Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau chống viêm trong điều trị các bệnh cơ xương khớp tại bệnh viện y học cổ truyền thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 80 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ HƯƠNG GIANG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU CHỐNG
VIÊM TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP TẠI
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ HƯƠNG GIANG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU CHỐNG
VIÊM TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP TẠI
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Dược lý- Dược lâm sàng
MÃ SỐ: CK 60 72 04 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thị Vui

HÀ NỘI 2017



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc tới
PGS.TS Đào Thị Vui - Trưởng bộ môn Dược lực trường Đại Học Dược Hà
Nội, là người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ tôi cả
về kiến thức cũng như phương pháp luận, trong suốt quá thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới: Ban giám hiệu, các Thầy Cô phòng
Đào tạo, Bộ môn Dược lâm sàng - Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo
điều kiện thuận lợi, truyền thụ cho tôi những kiến thức trong thời gian tôi
học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bam Giám Đốc và toàn thể cán bộ viên
chức khoa Dưỡng sinh châm cứu, khoa Dược, Phòng Kế hoạch tổng hợp
bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu
thập số liệu và tài liệu liên quan, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới bạn bè đồng nghiệp, đã nhiệt
tình ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 09 năm 2017
Học viên

Đỗ Thị Hương Giang


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Chương 1.

1.1.

TỔNG QUAN ............................................................................. 3

Một số đặc điểm về bệnh cơ, xương, khớp ........................................... 3

1.1.1. Một số nguyên nhân đau xương khớp mạn tính thường gặp ............. 3
1.1.2.

Một số bệnh cơ, xương khớp thường gặp tại Bệnh viện y học cổ

truyền Thái Nguyên ............................................................................................. 3
1.1.3. Các phương pháp điều trị bệnh cơ, xương khớp. ................................. 9
1.1.4. Thuốc điều trị bệnh cơ, xương, khớp: 3 nhóm chính ......................... 10
1.2.

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid ....................................... 10

1.2.1. Đại cương ................................................................................................ 10
1.2.2. Tác dụng chính và cơ chế ...................................................................... 11
1.2.3. Tác dụng và cơ chế chống viêm của NSAID ...................................... 12
1.2.4. Tác dụng giảm đau ................................................................................. 12
1.2.5. Tác dụng hạ sốt: ..................................................................................... 13
1.2.6. Tác dụng chống kết tập tiểu cầu: .......................................................... 13
1.2.7. Các tác dụng khác .................................................................................. 14
1.2.8. Tác dụng không mong muốn: ............................................................... 14
1.2.9. Chỉ định chung của NSAID: ................................................................. 15
1.2.10. Cách khắc phục tác dụng phụ của thuốc NSAID .............................. 15
1.2.11. Phân loại các thuốc NSAID ................................................................. 16
1.2.12. Các thuốc NSAID đang sử dụng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái

Nguyên ................................................................................................................ 18
1.3. Thuốc chống viêm Glucocortioid (GC) ................................................ 23
1.3.1. Đại cương: ............................................................................................... 23
1.3.2. Tác dụng phụ và cách khắc phục.......................................................... 24


1.3.3. Chống chỉ định........................................................................................ 27
Chương 2.
2.1.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 28

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 28

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:............................................................................... 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ................................................................................. 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 28
2.3.

Phương pháp chọn mẫu: ........................................................................ 28

2.4.

Phương pháp thu thập số liệu:............................................................... 28

2.4.1. Nội dung nghiên cứu.............................................................................. 28
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá .............................................................................. 29
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu: ................................................................... 31
Chương 3.
3.1.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................... 32

Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu ............................... 32

3.1.1. Tuổi và giới: ............................................................................................ 32
3.1.2. Bệnh xương khớp mắc phải trong mẫu khảo sát: ............................... 33
3.1.3. Bệnh mắc kèm khác ............................................................................... 33
3.1.4. Thời gian mắc bệnh................................................................................ 34
3.1.5. Đặc điểm về chức năng gan, thận......................................................... 35
3.1.6. Các ADR gặp phải trong quá trình điều trị ......................................... 36
3.1.7. Kết quả sau điều trị ................................................................................ 36
3.2.

Tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cơ, xương, khớp ......... 37

3.2.1. Tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cơ, xương, khớp ......... 37
3.2.2. Tình hình sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm trong điều trị bệnh
cơ, xương, khớp tại bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên...................... 41
Chương 4.

BÀN LUẬN ............................................................................... 48

4.1. Đặc điểm người bệnh .............................................................................. 48
4.2. Tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cơ, xương, khớp .......... 50
4.2.1. Tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cơ, xương, khớp .......... 50


4.2.2. Tình hình sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm trong điều trị bệnh
cơ, xương, khớp tại bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên...................... 52

Chương 5.
5.1.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................... 56

Kết luận ................................................................................................... 56

5.1.1. Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu: ............................. 56
5.1.2. Thực trạng sử dụng thuốc: .................................................................... 56
5.2.

Đề xuất: .................................................................................................. 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALT

: Adverse Drug Reactions (Phản ứng có hại của
thuốc)
: Aspartate Amino Transferase

AST

: Alanin Amino Transferase


BN

: Bệnh nhân

CBH

: Cán bộ hưu

ClCr

: Clearance creatinin (Độ thanh thải creatinin)

COX

: Cyclooxygenase

ĐDTD

: Độ dài tác dụng

G6PD

: Glucose-6-phosphat dehydrogenase

GC

: Glucocortioid

GFR


: Glomerular filtration rate (Tốc độ lọc cầu thận )

HDL

: High Density Lipoproteins (Lipoprotein tỷ
trọng cao)

LDL

: Low Density Lipoproteins (Lipoprotein tỷ trọng
thấp)

LOX

: Lypooxygenase

ND

: Nông dân

NSAID

: Non Steroid Anti-Inflammatory Drug (Thuốc
chống viêm không Steroid

PG

: Prostaglandin

TN


: Thái Nguyên

VKDT

: Viêm khớp dạng thấp

YHCT

: Y học cổ truyền

SCr

: Serum Creatinine (Creatinin máu)

ADR


DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG

TÊN BẢNG

Bảng 1.1

Phân loại thuốc NSAID thông dụng

Bảng 1.2


Các thuốc NSAID đang sử dụng tại Bệnh viện Y học cổ
truyền Thái Nguyên

TRANG
17
18

Bảng 1.3

So sánh hoạt lực của một số glucocorticoid thông dụng

24

Bảng 3.1

Sự phân bố về tuổi của người bệnh trong mẫu nghiên cứu

32

Bảng 3.2

Các bệnh xương khớp mắc phải

33

Bảng 3.3

Bệnh mắc kèm

34


Bảng 3.4

Thời gian mắc bệnh

35

Bảng 3.5

Các xét nghiệm sinh hóa máu

35

Bảng 3.6

Các ADR đã gặp

36

Bảng 3.7

Phác đồ điều trị sử dụng trong điều trị bệnh cơ, xương,
khớp tại bệnh viện

37

Bảng 3.8

Các phương pháp điều trị vật lý


38

Bảng 3.9

Các thuốc dùng kèm khác

40

Bảng 3.10

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm gặp trong bệnh án
khảo sát

41

Bảng 3.11 Phối hợp các thuốc giảm đau, chống viêm

42

Bảng 3.12 Mức liều thuốc giảm đau, chống viêm

43

Bảng 3.13 Các thuốc để giảm tác dụng phụ

44

Bảng 3.14 Cách dùng thuốc chống viêm, giảm đau

45


Bảng 3.15 Các tương tác thuốc

46


DANH MỤC CÁC HÌNH

HÌNH
Hình 1.1

TÊN HÌNH
Vai trò của enzym cyclooxygenase (COX) và
lypooxygenase (LOX)

TRANG
11

Hình 1.2

Cơ chế gây viêm và tác dụng của thuốc NSAID

12

Hình 1.3

Cơ chế gây sốt và tác dụng của thuốc NSAID

13


Hình 1.4

Cơ chế chống kết dính tiểu cầu của aspirin

13


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam các bệnh cơ xương khớp chiếm một tỷ lệ khá cao, gặp ở
mọi lứa tuổi, mọi địa phương… Các bệnh xương khớp tuy ít gây tử vong
nhưng thường để lại di chứng nặng nề, làm người bệnh mất khả năng vận
động và lao động, tạo ra một gánh nặng đối với toàn xã hội. Theo thống kê
của nhiều bệnh viện thì bệnh xương khớp không còn là vấn đề của người già
mà đang có xu hướng trẻ hóa, tức là nhiều người trẻ tuổi đang trong độ tuổi
lao động cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Các tổn thương ở xương khớp khó
lành hơn những tổn thương khác, thậm chí nếu lành bệnh thì cũng không thể
hồi phục lại chức năng như ban đầu, để lại các di chứng nặng nề, nặng nhất có
thể dẫn đến bại liệt.
Hiện nay, những tiến bộ trong điều trị đã làm cải thiện chất lượng cuộc
sống, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và làm tăng tỷ lệ hồi phục của người bệnh.
Thuốc dùng để điều trị các bệnh xương khớp chủ yếu gồm thuốc giảm
đau đơn thuần, thuốc giảm đau dạng opioid, thuốc giảm đau kết hợp opioid
và thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid, chống viêm không steroid và một
số nhóm thuốc khác. Trong các nhóm thuốc này, hai nhóm thuốc chống viêm
steroid và chống viêm không steroid có nhiều tác dụng không mong muốn lại
là thuốc được sử dụng nhiều trong quá trình điều trị.
Thị trường thuốc giảm đau, chống viêm hiện nay rất đa dạng và phong
phú với hàng trăm mặt hàng tên generic, hàng ngàn tên thuốc biệt dược có
nguồn gốc sản xuất trong và ngoài nước. Các hoạt chất giảm đau, chống viêm
hiện diện trong các thuốc dưới rất nhiều dạng bào chế. Các thuốc giảm đau,

chống viêm này được sử dụng rất rộng rãi không chỉ trong các bệnh viện mà
còn cả ở cộng đồng. Tuy nhiên tác dụng giảm đau, chống viêm bao giờ cũng
đi kèm với một số tác dụng không mong muốn và việc lạm dụng dẫn đến
những hậu quả không tốt cho sức khỏe.

1


Chính vì thế việc khảo sát tình hình sử dụng các thuốc trong các bệnh
lý xương khớp là một việc làm cần thiết, mang lại lợi ích thiết thực, sự hài
lòng cho những bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc, sự tin tưởng vào chất
lượng, hiệu quả điều trị của các bác sĩ, dược sĩ trong quá trình sử dụng
thuốc. Việc khảo sát những số liệu cho thấy nhu cầu thực tiễn trong sử
dụng các thuốc, đối với chuyên môn thấy được hiệu quả điều trị, tỉ lệ tác
dụng phụ, phát hiện thêm các tác dụng không mong muốn; và đối với công
tác quản lý dược cơ sở (khoa dược bệnh viện) có sự lựa chọn thuốc chất
lượng, hiệu quả và kinh tế trong điều trị. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “ Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm trong
điều trị các bệnh cơ, xương, khớp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái
Nguyên” với các mục tiêu sau:
- Khảo sát đặc điểm bệnh nhân điều trị bệnh cơ, xương, khớp tại bệnh
viện Y học cổ truyền Thái Nguyên
-

Phân tích việc sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm trong điều trị
bệnh cơ, xương, khớp tại bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên

2



Chương 1.
1.1.

TỔNG QUAN

Một số đặc điểm về bệnh cơ, xương, khớp

1.1.1. Một số nguyên nhân đau xương khớp mạn tính thường gặp
- Các bệnh có diễn biến mạn tính, có kèm đợt cấp tính: gút, viêm khớp
dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống.
- Các bệnh có diễn biến mạn tính: gút, viêm khớp dạng thấp, viêm cột
sống dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, thoái hóa khớp, viêm
khớp nhiễm khuẩn, hoại tử vô khuẩn đầu trên xương đùi, đau xơ cơ
(fibromyalgie), đau xương khớp do trầm cảm [2],[3],[6]
1.1.2. Một số bệnh cơ, xương khớp thường gặp tại Bệnh viện y học cổ
truyền Thái Nguyên
Viêm khớp dạng thấp
Viêm quanh khớp vai
Hội chứng thắt lưng hông
Đau dây thần kinh tọa
Hội chứng cổ vai tay
Thoái hóa cột sống
1.1.2.1. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh hay gặp nhất trong các bệnh
khớp. Là một bệnh mang tính chất xã hội vì thường gặp, vì sự diễn biến kéo
dài và vì hậu quả dẫn đến sự tàn phế của bệnh [2],[3].


Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
- Nguyên nhân


+ Yếu tố tác nhân gây bệnh: Có thể là một loại vi rút, nhưng hiện nay chưa
xác minh được chắc chắn
+ Yếu tố cơ địa: Bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính và lứa tuổi.
+ Yếu tố di truyền: Từ lâu người ta nhân thấy bệnh VKDT có tính chất gia đình
+ Các yếu tố thuận lợi khác: Đó là những yếu tố phát bệnh như suy yếu, mệt mỏi,
3


bệnh truyền nhiễm, lạnh và ẩm kéo dài, phẫu thuật [6],[11],[18]
- Cơ chế bệnh sinh
Lúc đầu tác nhân gây bệnh (virut) tác động vào một cơ thể có sẵn cơ địa
thuận lợi và có những yếu tố di truyền. Khi đó cơ thể sẽ sinh ra kháng thể
chống lại tác nhân gây bệnh, rồi kháng thể này lại trở thành tác nhân kích
thích cơ thể sinh ra một kháng thể chống lại nó (gọi là tự kháng thể). Kháng
thể (lúc đầu) kết hợp với tự kháng thể, cùng với sự có mặt của bổ thể tạo
thành những phức hợp kháng nguyên - kháng thể. Những phức hợp này được
bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào đi đến để thức bào. Sau đó những
tế bào này sẽ bị phá huỷ bởi chính các men tiêu thể mà chúng giải phóng ra để
tiêu các phức hợp kháng nguyên - kháng thể trên. Sự phá huỷ các tế bào thực
bào giải phóng ra nhiều men tiêu thể. Những men này sẽ kích thích và huỷ
hoại màng hoạt dịch khớp gây nên một quá trình viêm không đặc hiệu, kéo
dài không chấm dứt từ khớp này sang khớp khác, mặc dù tác nhân gây bệnh
ban đầu đã chấm dứt từ lâu [2],[3],[6].
1.1.2.2. Viêm quanh khớp vai:
Định nghĩa
Viêm quanh khớp vai (Periarthritis humeroscapularis) là thuật ngữ dùng
chung cho các bệnh lý viêm các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai: gân, túi
thanh dịch, bao khớp; không bao gồm các bệnh lý có tổn thương đầu xương, sụn
khớp và màng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp…

Theo Welfling (1981) có 4 thể lâm sàng của viêm quanh khớp vai:
- Đau vai đơn thuần thường do bệnh lý gân.
- Đau vai cấp do lắng đọng vi tinh thể.
- Giả liệt khớp vai do đứt các gân của bó dài gân nhị đầu hoặc đứt các gân mũ
cơ quay khiến cơ delta không hoạt động được.
- Cứng khớp vai do viêm dính bao hoạt dịch, có thắt bao khớp, bao khớp dày,
dẫn đến giảm vận động khớp ổ chảo - xương cánh tay [11]
4


Nguyên nhân
- Thoái hóa gân do tuổi tác: Bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi.
- Nghề nghiệp lao động nặng có các chấn thương cơ học lặp đi lặp lại.
- Tập thể thao quá sức, chơi một số môn thể thao đòi hỏi phải nhấc tay lên quá
vai như chơi cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng chuyền.
- Chấn thương vùng vai do ngã, trượt, tai nạn ô tô, xe máy.
- Một số bệnh lý khác (tim mạch, hô hấp, tiểu đường, thần kinh,…) [11]
Chẩn đoán
- Đau khớp vai đơn thuần (viêm gân mạn tính)
Đau vùng khớp vai thường xuất hiện sau vận động khớp vai quá mức,
hoặc sau những vi chấn thương liên tiếp ở khớp vai. Đau kiểu cơ học. Đau
tăng khi làm các động tác có cánh tay đối kháng.. [11]
- Đau vai cấp (viêm khớp vi tinh thể)
Đau vai xuất hiện đột ngột với các tính chất dữ dội, đau gây mất ngủ,
đau lan toàn bộ vai, lan lên cổ, lan xuống tay, đôi khi xuống tận bàn tay. Vai
sưng to nóng. Có thể có sốt nhẹ.
- Giả liệt khớp vai (đứt mũ gân cơ quay)
Đau dữ dội kèm theo tiếng kêu răng rắc, có thể xuất hiện đám bầm tím ở phần
trước trên cánh tay sau đó vài ngày. Đau kết hợp với hạn chế vận động rõ. [11]
- Cứng khớp vai (đông cứng khớp vai)

Đau khớp vai kiểu cơ học, đôi khi đau về đêm. Khám: hạn chế vận động
khớp vai cả động tác chủ động và thụ động. Hạn chế các động tác, đặc biệt là
động tác giạng và quay ngoài. Khi quan sát bệnh nhân từ phía sau, lúc bệnh
nhân giơ tay lên sẽ thấy xương bả vai di chuyển cùng một khối với xương
cánh tay [11]
1.1.2.3. Hội chứng thắt lưng hông:
Hội chứng cột sống: Đau có thể xuất hiện đột ngột, cấp tính, tự phát
hoặc sau chấn thương, nhưng cũng có thể xuất hiện từ từ theo kiểu bán cấp
5


hoặc mãn tính. Đau thường khu trú ở những đốt sống nhất định, Cường độ
đau nếu cấp tính có thể đau dữ dội, nếu bán cấp hoặc mãn tính thì đau âm ỉ.
Hội chứng rễ thần kinh: Đau lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh
tương ứng. Đau có tính chất cơ hội (khi nghỉ ngơi giảm hoặc có tính chất
không đau, khi đứng, đi lại, ho, hắt hơi. đau tăng). Giảm khả năng đi lại, hoạt
động và sinh hoạt của bệnh nhân [1],[2],[6]
1.1.2.4. Gai cột sống (Đau dây thần kinh toạ):
Theo BS. Lê Anh Sơn trong bệnh khớp và cách điều trị, trang 17: Khi
bị đau từ thắt lưng lan xuống mông, xuống chân thì thường là bị đau thần kinh
toạ. Đây là dây thần kinh to nhất của cơ thể, nó được các rễ thân kinh ở vùng
thắt lưng hợp thành sau đó chạy dọc theo mặt sau mông, đùi xuống chân. Đau
thần kinh toạ thường do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra thường
kèm theo tê, yếu chân hoặc teo cơ...Tuy nhiên, còn có thể do nguyên nhân
khác như hẹp ống sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh
toạ, u thần kinh toạ [20]
Cột sống là một trục chống đỡ của cơ thể, giúp ta có thể cúi, ngửa hoặc
vặn mình, cột sống cần phải uốn cong được. Giữa các đốt sống là đĩa đệm.
Đĩa đệm có hình cái đĩa, bên ngoài là một bao xơ dày và chắc, trong ruột là
chất nhầy, gọi là nhân nhầy. khi bao xơ bị rách, nhân nhầy bên trong sẽ thoát

ra ngoài, tạo thành một khối gọi là khối thoát vị. nếu khối thoát vị đè vào rễ
thần kinh sẽ gây ra hiện tượng đau, tê, yếu liệt. Khi thoát vị ở vùng thắt lưng,
các rễ tạo thành thần kinh toạ bị chèn ép và gây ra đau thần kinh toạ. Khi khối
thoát vị lồi ra, sẽ kéo theo màng xương cạnh nó và lâu ngày xương sẽ mọc ra
theo, tạo thành những vành xương mà trên phim X- quang ta nhìn thấy như
cái gai nên gọi là gai cột sống [16],[17],[24]
1.1.2.5. Hội chứng cổ vai tay
- Hội chứng cổ vai cánh tay còn gọi là hội chứng vai cánh tay hay bệnh lý rễ
tủy cổ .
6


- Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo
một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần
kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng [2],[3],[11].
 Nguyên nhân
- Nguyên nhân thường gặp nhất (70-80%) là do thoái hóa cột sống cổ, thoái
hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20-25%), đơn thuần hoặc phối hợp với thoái
hóa cột sống cổ
- Các nguyên nhân ít gặp khác gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng
xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.
 Chẩn đoán
Tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn bệnh, bệnh nhân có thể có ít
nhiều những triệu chứng và hội chứng sau đây [2],[3],[11]:
- Hội chứng cột sống cổ
+ Đau vùng cổ gáy, có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau động tác
vận động cổ quá mức, hoặc tự nhiên như sau khi ngủ dậy. Đau cũng có thể
xuất hiện từ từ, âm ỉ, mạn tính.
+ Hạn chế vận động cột sống cổ, có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ, hay gặp

trong đau cột sống cổ cấp tính
+ Điểm đau cột sống cổ khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương ứng
các rễ thần kinh.
- Hội chứng rễ thần kinh
+ Đau vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay, biểu
hiện lâm sàng là hội chứng vai gáy, hoặc hội chứng vai cánh tay. Đau thường
tăng lên khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau.
+ Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ: Yếu cơ và rối loạn cảm giác như rát
bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng vai, cánh tay, hoặc ở bàn tay và các ngón tay
[2],[3],[11].
7


- Hội chứng tủy cổ
+ Do lồi hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tủy cổ tiến triển trong một thời
gian dài.
+ Biểu hiện sớm là dấu hiệu tê bì và mất khéo léo hai bàn tay, teo cơ hai tay,
đi lại khó khăn, nhanh mỏi. Giai đoạn muộn tùy vị trí tổn thương có thể thấy
liệt trung ương tứ chi; liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân; rối loạn
phản xạ đại tiểu tiện.
- Các triệu chứng khác
+ Hội chứng động mạch sống nền: Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ
mắt, đôi khi có giảm thị lực thoáng qua, mất thăng bằng, mệt mỏi.
+ Có thể có các rối loạn thần kinh thực vật: Đau kèm theo ù tai, rối loạn thị
lực, rối loạn vận mạch vùng chẩm vai hoặc tay.
+ Khi có các triệu chứng toàn thân như sốt, rét run, vã mồ hôi vào ban đêm,
sụt cân,… cần phải đặc biệt lưu ý loại trừ bệnh lý ác tính, nhiễm trùng.
1.1.2.6. Thoái hóa cột sống
 Định nghĩa
Thoái hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis hoặc Oteoarthritis of lumbar

spine) là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động,
biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản
của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với
những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch [11].
 Nguyên nhân
Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ; nghề
nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống,
bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền…
Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại
kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới

8


sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên
những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống [11].
 Chẩn đoán
- Lâm sàng
Có thể có dấu hiệu cứng cột sống vào buổi sáng. Đau cột sống âm ỉ và có
tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa
ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát
vị đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống. Trường
hợp hẹp ống sống: biểu hiện đau cách hồi thần kinh: bệnh nhân đau theo
đường đi của dây thần kinh tọa, xuất hiện khi đi lại, nghỉ ngơi đỡ đau (Cộng
hưởng từ cho phép chẩn đoán mức độ hẹp ống sống) [11].
- Cận lâm sàng
+ Xquang thường quy cột sống thẳng, nghiêng: hình ảnh hẹp khe đĩa đệm,
mâm đĩa đệm nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống, hẹp lỗ liên
hợp đốt sống.

+ Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và sinh hóa: bình thường.
+ Chụp cộng hưởng từ cột sống: chỉ định trong trường hợp có thoát vị đĩa
đệm [11].
1.1.3. Các phương pháp điều trị bệnh cơ, xương khớp.
Trong điều trị bệnh cơ, xương khớp đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và hợp
lý giữa nội khoa, vật lý và ngoại khoa [16],[24].
1.1.3.1. Điều trị nội khoa
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống viêm không steroid
- Thuốc chống viêm steroid
- Thuốc điều trị nguyên nhân, cơ địa, cơ chế sinh bệnh
- Điều trị bằng tiêm thuốc tại chỗ
9


- Thuốc y học cổ truyền [1],[4],[13]
1.1.3.2. Điều trị vật lý
- Cố định và vận động
- Điều trị bằng tay
- Điều trị bằng nhiệt và sóng
- Nước khoáng và bùn
- Tia xạ
- Lao động và phục hồi chức năng [15],[24].
1.1.3.3. Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật điều trị bệnh
- Phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng [2],[3]
1.1.3.4. Phối hợp các phương pháp:
1.1.4. Thuốc điều trị bệnh cơ, xương, khớp: 3 nhóm chính
1.1.4.1. Thuốc điều trị triệu chứng:
- Thuốc giảm đau:

- Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm không steroid và steroid
[15],[24].
1.1.4.2. Thuốc điều trị cơ bản: điều trị theo cơ chế sinh bệnh
- Thuốc làm thay đổi cơ địa bệnh.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm [2],[3],[4]
1.1.4.3. Điều trị các bệnh khớp khác:
- Nhóm thuốc điều trị bệnh gút.
- Nhóm thuốc điều trị bệnh thoái hoá khớp.
- Nhóm thuốc điều trị loãng xương [2],[3],[4]
1.2.

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid

1.2.1. Đại cương
Các thuốc chống viêm không steroid là một nhóm gồm nhiều thuốc
khác nhau về cấu trúc hóa học.
10


Các thuốc trong nhóm đều có tác dụng hạ sốt – giảm đau- chống viêm ở
những mức độ khác nhau không thuộc nhóm các Opiat và trong cấu tạo của
chúng không có cấu trúc Steroid, do đó được gọi là các thuốc chống viêm
không Steroid (Non Steroidal Anti-Inflammatory Drug hay NSAID), và
không có tác dụng hormone [9],[27]
Các chất thuộc nhóm này có cùng cơ chế tác dụng là ức chế sự tạo thành
Prostaglandin. Chất trung gian hóa học khởi phát nhiều quá trình sinh lý và bệnh
lý của cơ thể. Prostaglandin sẽ khơi mào cho việc tạo ra các chất trung gian hóa
học khác như serotonin, bradikinin, histamin…ở ngọn sợi cảm giác (ngoại vi)
nên các thuốc nhóm này được xếp vào nhóm giảm đau ngoại vi [9],[27]
Một số chất đồng thời có cả ba tác dụng trên, có thể có một, hai tác

dụng trội hơn hoặc không có một tác dụng nào đó (Paracetamol không có tác
dụng chống viêm) nhưng cùng một cơ chế tác dụng [9],[27]
1.2.2. Tác dụng chính và cơ chế
1.2.2.1. Cơ chế ức chế quá trình sinh tổng hợp Prostaglandin (PG)
Phospholipid màng tế bào
Phospholipase A2

Acid arachidonic
COX 1

Thromboxan A2

Kết tập
Tiểu cầu

COX 2

Prostaglandin

Prostaglandin

sinh lý

gây viêm

- Tăng bài tiết chất nhày

Viêm

dạ dày


LOX

Leucotrien

- Viêm
- Co thắt phế quản

- Tăng sức lọc cầu thận
Hình 1.1: Vai trò của Enzym cyclooxygenase (COX)
và lipooxygenase (LOX)[7]
11


1.2.3. Tác dụng và cơ chế chống viêm của NSAID
1.2.3.1. Cơ chế chống viêm:
Phospholipid màng

Thuốc chống viêm
không Steroid

Phospholipase A2
Acid arachidonic

Lipooxygenase

Cyclooxygenase

Leucotrien
C. D. E


(-)

Prostaglandin
B4

Viêm

Co thắt phế quản
Hình 1.2: Cơ chế gây viêm và tác dụng của thuốc NSAID [7]
Các thuốc NSAID đều ức chế enzym cyclooxygenase (COX) ngăn cản
tổng hợp Prostaglandin là chất trung gian hóa học gây viêm, do đó làm giảm
quá trình viêm (đây là cơ chế quan trọng nhất). Người ta tìm ra 2 loại
enzym COX : COX 1 và COX 2, COX 1 có nhiều ở các tế bào lành, tạo ra
các PG cần cho tác dụng sinh lý bình thường ở một số cơ quan trong cơ
thể, duy trì cân bằng nội môi, bảo vệ niêm mạc dạ dày, thận. Trong khi đó
COX 2 chỉ xuất hiện ở các tổ chức bị tổn thương, có vai trò tạo ra các PG
gây viêm.
1.2.4. Tác dụng giảm đau
Thuốc có tác dụng giảm đau từ đau nhẹ đến đau vừa, vị trí tác dụng là ở
các reseptor cảm giác ngoại vi. Tác dụng tốt với các loại đau, đặc biệt là các
chứng đau do viêm.
Cơ chế giảm đau: Thuốc làm giảm tổng hợp PGF2, làm giảm tính
cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản
ứng viêm như bradykinin, serotonin,…

12


1.2.5. Tác dụng hạ sốt:

Chất gây sốt (+) Bạch cầu (+) Chất gây sốt
Ngoại lai

Thuốc hạ sốt

nội tại
(+)

(-)

PG synthetase
Acid arachidonic

Prostaglandin (E1, E2)

Sinh nhiệt

Thải nhiệt

(run cơ, tăng hô hấp)

(co mạch, tăng chuyển hóa)

Sốt
Hình 1.3 : Cơ chế gây sốt và tác dụng của thuốc NSAID [7]
1.2.6. Tác dụng chống kết tập tiểu cầu:
Lipid màng tế bào

Phospholipase A2


Aspirin
Acid arachidonic
(-)
PG- cyclooxygenase
Nội mô mạch máu PG- endoperoxid

Tiểu cầu

Aspirin

Aspirin

(-)

(-)

Prostacyclin synthetase

Thromboxan

synthetase
Prostacyclin (PGI2)

Thromboxan A2 (TXA2)

Hình 1.4: Cơ chế chống kết dính tiểu cầu của Aspirin [7]
13


1.2.7. Các tác dụng khác

Ngoài ra các thuốc này còn đối kháng với hệ enzym phân hủy
protein, ngăn cản quá trình biến đổi protein làm vững bền màng lysosom và
đối kháng tác dụng các chất trung gian hóa học như bradykinin, histamin,
serotonin, ức chế hóa hướng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch
cầu tới ổ viêm, ngăn cản quá trình kết hợp kháng nguyên và kháng thể, hủy
fibrin [7].
1.2.8. Tác dụng không mong muốn:
Tác dụng không mong muốn của các thuốc NSAID chủ yếu liên quan
đến tác dụng ức chế tổng hợp PG [5],[7],[8]
1.2.8.1. Tác dụng trên tiêu hóa:
Kích ứng, đau thượng vị, nặng hơn có thể loét dạ dày tá tràng, xuất
huyết tiêu hóa,…nguyên nhân là do thuốc ức chế tổng hợp PGE1 và PGE2
làm giảm tiết chất nhầy và các chất bảo vệ niêm mạc, tạo thuận lợi cho các
yếu tố gây loét xâm lấn [5],[7],[8]
1.2.8.2. Tác dụng trên máu:
Kéo dài thời gian chảy máu do thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, giảm
tiểu cầu và giảm prothrombin. Hậu quả gây kéo dài thời gian đông máu,
mất máu không nhìn thấy qua phân, tăng nguy cơ chảy máu… [5],[7],[8]
1.2.8.3. Tác dụng trên thận
Do ức chế PGE2 và PGI2 (là những chất có vai trò duy trì dòng máu
đến thận) nên làm giảm lưu lượng máu qua thận, giảm sức lọc cầu thận,
giảm thải dẫn đến ứ nước, tăng kaly máu và viêm thận kẽ [5],[7],[8]
1.2.8.4. Tác dụng trên hô hấp
Gây cơn hen giả trên người không bị hen hoặc làm tăng các cơn hen
ở người hen phế quản. Nguyên nhân do thuốc ức chế cyclooxygenase nên
acid arachidonic tăng cường chuyển hóa theo con đường tạo ra leucotrien
gây co thắt phế quản [5],[7],[8]

14



1.2.8.5. Các tác dụng không mong muốn khác
- Mẫn cảm (ban da, mề đay, sốc quá mẫn).
- Gây độc với gan.
- Gây dị tật ở thai nhi nếu dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ,
hoặc kéo dài thời kỳ mang thai và làm chậm chuyển dạ, xuất huyết khi sinh
vì PGE làm tăng co bóp tử cung… [5],[7],[8]
1.2.9. Chỉ định chung của NSAID:
- Giảm đau ở mức độ nhẹ và trung bình, đặc biệt hiệu quả đối với các
loại đau có kèm viêm.
- Hạ sốt do mọi nguyên nhân gây sốt.
- Chống viêm: các dạng viêm cấp và mạn (viêm khớp dạng thấp,
thấp khớp cấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gút,…) [5],[7],[8]
1.2.10. Cách khắc phục tác dụng phụ của thuốc NSAID
1.2.10.1.Cách uống thuốc:
Các thuốc NSAID (trừ paracetamol) gây kích ứng niêm mạc đường
tiêu hóa nên những thuốc này được chỉ định uống sau bữa ăn. Đối với
những thuốc bị thức ăn làm giảm hấp thu (aspirin) thì nên chọn dạng bào
chế thích hợp như viên sủi, viên bao tan ở ruột…hay trước khi uống nên
dùng hồ tinh bột, cháo loãng hoặc sữa để bao đường tiêu hóa trước.
Đối với viên nén trần thì phải uống sau bữa ăn, nhai kỹ viên và kèm theo
uống nhiều nước (khoảng 200ml nước) để giảm thời gian lưu thuốc ở dạ dày .
Đối với viên bao tan ở ruột thì nên uống xa bữa ăn (khoảng 30 phút
trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn, vì nếu uống cùng thức ăn thuốc có thể
lưu lại ở dạ dày lâu (từ 1-8 giờ) dễ làm màng bao viên bị vỡ.
Đối với viên sủi, thuốc bột khi pha thành dung dịch thì có thể uống
trước hay sau bữa ăn, bởi vì dạng dung dịch thuốc không bị cản trở bởi
thức ăn mà nhanh chóng được chuyển xuống ruột nên tránh được tác dụng
kích ứng dạ dày.


15


Trong mọi trường hợp nên uống nhiều nước. Lượng nước lớn có tác dụng
làm tăng độ tan của thuốc, giúp cho thuốc tiếp xúc với bề mặt rộng lớn của ống
tiêu hóa tốt hơn, do tăng diện tích tiếp xúc nên thuốc hấp thu nhanh hơn.
1.2.10.2. Cách lựa chọn dạng bào chế:
Dựa vào ưu nhược điểm của các dạng bào chế của các thuốc NSAID,
để tránh tác dụng kích ứng dạ dày có thể dùng các dạng viên bao tan ở ruột,
viên sủi, thuốc bột, thuốc đạn. Trong trường hợp người bệnh bị đau cấp
tính, cần thuốc xuất hiện tác dụng nhanh thì nên sử dụng thuốc tiêm.
1.2.10.3. Các thuốc dùng kèm khác:
Để điều trị dự phòng, làm giảm các tác dụng phụ trên đường tiêu
hóa, có thể dùng các nhóm sau:
Nhóm thuốc ức chế bơm proton (omeprazol 20mg) hoặc ức chế H2
(famotidin 40mg) uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
Misoprostol: chất đồng đẳng của Prostaglandine E1: 200μg/viên, 4
viên/24h, chia 4 lần; sau 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Các thuốc bọc niêm mạc ít hiệu quả, nếu chỉ định dùng phải dùng
sau ăn 1-2 giờ để tránh cản trở hấp thu thuốc chống viêm không steroid.
[5],[7],[8]
1.2.11. Phân loại các thuốc NSAID
Acetaminophen là một chất thuộc nhóm NSAID nhưng không có tác
dụng chống viêm, có một số tài liệu xếp vào các thuốc giảm đau không
thuộc nhóm opiate [23]

16



×