Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 3 TP HCM đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.36 KB, 97 trang )

0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH
---------------------------

TRẦN THỊ KIM SON

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH 3 TP.HCM ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN LƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2011


1

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VÀ CÁC ĐẶC TRƢNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1.1

Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
1.1.1

Khái niệm ngân hàng thương mại: .................................................... 1

1.1.2

Chức năng của ngân hàng thương mại:

1.1.3

1.2.

1.1.2.1

Trung gian tín dụng: ........................................................... 1

1.1.2.2

Trung gian thanh toán: ........................................................ 2

1.1.2.3

Cung ứng dịch vụ ngân hàng: ............................................. 2


Các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại:
1.1.3.1

Nghiệp vụ nguồn vốn: ....................................................... 2

1.1.3.2

Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư: ............................................ 3

1.1.3.3

Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng: .......................... 3

Khủng hoảng kinh tế và các đặc trưng kinh tế sau khủng hoảng:
1.2.1

Khái niệm khủng hoảng kinh tế: ......................................................... 4

1.2.2

Các đặc trưng kinh tế sau khủng hoảng .............................................. 4
1.2.2.1 Bảo hộ mậu dịch tăng, mậu dịch thế giới giảm: ....................... 4


2

1.2.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia giảm: .................. 6
1.2.2.3 Gia tăng thâm hụt tài chính quốc gia: ...................................... 7
1.3. Các đặc thù của Ngân hàng thương mại trong thời kỳ khủng hoảng:


1.4

1.3.1

Đóng cửa ngân hàng và chi trả BHTG: .............................................. 9

1.3.2

Tái cơ cấu hoạt động ngân hàng:........................................................ 11

1.3.3

Gia tăng các hoạt động mua bán, sáp nhập: ....................................... 12

Kinh nghiệm một số nước trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của hệ

thống ngân hàng thương mại sau hai giai đoạn khủng hoàng kinh tế năm 1997 và 2007:

1.5

1.4.1

Kinh nghiệm của Thái Lan: ............................................................... 14

1.4.2

Kinh nghiệm Hồng Kông:.................................................................. 15

1.4.3


Kinh nghiệm Trung Quốc: ................................................................. 16

1.4.4

Kinh nghiệm Mỹ: .............................................................................. 17

Bài học kinh nghiệm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam ............................ 18

CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 3 TP.HCM TỪ 2007-2010
2.1

Sơ lược quá trình lịch sử phát triển và cơ cấu tổ chức của NHCT3:
2.1.1

Về lịch sử phát triển của NHCT3:........................................................ 22

2.1.2

Cơ cấu tổ chức quản lý: ....................................................................... 22

2.2 Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của NHCT3 đã cung cấp cho khách hàng:
2.2.1

Hoạt động huy động vốn:................................................................... 23

2.2.2


Hoạt động tín dụng: ........................................................................... 23

2.2.3

Hoạt động kinh doanh khác: .............................................................. 23

2.2.4 Đặc điểm hoạt động của NHCT3 so với NHTM khác cùng địa bàn:: ..... 24
2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHCT3 từ 2007-2010:
2.3.1

Giai đoạn suy thoái và khủng hoảng kinh tế (từ 2007-2009): .............. 27


3

2.3.1.1 Về công tác huy động vốn: ...................................................... 27
2.3.1.2 Hoạt động tín dụng: ............................................................... 31
2.3.1.3 Hoạt động kinh doanh khác: .................................................... 35
 Dịch vụ bảo lãnh: .......................................................... 35
 Hoạt động thanh toán quốc tế: ...................................... 36
 Dịch vụ thẻ: .................................................................. 37
2.3.1.4 So sánh hoạt động kinh doanh với NHTM khác: ..................... 38
 So với NHNT NSG: ...................................................... 38
 So với một số chi nhánh khác trong NHCTVN: ............ 40
2.3.1.5 Những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế trong hoạt động kinh doanh
giai đoạn này: ..................................................................................... 43
 Những kết quả đạt được: ............................................... 43
 Những mặt hạn chế: ..................................................... 44
2.3.2


Giai đoạn sau thời kỳ suy thoái và khủng hoảng kinh tế: .................... 45
2.3.2.1 Công tác huy động vốn: .......................................................... 46
2.3.2.2 Họat động tín dụng: ............................................................... 47
2.3.2.3 Các họat động kinh doanh khác:.............................................. 50
 Họat động bảo lãnh: ...................................................... 50
 Họat động thanh toán quốc tế: ....................................... 51
 Dịch vụ thẻ:................................................................... 51
2.3.2.4 So sánh hoạt động kinh doanh với các NHTM khác: ............... 52
 So với NHNT NSG: ...................................................... 52
 So với một số chi nhánh trong hệ thống NHCTVN: ...... 53
2.3.2.5 Những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế trong hoạt động kinh doanh
giai đoạn này: ..................................................................................... 56
 Những kết quả đạt được: ............................................... 56


4

 Những mặt hạn chế: ..................................................... 56
CHƢƠNG 3:
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 3 TP.HCM ĐẾN NĂM 2015
3.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam đến 2015:
3.1.1

Định hướng hoạt động kinh doanh đến 2015 của NHCTVN: ............. 60

3.1.2

Mục tiêu trong hoạt động kinh doanh đến 2015: ................................ 61

3.1.2.1 Về tài sản và vốn:.................................................................... 61
3.1.2.2 Về tín dụng và đầu tư: ............................................................. 61
3.1.2.3 Về dịch vụ: ............................................................................. 62
3.1.2.4 Về nguồn nhân lực: ................................................................. 62
3.1.2.5 Về công nghệ: ......................................................................... 62
3.1.2.6 Về bộ máy tổ chức và điều hành: ............................................ 62

3.1.3

Các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam: ........................................................................................... 63
3.2 Các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam Chi nhánh 3 Tp.HCM đến 2015: ............................................................. 65
3.2.1 Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy: ....................................................... 65
3.2.1.1 Mục tiêu: ................................................................................ 65
3.2.1.2 Giải pháp cụ thể: ..................................................................... 65
 Phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp: ..................... 65
 Củng cố, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các PGD: .. 65
 Tiến hành tái cơ cấu nguồn nhân lực: ........................... 65
 Tổ chức công việc: ....................................................... 66


5

 Phát triển ngân hàng bán lẽ, đẩy mạnh các hoạt động
marketing: .................................................................... 66
 Hiện đại hóa công nghệ thông tin: ................................ 66
3.2.2 Nhóm giải pháp về phát triển nghiệp vụ kinh doanh: .............................. 66
3.2.2.1 Mục tiêu: ................................................................................ 66

3.2.2.2 Giải pháp cụ thể: ..................................................................... 66
 Quản lý chặt chẽ tình hình biến động nguồn vốn: .......... 66
 Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn: .................................. 67
 Phát triển hoạt động tín dụng: ....................................... 67
 Tăng trưởng tín dụng có trọng điểm trên cơ sở chủ trương,
định hướng của NHCT, Chính phủ và của Ngân hàng nhà
nước: ............................................................................ 67
 Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng: ................ 67
 Chấp hành nghiêm túc các quy định, quy trình : ........... 68
 Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng : ................... 68
 Nâng cao trình độ CB.CNV: ......................................... 68
 Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tác phong giao dịch: . 69
3.3 Một số kiến nghị và đề xuất .............................................................................. 69
3.3.1 Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: ............................. 69
3.3.1.1 Về mô hình tổ chức, quản trị điều hành và tăng cường năng lực tài
chính: ................................................................................................. 69
3.3.1.2 Phát triển ngân hàng bán lẽ: .................................................... 69
3.3.1.3 Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện
các quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ: .. 70
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: ............................................... 70
3.3.2.1 Nâng cao vai trò quản trị, điều hành: ....................................... 71


6

3.3.2.2 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát: ................................ 72
3.3.2.3 Tiếp tục điều hành thị trường dưới hình thức gián tiếp, giảm dần
việc sử dụng các công cụ trực tiếp: ..................................................... 72
3.3.2.4 Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng: .......... 73
3.3.3 Kiến nghị Chính phủ: ............................................................................ 73

3.3.3.1 Cần tạo điều kiện để NHNN nâng cao tính độc lập, chủ động: 73
3.3.3.2 Xây dựng một môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán: ............ 73
3.3.3.3 Nâng cao tính cạnh tranh giữa các NHTM: ............................. 73
3.3.3.4 Phát huy vai trò Bảo hiểm tiền gửi: ......................................... 74

KẾT LUẬN


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTM

: Ngân hàng Thương mại

TMCP

: Thương mại cổ phần

NHNNVN

: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

NHCTVN

: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

NHNTVN


: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

NHCT3

: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 3
Tp.HCM

NHNT NSG

: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Nam
Sài Gòn

TCTD

: Tổ chức tín dụng

DN

: Doanh nghiệp

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

ATM

: Máy rút tiền tự động

TDQT


: Thẻ tín dụng quốc tế

THHĐ

: Thực hiện hợp đồng

DS

: Doanh số

NK

: Nhập khẩu

XK

: Xuất khẩu

FTP

: Hệ thống định giá vốn điều chuyển

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

BHTG

: Bảo hiểm tiền gửi


TSBĐ

: Tài sản bảo đảm

CB.CNV

: Cán bộ công nhân viên


8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Hoạt động kinh doanh của NHCT3 từ 2007-2010 ............................. 25
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của NHCT3 giai đoạn 2007-2010 ...................... 26
Bảng 2.3 :Hoạt động kinh doanh tại NHNT NSG từ 2007-2010 ...................... 38
Bảng 2.4 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNT NSG từ 2007-2010 ........ 38


9

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1 Diễn biến lãi suất huy động năm 2008 ............................................ 28
Đồ thị 2.2 Tình hình huy động vốn từ năm 2007-2009 ..................................... 28
Đồ thị 2.3 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn .............................................................. 33
Đồ thị 2.4 Số dư bảo lãnh qua các năm .......................................................... 35
Đồ thị 2.5 Doanh số thanh toán quốc tế từ 2007-2009 ................................... 36
Đồ thị 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn .................................................. 48
Đồ thị 2.7 Dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm ........................................... 49



10

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do và mục đích nghiên cứu đề tài:
Hệ thống tài chính mỗi quốc gia ngày càng mang tính toàn cầu, trong khi đó các
cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn
biến phút tạp, gây ra những hậu quả rất nặng nề đối với các quốc gia công nghiệp phát
triển lẫn các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 và gần đây nhất là khủng
hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ năm 2007 dù không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống tài
chính Việt Nam do mức độ mở cửa khu vực tài chính tiền tệ Việt Nam còn hạn chế. Tuy
nhiên, qua hai cuộc khủng hoảng đã đặt ra nhiều vấn đề đối với hệ thống ngân hàng Việt
Nam:
Hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua đã có nhiều đổi mới: Nhiều văn bản
đã được ban hành đồng bộ; Cơ chế chính sách về hoạt động ngân hàng đã ngày một hoàn
chỉnh; Khuôn khổ thể chế ngày một thông thoáng và minh bạch hơn; Chính sách tiền tệ
được đổi mới và điều hành theo nguyên tắc thị trường, ngày càng phù hợp với thông lệ
quốc tế; Chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái đã được áp dụng linh hoạt theo cơ chế thị
trường …
Bên cạnh những thành tựu đáng được ghi nhận nêu trên, hệ thống ngân hàng Việt
Nam còn nhiều bất cập: Các công cụ điều tiết chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà
nước chưa đồng bộ nên tác dụng điều tiết chưa cao; Phần lớn vốn của các NHTM Việt
Nam đều thấp nên khả năng thanh khoản và tính bền vững của hệ thống chưa được cao;
Cơ cấu huy động vốn còn mất cân đối, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dài chiếm tỷ lệ thấp,
trong khi đó, tỷ lệ tín dụng trung, dài hạn hiện ở mức cao, đây là một trong những nguy
cơ gây ra thiếu an toàn cho toàn bộ hệ thống;
Mặc khác, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đi liền với các cam kết quốc tế
về mở cửa thị trường tài chính, cho phép các ngân hàng quốc tế được hoạt động và đối xử

bình đẳng như những ngân hàng trong nước sẽ tạo ra những sức ép lớn hơn đối với hệ


11

thống ngân hàng trong thời gian tới. Hệ thống ngân hàng chưa tạo dựng được một hệ
thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho phân tích, dự báo tình hình tiền
tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng tài chính, những ngân hàng hàng đầu của Mỹ với
bề dày hoạt động cả trăm năm nhưng vẫn bị đổ vỡ, vấn đề đặt ra cho các ngân hàng
thương mại Việt Nam là làm thế nào để: Nâng cao tính thanh khoản, năng lực cạnh tranh,
khả năng chống chọi với những biến động bất thường của nền kinh tế trong nước và thế
giới nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vì những lý do trên, em chọn đề tài “PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH 3 TP.HCM ĐẾN NĂM 2015”
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
-

Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 3
Tp.HCM

-

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh của NHCT3 trước, trong, sau thời
kỳ suy thoái và khủng hoàng kinh tế.

3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
-

Tổng quan các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại


-

Các đặc trưng kinh tế, các hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thế
giới sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tìm hiểu kinh nghiệm một số nước
trong việc cải cách hệ thống ngân hàng qua hai cuộc khủng hoảng (Năm 1997
và năm 2007), rút ra những bài học kinh nghiệm cho hệ thống ngân hàng Việt
Nam

-

Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của NHCT3 trong giai đoạn trước,
trong và sau thời kỳ suy thoái và khủng hoảng kinh tế, đưa ra những điểm khác
biệt giữa các giai đoạn, từ đó đề ra các giải pháp phát triển NHCT3 trong thời
gian tới (2011-2015).


12

4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
-

Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, giải thích, so sánh các số liệu thu
thập;

-

Phương pháp luận duy vật biện chứng;

-


Các nguồn thu thập thông tin: Các tạp chí Ngân hàng, các trang web, các báo
cáo của NHCT3, báo cáo thường niên NHCTVN …

5. Ý nghĩa thực tiển của luận văn:
Trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh của NHCT3 qua các giai đoạn, đề xuất
giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh NHCT3 giai đoạn 2011-2015, từ đó có những
kiến nghị đối với NHCTVN, NHNNVN và Chính phủ trong việc cải cách hệ thống ngân
hàng Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
6. Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội chung chính của luận văn được kết cấu gồm 3
chương:
-

Chương 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của NHTM và các đặc trưng kinh
tế giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

-

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh 3 Tp.HCM từ 2007-2010.

-

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh 3 Tp.HCM đến năm 2015.


13


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ
CÁC ĐẶC TRƢNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

1.1.

Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thƣơng mại:
Theo Thomas P.Fitch, tổ chức ngân hàng là một công ty nhận tiền gửi, thực hiện
cho vay, thanh toán séc, và thực hiện các dịch vụ liên quan cho công chúng…
Theo Peter S.Rose, Ngân hàng là một lọai hình tổ chức tài chính cung cấp một danh
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh
tóan, thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào
trong nền kinh tế.
Ở Việt Nam, theo điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng có sửa đổi, Ngân hàng là
lọai hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ họat động ngân hàng và các họat động
kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu họat động, các lọai hình ngân
hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng
chính sách, ngân hàng hợp tác và các lọai hình ngân hàng khác.
Các ngân hàng thương mại (NHTM) dù có tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung thì
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Có thể thấy rằng NHTM là định chế tài
chính trung gian quan trọng vào lọai bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống
định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín
dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thƣơng mại:
Thông thường ngân hàng thương mại thực hiện 03 chức năng cơ bản sau:
1.1.2.1.


Trung gian tín dụng:

Đây là chức năng quan trọng và cơ bản của ngân hàng, nó có ý nghĩa trong việc
thúc đầy nền kinh tế phát triển. Thực hiện chức năng này, ngân hàng đóng vai trò là


14

người trung gian đứng ra tập trung, huy động tối đa các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn tín dụng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền
kinh tế. Với chức năng này, NHTM đã điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ đó kích
thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy sự phát triển của quá trình tái
sản xuất.
1.1.2.2.

Trung gian thanh toán:

NHTM đứng ra làm trung gian thanh toán để thực hiện các khoản giao dịch thanh
toán giữa các khách hàng, hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau.
Ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng thông
qua tài khoản của họ bằng các phương tiện thanh toán như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,
séc, thẻ thanh toán…
Khi thực hiện chức năng này, NHTM đã góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi, mua
bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế được thuận
tiện, nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí.
1.1.2.3.

Cung ứng dịch vụ ngân hàng:

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì ngoài việc cung ứng các dịch

vụ ngân hàng truyền thống như: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ kiều hối, nghiệp vụ ủy thác,
dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, tư vấn đầu tư… các dịch vụ ngân hàng hiện
đại cũng được các ngân hàng khai thác như: Internet banking, Phone banking, Home
banking, Vietinbank at home… Như vậy, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng đã từng
bước nâng cao khả năng và chất lượng phục vụ khách hàng. Điều này có tác dụng hỗ trợ
trở lại đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung.
1.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại:
Các NHTM hoạt động kinh doanh với ba mảng nghiệp vụ chủ yếu là: nghiệp vụ
nguồn vốn; nghiệp vụ tín dụng và đầu tư; nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Mỗi
nghiệp vụ đều có một vị trí và tác dụng khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung
và tổng quát của bất kỳ một NHTM nào đó là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với
hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.


15

1.1.3.1 Nghiệp vụ nguồn vốn:
Nghiệp vụ nguồn vốn, còn được gọi là nghiệp vụ Nợ. Đây là nghiệp vụ nhằm tạo lập
nguồn vốn hoạt động của NHTM, ngân hàng nào tạo lập được nhiều nguồn vốn thì càng
có điều kiện để mở rộng cho vay, mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, vì vậy nghiệp vụ
nguồn vốn lúc nào cũng được quan tâm đúng mức. Nguồn vốn của NHTM bao gồm
những loại nguồn vốn sau đây:
 Vốn chủ sở hữu (gồm vốn điều lệ và quỹ)
 Vốn huy động
 Vốn đi vay
 Vốn tiếp nhận
 Vốn khác
1.1.3.2 Nghiệp vụ tín dụng và đầu tƣ:
Nhiệm vụ cơ bản nhất của bất kỳ một NHTM là chuyển hoá nguồn vốn tiền tệ huy
động được để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế – xã hội dưới các hình thức khác nhau

– Đó là nghiệp vụ tín dụng và đầu tư.
 Nghiệp vụ tín dụng:
Đây là nghiệp vụ cơ bản hàng đầu của NHTM. Trong đó NHTM thoả thuận với
khách hàng (qua hợp đồng tín dụng) để khách hàng sử dụng một khoản tiền vào mục đích
và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Nghiệp vụ tín dụng được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
 Cho vay trực tiếp
 Cho vay gián tiếp gồm có:
 Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá
 Nghiệp vụ bao thanh toán
 Bảo lãnh ngân hàng
 Nghiệp vụ đầu tƣ:


16

NHTM là một tổ chức kinh tế, ngoài việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng, còn đựơc
quyền thực hiện các nghiệp vụ đầu tư tạo ra tài sản có sinh lời, đây là nghiệp vụ mang lại
khoản thu nhập đáng kể cho các NHTM.
1.1.3.3 Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng:
Kinh doanh dịch vụ ngân hàng được coi là nghiệp vụ trung gian, nó không ảnh
hưởng trực tiếp đến nguồn vốn (nghiệp vụ nợ) và cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến
nghiệp vụ tín dụng, đầu tư (nghiệp vụ có). Tuy nhiên kinh doanh dịch vụ ngân hàng
không những làm cho các NHTM trở thành các ngân hàng đa năng mà còn qua hoạt động
dịch vụ sẽ tạo ra một phần thu nhập khá lớn với chi phí rất thấp.
Các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng bao gồm:
 Dịch vụ ngân qũy;
 Chuyển tiền;
 Dịch vụ thanh toán;
 Các dịch vụ khác;

1.2.

Khủng hoảng kinh tế và các đặc trƣng kinh tế sau khủng hoảng

1.2.1 Khái niệm khủng hoảng kinh tế:
Theo học thuyết Kinh tế chính trị của Mác-Lênin thì khủng hoảng kinh tế là quá
trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột
giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình
tích tụ tư bản mới.
Trong Kinh tế học vĩ mô thì khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động
kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.
Mặc dù có nhiều cách đánh giá khác nhau nhưng nhìn chung khủng hoảng kinh tế
là quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời từ đó làm cho các hoạt động kinh tế bị
suy giảm trầm trọng, kéo dài ảnh hưởng đến đời sống kinh tế chính trị xã hội …
1.2.2 Các đặc trƣng kinh tế sau khủng hoảng
1.2.2.1 Bảo hộ mậu dịch tăng, mậu dịch thế giới giảm


17

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã biến thành cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu,
khiến cho nền kinh tế thế giới thay đổi mạnh mẽ. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay,
không một quốc gia nào có thể thoát khỏi sự tác động này, cuộc suy thoái dẫn đến nhu
cầu tiêu dùng và đầu tư co lại, thương mại quốc tế suy giảm nghiêm trọng, từ đó làm gia
tăng cạnh tranh thương mại giữa các nước với nhau.
Để thúc đẩy nền kinh tế bản địa hồi phục nhanh chóng các nước trên thế giới liên
tiếp đưa ra các biện pháp hạn chế thương mại và biện pháp bảo hộ. Theo số liệu thống kê
của WTO, năm 2009 kim ngạch mậu dịch hàng hóa toàn cầu giảm 23%, xuống còn
12.150 tỷ USD, lượng mậu dịch thế giới giảm 12,2%, đây là mức giảm lớn nhất kể từ hơn
70 năm trở lại đây. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ giảm 13,9%, EU giảm 14,8%,

Nhật Bản giảm 24,9%, đều cao hơn mức giảm bình quân của thế giới. Sau đây là một số
biện pháp bảo hộ chủ yếu tại các nước:
Tại Hoa Kỳ thì việc áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và trừng phạt
thương mại đã trở thành biện pháp tự vệ phổ biến. Cụ thể:
 Mỹ áp thuế chống phá giá đối với muối ka-li, giấy, gạch, mặt hàng ống thép
hàn chống gỉ của Trung Quốc, cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc, áp thuế
cao (35% so với 4% như hiện nay) đối với lốp xe nhập từ Trung Quốc
nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước tình trạng nhập ồ ạt lốp
xe từ Trung Quốc, tiếp tục áp dụng việc thu thuế chống bán phá giá mức cao
với khay đựng đồ hình lưới kim loại và chăn cắm điện của Trung Quốc, đồng
thời tiến hành điều tra chống bán phá giá và chống trợ giá đối với ống khoan
của nước này.
 Tái ban hành những biện pháp trợ giá xuất khẩu đối với các sản phẩm sữa.
Đối với Trung Quốc:
 Biện pháp thường dùng là “phá giá đồng tiền” để hỗ trợ xuất khẩu đồng thời
giảm thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng dệt may, quần áo, đồ gốm, nhựa, các
trang thiết bị, dược phẩm, đồ gia dụng, văn phòng phẩm, cao su, khuôn kéo
sợi, đồ thuỷ tinh, vali, túi xách, giày dép, đồng hồ, hoá chất, máy móc và các
sản phẩm điện.


18

 Điều tra chống phá giá nhằm vào “một số sản phẩm ô tô và thịt gà”
nhập khẩu từ Mỹ.
 Tăng thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu cát silic.
 Ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với sản phẩm thịt lợn của Ailen.
Tại Châu Âu:
 Mặc dù tự xem là vô địch của kinh tế tự do triệt để. Tuy nhiên, Anh Quốc đang
là hiện trường của một phong trào biểu tình chống nhân công nhập cư, đặt biệt

là lao động người Ý. Cụ thể là hàng ngàn công nhân hãng lọc dầu Total tại Anh
liên tục đình công với khẩu hiệu : “việc làm ưu tiên cho người Anh trước đã”
 Đồng thời, tái áp dụng trợ cấp xuất khẩu cho các sản phẩm sữa.
 Áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm chốt inox, thép, bao và túi
nhựa của Trung Quốc; dầu Diesel của Hoa Kỳ
Tại Ấn độ:
 Tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm sắt thép. Đề xuất áp thuế chống bán
phá giá đối với các sản phẩm sợi từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
 Hạn chế sở hữu nước ngoài trong một số lĩnh vực nhạy cảm như: viễn thông,
hàng không hay an ninh.
 Áp thuế 20% lên dầu đậu nành nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu hàng dệt
may và sản phẩm da.
Tại Nga: Theo nghiên cứu của Global Trade Alert (GTA), năm 2009 Nga đã trở
thành nước có khối lượng biện pháp bảo hộ mậu dịch lớn trên thế giới. Cụ thể:
 Tăng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng: thịt lợn, gia cầm, xe hơi, xe tải, xe
bus, ống dẫn, các kim loại nhẹ, các sản phẩm bơ, sữa, kem, gạo và các sản
phẩm xay nghiền.
 Ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn từ một số nhà sản xuất của Hoa Kỳ mà
bị cho là không tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.
 Tiến hành hàng loạt các biệp pháp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô.
Việc gia tăng các biện báp bảo hộ mậu dịch đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển
nền kinh tế toàn cầu, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa các nước giàu và


19

nghèo như Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Pascal Lamy
từng tuyên bố, các biện pháp bảo hộ là “mối đe dọa”, gây phương hại cho sự
hồi phục kinh tế thế giới. Chính vì lý do này mà khoảng cách giàu nghèo trên
thế giới ngày càng phân hóa rõ rệt. Những bất công và xung đột trong xã hội

cũng từ đó nảy sinh.
1.2.2.2 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại các quốc gia giảm
Nguồn vốn FDI có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế, trước tiên
là dòng ngoại tệ vào làm tăng tài khoản vốn giúp nâng cao khả năng thanh khoản của tài
khoản quốc gia, mặt khác tạo điều kiện cho nước tiếp nhận vốn FDI tiếp cận được
phương pháp quản lý hiện đại, cách thức tổ chức doanh nghiệp đa dạng và hiệu quả.
Chính vì tầm quan trọng đó, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp để thu
hút vốn FDI. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm nguồn vốn FDI tại các
quốc gia sụt giảm do những nguyên nhân sau:
 Các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh chuyển lợi nhuận về nước;
 Vốn tài trợ của công ty mẹ ở bản quốc cho các công ty con ở nước nhận đầu tư
giảm sút nghiêm trọng;
 Các nước phát triển thay vì đầu tư ra nước ngoài, đã quay lại để ngăn chặn suy
giảm kinh tế trong nước tạo ra làn sóng bảo hộ nền kinh tế trong nước nhằm
ứng phó với khủng hoảng trong ngắn hạn.
Từ những vấn đề trên đã gây bất lợi cho thu hút đầu tư quốc tế. Theo thống kê của
Hội nghị Liên hiệp quốc về buôn bán và phát triển (UNCTAD) đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) toàn cầu trong năm 2009 đã giảm 38,7% so với năm 2008, xuống còn 1.040
tỷ USD, là năm thứ 2 liên tiếp FDI toàn cầu giảm và chỉ bằng xấp xỉ 50% so với năm
2007 (khoảng 2.000 tỷ USD). Trong đó:
Vốn FDI đổ vào các nước phát triển giảm 41,2%, trong khi vốn FDI vào những
quốc gia đang phát triển giảm 34,7% (chỉ còn khoảng 400 tỉ USD, Việt Nam chiếm
khoảng 1,5-2% lượng vốn FDI toàn cầu).


20

Các nước thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài như Trung Quốc, Brazil và Nga
cũng đều giảm. Trong năm 2009, FDI vào Trung Quốc giảm 2,6%, đạt 90 tỷ USD, các
quốc gia châu Á khác có mức sụt giảm FDI là Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Philipin.

1.2.2.3 Gia tăng thâm hụt tài chính quốc gia
Bên cạnh việc sụt giảm dòng vốn FDI, cuộc khủng hoảng kinh tế còn gia tăng
thâm hụt tài chính quốc gia. Trong năm 2009, tổng giá trị nợ của tất cả các nước trên thế
giới khoảng 36.000 tỷ USD. Trong đó, nợ trung bình của cả Liên minh châu Âu (EU)
chiếm 73% GDP của khối này, Hy Lạp là nước gánh một núi nợ khổng lồ - lên tới 300 tỷ
euro, chiếm 124 % tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thuộc loại nhiều nhất tại châu Âu,
tổng giá trị nợ của Italia - nước đang đứng bên bờ vực khủng hoảng, chiếm 118% GDP;
Đức - nền kinh tế mạnh nhất khu vực đã nợ tới 1.700 tỷ euro, tăng 7,1% và vượt quá mức
70% GDP - mức tăng cao thứ hai kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Nợ công của
Pháp cuối năm 2009 đã lên 1.500 tỷ euro, tương đương với 82,6 % GDP.
Bên cạnh đó, con số nợ của những nền kinh tế hàng đầu thế giới có chiều hướng
gia tăng. Năm 2009, nợ công của Nhật Bản ở mức cao kỷ lục, 882.920 tỷ Yên, tăng
36.430 tỷ Yên so với năm 2008. Với mức cao như vậy, hiện Nhật Bản là nước “nặng
gánh” nhất trong khu vực các nước công nghiệp phát triển. Với Mỹ - con nợ lớn hàng đầu
thế giới với tổng số nợ lên tới 13.000 tỷ USD, chiếm khoảng 93% GDP. Còn Canada, nếu
chia bình quân, mỗi người dân nước này nợ hơn 40.000 USD, đứng đầu trong số 20 nước
phát triển trên thế giới và là mức cao nhất trong lịch sử.
Nguyên nhân của việc thâm hụt tài chính quốc gia trên thế giới là do các nước
không ngừng gia tăng mức độ kích thích tài chính, khiến cho khoản chi của chính phủ
tăng với tốc độ nhanh, thâm hụt tài chính tăng vọt. Cụ thể:
Để vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế, Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng gói
kích thích kinh tế khổng lồ trị giá 7,2 nghìn tỷ Yên (tương đương 81 tỷ USD) nhằm ngăn
chặn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này không rơi vào một cuộc suy thoái mới (gói kích
thích bao gồm các biện pháp tạo việc làm, khuyến khích các sản phẩm tiết kiệm năng
lượng và cung cấp bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


21

Tại Mỹ, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh vượt ngoài dự

đoán, vì vậy Tổng thống Obama đã ký ban hành nhiều gói kích thích kinh tế. Bao gồm
 Gói kích thích trị giá 787 tỷ USD. Trong đó: 286 tỷ USD: cắt giảm thuế; 120 tỷ
USD: đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và nghiên cứu khoa học; 19,9 tỷ
USD: dự án đầu tư năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng; 11tỷ USD:
nâng cấp mạng lưới điện Mỹ; 43,7 tỷ USD: Quỹ dịch vụ khẩn cấp y tế cộng
đồng và dịch vụ xã hội; 19 tỷ USD: đầu tư công nghệ thông tin y tế; 105,9 tỷ
USD: đầu tư xây dựng giáo dục; 14,5 tỷ USD: chương trình môi trường; 10 tỷ
USD: dự án đầu tư nhà ở chung cư; 199 tỷ USD: xóa đói giảm nghèo, mở rộng
phiếu lĩnh đổi thực phẩm hỗ trợ các gia đình nghèo.
 Gói kích thích trên vẫn chưa giải quyết được những vấn đề còn tồn tại trong
nền kinh tế Mỹ như: tỷ lệ thất nghiệp cao, phục hồi kinh tế còn rất yếu … Vì
vậy đã ra đời gói kích thích kinh tế mới bao gồm 50 tỷ USD xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ; 100 tỷ USD cho chương trình ưu đãi thuế cho dự án
R&D . Việc thực hiện liên tục các gói kích thích trên là một trong những
nguyên nhân làm gia tăng thâm hụt tài chính của Mỹ.
1.4 Các đặc thù của Ngân hàng thƣơng mại trong thời kỳ khủng hoảng:
Những vấn đề trên đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới nói chung và hệ
thống tài chính nói riêng. Vì vậy một số đặc thù của Ngân hàng thương mại trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế là: Đóng cửa ngân hàng và chi trả bảo hiểm tiền gửi (BHTG); Tái cơ
cấu ngân hàng; Mua và nhận nợ thay (P&A); Sáp nhập và hợp nhất (M&A); Ngân hàng
bắc cầu và Hỗ trợ tài chính. Trong bài viết này xin được đề cập đến 03 hình thức là: Đóng
cửa ngân hàng và chi trả BHTG, Tái cơ cấu ngân hàng; Sáp nhập và hợp nhất (M&A).
1.4.1 Đóng cửa ngân hàng và chi trả BHTG:
Để bảo vệ người gửi tiền và ổn định lĩnh vực tài chính trong giai đoạn khủng
hoảng ngân hàng thì cơ chế bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được những nhà hoạch định chính
sách của nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Để hiểu rõ về vai trò của BHTG luận
văn xin giới thiệu hai quốc gia đã thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi tương đối thành
công qua hai thời kỳ khủng hoảng (năm 1997 và hiện nay) là Mỹ và Hàn Quốc.



22

Bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) được thành lập vào năm 1933, kể từ khi được thành
lập đến nay, FDIC đã chi trả toàn bộ tiền gửi được bảo hiểm mỗi khi có đổ vỡ ngân hàng.
Nhiệm vụ chính của FDIC là bảo vệ và củng cố niềm tin của công chúng vào hệ thống tài
chính Mỹ thông qua: i) bảo hiểm tiền gửi tại các ngân hàng và tổ chức tiết kiệm; ii) xác
định, giám sát và quản lý rủi ro cho các quỹ bảo hiểm tiền gửi; và iii) hạn chế ảnh hưởng
của đổ vỡ ngân hàng hoặc tổ chức tiết kiệm đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính.
Vào tháng 10/2008, FDIC được phép thực hiện “Ngoại lệ về rủi ro hệ thống”, một
nghiệp vụ cho phép FDIC không nhất thiết phải thực hiện giải pháp chi phí tối thiểu,
ngoài ra FDIC thực hiện tăng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cá nhân và tổ chức lên
tới 250.000 USD và đưa ra một bảo đảm 3 năm cho các khoản nợ ngân hàng được phát
hành đến hết ngày 30/06/2009. Theo chương trình này, chủ nợ sẽ nhận được tiền chi trả
gốc và lãi đúng hạn nếu người đi vay không trả được nợ, thậm chí kể cả trước khi bị phá
sản. Ưu đãi này khiến cho các khoản đầu tư vào ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn và nhờ
đó, 150 tỷ USD trái phiếu được bảo đảm đã được phát hành từ thời điểm này.
Để thực hiện việc gia tăng mức chi trả bảo hiểm và các hình thức ưu đãi khác,
FDIC đề nghị tăng gấp đôi mức phí mà các ngân hàng phải đóng để đóng góp vào quỹ
bảo hiểm tiền gửi đã bị sụt giảm lớn nhất trong 25 năm qua và đã xuống dưới mức quy
định tối thiểu theo luật. Cụ thể, các ngân hàng sẽ bắt đầu phải đóng phí từ 12% – 50%
trên 100 USD tiền gửi, trước đó, mức phí này là 5% – 43%. Bên cạnh đó, vào tháng
11/2008, FDIC thay thế mức phí đồng hạng 75 điểm trên mỗi khoản nợ được phát hành
bằng một hệ thống phí phân cấp theo kỳ hạn của trái phiếu được phát hành.
Cùng với Mỹ, Hàn Quốc là một trong những nước đã giải quyết êm thấm hậu quả
của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cũng như đang xử lý thành công cuộc
khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc (KDIC) đã
đóng góp tích cực vào quá trình xử lý khủng hoảng tài chính của Hàn Quốc thể hiện ở
những vấn đề sau:
Trong Luật Bảo vệ người gửi tiền của Hàn Quốc quy định rõ mục tiêu hoạt động
của KDIC là bảo vệ tiền gửi của người gửi tiền và duy trì ổn định tài chính tại Hàn Quốc,



23

với các chức năng chiń h gồm : 1) quản lý quỹ BHTG; 2) giám sát rủi ro; 3) xử lý đổ vỡ ;
4) thu hồi nơ;̣ và 5) điề u tra
Trong giai đoạn khủng hoảng năm 1997, KDIC tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi từ
20 triệu won/người gửi tiền sang sang áp dụng chế độ đảm bảo toàn bộ từ tháng 12/1997
(đến tháng 1/2001). Điều đó đã giúp khôi phục và duy trì niềm tin của công chúng đối với
hệ thống ngân hàng, và ngăn chặn tình trạng người dân đổ xô đi rút tiền. Do vậy, hệ
thống ngân hàng Hàn Quốc đã tránh được tình trạng đổ vỡ hàng loạt, hay khủng hoảng hệ
thống.
Bên cạnh việc gia tăng hạn mức bảo hiểm, KDIC cũng đã mở rộng phạm vi bảo
hiểm bằng cách tạm thời tăng thêm các sản phẩm được bảo hiểm như mở rộng bảo hiểm
cho tiền gửi bằng ngoại tệ, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi của Chính phủ, các tổ chức tài
chính được bảo hiểm.v.v. Điều đó góp phần duy trì và thu hút tiền gửi vào hệ thống ngân
hàng, giúp hệ thống ngân hàng vượt qua khó khăn thanh khoản do tác động của cuộc
khủng hoảng gây ra.
Đồng thời, để xử lý khủng hoảng hiệu quả , êm thấ m, cũng như sẵn sàng đối phó
với nguy cơ khủng hoảng trong tương lai, KDIC đã xây dựng kế hoa ̣ch dự phòng rủi ro .
Kế hoa ̣ch này đã nghiên cứu và đưa các biê ̣n pháp xử lý dựa trên mức đô ̣ và dấ u hiê ̣u của
cuô ̣c khủng hoảng. Tùy theo mức độ từ 1 đến 3, tổ chức BHTG sẽ tiến hành các biện
pháp phù hợp như tăng cường giám sát việc rút tiền gửi, mở rộng sản phẩm được bảo
hiểm, hoặc tạm thời áp dụng bảo hiểm toàn bộ. Đây là những biện pháp đã được một số
nước áp dụng trong xử lý khủng hoảng, và đã có vai trò quan trọng trong việc duy trì
niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính ngân hàng, góp phần bình ổn hệ thống tài
chính ngân hàng.
Từ những hoạt động của FDIC qua hai thời kỳ khủng hoảng cho thấy vai trò và
tầm quan trọng của FDIC đối với hệ thống tài chính Mỹ và Hàn Quốc nói riêng và hệ
thống tài chính thế giới nói chung. Sự thành công của FDIC là nhờ sự gắn kết, hợp tác và

thống nhất giữa các thành viên trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia bao gồm
NHTW, Bộ Tài chính, cơ quan giám sát và bảo hiểm tiền gửi.
1.4.2 Tái cơ cấu hoạt động ngân hàng:


24

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện đại ngày càng phát triển, lĩnh vực đầu
tư tài chính đã dần dần qua mặt hoạt động tín dụng truyền thống về khối lượng giao dịch
cũng như tỷ lệ cấp vốn cho các hoạt động kinh tế. Sự phát triển ngày càng đa dạng và
phứt tạp của các sản phẩm phái sinh, cùng với việc rất nhiều tổ chức tài chính bán nhiều
sản phẩm tiêu dùng với tính phức tạp ngày càng tăng cho một bộ phận lớn dân chúng hay
việc sử dụng quá độ đòn bẩy tài chính được xem là một trong những nguyên nhân gây ra
cuộc khủng hoảng hiện nay.
Trước tình hình trên, đòi hỏi phải gia tăng vai trò quản lý của Nhà nước, chỉ có
nhà nước mới có đủ sức mạnh can thiệp vào thị trường và giúp các ngân hàng, các định
chế tài chính tránh nguy cơ phá sản thông qua việc mua lại cổ phần, thực hiện sắp xếp, tái
cơ cấu … hoạt động các ngân hàng để góp phần bình ổn thị trường tài chính, tạo lập niềm
tin trong lĩnh vực ngân hàng và mỗi quốc gia có những chính sách, chiến lược khác nhau.
Sau đây là một vài chính sách điển hình trên thế giới:
Tại Mỹ, vào năm 1933 luật Glass – Steagall bắt buộc các hoạt động đầu tư tài
chính tách khỏi các hoạt động tín dụng truyền thống, đồng thời qui định một định chế tài
chính nếu hoạt động trong cả hai lĩnh vực buộc phải lập một công ty mẹ và chia các loại
hình kinh doanh khác nhau thành nhiều công ty con. Tuy nhiên, đến 1999 thì bãi bỏ luật
trên và điều này là một trong những tiền đề cho cuộc khủng hoảng hiện tại, vì vậy Chính
phủ Mỹ đang từng bước khôi phục thị trường tài chính bằng cách:
Chính phủ Mỹ thực hiện tái cơ cấu các ngân hàng thương mại hoạt động kém hiệu
quả bằng cách mua lại cổ phần. Cụ thể: Chính phủ Hoa Kỳ đã sử dụng một nửa số tiền
250 tỷ USD trong giai đoạn đầu tiên của kế hoạch giải cứu ngân hàng để mua lại cổ phần
trong 9 ngân hàng lớn của Mỹ, bao gồm Citigroup, Goldman Sachs, Wells Fargo,

JPMorgan Chase, Bank of America, Merrill Lynch, Morgan Stanley, State Street và Bank
of New York Mellon.
Tuy nhiên, để hệ thống tài chính trong nước vừa hoạt động theo chuẩn mực quốc
tế vừa phù hợp với tình hình kinh tế đất nước, Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành Luật Cải
cách Tài Chính Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng (Dodd-Frank Wall Street and
Consumer Protection Act), gọi tắt là Dodd-Frank.


×