Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thanh hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 115 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN HU HNG

TộI CHế TạO, TàNG TRữ, VậN CHUYểN, Sử DụNG, MUA BáN
TRáI PHéP HOặC CHIếM ĐOạT Vũ KHí QUÂN DụNG
TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)

LUN VN THC S LUT HC

H NI 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN HU HNG

TộI CHế TạO, TàNG TRữ, VậN CHUYểN, Sử DụNG, MUA BáN
TRáI PHéP HOặC CHIếM ĐOạT Vũ KHí QUÂN DụNG
TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS NGUYN VN HUYấN


H NI 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Hữu Hùng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ,VẬN
CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM
ĐOẠT VŨ KHÍ QUÂN DỤNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM..........8

1.1.

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định tội phạm chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vũ khí quân dụng trong Bộ luật hình sự Việt Nam ....... 8

1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm ...................................................................................... 10
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng
trong Bộ luật hình sự Việt Nam ...................................................... 12
1.2.

Lịch sử phát triển các quy định về tội phạm chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
quân dụng trước khi có Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 ......... 14

1.2.1. Giai đoạn trước năm 1985 ............................................................ 14
1.2.2. Tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng trong Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1985 ..................................................................... 20


1.3.

Tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng quy định
trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới ................... 21

1.3.1. Những quy định của pháp luật hình sự Liên bang Nga ................. 21

1.3.2. Những quy định của pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa .................................................................................... 25
1.3.3. Những quy định của pháp luật hình sự Canada - Thụy Điển......... 27
Kết luận chương 1 .................................................................................. 32
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ TỘI PHẠM CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN
CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM
ĐOẠT VŨ KHÍ QUÂN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.......................................... 33
2.1.

Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các dấu hiệu
định tội trong tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng ............ 33

2.1.1. Khách thể của tội phạm ................................................................ 33
2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm ....................................................... 34
2.1.3. Chủ thể của tội phạm ................................................................... 39
2.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm .......................................................... 39
2.2.

Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các dấu hiệu định
khung hình phạt tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng ................ 40

2.2.1. Có tổ chức .................................................................................... 40
2.2.2. Vật phạm pháp số lượng lớn ........................................................ 42
2.2.3. Vận chuyển, mua bán qua biên giới ............................................. 43
2.2.4. Gây hậu quả nghiêm trọng ........................................................... 43



2.2.5. Tái phạm nguy hiểm..................................................................... 44
2.2.6.

Chế tài đối với các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng ...................... 44

2.3.

Tình hình tội phạm và thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ
luật hình sự năm 1999 về các tội phạm liên quan đến chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vũ khí quân dụng (thực tiễn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa) .... 46

2.3.1. Tình hình tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng .................. 46
2.3.2. Thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm
liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng trong giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .................. 49
2.3.3. Nhận xét về việc áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội
phạm liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng .................. 53
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 72
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC
ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ
CÁC TỘI PHẠM CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ
DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VŨ
KHÍ QUÂN DỤNG ....................................................................... 73
3.1.


Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật
hình sự năm 1999 đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng ......... 73

3.2.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về các tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vũ khí quân dụng .................................................... 75


3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng ....................................... 75
3.2.2. Nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân và năng lực, trình
độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ thuộc các cơ
quan tư pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ....... 87
3.2.3. Tăng cường quan hệ phối hợp của các cơ quan tiến hành tố
tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) trong quá trình
áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội liên quan đến
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vũ khí quân dụng trên cơ sở thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan .................................................. 90
3.2.4. Các giải pháp về công tác quản lý vũ khí quân dụng .................... 93
3.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế về vấn đề phòng, chống tội phạm
về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng ............................................... 95
Kết luận chương 3 .................................................................................. 98

KẾT LUẬN ............................................................................................. 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................. 101


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật hình sự

CCHT

: Công cụ hỗ trợ

KTQS

: Kỹ thuật quân sự

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

TTATXH

: Trật tự an toàn xã hội

VKQD

: Vũ khí quân dụng

VKTS


: Vũ khí thô sơ

VLN

: Vật liệu nổ

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Thống kê số vụ án (giai đoạn 2011 - 2016)

46

Bảng 2.2: Đặc điểm nhân thân bị cáo bị xét xử (giai đoạn
2011 - 2016)

47



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1: Diễn biến số vụ án và số bị cáo được đưa ra xét xử

48

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu số vụ án được đưa ra xét xử

49

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu chế tài hình sự

51


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vũ khí quân dụng (VKQD) là loại phương tiện có vai trò đặc biệt quan
trọng trong an ninh quốc phòng, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đây cũng là loại
phương tiện có sức công phá lớn, khả năng gây sát thương cao, được chế tạo với
mục đích chủ yếu là để phá huỷ vật chất, gây tổn hại về sức khỏe, thậm chí là
tước đoạt đi tính mạng của con người. Do đó, nếu không được bảo quản, sử
dụng đúng quy cách sẽ gây tai nạn rất nghiêm trọng cho xã hội hoặc bị bọn tội
phạm và các phần tử xấu lợi dụng thực hiện tội pham. Vì vậy, Pháp lệnh Quản

lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2011 đã quy định: Các loại vũ
khí, đặc biệt là vũ khí quân dụng phải được quản lý chặt chẽ và chỉ được trang bị
cho một số lực lượng chức năng sử dụng để sản xuất, chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc,
giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nghiêm cấm việc “chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật
liệu nổ”. Trong Bộ luật hình sự cũng quy định, các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ
khí quân dụng bị coi là tội phạm, phải được phát hiện và xử lý nghiêm.
Bên cạnh đó, để góp phần vào việc củng cố cơ sở pháp lý trong việc
đấu tranh phòng, chống tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép, chiếm đoạt vũ khí quân dụng, năm 1999, Quốc hội đã thông
qua BLHS (sửa đổi năm 2009), đồng thời năm 2011, Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội cũng đã ban hành Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ
hỗ trợ (sửa đổi, bổ sung năm 2013), trong đó có các quy định cụ thể về tội
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép, chiếm đoạt vũ khí quân
dụng. Ngoài ra, Toà án nhân dân tối cao, Chính phủ và các cơ quan, ban
ngành khác đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn về xử lý tội phạm này.

1


Năm 2015, BLHS được ban hành có nhiều vấn đề về nội dung và kỹ thuật lập
pháp dẫn tới việc phải lùi lại thời điểm có hiệu lực thi hành. Thực tế cho thấy
pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng còn không ít bất cập, chưa
thực sự trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu để thực hiện quản lý Nhà nước đối
với VKQD, giữa pháp luật và thực tiễn thi hành vẫn còn một khoảng cách
nhất định, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép, chiếm đoạt VKQD nói
riêng, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giữ gìn TTATXH nói chung.
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn thứ sáu cả nước, địa hình, đa dạng,

phức tạp, có nhiều hoạt động khai thác khoáng sản, hải sản… liên quan đến
vũ khí, vật liệu nổ. Trong thời gian qua, tình trạng vận chuyển, buôn bán, tàng
trữ, sản xuất, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD diễn ra rất phức tạp
và có chiều hướng gia tăng. Chỉ tính trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2016,
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 38 vụ với 57 đối tượng phạm tội chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
VKQD. Thậm chí nhiều vụ mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép, chiếm
đoạt VKQD với số lượng lớn, không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, ảnh
hưởng xấu đến tình hình TTATXH, gây hoang mang, lo lắng, bất bình trong
quần chúng nhân dân.
Ngoài ra, thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự liên
quan đến các tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt VKQD cho thấy còn có nhiều bất cập về lý luận dẫn
đến những vướng mắc trong thực tiễn làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công
tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Điều đó đặt ra một thực tế cấp
bách cần phải nghiên cứu sửa đổi các quy định của BLHS cũng như các quy
định pháp luật có liên quan nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại như: vấn
đề định tội danh trong các trường hợp cụ thể, bất cập trong áp dụng BLHS do

2


quy định nhiều tội danh trong cùng một điều luật, các quy định về đối tượng
tác động của tội phạm còn gây những cách hiểu và áp dụng khác nhau, chế tài
của điều luật còn nhiều điều chưa hợp lý...
Do đó, để góp phần làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hình sự về
tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt VKQD dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng trong thực tiễn trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật
hình sự về tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái

phép hoặc chiếm đoạt VKQD, tác giả đã chọn đề tài “Tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng
trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)”
làm đề tài luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về
các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung và tội chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD
nói riêng như một số tài liệu bình luận về BLHS Việt Nam hay một số giáo
trình về Luật Hình sự. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về tội
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
VKQD một cách chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ, có hệ thống từ lý luận đến
thực tiễn cũng như vấn đề hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt của
tội phạm này trong phạm vi địa phương cụ thể tỉnh Thanh Hóa.
Luận văn này tác giả nghiên cứu, thể hiện một cách cụ thể, chi tiết nội
dung những vấn đề lý luận của tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD theo pháp luật Hình sự Việt Nam dựa
trên những số liệu thực tiễn của tỉnh Thanh Hóa trong năm năm qua (từ năm
2011 đến năm 2016). Đồng thời, tác giả cũng làm rõ thực tiễn định tội danh

3


và quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này tại địa phương góp phần
giúp cơ quan thực thi pháp luật hình sự, cơ quan quản lý nhà nước có cái nhìn
đa chiều về loại tội phạm này cũng như những vấn đề lý luận có liên quan. Đề
tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu khá mới, không trùng lặp với bất kỳ công
trình nghiên cứu nào.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về tội chế tạo,

tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD
dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về
tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
VKQD trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp nâng
cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định của loại tội này trong thực tiễn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu như trên, luận văn phải thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép, chiếm đoạt VKQD.
- Đánh giá quy định của pháp luật hình sự về tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép, chiếm đoạt VKQD và các quy
định liên quan;
- Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép, chiếm đoạt VKQD trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa; chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế của thực tiễn áp
dụng pháp luật;
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định về tội chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD trong Bộ

4


luật Hình sự Việt Nam hiện hành, cũng như những giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng của tội này trong thực tiễn.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt VKQD và thực tiễn xét xử tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử

dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, trong đó tập trung vào
quy định của BLHS Việt Nam năm 1999 về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD.
+ Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng trong thời gian
từ năm 2011 đến năm 2016.
+ Về địa bàn, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
6. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng chính sách
hình sự áp dụng đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD.
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
+ Phương pháp thống kê hình sự;
+ Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh;
+ Phương pháp khảo sát;
+ Phương pháp xử lý thông tin…

5


Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn sử dụng các văn bản pháp luật
của Nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo thực tiễn xét
xử thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Bộ Công an về tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD cũng như các số liệu

thống kê, tổng kết hàng năm trong các báo cáo của ngành Tòa án nhân dân và
Viện kiểm sát nhân dân và các tài liệu vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử...
7. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Đây là đề tài khoa học nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận của tội
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
VKQD trong BLHS Việt Nam trên cơ sở và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
Những điểm mới cơ bản của luận văn:
- Hệ thống và phát triển các quan điểm khoa học về tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, góp phần làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD trong luật hình sự Việt Nam;
- Chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng tội chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như những nguyên nhân cơ bản của các tồn tại, hạn
chế đó;
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất
các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao
hiệu quả áp dụng tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt VKQD trong giải quyết vụ án hình sự đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam.
Ngoài ra, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những

6


người nghiên cứu, cho người làm công tác thực tiễn liên quan đến việc áp
dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD trong thực tế. Đồng thời,
là nguồn tham khảo cho những cá nhân quan tâm đến pháp luật hình sự nói

chung và tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt VKQD nói riêng, tạo tiền đề cho việc hiểu rõ hơn các quy định
cũng như những tồn tại, hạn chế của loại tội này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng.
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội
phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vũ khí quân dụng và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
hình sự về về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ,VẬN
CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT
VŨ KHÍ QUÂN DỤNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định tội phạm chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vũ khí quân dụng trong Bộ luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm
Trong khoa học Luật hình sự, tội phạm và nội dung của khái niệm tội
phạm là vấn đề quan trọng nhất, nó phản ánh rõ nét và đầy đủ bản chất giai cấp,
các đặc điểm chính trị - xã hội, cũng như những đặc điểm pháp lý của luật hình
sự quốc gia, đồng thời, nó còn "được xem như là điều kiện cần thiết có tính

nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và không phải là tội phạm, giữa trách
nhiệm hình sự và những trách nhiệm pháp lý khác..." [23, tr.19].
Theo pháp luật hình sự hiện hành ở nước ta, khái niệm tội phạm được
các nhà làm luật ghi nhận trong Điều 8 BLHS năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ
sung năm 2009). Theo đó, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô
ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.
Do đó, khái niệm một tội phạm cụ thể - các tội phạm về chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD chính là
sự cụ thể hóa khái niệm tội phạm (chung) đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, căn cứ

8


vào quy định của Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017 về quản lý, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và trên cơ sở tổng kết các quan điểm khác nhau
trong khoa học, khái niệm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD bao gồm các yêu tố nội hàm sau:
- Các loại VKQD tội phạm thường sử dụng gây án bao gồm:
Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn
kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ
trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật số 14/2017/QH14
ngày 20/6/2017 để thi hành công vụ, bao gồm:
+ Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng
trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
+ Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng

máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
+ Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe
tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
+ Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí
quy định tại các điểm a, b và c khoản 2, điều 3, Luật số 14/2017/QH14 ngày
20/6/2017.
- Hành vi chế tạo trái phép VKQD là làm mới hoặc lắp ráp từ những bộ
phận của vũ khí, có giá trị sử dụng theo tính năng của chúng. Hành vi làm
mới hoàn toàn súng được coi là chế tạo VKQD nếu đạn dung cho súng là đạn
dùng cho các VKQD.
- Tàng trữ trái phép VKQD là cất, giữ VKQD mà không được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Vận chuyển trái phép VKQD là hành vi đưa các loại VKQD từ nơi
này tới nơi khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Sử dụng trái phép VKQD là sử dụng không có giấy phép của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.

9


- Mua bán trái phép VKQD là bán hay mua để bán lại; vận chuyển
VKQD để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để chế tạo ra VKQD
để bán lại trái phép; hoặc dùng VKQD để đổi lấy hàng hóa hay dùng hàng hóa
để đổi lấy VKQD.
- Chiếm đoạt VKQD bao gồm các hành vi cướp, cưỡng đoạt, cướp giật,
công nhiên chiếm đoạt, tham ô, trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hoặc
dùng các thủ đoạn khác chiếm đoạt tài sản các đối tượng nói trên. Cũng được
coi là chiếm đoạt VKQD trong trường hợp quân nhân, nhân viên, công nhân
quốc phòng và những người khác được trang bị trái phép VKQD để huấn
luyện, chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ trong thời gian công tác, khi xuất

ngũ, chuyển ngành, về hưu mà còn được phép sử dụng nhưng đã không giao
nộp theo quy định.
Như vậy, các hành vi trên đều trái với quy định của pháp luật, hậu quả
của các hành vi này ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình an ninh, trật tự. Nếu một
người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện các hành vi trên sẽ được
coi là tội phạm.
Chính vì vậy, có thể khái niệm về các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD là các hành vi chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân
dụng do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước
đối với vũ khí quân dụng.
1.1.2. Đặc điểm
Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt VKQD là hành vi làm ra, cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại,
cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm
đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt… VKQD.
Các tội phạm này mang những đặc trưng sau:

10


* Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể của tội phạm: Là sự xâm phạm đến an toàn chung của xã
hội cũng như chế độ quản lý và sử dụng VKQD. Theo đó, VKQD được hiểu:
các loại súng, đạn, mìn, lựu đạn...và phương tiện kỹ thuật quân sự được hiểu:
ra đa, xe kéo, máy móc phục vụ thông tin liên lạc...
- Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi làm ra, cất giấu, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD.

+ Hành vi chế tạo được hiểu: hành vi làm ra, chế tạo ra các VKQD.
Việc chế tạo bao gồm những công đoạn như gia công, lắp ráp VKQD trên cơ
sở các vũ khí, trang thiết bị hiện có.
+ Hành vi tàng trữ trái phép: là việc cất giữ trong người, chỗ ở, nơi làm
việc của mình các VKQD trái với quy định của Nhà nước. Hình thức cất giữ có
thể kéo dài. Tội phạm hoàn thành kể từ lúc hành vi cất giữ được thực hiện.
Hành vi cất giữ thường được thực hiện bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
+ Hành vi sử dụng trái phép VKQD là việc dùng vũ khí trái với quy
định của Nhà nước.
+ Hành vi mua bán trái phép VKQD được hiểu là hành vi mua đi, bán
lại các đối tượng này (không kể người thực hiện hành vi mua bán là đối tượng
nào). Tội phạm hoàn thành khi hành vi mua bán được thực hiện.
+ Hành vi chiếm đoạt VKQD được thực hiện rất đa dạng. Người phạm
tội có thể dùng rất nhiều thủ đoạn khác nhau để chiếm đoạt như: dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi lén lút, thủ đoạn lừa dối.
- Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD là lỗi cố ý trực tiếp.
- Chủ thể của tội phạm

11


Là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
* Hình phạt:
- Khung cơ bản được qui định tại khoản 1, Điều 230, BLHS năm 1999,
theo đó người nào có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
- Khung tăng nặng thứ nhất được qui định tại khoản 2, Điều 230 có
mức phạt tù từ năm năm đến mười năm cho các trường hợp phạm tội sau: có

tổ chức; vật phạm pháp có số lượng lớn; vận chuyển, mua bán qua biên giới;
gây hậu quả rất nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm.
- Khung tăng nặng thứ hai được qui định tại khoản 3, Điều 230 có mức
phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm cho các trường hợp phạm tội sau: vật
phạm pháp có số lượng rất lớn; gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Khung tăng nặng thứ ba được qui định tại khoản 4, Điều 230 có mức
phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân cho các
trường hợp phạm tội sau đây: vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn; gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Khoản 5 quy định về hình phạt bổ sung, theo đó người phạm tội còn
có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, phạt quản chế
hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng trong Bộ luật
hình sự Việt Nam
Bộ luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén và hữu hiệu của
Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm bảo vệ chế
độ XHCN, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ quyền làm
chủ của nhân dân, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, duy trì trật tự, an toàn xã hội, chống lại mọi hành vi

12


phạm tội, giáo dục người dân ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật. Do đó,
ý nghĩa quan trọng nhất trong việc quy định các tội phạm về chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD chính là
hướng đến mục tiêu trừng trị; giáo dục và răn đe tội phạm góp phần phòng
ngừa tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, gây dựng lòng tin
trong nhân dân về tính nghiêm khắc của pháp luật nói chung và pháp luật hình

sự nói riêng. Bên cạnh đó, công tác chống tội phạm là một bảo đảm hiệu quả
cho việc phòng ngừa các hành vi xảy ra trên thực tế, bởi "trong mọi trường
hợp không được coi nhẹ hoạt động phòng ngừa tội phạm mà cốt lõi là việc sử
dụng sự tác động tổng hợp của các biện pháp về kinh tế, xã hội, tổ chức và
quản lý, giáo dục và thuyết phục" [25, tr.4].
Từ mục tiêu vĩ mô về bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm
về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
VKQD chúng ta có thể thấy ý nghĩa của việc ban hành các quy định này nhằm:
- Hạn chế được tình trạng VKQD trôi nổi ngoài xã hội.
- Tạo sự đồng thuận cao và những chuyển biến tích cực của cán bộ,
chiến sĩ, nhân dân đối với công tác quản lý VKQD; đặc biệt đối với đồng bào
các dân tộc thiểu số, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ
an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
- Trong tình hình hiện tại ở nhiều địa phương tiếp tục xảy ra nhiều vụ
đe dọa đặt bom, mìn, tống tiền hoặc sử dụng VKQD để chống người thi hành
công vụ, giải quyết mâu thuẫn cá nhân; hành vi vận chuyển, mua bán trái
phép VKQD qua biên giới còn nhiều sơ hở, thường bị bọn tội phạm lợi
dụng… Do đó, BLHS quy định rõ về các hành vi phạm tội và các chế tài hình
sự áp dụng với kẻ phạm tội sẽ là biện pháp bảo đảm trừng trị thích đáng, vừa
giáo dục người phạm tội lại vừa có tác dụng răn đe hiệu quả đối với các đối
tượng khác có ý định phạm tội.

13


1.2. Lịch sử phát triển các quy định về tội phạm chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân
dụng trước khi có Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1985
Trong lịch sử phát triển của đất nước, pháp luật của các triều đại phong

kiến Việt Nam luôn chú trọng tới việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
Tuy nhiên, ở thời kỳ này các quy tắc xử sự chung chỉ được thể hiện qua các
chiếu chỉ, dụ, sắc lệnh của nhà vua mà chưa được pháp điển hóa thành các
quy định thành văn mang tính hệ thống; việc pháp luật thành văn được phát
triển khoảng từ đầu thế kỷ XI, thời nhà Lý. Trong sách Đại Việt sử kí toàn thư
Ngô Sĩ Liên viết:
Trước kia, việc kiện tụng trong nhà nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật
pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí nhiều người bị oan
uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư san định luật lệnh,
châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều
khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu.
Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện… [24, tr. 14].
Thời nhà Trần, Hình luật cũng khá được chú trọng, tuy nhiên do ảnh
hưởng nhiều yếu tố đặc biệt là do thời gian và chiến tranh nên cho tới nay các
bộ hình luật này đều bị thất truyền. Trong hơn 360 năm tồn tại, triều đại nhà
Lê đã để lại những thành tựu hết sức to lớn và có ý nghĩa đặc biệt trong lĩnh
vực pháp luật và điển chế. Trong đó có thể kể tới các đạo luật "Quốc triều
hình luật", "Lê triều quan chế", "Thiên Nam dư hạ tập", "Hồng Đức thiện
chính thư"… Tuy nhiên, nổi bật và quan trọng nhất trong số các đạo luật thời
này là Bộ "Quốc triều hình luật", gồm 6 tập được hoàn thiện dưới thời vua Lê
Thánh Tông. "Quốc triều hình luật" là thành tựu chung của toàn bộ nền pháp
luật thời Lê với nhiều lần được bổ sung và hoàn chỉnh. Đạo luật này không

14


chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực hình sự mà còn điều chỉnh các quan
hệ khác như hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân gia đình… Tuy nhiên, do những hạn
chế khách quan mà chế tài do vi phạm các quan hệ xã hội được đạo luật bảo
vệ đều là những chế tài mang tính hình sự. "Quốc triều hình luật" có các quy

định riêng về các tội phạm trong lĩnh vực hình sự, trong đó có các tội phạm
liên quan đến vũ khí, khí tài quân sự được quy định trong chương Quân chính,
điều này được lý giải bởi hoàn cảnh lịch sử do đất nước luôn phải đối mặt với
tình trạng chiến tranh chống quân xâm lược, do đó, vấn đề vũ khí được quy
định nghiệm ngặt, nhất là trong công tác quản lý của nhà binh, còn đối với
việc sử dụng vũ khí thì không được đưa vào để áp dụng các chế tài của triều
đình do thời kỳ này, vũ khí chỉ là những VKTS, thậm chí là các phương tiện
dùng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không có khả năng sát thương hàng
loạt và do đó việc sử dụng như thế nào không được triều đình đặt ra. Điều 13
chương Quân chính trong bộ luật quy định:
Những người giữ kho vũ khí, bán trộm đồ binh khí, thì phải chém; lại
phải bồi thường gấp đôi, rồi sung công; viên chánh phó ngũ trưởng không
xem xét để cho lính bán trộm mà không phát giác ra, thì bị biếm hoặc bị đồ.
Người lính ở trong ngũ ấy biết mà không cáo thì bị tội đánh một trăm trượng,
và bị giáng chức; nếu báo cáo và bắt được người bán trộm thì được miễn tội.
Quan cai quản không răn đe để cho lính ăn trộm, thì phải biếm hay bị phạt.
Nếu chính viên ấy bán trộm thì tội cũng thế [48, tr.126].
Như vậy có thể thấy, Quốc triều hình luật quy định hình phạt rất
nghiêm khắc đối với hành vi bán trộm đồ quân khí do những người có trách
nhiệm quản lý gây ra (hình phạt chém), luật quy định luôn cả chế tài dân sự,
đó là việc phải bồi thường cho triều đình do hành vi phạm tội gây ra. Bên
cạnh đó, hình phạt biếm (phạt tiền) cũng được quy định và áp dụng rất phổ
biến, đây là một điểm có thể nghiên cứu học tập trong quá trình lập pháp hiện

15


×