-i-
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu
sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright..
TP.HCM, ngày 26 tháng 4 năm 2010
Tác giả
Phạm Đình Duy
-ii-
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
MỤC LỤC............................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................................... v
TÓM TẮT ........................................................................................................................... vi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu về tỉnh Lạng Sơn và xu hướng nghèo đi so với cả nước ..................... 1
1.2. Các yếu tố của sản xuất - Hạn chế và lợi thế của Lạng Sơn ................................ 5
CHƯƠNG 2. ...................................................................................................................... 11
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH LẠNG SƠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN
NAY .................................................................................................................................... 11
2.1. Tăng trưởng dựa vào thương mại, dịch vụ du lịch cửa khẩu ............................. 11
2.2. Ba nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển nhanh về thương mại, dịch vụ của
khẩu .............................................................................................................................. 15
2.3. Những lợi thế đang dần mất đi và tăng trưởng chậm lại .................................... 20
2.4. Hai cơ hội phát triển đã bị bỏ qua ........................................................................ 23
CHƯƠNG 3. ...................................................................................................................... 27
HÀNH LANG KINH TẾ HẢI PHÒNG-HÀ NỘI-LẠNG SƠN-NAM NINH VÀ ĐẢM
BẢO QUỐC PHÒNG ....................................................................................................... 27
3.1. Chiến lược phát triển hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Nam
Ninh .............................................................................................................................. 27
3.2. Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng........................................................... 29
-iiiCHƯƠNG 4. ...................................................................................................................... 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................................................... 31
4. 1. Kết luận ................................................................................................................. 31
4. 2. Kiến nghị chính sách ........................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 34
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 39
-iv-
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tên tiếng Anh
Tên tiếng Việt
ASEAN
Association of Southeast Asia
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nations
Nam Á
ASEAN-China Free Trade
Khu mậu dịch tự do ASEAN -
Area
Trung Quốc
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa có thể
ACFTA
GDP
của tỉnh hoặc quốc gia
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
PCI
tỉnh
FDI
Foreign Direct Investment
Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
USD
Đô la Mỹ
UBND
Ủy ban nhân dân
VNĐ
Đồng Việt nam
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
-v-
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh GDP bình quân đầu người giữa Lạng Sơn và cả nước theo giá
thực tế ................................................................................................................................... 2
Bảng 1.2. So sánh thu nhập bình quân của Lạng Sơn và cả nước .................................. 3
Bảng 1.3. Thứ hạng và điểm số PCI của Lạng Sơn qua các năm ................................... 9
Bảng 1.4. Thứ hạng thành phần PCI của Lạng Sơn năm 2006 và 2009 ........................ 9
Bảng 2.2. So sánh lợi thế vị trí các cửa khẩu với Trung Quốc...................................... 16
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của 6 tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc ......... 17
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. So sánh GDP bình quân đầu người giữa Lạng Sơn và cả nước ................. 2
Biểu đồ 1.2. Chênh lệch GDP bình quân đầu người giữa Lạng Sơn và cả nước ........... 2
Hình 1.1. Bản đồ giao thông tỉnh Lạng Sơn ..................................................................... 7
Hình 1.2. Bản đồ liên kết vùng Lạng Sơn ....................................................................... 10
Biểu đồ 2.1. Thay đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1986 - 2008 ................. 12
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP, giá trị gia tăng của 03 lĩnh vực của Lạng Sơn
giai đoạn 1986 – 2008 ........................................................................................................ 12
Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng giá trị gia tăng 03 lĩnh vực giai đoạn 1986 – 2008 (Giá so
sánh 1994) .......................................................................................................................... 13
Biểu đồ 2.4. Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của 03 lĩnh vực giai đoạn 1986 - 200813
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí cửa khẩu Cốc Nam ....................................................................... 26
-vi-
TÓM TẮT
Lạng Sơn từ một trong những tỉnh phát triển nhanh nhất của Việt Nam giai đoạn đầu
những năm đổi mới và mở cửa (1991-1997), nhưng hiện nay là một trong những tỉnh
nghèo và ngày càng nghèo hơn so với cả nước, khoảng cách thu nhập ngày càng tăng. Sự
gia tăng chênh lệch thu nhập sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển của Lạng Sơn nói
riêng và của Việt Nam nói chung. Bài nghiên cứu này phân tích tình hình phát triển kinh
tế, các nguồn lực phát triển kinh tế, chỉ ra lợi thế và hạn chế của Lạng Sơn, từ đó kiến
nghị chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn kinh tế địa phương, bắt kịp cả nước.
Bài nghiên cứu này đánh giá các yếu tố cho sản suất của Lạng Sơn để đưa đến kết luận:
Lạng Sơn không có lợi thế ở bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, ngoài lợi thế về kinh tế cửa khẩu
và Lạng Sơn cần tận dụng cơ hội còn lại hiện nay để khai thác hiệu quả lợi thế này cho
tăng trưởng kinh tế.
Phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay minh chứng
rằng: thương mại và dịch vụ du lịch gắn liền với lợi thế cửa khẩu là động lực chính thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế Lạng Sơn thời gian qua. Có ba nguyên nhân cho sự tăng trưởng
nhanh của thương mại và du lịch cửa khẩu: (1) lợi thế về vị trí cửa khẩu; (2) văn hóa kinh
doanh thương mại và (3) chính sách bảo hộ ngoại thương. Các lợi thế so sánh này đang
dần biến mất do: (1) chính sách mở cửa ngoại thương theo lộ trình ACFTA; (2) văn hóa
kinh doanh thương mại đã thay đổi; (3) sự phát triển mạnh của các cửa khẩu khác. Lạng
Sơn nếu không có những hành động thích đáng để củng cố lợi thế về kinh tế cửa khẩu sẽ
không thể có tăng trưởng nhanh về kinh tế.
Bài nghiên cứu cũng chỉ ra hai cơ hội tăng trưởng kinh tế mà Lạng Sơn đã không tận dụng
được: (1) cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, dịch vụ phân
phối sản phẩm; (2) không khai thác hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách. Chính quyền Lạng
Sơn cần tận dụng thời cơ hiện tại, tránh lặp lại hai sai lầm trên để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và thu hẹp khoảng cách thu nhập với cả nước.
Cuối cùng, bài nghiên cứu này kiến nghị một số chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của Lạng Sơn: (1) Lạng Sơn giai đoạn hiện tại cần tập trung nhiều hơn để phát triển kinh
tế cửa khẩu, củng cố lợi thế so sánh của mình. UBND tỉnh Lạng Sơn thực hiện tốt quyết
định 138/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ với các nhiệm vụ cụ thể: Hoàn thành
quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng
-viiSơn, phát triển dịch vụ hậu cần (logistic), hoàn thành thỏa thuận xây dựng khu kinh tế
xuyên biên giới Đồng Đăng - Bằng Tường; (2) Chính quyền Lạng Sơn cần cải thiện năng
lực nội tại của mình, chỉ số PCI có thể là một trong các thước đo cho sự cải thiện đó; (3)
Phát triển mạnh khu vực tư nhân, để khu vực tư nhân có đủ năng lực để hấp thụ luồng vốn
FDI, kèm theo chuyển giao công nghệ sản xuất, quản lý của nước ngoài. Thu hút nhiều
hơn đầu tư tư nhân cho phát triển hạ tầng cửa khẩu theo cơ chế hiện tại. Trọng tâm tìm
được nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ, có kinh nghiệm trong việc xây dựng hạ tầng và
kinh doanh khu kinh tế cửa khẩu.
-1-
CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu về tỉnh Lạng Sơn và xu hướng nghèo đi so với cả nước
Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía đông bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 8.305,21 km2, dân
số trung bình năm 2009 là 731.8871, mật độ dân số 88 người/km2. Nằm trong khu vực khó
khăn nhất của Việt Nam, Lạng Sơn hội đủ các điều kiện khó khăn của một tỉnh miền núi
phía bắc: địa hình 80% là đồi núi2, dân cư thưa thớt, chủ yếu dân tộc thiểu số, trình độ dân
trí thấp3, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế tự túc, tự cấp vẫn còn khá
phổ biến, khí hậu tương đối khắc nghiệt, với mùa đông kéo dài, thường xuyên có rét đậm,
rét hại; trữ lượng tài nguyên khoáng sản thấp nhất so với các tỉnh miền núi.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn như vậy, nhưng sau hơn 23 năm đổi mới (1986 - 2008), kinh
tế Lạng Sơn đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình
đạt 8,55%/năm4, là mức cao nhất trong các tỉnh miền núi phía bắc và cao hơn mức trung
bình của cả nước. Năm 2008, GDP theo giá so sánh đạt 3.845.305 triệu đồng, gấp 5,63 lần
so với năm 1986, Lạng Sơn trở thành tỉnh dẫn đầu về kinh tế trong các tỉnh miền núi phía
bắc.
Tuy nhiên, với mức xuất phát điểm thấp Lạng Sơn hiện vẫn là một trong những tỉnh
nghèo nhất nước với thu nhập bình quân đầu người5 năm 2008 là 10,356 triệu
đồng/người/năm chỉ gần bằng 2/3 so với mức thu nhập bình quân cả nước đặc biệt xu
hướng này đang có chiều hướng tăng lên một cách tương đối. Năm 1990, GDP bình quân
đầu người của Lạng Sơn là 476,82 nghìn đồng người/năm, thấp hơn mức trung bình cả
nước là 158,7 nghìn đồng, nhưng đến năm 2008, mức chênh lệch này đã tăng lên là 6,785
triệu đồng, tăng gấp 42,75 lần và với xu thế này, điều tất yếu xảy ra Lạng Sơn sẽ ngày
càng nghèo đi so với cả nước. Biểu đồ 1.2 thể hiện rõ nhất nguy cơ này, khi mức chênh
lệch có xu hướng ngày càng tăng nhanh.
1
Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số năm 2009
96,27% diện tích có độ cao dưới 700m, 3,73% có độ cao 700m–1541m, còn lại có độ cao <300m
3
tỷ lệ đi học phổ thông năm 2008 chỉ đạt 61,61%, tỷ lệ tốt nghiệp 85,85%
4
Tăng trưởng GDP theo giá so sánh - Nguồn cục thống kê Lạng Sơn
5
GDP bình quân đầu người theo giá thực tế - Nguồn cục thống kê Lạng Sơn
2
-2Bảng 1.1. So sánh GDP bình quân đầu người giữa Lạng Sơn và cả nước theo giá thực tế
Biểu đồ 1.1. So sánh GDP bình quân đầu người giữa Lạng Sơn và cả nước
20.000
VNĐ
15.000
10.000
5.000
1990
1995
2000
Lạng Sơn
2005
2010
Cả nước
Nguồn: TCTK và thống kê Lạng Sơn
Biểu đồ 1.2. Chênh lệch GDP bình quân đầu người giữa Lạng Sơn và cả nước
Nghìn VNĐ
8.000
7.000
6.000
5.000
4.000
3.000
2.000
1.000
-
1990
1995
2000
2005
2010
Nguồn: TCTK và thống kê Lạng Sơn
Có nhiều sự nghi ngờ về tính chính xác của chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, như: thống
kê thiếu đối với hoạt động dịch vụ; các hoạt động sản xuất tính giá trị gia tăng theo tỷ lệ
-3% giá trị sản xuất của từng ngành chỉ là tương đối. Nhưng kết quả so sánh tương đối, trên
cũng phù hợp với kết quả điều tra thu nhập bình quân tháng của các hộ gia đình về xu
hướng nghèo đi tương đối của người dân Lạng Sơn.
Bảng 1.2. So sánh thu nhập bình quân của Lạng Sơn và cả nước
Năm 1993 mức chênh lệch chỉ là 21,17 nghìn đồng, sau 13 năm, đến năm 2006, mức
chênh lệch thu nhập đã tăng lên 174,44 nghìn đồng/tháng, tăng gấp 8,23 lần. Tất nhiên,
mức tăng 8,23 lần trong 13 năm có thể là phi lý khi chưa tính tới lạm phát và mức chi tiêu
cho cuộc sống tại mỗi nơi.
Mức chi tiêu cho cuộc sống tại mỗi nơi là khác nhau. Như thành phố Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh phải có mức thu nhập cao hơn do phải chi tiêu nhiều hơn cho cuộc sống
như: giá cả hàng hóa tiêu dùng cao hơn, sử dụng nhiều dịch vụ đô thị hơn.
Về lạm phát, ta có thể sử dụng kết quả chênh lệch tương đối. Tỷ lệ chênh lệch thu nhập
không thay đổi nhiều cả ở hai số liệu thống kê: đối với chỉ tiêu GDP bình quân đầu người
Lạng Sơn thấp hơn cả nước 1,6 - 1,7 lần, đối với chỉ tiêu về thu bình quân tháng tỷ lệ này
giữ ở mức 1,2 - 1,3 lần. Điều này cho phép biện hộ cho sự chênh lệch này là tất yếu và có
thể chấp nhận được. Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa việc có các vùng động lực phát triển nhanh hơn các địa phương khác như Lạng Sơn là
tất yếu, và việc Lạng Sơn vẫn duy trì mức tăng trưởng kinh tế bằng với cả nước đã là một
nỗ lực rất lớn.
Có nhiều lý do thuyết phục để biện hộ cho sự yếu kém về kinh tế của Lạng Sơn, nhưng
một thực tế không thể phủ nhận Lạng Sơn đang ngày càng nghèo đi so với cả nước. Kết
quả thống kê trên hoàn toàn phù hợp với đánh giá của nhiều người dân Lạng Sơn. Khi họ
cho rằng cuộc sống của người dân Lạng Sơn ngày càng khó khăn hơn. Do vậy yêu cầu
cấp bách đặt ra là phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lạng Sơn, giảm
-4sự chênh lệch ngày càng gia tăng giữa Lạng Sơn và cả nước. Đây không chỉ là vấn đề của
riêng Lạng Sơn, mà còn là vấn đề của Chính phủ Việt Nam, nhằm đảm bảo sự phát triển
công bằng và bền vững giữa các vùng miền của cả nước.
Hộp 1.1. Đánh giá của một số người dân về cuộc sống ở Lạng Sơn
Các chỉ tiêu phân tích trên cho thấy tầm quan trọng của vấn đề chính sách phát triển kinh
tế của Lạng Sơn. Thay vì nhìn thấy sự tăng trưởng liên tục với tốc độ khá (GDP tăng trên
8,55%/năm trong hơn 23 năm) để có thể thỏa mãn chính mình, Lạng Sơn nên nhận ra rằng
mức sống của người dân Lạng Sơn đang tụt hậu ngày càng tăng so với cả nước. Dường
như Lạng Sơn phát triển dưới tiềm năng.
Ngày 14/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg về
việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng,
Lạng Sơn, với kỳ vọng: “sau năm 2010 phát triển thành trục tứ giác trọng điểm kinh tế
-5(Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh)”. Một kỳ vọng lớn, nhưng đúng với mong
đợi của người dân Lạng Sơn. Lạng Sơn có lợi thế và cơ hội để đột phá về kinh tế so với cả
nước, chứ không phải ngày càng nghèo đi.
Với bối cảnh trên, bài nghiên cứu này trả lời hai câu hỏi: Lạng Sơn hiện nên làm gì để
thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế? Cơ hội nào để Lạng Sơn có thể có tăng trưởng đột
phá về kinh tế, thu hẹp khoảng cách về thu nhập với cả nước?
Để trả lời hai câu hỏi trên, bài nghiên cứu xuất phát từ thực tế của Lạng Sơn, sử dụng các
công cụ phân tích vi mô để: (1) Áp dụng lý thuyết về lợi thế so sánh để đánh giá các yêu
tố sản xuất của Lạng Sơn, yếu tố nào có lợi thế so sánh, có thể khai thác để thúc đẩy
nhanh phát triển kinh tế; (2) Sử dụng lý thuyết về chi phí giao dịch vào phân tích tình hình
phát triển kinh tế của Lạng Sơn giai đoạn 1986 - 2008, trong đó có giai đoạn tăng trưởng
khá nhanh (1991-1996); (3) Áp dụng kinh nghiệm được rút ra trong mô hình phát triển
kinh tế đánh giá các cơ hội chủ yếu đã bị bỏ qua trong giai đoạn này; (4) Phân tích thể chế
và thực tiễn để đánh giá hai yếu có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế của Lạng Sơn
hiện tại: chiến lược xây dựng hành lang kinh tế phát triển hành lang kinh tế Hải Phòng Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh và vấn đề đảm bảo quốc phòng.
1.2. Các yếu tố của sản xuất - Hạn chế và lợi thế của Lạng Sơn
Dân số trung bình năm 2009 của Lạng Sơn, theo kết quả tổng điều tra dân số là 731.887
nghìn người, chiếm 0,85% tổng dân số cả nước, mật độ dân số 88người/km2, dân số thành
thị chiếm 19,3%. Quy mô dân số thấp và phân tán, mật độ dân số, tỷ lệ đô thị hóa thấp
hơn rất nhiều so với mức trung bình của cả nước, thị trường nội tỉnh của Lạng Sơn rất
kém hấp dẫn. Tốc độ tăng dân số thấp 0,4%/năm, chỉ bằng 0,33 lần mức trung bình cả
nước. Phản ánh dân cư di cư khỏi Lạng Sơn nhiều hơn số dân đến.
Tổng số lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế năm 2008 là 458.410 người,
chiếm tỷ lệ 60,4% dân số. Trong đó, lao động trong ngành nông, lâm nghiệp chiếm tới
76,31% tống số lao động, công nghiệp 2,97%, xây dựng chiếm 1,17%, dịch vụ chiếm
11,05% giáo dục, y tế, hành chính nhà nước chiếm 8,5%. Trong khi lao động qua đào tạo
chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 19,6%6 trong tổng số lao động. Lạng Sơn đang phải đối mặt
với tình trạng lao động có trình độ và tay nghề chuyển đến các trung tâm kinh tế lớn của
Việt Nam.
Nguồn lực về đất đai là yếu tố dồi dào của Lạng Sơn, nhưng đất đai có thể khai thác hiệu
quả về kinh tế không nhiều. Đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có độ dốc dưới 3o chỉ
6
Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
-6có 52.009ha, chiếm 6,8% tổng diện tích tự nhiên của Tỉnh. Diện tích đất chưa sử dụng
271.896,21ha, tương đương 32,66% diện tích tự nhiên của Tỉnh Lạng Sơn. Do địa hình
Lạng Sơn phức tạp, đất có độ dốc trung bình trên 15o có diện tích 623.381,41ha, chiếm
75% diện tích tự nhiên, chỉ thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, khoanh nuôi, trồng rừng.
Với sự dồi dào về đất, lâm nghiệp là thế mạnh rất lớn của Lạng Sơn và sẽ là ngành kinh tế
mũi nhọn của trong tương lai. Hiện giá trị sản xuất lâm nghiệp chỉ chiếm 4,89% trong
tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2008 Lạng Sơn.
Tài nguyên khoáng sản là một trong những lý do chính để người Pháp làm đường bộ
(năm 1885) và đường sắt (năm 1890) lên Lạng Sơn. Nhiều người cũng kỳ vọng rằng, sẽ
tìm được những khoáng sản có giá trị tại những vùng đất chưa được khai phá nhiều của
vùng núi Lạng Sơn. Nhưng kết quả khảo sát, thăm dò địa chất Lạng Sơn lại không như kỳ
vọng. Tài nguyên khoáng sản ở Lạng Sơn đa dạng, nhưng trữ lượng các khoáng sản kim
loại có giá trị kinh tế cao không lớn và phân tán, không thuận lợi cho khai thác ở quy mô
công nghiệp. Các cơ sở khai thác khoáng sản hiện có thể kể ra: than nâu ở huyện Đình
Lập hiện đang khai thác để phục vụ nhà máy nhiệt điện Na Dương, các mỏ đá vôi, sét
được khai thác để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Còn hầu hết các mỏ, điểm quặng
khác được khai thác quy mô nhỏ, giá trị thấp. Năm 2008, ngành công nghiệp khai thác chỉ
chiếm 1,67% giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh, trong đó khai thác than, đá và vật liệu xây
dựng đóng góp 94%, còn lại ngành khai thác quặng kim loại chỉ chiếm 6% trong tổng số
1,67% đóng góp của ngành khai khoáng trong giá trị sản xuất trên địa bàn Tỉnh. Ngành
khai thác quặng kim loại cũng chỉ tạo ra 215 việc làm, trong tổng số 1.630 việc làm tạo ra
trong năm 2008 của toàn bộ ngành khai thác khoáng sản, chiếm 0,35% tổng số lao động
đang làm việc trên địa bàn Lạng Sơn. Những số liệu thống kê cho thấy, ngành khai thác
khoáng sản không thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Lạng Sơn được.
Cơ sở hạ tầng giao thông Lạng Sơn hiện tốt nhất trong các tỉnh miền núi phía bắc. Gồm
7 tuyến quốc lộ, 34 tuyến tỉnh lộ, 60 tuyến đường huyện, hệ thống đường đô thị, đường
xã, đường tuần tra biên giới và 02 tuyến đường sắt. Hệ thống giao thông đường bộ của
tỉnh Lạng Sơn khá hoàn chỉnh và phân bố hợp lý, bao gồm các tuyến đường quốc lộ,
tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường xã với tổng số 3.657 km đường bộ, 123km
đường sắt. Mật độ đường bộ của Lạng Sơn đạt 0,37 km/km2 và 4,2km/1000 dân, 100% xã
có đường ô tô đến trung tâm xã, 81% số xã (183 xã) có đường ô tô đi lại được 4 mùa. Đặc
-7biệt quốc lộ 1A mới hoàn thành năm 2002 đã rút ngắn thời gian đi từ Lạng Sơn đến Hà
Nội xuống còn một nửa7.
Hình 1.1. Bản đồ giao thông tỉnh Lạng Sơn
1A
Nguồn: Google Maps
Tuy nhiên, hệ thống giao thông hiện nay đã không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh
tế. Không có những kết quả điều tra cụ thể về những thiệt hại kinh tế do hạn chế giao
thông. Xét định tính có thể đánh giá sơ bộ: (1) Quốc lộ 4B nối Lạng Sơn với cửa khẩu Chi
Ma, có khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn thứ 2 ở Lạng Sơn và cũng là đường nối
với hệ thống các cảng biển của tỉnh Quảng Ninh. Quốc lộ 4B được khởi công xây dựng từ
năm 2002, đến nay vẫn chưa hoàn thành. Một số đoạn hoàn thành với qui mô mặt đường
láng nhựa rộng 5,5m (đoạn từ km47-km58 mặt đường chỉ rộng 3,5m), thì chỉ cần 02 xe
công ten nơ đi ngược chiều là rất khó tìm điểm tránh, vì đường núi rất quanh co, việc tắc
đường hiện khá phổ biến. Không chỉ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa gặp khó khăn,
mà còn cản trở tỉnh Lạng Sơn tiến ra Biển Đông; (2) Quốc lộ 1A đang có dấu hiệu quá tải,
theo một số tài xế chạy tuyến Lạng Sơn lâu năm đánh giá: “tốc độ lưu thông đã giảm do
lưu lượng xe ngày càng lớn”. Hệ thống giao thông Lạng Sơn mới giải quyết được nhu cầu
7
từ 5-6 tiếng xuống còn 2,5-3 tiếng, khoảng cách từ Lạng Sơn đến Hà Nội là 154km
-8thông xe, thông tuyến, chưa nâng cao được tốc độ xe chạy, tải trọng, giải quyết tiếng ồn
và môi trường, đó là hạn chế lớn của Lạng Sơn đối với phát triển kinh tế.
Hệ thống cấp điện Lạng Sơn tương đối đảm bảo, Lạng Sơn là một trong số các tỉnh có
các nguồn cấp điện khác nhau trên địa bàn. Nhà máy nhiệt điện Na Dương đi vào hoạt
động từ năm 2004, hàng năm cung ứng 700Mwh, hiện đang tiếp tục xây dựng dây chuyền
hai với công suất 100MW, dự kiến hoàn thành vào năm 2012. Cùng với hệ thống thủy
điện nhỏ công suất 42MW đang được xây dựng và kế hoạch đấu nối đường dây 110KV
với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Hệ thống cấp điện của Lạng Sơn bằng nhiều cách sẽ
đảm bảo nguồn năng lượng ổn định cho phát triển kinh tế.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác: cấp, thoát nước, viễn thông, thu gom xử lý rác thải
hiện đã đáp ứng được yêu cầu phát triển, 100% xã có điện thoại, 11/11 huyện, thành phố
đã phủ sóng di động. Chất lượng dịch vụ viễn thông nông thôn được nâng cao thông qua
việc cáp quang hoá các tuyến truyền dẫn xuống xã và cụm xã.
Khu công nghiệp, ngạc nhiên là hiện Lạng Sơn hầu như chưa có khu công nghiệp nào
được triển khai8. Điều này trái ngược hẳn với phong trào xây dựng các khu công nghiệp,
khu đô thị tại các địa phương trên cả nước thời gian qua. Tính đến hết tháng 9/2008, cả
nước đã có 194 khu công nghiệp với diện tích tự nhiên 46.600ha, trong đó 110 khu công
nghiệp đã đi vào hoạt động, diện tích tự nhiên 26.400ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình 65%75%9. Chỉ tính riêng hai tỉnh trên trục quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn đã có tới 14 khu
công nghiệp đi vào hoạt động, trong đó Bắc Ninh có 08 khu công nghiệp tỷ lệ lấp đầy đạt
57% diện tích thu hồi10, Bắc Giang có 06 khu công nghiệp, với diện tích quy hoạch lên
đến 1.286ha11. Mặt bằng cho sản xuất công nghiệp thực sự là hạn chế rất lớn của Lạng
Sơn.
Cơ sở hạ tầng mềm của Lạng Sơn cũng rất hạn chế, Lạng Sơn nằm trong nhóm những
Tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thấp nhất cả về thứ hạng và điểm số.
Mặc dù có những nỗ lực nhất định cải thiện hình ảnh của mình, điểm số PCI của Lạng
Sơn năm 2009 tăng 3,88 điểm so với năm 2006, một số chỉ số thành phần có sự tăng hạng
đáng kinh kể như: (1) tiếp cận và sự ổn định trong sử dụng đất từ 61 lên 18; (2) chi phí gia
nhập thị trường từ 47 lên 37; (3) Tính năng động, tiên phong của lãnh đạo tỉnh từ 58 lên
8
Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Nguồn: />truy cập hồi 11h16 ngày 14/3/2010
10
Nguồn: truy cập 22h08ngày 13/3/2010
11
Nguồn />truy cập 22h20 ngày 13/3/2010
9
-946. Nhưng xếp hạng chung năm 2009 lại giảm đến 14 bậc so với năm 2006, do các chỉ số
khác của năm 2009 lại giảm nhiều so với năm 2006. Điều này cho thấy, những nỗ lực thay
đổi của Lạng Sơn còn chưa đều trên tất cả các lĩnh vực và chậm hơn rất nhiều có với các
địa phương khác của Việt Nam. Điều này cũng có thể đồng nghĩa với việc Lạng Sơn ngày
càng kém hấp dẫn đầu tư hơn so với các địa phương khác.
Bảng 1.3. Thứ hạng và điểm số PCI của Lạng Sơn qua các năm
Năm
Thứ hạng của Lạng Sơn
Điểm số
2006
2007
2008
2009
43
59
54
57
48,64
43,23
45,63
52,52
Bảng 1.4. Thứ hạng thành phần PCI của Lạng Sơn năm 2006 và 2009
Chỉ tiêu
TT
Xếp hạng
2006
2009
Tăng,
giảm
1
Chi phí gia nhập thị trường
47
37
-10
2
Tiếp cận và sự ổn định trong sử dụng đất
61
18
-43
3
Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin
27
55
28
4
Chi phí thời gian
11
57
46
5
Chi phí không chính thức
39
31
-8
6
Tính năng động, tiên phong của lãnh đạo tỉnh
58
46
-12
7
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
29
29
0
8
Đào tạo lao động
35
48
13
9
Thiết chế pháp lý
31
62
31
(Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh các năm của VCCI và VNCI)
Vị trí địa lý có lẽ là lợi thế duy nhất của Lạng Sơn. Nằm ở biên giới phía Đông Bắc
củaViệt Nam, Lạng Sơn cách Hà Nội 154km, cách Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây
175km, cách cảng biển Mũi Chùa - Quảng Ninh 114km, cách Thành phố Hải phòng
khoảng 180km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 160km, cách thị xã Cao Bằng
136km, cách thành phố Thái Nguyên 155km. Lạng Sơn không chỉ là điểm giao thương
quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà còn là cửa ngõ của các tỉnh phía tây Việt
Nam (Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang) và phía tây Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây,
Quý Châu, Tứ Xuyên) tiến ra biển đông.
-10Hình 1.2. Bản đồ liên kết vùng Lạng Sơn
Nguồn: Quy hoạch Tổng thể tỉnh Lạng Sơn
Với các hạn chế về các yếu tố của sản xuất, Lạng Sơn không có khả năng cạnh tranh,
không có bất kỳ lợi thế nào so với các địa phương khác trong phát triển các ngành sản
xuất. Không có khả năng cạnh tranh về chi phí sản xuất với các địa phương khác để thu
hút vốn đầu tư. Không ngạc nhiên sau 20 năm (1988-2008) Lạng Sơn chỉ thu hút được 49
dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký chỉ là 139,7 triệu USD, chiếm 0,085% tổng
vốn FDI cả nước, đứng thứ 38/63 tỉnh thành về lượng vốn FDI đăng ký. Việc Lạng Sơn
có được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá những năm qua hoàn toàn do khai thác lợi thế về
vị trí địa lý, sự sôi động của các hoạt động thương mại và kinh tế cửa khẩu mang lại.
-11-
CHƯƠNG 2.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH LẠNG SƠN
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
2.1. Tăng trưởng dựa vào thương mại, dịch vụ du lịch cửa khẩu
Giai đoạn 1986-2008, Lạng Sơn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao,
bình quân 8,55%/năm cao nhất trong các tỉnh miền núi phía bắc và cao hơn mức bình
quân cả nước12. Năm tăng trưởng cao nhất 1993, tốc độ tăng trưởng lên đến 13,47%, đến
nay, mặc dù có rất nhiều nỗ lực, Lạng Sơn vẫn không thể lặp lại được thành tích đó. Đóng
góp lớn nhất cho sự tăng trưởng khá cao về kinh tế những năm qua, hiện tại và sau này
chính các hoạt động thương mại, dịch vụ cửa khẩu.
Với lợi thế là cửa ngõ quan trọng nhất về trong giao lưu thương mại giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Lạng Sơn được hưởng lợi rất nhiều từ khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
rất lớn giữa hai nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 lên đến hơn 20 tỷ USD
và con số này dự kiến sẽ tăng lên 25 tỷ USD vào năm 201013. Với sự tăng trưởng rất
nhanh về thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc kể từ khi nối lại quan hệ kinh tế năm
1991. Không đáng ngạc nhiên, ngành thương mại, dịch vụ Lạng Sơn cũng tăng trưởng rất
nhanh và trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh Lạng Sơn. Ngành thương mại, dịch vụ
đóng góp 4,3%, chiếm hơn 50% sự tăng trưởng kinh tế của Lạng Sơn, tiếp đến là ngành
nông lâm nghiệp đóng góp 2,44%, cuối cùng ngành công nghiệp xây dựng 1,81%. Tỷ
trọng thương mại dịch vụ tăng từ 29% GDP năm 1986 lên chiếm 39,27% GDP năm 2008
theo giá hiện hành, và có giá trị tuyệt đối theo giá so sánh lớn nhất trong tổng sản phẩm
sản xuất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Biểu đồ 2.3, 2.4 cho thấy rõ nét nhất sự tăng trưởng vượt bậc của ngành thương mại, dịch
vụ và đóng góp chủ yếu của ngành này cho tăng trưởng kinh tế của Lạng Sơn giai đoạn
1986-2008.
12
Cả nước tăng trưởng GDP giai đoạn 1986-2008 khoảng 7,29%/năm theo tính toán tác giả
Nguồn: truy cập 15h17 ngày 17/3/2010
13
-12Biu 2.1. Thay i c cu kinh t tnh Lng Sn giai on 1986 - 2008
29%
39%
39%
Nụng lõm nghipThu sn
Cụng nghip-XDCB
63%
8%
Thng mi-Dch v
21%
1986
2008
Ngun: Niờn giỏm thng kờ tnh Lng Sn
Biu 2.2. Tc tng trng GDP, giỏ tr gia tng ca 03 lnh vc ca Lng Sn giai
on 1986 2008
30
25
20
15
%
10
5
0
2006
2001
1996
1991
1986
-5
-10
-15
Tốc độ tăng GDP
Công nghiệp-XDCB
Ngun: Niờn giỏm thng kờ tnh Lng Sn
Nm
Nông lâm nghiệp-Thuỷ sản
Th-ơng mại-Dịch vụ
-13Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng giá trị gia tăng 03 lĩnh vực giai đoạn 1986 – 2008 (Giá so sánh
1994)
Triệu VNĐ
1600000
1200000
800000
400000
0
1986
1991
1996
N«ng l©m nghiÖp-Thuû s¶n
2001
C«ng nghiÖp-XDCB
2006
Th-¬ng m¹i-DÞch vô
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn
Biểu đồ 2.4. Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của 03 lĩnh vực giai đoạn 1986 - 2008
10%
0%
2007
2005
2003
2001
1999
Nông lâm nghiệp-Thuỷ sản
Thương mại-Dịch vụ
1997
1995
1993
1991
1989
1987
-10%
Công nghiệp-XDCB
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn
Biểu đồ 2.2 cho thấy sự tăng trưởng rất nhanh của ngành công nghiệp xây dựng. Nhưng
với xuất phát điểm thấp năm 1986 chỉ chiếm 8% GDP, nên mặc dù có mức tăng trưởng
khá cao, nhưng xét theo giá trị tuyệt đối thì đóng góp không lớn. Năm 2008, ngành công
nghiệp, xây dựng chiếm 21% GDP, nhưng thực tế giá trị sản xuất công nghiệp đóng góp
không lớn, mà chủ yếu do giá trị của ngành xây dựng, mà trong đó có một phần rất lớn
-14đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho phát triển hạ tầng kinh tế cửa khẩu. Không
dễ để tách giá trị ngành xây dựng trong tổng cơ cấu ngành công nghiệp xây dựng, có thể
ước lượng đơn giản thông qua số liệu thống kê giá trị sản xuất của hai ngành này. Năm
2008, tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp xây dựng là 4.147.412 triệu đồng, trong
đó ngành xây dựng chiếm 52,92%. Như vậy, nếu tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ giá trị
gia tăng của từng ngành trong cách tính GDP, thì giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp
chỉ chiếm 11,32% GDP. Năm 1986, giá trị ngành xây dựng rất thấp, vì giai đoạn đó Việt
Nam còn rất nhiều khó khăn, có thể 8% GDP của ngành công nghiệp xây dựng năm này
chủ yếu do ngành công nghiệp đóng góp. Nếu giả định này đúng, thì rõ ràng sự tăng
trưởng của ngành công nghiệp Lạng Sơn thực sự không cao. Sau hơn 22 năm, công
nghiệp cũng chỉ tăng được 3,32%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 10% của ngành thương
mại, dịch vụ. Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp Lạng Sơn cũng không có gì mới,
chỉ có than, đá, xi măng, gạch xây, điện…. những sản phẩm khai thác tài nguyên sẵn có
của địa phương. Các sản phẩm của công nghiệp chế tạo không nhiều.
Không có những số liệu thống kê về sự đóng góp của thương mại, dịch vụ cửa khẩu trong
tổng giá trị ngành thương mại Lạng Sơn. Nhưng rễ dàng nhận thấy từ thực tế hoạt động
thương mại, dịch vụ của Lạng Sơn. Hàng hóa bán tại chợ Đông Kinh, chợ Kỳ Lừa, chợ
Tân Thanh, chợ Đồng Đăng bốn trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn có đến
trên 95% xuất xứ từ Trung Quốc. Bốn trung tâm thương mại này là điểm thăm chính và là
lý do để lượng rất lớn khách du lịch đến Lạng Sơn.
Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển rất lớn trên địa bàn là nguyên nhân để khối
lượng hàng hóa vận chuyển bộ bình quân đầu người năm 2000 của Lạng Sơn cao gấp
1,663 lần mức bình quân của cả nước, mặc dù tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống từ năm
2004, đến năm 2007 tỷ lệ này là 2,5 nghìn tấn/người và chỉ bằng 0,53 lần mức bình quân
cả nước. Với sản lượng công nghiệp, nông, lâm nghiệp rất thấp, năm 2000 chỉ chiếm
0,899% giá trị sản xuất của cả nước, thật khó giải thích Lạng Sơn lấy đâu ra hàng hóa để
vận chuyển với giá trị bình quân gấp 1,663 lần mức bình quân của cả nước. Điều này chỉ
có thể giải thích được từ lượng hàng hóa xuất nhập khẩu rất lớn qua Lạng Sơn.
Một ước lượng đơn giản, năm 2008 giá trị xuất nhập khẩu (thống kê được) lên đến 1,498
tỷ USD, hàng hóa đó chắc chắn sẽ sử dụng năng lực vận tải của Lạng Sơn như: bốc dỡ,
kho bãi, vận chuyển và một số dịch vụ ăn ở kèm theo. Nếu giả định việc vận tải góp vào
10% giá trị hàng hóa, thì giá trị đã đóng góp khoảng 0,15 tỷ USD, tương đương 2.865 tỷ
-15đồng Việt Nam14, chiếm 43,803% tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn. Thực tế số lượng nhập khẩu còn lớn hơn nhiều do hoạt động thương mại tư nhân,
buôn lậu không được thống kê đầy đủ.
Mô hình hồi quy giữa tổng giá trị hàng hóa sản xuất trên địa bàn và tổng giá trị kim ngạch
xuất nhập khẩu cũng khẳng định mối quan hệ nhân quả và vai trò quan trọng của thương
mại, dịch vụ cửa khẩu đối với tăng trưởng kinh tế của Lạng Sơn.
Kết quả mô hình cho thấy, cứ 1USD hàng hóa xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn, sẽ tạo ra
được 1000VNĐ giá trị gia tăng trên địa bàn, và sự gia tăng giá trị hàng xuất nhập khẩu,
giải thích 75,85% giá trị gia tăng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Có lẽ sự phụ thuộc và thương mại, dịch vụ cửa khẩu của nền kinh tế Lạng Sơn phản ánh
rõ nhất qua hoạt động thu ngân sách. Giai đoạn 2000-2008, thu từ hoạt động xuất nhập
khẩu chiếm từ 63,85% năm 2001, lên đến 85,38% năm 2008. Từ nguồn thu rất lớn này và
tỷ lệ được đầu tư trở lại cho Lạng Sơn đã là nguồn vốn rất quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và tăng thu nội địa cho ngân sách tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Ba nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển nhanh về thương mại, dịch vụ của
khẩu
Mặc dù nằm trên tuyến đường bộ giao thương quan trọng nhất giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Nhưng có nhiều địa phương như: Bắc Giang, Bắc Ninh cũng nằm trên trục đường
1A này, hay các tỉnh giáp Trung Quốc khác như: Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Lào
Cai. Các địa phương này cũng có thể trở thành địa điểm tập kết, giao lưu buôn bán giữa
thương nhân hai nước. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khách quan để Lạng Sơn trở thành địa
điểm buôn bán lý tưởng nhất xét về lợi thế của chi phí giao dịch. Có ba yếu tố chủ yếu
làm cho chi phí giao dịch tại Lạng Sơn thấp, hấp dẫn nhất và sự phát triển mạnh của
thương mại, dịch vụ cửa khẩu của Lạng Sơn trong những năm đầu mở cửa: (1) khai thác
tiềm năng về vị trí địa lý và hạ tầng giao thông; (2) văn hóa kinh doanh thương mại; (3)
chính sách bảo hộ ngoại thương.
14
Tính tỷ giá 1USD = 19.100VNĐ
-16Lạng Sơn nằm giáp Trung Quốc và trên con đường ngắn nhất để hàng hóa Việt Nam thâm
nhập Trung Quốc và ngược lại.
Hộp 2. Vị trí địa lý của Lạng Sơn (Dư địa chí Lạng Sơn, tr. 321)
Thứ nhất, về vị trí địa lý Lạng Sơn chỉ cách Hà Nội 154km, quốc lộ 1A chất lượng khá
tốt, lại có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh. Trong khi các
cửa khẩu khác như Móng Cái - Quảng Ninh cách Hà Nội 350km, Cao Bằng cách 310km.
Do đó xét về chi phí vận chuyển đường bộ, Lạng Sơn có lợi thế hơn so với các cửa khẩu
khác Bảng 2.2 cho thấy rõ lợi thế so sánh này.
Bảng 2.2. So sánh lợi thế vị trí các cửa khẩu với Trung Quốc
Nguồn: Khảo sát của tác giả đối với mặt hàng đạm
Lạng Sơn đã tận dung tốt lợi thế so sánh này để trở thành cửa khẩu có khối lượng hàng
hóa xuất nhập khẩu lớn nhất trong 6 tỉnh biên giới phía bắc. Số liệu tổng hợp ở Bảng 2.3
đã cho thấy điều đó, Lạng Sơn là địa phương có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong
6 tỉnh biên giới phía bắc kể từ năm 199615. Đến năm 2001, kim ngạch xuất nhập khẩu qua
15
4 năm sau khi chính thức thiết lập lại quan hệ giao thương
-17Lạng Sơn chiếm tới 63,69% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 6 tỉnh biên giới, 23,83%
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc. Tuy nhiên có những sai số
nhất định của số liệu thống kê, niêm giám thống kê Lạng Sơn tổng hợp lại cho thấy kim
ngạch xuất nhập khẩu Lạng Sơn cao nhất kể từ từ khi mở cửa năm 199116.
Mặc dù có nhiều số liệu thống kê khác nhau, nhưng việc Lạng Sơn hay Quảng Ninh là
những địa phương thu hút phần lớn lượng hàng xuất nhập khẩu bằng đường bộ còn phụ
thuộc vào chính sách biên mậu của Trung Quốc và khoảng cách đến thị trường hoặc cơ sở
sản xuất bên Trung Quốc hay Việt Nam. Lạng Sơn gần Nam Ninh hơn Quảng Ninh và có
lợi thế về đường bộ và đường sắt, nhưng Quảng Ninh lại gần Quảng Châu, Hồng Công và
có lợi thế đường biển, có thể vận chuyển hàng hóa có trọng tải lớn. Như năm 2001,
“Trung Quốc thay đổi chính sách biên mậu, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Long Châu
(Bằng Tường) giáp Lạng Sơn tụt xuống khá lớn, còn Phòng Thành (Đông Hưng) giáp
Quảng Ninh thì tăng lên tốc độ cao”17. Hiện hàng hóa buôn bán tại Quảng Ninh chủ yếu là
vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, hóa chất..., trong khi tại Lạng Sơn chủ yếu hàng tiêu
dùng, thiết bị điện tử gia dụng.
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của 6 tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc
Nguồn: Tổng cục thống kê truy cập 16h29 ngày 20/3/2010 và niên giám thống kê Lạng Sơn
16
17
Phụ lục 01. Một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu của tỉnh Lạng Sơn - Cục thống kê Lạng Sơn
truy cập 16h29 ngày 20/3/2010
-18Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập cảnh giúp Lạng Sơn rất tự nhiên trở thành điểm
tập kết, buôn bán giữa thương nhân hai nước, chứ không phải Bắc Ninh hay Bắc Giang
cũng nằm trên trục đường giao thương quan trọng giữa hai nước.
Một điểm lưu ý quan trọng đối với lợi thế tự nhiên rất lớn này của Lạng Sơn. Giai đoạn
đầu cơ sở hạ tầng rất hạn chế, đi Hà Nội theo đường bộ đến 5h-6h cả đường bộ và đường
sắt buộc các thương nhân phải đặt cơ sở ở Lạng Sơn sau đó chuyển hàng hóa về Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác, do đó có ngoại tác tích cực đến sự tăng
trưởng kinh tế ở Lạng Sơn. Khi đặt cơ sở ở Lạng Sơn, các thương nhân sẽ phải đầu tư,
thuê người, sử dụng các dịch vụ: bốc dỡ, kho bãi... tại Lạng Sơn từ đó tạo ra giá trị gia
tăng, việc làm, tăng thu nhập cho người dân Lạng Sơn.
Thứ hai, cách thức tiến hành các hoạt động giao thương giữa thương nhân hai nước Việt
Nam và Trung Quốc - mà ở đây chúng tôi tạm gọi là văn hóa kinh doanh thương mại thời
kỳ đầu mở cửa rất có lợi cho các tỉnh biên giới như Lạng Sơn. Thống kê tại Bảng 2.3 đã
cho thấy, buôn bán biên mậu chiếm gần như toàn bộ hoạt động giao thương giữa hai nước
kể từ năm 1991 đến năm 2000, tức sau gần 10 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ
thương mại. Điều này có nguyên nhân từ văn hóa kinh doanh thương mại giai đoạn này,
hoạt động giao thương dựa trên niềm tin và chủ yếu do tư thương thực hiện, điều này
được mô tả khá chi tiết và trân thực tại Phụ lục 2.1.
Giao thương giai đoạn này dựa trên nền tảng sự quen biết, gần gũi của nhân dân vùng
biên hai nước. Nhờ sự quen biết, gần gũi giữa nhân dân Lạng Sơn và nhân dân tỉnh Quảng
Tây - Trung Quốc, mà chi phí giao dịch ở cả ba khía cạnh mặc cả, tìm kiếm và thực thi
đều dễ dàng hơn so với người dân các địa phương khác. Điều thuận lợi hơn cả là ngôn
ngữ và quan hệ cùng huyết thống. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn dân tộc Hoa, Nùng, Tày
chiếm tới hơn 79% dân số18, là những cư dân bản địa vùng biên giới, có văn hóa tương
đương với dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc. Thậm chí dân tộc Nùng (Nồng) vốn
là tên gọi của một dòng họ trong bốn dòng họ lớn ở Quảng Tây - Trung Quốc19. Chính
nhờ quan hệ về huyết thống, cùng ngôn ngữ20 nên hai bên dễ dàng trao đổi, thỏa thuận với
nhau. Tiếp đến, việc qua lại vùng biên của nhân dân những năm đầu mở cửa cũng khá dễ
dàng, trong khi muốn đi sâu vào các tỉnh nội địa còn khó khăn21. Nên việc tìm hiểu, xác
minh của hai bên cũng thuận tiện hơn. Cuối cùng, hoạt động thương mại ban đầu chủ yếu
18
Tính toán của tác giả theo số liệu của cục thống kê Lạng Sơn năm 2008
Dư địa chí Lạng Sơn – UBND tỉnh Lạng Sơn – trang 131.
20
Tiếng Nùng hay còn gọi là tiếng Pạcvà
21
Do nghi ngại từ cuộc chiến biên giới 1979, làm ăn với “kẻ thù” không phải điều dễ chấp nhận đối với đa
phần người Việt Nam giai đoạn này.
19