Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.18 MB, 57 trang )

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH:
1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty:
• Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN ĐÔNG
• Tên giao dịch quốc tế : MIEN DONG JOINT – STOCK COMPANY
• Tên viết tắt : MDC
• Trụ sở chính : Đường số 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai
• Điện thoại : 0613. 836371 - Fax : 0613.836194
• Email :
Công ty cổ phần Miền Đông (MDC) là một doanh nghiệp hoạt động chuyên
nghiệp trong các lĩnh vực như : xây dựng, đầu tư và sản xuất kinh doanh vật liệu xây
dựng, có tổ chức quản lý hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, có công nghệ
xây dựng tiên tiến, có đầy đủ trang thiết bị thi công và không ngừng bổ sung các loại
thiết bị hiện đại.
Bằng nỗ lực phấn đấu, Công ty cổ phần Miền Đông đã được Nhà nước và Bộ
xây dựng tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, nhiều Huy chương
và cờ luân lưu khác.
1.2. Giới thiệu công trình thực tập:
• Dự án “Khối nhà Hành Chính - Hiệu Bộ - Trường ĐH Mở Tp Hồ Chí Minh”
• Địa chỉ: 35 - 37 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
• Công năng: Trụ sở chính của Trường ĐH Mở TP. HCM, văn phòng làm việc
hành chính, tổ chức cuộc họp, hội nghị hội thảo…


• Quy mô công trình: 2 tầng hầm - 8 tầng lầu - tầng mái. Tổng diện tích sàn xây
dựng: 6.937m2
• Tổng mức đầu tư: 116.792.693.000 đồng.
• Loại, cấp công trình: Cấp II, 2 tầng hầm, 9 tầng lầu, độ cao 37m.
• Nguồn vốn đầu tư: Vốn tích luỹ đầu tư xây dựng cơ bản của Trường Đại học
Mở Thành phố Hồ Chí Minh và vốn vay từ Chương trình kích cầu thông qua
đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh.


 Chủ đầu tư:
Trường Đai Học Mở TP. HCM
Địa chỉ: 97 Võ Văn Tần, Q3, Tp. Hồ Chí Minh

 Đơn vị tư vấn QLDA:
Công ty Kiểm định xây dựng Sài Gòn (SCQC)
Đc: 25 Phạm Ngọc Thạch, Q3, TP. Hồ Chí Minh

 Đơn vị tư vấn thiết kế:
Công ty CP tư vấn Kiến trúc và Xây dựng TP.HCM
Đc: 98 Trần Quang Khải, Q1, TP. Hồ Chí Minh

 Đơn vị tư vấn giám sát:
Công ty Cp Tư vấn xây dựng tổng hợp (NAGECCO)
Đc: 29Bis, Nguyễn Đình Chiểu, Q1, TP. Hồ Chí Minh


 Liên danh nhà thầu:
Công ty cổ phần MIỀN ĐÔNG
Đc: Đường 1, Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1, Đồng
Nai

Công ty TNHH Kỹ thuật Việt Thái Thịnh
Đc: 423/42 Lạc Long Quân, P5, Q11, TP.HCM


CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
2.1. Thiết bị thi công:
Để đảm bảo công tác thi công đạt tiến độ theo kế hoạch và chất lượng cao, đơn
vị thi công bố trí các thiết bị phục vụ thi công phần thân như sau:

2.1.1. Máy vận thăng:
Nhiệm vụ: Vận chuyển người, vật liệu thiết bị máy móc nhỏ, cầm tay lên các
tầng cao hơn, Vận thăng được lắp đặt trên nền móng cố định khi đã thi công xong sàn
lầu 3.


Máy vận thăng được neo cố định vào công trình bằng liên kết bu lông. các
thanh thép định hình liên kết với các bu lông lắp sẵn trên sàn mỗi tầng
Hình 2.1a, b, c: Máy vận thăng
2.1.2. Máy trộn bê tông thủ công:
Nhiệm vụ: Trộn bê tông tại công trường khi đổ bê tông bổ trụ, lăng tô, giằng
tường.

Hình 2.2: Máy trộn bê tông thủ công
2.1.3. Máy cắt, máy uốn thép và máy hàn:
Nhiệm vụ:
• Máy cắt và máy uốn thép: gia công thép phục vụ cho công tác cốt thép tất cả
các cấu kiện đổ bê tông (Cắt thép dọc, uốn côt đai).


• Máy hàn: tạo ra liên kết hàn giữa các vật liệu thép, tạo sự chắt chắn cho kết
cấu thép cũng như hệ cốp pha, cây chóng.
Hình 2.3: Máy uống thép

Hình 2.4: Máy hàn

Hình 2.5: Máy cắt thép

2.1.4. Các thiết bị khác:
Công trường còn sử dụng các loại máy cầm tay như: Máy cưa gỗ, máy cắt thép

cầm tay, máy khoan, máy trác đạt, máy cẩu loại nhỏ...


Ngoài ra công trường còn sử dụng máy bơm bê tông, máy đầm dùi sẽ kể ở công
tác bê tông.
 Tiêu chuẩn tham khảo:
- TCVN 4085:1985 Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
- TCVN 1450:1986 Gạch rỗng đất sét nung.
- TCVN 1451:1986 Gạch đặc đất sét nung.
- TCVN 4314:1986 Vữa xây dựng yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 4459:1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng.
- TCVN 5674:1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm
thu.
2.2. Các công tác thi công:
2.2.1. Công tác chuẩn bị đảm bảo thi công:
Để phục vụ thi công an toàn và thuận lợi, các công tác chuẩn bị về máy
và trang thiết bị được công ty chú ý, đảm bảo yêu cầu tốt hoạt động phục vụ thi công.
Vật liệu được vận chuyển tới công trường và được đưa vào khu tập kết vật liệu.
Về nhân lực, các cán bộ kỹ thuật và công nhân có năng lực, kinh nghiệm được
điều tới công trường nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công.
Bố trí khu lán trại cho công nhân hợp lý.
Thành lập tổ bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh trên công trường.
2.2.2. Công tác ghép ván khuôn cốp pha:
2.2.2.1. Yêu cầu về gia công lắp dựng:


Công trình sử dụng cốp pha gỗ nên yêu cầu gỗ sử dụng làm cốp pha phải tốt,
không cong vênh, mối mọt và phải đảm bảo độ ẩm yêu cầu. Cốp pha phải đảm bảo
đúng yêu cầu để có thể lắp dựng, tháo dỡ dễ dàng. Không sử dụng cốp pha đã sử dụng
quá số lần quy định.

2.2.2.2. Biện pháp thi công lắp ghép:

Hình 2.6a, b: Theo dõi quá trình lắp ghép khuôn cốp pha
Cây chống cột có thể bằng gỗ hoặc kim loại. Ghép cốp pha theo định hình và
dùng khóa để liên kết các tấm và thanh cốp pha.
Đinh dùng để liên kết các cây chống, gông chống dầm. Sàn dung hệ thống dàn
giáo theo định hình kết hợp với cốp pha thép và xà gồ thành khung tạo liên kết ổn
định, chắc chắn.
2.2.2.3. Kiểm tra và nghiệm thu cốp pha:
• Kiểm tra tim cốt, cao độ, vị trí ván khuôn, độ phằng của ván khuôn.
• Kiểm tra độ ẩm ván khuôn, độ ổn định của sàn công tác và giàn giáo.
• Kiểm tra khoảng cách, khe hở giữa các tấm ván, kiểm tra các lỗ chờ kỹ thuật.


Hình 2.7a, b: Hệ thống dàn giáo chống đở dầm sàn


Hình 2.8a, b: Dàn giáo và đà đở sàn dầm

Hình 2.9a, b: Cốp pha sàn dầm biên

Hình 2.10: Dàn giáo, đà đở dầm, sàn nấm

Hình 2.11: Lổ trắc đạc

2.2.3. Công tác lắp dựng cốt thép, vách cứng và lõi thang máy:
• Kiểm tra hệ thống dàn giáo và ván khuôn trước khi đưa cốt thép vào lắp dựng.
• Tiến hành lắp đặt thép dầm trước, sau đó mới lắp thép chịu lực của sàn.



Chú ý: Khi tiến hành buộc thép dầm, ta buộc bên cốp pha sau đó tiến hành buộc
thép sàn. Đặt các thanh thép thành lưới rồi mới buộc. Khi buộc dung thép 1mm để lien
kết các thanh lại với nhau thành một khối chịu lực đặt vuông góc với lực kéo do
momen tạo ra.
• Kiểm tra mối buộc, chiều dài, chiều cao mối hàn.
• Kiểm tra khoảng cách đặt thép, đường kính, và số lượng thép.
Hình 2.12a. b: Bố trí thép đai trong dầm


Hình 2.134a, b, c: Thép lớp dưới sàn nấm

Hình 2.14: Thép lớp dưới của sàn

Hình 2.15: Cốt thép cho sàn dầm đã

phẳng

được lắp đặt hoàn chỉnh


Hình 2.16: Thép sàn liên kết với sàn nấm

Hình 2.17: Thép sàn liên kết dầm

Hình 2.18: Con kê nhằm đảm bảo chiều

Hình 2.19: Cốt thép sàn lắp đặt hoàn

dày lớp bê tông bảo vệ


chỉnh


Thép giằng chéo
tăng cường chống
cắt 4 ∅20

Hình 2.20: Cốt thép lỗi thang máy

Hình 2.21a, b: Cốt thép cột


Hình 2.22a, b: cốt thép cột hoàn chỉnh
2.2.4. Công tác đổ bê tông dầm, sàn:
Được tiến hành khi đã ngiệm thu cốp pha cũng như cốt thép cấu kiện cần đổ bê
tông.
Bê tông phục vụ cho công tác đổ bê tông cột, dầm, sàn là bê tông tươi, được
trộn tại nhà máy, và chở đến công trường bằng xe bồn trộn bê tông.
Bê tông khi đem đến công trường được kiểm tra qua 2 thí ngiệm: Kiểm tra độ
sụt, và lấy mẫu 15 x 15 (cm) về phòng thí ngiệm tiến hành nén.
Bê tông được bơm trực tiếp lên cao trình sàn cần đổ bê tông và đổ trực tiếp vào
cấu kiện cần đổ bê tông, đổ bê tông đến đâu đầm bê tông đến đó.
Bê tông thường được đổ vào ban đêm vì vấn đề về giao thông tại công trường,
không ảnh hưởng đến dân cư gần công trường.
Khi đổ bê tông các cấu kiện nhỏ, thể tích bê tông ít như bổ trụ, đà giằng, lăng
tô,.. ta trộn bê tông thủ công bằng máy trộn bê tông tại công trường.
Sau khi đổ bê tông xong, bê tông được công nhân bảo dưỡng bằng cách tưới
nước vào phần bê tông đã tháo cốp pha; riêng sàn ta tưới nước trực tiếp lên sàn.



 Yêu cầu:
- Bê tông phải đảm bảo đủ các yêu cầu về thiết kế như mác bê tông, độ sụt,
thành phần vật liêu, chất phụ gia…
- Sau khi đổ bê tông, cấu kiện phải đúng kích thước thiết kế ban đầu, đảm bảo
được lớp bê tông bảo vệ.
- Bề mặt phẳng, không bị rổ, phân tầng, trắng mặt,…
Trước khi đổ bê tông cần tiến hành thử độ sụt xem có thỏa mãn yêu cầu của nhà
thầu hay không và được tư vấn giám sát kiểm tra và tiến hành lấy mẫu thử .
Chiều cao bê tông đổ vào cột khoảng 0,3m đến 0,5m thì tiến hành đầm 1 lần.
Dùng đầm dùi có đường kính 30 hoặc 40 để đầm, trong quá trình đổ bê tông và đầm
luôn luôn có cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn đảm bảo bê tông
trong cấu kiện đặc chắc và không bị phân tầng trong quá trình đổ.
Quy trình đổ bê tông lõi thang máy tiến hành tương tự như đổ bê tông cột. Phểu
chứa bê tông được di chuyển liên tục trên chiều dài vách thang và bê tông sẽ được đổ
đều trên toàn bộ vách với chiều cao khoảng 0,5m cho mỗi lần đổ bê tông thì tiến hành
đầm từng lớp đảm bảo bê tông được đầm đều trên chiều dài vách. Tránh các trường
hợp dùng đầm dùi để dùi cho bê tông chảy qua vị trí thấp hơn, trong quá trình đổ luôn
luôn có cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn và có tổ cốp pha trực để kịp thời xử lý sự
cố bung cốp pha trong quá trình đổ bê tông.
 Bê tông dầm, sàn
Bê tông dầm sàn từ tầng 1 đến tầng 9 có khối lượng khoảng 120m 3 cho mỗi
tầng. Do vậy trước khi thực hiện công tác đổ bê tông phải thực hiện đầy đủ các bước
chuẩn bị sau:
• Nhân lực thi công
• Thiết bị thi công:
• Các thiết bị khác phục vụ công tác đổ bê tông


Mặt bằng bố trí thiết bị: trước khi thực hiện công tác đổ bê tông sàn tùy theo
thực tế mặt bằng công trường để bố trí thiết bị cho phù hợp và sẽ được thực hiện trước

22 giờ.
Để công tác đổ bê tông được nhanh chóng thì các bước nghiệm thu sẽ được
thực hiện xong trước 21 giờ và thời gian thực hiện công tác đổ là từ 22 giờ đến rạng
sáng ngày hôm sau.
Để giảm thiểu sự bám dính bê tông lên cốt thép cột, vách khi đổ bê tông sàn thì
cần phải được vây bạt xung quanh cốt thép cột, vách. Tuy nhiên, không được vây bạt
sát cao độ sàn mà phải cách cao độ sàn khoảng 300mm để tiện cho việc đổ bê tông và
đầm dùi. Trước khi tiến hành công tác đổ bê tông cho sàn cần phải được xịt nước vệ
sinh sạch sẽ cốp pha sàn và đầu cột để đảm bảo chất lượng bê tông.

Hình 2.23: Xe cung cấp bê tông cho công trình

Hình 2.24: Ống đổ bê tông


Hình 2.25: Nối ống tiến hành đổ bê tông tầng 8

Hình 2.26: Công tác chuẩn bị đổ bê tông dầm sàn tằng 8


Hình 2.27: Tiến hành đổ bê tông (Sử dụng đầm dùi để đầm bê tông)

Hình 2.28: Sử dụng biện pháp thủ công để san bằng bê tông


2.2.5. Công tác xây:
Được thực hiện song song với công tác làm phần khung từ lầu 8 để đẩy nhanh
tiến độ. Đội ngũ công nhân làm việc đông, có tay nghề cao.
Vật liệu xây tô:
• Gạch nung 4 lỗ 8 x 8 x18 và gạch nung 2 lỗ 4 x 8 x18.

• Cát xây tô hạt mịn.
• Xi măng sử dụng: xi măng poóc-lăng hỗn hợp PCB 40 của cty CP xi măng
FICO Tây Ninh
• Nước trộn vữa là nước sạch, cấp từ hệ thống cấp nước thành phố.
 Yêu cầu:
- Xây đúng kích thước, chiều dài, chiều cao thiết kê.
- Tường phải đúng quy cách về kỹ thuật: không trùng mạch, chắt chắn đúng
chức năng tường bảo vệ và bao che.
- Khi tô trác bề mặt phải phẳng, đúng bề đày thiết kế.
- Vữa xây tô phải đúng mác thiết kế, đảm bảo khả năng liên kêt giữa các viên
gạch.
- Khi xây tô, chú ý đến việc tiết kiệm vật liệu. tạo hiệu quả kinh tế cao.


Hình 2.29: công tác xây tường 200, không trùng mạch


Hình 2.30: tường liên kết với đáy dầm

Hình 2.31: Bộ giàn giáo phục vụ xây tô trên cao

Hình 2.32:Cát xây tô

Hình 2.33: Xi măng sử dụng


Hình 2.34: Tường xây 200mm

Hình 2.35: Định vị tường ngăn giữa các phòng


Hình 2.36: Xây tường ngăn giữa các phòng

2.2.6. Công tác tô trát:
2.2.6.1. Công tác chuẩn bị:
 Chuẩn bị vật liệu:
• Cấp phối vữa trát.
• Vật liệu làm vữa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.


• Vữa phải được bảo vệ đủ độ ẩm
 Chuẩn bị dụng cụ:
• Bay, thước nhôm 2.5m, thước thủy 1.2m, dụng cụ rà bộp, dây dọi, bàn chà,
thước ke góc, thước kéo 5m…
• Chuẩn bị máy trộn.
 Chuẩn bị mặt bằng:
• Trước khi trát, cần chèn kín các lỗ hở lớn, xử lý cho phẳng bề mặt nền trát.
• Tạo nhám cho bề mặt cần trát để vữa trát dính vào.
• Vệ sinh bụi bẩn trên bề mặt trát.
• Nếu bề mặt trát khô thì phun nước làm ẩm trước khi trát.
• Ghém mốc trên tường để xác định chiều dày lớp vữa khi trát.



×