Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phẩm chất chính trị và tư tưởng của nhà báo hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.1 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
------

TIỂU LUẬN
MÔN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO

Đề tài: Phẩm chất chính trị và tư tưởng của nhà báo

hiện nay
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thùy Vân Anh
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Mai
Mã sinh viên: 34.29.072
Lớp: Báo chí Đa phương tiện K34A2
Hà Nội, tháng 05 năm 2016


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
------

TIỂU LUẬN
MÔN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO

Đề tài: Phẩm chất chính trị và tư tưởng của
nhà báo hiện nay

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thùy Vân Anh
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Mai
Mã sinh viên: 34.29.072
Lớp: Báo chí Đa phương tiện K34A2


Hà Nội, tháng 05 năm 2016


Mục Lục
Mở đầu.......................................................................................................................4
I. Lý do chọn đề tài.................................................................................................5
II. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................6
II. Kết cấu tiểu luận................................................................................................6
Chương 1. Hiểu biết chung về phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà báo và môi
trường truyền thông hiện nay.....................................................................................7
1.1 Phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà báo.......................................................7
1.2 Môi trường truyền thông hiện nay....................................................................7
Chương 2. Phẩm chất chính trị của nhà báo hiện nay...............................................9
2.1. Thế giới quan khoa học...................................................................................9
2.2. Lập trường chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng.................10
2.3. Hết lòng vì dân, nói tiếng nói nhân dân.........................................................11
2.4. Đề cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân.................................12
Chương 3. Phẩm chất tư tưởng của nhà báo hiện nay.............................................13
3.1. Tôn trọng sự thật...........................................................................................13
3.2. Lý tưởng nghề nghiệp...................................................................................15
3.3. Tinh thần chiến đấu, dám phê bình và tự phê bình........................................15
Chương 4. Một số giải pháp nhằm rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, tư
tưởng của nhà báo....................................................................................................17
4.1. Vai trò của Đảng............................................................................................17
4.2. Vai trò của bản thân nhà báo.........................................................................18
Kết luận...................................................................................................................21
Thư mục tài liệu tham khảo.....................................................................................22


Mở đầu

Làm báo là một nghề, nhưng là một nghề đặc biệt, mang tính chất một hoạt động
chính trị - xã hội. Trong xã hội hiện đại, vị thế, tầm ảnh hưởng, sức mạnh của báo
chí ngày càng được khẳng định, chưa khi nào quyền lực của báo chí, khả năng tập
hợp quần chúng, tạo dư luận xã hội lại thể hiện rõ ràng, mạnh mẽ, nhanh chóng
như bây giờ. Vì vậy, người làm báo phải có bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng,
đạo đức nghề nghiệp trong sáng, giỏi về nghiệp vụ, có tư duy sắc bén, có vốn sống
phong phú và phương pháp luận khoa học. Trong điều kiện kinh tế thị trường,
thương mại hóa báo chí là vấn đề đáng được quan tâm. Một mặt, báo chí phải bảo
đảm nhiệm vụ chính trị, tư tưởng mặt khác phải lo cạnh tranh thông tin để phát
triển, duy trì sự ổn định của cơ quan báo chí. Do vậy, việc nâng cao hiểu biết và
kiên trì rèn luyện phẩm chất chính trị, tư tưởng đối với một nhà báo là điều vô
cùng quan trọng. Trong bối cảnh mới của nền kinh tế, chính trị, đặc biệt là sự đổi
mới không ngừng trong hoạt động tác nghiệp báo chí cả về cơ sở vật chất, nhu cầu
thông tin và đội ngũ làm báo, những yêu cầu đối với phẩm chất chính trị, tư tưởng
của nhà báo trở thành vấn đề rất cần được quan tâm. Tiểu luận này đền cập đến
những hiểu biết cơ bản về phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà báo. Dù đã có
những cố gắng nhưng chắc chắn tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết.
Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để tiểu luận được
hoàn thiện hơn.


I. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỷ 21, báo chí ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng trọng trong xã
hội. Báo chí có trách nhiệm truyền tải một cách nhanh chóng sự thay đổi, biến
chuyển của thế giới, đưa ra những thông tin đa dạng về mọi lĩnh vực của đời sống.
Mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hướng dẫn dư luận xã
hội, định hướng tư tưởng và hành vi con người. Báo chí có thể tạo ra dư luận xã
hội và đưa sự kiện, con người ra trước sự phán xét của xã hội.Vì vậy, ngoài việc
luôn chú ý đến nội dung, hình thức và cách viết hấp dẫn đội ngũ cán bộ báo chí
phải là người có đủ phẩm chất chính trị, tư tưởng. Nhà báo càng cần phải có những

phẩm chất cá nhân và phẩm chất nghề nghiệp xứng đáng, luôn luôn nâng cao ý
thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức công dân và đạo đức nghề nghiệp. Những yêu
cầu đó cũng chính là những nội dung căn bản, những nguyên tắc sống còn của nền
báo chí Việt Nam. Vấn đề phảm chất chính trị, tư tưởng của nhà báo đã được nhiều
người quan tâm đến tuy nhiên trong quá trình đi tìm tư liệu cho tiểu luận tôi chỉ tìm
thấy những thông tin sơ lược, không có tính hệ thống. Những ý kiến đều được trình
bày một cách rải rác, lồng ghép trong một bài viết với nhiều nội dung khác nữa
khiến những người quan tâm khó theo dõi. Bên cạnh đó, hiện nay vấn đề phẩm
chất chính trị, tư tưởng của nhà báo lại được đặt ra với những yêu cầu mới cần
được làm rõ và cần có những hướng đi đúng đắn. Vì vậy, trong tiểu luận này, tác
giả đưa ra những hiểu biết cơ bản về phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà báo để
thấy tầm quan trọng của nó và gợi ý một số hướng rèn luyện, nâng cao phẩm chất
chính trị, tư tưởng.


II. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nội dung với các thao tác như: phân
tich tài liệu, thống kê, đánh giá nội dung và rút ra kết luận.
II. Kết cấu tiểu luận
Mở đầu
Chương 1: Hiểu biết chung về phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà báo và môi
trường truyền thông hiện nay.
Chương 2. Phẩm chất chính trị của nhà báo hiện nay
Chương 3. Phẩm chất tư tưởng của nhà báo hiện nay
Chương 4. Một số giải pháp nhằm rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, tư
tưởng của nhà báo
Kết luận


Chương 1: Hiểu biết chung về phẩm chất chính trị, tư tưởng

của nhà báo và môi trường truyền thông hiện nay
1.1 Phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà báo
Phẩm chất là những biểu hiện bản chất đạo đức của con người đã được rèn
luyện trong cuộc sống, tạo thành nếp sống, nếp nghĩ, nếp hành động vì cộng đồng,
được cộng đồng đánh giá. Phẩm chất chính trị của nhà báo là thế giới quan của họ,
là nền tảng định hướng thái độ, hành vi của nhà báo. Còn phẩm chất tư tưởng của
nhà báo giáo thể hiện qua những đức tính, nền tảng tinh thần cần có để bước chân
vào môi trường báo chí truyền thông.
1.2 Môi trường truyền thông hiện nay
Nền kinh tế thị trường ở nước ta đã tạo ra một môi trường báo chí gồm nhiều
lĩnh vực phong phú, đa dạng, làm cho báo chí nước ta phát triển vượt bậc và đầy
hứa hẹn. Hoạt động của nhà báo cũng trở nên sôi động hơn. Cơ chế thị trường đã
mở rộng cách cửa kho tàng thông tin của cuộc sống, làm cho thông tin như những
dòng chảy từ mọi ngõ ngách của đời sống đổ về với nhà báo. Nhà báo có điều kiện
thông tin đa dạng, phong phú, nhiều chiều, góp phần tạo nên bản sắc riêng của mỗi
tờ báo. Chủ trương xóa bao cấp về tài chính trong hoạt động báo chí, yêu cầu báo
chí vừa đảm bảo vai trò là một bộ phận của công tác tư tưởng – văn hóa của Đảng
vừa làm kinh tế để nuôi sống bản thân mình khiến mỗi tờ báo buộc phải không
ngừng đổi mới để tồn tại. Tác động của sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường làm
cho chất lượng của báo chí buộc phải nâng cao, số lượng ngày càng tăng, phong
phú về chủng loại, hình thức. Ý thức trách nhiệm của người làm báo qua đó cũng
được nâng cao hơn. Cơ chế thị trường cũng tạo điều kiện cho báo chí tháo gỡ các
khó khăn để phát triển. Điều đó kích thích mạnh mẽ tính chủ động sáng tạo của
người làm báo.


Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nghề làm báo cũng trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp, báo chí là một loại hàng hóa đặc biệt. Sự phát triển của
khoa học công nghệ đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của hệ thống truyền
thông đại chúng. Khoa học đã làm thay đổi diện mạo thế giới, mở ra kỷ nguyên đa

truyền thông hóa. Cùng với khả năng vận chuyển thông tin cực nhanh của các loại
hình báo chí điện tử và sự hình thành hệ thống thông tin toàn cầu, tốc độ lan tỏa
của thông tin tăng lên hàng triệu lần. Trái đất trở nên nhỏ bé hơn. Xã hội càng hiện
đại thì nhu cầu thông tin của con người càng cao, sự phát triển của khoa học đã góp
phần đáp ứng nhu cầu thông tin của con người nhưng vai trò của nhà báo trong
việc sàng lọc, truyền đạt thông tin là vô cùng quan trọng. Báo chí phải trở thành
món ăn tinh thần bổ ích, thiết thực của quần chúng, đồng thời góp phần giữ vững
được con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân đang đi, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những nghĩa vụ, trách nhiệm to lớn đó, nhà
báo cần trang bị cho mình một nền tảng chính trị, tư tưởng vững vàng để có thể
đánh giá đúng nhất bản chất của thông tin, định hướng công chúng để họ không sa
lầy vào những “cái bẫy thông tin” trong thế giới quá nhiều biến động hiện nay.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà xu hướng toàn cầu hóa đang trở
nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ cuộc sống, sự hoạt động của con
người lại có liên quan, tác động qua lại với nhau nhiều như bây giờ. Con người
đang muốn phát triển theo hướng vừa dân tộc hóa vừa quốc tế hóa. Lĩnh vực báo
chí cũng không ngoại lệ, báo chí đang phát triển theo xu thế toàn cầu hóa thông tin.
Đó là quá trình quy chuẩn hóa và mở rộng quy mô ra toàn cầu về phạm vi ảnh
hưởng, nguồn thông tin, công chúng, phương tiện kỹ thuật, cách thức thông tin và
tiếp nhận thông tin của các loại hình báo chí. Toàn cầu hóa thông tin giúp tăng
cường khả năng giao tiếp, tạo cơ hội tiếp nhận kho tàng tri thức khổng lồ của nhân
loại. Tuy nhiên, nó cũng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực như sự áp đặt thông


tin, áp đặt những giá trị văn hóa trên cơ sở đó chi phối về mặt kinh tế, chính trị. Vì
vậy, nhà báo trong môi trường truyền thông hiện nay cần có bản lĩnh chính trị, tư
tưởng vững vàng để sàng lọc thông tin theo tôn chỉ lợi ích quốc gia, dân tộc là trên
hết.

Chương 2. Phẩm chất chính trị của nhà báo hiện nay

C.Mác và Ăngghen khẳng định rằng trong hoạt động báo chí, nhiệm vụ được
đặt lên hàng đầu là đấu tranh chính trị. Báo chí trước hết là vũ khí tư tưởng sắc bén
của những nhà cách mạng, công cụ đấu tranh giai cấp chống kẻ thù của giai cấp vô
sản và đông đảo quần chúng. Tính chính trị của báo chí là một yêu cầu bắt buộc,
không có báo chí nào đứng ngoài chính trị cũng như nền chính trị hiện đại không
thể không dùng đến công cụ báo chí. Dù bằng các biểu hiện và phương pháp khác
nhau nhưng sự can dự của báo chí vào chính trị là tất yếu, báo chí là công cụ tuyên
truyền về mặt tư tưởng nên không thể từ bỏ chính trị được. Vì vậy, phẩm chất hàng
đầu của một nhà báo chính là phẩm chất chính trị. Người làm báo phải luôn có
trách nhiệm chính trị, nhận thức chính trị đúng đắn trong hoạt động sáng tạo tác
phẩm của mình.
2.1. Thế giới quan khoa học
Trong phẩm chất chính trị của một nhà báo, yếu tố trước tiên phải có là thế
giới quan khoa học. Đây là yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, nó
không những quyết định niểm tin chính trị, mà còn quyết định toàn bộ hành vi
cũng như ảnh hưởng của nhà báo đối với công chúng. Thế giới quan của nhà báo là
thế giới quan duy vật biện chứng bao hàm những quan điểm duy vật biện chứng về


những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó chi phối thái độ và
cách thức hoạt động của nhà báo đối với việc nhìn nhận đánh giá vấn đề; lưa chọn
nội dung và phương pháp truyền đạt thông tin. Nhà báo phải có thế giới quan khoa
học để sàng lọc thông tin, thông tin mà mỗi nhà báo cần truyền đạt đó là thông tin
trung thực, khách quan nhưng không trần trụi. Mọi hoạt động của nhà báo phải vì
lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ đất nước, tăng cường mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa nước ta và bạn bè
trên thế giới. Thế giới quan khoa học không phải là bản tính tự nhiên của nhà báo,
nó được hình thành trong quá trình học tập của họ và dưới nhiều ảnh hưởng khác
nhau.
2.2. Lập trường chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng

Đây là phẩm chất cao quý nhất của nhà báo cách mạng Việt Nam. Lòng trung
thành hướng mọi hoạt động của nhà báo nhằm đảm bảo lợi ích của Đảng, của nhân
dân, của chế độ xã hội mà Đảng, nhân dân đã lựa chọn. Lòng trung thành khiến các
nhà báo không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận, chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để có điều kiện làm việc một
cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Người làm báo hành nghề vì mục tiêu cách mạng, đó
chính là độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
Báo chí cách mạng của nước ta đòi hỏi phải có đội ngũ nhà báo thật sự là
những chiến sỹ cách mạng, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng; phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, chẳng
những không hoang mang dao động, không chịu ảnh hưởng của những luận điệu
sai trái, mà phải có ý thức tấn công quyết liệt với những luận điểm sai trái, thù địch
đó; đồng thời, cũng phải tấn công quyết liệt với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” của chính bản thân mình. Lúc này Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta
đang rất cần những nhà báo như vậy. Khi tư tưởng chưa thông, cái nhìn chưa sáng,


quan điểm thiếu vững vàng thì nhà báo không thể nào sản sinh ra được những tác
phẩm có tính chiến đấu cao, có sức thuyết phục lớn.
Nhà báo phải có lập trường chính trị vững vàng, theo chủ tịch Hồ Chí Minh,
hoạt động báo chí là hoạt động chính trị - xã hội, nên nhiệm vụ của báo chí là phục
vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, nhà báo phải là chiến sĩ trên các mặt trận cách
mạng. Vì thế, lập trường chính trị vững chắc là tiêu chuẩn và là yêu cầu hàng đầu
đối với mỗi người làm báo. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu nhà báo phải “cố
gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô
sản”. Tại Đại hội lần II Hội nhà báo Hội nhà báo Việt Nam (tháng 4/1959),Người
nói: “Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị
phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng đắn thì những việc khác mới đúng được”,
“Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt
nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng hoạt động chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững

trên lập trường giai cấp vô sản, phải nâng cao trình độ văn hóa, phải đi sâu vào
nghiệp vụ của mình”.
2.3. Hết lòng vì dân, nói tiếng nói nhân dân
Báo chí là cơ quan ngôn luận của giai cấp, mang tính chính trị. C.Mác cho
rằng: “ xét theo sứ mệnh của nó, nhà báo là người bảo vệ xã hội, là người tố cáo
không mệt mỏi những nhà cầm quyền, là con mắt ở khắp mọi nơi, là tiếng nói rộng
rãi của tinh thần nhân dân”. Ở đâu có các nhà báo còn non trẻ về chính trị thì tinh
thần nhân dân cũng non trẻ. Sự phát triển của báo chí cũng chính là sự phát triển về
trí tuệ và nhận thức chính trị của nhân dân, nhận thức đó đi từ “non trẻ” đến “thành
thục”, từ “vội vã” đến “cứng cáp” và báo chí cũng trưởng thành qua các cuộc đấu
tranh chính trị của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định chế độ ta là chế độ dân chủ, tức nhân dân
làm chủ. Người làm báo từ trung ương đến địa phương đều là đầy tớ của nhân dân,


đều phải một lòng,một dạ phục vụ nhân dân. Báo chí là diễn đàn của nhân dân.
Nhà báo phải là chiến sĩ trên mặt trận báo chí bởi vì báo chí vừa là một bộ phận
cấu thành của văn hóa, vừa là phương tiện xây dựng, truyền bá văn hóa cũng là đội
quân tiên phong trong công tác tư tưởng.
Người cho rằng, muốn viết báo phục vụ nhân dân thì phải:
- Thứ nhất, gần gũi dân chúng, cứ ngồi phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết
thực.
- Thứ hai, ít nhất cũng phải viết một thứ tiếng nước ngoài để xem báo nước ngoài
mà học kinh nghiệm của người , khi xong một bài phải xem lại ba bốn lần, sửa lại
cho cẩn thận.
- Thứ ba luôn luôn cố gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ.
Nhà báo phải học cách nói của quần chúng để làm sao cho tác phẩm của mình
trong sáng, giản dị. Sự giản dị bắt nguồn từ việc hiểu thấu đáo về bản chất sự việc,
từ sự gắn bó với truyền thống dân tộc trong cách cảm, nếp nghĩ. Nhà báo cũng phải
lấy nguồn cảm hứng từ nhân dân, phải nhìn thấy đời sống hiện thực của nhân dân

là kho cất giữ các chất liệu phong phú cho nhà báo phản ánh. Nhà báo phải tìm
thấy sức mạnh, niềm tin ở nhân dân.
2.4. Đề cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân
Đảng ta là đảng lãnh đạo cách mạng. Báo chí là công cụ lãnh đạo của Đảng,
ngoài lợi ích của nhân dân, người làm báo cách mạng không có lợi ích nào khác.
Vì vậy, người làm báo phải một lòng, một dạ phục vụ, nâng cao tinh thần trách
nhiệm đối với Đảng, nhân dân và xã hội. Từ trước tới nay, những người làm báo
luôn luôn gắn bó và là người hướng dẫn tin cậy của đồng bào cả nước, cổ vũ nhân
dân đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã chọn. Đa số nhà báo Việt
Nam không chỉ phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, tích cực trong việc truyền bá mà


còn làm cho các chủ trương, chính sách của Đảng đến gần hơn với đời sống nhân
dân, khiến cho chủ nghĩa Mác Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí chủ đạo
trong đời sống tinh thần của xã hội. Nhà báo phải có ý thức trách nhiệm trong việc
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bởi vì nếu không như vậy thì họ không
thể có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, không có chuyên môn vững
vàng, thì không thể hoàn thành trọn vẹn ý thức và tinh thần trách nhiệm xã hội.
Báo chí phải phản ánh đúng những ý kiến xây dựng của nhân dân, nói lên tâm
tư, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân đối với công cuộc xây dựng đất nước
Trước quần chúng nhà báo phải hết lòng, hết sức phục vụ, tôn trọng quyền làm chủ
của nhân dân. Nhà báo phải nắm vững quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối của
Đảng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành mọi chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước.

Chương 3. Phẩm chất tư tưởng của nhà báo hiện nay
3.1. Tôn trọng sự thật
Chân thật là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của một nền báo chí. Sức mạnh
của báo chí là ở sự thật. VI Lênin đã nói “ Thật là lố bịch nếu nghĩ rằng nhân dân
đi theo những người Bonsevic vì những người Bonsecic cổ động khéo hơn. Không,

vấn đề là ở chỗ cổ động của những người Bonsevic là chân thực”. Nghị quyết của
Bộ chính trị ngày 8/12/1958 đã chỉ rõ: “ báo chí phải phản ánh sự thật một cách
chân thật”. Tôn trọng sự thật là một phẩm chất “sống còn” của nhà báo. Người cầm
bút phải “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” ( Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI – 1987). Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, nhìn
thẳng vào sự thật là thái độ dũng cảm, không che đậy, có thế nào nói thế ấy. Sự thật


luôn có cả mặt tốt và mặt xấu, vì thế đôi khi nó bị che giấu đi bởi sự “ làm láo báo
cáo hay”. Tuy nhiên, tôn trọng sự thật không có nghĩa là chỉ chăm chăm đi tìm
kiếm những khiếm khuyết, chỉ nói đến những khó khăn. Tôn trọng sự thật là phải
bày tỏ bản nguyên thuần túy nhất của nó với đủ các khía cạnh ưu – nhược điểm,
cái được và chưa được. Tôn trọng sự thật là một phẩm chất tư tưởng nhưng nó
cũng thuộc phạm trù đạo đức. Một nhà báo có ý thực trách nhiệm, lao động nghiêm
túc và dũng cảm là người phơi bày được bản chất của sự thật. Nó đòi hỏi tinh thần
dũng cảm, tính ngay thẳng, chính trực của nhà báo.
Trong mọi trường hợp khen, chê đều phải bắt nguồn từ động cơ trong sáng,
khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỷ. Nhà báo chân
chính phải chuyên nghiệp trong cách hành nghề, phải trung thực, khách quan, tôn
trọng sự thật. Hồ Chí Minh đã từng nói: “không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết”,
“viết giản dị thôi nhưng phải đúng sự thật và phải đúng sự thật. Không được bịa
ra”, “không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Phê bình phải đúng đắn. Nêu cái
hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Phê bình thì phải phê bình một
cách thật thà, chân thành, đúng đắn.” Qua các tác phẩm báo chí của mình, nhà báo
phải làm cho độc giả hiểu đúng, hiểu đầy đủ về những vấn đề mình viết. Khách
quan, công tâm, trung thực tức là sự vật, hiện tượng như thế nào thì nhà báo phản
ánh, thông tin như thế ấy, không tô hồng hoặc bôi đen. Song, đối với một nền báo
chí cách mạng thì nhà báo lại phải có tư duy, có thế giới quan của một chiến sỹ
cách mạng. Thế giới quan ấy đòi hỏi nhà báo phải biết lựa chọn, chắt lọc thông tin.
Thông tin đương nhiên phải đúng bản chất của sự vật, hiện tượng, nhưng nhất thiết

phải cân nhắc tới tính hiệu quả chính trị - xã hội của nó. Thông tin phải vì lợi ích
chung, vì sự nghiệp chung; không thể giật gân, câu khách, rẻ tiền; không mơ hồ,
mất cảnh giác, càng không được để lộ bí mật quốc gia. Các nhà báo phải đem đến
cho công chúng niềm tin ở sự thật, tin ở sự nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt là


tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào truyền thống cách mạng và nhân văn
của dân tộc ta.
Tôn trọng sự thật còn là đánh giá đúng sự thật. Đánh giá đúng sự thật đòi hỏi
ở nhà báo năng lực tư duy. Nếu tư duy không tích cực, không chịu đổi mới, không
có thế giới quan khoa học thì có thể đánh giá sai sự thật. Có đánh giá đúng sự thật
thì mới có thể trình bày sự thật một cách chân thực, động tới bản chất và các mối
liên hệ bên trong của sự thật và khái quát được vấn đề.
3.2. Lý tưởng nghề nghiệp
Lý tưởng nghề nghiệp của nhà báo là đem những thông tin chân thật nhất đến
với công chúng. Nó là cái hồn, là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách của nhà báo.
Lý tưởng nghề nghiệp biểu hiện ở niềm say mê nghề nghiệp, tận tụy hi sinh vì
công việc, cần cù, có trách nhiệm và nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Lý tưởng nghề
nghiệp không có sẵn mà được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động
tích cực của nhà báo. Chính trong quá trình đó, nhận thức về nghề ngày càng được
nâng cao, tình cảm nghề nghiệp ngày càng sâu sắc.
Nhà báo có lý tưởng tốt đẹp, có đạo đức nghề nghiệp sẽ là một nhà báo giỏi,
có trách nhiệm với xã hội và cho ra đời những tác phẩm báo chí chất lượng. Một
nhà báo thiếu phẩm chất đạo đức, thiếu lý tưởng khi viết bài hay phê bình các hiện
tượng tiêu cực, cũng giống như người đi tuyên truyền thuyết giảng về những giá trị
đạo đức mà bản thân lại thiếu hụt những giá trị đó. Cách nói và làm khác nhau sẽ
rất khó có sức thuyết phục.
3.3. Tinh thần chiến đấu, dám phê bình và tự phê bình
Tinh thần chiến đấu, dám phê bình là tính chất cơ bản của một nhà báo cách
mạng. Xuất phát từ mục đích công tác báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đối

với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch


cách mạng”. Bản lĩnh của một nhà báo thể hiện ở tính chiến đấu mạnh mẽ, ở tinh
thần chủ động tấn công đối với mọi biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội và đối
với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Những biểu hiện tiêu cực
trong xã hội ta hiện nay muôn hình, muôn vẻ; đáng chú ý nhất là tệ tham nhũng,
hối lộ, sự thoái hóa, biến chất về nhận thức tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Những biểu hiện tiêu cực đó đương nhiên phải đấu tranh, phê phán quyết liệt, song
vấn đề rất quan trọng là không để cho những kẻ xấu, các thế lực thù địch lợi dụng.
Đối với âm mưu diễn biến hòa bình của địch, các nhà báo phải luôn luôn tỉnh táo,
cảnh giác và phải chủ động tấn công quyết liệt. Các bài phê phán, đấu tranh phải có
tính thuyết phục, đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn; hết sức tránh tình trạng lên gân,
nói lấy được.
Tự phê bình và phê bình có vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó là vũ khí cần
thiết và sắc bén, giúp mọi người sửa chữa sai lầm, phát huy ưu điểm. Thực chất của
tự phê bình và phê bình là góp ý giúp đồng chí, đồng nghiệp và tự bản thân kiểm
điểm lại xem cái làm được và chưa làm được, làm hay hoặc còn thiếu sót, sai lầm
và từ đó phát huy cái tốt, tìm ra biện pháp khắc phục, sửa chữa cái chưa hay, cái
khuyết điểm, sai lầm. Tự phê bình và phê bình thực sự là một cuộc đấu tranh giữa
mặt tích cực và mặt tiêu cực, tiến bộ và lạc hậu, cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái
sai… diễn ra ngay trong bản thân từng người. Chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội,
thực dụng đã từng được Hồ Chí Minh cảnh báo là một loại “Giặc nội xâm”, thứ
giặc ở trong lòng hết sức nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nói: “Thật thà tự phê bình và thành khẩn tự phê bình là thứ vũ khí sắc bén
nhất để sửa chữa khuyết điểm và phát triển ưu điểm của mình. Vì vậy, chẳng
những chúng ta phải thực hiện mở rộng phê bình và tự phê bình trong Đảng và
trong cơ quan chính quyền, mà chúng ta và đội ngũ những người làm báo cần phải



hoan nghênh những lời phê bình thật thà của nhân dân, của bạn đọc hơn bao giờ
hết”
Có nhiều người ít phê bình, sợ phê bình, phê bình chung chung, vì vậy không
thể theo dõi sát được sự việc và sửa chữa khuyết điểm. Những nhà báo sợ phê bình
sẽ làm nên các tác phẩm kém chân thật, tính quần chúng và tính chiến đấu mà báo
chí phải có đều sẽ không đạt được. Tuy nhiên, không nên chỉ chăm chăm vào sự
phê bình. Thực tiễn báo chí đã chứng tỏ: tinh thần dũng cảm, tính chiến đấu của
người viết báo không chỉ thể hiện ở những bài phê bình mà còn ở những bài ủng hộ
các nhân tố mới đang bị chê bai, vùi dập. Vừa biểu dương, vừa phê bình, người
viết báo đấu tranh cho sự đổi mới tư duy đúng đắn, bảo vệ lý tưởng cách mạng,
khẳng định thành tựu đã đạt được đồng thời đấu tranh với sự bảo thủ, sức ỳ của
những điều cũ kỹ.

Chương 4. Một số giải pháp nhằm rèn luyện, nâng cao phẩm chất
chính trị, tư tưởng của nhà báo
4.1. Vai trò của Đảng
Các chủ trương, chính sách của Đảng về báo chí mang giá trị lý luận và thực
tiễn sâu sắc, góp phần to lớn vào việc định hướng và đào tạo cho các thế hệ nhà
báo Việt nam đủ đức và tài, trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng,
văn hóa của Đảng. Vì vậy, Đảng cần có những giải pháp nhằm quán triệt, phổ biến
sâu rộng, thực hiên có hiệu quả hơn nữa các quan điểm chỉ đạo, chủ trương của
Đảng đối với báo chí.
Cần đẩy mạnh, đổi mới việc quán triệt, phổ biến rộng rãi các quan điểm chỉ
đạo của Đảng đối với báo chí. Cần có cơ chế quy định, hình thức phù hợp để phổ
biến các quan điểm chỉ đạo của Đảng về báo chí tới tận từng biên tập viên, phóng


viên. Tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ lý luận và thực tiễn, hiểu về nghề báo
để làm công tác đối thoại, tuyên truyền.
Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý báo chí, đủ năng lực phân tích, cụ thể hóa,

thể chế hóa các quan điểm của Đảng thành văn bản pháp quy. Phải kiểm tra, hướng
dẫn việc thực hiện các văn bản pháp quy đó một cách chặt chẽ, nếu vi phạm phải
xử phạt thích đáng.
4.2. Vai trò của bản thân nhà báo
Nhà báo phải trau dồi các tri thức về chính trị, tư tưởng, xã hội để có quan
điểm lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, có phương pháp xem xét các hiện
tượng, sự kiện trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa một cách toàn diện, biện
chứng. Nhà báo phải am hiểu sâu sắc về lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thiếu những thứ đó, nhà báo không thể có tư duy độc lập, sáng tạo, không thể có
quan điểm, lập trường đúng đắn, càng không thể có cách nhìn biện chứng, khả
năng phân tích các sự vật, hiện tượng một cách chính xác.Việc trau dồi các tri thức
về chính trị, tư tưởng, xã hội là nhân tố quan trọng và vô cùng cần thiết đối với mỗi
người làm báo, đặc biệt đối với cơ chế thị trường hiện nay. Muốn trở thành nhà báo
giỏi, chúng ta hãy không ngừng học tập, khổ công rèn luyện, trau dồi bản lĩnh
chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp.
Nhà báo cần tiếp thu các tri thức về chuyên môn nghiêp vụ, đạo đức nghề
nghiệp để tạo ra các sản phẩm báo chí đáp ứng nhu cầu của công chúng. Lao động
báo chí là lao động mang tính đặc thù. Vì thế, nó đòi hỏi nhà báo phải có năng lực
thật sự về chuyên môn nghiệp vụ. Nhà báo trong giai đoạn cách mạng hiện nay
phải được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ báo chí; phải thông thạo những kỹ năng
nghề nghiệp thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Ngoài kiến thức chuyên sâu thuộc lĩnh
vực phụ trách, nhà báo phải trau dồi, rèn luyện để có kiến thức rộng rãi về các lĩnh


vực khác, nhất là kiến thức về kinh tế, văn hóa, pháp luật. Yêu cầu đối với nhà báo
hiện nay là phải thật giỏi một lĩnh vực và làm tốt nhiều lĩnh vực khác. Bên cạnh đó,
đạo đức của người làm báo phải đặt lên hàng đầu. Đạo đức ấy không chỉ giới hạn
trong một số phẩm chất có liên quan đến cách sống, lối sống, trong mối quan hệ
giữa người này với người khác, giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp… Đạo đức

người làm báo trước hết phải xem xét từ góc độ quan hệ với sự nghiệp cách mạng,
với Tổ quốc và nhân dân. Nhà báo Hà Đăng nhấn mạnh: “Đối với mỗi nhà báo, rèn
luyện bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp không bao giờ là chuyện cũ”.
Nhà báo phải rèn luyện tư chất riêng về lối sống, phải đi nhiều nơi, trải
nghiệm nhiều điều. Để vững vàng trong môi trường truyền thông, không để phai
mờ các phẩm chất chính trị, tư tưởng nhà báo là phải lăn lộn với cuộc sống, hòa
mình với quần chúng, sống trong dân, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh.
Không có tư chất đó không thể nào có những tác phẩm báo chí có giá trị. Thực tế
cũng cho thấy những bài báo hay, có giá trị, đều là sản phẩm của những nhà báo đã
từng lăn lộn với cuộc sống, không sợ gian khổ, hy sinh và có trách nhiệm với bài
viết của mình. Sự hời hợt và thói vô trách nhiệm của nhà báo không thể nào làm ra
được những tác phẩm báo chí có giá trị. Muốn thâm nhập cuộc sống, hòa mình vào
quần chúng và sống trong dân thì nhà báo phải có lối sống giản dị, tiết kiệm. Sống
xa hoa, lãng phí, kênh kiệu thì nhà báo đã tự tách mình ra khỏi dân, tự tách mình ra
khỏi cộng đồng. Và như vậy thì sản phẩm báo chí của họ cũng không thể tránh
khỏi rơi vào tình trạng lệch lạc; bởi vì “văn là người”.
Nhà báo cần bồi dưỡng các tri thức về quản lý và quản trị kinh doanh để nắm
được những vấn đề cơ bản về quản lý, kinh doanh, biết vận dụng vào công tác
quản lý các cơ quan báo chí hoạt động có hiệu quả. Người làm báo cũng phải biết
sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, áp dụng vào hoạt động báo chí. Phải sử
đụng được ngoại ngữ để giao tiếp và hoạt động nghề nghiệp. Đây đang là điểm


yếu, thậm chí rất yếu mà các nhà báo chúng ta cần ra sức khắc phục nếu không
muốn để mình rơi vào tình trạng tụt hậu so với mặt bằng chung của giới báo chí
đương đại trên toàn thế giới.


Kết luận
Trong những năm qua, mặc dù còn tồn tại một số bất cập nhưng những nhà

báo Việt Nam đã thực sự trở thành những cánh chim đầu đàn, tuyên truyền đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đấu tranh và bài trừ sai trái, bảo vệ chân lý,
góp phần điều chỉnh dư luận xã hội. Điều này được thể hiện rõ nét qua chất lượng
nội dung thông tin báo chí hàng ngày, hàng giờ phản ánh mọi mặt của cuộc sống và
đáp ứng rất tốt, rất kịp thời mọi nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú của mọi mặt
xã hội. Trong công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và với sự bùng nổ thông tin toàn cầu như hiện nay, việc xây dựng một
nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh sẽ phải có sự đóng
góp rất lớn của báo chí. Và, nói đến báo chí là nói đến đội ngũ những người làm
báo. Mặc dù, tính chất cơ bản của báo chí có sự bổ sung, công việc và phẩm chất
của người làm báo cũng cần đổi mới nhưng dù có bao nhiêu đổi mới thì người làm
báo vẫn luôn cần rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp.
Đặc biệt nhà báo phải luôn giữ vững bản lĩnh chính trị để xử lý đúng đắn mọi vấn
đề phức tạp nảy sinh trong quá trình tác nghiệp.


Thư mục tài liệu tham khảo
1. Hữu Thọ, Công việc của người viết báo, NXB Giáo dục, 1997.
2. Khoa báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo chí – những điểm nhìn
từ thực tiễn, NXB Văn hóa Thông tin, 2011.
3. TS Hoàng Đình Cúc, Đạo đức nghề báo những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB
Chính trị Quốc gia, 2013.
4. TS Hoàng Đình Cúc – TS Đức Dũng, Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB
lý luân chính trị, 2007.
5. PGS.TS Hoàng Anh, Phác thảo về những phẩm chất cần có của người làm báo
Việt Nam hiện nay, Daotao.vtv.vn
/>6. Tiến Hải, Nâng cao phẩm chất, năng lực của nhà báo, Noichinh.vn
/>



×