Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.02 KB, 1 trang )
Tại Hội thảo chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy do Sở GD - ĐT TP.HCM kết hợp với Phòng
GD quận 3 tổ chức vừa qua, tiết dạy bài “Vùng biển nước ta” của giáo viên Trần Minh Duy (Trường dân
lập quốc tế Việt Úc) đã thật sự thành công khi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng của
mình.
Không chỉ liệt kê kiến thức
Nhờ có giáo án điện tử nên ở phần kiểm tra bài cũ, giáo viên (GV) đã mở ra Lược đồ sông ngòi ngay
màn hình trình chiếu để học sinh (HS) trả lời câu hỏi: “Chỉ trên lược đồ và nêu tên các con sông lớn ở
nước ta theo thứ tự từ Bắc đến Nam?” và câu hỏi theo dạng thuộc bài: “Nêu vai trò sông ngòi ở nước
ta?”. Nếu chúng ta để ý thì sẽ phát hiện được một điều lý thú trong hai câu này. Tuy cả hai câu hỏi nằm
trong bài học trước nhưng mỗi câu lại có từng yêu cầu riêng đối với người học. Nếu câu một GV yêu
cầu HS vận dụng kỹ năng thực hành (theo kiểu đề mở) thì ở câu hỏi hai người học phải trả lời câu hỏi
bằng cách thuộc lòng theo trí nhớ ( theo kiểu đề đóng).
Sang phần bài mới, để hỗ trợ cho các kiến thức cần truyền đạt cho học sinh, GV tiếp tục phát huy vai trò
của máy vi tính để giới thiệu cho HS một số hình ảnh trực quan sinh động từ trong sách giáo khoa như
Lược đồ khu vực biển Đông, cảnh làm muối của nhân dân ven biển, một số bãi biển ở nước ta, cảnh đẹp
Vịnh Hạ Long… Đây là những hình ảnh dù đã có trong sách giáo khoa nhưng khi được GV đưa lên màn
hình Power Point trình chiếu thì HS sẽ thích thú hơn vì đó là “sản phẩm dùng chung” của cả lớp to đẹp,
rõ ràng. Điều đáng nói là những post hình này không chỉ là những hình ảnh chết mà nhờ kỹ xảo của máy
vi tính nó trở nên sinh động, có hồn có sức sống hơn nhiều so với những trang giấy bất động trong SGK.
Sau khi GV giới thiệu các nội dung: vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông, biển nước ta
bao bọc các phía đông, nam và đông nam phần đất liền nước ta, trên lược đồ đã xuất hiện những “đèn
chữ” sáng nhấp nháy trên lược đồ gây sự chú ý cho người quan sát. Sang phần “Đặc điểm vùng biển
Đông” nước ta, GV không chỉ “liệt kê” các thông tin để truyền thụ cho HS như: biển không đóng băng,
vùng biển miền Bắc và miền Trung hay có bão, hàng ngày nước biển dâng lên rồi hạ xuống tạo thành
thủy triều mà còn đưa ra một trục tương đồng để nêu những ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản
xuất. Những kiến thức này đối với HS vùng duyên hải không mới nhưng đối với các em ở miền núi
thành thị thì GV cần “dừng lại” để trình bày rõ. Khi trình bày những thuận lợi về giao thông, làm muối
và đánh bắt hải sản, những thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển GV đã đưa ra một số hình
ảnh người dân kéo lưới, làm muối để minh họa thêm.
Tạo thêm sự hứng thú
Đến phần Vai trò của biển, HS dựa vào sách giáo khoa suy nghĩ và tìm cách trả lời các câu hỏi phát vấn