Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

SKKN Hướng dẫn học sinh phân loại và tái sử dụng rác thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 41 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường PT Dân Tộc Nội Trú Tỉnh
Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN LOẠI VÀ
TÁI SỬ DỤNG RÁC

Người thực hiện: LÊ THỊ BIÊN
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục: .......................................................

x

Phương pháp dạy học bộ môn:...................................
Phương pháp giáo dục :...............................................
Lĩnh vực khác: ...........................................................
Có đính kèm:
 Mô hình  Đĩa CD(DVD)

 Phim ảnh

 Hiện vật khác

Năm học: 2016 -2017

1


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC



I.

II.

III.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LÊ THỊ BIÊN
2. Ngày tháng năm sinh: 21/12/1980
3. Giới tính: Nữ
4. Địa chỉ: 138/2 Nhân Hòa, Tây Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai.
5. Điện thoại: 01642425134
6. E-mail:
7. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên.
8. Nhiệm vụ được giao:
Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên, Phó chủ tịch công đoàn, dạy sinh học khối
12, lớp 11A1, 11A2, bồi dưỡng học sinh giỏi sinh khối 12.
9. Đơn vị công tác: Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tỉnh.
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2002
- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn sinh học.
Số năm có kinh nghiệm: 15 năm.
-

Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây:
+ Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa.

+ Hướng dẫn học sinh tạo giống cây keo bằng phương pháp giâm hom.
+ Ngoại khóa nâng cao nhận thức của học sinh về biến đổi khí hậu và ô
nhiễm môi trường.

2


MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài............................................................................................2
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn............................................................................3
A. Cơ sở lý luận.............................................................................................3
B. Thực tiễn.......................................................................................................8
III. Tổ chức thực hiện các giải pháp..................................................................10
IV. Hiệu quả của đề tài......................................................................................15
V. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng.......................................................16
VI. Tài liệu tham khảo.......................................................................................17

3


HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN LOẠI VÀ TÁI SỬ DỤNG RÁC THẢI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Song song với việc đẩy mạnh, đào sâu về chất lượng công tác dạy và học, là
việc chúng ta cần phải nâng cao các kĩ năng sống, phát huy các năng lực của học
sinh để đảm bảo đào tạo một học sinh hoàn thiện cả về tri thức và nhân cách.
Nhiều năm qua, trường PT Dân tộc nội trú đã luôn tổ chức các buổi ngoại khóa về
kĩ năng sống, về sức khỏe sinh sản vị thành niên, về bảo vệ môi trường…nhằm
trang bị thêm vốn kiến thức, các kĩ năng cần thiết để học sinh vững tin bước vào
đời.
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường là những vần đề đang được nhiều

quốc gia quan tâm hàng đầu. Ở Việt Nam chúng ta cũng vậy, trong nhiều năm trở
lại đây ô nhiễm môi trường đã gây nhiều thiệt hại lớn, đặc biệt năm 2015 bầu khí
quyển của chúng ta đang có nhiều thay đổi lớn theo chiều hướng bất lợi, gia tăng
các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lũ bất thường, hạn hán kéo dài, mưa đá,
mưa axit, tuyết rơi…làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người.
Chính vì vậy, thiết nghĩ đây là vấn đề mà bất kì ai cũng phải cần quan tâm để có
những thay đổi về thái độ, hành vi phù hợp nhằm ngăn chặn quá trình biến đổi khí
hậu và góp phần bảo vệ môi trường – “Bảo vệ ngôi nhà chung của chính chúng
ta”.
Có nhiều cách khác nhau để chúng ta chung tay “bảo vệ ngôi nhà chung” như:
trồng cây gây rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng, ngăn chặn khai thác rừng bừa bãi,
tuyên truyền về việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu hóa
học...Nhưng theo tôi cách thiết thực nhất đối với trường học, đối với các học sinh
còn ngồi trên ghế nhà trường là biết thu gom rác thải, bỏ đúng nơi quy định và biết
tái sử dụng một phần rác thải.
Trường PT DTNT tỉnh là ngôi trường đào tạo cho con em người dân tộc trên
địa bàn tỉnh. Phần đông học sinh dân tộc chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn vệ
sinh, cũng như bảo vệ môi trường. Các em còn tị nạnh nhau trong việc trực vệ sinh
phòng ở, kí túc xá, lớp học... Và xuất phát từ thực tế của nhà trường là khi các
đoàn kiểm tra về trường thường không đánh giá cao khâu vệ sinh trong khuôn viên
trường, đặc biệt là khu vực kí túc xá – nơi ở của học sinh.
Từ những vấn đề trên, tôi nhận thấy cần thiết trong việc xây dựng chuyên đề:
“Hướng dẫn học sinh phân loại và tái sử dụng rác thải”. Qua chuyên đề tôi
muốn học sinh phải nhìn nhận được: “Việc phân loại và tái sử dụng một phần
rác thải chính là góp phần bảo vệ môi trường, là một việc cần phải làm ngay
và duy trì lâu dài”, điều này có nghĩa là chúng ta không chỉ giáo dục học sinh có
ý thức bảo vệ môi trường mà còn giáo dục học sinh các biện pháp, các hoạt động
để góp phần bảo vệ môi trường.

4



II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
A.

Cơ sở lý luận.

1. Các khái niệm về môi trường

Các nội dung được tính hợp trong môn học ở mỗi tiết thường không nhiều
cho nên những vấn đề liên quan đến môi trường, ô nhiễm môi trường chưa được
trình bày rõ nét trong sách giáo khoa.
Ngoài ra một số khái niệm về môi trường còn thiếu, chưa lôgic dẫn đến việc
học sinh không thể giải thích được một số hiện tường thường được nhắc đến khi
nói về môi trường như: hiện tượng hiệu ứng nhà kính, hiện tượng mưa axit, mưa
đá...
2.1. Môi trường.
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống,sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật.” ( Điều 3, luật bảo vệ môi trường năm 2005) [1]
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh,
có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. [2]
2.2. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là những tác động làm thay đổi các thành phần môi
trường, tạo nên sự mất cân bằng trạng thái môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới sinh
vật và môi trường tự nhiên.
Chất gây ô nhiễm môi trường: là những chất không có trong tự nhiên hoặc có
trong tự nhiên nhưng nay có hàm lượng lớn hơn và gây tác động có hại cho môi
trường tự nhiên, cho con người cũng như sinh vật sống. [2]
Với sự phát triển ngày càng nhanh các hoạt hoạt động của con người thì các

chất gây ô nhiễm môi trường đổ vào môi trường cũng ngày một lớn, các chất thải
từ các nhà máy, xí nghiệp, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người nếu
không qua xử lý trước khi thải ra môi trường thì gây một hậu quả vô cùng lớn, đó
là làm biến đổi khí hậu.
2.3. Biến đổi khí hậu:
Là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồm khí quyển, thủy quyển, thạch
quyển, sinh quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân
tạo.[6]

5


Sự gia tăng các khí nhà kính: CO2, CH4, NOx, CFC… cùng với việc suy
giảm diện tích rừng đã gây ra hiên tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ
trung bình trong thế kỉ qua đã tăng lên khoảng 2 0C, dự báo đến năm 2030 nhiệt độ
tăng thêm khoảng 30C, trong đó CO2 đã góp phần làm tăng thêm 1 0C. Sự nóng lên
toàn cầu làm thay đổi chế độ thời tiết khó lường: dâng cao mực nước biển, gây xói
lở bờ và chìm ngập vùng đất thấp ven biển; mưa lũ gia tăng ở vùng ven biển trong
khi sa mạc hóa ở các vùng đất nằm sau trong lục địa.
2. Hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường và biểu hiện của quá trình
biến đổi khí hậu.
2.1. Hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường
a) Mưa axit
Là hiện tượng trong quá trình tạo mưa, các oxyt SO 2, NOx có trong không
khí (được sinh ra do các hoạt động tự nhiên hoặc nhân tạo) sẽ phản ứng với hơi
nước trong khí quyển sinh ra axit H2SO4, H2SO3, HNO3 hoặc HCl, HNO2 làm các
giọt mưa này mang tính axit, các hạt mưa chứa axit được gọi là mưa axit. Mưa
axit1 làm tăng độ axit đất, hủy diệt rừng, mùa màng, gây nguy hại đối với sinh vật,
con người, làm hỏng các công trình, nhà cửa của con người…
b) Hiệu ứng nhà kính

"Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất
với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất
được gọi là Hiệu ứng nhà kính".
Hiệu ứng nhà kính, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng
mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán
trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn
bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính:
Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO 2, CH4, CFC, SO2, hơi nước ...
Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp thu và một
phần được phản xạ vào không gian. các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của
mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng
giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí
quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên.
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự
sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 => NO2

6


Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu,
nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có
thể bịảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng
khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể
làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.
Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dựđoán tăng
50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000
dặm vuông đất ướt.
Sinh vật: Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường
của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ

thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu
diệt.
Sức khỏe: Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch
bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể
tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và
nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra
hơn.
Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm
nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng
vận chuyển đường thủy có thể bịảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm
mực nước sông.
Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng
tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn
đến nạn hồng thủy
c) Suy giảm tầng ôzôn
Suy giảm tầng ôzôn là hiện tượng giảm tầng ozon trong tầng bình lưu. Khi
xảy ra suy giảm tầng ôzôn thì các tia UV có hại sẽ đi xuống tới bề mặt trái đất gây
ảnh hưởng đến con người: ung thư da, đục thủy tinh thể, ức chế hệ miễm dịch của
người…và các sinh vật. [3]
Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ôzôn là do các hoạt động của con người
đã thải vào bầu khí quyển các chất CFC (chloroflurocarbon)- đây là chất sử dụng
rộng rãi trong các thiết bị điện lạnh.
Hiện nay, tầng ôzôn trên khí quyển trái đất ngày càng mỏng đi. Người ta đã
phát hiện những lỗ thủng của tầng ôzôn ngày càng to lên, nghĩa là tấm lá chắn của
quả đất ngăn những tia bức xạ sẽ ngày một biến mất.[4]
7


Như vậy chúng ta cần phải ngăn chặn các tác nhân gây suy giảm tầng ôzôn,

đồng thời tăng cường bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng để bảo vệ tầng ôzôn.
2.2. Biểu hiện của quá trình biến đổi khí hậu:[5]
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại đến môi trường
sống của con người và các sinh vật.
- Sự dâng cao của mực nước biển do băng tan dẫn đến sự ngập úng của các
vùng đất thấp và các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại từ hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng, thành phần
của thủy quyển, thạch quyển và sinh quyển.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước và các chu trinh sinh địa hóa khác.
3. Phân loại rác và tái sử dụng rác thải góp phần bảo vệ môi trường.
3.1. Phân loại rác
Phân loại rác thải là một chu trình mà chất thải được chia ra thành nhiều
phần khác nhau. Phân loại có thể diễn ra theo phương thức thủ công tại nhà hoặc
được thu gom bởi dịch vụ hoặc phân loại một cách tự động bằng máy. Phân loại
bằng tay là phương thức sử dụng đầu tiên trong lịch sử.[7]
Chất thải rắn được chia thành: Chất thải rắn hữu cơ và chất thải rắn còn lại.
Chất thải rắn hữu cơ: Bao gồm các thành phần chất thải có nguồn gốc thực
vật (rau, hoa, quả, củ, cơm, bánh thừa…), các chất thải có nguồn gốc động vật ,
(tôm, cua, cá, thịt, phân động vật…).
Chất thải rắn còn lại: bao gồm các chất thải rắn sinh hoạt không thuộc nhóm
chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy, như: chai, lọ, xương động vật lớn, sành sứ, quần
áo, túi xốp, các loại nhựa, giấy báo…
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể phân loại rác theo cách khác như sau:

8



Phân loại
Khái niệm
rác thải

Nguồn gốc

Ví dụ

- Phần bỏ đi của thực
phẩm sau khi lấy đi phần
- Các loại rau, củ quả
Rác hữu cơ là loại chế biến được thức ăn
đã bị hư, thối…
rác dễ phân hủy cho con người.
và có thể đưa vào
- Cơm/ canh/ thức ăn
- Phần thực phẩm thừa
Rác hữu tái chế để đưa vào
còn thừa hoặc bị
hoặc hư hỏng không thể

sử dụng cho việc
thiu…. Các loại bã
sử dụng cho con người.
chăm bón và làm
chè, bã cafe
thức ăn cho động - Các loại hoa, lá cây, cỏ
- Cỏ cây bị xén/ chặt

không được con người sử
vật.
bỏ, hoa rụng….
dụng sẽ trở thành rác thải
trong môi trường.
- Các loại vật liệu xây - Gạch/ đá, đồ sành/ sứ
dựng không thẻ sử dụng vỡ hoặc không còn giá
Rác vô cơ là hoặc đã qua sử dụng và trị sử dụng.
những loại rác được bỏ đi.
- Ly/ cốc/ bình thủy
không thể sử dụng - Các loại bao bì bọc bên
tinh vỡ…
được nữa cũng ngoài hộp/ chai thực
không thể tái chế phẩm.
- Các loại vỏ sò/ ốc, vỏ
Rác vô cơ
được mà chỉ có
trứng…
Các
loại
túi
nilong
được
thể xử lý bằng
- Đồ da, đồ cao su,
cách mang ra các bỏ đi sau khi con người
đồng hồ hỏng, băng đĩa
khu chôn lấp rác dùng đựng thực phẩm
nhạc, radio… không
thải

- Một số loại vật dụng/ thể sử dụng.
thiết bị trong đời sống
hàng ngày của con người.
Rác tái
chế

Rác vô cơ là loại - Các loại giấy thải
- Thùng carton, sách
rác khó phân
báo cũ.
- Các loại hộp/ chai/ vỏ
hủy nhưng có thể
lon thực phẩm bỏ đi
- Hộp giấy, bì thư, bưu
đưa vào tái chế để
thiếp đã qua sử dụng
sử dụng nhằm
- Các loại vỏ lon nước
mục đích phục vụ
ngọt/ lon bia/ vỏ hộp
cho con người.
trà….
- Các loại ghế nhựa,
thau/ chậu nhựa, quần
9


áo và vải cũ….

3.2 Mục đích của phân loại rác tại nguồn

Các nguồn nguyên liệu có thể tái chế như: rác hữu cơ, giấy, nhựa, kim loại…
nếu đem thải ra môi trường sẽ bị vùi chôn trong đất, mà theo tính toán phải mất
hàng trăm năm sau mới có thể phân hủy. Do vậy phân loại rác sẽ giảm lượng chất
thải rắn thải vào môi trường.
Phân loại rác tại nguồn giúp:
- Tạo nguyện liệu sạch cho sản xuất phân compost.
- Tiết kiệm diện tích đất chôn lấp chất thải rắn.
- Tiết kiệm tại nguyên thiên nhiên.
- Tiết kiệm kinh phí xử lý chất thải rắn.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn và cải thiện mô trường sống.
3.3. Tái sử dụng rác thải
Tái sử dụng rác thải là sử dụng phần vật dụng mà người dùng không còn
dùng nữa cho một mục đích khác.
Việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại
lợi ích về kinh tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác,
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Đặc biệt, với lượng
hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 - 70%), đây sẽ là nguồn
nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và
thân thiện với môi trường. Giảm lượng chất thải rắn thải ra môi trường và có thể
tái sử dụng vào mục đích kinh tế.[7]
Để giúp học sinh phân loại rác tích cực và hiệu quả hơn thì cần phối hợp với
các bộ phận trong trường như Đoàn TN: cộng điểm thi đua cho các chi đoàn có
nhiều rác thải tái sử dụng cho mục đích kinh tế; Phối hợp với công đoàn trường
như tổ chức các cuộc thi tạo các sản phẩm đẹp từ các vật dụng không còn sử dụng
nữa để kích thích óc sáng tạo của học sinh, đồng thời tuyên truyền bảo vệ môi
trường.
B. Thực tiễn.
10



Trái đất của chúng ta đang nóng dần lên mỗi năm do quá trình gây ô nhiễm
môi trường mà chính chúng ta đang làm. Việc trái đất nóng dần lên đã gây nên quá
trình biến đổi khí hậu.
Việc giáo dục ngoại khóa cho học sinh về kiến thức sức khỏe sinh sản vị
thành niên, về các kĩ năng sống trong trường phổ thông tương đối rộng rãi trong
nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên rất ít trường quan tâm nhiều về việc ngoại khóa
cho học sinh về vấn đề ô nhiễm môi trường mà chỉ thường lồng ghép một phần nhỏ
trong các tiết học ở một số môn, do vậy kiến thức về môi trường, ô nhiễm môi
trường sẽ rất “mờ nhạt”, “không chút ấn tượng” đối với học sinh.
Trong quá trình giảng dạy lồng ghép ô nhiễm môi trường vào môn sinh ở
trường: khi hỏi học sinh nồng độ CO 2 trong không khí quá cao sẽ có lợi hay gây
hại cho con người? Đa số học sinh đều trả lời gây hại nhưng vì sao nồng độ CO 2
cao lại gây hại cho con người thì học sinh chưa trả lời được và chưa nêu được các
nguyên nhân làm cho nồng độ CO2 trong khí quyển ngày một gia tăng.

11


Những quyển vở các em dùng xong đem vứt vào hố rác của trường
Và thêm một thực tế nữa là trường PTDTNT là trường nuôi, dạy học sinh nên
không tránh khỏi việc các em xả rác ra môi trường khá nhiều từ các hoạt động sinh
hoạt hàng ngày, mà đa phần các em lại chưa biết phân loại rác thải, cho nên nhưng
quyển vở đã dùng xong, những vỏ chai nhựa, vỏ lon nước, giấy vụn...các em cũng
xả vào môi trường làm rác thải, mà không hề biết tái sử dụng chúng cho mục đích
kinh tế.
Chính vì vậy, đối với học sinh ở nội trú thì vấn đề môi trường, bảo vệ môi
trường cần được quan tâm nhiều. Vì các em ở nội trú nên môi trường trong trường
có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các em, từ đó ảnh hưởng đến việc học, đến
12



cuộc sống của chính các em. Do vậy, việc giáo dục các em về bảo vệ môi trường
thông qua phân loại và tái sử dụng rác tại nguồn là rất cần thiết.

III. TỒ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Để học sinh tích cực hơn khi tham gia chuyên đề này thì học sinh cần biết
việc thu gom rác, phân loại rác và tái sử dụng rác góp phần gì cho công cuộc bảo
vệ môi trường? Môi trường là gì? Và tại sao phải bảo vệ môi trường?
Giáo dục bảo vệ môi trường từ lâu đã có trong chương trình học của học sinh
song nội dung chỉ dạy ở dạng tích hợp vào một số môn học, ở một số bài trong mỗi
môn học. Do vậy qua chuyên đề này thì học sinh sẽ nhận thức sâu, rộng hơn về
môi trường, bảo vệ môi trường và phân loại rác như thế nào sẽ góp phần bảo vệ
môi trường.
1. Các hình thức tổ chức
Để có thể tổ chức thành công việc ngoại khóa về giáo dục ô nhiễm môi
trường qua hoạt động phân loại và tái sử dụng rác thải, đòi hỏi giáo viên phải nhiệt
huyết, hoạt bát và vui vẻ để lôi cuốn học sinh cùng thực hiện chuyên đề.
Để học sinh khắc sâu phần kiến thức về ô nhiễm môi trường, đồng thời thực
hiện tốt việc phân loại, tái sử dụng rác thải thì trong chuyên đề này có kết hợp
nhiều hình thức khác nhau như:
+ Tổ chức các buổi tuyên truyền về môi trường, ô nhiễm môi trường, hướng
dẫn các em phân loại rác.
+ Tổ chức các cuộc thi sáng tạo về bảo vệ môi trường: các sản phẩm phải
được làm từ nguyên liệu là các vật dụng không sử dụng nữa.
+ Tổ chức thi làm thiệp từ các nguyên, vật liệu được tái chế.
+ Tổ chức hoạt động chung tay chia sẻ, sinh hoạt nội trú (kinh phí được trích
từ việc phân loại rác).
2. Nội dung các buổi ngoại khóa
a. Tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh khu vực khuôn viên trường và môi
trường sống.

Cho học sinh xem các hình ảnh về vấn đề vệ sinh của chính các em ở quanh
khu vực kí túc xá, ở phòng ở…và một số hình ảnh các sinh viên tình nguyện dọn
dẹp môi trường, một số tấm gương về bảo vệ môi trường để học sinh so sánh, suy
ngẫm và thay đổi hành vi của mình. Qua đây giáo dục các em biết cách sống gọn
gàng, sạch sẽ, biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống xung quanh mình nhằm
ngăn ngừa mầm bệnh, nâng cao sức khỏe và ngăn chặn các hậu quả xấu mà ô
nhiễm môi trường có thể đem lại.

13


Mỗi học sinh tích cực trong việc phân loại rác, bỏ rác đúng quy định, biết thu
gom rác tái chế sẽ góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường sống của
chính chúng ta.

Hình ảnh học sinh dọn vệ sinh môi trường KTX và biết phân loại, tái sử dụng rác
thải
b. Tổ chức cuộc thi làm thiệp được làm từ các nguyên liệu tái chế.
Nhân các ngày lễ, phối hợp với Ban nữ công trong nhà trường để tổ chức cho
các em làm thiệp mà nguyên liệu là từ chính những vật dụng tái chế.
14


c. Tổ chức các cuộc thi sáng tạo nhằm bảo vệ môi trường.

15


Cuộc thi sáng tạo về bảo vệ môi trường


Giải nhất của Cuộc thi sáng tạo về bảo vệ môi trường
16


Một số sản phẩm của cuộc thi sáng tạo bảo vệ môi trường
d. Tổ chức hoạt động chung tay chia sẻ, hoạt động sinh hoạt nội trú.
Kết hợp với các bộ phận trong Nhà trường để có các hoạt động bổ ích cho
học sinh, đồng thời giáo dục học sinh nâng cao việc bảo vệ môi trường như: sau
khi phân loại rác các em góp kế hoạch nhỏ để có tiền thăm trại trẻ mồ côi và với sự
giúp đỡ của các ban ngành, bộ phận trong trường tôi đã tổ chức cho các em thăm
mái ấm Phan Sinh ở Trị An – Trảng Bom với số tiền mặt là 3.000.000đ và 1 tạ gạo.

Hình ảnh thăm mái ấm Phan Sinh (Song Mây- Trị An – Trảng Bom)
17


Hình ảnh thăm mái ấm Phan Sinh (Song Mây- Trị An – Trảng Bom)

18


Hình ảnh hoạt động sinh hoạt nội trú
Các hoạt động trên được trích từ kinh phí của việc tái sử dụng rác thải. Kết
hợp với Đoàn TN để tiến hành thu gom các chai lọ, giấy vụn…từ các chi đoàn, sau
đó sử dụng số tiền thu được để tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi
trong học sinh. Thông qua các hoạt động này vừa giáo dục học sinh bảo vệ môi
trường, vừa giáo dục các em biết yêu thương chia sẻ và đùm bọc những hoàn cảnh
đáng thương, giáo dục các em một số kỹ năng cần trong cuộc sống, đồng thời gắn
kết tình yêu thương giữa các học sinh, giảm bạo lực học đường.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Qua việc thực hiện đề tài đã thu được các kết quả như sau:
a. Về phía học sinh
- Học sinh hiểu sâu hơn về môi trường, ô nhiễm môi trường và biết các biện
pháp để ngăn chặn ô nhiễm môi trường, từ đó chủ động hơn trong việc bỏ rác đúng
quy định, biết phân loại và tái sử dụng rác vào một số mực đích nhất định.
- Học sinh chủ động hơn trong việc thu thập kiến thức do được phân công
chuẩn bị nội dung.
- Học sinh tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động xã hội qua đó phát
huy một số kỹ năng và biết yêu thương chia sẽ.
- Học sinh thể hiện sức sáng tạo của bản thân qua các sản phẩm khi tham gia
các cuộc thi.
- Học sinh tự tin hơn khi trình bày các nội dung được phân công chuẩn bị và
thuyết trình về các sản phẩm dự thi.
b. Về phía giáo viên:
- Có cơ hội trau dồi thêm nhiều kiến thức.
19


- Có cơ hội gần gũi và hiểu về học sinh hơn.
- Tăng cường tham gia các hoạt động xã hội.
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Qua việc giáo dục cho các em về ô nhiễm môi trường thông qua phân loại và
tái sử dụng rác cho thấy các em “lớn dần lên trong suy nghĩ”, các em có nhận thức
rõ hơn về những hành vi mà mình làm có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường
sống, các em có lối sống tích cực hơn: “biết yêu thương, biết chia sẻ”.
Chuyên đề này có thể áp dụng cho mọi trường học, đặc biệt là các trường
nội trú.
Ở mỗi trường đều có thể kết hợp các bộ phận như ban nữ công, Đoàn TN để
có các buổi tuyên truyền ngoại khóa về bảo vệ môi trường, tổ chức hoạt động phân
loại thu gom vật thải có thể tái sử dụng làm kế hoạch nhỏ để có kinh phí tổ chức

các hoạt động thiết thực có ý nghĩa cho học sinh như tham gia các hoạt động xã
hội, tổ chức hoạt động sinh hoạt giữa các học sinh để gắn thêm tình yêu thương.

20


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1]. Vũ Thị Mai Anh, Hoàng Thanh Hồng, Ngô Văn Hưng và cộng sự
(2008). Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học trung học phổ thông,
NXB giáo dục, Hà Nội.
[2]. Đặng Kim Chi (1999). Hóa học môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội.
[3]. Sở TNMT Đồng Nai(2014). Sổ tay thông tin về bảo vệ môi trường,lưu
hành nội bộ.
[4]. Nguyễn Trường Giang (1996). Môi trường và luật quốc tế về môi
trường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[5]. http:// www.docs.vn: biểu hiện của biến đổi khí hậu.
[6]. đổi khí hậu
[7] loại chất thải

NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

21


Hết

22



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường PT Dân Tộc Nội Trú Tỉnh
Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN LOẠI VÀ
TÁI SỬ DỤNG RÁC

Người thực hiện: LÊ THỊ BIÊN
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục: .......................................................

x

Phương pháp dạy học bộ môn:...................................
Phương pháp giáo dục :...............................................
Lĩnh vực khác: ...........................................................
Có đính kèm:
 Mô hình  Đĩa CD(DVD)

 Phim ảnh

 Hiện vật khác

Năm học: 2016 -2017

23



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

IV.

V.

VI.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
10. Họ và tên: LÊ THỊ BIÊN
11. Ngày tháng năm sinh: 21/12/1980
12. Giới tính: Nữ
13. Địa chỉ: 138/2 Nhân Hòa, Tây Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai.
14. Điện thoại: 01642425134
15. E-mail:
16. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên.
17. Nhiệm vụ được giao:
Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên, Phó chủ tịch công đoàn, dạy sinh học khối
12, lớp 11A1, 11A2, bồi dưỡng học sinh giỏi sinh khối 12.
18. Đơn vị công tác: Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tỉnh.
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2002
- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn sinh học.
Số năm có kinh nghiệm: 15 năm.
-


Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây:
+ Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa.
+ Hướng dẫn học sinh tạo giống cây keo bằng phương pháp giâm hom.
+ Ngoại khóa nâng cao nhận thức của học sinh về biến đổi khí hậu và ô
nhiễm môi trường.

24


MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài............................................................................................2
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn............................................................................3
A. Cơ sở lý luận.............................................................................................3
B. Thực tiễn.......................................................................................................8
III. Tổ chức thực hiện các giải pháp..................................................................10
IV. Hiệu quả của đề tài......................................................................................15
V. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng.......................................................16
VI. Tài liệu tham khảo.......................................................................................17

25


×