I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN èNH DUYT
Hình phạt chính không t-ớc tự do
theo luật hình sự Việt Nam
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2017
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN èNH DUYT
Hình phạt chính không t-ớc tự do
theo luật hình sự Việt Nam
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04
LUN VN THC S LUT HC
Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS TRNH QUC TON
H NI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong khóa luận
tốt nghiệp đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Tôi đã hoàn
thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính
theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Đình Duyệt
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC HÌ NH PHA ̣T CHÍNH
KHÔNG TƢỚC TƢ̣ DO TRONG LUẬT HÌ NH SƢ̣ ............................... 6
1.1.
Khái niệm , đă ̣c điể m và ý nghĩa của các hin
̀ h pha ̣t chính không
1.1.1.
tƣớc tƣ ̣ do ..................................................................................................... 6
Khái niệm và đặc điểm của các hình pha ̣t chính không tƣớc tƣ̣ do .............. 6
1.1.2.
Ý nghĩa của các hình phạt chính không tƣớc tự do trong luật hình sự
Việt Nam ..................................................................................................... 12
1.2.
Khái quát lịch sử quy định hình phạt chính không tƣớc tự do
trong Luâ ̣t hin
̀ h sƣ ̣ Viêṭ Nam.................................................................... 17
1.2.1.
Giai đoa ̣n tƣ̀ năm1945 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự
năm 1985 ........ 17
1.2.2.
Giai đoa ̣n tƣ̀ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trƣớc khi
ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ............................................................ 22
1.3.
Hình phạt chính không tƣớc tự do trong luật hình sự một số nƣớc
1.3.1.
trên thế giới ................................................................................................ 25
Luâ ̣t hiǹ h sƣ̣ Trung Quố c ............................................................................ 25
1.3.2.
Luâ ̣t hiǹ h sƣ̣ Liên bang Nga ........................................................................ 27
1.3.3.
Luâ ̣t hiǹ h sƣ̣ Liên bang Đƣ́c ........................................................................ 28
Chƣơng 2: CÁC QUY ĐINH
CỦ A BỘ LUẬT HÌ NH SƢ̣ NĂM
̣
1999 VỀ
CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƢỚC TỰ DO VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG ........................................................................................ 31
2.1.
Các quy đinh
̣ của Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sƣ ̣ năm
1999 về các hin
̀ h pha ̣t
chính không tƣớc tƣ ̣ do ............................................................................. 31
2.1.1.
Hình phạt cảnh cáo ...................................................................................... 31
2.1.2.
Hình phạt tiền .............................................................................................. 38
2.1.3.
Hình phạt cải tạo không giam giữ ............................................................... 42
2.1.4.
Hình phạt trục xuất ...................................................................................... 47
2.2.
Thƣ ̣c tiễn áp du ̣ng các hin
̀ h pha ̣t chính không tƣớc tƣ ̣ do trên điạ
bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 ............. 50
2.2.1.
Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các hình phạt chính không tƣớc tự
do đối với ngƣời phạm tội ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2011-2015 .......... 50
2.2.2.
Một số tồn tại, hạn chế trong áp dụng các hình phạt chính không tƣớc
tự do đối với ngƣời phạm tội ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 20112015 và những nguyên nhân cơ bản ............................................................ 53
Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHA ̣T
CHÍNH KHÔNG TƢỚC TƢ̣ DO TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
HIỆN HÀNH .............................................................................................. 75
3.1.
Yêu cầu tiếp tục hoàn thiêṇ quy định về các hình phạt chính
không tƣớc tự do trong Bộ luật hình sự hiện hành và nâng cao
hiệu quả áp dụng ....................................................................................... 75
3.2.
Nhƣ̃ng quy đinh
̣ mới về hình phạt chính không tƣớc tự do trong
Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sƣ ̣ 2015 và những đề xuất những kiến nghị tiếp tục
hoàn thiện ................................................................................................... 80
3.2.1.
Nhƣ̃ng quy đinh
̣ mới về hin
̀ h pha ̣t chính không tƣớc tƣ̣ do trong Bô ̣
luâ ̣t hiǹ h sƣ̣ 2015 ......................................................................................... 80
3.2.2.
Đề xuất kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định về hình phạt chính
không tƣớc tự do trong Bộ luật hình sự năm 2015 ..................................... 87
3.3.
Các giải pháp nâng cao hiêụ quả áp du ̣ng các hin
̀ h pha ̣t không
3.3.1.
tƣớc tƣ ̣ do ................................................................................................... 94
Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Thẩ m phán , hội thẩm nhân dân và
Kiểm sát viên ta ̣i các phiên tòa hin
̀ h sƣ̣....................................................... 94
3.3.2.
Nâng cao trách nhiê ̣m của chin
án
97
́ h quyề n cơ sở và cơ quan thi hành .............
3.3.3.
Tăng cƣờng hơ ̣p tác quố c tế ........................................................................ 99
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 101
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 103
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS:
Bộ luật hình sự
CCTTP:
Cấu thành tội phạm
HĐXX:
Hội đồng xét xử
LHS:
Luật hình sự
LTTHS:
Luật tố tụng hình sự
TANDTC:
Tòa án nhân dân tối cao
TNHS:
Trách nhiệm hình sự
VKS:
Viện kiểm sát
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa
XXST:
Xét xử sơ thẩm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1. Thống kê các tội phạm trong Bộ luật hình sự có quy định
hình phạt cảnh cáo
35
Bảng 2.2. Số liê ̣u hiǹ h pha ̣t không chính tƣớc tƣ̣ do áp du ̣ng trong các
vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
50
Bảng 3.1. Kiến nghị sửa đổi các quy định phần chung về hình phạt cảnh
cáo điều 34 BLHS
88
Bảng 3.2.
Kiến nghị sửa đổi các quy định phần chung về hình phạt tiền
điều 35 BLHS
89
Bảng 3.3. Kiến nghị sửa đổi các quy định phần chung về hình phạt cải
tạo không giam giữ điều 36 BLHS
91
Bảng 3.4. Kiến nghị sửa đổi các quy định phần chung về giảm hình
phạt đã tuyên khoản 2 điều 63
93
Bảng 3.5. Kiến nghị sửa đổi các quy định phần chung về hình phạt trục
xuất điều 37 BLHS
93
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hình phạ t là mô ̣t chế đinh
̣ quan tro ̣ng của luâ ̣t hin
̀ h sƣ̣ . Hình phạt là hình
thức thực hiện trách nhiệm hình sự mà ngƣời phạm tội phải gánh chịu đối với
nhƣ̃ng hành vi pha ̣m tô ̣i gây ra và thể hiê ̣n sƣ̣ lên án và trƣ̀ng tri ̣của Nhà nƣớ
c đố i
với họ. Viê ̣c quy đinh
̣ hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm chỉ có ý nghĩa
khi đi kèm nó là các hiǹ h pha ̣t nhằ m mu ̣c đić h giáo du ̣c , cải tạo, ngƣời pha ̣m tô ̣i trở
thành ngƣời có ích cho xã hội , có ý thức tuân th ủ pháp luật, ngăn ngƣ̀a ho ̣ pha ̣m tô ̣i
mới. Bên ca ̣nh đó , hình phạt không chỉ có mục đích giáo dục , cải tạo ngƣời phạm
tô ̣i còn nhằ m giáo du ̣c ngƣời khác tôn tro ̣ng pháp luâ ̣t
, đấ u tranh chố ng và phòng
ngƣ̀a tô ̣i pha ̣m.
Hê ̣ thố n g hiǹ h pha ̣t trong Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sƣ̣
(BLHS) năm 1999 đƣơ ̣c chia
thành các hình phạt chính và hình phạt bổ sung , bao gồ m 7 hình phạt chính khác
nhau (cảnh cáo , phạt tiền , cải tạo không giam giữ , trục xuất , tù có thời hạn , tù
chung thân , tƣ̉ hiǹ h ) và 7 hình phạt bổ sung (cấ m đảm nhiê ̣m chƣ́c vu ̣ , cấ m hành
nghề hoă ̣c làm công viê ̣c nhấ t đinh
̣ , cấ m cƣ trú , quản chế , tƣớc mô ̣t số quyề n công
dân, tịch thu tài sản , phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính, trục xuất khi
không áp du ̣ng là hiǹ h pha ̣t chin
́ h ). Trong hê ̣ thố ng hin
̀ h pha ̣t còn có thể chia thành
hình phạt tƣớc tự do , hạn chế tự do và hình phạt không tƣớc tự do
(bao gồ m cả
mô ̣t số hiǹ h pha ̣t chiń h và hiǹ h pha ̣t bổ sung ). Các hình phạt chín h không tƣớc tƣ̣
do bao gồ m : cảnh cáo , phạt tiền ; cải tạo không giam giữ , trục xuất, đây là những
hình phạt thể hiện rõ tính nhân đạo và giáo dục của pháp luật hình sự, cụ thể hoá
nguyên tắc cá thể hoá hình phạt.
Chính sách hình sự nói chung và chính sách hình phạt nói riêng của Nhà
nƣớc ta trong những năm gần đây ngày càng khẳng định và làm rõ nét hơn xu
hƣớng nhân đạo và nhân văn, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội và hội
nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về
xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng
1
đến năm 2020 (Viết tắt là Nghị quyết 48-NQ/TW) đã chỉ đạo: "Hoàn thiện chính
sách hình sự, đảm bảo yêu cầu đề cao hiệu quả phòng ngừa, hạn chế hình phạt tử
hình, giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ
đối với các loại tội ít nghiêm trọng...". Chủ trƣơng, chính sách này tiếp tục đƣợc
khẳng định và cụ thể hoá trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ
chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 (Viết tắt là Nghị quyết 49NQ/TW): "Coi trọng việc hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự và thủ tục tố
tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý
người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, cải tạo không
giam giữ đối với một số loại tội".
Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hoá các quan điểm của đảng, trong đó đề cao
quyền con ngƣời, quyền cơ bản của công dân. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu phải tiếp
tục hoàn thiện các quy định của BLHS, trong đó có các quy định về các hình phạt
chính không tƣớc tự do.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng thấy các hình phạt
chính không tƣớc tự do trong Luật hình sự (LHS) Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập;
các điều kiện áp dụng hình phạt chính không tƣớc tự do còn quy định chung chung;
ranh giới giữa các hình phạt chính không tƣớc tự do còn khó xác định; giới hạn mức
hình phạt tối thiểu và tối đa trong số các hình phạt không tƣớc tự do chƣa sát thực tế;
tƣơng quan giữa các loại hình phạt truyền thống nhƣ hình phạt tù có thời hạn, tù
chung thân, tử hình và các loại hình phạt không tƣớc tự do chƣa tƣơng xứng; số
lƣợng hình phạt chính không tƣớc tự do trong thực tiễn cũng rất ít đƣợc áp dụng; các
quy định về thi hành hình phạt chính không tƣớc tự do còn tồn tại một số bất cập,
thực tiễn áp dụng và thi hành nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết...
Trong nhƣ̃ng năm vƣ̀a qua, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ diễn
ra khá phƣ́ c ta ̣p, với sƣ̣ phát triể n ma ̣nh mẽ của kinh tế và xã hô ̣i , kéo theo đó là tệ
nạn xã hội cũng tăng nhanh . Trƣớc tin
̀ h hin
̀ h đó , các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh
Phú Thọ đã khởi tố , điề u tra, truy tố , xét xử mỗi năm hàng nghìn vụ án hình sự các
loại, đƣa ra xét xƣ̉ hàng nghìn bi ̣cáo . Điều này góp phầ n quan tro ̣ng trong công tác
2
đấ u tranh phòng , chố ng tô ̣i pha ̣m và ổ n đinh
̣ tình hình an ninh chính tri ̣ , trâ ̣t tƣ̣ an
toàn xã hội ở địa phƣơng . Trong cơ cấ u hin
̀ h pha ̣t áp du ̣ng đố i với các bi ̣cáo bi ̣đƣa
ra xét xƣ̉ , Tòa án nhân dân (TAND) trong tỉnh đã thƣ̣c hiê ̣n đúng chủ trƣơng cải
cách tƣ pháp của Đảng và Nhà nƣớc khi hạn chế áp dụng hình phạt tù , tăng cƣờng
áp dụng các hiǹ h pha ̣t không tƣớc tƣ̣ do , trong đó có hin
̀ h pha ̣t tiề n . Điề u này góp
phầ n đảm bảo quyề n lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của ngƣời pha ̣m tô ̣i , nhƣng cũng vẫn đảm bảo
yế u tố răn đe , giáo dục và phòng ngừa chung . Tuy nhiên , trên thƣ̣c tiễn tin
̉ h Phú
Thọ cho thấy , viê ̣c áp du ̣ng các hin
̀ h pha ̣t chính không tƣớc tƣ̣ do vẫn còn ha ̣n chế ,
phạm vi áp dụng chƣa mở rộng , chƣa linh hoa ̣t . Các hình phạt chính không tƣớc tự
do nhƣ pha ̣t tiề n , cải tạo không giam giữ còn b ị dè dặt trong việc áp dụng , thực tiễn
thi hành còn nhiều bất cập. Cơ chế giám sát viê ̣c áp du ̣ng các hình pha ̣t này đố i với
TAND còn chƣa đáp ƣ́ng đƣơ ̣c yêu cầ u .
Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận
về hình phạt chính không tƣớc tự do và sự thể hiện chúng trong các quy định của
BLHS năm 1999, đồng thời đánh giá việc áp dụng hình phạt chính không tƣớc tự do
trong thực tiễn để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện về mặt luật pháp, nâng cao hiệu quả
áp dụng các hình phạt chính không tƣớc tự do không những có ý nghĩa lý luận - thực
tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây cũng là lý do
luận chứng cho việc học viên quyết định chọn đề tài “Hình phạt chính không tước
tự do theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)” làm
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học LHS đã có một số công trình nghiên cứu về các hình phạt
không tƣớc tự do nhƣ: Nguyễn Văn Trƣợng, Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn áp
dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4, tháng
2/2009; Hình phạt tiền và thực tiễn áp dụng của tác giả Đỗ Văn Chỉnh, Tạp chí Tòa
án nhân dân, số 5, tháng 3/2009; TS Dƣơng Tuyết Miên, Các hình phạt bổ sung
trong BLHS năm 1999 và hướng hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân dân số 8, tháng
4/2009; Luận án Tiến sỹ "Các hình phạt bổ sung trong Luật hình sự Việt Nam" của
3
Tiến sỹ Trịnh Quốc Toản, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội, Sách chuyên khảo "Nghiên
cứu về hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo về quyền con người"
của PGS.TS Trịnh Quốc Toản, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội (nhà Xuất bản chính trị
quốc gia năm 2015).
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về các hình phạt cụ thể trong
nhóm các hình phạt không tƣớc tự do nhƣ : Tác giả Trần Lệ Trinh , Hình phạt tiền
trong luật hình sự Viê ̣t Nam và viê ̣c áp dụng hình phạt này ở nước ta hiê ̣n nay , Luâ ̣n
văn tha ̣c si ̃ luâ ̣t ho ̣c , Khoa Luâ ̣t – Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i , 2009; Lê Thanh Hùng ,
Hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam và việc áp dụng tại
tỉnh Thanh Hóa , Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ luâ ̣t ho ̣c , Khoa Luâ ̣t – Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i ,
2014; Lê Thi Tru
̣ ́ c Quỳnh , Một số vấ n đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuấ t
trong luật hình sự Viê ̣t Nam , Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ luâ ̣t ho ̣c , Khoa Luâ ̣t – Đa ̣i ho ̣c Quố c
gia Hà Nô ̣i , 2010; Đinh Thi ̣Hoài Phƣơng , Một số vấ n đề lý luận và thực tiễn về
hình phạt cảnh c áo theo luật hình sự Việt Nam , Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ luâ ̣t , Khoa Luâ ̣t –
Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i, 2010.
Tấ t cả các công trình nghiên cƣ́u trên đây đã nghiên cƣ́u ở khía ca ̣nh nhấ t
đinh
̣ về các hiǹ h pha ̣t mang tiń h chấ t không tƣớc tƣ̣ do, cũng nhƣ một loại hình phạt
cụ thể trong nhóm các hình phạt không tƣớc tự do
. Chính vì vậy , các công trình
khoa học nói trên, đã gợi mở cho tác giả luận văn nhiều ý tƣởng khoa học, là những
tài liệu rất bổ ích và giá trị đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài . Do đó ,
viê ̣c tác giả cho ̣n vấ n đề các hình pha ̣t chính không tƣớc tƣ̣ do theo luâ ̣t hình sƣ̣ Viê ̣t
Nam trên cơ sở số liê ̣u thƣ̣c tiễn tin
̉ h Phú Tho ̣ có ý nghiã lý luâ ̣n và thƣ̣c tiễn to lớn .
3. Mục đích, nhiêm
̣ vu ̣ và phạm vi nghiên cƣ́u
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu toàn diện, hệ thống và sâu sắc về lý
luận đối với các hình phạt chính không tƣớc tự do; tổng kết thực tiễn áp dụng các
hình phạt này ở nƣớc ta. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất những giải pháp tiếp tục
hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả áp dụng các hình phạt chính không
tƣớc tự do trong thực tiễn.
4
3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các hình phạt chính không tƣớc tự do trong
luâ ̣t hình sƣ̣.
- Phân tích, đánh giá các quy định của BLHS năm 1999 về hình phạt chính
không tƣớc tự do và tổng kết thực tiễn áp dụng các quy định đó trên điạ bàn tỉnh
Phú Thọ trong 05 năm gần đây.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các hình phạt chính
không tƣớc tự do và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về các hình phạt
chính không tƣớc tự do trong LHS Việt Nam, đó là hình phạt cảnh cáo, phạt tiền,
cải tạo không giam giữ, trục xuất.
- Đề tài nghiên cƣ́u thƣ̣c tiễn áp du ̣ng các hình phạt chính trên tại tỉnh Phú
Thọ trong 5 năm tƣ̀ năm 2011 đến năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u đề tài
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
cải cách tƣ pháp; những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách
chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự.
Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng trong Luận văn là các
phƣơng pháp: phân tích, tổng hợp,lịch sử, so sánh, thống kê.
5. Kế t cấ u của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kế t luâ ̣n và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , đề tài đƣợc kết
cấ u thành 03 chƣơng sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về các hình phạt chính không tƣớc tự do
trong luật hình sự
Chương 2: Các quy định về hình phạt chính không tƣớc tự do trong Bộ luật
hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
các quy định về hình phạt chính không tƣớc tự do trong Bộ luật hình sự hiện hành.
5
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC HÌNH PHA ̣T CHÍNH
KHÔNG TƢỚC TƢ̣ DO TRONG LUẬT HÌNH SƢ̣
1.1. Khái niệm , đă ̣c điể m và ý nghĩa của các hình phạt chính không
tước tư ̣ do
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các hình phạt chính không tước tự do
Đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm để tiến tới ổn định trật tự xã hội, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
luôn là nhiệm vụ tất yếu khách quan của bất kì một nhà nƣớc nào trong bất kì một
xã hội nào. Một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nƣớc thực hiện nhiệm vụ tất
yếu khách quan đó chính là hình phạt. Hiệu quả của việc xử lý hành vi phạm tội
thông qua hình phạt phụ thuộc rất nhiều vào việc quy định và áp dụng các quy định
đó nhƣ thế nào trong thực tế.
Về mặt lập pháp, trong bất kì một Nhà nƣớc nào, các quy định của pháp luật
thuộc lĩnh vực tƣ pháp hình sự nói chung và các quy định của hệ thống pháp luật
hình sự (PLHS) nói riêng đều nhằm phải mục đích hàng đầu là bảo vệ các quyền tự
do của con ngƣời tránh khỏi không chỉ sự xâm hại có tính chất tội phạm của công
dân khác, mà còn sự tùy tiện của một số quan chức trong bộ máy công quyền đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm thô bạo pháp chế và dân chủ, khi áp dụng hình
phạt với tƣ cách là biện pháp cƣỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất. Chính vì vậy,
mục đích hình phạt ra sao và hệ thống hình phạt trong LHS của một quốc gia nhƣ
thế nào, cũng là những tiêu chí cơ bản và quan trọng để đánh giá mức độ dân chủ và
nhân đạo, pháp chế và nhân văn trong quốc gia đó.
Tội phạm và hình phạt thuộc những đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu và quan
trọng nhất của khoa học LHS. Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, các
hình phạt có ý nghĩa quyết định và góp phần phát huy đƣợc vai trò tích cực là một bộ
phận cấu thành không thể thiếu trong hệ thống các biện pháp tác động của Nhà nƣớc
và xã hội đến tội phạm. Hình phạt là một phạm trù pháp lý - xã hội phức tạp, là hệ
6
quả của một loạt các sự kiện, tình tiết đã diễn ra. Đây là một phạm trù đƣợc nghiên
cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau từ triết học, tâm lý học, tội phạm học,
điều tra hình sự, giáo dục học... nhƣng đƣợc nghiên cứu nhiều nhất dƣới góc độ khoa
học LHS. C.Mác đã từng viết: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho lợi ích giai cấp
thống trị trong một xã hội nhất định”,“Hình phạt chẳng qua là thủ đoạn tự vệ của xã
hội với những hành vi xâm phạm những điều kiện tồn tại của xã hội đó” [5, tr.531].
Trong lịch sử nhân loại có những quan niệm khác nhau về bản chất và nội
dung của hình phạt. Nhƣng về cơ bản, có hai quan điểm chính sau:
Quan điểm thứ nhất coi hình phạt là công cụ trừng trị, trả thù ngƣời phạm
tội, lấy sự khắc nghiệt của tội phạm làm điều răn cho ngƣời phạm tội. Quan điểm
thứ hai coi hình phạt là công cụ pháp lý cần thiết để đấu tranh phòng, chống tội
phạm, cải tạo giáo dục ngƣời phạm tội [18, tr.107-108].
Trong khoa học LHS Việt Nam, các nhà khoa học cũng có nhiều quan điểm
về hình phạt, về cơ bản các quan điểm đó là thống nhất, mặc dù trong mỗi quan
niệm đó có những sự khác nhau nhất định:
GS.TSKH. Lê Văn Cảm đƣa ra khái niệm:
Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nƣớc đƣợc
quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án để tƣớc bỏ hay
hạn chế quyền, tự do của ngƣời bị kết án theo các quy định của pháp luật hình
sự [6, tr.11-12].
Theo quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa thì:
Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc nghiêm khắc nhất đƣợc quy định
trong luật hình sự, do Tòa án áp dụng cho chính ngƣời đã thực hiện tội phạm, nhằm
trừng trị và giáo dục họ, góp phần vào việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo
vệ chế độ và trật tự xã hội cũng nhƣ các quyền và lợi ích hợp pháp của của công
dân [20, tr.29].
PGS.TS. Trịnh Quốc Toản đã định nghĩa:
Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc của Nhà nƣớc, đƣợc quy định
trong luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với ngƣời phạm tội và đƣợc
7
thể hiện ở việc tƣớc bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của họ nhằm giáo dục, cải tạo
họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội, không phạm tội mới, giáo dục mọi công dân
có ý thức tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [55, tr.48].
Lần đầu tiên, BLHS nƣớc ta có một số điều luật nêu khái niệm của hình phạt.
Trƣớc khi khái niệm về hình phạt đƣợc quy định chính thức trong BLHS, thì hình
phạt chỉ đƣợc nghiên cứu nhƣ là một khái niệm có tính chất khoa học, trên các tạp
chí khoa học, tạp chí chuyên ngành hoặc trong các giáo trình của các trƣờng đại
học. Việc BLHS năm 1999 dành một điều quy định khái niệm về hình phạt là một
bƣớc tiến trong công tác lập pháp. Khái niệm hình phạt quy định tại Điều 26 BLHS
đã nêu đầy đủ nội dung, bản chất của hình phạt.
Theo quy định tại Điều 26 BLHS thì: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của
người phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án áp dụng đối với
người phạm tội” [43, tr. 27].
Nhà nƣớc đặt ra hình phạt nhƣng hình phạt đó phải tƣơng xứng với tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do ngƣời phạm tội thực hiện. Tính chất,
mức độ của hành vi phạm tội phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Nhân thân ngƣời
phạm tội, quan hệ xã hội bị xâm phạm, thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra cho xã
hội, ý thức chủ quan của ngƣời phạm tội. BLHS năm 1999 quy định hệ thống hình
phạt chính bao gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có
thời hạn, tù chung thân, tử hình; các loại hình phạt đó đƣợc sắp xếp theo trật tự tăng
dần về mức độ nghiêm khắc, thể hiện chính sách hình sự của Nhà nƣớc ta là kết hợp
giáo dục, thuyết phục với cƣỡng chế, trấn áp.
Trong số các hình phạt chính trên thì hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo
không giam giữ và trục xuất là các hình phạt chính không tƣớc tự do của ngƣời bị
tuyên án. Những ngƣời phạm tội bị áp dụng các hình phạt chính không tƣớc tự do
vẫn có thể đƣợc di chuyển, cƣ trú, giao tiếp với xã hội trong phạm vi nhất định.
Điều đó có nghĩa là họ không bị cách ly ra khỏi xã hội và vẫn có quyền tự do.
Các hình phạt chính không tƣớc tự do đƣợc hiểu và đƣợc định nghĩa nhƣ
8
thế nào trƣớc hết phải dựa trên cơ sở các đặc điểm thuộc về bản chất của loại
hình phạt này.
- Thứ nhất, hình phạt chính không tƣớc tự do là biện pháp cƣỡng chế
nghiêm khắc nhất của Nhà nƣớc. Trong hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc, có
nhiều biện pháp cƣỡng chế nhƣ xử phạt hành chính, buộc bồi thƣờng thiệt hại về
tài sản, xử lý kỷ luật... So với các biện pháp cƣỡng chế khác thì chỉ có hình phạt là
biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất vì: hình phạt đánh vào lợi ích kinh tế, hình
phạt hạn chế quyền tự do thân thể, hình phạt đƣợc ghi vào lai lịch tƣ pháp của
ngƣời phạm tội hay có án tích. Án tích là đặc điểm nhân thân bất lợi cho ngƣời
phạm tội trong đời sống xã hội, trong khi ngƣời phạm tội có hành vi vi phạm pháp
luật. Án tích có thể bị coi là tình tiết định tội, tình tiết định khung tăng nặng, tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do vậy, hình phạt hoàn toàn khác với những
chế tài của ngành luật khác nhƣ bồi thƣờng thiệt hại trong Luật dân sự, phạt tiền
trong Luật hành chính…
- Thứ hai, hình phạt chính không tƣớc tự do chỉ áp dụng đối với ngƣời phạm
tội. Quy định này vừa thể hiện trong Điều 26 về khái niệm hình phạt, vừa thể hiện
tính nguyên tắc cơ sở trách nhiệm hình sự (Điều 2 BLHS năm 1999): "Chỉ người
nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình
sự" [40, tr.5]. BLHS chỉ cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời thực
hiện hành vi phạm tội chỉ ngƣời nào phạm tội ngƣời ấy mới phải chịu trách nhiệm
hình sự. Mọi công dân đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy định
của pháp luật. Điều 2 BLHS 1999: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật
hình sự quy định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Nhƣ vậy, LHS Việt Nam
không cho phép ngƣời khác chịu hình phạt thay cho ngƣời phạm tội. Quy định này
thể hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa của pháp LHS Việt Nam, thể hiện
mục đích áp dụng hình phạt là giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội để họ trở thành
ngƣời lƣơng thiện có ích cho xã hội. Hình phạt chính đƣợc quy định cụ thể trong
luật, các chủ thể không có quyền thoả thuận các chế tài khác với quy định của luật
nhƣ một số ngành luật khác (chẳng hạn trong Luật dân sự có quy định trừ trƣờng
hợp các bên có thoả thuận khác).
9
- Thứ ba, hình phạt chính không tƣớc tự do đƣợc quy định trong BLHS, do
Tòa án nhân danh Nhà nƣớc áp dụng bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối
với ngƣời phạm tội. Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất nên Hiến
pháp năm 2013 và các BLHS, BLTTHS hiện hành... đều khẳng định Tòa án là cơ
quan duy nhất có quyền xét xử. Quy định này thể hiện tính kiên quyết, thận trọng
của Nhà nƣớc trong đấu tranh chống tội phạm đồng thời bảo đảm lợi ích chính đáng
của công dân. Quy định này còn thể hiện sự thống nhất giữa tội phạm và hình phạt.
Chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử và quyết định hình phạt với ngƣời phạm tội theo
trình tự thủ tục do BLTTHS quy định. Khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử
căn cứ vào quy định của BLHS và BLTTHS, bảo đảm xét xử đúng ngƣời, đúng tội,
chính xác, khách quan, bảo đảm không ai bị coi là có tội khi chƣa có bản án kết tội
có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tội phạm là cơ sở phải chịu hình phạt, ngƣợc lại
hình phạt là hậu quả pháp lý của tội phạm nhằm trừng trị vào giáo dục ngƣời phạm
tội, giáo dục ngƣời khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm. Bản
án của Toà án có thẩm quyền xác định hình phạt cụ thể đối với ngƣời phạm tội. Để
quyết định hình phạt đối với một ngƣời phải thông quá một quá trình tố tụng hình
sự nghiêm ngặt, chỉ khi xác định đƣợc hành vi phạm tội của ngƣời đó Toà án có
thẩm quyền mới áp dụng hình phạt tƣơng ứng.
- Thứ tư, các hình phạt chính không tƣớc tự do không đƣợc áp dụng đối với
các tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, BLHS năm
1999 phân loại tội phạm thành 4 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, theo đó:
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm
tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội
phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mƣời lăm năm tù;
10
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mƣời
lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình [40, tr.6].
Theo quy định của BLHS, các hình phạt chính không tƣớc tự do nhƣ Cảnh
cáo, phạt tiền chỉ áp dụng đối với ngƣời phạm tội ít nghiêm trọng (điều 29, 30);
hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng đối với ngƣời phạm tội ít nghiêm
trong hoặc phạm tội nghiêm trọng (điều 31); Đối với hình phạt trục xuất, mặc dù
BLHS 1999 không quy định cụ thể loại tội nào đƣợc áp dụng hay loại tội nào không
đƣợc áp dụng. Nhƣng trong thực tiễn xét xử, Toà án các cấp chƣa bao giờ áp dụng
hình phạt trục xuất là hình phạt chính đối với ngƣời phạm tội rất nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng, mà chỉ áp dụng hình phạt này là hình phạt bổ sung.
- Thứ năm, ngƣời bị áp dụng hình phạt chính không tƣớc tự do không bị cách
ly khỏi xã hội. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của hình phạt chính không tƣớc tự
do. Vì ngƣời bị kết án đƣợc giáo dục, cải tạo không cần phải cách ly khỏi xã hội,
đƣợc chấp hành án trong môi trƣờng bình thƣờng nơi ngƣời đó sống hoặc làm việc,
công tác. Ngƣời bị kết án tự cải tạo với sự giám sát, giúp đỡ và giáo dục của cơ
quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, chính quyền địa phƣơng và gia đình. Ở hình phạt
chính không tƣớc tự do, ngƣời chấp hành án phải tự giác cải tạo là chủ yếu.Trong
quá trình cải tạo ngƣời phạm tội không phải chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ nhƣ
ở hình phạt tƣớc tự do mà chỉ phải chịu sự quản lý, giám sát ở một mức độ nhẹ hơn.
Các hình phạt chính không tƣớc tự do thể hiện rõ nét hơn nội dung giáo dục, tính
chất cƣỡng chế về hình sự ít hơn khi so với các hình phạt tƣớc tự do.
- Thứ sáu, việc thi hành hình phạt chính không tƣớc tự do đƣợc thực hiện bởi
nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau nhằm phát huy cao độ vai trò của cộng đồng trong
việc giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội. Việc thi hành hình phạt chính không tƣớc tự
do đƣợc thực hiện bởi nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Ngƣời chấp hành hình
phạt chính không tƣớc tự do đƣợc cải tạo dƣới sự giám sát, giúp đỡ và giáo dục của
cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, chính quyền địa phƣơng và gia đình. Ngƣời bị
chấp hành án có nhiều cơ hội hoà nhập với xã hội, đƣợc hƣởng các chế độ sinh hoạt
11
bình thƣờng, nếu không muốn bị áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc
hơn thì ngƣời đó phải tự giác cải tạo cho thật tốt, xoá đi mặc cảm của chính mình và
thành kiến của cộng đồng, tái hoà nhập đầy đủ với xã hội. Hình phạt chính không
tƣớc tự do với mục đích cơ bản là giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội trở thành ngƣời
lƣơng thiện, hoà nhập đầy đủ với xã hội, cộng đồng.
Từ những phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm hình pha ̣t chính không tƣớc
tƣ̣ do là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, do Tòa án quyết định
độc lập(có thể kèm theo hình phạt bổ sung) trên cơ sở các quy định của BLHS về
hình phạt chính, được thể hiện trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật buộc người
bị kết án phải chịu một hoặc một số hậu quả pháp lý bất lợi nhưng không cách ly họ
khỏi cuộc sống xã hội, nhằm giáo dục, cải tạo họ và phòng ngừa tội phạm.
1.1.2. Ý nghĩa của các hình phạt chính không tước tự do trong luật hình
sự Việt Nam
Thứ nhất, về chính trị: Với bản chất của nhà nƣớc pháp quyền của nhân
dân, do dân và vì dân, nhà nƣớc luôn đề cao các nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ
quyền con ngƣời là thành viên của cộng đồng xã hội. Mục tiêu của nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa là bảo đảm và phát triển quyền công dân và quyền con
ngƣời, trong đó có quyền tự do cá nhân phù hợp với lợi ích chung của xã hội là
những giá trị cao quý nhất cần phải đƣợc tôn trọng và bảo vệ.
Trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công dân có toàn quyền định
đoạt các quyền con ngƣời, quyền công dân của mình. Các quyền này chỉ có thể bị hạn
chế theo quy định của luật trong những trƣờng hợp đặc biệt, nhƣ đƣợc quy định tại
Hiến pháp năm 2013: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo
quy định của luật trừ trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” [44, Điều 14, khoản 2].
Việc hạn chế quyền con ngƣời theo quy định của luật chính là điều kiện để bảo đảm
tính hiện thực của các quyền con ngƣời, quyền công dân trong xã hội.
Việc quy định các hình phạt chính không tƣớc tự do trong LHS là thể hiện rõ
quan điểm của Nhà nƣớc trong việc hạn chế tối đa tác động đến quyền con ngƣời,
12
trong đó có quyền tự do của ngƣời phạm tội. Việc áp dụng hình phạt đối với ngƣời
phạm tội phải phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội và nhân thân của ngƣời phạm tội. Đồng thời, việc quy định các hình phạt
chính không tƣớc tự do chính là thúc đẩy khả năng của ngƣời phạm tội trong việc tự
hoạch định và cải tạo bản thân.
Thứ hai, về pháp lý: Hình phạt không tƣớc tự do thể hiện sự đa dạng hoá
các loại hình phạt trong LHS và là điều kiện đảm bảo tính thống nhất trong thực tiễn
xét xử của các Toà án, đảm bảo cho việc xét xử bình đẳng, công bằng.
Bởi để đảm bảo xét xử công bằng, bình đẳng, đòi hỏi Toà án trong quá trình
quyết định hình phạt phải xem xét và đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội và nhân thân của ngƣời phạm tội. Điều 45 BLHS quy định hành vi phạm tội và
nhân thân ngƣời phạm tội trong thực tiễn thì đòi hỏi Toà phải lựa chọn một loại
hình phạt hợp lý trong phạm vi luật quy định áp dụng đối với hành vi phạm tội đó,
đồng thời xem xét các điêu kiện luật định, áp dụng một hình phạt nhẹ hơn hình phạt
đƣợc quy định hoặc dƣới mức thấp nhất của hình phạt đƣợc quy định rõ ràng....Do
đó, nếu một hệ thống hình phạt đa dạng sẽ đảm bảo cho toà án có thể quyết định
đƣợc một hình phạt thích hợp, vừa bảo đảm mục đích răn đe, cải tạo giáo dục và
phòng ngừa tội phạm, đồng thời đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong xét xử.
Chính sách hình sự của Nhà nƣớc ta đòi hỏi nghiêm trị phải kết hợp với
khoan hồng. Điều 3 BLHS năm 1999 quy định:
Nghiêm trị ngƣời chủ mƣu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối,
lƣu manh, cồn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
phạm tội; ngƣời phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính
chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với
ngƣời tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác ngƣời đồng phạm, lập công
chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại
gây ra. Đối với ngƣời lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có
thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức
hoặc gia đình giám sát, giáo dục [40, tr.5].
13
Để thực hiện đƣợc chính sách này đòi hỏi phải có một hệ thống các biện
pháp hình sự đa dạng với các mức độ nặng, nhẹ khác nhau để tạo điều kiện cho toà
án có thể áp dụng hình phạt có tính nghiêm khắc để có thể nghiêm trị khi cần thiết,
và các hình phạt nhẹ và các biện pháp xử lý khác để có thể khoan hồng. Một yêu
cầu quan trọng của nguyên tắc phân hoá TNHS là việc xây dựng một hệ thống hình
phạt đa dạng, trong đó có cả các hình phạt không tƣớc tự do của ngƣời phạm tội,
phù hợp với tính đa dạng về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Mặt khác, các hình phạt chính không tƣớc tự do có vai trò quan trọng trong
việc tạo ra một hệ thống chế tài có tính thứ bậc, cùng chiều đối với việc điều chỉnh
các hành vi trong xã hội; là sự kết nối giữa các chế tài xử lý hành chính với các hình
phạt có tính nghiêm khắc nhất trong hình sự.
Thứ ba, về nhân đạo: Nguyên tắc nhân đạo mà biểu hiện cụ thể là việc coi
giáo dục, cải tạo là tƣ tƣởng nền tảng chi phối toàn bộ hoạt động xây dựng và áp
dụng LHS. Đối với ngƣời phạm tội, việc áp dụng các hình phạt không tƣớc tự do,
ngƣời bị kết án chỉ phải chịu sự tổn thất các mặt ở mức tối thiểu: đó là sự tổn thất
nhất định về tinh thần (cảnh cáo, cải tạo không giam giữ), một thiệt hại nhất định về
vật chất (phạt tiền, tịch thu tài sản) nhƣng các lợi ích cơ bản khác của ngƣời phạm
tội vẫn đƣợc bảo đảm, đặc biệt họ không phải cách ly khỏi xã hội, đƣợc sống và lao
động trong môi trƣờng bình thƣờng, hạn chế đến mức cao nhất các tác động bất lợi
đối với ngƣời phạm tội từ việc bị áp dụng các chế tài hình sự mà đặc biệt là các hình
phạt có tính chất giam giữ, cụ thể ở những điểm sau:
Ngƣời phạm tội chấp hành án tại cộng đồng sẽ không bị gián đoạn và ngắt
quãng trong các mối quan hệ xã hội, hoà nhập bình thƣờng vào cuộc sống xã hội.
Ngƣời chấp hành án tại cộng đồng sẽ không bị mất đi khả năng tự chủ, tự quyết
định - một trong những biểu hiện của ngƣời tự do - những vấn đề liên quan đến
cuộc sống của họ.
Ngƣời chấp hành án sống trong trại cải tạo phải từ bỏ các tự do và tự chủ
trong việc đƣa ra sự lựa chọn và quyết định liên quan đến cuộc sống của họ, họ phải
tuân theo các quy tắc và các lệnh đƣợc thiết kế để kiểm soát hành vi của mình.
14
Ngƣời phạm tội đƣợc cho biết nơi để sống và khi nào và những gì để ăn, họ đƣợc
yêu cầu mặc quần áo quy định, thực hiện công việc nhất định và theo nhiều quy tắc
khác. Dần dần, thói quen tự đƣa ra các quyết định dần dần bị ảnh hƣởng và họ trở
nên phụ thuộc vào mệnh lệnh của bên ngoài ngày càng trở nên phụ thuộc vào các
quyết định và các kế hoạch mà nhà tù đã hoạch định cho họ hàng ngày. Điều này
dẫn đến nếu đƣợc tự do và tự chủ trƣớc đây thì việc hoà nhập vào cộng đồng rất khó
khăn; một số phạm nhân còn gặp khó khăn trong việc quyết định những việc riêng
của họ, hoặc để kiềm chế hành vi của họ (vì không có ngƣời hƣớng dẫn, giám sát),
đặc biệt là các phạm nhân phải chịu các án dài hạn có thể đã bị mất khả năng đƣa ra
quyết định cho bản thân và rất khó có thể sống một cuộc sống trong cộng đồng.
Trong khi đó, ngƣời chấp hành án tại cộng đồng vẫn đƣợc sinh sống bình
thƣờng tại nơi họ vẫn đang sinh sống. Họ hoàn toàn đƣợc chủ động đƣa ra các kế
hoạch và thực hiện theo mong muốn của họ. Trong cuộc sống hàng ngày, họ tự chủ
động và tự giác kiềm chế thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách
chủ động và tự nguyện. Do đó, khả năng cải tạo của họ tốt hơn.
Ngƣời chấp hành án ở cộng đồng không bị ảnh hƣởng xấu từ các phạm nhân
khác. Việc thƣờng xuyên tiếp xúc với cùng một nhóm ngƣời nhất định, đặc biệt
trong điều kiện bị giới hạn tiếp xúc với những quan hệ khác sẽ dần dần dẫn tới việc
chi phối và ảnh hƣởng và tác động về tính cách giữa các thành viên trong nhóm.
Nhƣ vậy, nếu bị áp dụng hình phạt tù, ngƣời phạm tội phải ở trong môi
trƣờng giới hạn về không gian và các mối quan hệ giao tiếp. Điều này là cơ sở để
tạo ra các mối quan hệ giữa các phạm nhân với nhau và có thể dẫn đến việc học và
tiếp thu những tính cách xấu của nhau, và trong nhiều trƣờng hợp tạo ra sự liên kết
để cùng nhau phạm tội khi đƣợc mãn hạn tù.
Ngƣợc lại, ngƣời phạm tội bị áp dụng các hình phạt không tƣớc tự do đƣợc
sinh sống bình thƣờng tại xã hội, đƣợc tiếp thu các quan hệ tích cực từ gia đình và
ngƣời thân và có quan hệ không bị giới hạn đối với các quan hệ xã hội. Do đó, họ
có khả năng và điều kiện để tránh bị ảnh hƣởng từ các quan hệ không tích cực, có
khả năng lựa chọn các quan hệ xã hội có tính tích cực và đa dạng để hoàn thiện và
phát triển bản thân.
15
Thứ tư, về mặt xã hội: Việc tăng cƣờng các hình phạt chính không tƣớc tự
do có vai trò về mặt xã hội ở hai khía cạnh:
Một là, các hình phạt chính không tƣớc tự do tăng cƣờng tính trách nhiệm
của ngƣời phạm tội đối với cộng đồng.
Bởi khi chấp hành án tại cộng đồng, ngƣời bị kết án và bị áp dụng các hình
phạt chính không tƣớc tự do đƣợc cải tạo dƣới sự giám sát, giúp đỡ và giáo dục của
cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội, chính quyền địa phƣơng và gia đình. Các nhân tố
đó đóng vai trò rất quan trọng trong việc cảm hoá ngƣời phạm tội trở thành ngƣời
lƣơng thiện. Ngƣời bị kết án đƣợc hoà nhập với xã hội, đƣợc hƣởng các chế độ sinh
hoạt bình thƣờng, nếu không muốn bị áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nghiêm
khắc hơn thì ngƣời đó phải tự giác cải tạo cho thật tốt, xoá đi mặc cảm của chính
mình và thành kiến của cộng đồng, tái hoà nhập đầy đủ với xã hội. Bản thân ngƣời
bị kết án có nhiều cơ hội để sữa chữa lỗi lầm, tích cực rèn luyện, tu dƣỡng. Các hình
phạt không tƣớc tự do có vai trò quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của
ngƣời phạm tội đối với những hậu quả do hành vi phạm tội của họ gây ra cho nạn
nhân nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. Qua đó, hình thành tính trách nhiệm
bản thân, khả năng tự kiểm soát, tự tha thứ, thông cảm qua đó có tác dụng hạn chế
khả năng tái phạm.
Hai là, với sự tham gia đa dạng các tổ chức, đoàn thể xã hội trong việc cảm
hoá, giáo dục ngƣời phạm tội chấp hành các hình phạt chính không tƣớc tự do tại
địa phƣơng, các hình phạt không tƣớc tự do thể hiện vai trò trách nhiệm của cộng
đồng và xã hội trong việc chia sẻ trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc cải tạo giáo
dục ngƣời phạm tội.
Thứ năm, về mặt kinh tế: Tội phạm là một trong những hiện tƣợng xã hội có
tính tiêu cực, là biểu hiện của mặt trái xã hội, nên gây ra các chi phí tổn thất cho xã
hội. Chính sách hình sự nói chung, chính sách hình phạt nói riêng chỉ đạt hiệu quả
tối ƣu khi tiết kiệm đƣợc các nguồn lực xã hội.
Trong việc thi hành hình phạt, chi phí xã hội của hình phạt có thể hiểu là chi
phí mà ngƣời chấp hành án phải gánh chịu trong quá trình thi hành án và chi phí của
xã hội liên quan đến việc thi hành án đó. Nhƣ vậy, chi phí xã hội của việc thi hành
16
hình phạt bao gồm: Chi phí của ngƣời chấp hành án phải bỏ ra để chấp hành án,
trong đó có cả chi phí cơ hội của việc thi hành án, chi phí của nhà nƣớc trong việc
tổ chức thi hành án và chi phí đối với gia đình ngƣời chấp hành án. Dƣới góc độ
kinh tế, chi phí xã hội của việc thi hành án càng thấp, hình phạt đó càng hiệu quả.
Khi so sánh chi phí xã hội đối với thi hành các hình phạt không tƣớc tự do
với hình phạt tù, hình phạt tử hình, cho thấy chi phí thi hành các hình phạt chính
không tƣớc tự do thấp hơn so với chi phí thi hành các hình phạt tù có thời hạn, tù
chung thân và tử hình.
1.2. Khái quát lịch sử quy định hình phạt chính không tƣớc tự do trong
Luâ ̣t hin
̀ h sƣ ̣ Viêṭ Nam
1.2.1. Giai đoaṇ từ năm1945 đến trướckhi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nhà nƣớc ta còn non trẻ nên nhiều lĩnh
vực, nhiều quan hệ xã hội vẫn chƣa chịu sự điều chính của pháp luật hoặc chƣa
hoàn thiện. Vì vậy, để kịp thời điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh,
Nhà nƣớc ta đã ban hành Sắc lệnh 47/SL ngày 10/10/1945 về việc “Cho giữ tạm
thời các luật lệ hiện hành cho đến khi ban hành những bộ luật pháp cho toàn quốc”
để áp dụng các quy định của chế độ cũ nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội của nhà
nƣớc mới. Tới năm 1955, Bộ Tƣ Pháp mới có Thông tƣ 19-VHH ngày 30/6/1955 và
Thông tƣ số 2140-VHH/HS ngày 06/12/1955, yêu cầu không viện dẫn luật hình sự
cũ để xét xử nữa [3]. Ngày 10/7/1959 Toà án nhân dân tối cao ra chỉ thị số
772/TATC về đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc và phong kiến. Nhƣ vậy,
các văn bản pháp luật của chế độ cũ đã chấm dứt có hiệu lực [47, tr.6].
Trong quá trình đó, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều Sắc lệnh, Pháp lệnh để điều
chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ pháp luật hình sự ở các lĩnh vực nhƣ:
Sắc lệnh số 68 ngày 30/11/1945 ấn định thể lệ về trƣng dụng, trƣng thu, trƣng tập,
Sắc lệnh số 154-SL ngày 17/11/1950 ấn định hình phạt trừng trị việc tiết lộ bí mật
cơ quan hoặc công tác của Chính phủ, Pháp lệnh ngày 13/10/1966 quy định cấm
nấu rƣợu trái phép, Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã
hội chủ nghĩa....
17
Qua các văn bản pháp luật hình sự đã ban hành thì các hình phạt chính không
tƣớc tự do đƣợc quy định và áp dụng trong giai đoạn này gồm có các loại hình phạt:
cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định; tƣớc một số quyền công dân; tịch thu tài sản.
- Hình phạt cảnh cáo:
Đây là biện pháp chế tài vừa là biện pháp xử lý hành chính vừa là hình phạt.
Nhƣng thời kỳ này chƣa có sự phân định rõ giữa hình phạt và biện pháp xử
lý hành chính bằng hình thức cảnh cáo.
Theo Điều 13 Luật số 100-SL/L2 ngày 20-5-1957 về chế độ báo chí thì tuỳ
theo lỗi vi phạm nặng hay nhẹ mà báo chí bị cảnh cáo, đình bản tạm thời hoặc bị
truy tố trƣớc pháp luật, có thể bị phạt tiền. Nhƣ vậy, điều luật này quy định cả
trƣờng hợp xử lý hành chính và truy tố trƣớc pháp luật về hành vi phạm tội trong
lĩnh vực báo chí. Nhƣng cũng theo điều luật này thì biện pháp cảnh cáo đƣợc coi là
hình thức xử lý hành chính đối với mức độ vi phạm nhẹ hơn. Mặt khác, theo hƣớng
dẫn của các cơ quan có thẩm quyền trong thời kỳ này, thì khi bị truy tố trƣớc pháp
luật về hành vi phạm tội trong lĩnh vực báo chí, Toà án vẫn có thể áp dụng hình
phạt nhẹ nhất là cảnh cáo, và khi áp dụng cảnh cáo thì Toà án cũng có quyền quyết
định cho công bố tại một hội nghị báo chí hoặc trên một hoặc nhiều báo.
Ngày 18/1/1961, Pháp lệnh quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các
cấp ra đời đã có sự phân định và quy định rõ ràng hơn về hình phạt cảnh cáo. Pháp
lệnh đã có những quy định về việc áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với một số
trƣờng hợp phạm tội, coi cảnh cáo là một hình phạt cụ thể và áp dụng đối với hành
vi phạm tội. Theo Pháp lệnh thì Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong thang hình
phạt và khi đƣợc áp dụng thì luôn đƣợc áp dụng là hình phạt chính.
Ví dụ:
Ngƣời nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cƣỡng ép
làm trở ngại đến quyền tự do bầu cử và ứng cử của công dân, thì tuỳ
mức độ nặng nhẹ mà có thể bị cảnh cáo hoặc bị phạt tù, nặng nhất là hai
năm (Điều 61).
18