờng. Trong những năm qua ngƣời dân của năm xã ven biển huyện Thái
Thụy đã và đang phải hứng chịu rất nhiều những tác động không mong muốn do biến
đổi khí hậu gây ra. Tuy nhiên, họ vẫn tồn tại và phát triển bằng cách từng bƣớc thích
nghi với những điều kiện thay đổi ấy thông qua những kinh nghiệm sống đƣợc tích lũy
và học hỏi, đồng thời đi kèm với việc thực thi các chính sách địa phƣơng nhằm ổn
định cuộc sống hàng ngày. Trên địa bàn đã có những báo cáo nghiên cứu tổng thể
cũng nhƣ kế hoạch, chƣơng trình hành động liên quan đến thích ứng với biến đổi khí
hậu nhƣ Báo cáo tổng kết chƣơng trình và mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí

hậu giai đoạn 2011 - 2015 [13], Nghiên cứu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nuôi
trồng thủy sản huyện Thái Thụy [15], tuy nhiên chƣa có một nghiên cứu sâu nào đề
cập đến khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của ngƣời dân ven biển. Vì vậy, việc
thực hiện đề tài "Nghiên cứu khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của người
dân xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình" là rất cần thiết. Nghiên cứu
nhằm tìm ra các giải pháp, bài học kinh nghiệm của ngƣời dân xã Thụy Hải đã và đang
áp dụng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại địa phƣơng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để
chính quyền địa phƣơng, các nhà khoa học, nhà lập định chính sách xem xét cùng với
ngƣời dân nhằm đƣa ra các giải pháp giúp ngƣời dân xã Thụy Hải thích ứng tốt hơn
với BĐKH.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định các yếu tố dẫn đến tính dễ bị tổn thƣơng của ngƣời dân trong bối cảnh

biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu.
-

Tìm hiểu cách thích ứng của ngƣời dân tại địa bàn nghiên cứu, các yếu tố tăng

cƣờng hoặc hạn chế khả năng thích ứng của họ và đƣa ra các giải pháp giúp ngƣời dân
xã Thụy Hải thích ứng tốt hơn với BĐKH.
3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ sung cho những giải pháp về việc thích ứng
với biến đổi khí hậu đối với ngƣời dân sống ven biển tại xã Thụy Hải nói riêng và các

2


xã ven biển tỉnh Thái Bình nói chung. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng các

chƣơng trình hành động cụ thể, hiệu quả hơn về thích ứng với biến đổi khí hậu cho
ngƣời dân địa phƣơng và các vùng lân cận.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
Ngƣời dân, hệ sinh thái rừng ngập mặn, các chính sách liên quan và các giải
pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của ngƣời dân tại xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy,
tỉnh Thái Bình.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: 2001 – 2016
- Do thời gian nghiên cứu không dài nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các tác
động do Biến đổi khí hậu gây ra trong lĩnh vực nông - lâm - ngƣ nghiệp làm ảnh
hƣởng trực tiếp đến sinh kế của ngƣời dân xã Thụy Hải. Những số liệu, kết quả tác giả
thu đƣợc tại khu vực nghiên cứu sẽ đƣợc đối chiếu, kết hợp với kịch bản Biến đổi khí
hậu năm 2016 do Bộ TNMT công bố nhằm phản ánh rõ những các động do BĐKH
gây ra. Đối với biểu hiện nƣớc biển dâng trong nghiên cứu tác giả sử dụng kịch bản
mới nhất đối với vùng Đồng bằng Bắc bộ do bộ TN&MT công bố năm 2016.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Yếu tố nào dẫn đến tính dễ bị tổn thƣơng của ngƣời dân trong bối cảnh biến đổi
khí hậu tại địa bàn nghiên cứu? Có sự khác biệt giữa nam và nữ giới không?
-

Ngƣời dân tại địa bàn nghiên cứu đã thích ứng nhƣ thế nào? Yếu tố nào tăng
cƣờng hoặc hạn chế khả năng thích ứng của họ?

-

Làm thế nào để giúp ngƣời dân thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu?

6. Kết cấu của luận văn
- Phần mở đầu: Nêu nên tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,

-

câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu;
Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
Chƣơng 2. Địa điểm, thời gian, phƣơng pháp nghiên cứu;
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu;
Kết luận và khuyến nghị.

3


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
Biến đổi khí hậu:
- Theo IPCC (2007): Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí
hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các
thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập
kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí
hậu, hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác động thƣờng xuyên của
con ngƣời làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất [30].
Biểu hiện của BĐKH:
Theo IPCC (2007) các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:
-

Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển toàn
cầu;

-

Sự dâng cao mực nƣớc biển do giãn nở vị nhiệt và băng tan;


-

Sự thây đổi thành phần và chất lƣợng khí quyển;

-

Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất;

-

Sự thay đổi cƣờng độ hoạt động của quá trình hoàn lƣu khí quyển, chu trình
tuần hoàn của nƣớc trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác;

-

Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lƣợng và thành phần
của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nƣớc biển dâng

thƣờng đƣợc coi là hai biểu hiện chính và rõ nét của Biến đổi khí hậu [30].
Nguyên nhân dẫn đến BĐKH
Nguyên nhân tự nhiên:
Bao gồm thay đổi cƣờng độ sáng của mặt trời, xuất hiện các điểm đen mặt trời
(Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dƣơng, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.
Nguyên nhân nhân tạo:
- Do con ngƣời sử dụng những nhiêu liệu hóa thạch, sử dụng các loại hóa chất
trong trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt…

4



- Con ngƣời khai thác tài nguyên và đang dần làm chúng cạn kiệt nhƣ: tài nguyên
nƣớc, rừng, khoáng sản…
- Nguyên nhân chính làm biển đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động
tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ
khí nhà kính nhƣ sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Nhằm hạn chế sự BĐKH phải hạn chế và ổn định 6 loại khí nhà kính bao gồm:
+ CO2 (Carbon dioxide): phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu
khí…) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con ngƣời gây ra trong khí quyển. CO2
cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp nhƣ sản xuất xi măng và cán thép.
+ CH4 (Methane): sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai
lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
+ N2O (Nitrous oxide): phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
+ HFCs (Hydrofluorocarbons): đƣợc sử dụng thay cho các chất phá hủy ozôn
(ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
+ PFCs (Perfluorocarbons): sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
+ SF6 (Sulphur hexafluoride): sử dụng trong vật liệu cách nhiệt và trong quá trình
sản xuất Magiê.
Nhƣ vậy, biến đổi khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tƣợng hiệu ứng nhà
kính (sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, có rất
nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng nhiệt độ
trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển,
đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp.
Tính dễ bị tổn thƣơng và khả năng thích ứng với BĐKH
- Theo IPCC năm 2007: “Tình trạng dễ bị tổn thƣơng là mức độ (degree) mà ở đó
một hệ thống dễ bị ảnh hƣởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu, gồm các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan
của khí hậu. Tình trạng dễ bị tổn thƣơng là hàm số của tính chất, cƣờng độ và
mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và

khả năng thích ứng của hệ thống [30].
- Theo Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008) thích ứng với BĐKH: Là sự điều
chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay

5


đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do dao động và BĐKH hiện
hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [2].
Thuật ngữ thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động, hoặc phản ứng tích
cực, hoặc có phòng bị trƣớc, đƣợc đƣa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cải thiện những
hậu quả có hại của BĐKH.
Khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử
lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thực sự đã
và đang xảy ra của khí hậu. Sự thích ứng có thể là tự phát hay đƣợc chuẩn bị trƣớc và
có thể đƣợc thực hiện để đối phó với những biến đổi trong nhiều điều kiện khác nhau.
Sự thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm
giảm tính dễ bị tổn thƣơng và đồng thời nó còn là các hành động tận dụng những cơ
hội thuận lợi mới nảy sinh do BĐKH. Trong việc đánh giá những tác động của BĐKH,
nhất thiết phải kể đến sự thích ứng. Cây cối, động vật và con ngƣời không thể tiếp tục
tồn tại một cách đơn giản nhƣ trƣớc khi có BĐKH nhƣng hoàn toàn có thể thay đổi các
hành vi của mình. Để giải thích đầy đủ về tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH, sự đánh giá
tác động cần phải tính đến quá trình tất yếu sẽ xảy ra: sự thích ứng của các đối tƣợng
tác động. Không có đánh giá về những quá trình thích ứng, nghiên cứu tác động sẽ
không thể đánh giá chính xác và đầy đủ những ảnh hƣởng tiêu cực của BĐKH. Một lý
do nữa cho đánh giá thích ứng là giúp cho những nhà lập chính sách biết có thể làm gì
để giảm thiểu các rủi ro của BĐKH.
Khái niệm hệ sinh thái rừng:
Là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài
cây gỗ, cây bụi, thảm tƣơi, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trƣờng vật lý của

chúng (khí hậu, đất). Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồm các cá thể, quần
thể, quần xã và hệ sinh thái, về mối quan hệ ảnh hƣởng lẫn nhau giữa các cây rừng và
giữa chúng với các sinh vật khác trong trong quần xã đó, cũng nhƣ mối quan hệ lẫn
nhau giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng [25].
Trong nghiên cứu tác giả sử dụng khái niệm này nhằm tìm hiểu tác động qua lại giữ hệ
sinh thái rừng ngập mặn với sinh kế của ngƣời dân ven biển xã Thụy Hải.
Khái niệm rừng ngập mặn (Mangrove forests):

6


Theo Tomlison P.B (1986) cho rằng rừng ngập mặn là nơi mà các thực vật thân
gỗ sinh trƣởng và phát triển ở vùng chuyển tiếp giữa đất liền và biển ở vùng nhiệt đới
và á nhiệt đới nơi chúng có thể tồn tại trong điều kiện độ mặn cao, triều cƣờng, sóng
lớn, nhiệt độ cao, trên đất bùn và đất thiếu khí [35].
Sinh thái nhân văn:
Theo GS. TS Lê Trọng Cúc (2017) Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu
quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng thiên nhiên ở mức độ hệ thống, bao gồm hệ xã
hội và hệ tự nhiên (hệ sinh thái). Sinh thái nhân văn không chỉ mở rộng khái niệm sinh
thái học mà trở thành giao điểm hội tụ tƣ tƣởng của nhiều ngành khoa học khác nhau.
Sự hội tụ đó thể hiện tính hệ thống toàn vẹn bằng nghiên cứu các mối tƣơng tác giữa
các thành phần của hệ thống xã hội và hệ tự nhiên, trang bị cho nó vũ khí để có thể
đƣơng đầu đƣợc với các vấn đề môi trƣờng ngày càng gia tăng và các hệ thống tự
nhiên - xã hội luôn luôn thay đổi.
Giá trị của sinh thái nhân văn là giúp cho con ngƣời thấy đƣợc những mối quan
hệ không đƣợc thừa nhận trƣớc kia giữa con ngƣời và môi trƣờng; đồng thời cũng giúp
cho con ngƣời nhận thức sâu sắc về vị trí của con ngƣời trong thế giới và suy nghĩ của
con ngƣời về môi trƣờng. Sinh thái nhân văn đã đƣợc áp dụng vào những nghiên cứu ở
Việt Nam từ những năm 1989 trong nhiều lĩnh vực.
Khái niệm giới:

 Theo FAO (2006a), giới đƣợc định nghĩa là mối quan hệ giữa nam và nữ cả về
mặt nhận thức và vật chất. Giới không đƣợc xác định về mặt sinh học, nhƣ là các đặc
điểm sinh học của nam và nữ, nhƣng đƣợc cấu thành về mặt xã hội [27].
 Nhiều nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng xem xét trên khía cạnh giới cho thấy
phụ nữ là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng hơn đối với thiên tai và sự thay đổi môi trƣờng
(World Bank, 2010; Care International, 2011; Denton F., 2002). Một tỷ lệ lớn khoảng
60 – 98 % nữ giới làm việc trong ngành nông nghiệp ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dƣơng và luôn cao hơn tỷ lệ nam giới [28]. Trong khi đó, nông nghiệp luôn là ngành
phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, nên phụ nữ và sinh kế của họ dễ bị ảnh hƣởng
bởi sự thay đổi của khí hậu. Đặc biệt, phụ nữ ở vùng nông thôn sẽ dễ bị tổn thƣơng
hơn khi họ có các sinh kế dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và những nguồn này
dễ chịu tác động của thiên tai hay những thay đổi của môi trƣờng nhƣ tài nguyên rừng

7


ngập mặn, tài nguyên biển. Ngoài các hoạt động sinh kế kể trên, họ còn có trách nhiệm
trong việc tìm kiếm và cung cấp nƣớc, thức ăn, nhiên liệu trong gia đình, những nhiệm
vụ này đặt gánh nặng lên vai họ khi có thiên tai hay suy thoái môi trƣờng xảy ra. Từ
đó, phụ nữ trở thành những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng hơn trƣớc các tác động. Mặt
khác, họ cũng ít có khả năng ứng phó với các tác động kể trên. Các định kiến và rào
cản xã hội đã tạo ra sự bất công bằng giới và hạn chế quyền đƣợc tham gia trong việc
ra quyết định tại gia đình và cộng đồng, điều này làm giảm năng lực ứng phó của phụ
nữ và các chiến lƣợc thích ứng cũng kém hiệu quả hơn khi thiếu đi những đóng góp về
quan điểm và ý kiến của nữ giới. Do đó, họ cần đƣợc đào tạo, nâng cao nhận thức và
đƣợc tham gia vào quá trình ra quyết định để nâng cao khả năng thích ứng của bản
thân và cộng đồng.
 Nghiên cứu giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhằm để xác định đƣợc tính dễ
bị tổn thƣơng của cả nam và nữ giới, tận dụng đƣợc lợi thế so sánh của họ trong việc
ứng phó, thích ứng với những tác động từ thay đổi của môi trƣờng và khí hậu.

1.2. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Có nhiều biện pháp thích ứng có thể đƣợc thực hiện trong việc ứng phó với
BĐKH. Báo cáo đánh giá lần thứ 2 của Ban liên chính phủ về BĐKH [29] đã đề cập
và miêu tả 228 phƣơng pháp thích ứng khác nhau. Cách phân loại phổ biến là chia các
phƣơng pháp thích ứng ra làm 8 nhóm:
- Chấp nhận tổn thất: Các phƣơng pháp thích ứng khác có thể đƣợc so sánh với
cách phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận
những tổn thất.
- Chia sẻ tổn thất: Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những
tổn thất giữa một cộng đồng dân cƣ lớn. Cách thích ứng này thƣờng xảy ra trong
một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp.
- Làm thay đổi nguy cơ: Ở một mức độ nào đó ngƣời ta có thể kiểm soát đƣợc
những mối nguy hiểm từ môi trƣờng. Đối với một số hiện tƣợng “tự nhiên” nhƣ
là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập,
mƣơng, đê).
- Ngăn ngừa các tác động: Là một hệ thống các phƣơng pháp thƣờng dùng để thích
ứng từng bƣớc và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu.

8


- Thay đổi cách sử dụng: Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục
các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, ngƣời ta có thể thay đổi cách sử dụng.
- Thay đổi/chuyển địa điểm: Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển địa
điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các
cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực
mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tƣơng lai.
- Nghiên cứu: Quá trình thích ứng có thể đƣợc phát triển bằng cách nghiên cứu
trong lĩnh vực công nghệ mới và phƣơng pháp mới về thích ứng.
- Giáo dục: Thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi. Một kiểu hoạt động thích

ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng
và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi.
1.3. Những vấn đề liên quan đến thích ứng BĐKH trên thế giới và Việt Nam
Ứng phó với biến đổi khí hậu đƣợc chia làm hai hợp phần: thích ứng và giảm
thiểu. Trong đó giảm thiểu là những nỗ lực nhằm làm giảm hoặc hạn chế tốc độ phát
thải khí nhà kính thông qua sử dụng các công nghệ sạch hơn và các nguồn năng lƣợng
thay thế, còn thích ứng giúp con ngƣời sống đƣợc với những thay đổi khí hậu thông
qua các biện pháp về cơ chế và các giải pháp kỹ thuật tổ chức. Các nghiên cứu thích
ứng nhằm giúp ích cho việc ra quyết định và lập kế hoạch, nâng cao khả năng thích
ứng của địa phƣơng, quốc gia. Nghiên cứu về thích ứng thƣờng đƣợc gắn trong nghiên
cứu tính dễ tổn thƣơng.
1.3.1. Trên thế giới
Đại hội đồng Liên hợp Quốc lần đầu tiên đặt sự quan tâm vào vấn đề BĐKH do
con ngƣời gây ra vào năm 1988 khi có các bằng chứng khoa học về một mùa hè nóng
bất thƣờng ở Hoa Kỳ cũng nhƣ nhận thấy sự gia tăng nhận thức của con ngƣời về các
vấn đề môi trƣờng toàn cầu và kỳ vọng về sự tham gia của cộng đồng quốc tế trong
việc giải quyết các vấn đề môi trƣờng toàn cầu, đặc biệt là sau các vòng đàm phán
thành công về Nghị định thƣ Montreal năm 1987 về các chất làm suy giảm tầng ôzôn.
Cũng trong năm 1988, WMO và UNEP cùng thành lập Ủy ban liên chính phủ về
BĐKH gọi tắt là IPCC với nhiệm vụ đánh giá các thông tin khoa học về BĐKH, bao

9


gồm các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với con ngƣời, cũng nhƣ các biện pháp
giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.
Năm 1990, IPCC đã công bố báo cáo đánh giá đầu tiên về thực trạng BĐKH
toàn cầu. Cũng trong năm 1990, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức phát động
các cuộc đàm phán về Công ƣớc khung về BĐKH. Việc quyết định phải giải quyết vấn
đề BĐKH thông qua một hiệp ƣớc toàn cầu dƣới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc đã

phản ánh quan điểm cho rằng vấn đề BĐKH toàn cầu - do tất cả các quốc gia trên thế
giới cùng gây ra và cùng chịu ảnh hƣởng - đòi hỏi phải có hành động trên qui mô toàn
cầu. IPCC lần lƣợt đƣa ra các báo cáo: báo cáo thứ 2 năm 1995, thứ 3 năm 2001, thứ 4
năm 2007, trong đó báo cáo lần thứ 4 đƣợc coi là một trong những tài liệu quan trọng
nhất về BĐKH. Theo báo cáo này, nguyên nhân cơ bản của BĐKH là sự gia tăng quá
mức lƣợng phát thải khí nhà kính (KNK) dẫn đến sự gia tăng nồng độ KNK trong khí
quyển, đặc biệt là các KNK trƣờng thọ: CO2, CH4, N2O. Những quan trắc trong
khoảng 150 năm gần đây cho thấy BĐKH diễn ra khá nhanh chóng đặc biệt trong thế
kỉ 20 đến nay [30].
Trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Anh Phƣơng và Bernadette (2014) về tính dễ
bị tổn thƣơng và khả năng thích ứng của phụ nữ đối với sự khan hiếm nƣớc liên quan
đến khí hậu trong nông nghiệp ở một vùng nông thôn Việt Nam. Nghiên cứu này đã sử
dụng kết hợp cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng nhƣ phỏng vấn hộ, thảo luận
nhóm, phỏng vấn sâu... Đặc biệt, nghiên cứu đã xác định đƣợc tính dễ tổn thƣơng, cách
thích ứng và những yếu tố giới hạn làm tăng tính dễ tổn thƣơng và khả năng thích ứng
của các nhóm phụ nữ khác nhau: nhóm phụ nữ làm chủ hộ và phụ nữ có chồng làm chủ
hộ hay theo nhóm kinh tế hộ giàu, nghèo, trung bình. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập
trung vào vấn đề khan hiếm nƣớc trong nông nghiệp và đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là
phụ nữ. Trong khi đó, nam giới cũng là đối tƣợng chịu tác động do những thay đổi môi
trƣờng và biến đổi khí hậu do vậy phân tích trên khía cạnh giới cần xem xét vai trò của
cả nam và nữ giới trong việc ứng phó, thích ứng những tác động này.
Trong nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế vùng Châu Mỹ La tinh và Caribe về tác
động của BĐKH lên lĩnh vực nông nghiệp Guyana, trong đó có thủy sản, mô hình kinh
tế lƣợng đã đƣợc áp dụng để lƣợng hóa mối quan hệ này [24]. Trong mô hình, nhóm
tác giả đã xây dựng đƣợc mối quan hệ về sự phụ thuộc của sản lƣợng hải sản (bao gồm

10


cả khai thác và NTTS trên biển) với các yếu tố nhƣ giá hải sản xuất khẩu, nhiệt độ bề

mặt nƣớc biển (SST) và lƣợng mƣa năm (Rain) theo 3 kịch bản BĐKH đến năm 2050
của IPCC xây dựng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các tác giả đã không xem xét
đồng thời tác động của các yếu tố kỹ thuật (công nghệ nuôi, sử dụng con giống, thức
ăn, hóa chất,...) đến sản lƣợng thủy sản, cũng nhƣ tần suất và cƣờng độ các cơn bão, lũ
lụt hoặc hạn hán có thể xảy ra trong cả thời kỳ nghiên cứu nên kết quả mô hình cần
đƣợc xem xét thêm. Tuy nhiên, đây là một hƣớng nghiên cứu tiềm năng cần đƣợc xem
xét, chỉnh lý và phát triển để áp dụng vào việc lƣợng hóa các tác động của BĐKH đến
nuôi trồng thủy sản kết hợp với hệ thống rừng ngập mặn tại vùng ven biển xã Thụy
Hải, tỉnh Thái Bình.
Tác động của những trận bão lớn đã gây chết hàng loạt cây của 10 cánh RNM
của vùng Ca Ri Bê trong 50 năm trở lại đây (Jimenez và nnk, 1985; Amentano và nnk,
1995) cho thấy RNM của Honduras chết hàng loạt do bão nhiệt đới dẫn tới mất than
bùn và do đó làm chậm qúa trình hồi phục sau nhiễu loạn. Dự phỏng bằng mô hình
RNM của Nam Florida cho thấy cƣờng độ của bão nhiệt đới tăng lên trong thế kỷ vừa
qua đã làm giảm chiều cao trung bình của cây ngập mặn (Ning và nnk, 2003). Bão lớn
cũng có thể làm thay đổi cấu trúc quần thể dựa trên một phản ứng khác với thiệt hại
của bão. Ropth (1997) cho rằng tỷ lệ giữa các loài cũng có thể thay đổi do chúng có tỷ
lệ tái sinh khác nhau. Dự phóng tăng tần suất của nƣớc lớn [24] có thể ảnh hƣởng sức
khoẻ RNM cũng nhƣ thành phần của chúng do thay đổi độ mặn, tái lập quần thể, ngập
lụt và thay đổi trong quỹ trầm tích của đất ngập nƣớc [21]. Bão thổi mạnh cũng có thể
làm ngập RNM và nếu kết hợp với nƣớc biển dâng thì có thể huỷ hoại RNM. Ngập lụt
do mƣa tăng, bão hoặc do nƣớc biển dâng có thể làm giảm năng suất, quang hợp và
tồn tại của RNM. Ngập lụt cũng có thể làm giảm sức dẫn nƣớc và quang hợp của lá
cây RNM [3].
Trong thế kỷ vừa qua mực nƣớc biển đã tăng từ 10-20 cm chủ yếu do khuếch
tán nhiệt đại dƣơng và băng tan do nóng lên toàn cầu [21]. Nhiều dự án mô hình đã dự
phóng mực nƣớc biển sẽ dâng lên nhanh hơn trong những thập kỷ tới (Church và nnk,
2001). Thay đổi mực nƣớc biển cũng bị ảnh hƣởng bởi những điều chỉnh về kiến tạo
và đẳng tĩnh (nhƣ biến dạng của bồn đại dƣơng và trồi, sụt của đất [33]. Mực nƣớc
biển của thế kỷ 21 đƣợc dự đoán sẽ tăng từ 0,09-0,88m (Houghton và nnk, 2001). Mực


11


nƣớc biển đang là thách thức lớn nhất của biến đổi khí hậu đối với RNM. Những ghi
chép địa chất cho thấy rằng sự dao động của mực nƣớc biển trong quá khứ đã tạo ra cả
khủng hoảng lẫn cơ hội cho các quần xã RNM và chúng đã tồn tại hoặc mở rộng ở một số
nơi. RNM có thể thích ứng với nƣớc biển dâng nếu nó tăng từ từ [26], nếu đủ không gian cho
nó mở rộng để tồn tại và nếu những điều kiện khác của môi trƣờng đƣợc thoả mãn. Nhƣ vậy
có thể thấy rằng BĐKH đã và đang ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của RNM cũng
nhƣ ảnh hƣởng đến nguồn sinh kế của ngƣời dân có cuộc sống gắn liền với Biển.
1.3.2. Việt Nam
Từ cuối thế kỷ 20, BĐKH là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu về BĐKH chủ yếu tập trung về các vấn đề sau: những biểu
hiện của BĐKH, những tác động của BĐKH đến xu hƣớng diễn biến thiên tai (bão, lũ
lụt, hạn hán, nƣớc biển dâng...) trên nhiều vùng/khu vực và trên toàn bộ lãnh thổ Việt
Nam. Bên cạnh đó, tác động của BĐKH cũng đƣợc nghiên cứu trên nhiều đối tƣợng
nhƣ: tài nguyên nƣớc tài nguyên đất, đất ngập nƣớc, đa dạng sinh học, thủy sản, nông
nghiệp an ninh - lƣơng thực.
Trong khoảng thời gian 4 năm, từ 2008 đến 2011, nhiều tổ chức nghiên cứu và
phát triển tiếp tục công bố một loạt báo cáo liên quan đến biến đổi khí hậu. Có thể kể
đến các báo cáo nghiên cứu điển hình nhƣ: UN (2008) “Giới và Biến đổi khí hậu ở
Việt Nam”; CERED (2008) “Ngƣời nghèo và sự thích ứng với biến đổi khí hậu”; Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng (2009) “Kịch bản Biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cho
Việt Nam”; WB (2010) “The Social Dimensions of Adaptation to Climate Change in
Vietnam” [36]; WB (2011) “Báo cáo phát triển Việt Nam, 2011: Quản lý tài nguyên
thiên nhiên” [37]; v.v… Điểm đáng chú ý là trong giai đoạn này, thay vì chỉ chuyên
chú vào nghiên cứu ở khu vực Trung bộ và ĐBSCL, nhiều nhóm chuyên gia đã dành
sự quan tâm nhiều hơn đến khu vực miền núi phía Bắc. Ví dụ: Tổ chức CSDM (2009)
“Thích ứng với biến đổi khí hậu: Các thứ tự ƣu tiên và lồng ghép ở tỉnh Hà Giang”; Tổ

chức SRD (2009): “Đánh giá nhu cầu về thích ứng và giảm nhẹ Biến đổi khí hậu: Một
nghiên cứu tại tỉnh Bắc Kạn”; CARE (2009): “Đối phó với thiên tai và biến đổi khí hậu
2010-2015”; CARE International (2011) “Climate vulnerability and capacity of ethnic
minorities in the northern mountainous region of Vietnam”…Kết quả của các nghiên cứu

12


trên phần nào đã làm nổi bật đƣợc Biến đổi khí hậu theo thời gian đã và đang tác động đến
cuộc sống con ngƣời ở tất cả các vùng miền khác nhau trên cả nƣớc.
Theo kết quả nghiên cứu nêu trong Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý
rủi ro thiên tai và các hiện tƣợng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí
hậu (IMHEN, 2015), chỉ tính trong 15 năm (1996 - 2011), các loại thiên tai nhƣ: Bão,
lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm
thiệt hại đáng kể về ngƣời và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 10.711 ngƣời, giá trị
thiệt hại về tài sản ƣớc tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Tác động của BĐKH đối
với một số ngành, lĩnh vực (thể hiện qua tổn thất tính bằng % GDP cho năm 2010) ƣớc
tính vào khoảng 0,5% đối với thủy sản; 0,2% đối với nông nghiệp và năng suất lao
động là 4,4%. Theo một ƣớc tính khác của Chƣơng trình sáng kiến về tính dễ tổn
thƣơng do khí hậu [23], về thiệt hại do cực đoan khí hậu gây ra cho năm 2010 (tính
theo GDP), thiệt hại do nƣớc biển dâng vào khoảng 1,5%; nắng nóng và giá rét khoảng
0,1%; lũ lụt và trƣợt lở vào khoảng 0,1%...
Theo báo cáo “Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và năng lực thích ứng tại
xã Trung Bình, huyện Trần Đề và xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc
Trăng” do IUCN (2012) thực hiện đã áp dụng một khung phƣơng pháp luận chung bao
gồm các công cụ và phƣơng pháp đánh giá tổng hợp từ CARE International và UNDP
với sự tham gia của cộng đồng [12]. Nghiên cứu này đã cung cấp các thông tin về tính
dễ bị tổn thƣơng và năng lực thích ứng của các cộng đồng dân cƣ do ảnh hƣởng của
thiên tai và BĐKH. Nghiên cứu mới chỉ tập trung vào phân tích rủi ro, mức độ nhạy
cảm của sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất. Ngoài xem xét tác động của các

yếu tố tự nhiên thì nghiên cứu này cũng đã xem xét một số yếu tố xã hội tác động đến
tính dễ bị tổn thƣơng nhƣ: thiếu vốn, chính sách hỗ trợ, an ninh trật tự, giá cả bấp
bênh. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa xem xét tới các tác động đến con ngƣời, giới và các
yếu tố khác nhƣ: các chƣơng trình, kế hoạch thích ứng của ngƣời dân, sự tham gia
đóng góp của ngƣời dân vào các kế hoạch đó. Các yếu tố này cần phải đƣợc đƣa vào
phân tích trong nghiên cứu về tính dễ tổn thƣơng và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo "Nghiên cứu Kiến thức bản địa thích ứng với Biến đổi khí hậu,
2013" do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông lâm Nghiệp miền Núi phía Bắc
(ADC) thực hiện đã chỉ ra sự đa dạng về hệ thống cây trồng, vật nuôi trong hệ thống

13


góp phần cải thiện và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, tăng cƣờng khả năng thích ứng
với BĐKH, giảm tính dễ bị tổn thƣơng tại cộng đồng [1]. KTBĐ là nền tảng cơ bản
cho sự tự cung tự cấp và tự quyết của ngƣời dân giúp cho ngƣời dân ít bị phụ thuộc
vào bên ngoài giảm tình trạng dễ bị tổn thƣơng tại cộng đồng do BĐKH gây ra. Ngƣời
dân đã quen với các kỹ thuật bản địa nên họ có thể hiểu, vận dụng và duy trì các kỹ
thuật đó tốt hơn so với các kỹ thuật mới đƣa vào từ bên ngoài nên kinh nghiệm và
tiếng nói của cộng đồng đƣợc phát huy và sử dụng có hiệu quả. Trong báo cáo đã đề
cập chi tiết một số kiến thức bản địa đƣợc ngƣời dân sử dụng trong trong canh tác
nông nghiệp nhằm thích ứng với BĐKH nhƣng sự kết hợp giữa KTBĐ và Chính sách
nhằm thích ứng với BĐKH thì còn khá hạn chế.
Ở một góc nhìn nhận khác khi đề cập đến "vốn xã hội" trong nghiên cứu do Đại học
Arizona, Hoa Kỳ và Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng ĐHQGHN thực hiện
năm 2012 đã chỉ ra rằng ngƣời dân đã và đang sử dụng "vốn xã hội" để xây dựng một hệ
thống hỗ trợ "không chính thức" giữa các nhóm xã hội, nhằm giúp họ thích ứng với các
hiện tƣợng có liên quan đến biến đổi khí hậu. Nhƣng vốn xã hội này chƣa đƣợc nhìn nhận
nghiêm túc trong chiến lƣợc thích ứng nghi dài hạn tại các điểm nghiên cứu mà tập trung
chủ yếu vào việc làm tăng khả năng thích ứng của hệ thống để đối phó với những thay đổi.

Nhƣ vậy ở Việt Nam trong những năm qua đã có những nghiên cứu điển hình ở
các vùng liên quan đến thích ứng với BĐKH ở nhiều vùng khác nhau. Tuy nhiên, chƣa
có một nghiên cứu cụ thể nào mang tính đặc thù cấp vùng tại tỉnh Thái Bình đề cập
đến việc thích ứng của ngƣời dân ven biển hay đồng thời đƣa ra những giải pháp phù
hợp nhằm thúc đẩy việc thích ứng đó ngày một tích cực và hiệu quả hơn. Vì vậy, đề tài
"Nghiên cứu khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân xã Thụy Hải,
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình" là rất cần thiết.
1.3.3. Tại khu vực nghiên cứu
Tại khu vực nghiên cứu trong những năm qua cũng đã triển khai nhiều nghiên cứu
liên quan đến ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu cũng nhƣ triển khai các hành động liên quan
đến ứng phó với Biến đổi khí hậu. Những nghiên cứu, hoạt động cụ thể có thể kể đến:
-

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Thái Bình giai đoạn

2011 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020.

14


-

Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trƣờng số 37 (6/2012) liên quan đến nghiên cứu

khả năng thích ứng của Hệ sinh thái rừng ngập mặt vùng ven biển dƣới tác động của nƣớc
biển dâng nghiên cứu ở Đồng bằng Sông Hồng do Nguyễn Kim Cúc và Trần Văn Đạt
thực hiện. Nghiên cứu này đã chỉ rõ khả năng thích ứng của hệ sinh thái rừng ngập mặn
dƣới tác động của nƣớc biển dâng do biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Hồng.
-


Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới tỉnh Thái Bình, đề xuất

các giải pháp thích ứng, giảm thiểu thiệt hại [11]. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh
giá ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng (NBD) do biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc
mặt, nƣớc ngầm, ổn định bờ sông, bờ biển và đê sông, đê biển làm cơ sở khoa học góp
phần phục vụ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình và đề xuất
các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ thiệt hại [11].
-

Nghiên cứu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản huyện Thái

Thụy, tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp ứng phó để phát triển [15]. Mục tiêu của
nghiên cứu nhằm dự báo các ảnh hƣởng của BĐKH đến NTTS huyện Thái Thụy - tỉnh
Thái Bình đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho việc NTTS trƣớc
những ảnh hƣởng của BĐKH.
-

Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa ở huyện Thái Thụy, tỉnh

Thái Bình do Đoàn Văn Điếm, Trƣơng Đức Trí, Ngô Tiền Giang trƣờng đại học Nông
nghiệp Hà Nội thực hiện 2013 [9]. Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng BĐKH đã tác động rất
lớn đối với sản xuất lúa ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình do gia tăng chế độ nhiệt,
tình trạng hạn hán trong vụ xuân vỡ mƣa lụt trong vụ mùa. Kết quả nghiên cứu đã đề
cập tới sản xuất lúa tại địa bàn Huyện Thái Thụy do BĐKH gây ra [9]. Trong nghiên
cứu nhóm tác giả chƣa đƣa ra giải pháp tổng thể cho lĩnh vực nông-lâm nghiệp đối
với ngƣời dân ven biển của Huyện còn hạn chế.
-

Các nghiên cứu trên tại khu vực nghiên cứu mới chỉ tập trung vào dự báo, phân tích


các ảnh hƣởng do BĐKH gây ra trong lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp mà chƣa đi sâu
vào phân tích mối tƣơng quan giữa ngƣời dân ven biển - rừng ngập mặn - các giải pháp
thích ứng của ngƣời dân ven biển trong bối cảnh biến điển khí hậu. Do đó, nghiên cứu của
Tác giả là một hƣớng đi mới nhằm tìm hiểu cụ thể hơn các yếu tố dẫn đến tính dễ bị tổn
thƣơng của ngƣời dân, họ đã thích ứng với BĐKH nhƣ thế nào và cần phải có những giải
pháp gì nhằm giúp ngƣời dân tại xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình thích ứng
tốt hơn với BĐKH.

15


CHƢƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Huyện Thái Thụy ở phía đông bắc tỉnh Thái Bình, nằm trong vùng đất ngập
nƣớc châu thổ sông Hồng, thuộc vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, cách thành phố
Thái Bình khoảng 40km về phía Đông Bắc, đƣợc định vị trong khoảng tọa độ:
20026’30” - 20038’40” vĩ độ Bắc, 106026’05” - 106039’ kinh độ Đông [17].
Vùng ven biển Thái Thụy có diện tích khoảng 4.404 ha, bao gồm toàn bộ vùng
đất ngập nƣớc tính từ chân
đê Quốc gia ở cửa sông
Thái Bình đến cửa sông Trà
Lý, nằm trên địa bàn của 5
xã và 1 thị trấn là: xã Thụy
Trƣờng, Thụy Xuân, Thụy
Hải, Thái Thƣợng, Thái Đô
và thị trấn Diêm Điền, với
chiều dài bờ biển khoảng
27km. Huyện Thái Thụy có
3 cửa sông lớn là: Thái

Bình, Diêm Hộ, Trà Lý và
là một trong 5 huyện nằm
trong Khu dự trữ sinh
quyển ven biển đồng bằng
sông

Hồng

đã

đƣợc

UNESCO công nhận (Thái
Bình có 2 huyện: Thái Thụy, Tiền
Hải) [17].

Hình 2.1: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
xã Thụy Hải
(Nguồn: Chi cục kiểm lâm Thái Bình, 2014)

2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Thụy Hải có chiều dài 5km chạy dọc theo đê biển, cách trung tâm huyện
Thái Thụy khoảng 3km về phía Đông bắc.

16


×