Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

chủ đề hô hấp sinh hoc 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 58 trang )

CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP
Thời lượng: 04 tiết
I.Mục tiêu của chủ đề:
1. Kiến thức:
- Nêu ý nghĩa hô hấp.
- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp ( Mũi, thanh quản, khí
quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng
- Trình bày được động tác thở ( hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ
thở.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu ( bao gồm: Khí lưu thông,
khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).
- Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
- Trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường.
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp ( viêm phế quản, lao phổi) và nêu
các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá
2. Kĩ năng:
- Tìm kiếm và xử lý thông tin, trình bày ý kiến, quản lý thời gian, tự tin,
giải quyết vấn đề, hợp tác
- Giao tiếp, ứng xử
- Phân tích, so sánh, khái quát
- Sơ cứu ngạt thở, làm hô hấp nhân tạo.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 trong khí thở ra
- Tập thở sâu
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng, giảm thiểu chất thải độc
vào không khí.
- Sử dụng các nguồn năng lượng một cách hợp lý, hiệu quả không lãng phí
để tránh gây ô nhiễm môi trường không khí và gây tác hại tới hoạt động
hô hấp của con người.
4. Năng lực được hình thành:


Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề Hô Hấp:


- Quan sát sơ đồ, tranh cấu tạo và hoạt động của hệ hô hấp
- Ghi chép, xử lý và trình bày số liệu thí nghiệm: Đo nồng độ khó ô xi trong không khí khi hít vào và thở ra, hà hơi thổi ngạt,
ấn lồng ngực.
- So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề về các mối liên hệ về cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp, hoạt động hô hấp
- Vận dụng kiến thức về chủ đề hô hấp vào thực tiễn trồng và chăm sóc cây, có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh để BVMT.
- Sử dụng ngôn ngữ để định nghĩa, trình bày, mô tả, giải thích,…kiến thức của chủ đề hô hấp.


II. Bảng mô tả:
MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VỀ CHỦ ĐỀ “HÔ HẤP”
MÔN: SINH HỌC 8
Bảng 3.1: Ma trận dùng để xây dựng bộ câu hỏi-bài tập đánh giá năng lực của HS ở chủ đề “Hô hấp” ‒ Sinh học 8
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

NỘI DUNG
NHẬN BIẾT

Hô hấp và
các cơ quan
hô hấp

Hoạt động
hô hấp

THÔNG HIỂU


VẬN DỤNG THẤP

VẬN DỤNG CAO

Nêu được khái niệm hô
 Nêu được cấu tạo phù - Xác định được trên
hấp và vai trò của hô hấp
hợp với chức năng của hệ hình các cơ quan hô hấp
đối với cơ thể.
ở người
hô hấp.
Mô tả được các cơ quan
trong hệ hô hấp.

- So sánh được hệ hô hấp của
người với hệ hô hấp của thỏ.
- Vận dụng kiến thức về cấu
tạo và chức năng của hệ hô
hấp vào giải thích một số hiện
tượng trong thực tế.

Nêu được hoạt động của
các cơ và sự thay đổi thể
tích lồng ngực khi hít vào
và thở ra.
 Nêu được khái niệm
dung tích sống.

- Vận dụng kiến thức về hoạt
động hô hấp vào giải thích

một số hiện tượng trong thực
tế.

Phân tích được các yếu
tố tác động tới dung tích So sánh sự giống và
sống.
khác nhau giữa hô hấp ở
 Nêu và giải thích biện người và thỏ.
pháp rèn luyện tăng dung
tíc sống
Phân biệt thở sâu với
thở bình thường và nêu rõ
 Nêu được cơ chế và mối ý ngĩa của thở sâu
quan hệ giữa trao đổi khí


ở phổi và ở tế bào

Phân tích sự tăng cường
hoạt đoạt động của cơ thể
như lao động nặng hay
chơi thể thao với sự thay
đổi của hoạt động hô hấp

 Nêu được các tác nhân  Giải thích được tác hại
gây bệnh đường hô hấp, của thuốc lá
các bệnh hô hấp thường
gặp, các biện pháp bảo vệ
Vệ sinh hô
hấp

hệ hô hấp..
 Nêu được các biện pháp
để có hệ hô hấp khỏe
mạnh.
- Hiểu rõ cơ sở khoa học
Thực hành : Nêu được các bước tiến
của hô hấp nhân tạo.
Hô hấp nhân hành sơ cứu.
tạo
Nêu được cách thở sâu

- Vận dụng kiến thức
trong việc trồng cây gây
rừng, giảm thiểu chất
thải độc vào không khí.

- Vận dụng tập thở sâu

- Vận dụng kiến thức về vệ
sinh hô hấp vào giải thích một
số hiện tượng trong thực tế.

 Sơ cứu ngạt thở, làm hô hấp
nhân tạo


2. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ MINH HỌA CHO CHỦ ĐỀ
STT
1.


Mức độ nhân biết
Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống

2.

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

3
4.
5
\
6
7

Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào?
A. Thanh quản, khí quản, phế quản.
B. Mũi, họng.
C. Đường dẫn khí và hai lá phổi.
D. Hai lá phổi.
Hít vào và thở ra được thực hiện như thế nào?
Dung tích sống là gì?
Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào được diễn ra như thế nào ?
Mức độ thông hiểu
Tại sao đường dẫn khí lại có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí?
Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí ở cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp có thể biến đổi thế nào
để đáp ứng nhu cầu đó?
Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
Mức độ vận dụng thâp


8

9

So sánh hệ hô hấp ở người với hệ hô hấp của thỏ?


10
11

Vì sao con người lại không thể ngừng thở?
Vì sao hút thuốc lá lại có hại?

12
13

Mức độ vận dụng cao
Hãy giải thích câu nói : Chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận?
Nhờ đâu nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu
khí O2?



IV.Tổ chức dạy học theo chủ đề:

CHƯƠNG IV: HÔ HẤP
Tiết 21 - Bài 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày khái niệm hô hấp, nêu được ý nghĩa của hô hấp

- Mô tả được cấu tạo của các cơ quan trong hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi liên quan đến chức năng của
chúng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Phát triển kĩ năng tư duy phân tích
Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát hình vẽ để tìm hiểu các cơ quan trong hô hấp
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh các cơ quan trong hệ hô hấp
II. CHUẨN BỊ
- Gv: Tranh phóng to hình 20.1 → 20.3 SGK
- HS: Xem trước nội dung bài
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Động não
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học theo nhóm
- Giải quyết vấn đề


IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Nhờ đâu máu lấy được ôxi cung cấp cho tế bào của cơ thể (đó chính là nhờ hô hấp: là động tác hít vào và thở ra). Vậy hô hấp là gì?
có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể sống? Trong hệ hô hấp gồm có các cơ quan nào? Chức năng của từng cơ quan ra sao? Hôm nay chúng
ta cùng n/c.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của hô hấp
Hs trình bày được khái niệm hô hấp, thấy được vai trò của hô hấp với cơ thể sống.


Hoạt động của thầy
- Gv: Cho học sinh quan sát hình 20.1 :
- Phân tích sơ lược hình vẽ trước khi y/c hs thảo luận.
+ Thức ăn sau khi tiêu hóa sẽ được biến đổi thành chất dinh dưỡng
đã được hấp thu dưới dạng gì?
+ Mọi họat động sống của tế bào và cơ thể đều cần có gì ?
+ Vậy Oxi được cung cấp vào từ đâu và ngược lại CO 2 từ tế bào
được thải ra môi trường nhờ quá trình gì?
- Gv: Có thể cho hs nhắc lại HTH: Gồm tim và hệ mạch tạo thành
2 vòng TH: tim gồm 4 ngăn (2 tâm nhĩ ở trên và 2 tâm thất ở
dưới)
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu bắt đầu từ TTP theo ĐM phổi,
chia ra làm 2 nhánh và tiếp tục theo TM phổi đi đến mao mạch
của 2 lá phổi (máu đỏ thẩm. vì chứa nhiều CO 2). khi trao đổi ở
MM phổi, thì máu có màu đỏ thẩm chuyển sang máu đỏ tươi (O 2)
rồi theo TM phổi đến TNT (VTHN kết thúc)
+ Vòng TH lớn: Máu từ TNT dồn xuống TTT, TTT co bóp đẩy
máu lên ĐM chủ và chia ra làm 2 nhánh đi vào phần trên và phần
dưới của cơ thể để trao đổi chất (O 2) sau đó theo TM chủ trên và
chủ dưới đến TNP (kết thúc)
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: (5 phút)

Hoạt động của trò
I/ Khái niệm hô hấp
- HS: Tự thu thập thông tin, quan sát hình trả lời câu
hỏi.
- HS: gluxit, lipit, prôtêin
- HS: HS: năng lượng
- HS: Nhờ quá trình hô hấp



+ Hô hấp là gì?
+ Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế
bào và cơ thể?
+ Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
+ Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
+ Hãy giải thích tại sao ta ngừng thở không được lâu?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, chia sẻ cùng các nhóm khác.
- GV nhận xét, kết luận

- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời:
+ Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp 0 2 cho
các tế bào của cơ thể và loại CO 2 do các tế bào thải ra
khỏi cơ thể.
+ Liên quan chặt chẽ:
Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào để tham gia phản ứng
tạo ATP.
ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và
cơ thể.
- Quá trình hô hấp gồm:
+ Sự thở
+ Trao đổi khí ở phổi
+ Trao đổi khí ở tế bào.
- HS: Giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện trao đổi
khí diễn ra liên tục ở tế bào.
- HS: Nếu ta ngừng thở thì không khí trong phổi
ngừng lưu thông làm cho nồng độ 02 trong phổi thấp
tới mức không đủ khuếch tán vào máu


Tiểu kết :
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp 02 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
- Quá trình hô hấp gồm:
+ Sự thở
+ Trao đổi khí ở phổi
+ Trao đổi khí ở tế bào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng
Xác định được trên hình các cơ quan hô hấp của người
và nêu được chức năng của chúng


Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò
II/ Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và
chức năng của chúng

- Yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ H 20.2 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào?
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Những đặc điểm nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có
tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi?

- HS nghiên cứu tranh, mô hình và xác định các cơ
quan.
- Hệ hô hấp gồm 2 bộ phận: đường dẫn khí (khoang
mũi, họng....) và 2 lá phổi.
+ Đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi, tránh tác nhân có hại.
+ Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao - Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí ra vào phổi,
ngăn bụi, làm ẩm không khí vào phổi và bảo vệ phổi

đổi khí?
khỏi tác nhân có hại.
+ Nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và 2 lá phổi?
+ Đường dẫn khí có chức năng vậy tại sao mùa đông đôi khi ta - Phổi: thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi
trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.
vẫn bị nhiễm lạnh?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, chia sẻ cùng các nhóm khác.
- GV nhận xét, kết luận
Tiểu kết :
Cấu tạo :
Hệ hô hấp gồm :
+ Đường dẫn khí: Mũi → họng → thanh quản → khí quản → phế quản.
+ Hai lá phổi: (Lá phổi phải có 3 thuỳ, lá phổi trái có 2 thuỳ)
Chức năng :
- Đường dẫn khí :Dẫn khí vào và ra, ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi
- Phổi: Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường


3. Củng cố, kiểm tra đánh giá
- Hô hấp là gì? Có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể sống?
- Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nao?
- Sự thở có ý nghĩa gì đối với hô hấp?
- Hãy giải thích tại sao ta ngừng thở không được lâu?
- Nêu cấu tạo và chức năng của hô hấp?
4. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà
- Học bài, làm bài tập 1, 3, 4/sgk
- Đọc mục : “ Em có biết ”
- Chuẩn bị bài sau: Hoạt động hô hấp



Tiết 22 - Bài 21:

HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP

I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm: khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).
- Phân biệt, thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
2. Kỹ năng
- Rèn những kỹ năng:
- Quan sát tranh hình, thông tin phát hiện kiến thức.
- Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế
- Hoạt động nhóm
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt
II. CHUẨN BỊ :
Gv : Tranh in màu hoặc tranh vẽ màu phóng to hình 1, 2, 4 SGK.
Hs: Bảng nhóm, bút viết bảng nhóm
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Động não
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học theo nhóm
- Giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
Hệ hô hấp gồm các cơ quan nào? Chúng có chức năng gì?

2. Bài mới


Như chúng ta đã biết quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn ( Sự thở, sự TĐK ở phổi và tế bào ) Các giai đoạn này có mối liên
quan với nhau như thế nào? Quá trình thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài, sự thông khí và sự trao đổi khí ở
phổi diễn ra như thế nào ? …
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của hô hấp
HS trình bày được cơ chế thông khí ở phổi thực chất là hít vào, thở ra.
thấy được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan : Cơ, xương, thần kinh,...
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/ Thông khí ở phổi :
- Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin /sgk, kết hợp quan sát hình
20.1 và 20.2 và cho hs thảo luận các câu hỏi sau:
- HS: Tự thu thập thông tin trong SGK
(?) Vì sao khi các xương sườn được nâng lên thì thể tích lồng - HS: Nêu được:
ngực lại tăng và ngược lại?
+ Khi xương sườn nâng lên cơ liên sườn và cơ
hoành co, lồng ngực kéo lên, rộng nhô ra & không khí
từ ngoài tràn vào phổi ( thể tích lồng ngực tăng ) →
Sự hít vào
- Gv: Như vậy sự thay đổi thể tích này là do sự co, dãn của các + Ngược lại: khi thể tích lồng ngực giảm → không

khí từ phổi bị ép vào tống ra ngoài → Sự thở ra
- HS: Nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra) làm thay
đổi thể tích lồng ngực
(?) Vậy thực chất sự trao đổi khí ở phổi là gì?
(?) Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động như thế nào
để tăng, giảm thể tích lồng ngực ?
- Gv: nhấn mạnh ngoài ra còn có sự tham gia của 1 số cơ khác

trong các trường hợp thở gắng sức …
(?) Dung tích phổi khi hít vào thở ra bình thường và gắng sức
phụ thuộc vào các yếu tố nào?
(?) Vì sao ta nên tập hít thở sâu ?
- Gv: Phân tích các yếu tố tác động đến dung tích sống....

- HS: Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp
với xương sườn, xương ức trong cử động hô hấp
- HS: Dung tích phổi phụ thuộc vào giới tính, tầm
vóc, tình trạng sức khoẻ, luyện tập.
- HS: Vì mỗi lần hít thở sâu làm luân chuyển qua phổi
1 lượng khí khá lớn → dung tích sống lớn → phản
ánh tình trạng sức khoẻ….


Dung tích sống: là thể tích không khí lớn nhất mà cơ thể có thể
hít vào, thở ra là chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ.
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận

- HS: Kết luận (phần ghi nhớ)

Tiểu kết :
Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích nồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho
không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu về trao đổi khí ở phổi và tế bào
HS trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào đó là sự khuếch tán của cac chất khí : oxi, cácbonic.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
II/ Trao đổi khí ở tế bào và phổi
- Gv: Y/c hs nghiên cứu kết quả một số thành phần

không khí ở bảng 21 và hình 24.1
(?) Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào thực hiện theo cơ
chế nào?
- HS: Thực hiện theo cơ chế khuếch án (O2 và CO2 ) từ nơi có
(?) Nhận xét về thành phần của khí hít vào, thở ra?
nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp
(?) Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các khí này ?
- Gv: Giải thích:
+ Tỉ lệ khí O2 trong khí thở ra thấp là do O 2 đã
- HS: Có sự chênh lệch nồng độ khí O2 và CO2
khuếch tán từ khí phế nang vào mao mạch máu.
+ Tỉ lệ CO2 trong khí thở ra lớn là do CO2 đã
khuếch tán từ mao mạch máu đến khí phế nang....

(?) Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2 trong quá
tình trao đổi khí ở phổi và tế bào?
- Trao đổi khí ở phổi :
- Gv: Mở rộng thêm:Dựa theo sơ đồ sự vận chuyển + O2 khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu


máu trong hệ tuần hoàn và giải thích:
+ CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang
+ Sự TĐK ở phổi thực chất là sự trao đổi giữa mao - Trao đổi khí ở tế bào :
mạch phế nang với phế nang
+ O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
+ Sự TĐK ở tế bào là sự trao đổi giữa tế bào với + CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
mao mạch...
Tiểu kết :
- Trao đổi khí ở phổi :
+ O2 khuếch tán từ không khí ở phế nang vào máu

+ CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang
- Trao đổi khí ở tế bào :
+ O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
+ CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
3. Củng cố, kiểm tra đánh giá
- Nhờ hoạt động của các cơ quan , bộ phận nào mà không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới?
Thực chất trao đổi khí ở phổi là gì?
Thực chất trao đổi khí ở tế bào là gì?
- Vì sao ta nên tập hít thở sâu?
- Dung tích sống của phổi là gì?
4. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà
- Học bài, làm bài tập 1, 3, 4/sgk
- Đọc mục : “ Em có biết ” (Giống nhau: Đều gồm cả giai đoạn thông khí ở phổi, TĐK ở phổi và tế bào)
- Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh hô hấp


Tiết 23 - BÀI 22:

VỆ SINH HÔ HẤP

I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc
lá.
- Trình bày được tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt dộng hô hấp
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập TDTT đúng cách
- Đề ra các biện pháp luyện tập để có 1 hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm
không khí
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế

- Hoạt động nhóm
Kĩ năng sống
- Ra quyết định hình thành các kĩ năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại và tập luyện hô hấp thường xuyên.
- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi gây hại đường hô hấp cho chính bản thân và những người xung quanh.
- Hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
- Tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ , giữ gìn cơ quan hô hấp, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Một số hình ảnh về ô nhiễm không khí và tác hại, tư liệu về thành tích rèn luyện cơ thể đặc biệt với hệ hô hấp
- HS: Tìm hiểu các tác nhân gây ô nhiễm hệ hô hấp và cách phòng tránh.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Động não
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học theo nhóm
- Giải quyết vấn đề


IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở người? Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là gì?
Hệ hô hấp gồm các cơ quan nào? Chúng có chức năng gì?
2. Bài mới
Gv: Y/c hs nhắc lại: (hô hấp là gì? Gồm các giai đoạn chủ yếu nào? Chức năng?
Trong thực tế có nhiều nguyên nhân có thể làm tổn thương đến hệ hô hấp. vậy nguyên nhân gây ra hậu quả đó là gì? Biện pháp khắc
phục như thế nào? Luyện tập ra sao để có một hệ hô hấp khẻo mạnh. Bài học hôm nay chúng ta n/c.

Hoạt động 1: Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, biện pháp bảo vệ

HS chỉ ra được các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp Nêu biện pháp bảo vệ tránh
tác nhân gây hại.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò
I/ Cần phải bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân
có hại:
- Gv: Cho học sinh đọc thông tin trong bảng 22 để tim ra các - HS: Tự thu thập thông tin trong bảng 22
tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và y.c hs trả lời các câu hỏi sau:
(?) Không khí bị ô nhiễm là do đâu?
(?) Các tác nhân đó có nguồn gốc từ đâu?
(? Những tác nhân này có hại như thế nào đến hệ hô hấp?

- HS: Dựa theo cột tác nhân gây hại để trả lời
- HS: Dựa vào nguồn gốc trong bảng 22 để trả lời.
- HS: Dựa vào tác hại trong bảng 22

- Gv: Từ các nhân trên y/c hs thảo luận và đề ra biện pháp
- HS: Nêu được
bảo vệ hệ hô hấp.
+ Trồng cây xanh
(?) Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác + Không xả rác bừa bãi
nhân có hại?
+ Không hút thuốc lá
+ Đeo khẩu trang chống bụi


- HS: Giải thích được:
- Giải thích:

(?) Tại sao cần phải trồng nhiều cây xanh có lợi gì cho hệ hô
hấp và làm sạch bầu không khí?
GDMT: Nêu hậu quả của việc chặt phá cây xanh, phá rừng
đối với hô hấp?
(?) Tại sao cấm không cho hút thuốc lá?

- HS: Thải O2 hút CO2, ngăn bụi
- HS: Vì trong khói thuốc lá có nhiều chất độc hại
(CO, nicotin ntrozamin…) có thể bệnh ung thư
phổi
- HS: VS chung sẽ làm cho môi trường sạch,
không gây ô nhiễm

(?) Tại Sao cần phải vệ sinh chung?

- HS: không vứt rác, xé giấy, không khạc nhổ bừa
bãi.... tuyên truyền cho các bạn cùng tham gia.)
(?) Các em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường trong sạch - HS: Tránh gây bệnh bụi phổi…
ở trường, lớp?
(?) Tại sao cần phải đeo khẩu trang chống bụi khi vệ sinh hay
hoạt động ở môi trường nhiều bụi?
GDMT: Hậu quả của việc thải các chất thải công nghiệp(khí, - Có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp như:
Bụi, khói thuốc lá, nito oxit, lưu huỳnh oxit,
bụi ...) đối với hô hấp ?
cacbon oxit, VSV gây bệnh…
- Cần tích cực xây dựng môi trường sống và làm
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận :
việc có bầu không khí trong sạch, ít ô nhiễm gồm
- Gv: bsung thêm
+ Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố và nơi công sở, các biện pháp sao:

trường học, bệnh viện, nơi ở điều hòa thành phần kk theo + Trồng nhiều cây xanh
+ Không xả rác bứa bãi
hướng có lợi cho hô hấp.
+ Không hút thuốc lá
+ Nên đeo khẩu trang... hạn chế ô nhiễm kk từ bụi
+ Đeo khẩu trang chống bụi…
+ Đảm bảo nơi ở và làm việc có đủ nắng, gió, tránh ẩm
thấp.Thường xuyên dọn vệ sinh, ko khạc nhổ bừa bãi, Hạn chế
ô nhiễm kk từ các vi sinh vật gây bệnh


+ Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra khí độc. Ko nên hút
thuốc lá và vận động mọi người ko hút thuốc lá.... hạn chế ô
- HS: Chú ý lắng nghe
nhiếm kk từ các chất khí độc (NOx, SOx, CO, nicotin,...)
Tiểu kết :
- Có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp như: Bụi, khói thuốc lá, nito oxit, lưu huỳnh oxit, cacbon oxit, VSV gây
bệnh…
- Cần tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch, ít ô nhiễm gồm các biện pháp
sao:
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Không xả rác bứa bãi
+ Không hút thuốc lá
+ Đeo khẩu trang chống bụi…
Hoạt động 2:.Luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
Hs chỉ ra được lợi ích của việc tập luyện hít thở sâu từ nhỏ.Xây dựng cho mình
phương pháp luyện tập phù hợp có hiệu quả.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
II/ Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ

mạnh:
- Gv: Y/c hs đọc thông tin trong SGK và cho hs thảo luẩn các
câu hỏi sao
- HS: Tự thu thập thông tin và trao đổi nhóm thống
nhất ý kiến
(?) Vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách thường xuyên từ bé
thì sẽ có được dung tích sống lí tưởng?
- Gv: Có thể mở rộng thêm: Vì dung tích sống phụ thuộc vào - HS: Vì sẽ có được tổng dung tích của phổi là tối
đa và lượng khí cặn là tối thiểu
tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn, mà:
+ Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, mà
dung tích lồng ngực lại phụ thuộc vào sự phát triển của khung
xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triểnsẽ
ko phát triển nữa.


+ Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các
cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập từ bé. Như vậy cần luyện
tập
(?) Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong
mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
- Gv: Lấy thí dụ về lượng khí lưu thông ở phổi và làm cho hs
hiểu khí hữu ích và khi vô ích
Thí dụ: 1 người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400 ml
khí thì:
- Lượng khí lưu thông/phút: 400 x 18 = 7200 ml
- Khí vô ích ở khoảng chết: 150 x 18 = 2700 ml
- Khí hữu ích tới phế nang:7200 – 2700 = 4500 ml
+ Nếu người đó thở sâu 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 600 ml
khí thì...... (tính tương tự trên)

Như vậy khi thở sâu và giảm nhịp thở tong mỗi phút sẽ có
một dung tích sống lí tưởng
(?) Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khỏe
mạnh ?

- HS: Chú ý lắng nghe

- HS: Làm cho tỉ lệ khí hiệu ích tăng lên và tỉ lệ khí
trong đường dẫn khí (khoảng chết, khí vô ích) giảm
xuống

- HS: Chú ý nghe và ghi nhớ kiến thức

- Cần luyện tập TDTT phối hợp với thở sâu và
giảm nhịp thở thường xuyên từ bé thì sẽ có hệ hô
hấp khoẻ mạnh.
- Luyện tập thể thao phải vừa sức , rèn luyện từ từ.
Tiểu kết :
- Cần luyện tập TDTT phối hợp với thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé thì sẽ có hệ hô hấp khoẻ mạnh.


- Luyện tập thể thao phải vừa sức , rèn luyện từ từ.
3. Củng cố, kiểm tra đánh giá
- Nêu tác hại của khói thuốc lá đối với hệ hô hấp
- Để tạo môi trường không khí trong lành, hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi nhà máy, xe cộ… Em hãy trình bày các
biện pháp để khắc phục?
- Dung tích sống là gì? Chúng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Làm thế nào để tăng dung tích sống?
4. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà
- Học bài, làm bài tập 1,2, 3, 4 trang 73
- Chuẩn bị bài “ Thực hành: Hô hấp nhân tạo”. Đem theo gạc cứu thương và mảnh vải màu 40 x 40cm.



Tiết 24 - BÀI 23:

THỰC HÀNH HÔ HẤP NHÂN TẠO

I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo
- Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo
- Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thực hành
Kĩ năng sống
- Kĩ năng ứng phó với tình huống làm gián đoạn hô hấp ( ngạt nước, điện giật, thiếu khí)
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về hô hấp nhân tạo
- Kĩ năng viết thu hoạch
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm
3. Thái độ
Học sinh yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ :
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh( cụ thể đối với mỗi nhóm)
- HS: xem trước nội dung thực hành, dụng cụ thực hành
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thực hành – quan sát
- Trực quan
- Đóng vai
- Dạy học nhóm
- Trình bày 1 phút

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ :


- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh( cụ thể đối với mỗi nhóm)
2. Bài mới
Em đã từng nhìn thấy nạn nhân bị ngừng hô hấp đột ngột chưa?
Cơ thể ngừng hô hấp đột ngột có thể dẫn tới hậu quả gì? Có thể cấp cứu nạn nhân bị ngừng hô hấp đột ngột như thế nào ? Bài
học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết vấn đề này …
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/ Nội dung thực hành
1/ Các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp
- Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin SGK

- HS: Tự thu nhận thông tin

(?) Có những nguyên nhân nào làm cho hô hấp của - HS: Nêu được
người bị gián đoạn? Cách xử lí?
+ Bị chết đuối : Nước vào phổi → Cần loại bỏ nước
+ Khi bị điện giật : Ngắt dòng điện
+ Khi bị thiếu khí hay có nhiều khí độc → Đưa nạn nhân ra khỏi
khu vực đó
- HS: Nêu được
+ Giống nhau: Cơ thể nạn nhân thiếu oxi, mặt tím tái
+ Khác nhau:
Chết đuối : Do phổi ngập nước
Điện giật: Cơ hô hấp và cơ tim bị co cứng

(?) So sánh các tình huống cần được hô hấp nhân tạo

trên ?

2/ Tiến hành hô hấp nhân tạo
a/ Phương pháp hà hơi thổi ngạt ( SGK)
Chú ý:
- Nếu mồm nạn nhân bị cứng khó mở , có thể dùng tay bịt miệng
và thở vào mũi.


- Gv: Treo tranh phóng to hình ảnh minh hoạ cho - Nếu tim đồng thời ngừng đập có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp
các bước
tim.
b/ Phương pháp ấn lồng ngực
(?) Phương pháp hà hơi thổi ngạt được tiến hành ( SGK)
như thế nào?
(?) Thực hiện phương pháp hà hơi thổi ngạt phải
chú ý điểm gì?
Chú ý: Có thể đặt nạn nhân nằm sấp, đầu hơi nghiêng sang 1 bên
(?) Phương pháp ấn lồng ngực được tiến hành như
thế nào?
(?) Khi thực hiện phương pháp này cần chú ý điểm
gì?
- Gv: Y/c các nhóm thực hiện theo các bước đã
hướng dẫn ở trên ( Hướng dẫn /sgk)
- Giúp đỡ nhóm yếu , thao tác chưa chính
II/ Thu hoạch ( SGK)
xác …
- Gv: Gọi 1 vài nhóm lên kiểm tra, đánh giá kết quả - HS: Viết bài thu hoạch theo mẫu như SGK
thực hiện của các nhóm. Cho điểm nhóm làm tốt
- Gv: Hướng dẫn hs viết thu hoạch theo mẫu SGK

3. Luyện tập - Củng cố
So sánh 2 phương pháp hô hấp nhân tạo ?
- Giống nhau:…….
- Khác nhau: ……………..
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Viết thu hoạch theo mẫu/sgk
- Chuẩn bị bài sau: Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hóa
- Ôn lại kiến thức về hệ tiêu hoá ở ĐV
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY


×