Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn: Hướng dẫn cho chương trình REDD+ quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.37 KB, 78 trang )

Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm
bảo an toàn:
Hướng dẫn cho chương trình REDD+ quốc gia
Daniela Rey & Steve Swan
Tháng 7, 2014



Mục lục
Lời cảm ơn

ii

Lời tựa

iii

Các từ viết tắt

iv

Danh mục các hộp, hình và bảng

v

Tóm tắt

vii

Giới thiệu


1



Cam kết của các biện pháp đảm bảo an toàn quốc tế

1



Kỳ vọng của các cơ quan tài trợ hiện có và cơ quan tài trợ tiềm năng 3



Mục tiêu và cấu trúc của các hướng dẫn này

4



Đối tượng sử dụng hướng dẫn này

4

I. Lý do – tại sao áp dụng cách tiếp cận quốc gia về các
biện pháp đảm bảo an toàn?
5
II. Khái niệm – cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp
đảm bảo an toàn là gì?
8




2.1 Khung pháp lý – làm thế nào để đạt được các mục tiêu của
các biện pháp đảm bảo an toàn?
11




2.2 Khung thể chế - cơ quan nào sẽ thực hiện các mục tiêu của
biện pháp đảm bảo an toàn?
14




2.3 Khung tuân thủ - làm thế nào để đảm bảo việc thực hiện
các biện pháp đảm bảo an toàn?
16

III. Hướng dẫn – làm thế nào để áp dụng các biện pháp đảm
bảo an toàn quốc gia?
22




Giai đoạn 1 – thiết lập cơ quan về các biện pháp đảm bảo
an toàn có sự tham gia của các bên liên quan

28
Giai đoạn 2 – thiết lập mục tiêu & phạm vi
32



Giai đoạn 3 – xác định & đánh giá các khung




Giai đoạn 4 – giải thích rõ ràng cách tiếp cận quốc gia về
các biện pháp đảm bảo an toàn
48

40

Tài liệu tham khảo

62

Phụ lục: từ điển thuật ngữ chính

63

SNV REDD +

www.snvworld.org/redd



Lời cảm ơn

Tài liệu Hướng dẫn về Cách tiếp cận Quốc gia về các Biện pháp Đảm bảo An toàn (CSA) này là kết quả của
dự án Cung cấp Đa Lợi ích từ REDD+ ở khu vực Đông Nam Á (MB-REDD). Dự án MB-REDD được thực hiện bởi
Chương trình REDD+ của Tổ chức Phát triển Hà Lan – SNV và là một phần của Sáng kiến Khí hậu Quốc tế,
Bộ Môi trường Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân CHLB Đức (BMU) hỗ trợ sáng kiến này trên cơ sở
quyết định được thông qua bởi Bundestag Đức.
Tài liệu hướng dẫn CSA phiên bản 1.0 này bao gồm rất nhiều thông tin phản hồi và ý kiến đóng góp vô giá
từ các bản dự thảo, và các tác giả xin gửi lời cảm ơn đến một số cá nhân và tổ chức sau: Kennan Rapp và
Mi Hyun Bae - Quỹ Đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF); Alicia López - Tổ chức Hợp tác Quốc tế CHLB
Đức (GIZ); Ana Karla Perea Blazquez - Ủy ban Lâm nghiệp Quốc gia Mexico (CONAFOR); Joanna Durbin,
Aurelie Lhumeau và Phil Franks - Sáng kiến Tiêu chuẩn Xã hội và Môi trường của REDD+ (REDD+ SES);
Emelyne Cheney, Lera Miles và Kimberly Todd - Chương trình Hợp tác Liên hợp quốc về Giảm Phát thải từ
Mất Rừng và Suy thoái Rừng tại các Nước đang Phát triển (UN-REDD).
Các tác giả đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Florence Daviet, Cơ quan Luật & Chính sách Khí hậu, vì
những đóng góp thiết thực để xây dựng hướng dẫn này.
Tác giả:
Daniela Rey là luật sư về môi trường, chuyên hỗ trợ các quốc gia về phản hồi chính sách về các biện pháp
đảm bảo an toàn REDD+ quốc gia và là Giám đốc của Cơ quan Luật và Chính sách Khí hậu.
Steve Swan là nhà bảo tồn đa dạng sinh học, chỉ đạo xây dựng các công việc về đa lợi ích từ REDD+ của SNV.
Trích dẫn:
Rey, D. & S.R. Swan (2014) Cách Tiếp cận Quốc gia về các Biện pháp Đảm bảo An toàn: Hướng dẫn các Chương
trình REDD+ Quốc gia. Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV, Chương trình REDD+, Thành phố Hồ Chí Minh.

ii SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Lời tựa

Một cách tiếp cận chỉ với mục đích về các-bon cho REDD+ sẽ không mang lại hiệu quả. Và các mục tiêu giảm phát thải khí nhà
kính cuối cùng không thể đạt được nếu không thực hiện đầu tư với chính sách bền vững và công bằng xã hội kết hợp với các
biện pháp nhằm giải quyết các động cơ gây mất rừng và suy thoái rừng. Sự thành công và tính hợp pháp của REDD+ không
phụ thuộc nhiều vào năng lực của các đối tác thực hiện nhằm giảm thiểu các rủi ro tiêu cực về môi trường và xã hội, mà phụ
thuộc nhiều vào tiềm năng cung cấp đa lợi ích về xã hội và môi trường, như bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các dịch vụ hệ
sinh thái và lợi ích sinh kế cho các cộng đồng nghèo ở nông thôn. Việc duy trì khả năng của các khu rừng để cô lập các-bon
trong dài hạn (và trong bối cảnh biến đổi khí hậu) sẽ phụ thuộc vào chức năng sinh thái ổn định của các khu rừng và liệu các
bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương, có nhiều biện pháp khuyến khích hơn để bảo vệ các khu rừng hay không hay
chặt hạ chúng.
Thông qua áp dụng các ‘Biện pháp Đảm bảo An toàn Cancun’, các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc (LHQ) về
Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) nhận ra rằng cần phải đầu tư vào đa lợi ích từ REDD+ như một môi trường thuận lợi để đạt được (và
được bồi thường) việc giảm phát thải bền vững. Các quốc gia tham gia REDD+ đang phải đối mặt với thách thức tìm kiếm một
cách thức không chỉ đáp ứng hiệu quả các cam kết của biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ của UNFCCC mà còn những cam
kết về sáng kiến hỗ trợ REDD+ quốc tế và song phương khác, và theo cách thức phù hợp với hoàn cảnh, bối cảnh riêng cũng
như các ưu tiên của quốc gia đó.
Phản hồi các cam kết của biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ theo định hướng quốc gia, và thông qua một quá trình phối hợp
duy nhất cho đến nay đã được chứng minh là một nhiệm vụ khó khăn. Từ những hiểu biết sâu sắc của một số quốc gia tiên
phong và bài học ban đầu ở Mexico và Việt Nam, những hướng dẫn này cung cấp một khung nhằm hỗ trợ cách tiếp cận quốc
gia về các biện pháp đảm bảo an toàn (CSA). Hướng dẫn CSA nhằm mục đích hỗ trợ các nước xác định cách thức phản hồi với
UNFCCC và các yêu cầu của biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ quốc tế khác, cũng như các ưu tiên phát triển bền vững quốc
gia và tăng trưởng xanh ngoài việc giảm phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực lâm nghiệp và các lĩnh vực sử dụng đất khác.
Hướng dẫn này đưa ra lời giải thích rõ ràng và hướng dẫn từng bước về mục tiêu, nguyên nhân và cách thức nhằm thiết kế và
thực hiện hiệu quả việc phản hồi với các biện pháp đảm bảo an toàn của một quốc gia. Để làm được điều đó, CSA vận dụng
các cuộc đối thoại về biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ từ thảo luận quốc tế cấp cao về các nguyên tắc thỏa thuận vào một
trong những hành động thỏa thuận. CSA cũng cung cấp hướng dẫn để thiết lập hệ thống cung cấp thông tin về cách thức giải
quyết và tôn trọng các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun (và các biện pháp đảm bảo an toàn khác); tất nhiên, thông tin đó là
một điều kiện tiên quyết để đạt được các khoản chi trả dựa trên kết quả theo cơ chế REDD+.
Là cơ quan dẫn đầu về các biện pháp đảm bảo an toàn trong các cuộc đàm phán về REDD+ và là cơ quan áp dụng REDD+ tại
Philippin, tôi không thể cường điệu hóa giá trị của những hướng dẫn này. Các hướng dẫn rõ ràng, thiết thực và dễ hiểu về CSA,
như được trình bày ở đây chính xác là những gì mà các quốc gia REDD+ cần phải thực hiện để hướng tới giai đoạn vận hành

tiếp theo của REDD+ theo Khung Warsaw. Nhưng cần lưu ý rằng giá trị đích thực của một cách tiếp cận quốc gia cho các biện
pháp đảm bảo an toàn đối với các nước chính là cơ hội và phương tiện để tăng cường cơ cấu quản trị (và hoạt động) hiện có
trong nước để mang lại kết quả tích cực lâu dài tiến xa hơn so với triển vọng trước mắt về tài chính cho cơ chế REDD+.
Tony La Viña

iii SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Các từ viết tắt
BeRT

Công cụ Lợi ích và Rủi ro

COP

Hội nghị Các Bên

CSA

Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn

ER-PIN

Tài liệu Ý tưởng Dự án Giảm Phát thải

ESMF

Khung Quản lý Môi trường và Xã hội


FCPF

Quỹ Đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp

FLEGT-VPA

Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) trong Chương trình Hành động Tăng cường Thực
thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT)

GRM

Cơ chế giải quyết khiếu nại

IPCC

Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu

MRV

Đo đạc, Báo cáo và Thẩm định

NFMS

Hệ thống Giám sát Rừng Quốc gia

PES

Chi trả Dịch vụ Hệ Sinh thái


PLRs

Pháp luật, chính sách và quy định

REDD+

Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, quản lý rừng bền vững, và nâng
cao trữ lượng các-bon rừng ở các nước đang phát triển

REDD+ SES

Các tiêu chuẩn về Môi trường và Xã hội của REDD+

SESA

Phân tích Môi trường và Xã hội Chiến lược

SEPC

Nguyên tắc và Tiêu chuẩn Môi trường và Xã hội

UN

Liên hợp quốc

UNFCCC

Công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu

UN-REDD


Chương trình Hợp tác của Liên Hợp Quốc về Giảm Phát thải từ Mất rừng và Suy thoái
rừng ở các Quốc gia Đang Phát triển

iv SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Danh mục các hộp, hình và bảng
HộpTrang
Hộp 1: Các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun

2

Hộp 2: Lợi ích của cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn (CSA)

6

Hộp 3: Luật, chính sách, quy định, kế hoạch và các chương trình là gì?

12

Hộp 4: Thực tiễn quốc gia về việc thiết lập một cơ quan về các biện pháp đảm bảo an toàn
có sự tham gia của các bên liên quan

28

Hộp 5: Ví dụ về thực tiễn quốc gia trong việc xác định phạm vi của CSA


34

Hộp 6: Thực tiễn quốc gia trong việc xác định và xây dựng luật cho các mục tiêu của các biện pháp
đảm bảo an toàn: áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun theo pháp luật của Mexico
36
Hộp 7: Thực tiễn quốc gia trong việc xác định và đánh giá các khung pháp lý so với các mục tiêu
đảm bảo an toàn Cancun

44

Hộp 8: Thực tiễn quốc gia trong việc xây dựng lộ trình về các biện pháp đảm bảo an toàn

52

Hộp 9: Thực tiễn của địa phương trong việc định rõ cách thức khung pháp lý và khung thể chế
có thể thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn như thế nào

54

Hộp 10: Kinh nghiệm của bang Acre thuộc Braxin trong việc xây dựng một hệ thống thông tin về
các biện pháp đảm bảo an toàn

56

HìnhTrang
Hình 1: Các khung trong hệ thống quản trị hiện có của một quốc gia và mối quan hệ giữa các
khung trong hệ thống

9


Hình 2: Vai trò của khung pháp lý, khung thể chế, và khung tuân thủ trong cách tiếp cận quốc gia
về các biện pháp đảm bảo an toàn

10

Hình 3: Các giai đoạn của cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn

22

Hình 4: Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn được thông qua

23

Hình 5: Các bước thực hiện Giai đoạn 1 của cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm
bảo an toàn

29

v SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Hình 6: Các bước liên kết với nhau trong Giai đoạn 2 của cách tiếp cận quốc gia về các
biện pháp đảm bảo an toàn

32

Hình 7: Các phạm vi tiềm năng khác nhau của cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn 33
Hình 8: Các bước thực hiện Giai đoạn 3 của cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn


40

Hình 9: Trích dẫn ma trận phân tích lỗ hổng pháp lý được áp dụng tại Việt Nam

42

Hình 10: Các bước thực hiện Giai đoạn 4 của cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp
đảm bảo an toàn

48

BảngTrang
Bảng 1: Ví dụ về cách thức sử dụng khung pháp lý hiện có của một quốc gia như thế nào
để đảm bảo tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn được quốc gia thông qua

13

Bảng 2: Ví dụ về cách thức khung thể chế hiện có của một quốc gia có thể được sử dụng
như thế nào trong cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn

15

Bảng 3: Ví dụ về cách thức sử dụng các hệ thống thông tin, giám sát và báo cáo hiện có
của một quốc gia trong cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn
17
Bảng 4: Ví dụ về hoạt động báo cáo theo văn kiện quốc tế được lựa chọn có thể hỗ trợ
cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun
18
Bảng 5: Ví dụ về cách thức sử dụng GRMs hiện có của một quốc gia như thế nào trong cách

tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn

20

Bảng 6: Ví dụ về cách thức sử dụng các biện pháp và cơ chế không tuân thủ hiện có của
một quốc gia trong cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn
21
Bảng 7: Tổng quan về cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn - giai đoạn,
bước, mục tiêu, và kết quả đầu ra
23
Table 8: Ví dụ về cách thức mà các hoạt động REDD+ được lựa chọn xác định phạm vi áp dụng
cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn cụ thể cho REDD+ như thế nào
38

vi SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Tóm tắt
Các quốc gia REDD+ đang nỗ lực không chỉ đáp ứng các yêu cầu của biện pháp đảm bảo an toàn REDD+
của UNFCCC mà còn đáp ứng các cam kết của biện pháp đảm bảo an toàn song phương theo hợp đồng
mà các quốc gia này đã ký kết thông qua các cơ quan tài trợ đã cung cấp hỗ trợ cho họ.
Những hướng dẫn này nhằm mục đích hỗ trợ các quốc gia xác định cách thức để phản hồi UNFCCC và các
cam kết của biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ khác, bằng cách cung cấp một khung hỗ trợ quá trình thiết
kế cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn (CSA) cho các chương trình REDD+ quốc gia.
Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn (CSA) cho phép một quốc gia phản hồi lại các
cam kết của biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia và quốc tế, bằng cách xây dựng dựa trên hệ thống quản
trị hiện tại của một quốc gia (khung pháp lý, khung thể chế và khung tuân thủ) mà có thể kết hợp sử dụng
để vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn và cung cấp thông tin về cách thức giải quyết và tôn trọng

các biện pháp đảm bảo an toàn như thế nào. Xem hình dưới đây về tổng quan các yếu tố của một cách
tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn đã được thông qua.
Cần lưu ý rằng bằng cách xây dựng dựa trên hệ thống quản trị hiện có của một quốc gia, CSA thúc đẩy
việc sử dụng hiệu quả khung pháp lý, khung thể chế và khung tuân thủ của quốc gia đó. CSA có thể hỗ

Cách tiếp cận Quốc gia về các Biện pháp Đảm bảo An toàn được thông qua

h áp
p
g
n
Khu
Xác định

Xác định

lý có liên quan mới/ h
iện c
ó
Thực hiện

Xác định

Khung thể chế có liên quan
mới/ hiện có

Xác định

Thực hiện


Hệ thống
thông tin
các Biện
pháp Đảm
bảo An toàn
(SIS)

Khung tuân thủ
Hệ thống thông tin có
liên quan mới/ hiện có

Cơ chế giải quyết khiếu nại có
liên quan mới/ hiện có

Cơ chế không tuân thủ có liên
quan mới/ hiện có

Xây dựng dựa trên

vii SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


trợ những nỗ lực của các nước để đáp ứng các cam kết của biện pháp đảm bảo an toàn quốc tế thích hợp,
cũng như tận dụng cơ hội để cải thiện đáng kể hệ thống quản trị cho các mục đích chính sách trong nước
không kể đến REDD+.
Mặc dù không có cách tiếp cận tuyến tính cố định nào áp dụng để xây dựng cách tiếp cận quốc gia về các
biện pháp đảm bảo an toàn, nhưng thông qua những kết luận rút ra từ sự hiểu biết sâu sắc và quá trình học
hỏi của các quốc gia tiên phong1, những hướng dẫn chung này có thể được sử dụng bởi các quốc gia đang

tiến hành xem xét áp dụng một cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn.
Tài liệu này được chia thành ba phần:

Phần I - cung cấp một lý do rõ ràng cho các nước để áp dụng cách tiếp cận quốc gia về các
biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ (Tại sao áp dụng CSA lại mang đến lợi ích tốt nhất cho các
quốc gia tham gia REDD+);
Phần II - cung cấp một khung khái niệm toàn diện cho quá trình thiết kế (Những yếu tố nào
cần được xem xét trong CSA); và
Phần III - cung cấp một bộ gồm bốn giai đoạn chung mà tất cả các nước có thể xem xét trong
quá trình thiết kế, và các bước cụ thể để thực hiện từng giai đoạn (Làm thế nào để thiết kế CSA).
Xem bảng dưới đây về tổng quan các bước, mục tiêu và kết quả đầu ra theo từng giai đoạn.

Tổng quan về quá trình xây dựng cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an
toàn – các giai đoạn, bước, mục tiêu, và kết quả đầu ra

1.

Giai đoạn

Bước

Mục tiêu

Đầu ra

1. Thiết lập một
cơ quan chuyên
trách về các
biện pháp đảm
bảo an toàn

có sự tham gia
của các bên liên
quan

1.1. Xác định các thành phần sẽ bao
gồm trong cơ quan chuyên trách về
các biện pháp đảm bảo an toàn có
sự tham gia của các bên liên quan.

Đảm bảo việc thiết
kế và thực hiện CSA
mang tính toàn diện
và minh bạch.

Xác định được cơ quan
chuyên trách về các biện
pháp đảm bảo an toàn có
sự tham gia của các bên liên
quan với các thành viên có
năng lực và trách nhiệm
rõ ràng để hỗ trợ quá trình
thiết kế và thực hiện CSA.

1.2. Định rõ vai trò của cơ quan
chuyên trách về các biện pháp
đảm bảo an toàn có sự tham gia
của các bên liên quan.
1.3. Xây dựng năng lực của các thành
viên của cơ quan chuyên trách về
các biện pháp đảm bảo an toàn có

sự tham gia của các bên liên quan.

Các nước tiên phong bao gồm Mexico và Việt Nam

viii SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Giai đoạn

Bước

Mục tiêu

Đầu ra

2. Thiết lập
mục tiêu &
phạm vi

2.1. Quyết định về phạm vi của
cách tiếp cận quốc gia về các
biện pháp đảm bảo an toàn.

Xác định phạm vi áp
dụng các biện pháp
đảm bảo an toàn,
bằng cách chỉ ra
những ‘hoạt động’

nào (hoạt động
REDD+ và các ‘hoạt
động’ bổ sung khác)
sẽ gắn với các yêu
cầu của các biện
pháp đảm bảo an
toàn thuộc CSA.

Một quyết định ban đầu về
phạm vi mà CSA sẽ tập trung
vào.

Xác định những
mục tiêu của các
biện pháp đảm bảo
an toàn nào (biện
pháp đảm bảo an
toàn Cancun và các
biện pháp đảm bảo
an toàn bổ sung
khác) sẽ được áp
dụng khi thực hiện
các hoạt động liên
quan đến CSA.

Xác định rõ các biện pháp
đảm bảo an toàn được áp
dụng cho ‘hoạt động REDD+’
(và có thể cho một tập hợp
các hoạt động quy mô rộng

hơn). Việc xác định các mục
tiêu của các biện pháp đảm
bảo an toàn có thể áp dụng
hình thức của các nguyên
tắc cấp cao.

Lựa chọn các chính
sách và biện pháp
để giải quyết các
nguyên nhân mất
rừng và suy thoái
rừng, trong đó bao
gồm chiến lược
REDD+ quốc gia,
cung cấp thông tin
cho việc thiết lập
phạm vi của CSA, và
ngược lại.

Một chiến lược REDD+ quốc
gia có xem xét đến phạm vi
của các nguyên tắc của biện
pháp đảm bảo an toàn trong
thiết kế của mình.

2.2. Xác định xem mục tiêu nào
của các biện pháp đảm bảo an
toàn cần đạt được thông qua
cách tiếp cận quốc gia về các
biện pháp đảm bảo an toàn.


2.3 Quyết định cách thức mà
chiến lược REDD+ quốc gia đang
trong tiến trình phát triển cung
cấp thông tin như thế nào cho
phạm vi và mục tiêu của biện
pháp đảm bảo an toàn.

ix SNV REDD +

Các bước này có thể được
thực hiện theo khung kỹ
thuật, khung pháp lý hay
khung chính sách (VD: chiến
lược/chương trình/ kế hoạch
hành động REDD+ quốc gia).

Các bước này có thể được
thực hiện theo khung pháp
lý hay khung chính sách (VD:
chiến lược/chương trình/ kế
hoạch hành động REDD+
quốc gia)

CSA có xem xét đến phạm vi
của các chính sách và biện
pháp REDD+, như được nêu
trong chiến lược quốc gia,
trong quá trình và các sản
phẩm tổng hợp của CSA.


www.snvworld.org/redd


Giai đoạn

Bước

Mục tiêu

Đầu ra

3. Xác định &
đánh giá các
khung

3.1. Tiến hành phân tích lỗ hổng
của khung pháp lý, thể chế và
tuân thủ.

Thông qua vận
dụng phương pháp,
xác định và đánh
giá xem có thể sử
dụng các khía cạnh
nào của các khung
này để thực thi các
biện pháp đảm bảo
an toàn và thiết kế
CSA, và xác định các

lỗ hổng và điểm yếu
cần được giải quyết.

Một tài liệu kỹ thuật xác
định các khía cạnh của
khung pháp lý, thể chế và
tuân thủ có thể được sử
dụng để thực thi các biện
pháp đảm bảo an toàn và
thiết kế CSA, cũng như các
lỗ hổng và điểm yếu cần
được giải quyết.

Xác định các hành
động thích hợp có
thể áp dụng để giải
quyết các lỗ hổng
và điểm yếu của
khung pháp lý, thể
chế và tuân thủ.

Tài liệu kỹ thuật đưa ra các
khuyến nghị có thể áp dụng
nhằm giải quyết những
lỗ hổng và điểm yếu của
khung pháp lý, thể chế và
tuân thủ.

3.1.1. Áp dụng một cách tiếp
cận để xác định và đánh giá mỗi

khung.
3.1.2. Xác định và đánh giá các
khía cạnh của khung pháp lý, thể
chế và tuân thủ có liên quan đến
các biện pháp đảm bảo an toàn.

3.2. Xây dựng đề xuất để giải
quyết những lỗ hổng được xác
định trong khung pháp lý, thể
chế và tuân thủ.

x SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Giai đoạn

Bước

Mục tiêu

Đầu ra

4. Định rõ &
thiết kế csa

4.1. Xác định các mục tiêu của
biện pháp đảm bảo an toàn sẽ
được thực hiện như thế nào

bằng cách sử dụng khung pháp
lý, khung thể chế và khung tuân
thủ hiện có, đồng thời thừa nhận
những lỗ hổng hiện tại.

Sử dụng các kết quả
đầu ra của Giai đoạn
3 để xác định chính
thức các khía cạnh
nào của khung pháp
lý, thể chế, và tuân
thủ hiện có sẽ được
quốc gia xem xét là
một phần của CSA.

Tài liệu chính sách/kỹ thuật
nêu rõ cách thức mà khung
pháp lý, thể chế và tuân thủ
hiện tại của một quốc gia
sẽ thực hiện các biện pháp
đảm bảo an toàn như thế
nào, đồng thời công nhận
những lỗ hổng hiện có.

4.2. Xác định các dòng hoạt động
ưu tiên trong ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn để giải quyết
những lỗ hổng và yếu kém trong
khung pháp lý, thể chế và tuân
thủ hiện tại.


Xác định và ưu tiên
các hành động cần
được thực hiện để
đạt được CSA có
hiệu lực.

Một tài liệu ‘lộ trình’ nêu rõ
các hành động cần được
thực hiện để đạt được CSA
có hiệu lực, có nêu chi tiết
về khung thời gian và các
đối tác chịu trách nhiệm
thực hiện các hoạt động của
mình.

Xác định cơ cấu thể
chế và diễn đàn
thông tin sẽ chịu
trách nhiệm tổng
hợp, đánh giá và
‘đóng gói’ thông
tin để đáp ứng các
nhu cầu báo cáo
khác nhau, sử dụng
các chỉ số hoặc các
phương tiện khác.

Một cơ cấu thể chế phục vụ
để thu thập các thông tin

liên quan ở một địa điểm, để
tổng hợp và ‘đóng gói’ nhằm
đáp ứng các nhu cầu báo
cáo khác nhau.
Sự giải thích rõ ràng về
những hệ thống thông tin
mới/ hiện có nào (bao gồm
giám sát và báo cáo) sẽ bao
gồm hệ thống thông tin này.
Một nền tảng thông tin (có
thể xây dựng dựa trên nền
tảng thông tin hiện có hoặc
xây dựng mới) để chia sẻ
thông tin (ví dụ: cổng web).

4.2.1. Xác định trách nhiệm và
khung thời gian để thực hiện các
hành động sẽ giải quyết những
lỗ hổng và điểm yếu trong khung
pháp lý, thể chế và tuân thủ.
4.2.2. Xác định cách tổ chức thể
chế cần thiết để giám sát hoạt
động của CSA.
4.2.3 Làm rõ cách thức CSA sẽ
hoạt động như thế nào ở cấp
quốc gia và cấp địa phương..
4.3. Thiết lập một hệ thống cung
cấp thông tin về các biện pháp
đảm bảo an toàn.


xi SNV REDD +

www.snvworld.org/redd



Giới thiệu
Cam kết của các biện pháp đảm bảo an toàn quốc tế
Giảm Phát thải từ Mất rừng và Suy thoái Rừng (REDD+) là một cơ chế tài
chính quốc tế về giảm thiểu biến đổi khí hậu được thông qua trong Công
ước khung của LHQ về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC). REDD+ nhằm mục đích
góp phần làm giảm khí nhà kính toàn cầu (GHG), và tăng cường hấp thụ khí
nhà kính trong bầu khí quyển thông qua năm hoạt động mà các nước đang
phát triển tham gia REDD+ có thể thực hiện để thu được khoản đền bù cho
việc giảm phát thải/tăng khả năng dịch chuyển:
1.

giảm phát thải từ mất rừng;

2.

giảm phát thải từ suy thoái rừng;

3.

quản lý rừng bền vững;

4.

bảo tồn trữ lượng các-bon rừng; và


5.

nâng cao trữ lượng các-bon rừng.

Các rủi ro và lợi ích tiềm năng về môi trường của REDD+, đặc biệt là về
quyền của người dân bản địa và cộng đồng địa phương, cũng như các dịch
vụ đa dạng sinh học và hệ sinh thái, đã thu hút sự quan tâm ngày càng lớn
đối với các biện pháp đảm bảo an toàn. REDD+, tối thiểu là, ‘không làm
tổn hại’, nhưng phải tiến xa hơn để ‘có ảnh hưởng tốt’ và đạt được đa lợi
ích (các-bon và phi các-bon). Để đảm bảo giải quyết những rủi ro về xã hội
và môi trường liên quan đến REDD+ và đạt được đa lợi ích, các bên tham
gia UNFCCC đã nhất trí một bộ bao gồm bảy biện pháp đảm bảo an toàn
REDD+ tại Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia (COP16) (thường được gọi
là ‘Biện pháp đảm bảo an toàn Cancun’- Hộp 1). Thay vì xác định chi tiết một
bộ quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+, các bên tham gia
UNFCCC đã thống nhất một bộ các nguyên tắc rộng cần được thực hiện
dưới sự chỉ đạo của quốc gia phù hợp với bối cảnh và hoàn cảnh riêng của
các nước.

1 SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Hộp 1: Các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun
Các biện pháp đảm bảo an toàn sau cần được khuyến khích và hỗ trợ khi thực hiện các
hoạt động REDD+:
(a) Các hoạt động REDD+ bổ sung hoặc nhất quán với các mục tiêu của các chương trình lâm
nghiệp quốc gia và các công ước quốc tế liên quan;

(b) Cơ cấu quản trị rừng quốc gia minh bạch và hiệu quả, xem xét đến pháp luật và chủ quyền
quốc gia;
(c) Tôn trọng kiến thức và quyền của các dân tộc bản địa và các thành viên của cộng đồng địa
phương, thông qua xem xét các nghĩa vụ quốc tế có liên quan, bối cảnh và luật pháp quốc
gia, và lưu ý rằng Đại hội đồng LHQ đã thông qua Công ước của Liên hợp quốc về quyền của
người bản địa;
(d) Đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là người dân bản
địa và các cộng đồng địa phương trong các hành động đề cập trong điều 70 và 72 của quyết
định này;
(e) Các hoạt động REDD+ nhất quán với việc bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học, đảm
bảo các hoạt động được đề cập trong điều 70 của quyết định này không được sử dụng để
chuyển đổi rừng tự nhiên, mà thay vào đó là để khuyến khích việc bảo vệ và bảo tồn rừng tự
nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái, và để nâng cao lợi ích khác về xã hội và môi trường2;
(f ) Hành động để giải quyết các rủi ro về sự đảo nghịch; và
(g) Hành động để giảm dịch chuyển phát thải.
Nguồn: Quyết định 1/CP.16, phụ lục I, điều 2

2.

Có tính đến nhu cầu sinh kế bền vững của người dân bản địa và cộng đồng địa phương và sự phụ thuộc của họ vào rừng tại hầu hết các nước được phản ánh trong Tuyên bố của Liên
hợp quốc về Quyền của Người Dân Bản địa, cũng như Ngày Quốc tế Mẹ - Trái đất.

2 SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Thông qua ‘Khung Warsaw cho REDD+’ tại Hội nghị thứ 19 của các Bên (COP19) vào năm 2013,
REDD+ đã trở thành một cơ chế thống nhất trong khung UNFCCC, khuyến khích các nước
hướng tới phát triển và thực hiện các chương trình REDD+ quốc gia. Các nước tìm cách thực

hiện chương trình REDD+ quốc gia trong khung UNFCCC phải đáp ứng ba yêu cầu sau về các
biện pháp đảm bảo an toàn để tiếp cận nguồn tài chính dựa trên kết quả. Đó là:
1.

Các quốc gia phải đảm bảo các hoạt động REDD+, bất kể có nguồn gốc và loại hình tài trợ
nào, phải được thực hiện một cách thống nhất với các biện pháp đảm bảo an toàn được
thông qua bởi COP163 (‘các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun’);4

2.

Các quốc gia phải xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin về ‘các biện pháp đảm bảo
an toàn Cancun được giải quyết và tôn trọng như thế nào’;5 và

3.

Các quốc gia phải cung cấp một bản tóm tắt thông tin liên quan đến ‘các biện pháp đảm
bảo an toàn Cancun đang được giải quyết và tôn trọng như thế nào’ trong suốt quá trình
thực hiện các hoạt động REDD.6

Kỳ vọng của các cơ quan tài trợ hiện có và cơ quan tài trợ tiềm năng
Các cơ quan tài trợ và các nhà tài trợ REDD+ đã xây dựng các khung của các biện pháp đảm bảo
an toàn REDD+ có thể áp dụng trong giai đoạn sẵn sàng thực thi REDD+ và các hoạt động trình
diễn mà các cơ quan này hỗ trợ về tài chính. Các quốc gia tiếp nhận REDD+ đang chịu áp lực
ngày càng tăng trong việc xây dựng các phản hồi về biện pháp đảm bảo an toàn không chỉ đáp
ứng các yêu cầu của UNFCCC mà còn đáp ứng các cam kết về hợp đồng song phương mà các
quốc gia này đã ký kết thông qua các cơ quan tài trợ cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia này.
Kỳ vọng này bao gồm các yêu cầu về biện pháp đảm bảo an toàn theo hợp đồng của các quỹ
đa phương, như Quỹ Đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF) và nhiều nguồn tài trợ REDD+
song phương (như Na Uy, Úc và Đức).7 Trong tương lai gần, các nguồn đa phương đề xuất khác
như Quỹ Khí hậu Xanh sẽ thiết lập cơ chế về các biện pháp đảm bảo an toàn, và có các quy trình

riêng cho các biện pháp đảm bảo an toàn.8
Do sự đa dạng của các nguồn tài chính REDD+ và thực tế là việc thực hiện REDD+ thường
yêu cầu sự tiếp cận tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, nên các quốc gia phải đáp ứng nhiều
khung đảm bảo an toàn. Tình trạng này có thể dẫn đến các hoạt động chồng chéo, tăng chi phí
giao dịch và cuối cùng, cản trở các nỗ lực của quốc gia để bảo đảm tuân thủ các biện pháp đảm
bảo an toàn và tính bền vững của REDD+.
3.
4.
5.
6.
7.

Quyết định 1/CP.16, điều 69 của UNFCCC
Quyết định 2/CP.17, điều 63 của UNFCCC
Quyết định 1/CP.16, điều 71 (d), Quyết định 9/CP.19, điều 3 của UNFCCC
Quyết định 12/CP.17, điều 3, Quyết định 9/CP.19, điều 4 của UNFCCC
Cần lưu ý rằng khung các biện pháp đảm bảo an toàn của FCPF cấu thành một điều kiện trong hợp đồng; trong khi chương trình UN-REDD cung cấp một khung hướng dẫn
tự nguyện để hỗ trợ các nước trong việc phát triển một cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn.
8. Ghi chép tiến độ về Công nhận GCF và Khung các Biện pháp Đảm bảo An toàn, GCF/B/06/09, />Guiding_Framework_for_Accreditation_fin_20140211.pdf

3 SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Mục tiêu và cấu trúc của các hướng dẫn này
Bằng cách cung cấp một khung hỗ trợ cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn (CSA),
những hướng dẫn này nhằm mục đích hỗ trợ các nước trong việc xác định cách thức ứng phó với các
yêu cầu của UNFCCC và các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ quốc tế khác, cũng như các ưu tiên
quốc gia ngoài việc giảm phát thải khí nhà kính.

Hướng dẫn này được chia thành ba phần:

Phần I – đưa ra lý do rõ ràng cho các nước để áp dụng cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp
đảm bảo an toàn REDD+ (Tại sao áp dụng CSA mang lại lợi ích tốt nhất cho các nước tham gia
REDD+);
Phần II - cung cấp một khung khái niệm toàn diện cho quá trình thiết kế (Những yếu tố nào cần
được xem xét trong CSA); và

Phần III - cung cấp một bộ bốn giai đoạn chung mà tất cả các nước có thể xem xét trong quá
trình thiết kế, và các bước cụ thể để thực hiện từng giai đoạn (Làm thế nào để thiết kế CSA).

Đối tượng sử dụng hướng dẫn này
Hướng dẫn này chủ yếu dành cho các bên liên quan trong nước tham gia trong quá trình sẵn sàng thực
thi REDD+, và cụ thể là quy trình của các biện pháp đảm bảo an toàn, như các nhà hoạch định chính
sách và cán bộ công chức nhà nước, cũng như các thành viên của các tổ chức xã hội dân sự tham gia
các cuộc đối thoại chính sách của Chính phủ.
Ngoài ra, đối tượng khác có thể sử dụng hướng dẫn này là đại diện của các đối tác phát triển đa
phương hoặc song phương có vai trò cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các bên liên quan trong
nước về các khía cạnh của các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+.

4 SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


I. Lý do
tại sao áp dụng cách tiếp cận quốc gia về các biện
pháp đảm bảo an toàn?
Một Cách Tiếp cận Quốc gia về các Biện pháp Đảm bảo An toàn (CSA) cho phép một quốc
gia đáp ứng các cam kết đảm bảo an toàn quốc gia và quốc tế, bằng cách xây dựng dựa trên

hệ thống quản trị hiện hành của một quốc gia (khung pháp lý, thể chế và tuân thủ) có thể
được kết hợp sử dụng để vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn và cung cấp thông tin về
‘các biện pháp đảm bảo an toàn hiện đang được giải quyết và tôn trọng như thế nào’.
Điều quan trọng cần lưu ý đó là bằng cách xây dựng dựa trên hệ thống quản trị hiện tại của
quốc gia, CSA thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả khung pháp lý, thể chế và tuân thủ của
một quốc gia. CSA có thể hỗ trợ những nỗ lực của một quốc gia nhằm đáp ứng các cam
kết của các biện pháp đảm bảo an toàn quốc tế thích hợp, cũng như tận dụng cơ hội để cải
thiện đáng kể công tác quản trị phục vụ các mục đích chính sách trong nước không kể đến
REDD+.
Có ba lý do chính tại sao một quốc gia tham gia REDD+ cần xem xét áp dụng CSA:
1.

Cách Tiếp cận Quốc gia về các Biện pháp Đảm bảo An toàn cung cấp cho các
quốc gia cơ hội để phản hồi hiệu quả với các yêu cầu của UNFCCC liên quan đến
các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ một cách phù hợp với bối cảnh và hoàn
cảnh riêng của quốc gia đó.

2.

Ngoài ra, cách Tiếp cận Quốc gia về các Biện pháp Đảm bảo An toàn cung cấp cho
các quốc gia một quá trình phối hợp duy nhất để phản hồi các cam kết của các
biện pháp đảm bảo an toàn nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các nhà
tài trợ, nhà đầu tư và các chương trình, chứ không phải là một cách tiếp cận theo
từng nhà tài trợ hoặc theo từng chương trình.

3.

Cuối cùng và quan trọng nhất, cách Tiếp cận Quốc gia về các Biện pháp Đảm bảo
An toàn có thể đóng góp có hiệu quả vào các ưu tiên quốc gia ngoài việc giảm
phát thải khí nhà kính - như xóa đói giảm nghèo, bảo tồn đa dạng sinh học và

các chiến lược tăng trưởng xanh – một cách tiếp cận không hối tiếc mà qua đó
REDD+ được sử dụng để xúc tác cho sự phát triển bền vững rộng lớn hơn.

Những lợi ích lớn hơn của một CSA được xây dựng thêm trong Hộp 2 dưới đây.

5 SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Hộp 2: Lợi ích của cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an
toàn (CSA)
CSA có một số ưu điểm, bao gồm việc hỗ trợ các quốc gia:
• Đạt được quyền sở hữu của quốc gia và xác định các mục tiêu của biện pháp đảm bảo an
toàn (biện pháp đảm bảo an toàn Cancun hoặc biện pháp đảm bảo an toàn khác) có thể
đạt được trong nước, có xem xét đến chính sách quốc gia và quốc tế và các cam kết song
phương và đa phương trong hợp đồng.
• Đạt được lợi ích quản trị dài hạn ngoài khoản chi trả dựa trên kết quả. CSA có thể đóng góp
vào các ưu tiên quốc gia ngoài việc giảm lượng khí thải, như xóa đói giảm nghèo, phát triển
bền vững và chiến lược tăng trưởng xanh. Điều này phù hợp với trọng tâm toàn cầu về ‘quyền
sở hữu quốc gia’ về quá trình phát triển như đã nêu trong Tuyên bố Paris về hiệu quả viện trợ
và Chương trình Hành động Accra và thúc đẩy các tổ chức tài chính có liên quan, như Ngân
hàng Thế giới và Quỹ Khí hậu Xanh mới thành lập theo UNFCCC.9
• Khả năng đáp ứng với từng bối cảnh quốc gia. Do CSA được thiết kế dựa trên khung pháp lý,
thể chế và tuân thủ riêng của từng quốc gia, nên CSA phản ánh những cơ hội và thách thức
trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.
• Hiệu quả chi phí và sự gắn kết. Sau khi được thiết lập, CSA có thể là một cách tiếp cận hiệu
quả về kinh tế để đáp ứng các yêu cầu của nhiều nhà đầu tư, các chương trình mới hoặc các
sáng kiến mới, với sự khởi đầu và thực hiện các biện pháp can thiệp hiệu quả hơn, đồng thời
đảm bảo tiêu chuẩn chặt chẽ khi áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn.

• Tính linh hoạt. CSA cung cấp cho quốc gia sự linh hoạt để vượt quá phạm vi của REDD+ và có
hiệu quả kinh tế hơn trong việc xây dựng các hệ thống đảm bảo an toàn trên toàn ngành và
thậm chí là liên ngành.
• Xây dựng niềm tin của các nhà đầu tư. Một CSA mạnh mẽ sẽ cung cấp một sự tự tin khẳng
định với các nhà tài trợ quốc tế và nhà đầu tư rằng các rủi ro lớn về môi trường và xã hội của
REDD+ sẽ được giải quyết và giảm nhẹ thông qua cơ cấu quản trị quốc gia chứ không phải là
bị bỏ lại để thực hiện từng phần bởi các cơ quan thiết lập dự án riêng lẻ.
• Xây dựng lòng tin của các bên liên quan trong nước. CSA thể hiện cam kết của chính phủ
trong việc giải quyết các biện pháp đảm bảo an toàn theo hướng thống nhất và hiệu quả cho
các cơ quan trong nước, bao gồm các tổ chức xã hội dân sự, chủ sở hữu và người sử dụng đất
đai và tài nguyên rừng, người dân bản địa và cộng đồng địa phương.
9.

Quyết định 3/CP.17 của UNFCCC

6 SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải nhận thức được rằng CSA có thể không phải là phản hồi phù
hợp đối với một số quốc gia, đặc biệt là khi xem xét bối cảnh và hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó. Khi
đánh giá để thông qua một CSA, các nước nên xem xét những lợi ích nêu trên cũng như những thách
thức sau đây mà họ có thể gặp phải khi áp dụng một CSA:




Quá trình thực hiện dài. Áp dụng CSA có thể dẫn đến việc xác định những lỗ hổng đáng kể
trong hệ thống quản trị hiện tại của quốc gia (khung pháp lý, thể chế và tuân thủ), hoạt động

này có thể mất nhiều thời gian để giải quyết hơn so với việc áp dụng các khung biện pháp
đảm bảo an toàn quốc tế hiện có sẵn.





Ý chí chính trị mạnh mẽ. Để đạt được mục tiêu, việc áp dụng CSA sẽ đòi hỏi ý chí chính trị
mạnh mẽ và rộng khắp của các Bộ ngành và các tổ chức chính phủ khác nhau có liên quan.





Chi phí thực hiện. CSA liên quan đến một chuỗi các hoạt động phân tích lỗ hổng và xây
dựng năng lực mà cần có nguồn ngân sách đảm bảo (mặc dù không nhất thiết phải lớn hơn
nhiều so với cách tiếp cận biện pháp đảm bảo an toàn thay thế).





Đàm phán với các cơ quan tài trợ. Tùy thuộc vào phạm vi và sự mạnh mẽ của CSA, một số
cơ quan tài trợ có thể yêu cầu những nỗ lực bổ sung để đảm bảo CSA có thể chứng minh
tính tuân thủ phù hợp với các yêu cầu về biện pháp đảm bảo an toàn riêng của họ.

7 SNV REDD +

www.snvworld.org/redd



II. Khái niệm
cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn
là gì?
Như đã đề cập trong Phần I, CSA xây dựng dựa trên hệ thống quản trị hiện có của một quốc gia - khung
pháp lý, thể chế và tuân thủ - có thể kết hợp sử dụng để phản hồi các cam kết của các biện pháp đảm
bảo an toàn quốc gia và quốc tế.
Do đó, ba khung cấu thành CSA đã tồn tại ở các nước, bao gồm:
1.

Khung pháp lý chủ yếu bao gồm luật, chính sách và các quy định (PLRs) của quốc gia, ngoài
kế hoạch và các chương trình vận hành để thực hiện PLRs.

2.

Khung thể chế bao gồm các thể chế, năng lực thể chế, và các thủ tục/quy trình thực hiện
khung pháp lý.

3.

Khung tuân thủ bao gồm ba yếu tố cần thiết để đảm bảo và chứng minh việc thực hiện có
hiệu quả khung pháp lý: i) hệ thống thông tin (bao gồm cả giám sát và báo cáo) ii) cơ chế giải
quyết khiếu nại, và iii) các biện pháp và cơ chế không tuân thủ.

Ba khung này và mối quan hệ của chúng được thể hiện trong Hình 1, trong khi Hình 2 phác thảo vai trò
của các khung trong quá trình thiết kế và vận hành CSA.
Cần phải nhấn mạnh rằng: để giải thích tốt nhất các yếu tố bao gồm trong khung tuân thủ, thì các yếu
tố này phải được trình bày riêng rẽ với khung pháp lý. Tuy nhiên, khung tuân thủ về bản chất liên kết
với khung pháp lý và không nên được xem là riêng biệt hay tùy chọn. Điều này là do các yếu tố tạo nên
khung tuân thủ phục vụ như là phương tiện để đảm bảo và chứng minh việc thực hiện có hiệu quả

khung pháp lý của một quốc gia. Nếu không có các yếu tố này thì khung pháp lý không thể được thực
hiện một cách có hiệu quả và việc thực hiện hiệu quả khung pháp lý cũng không thể chứng minh được.
Trong bối cảnh của CSA, ‘các khía cạnh liên quan’ được kêt hợp của ba khung này – khung pháp lý,
khung thể chế và khung tuân thủ - có thể hỗ trợ hiệu quả cho các nước trong việc phản hồi các cam
kết của các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ của UNFCCC. Cần lưu ý rằng các quyết định REDD+ của
UNFCCC về biện pháp đảm bảo an toàn yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo rằng các biện pháp đảm
bảo an toàn đang vận hành trong thời gian thực hiện REDD+ và thông tin về ‘cách thức các biện pháp
đảm bảo an toàn đã và đang được giải quyết và tôn trọng như thế nào’ cần được cung cấp (xem Giới
thiệu - Cam kết của các Biện pháp Đảm bảo An toàn Quốc tế).

8 SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Hình 1: Các khung trong hệ thống quản trị hiện có của một quốc gia và mối quan hệ giữa các khung
trong hệ thống

Khung pháp lý
Xác định

Thực hiện

Khung thể chế
Xác định

Thực hiện

Xác định


Khung tuân thủ
Các hệ thống
thông tin

Cơ chế
giải quyết khiếu nại

Cơ chế
không tuân thủ

Cần lưu ý rằng UNFCCC không cung cấp bất kỳ hướng dẫn rõ ràng hoặc tài liệu tham khảo nào về việc
sử dụng khung pháp lý, khung thể chế và khung tuân thủ của một quốc gia để đáp ứng các yêu cầu
của biện pháp đảm bảo an toàn REDD+. Tuy nhiên, các tài liệu tham khảo phần nào ngầm thúc đẩy việc
sử dụng ba khung pháp lý, thể chế, và tuân thủ của quốc gia đã bao gồm hướng dẫn của UNFCCC để
thiết kế hệ thống cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn, trong đó khuyến khích các
nước ‘xây dựng dựa trên hệ thống hiện có’10 và thực tế là, cách diễn đạt các biện pháp đảm bảo an toàn
Cancun đã tạo ra quyền thiết yếu mang tính thủ tục đã được khung pháp lý, thể chế và tuân thủ của
hầu hết các nước công nhận, bảo vệ và thúc đẩy. Các tài liệu tham khảo này cho thấy rõ ý định của các
Bên tham gia UNFCCC khuyến khích các quốc gia REDD+ phản hồi các yêu cầu của các biện pháp đảm
bảo an toàn thông qua hệ thống quản trị trong nước, bao gồm các khung pháp lý, thể chế và tuân thủ
của quốc gia.

10. Quyết định 12/CP.17, điều 2 (f ) của UNFCCC

9 SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


Hình 2: Vai trò của khung pháp lý, khung thể chế, và khung tuân thủ trong cách tiếp cận quốc gia

về các biện pháp đảm bảo an toàn

Khung pháp lý

Phục vụ để xác định các biện pháp đảm
bảo an toàn được tôn trọng như thế nào
khi thực hiện các hoạt động REDD+

Khung thể chế

Phục vụ để xác định ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo
rằng các biện pháp đảm bảo an toàn phải được tôn
trọng khi thực hiện các hoạt động REDD+

Khung tuân thủ

Hệ thống thông tin

Phục vụ để cung cấp thông tin về cách thức các biện
pháp đảm bảo an toàn được giải quyết và tôn trọng
như thế nào khi thực hiện các hoạt động REDD+

Cơ chế giải quyết
khiếu nại

Phục vụ để giải quyết khiếu nại của các nhóm hay cá
nhân mà quyền của họ (được thể hiện trong các biện
pháp đảm bảo an toàn) có thể bị ảnh hưởng thông
qua việc thực hiện các hoạt động REDD+


Cơ chế không tuân thủ

10 SNV REDD +

Phục vụ để đảm bảo rằng các biện pháp
đảm bảo an toàn phải được tôn trọng khi
thực hiện các hoạt động REDD+

Phục vụ để đối phó với bất kỳ sự thất bại trong
việc giải quyết và tôn trọng các biện pháp đảm
bảo an toàn khi thực hiện các hoạt động REDD+

www.snvworld.org/redd


Mỗi khung (pháp lý, thể chế, và tuân thủ) được kiểm tra để chứng minh các khung này có
thể đóng góp cho CSA như thế nào. Quy trình từng bước trong thực tiễn về cách áp dụng
CSA (liên quan đến cách thức đánh giá và kết hợp các ‘khía cạnh liên quan’ của ba khung
này nhằm thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn được một quốc gia thông qua) sẽ được
đề cập tại phần III của hướng dẫn này.

2.1 Khung pháp lý –
làm thế nào để đạt được các mục tiêu của các biện pháp
đảm bảo an toàn?
Khung pháp lý của một quốc gia chủ yếu bao gồm luật, chính sách và quy định (PLRs), cũng
như kế hoạch và các chương trình có thể hỗ trợ thực hiện các PLRs này11 (xem Hộp 3). Các
PLRs và kế hoạch/chương trình của một quốc gia xác định những vấn đề mà quốc gia đó
cam kết thúc đẩy và bảo vệ.
Do đó, khung pháp lý được coi là cơ sở của CSA vì nó phục vụ để xác định cách thức các biện
pháp đảm bảo an toàn được tôn trọng ‘như thế nào’ trong quốc gia khi thực hiện các hoạt

động REDD+ (Xem Bảng 1 về các ví dụ). Khung pháp lý cũng cung cấp thông tin cho khung
thể chế và khung tuân thủ và giải thích rõ các tổ chức nào chịu trách nhiệm thực hiện khung
pháp lý, và hệ thống thông tin, cơ chế giải quyết khiếu nại và cơ chế không tuân thủ nào sẽ
đảm bảo khung pháp lý được thực hiện một cách có hiệu quả (Xem hình 1 và 2).
Điều quan trọng cần nhấn mạnh đó là do khung pháp lý được sử dụng để xác định xem các
biện pháp đảm bảo an toàn được tôn trọng như thế nào và khung tuân thủ có liên quan
phải đảm bảo rằng khung pháp lý được thực hiện có hiệu quả trong quốc gia. Nói cách
khác, khung tuân thủ sẽ chứng minh ‘các biện pháp đảm bảo an toàn mà được công nhận,
bảo vệ và thúc đẩy bởi khung pháp lý sẽ được giải quyết và tôn trọng một cách có hiệu quả
như thế nào’ (Xem phần 2.3. để biết thêm chi tiết).

11 Cần lưu ý rằng ở nhiều quốc gia, thuật ngữ ‘kế hoạch’ hoặc ‘chương trình’ được sử dụng thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp.

11 SNV REDD +

www.snvworld.org/redd


×