Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đề tài nghiên cứu đề tài khoa học: SẢN PHẨM MỚI TỪ CÂY VỐI (CAO VÀ TINH DẦU VỐI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.84 KB, 15 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở nước ta, cây vối mọc nhiều nơi, tập trung nhiều ở miền Trung, miền Bắc, được
nhân dân dùng nấu nước uống, kích thích tiêu hố.
Nhắc đến lá vối chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay tới một loại nước uống dân dã, ngon
miệng và dễ uống lại có tác dục thanh nhiệt.
Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng trong vối sẽ
kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, cịn chất tinh dầu
có tính kháng khuẩn nhưng khơng hại vi khuẩn có ích trong ruột. Lá vối cịn rất nhiều
tác dụng được người dân được người dân dùng vào đời sống, như ngăn chặn đẩy lùi
bệnh tiểu đường và các bệnh ngoài da…
Nước vối thường được người dân lấy từ lá tươi để nấu nước uống, nó có mùi vị
đặc trưng và bảo quản được lâu ngày (tầm 5-6 ngày, vì trong lá vối tươi có chứa chất
kháng khuẩn nên nước nấu từ lá có thể bảo quản lâu).
Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá
đã ủ. Lá vối nấu nước uống có thể trợ giúp tốt trong việc chữa các bệnh hoặc tổn thương
sau: Chữa bỏng, viêm gan, vàng da,viêm da lở ngứa.
Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát, dùng thích
hợp cho tất cả các mùa trong năm đặc biệt là mùa nóng.
Ngồi nước được nấu bởi lá tươi thì một số người lại thích uống từ lá khơ, lá đã
được ủ. Vì khi đã phơi khơ, đã được ủ thì lá đã mất đi mùi đặc trưng của lá vối nên dễ
uống hơn. Nhưng nước được nấu bằng lá khơ, lá đã được ủ thì khơng thể bảo quản
được lâu như nước nấu bằng lá tươi (Vì khi đã phơi khơ, đã được ủ thì lá đã mất đi tính
kháng khuẩn nên khơng bảo quan lâu được).
Nhưng khơng phải lúc nào cũng có sẵn lá tươi để chúng ta nấu, bởi lẽ đặc điểm
của cây lá vối thường sinh sống ở những vùng núi, các bờ khe, bờ suối. Vì vậy, việc có
là tươi để uống hàng ngày cũng khơng thể có thường xun được.
Với lại, việc vận chuyển lá vối với số lượng lớn đi xa cũng bất tiện và khó khăn.
Vì vậy, chúng em đã chọn lọc những ưu điểm của nước nấu từ lá tươi với nước
nấu từ lá khô để phát triển ý tưởng của mình. Chúng em đã lựa chọn thực hiện đề tài:
1




“Sản phẩm mới từ cây lá vối (cao và tinh dầu)” nhằm tạo ra sản phẩm có thể sử dụng
làm nước uống trong thời gian dài và dễ dàng vận chuyển khi đi xa.
II. NỘI DUNG
II.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lá vối tươi và phơi khô được hái từ khu vực xã Cam Chính – Cam Lộ – Quảng Trị.
II.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nấu cao và thu tinh dầu từ lá vối;
- Sử dụng cao và tinh dầu để làm nước uống trong đời sống hằng ngày.
II.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu chất lượng nước uống được pha chế từ cao lá vối (màu sắc, mùi vị, độ
trong, vệ sinh an toàn thực phẩm,...)
- Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nấu cao, thu tinh dầu từ cây lá vối đảm bảo chất
lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
II.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu, khảo sát quy trình nấu cao lá vằng, sâm cau,... ở địa phương;
- Nghiên cứu, khảo sát quy trình nấu rượu, thu tinh dầu sả ở địa phương;
- Phân tích hàm lượng nước có trong cao;
- Kiểm nghiệm thực phẩm bằng phương pháp cảm quan;
II.5. Phương pháp đánh giá
- Kiểm nghiệm thực phẩm bằng phương pháp cảm quan.
II.6. Tiến trình và thời gian nghiên cứu:
Từ ngày 07/09/2017 – 15/12/2017. Cụ thể:
TT
1
2
3

Thời gian


Nội dung cơng việc
- Hình thành ý tưởng;
Từ 07/09/2017
- Thành lập nhóm nghiên cứu;
đến 17/09/2017
- Xin ý kiến của giáo viên bộ mơn, Nhà trường và gia đình.
Từ 18/9/2017 đến - Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu cơ sở lý thuyết của đề tài
08/10/2017
cần nghiên cứu.
- Thực hiện quá trình thu tinh dầu và nấu cao từ lá vối.
Từ 09/10/2017
- Phân tích mẫu cao ở trong phịng thí nghiệm để kiểm tra
đến 29/10/2017
độ ẩm của cao.

2


Từ 30/10/2017 - Phân tích, đánh giá chất lượng nước uống từ cao, tinh
đến 12/11/2017 dầu lá vối bằng phương pháp cảm quan.
Từ 13/11/2017
5
Hoàn thành báo cáo đề tài.
đến 15/12/2017
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.1. Tổng quan về cây Vối

I.1.1. Đặc điểm thực vật
Cây nhỡ, cao 5-6m có khi hơn, cành non, trịn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn. Lá có
cuống, dài 8-20cm, hình trứng, rộng 5-l0cm. Hai mặt lá có những đốm màu nâu, cuống
dài l-l.5cm. Hoa gần như khơng có cuống, màu lục trắng nhạt hợp thành cụm hoa hình
tháp toả ra ở những lá đã rụng. Quả hình cầu hay hơi hình trứng, đường kính 7-l2cm,
xù xì. Tồn lá, cành non, và nụ vối có mùi thơm đặc biệt dễ chịu của vối.

I.1.2. Phân bố
Cây vối được trồng và mọc hoang ở khắp các tỉnh nước ta, chủ yếu để lấy lá ủ
nấu nước uống. Vối còn thấy ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc.
I.1.3. Ứng dụng của cây vối
Vối được trồng để lấy gỗ dùng trong xây dựng, làm công cụ, vỏ có chất dùng để
nhuộm đen. Quả vối ăn được.

3


Lá vối tươi đem thái nhỏ, rửa sạch nhựa rồi cho vào thùng ủ cho đến khi đen đều
thì lấy ra rửa sạch, phơi khô dùng để nấu làm nước uống rất thông dụng ở nông thôn.
Nước sắc đậm đặc của lá cây dùng như thuốc sát trùng, để rửa mụn nhọt, lở loét, ghẻ.
Lá, vỏ thân, hoa còn dùng làm thuốc chữa bệnh đầy bụng, khó tiêu, mụn nhọt, viêm
đại tràng mãn tính, ly trực trùng.
Năm 2003, Đào Thị Thanh Hiền, trường ĐH Dược Hà Nội và những người khác
đã tiến hành thử nghiệm nghiên cứu một số tác dụng của cây vối. Kết quả cho thấy:
- Tính kháng khuấn của lá vối có tác dụng rất tốt trên vi khuẩn E. Coli, là loại vi khuấn
thường gây ra bệnh đường ruột, và hai vi khuấn Gr(+) và Gr(-) thường gặp ở bệnh viêm
da. Điều này làm sáng tỏ việc uống nước sắc lá vối để chữa bệnh tiêu chảy và tắm nước
sắc lá vối để chữa bệnh viêm da của dân ta.
- Nước sắc lá vối ủ có tác dụng lợi mật rất mạnh, kết quả này góp phần giải thích được
vì sao nhân dân ta thường uống nước sắc lá vối để chữa bệnh đầy bụng, khó tiêu.

- Kết quả thử tác dụng độc tế bào của mẫu chiết từ lá vối bước đầu cho thấy cả tinh
dầu và cao thơ tồn phần đều có khả năng ức chế sự phát trien tế bào ung thư (ung thư
gan, ung thư màng tim, ung thư tử cung). Điều này mở ra hướng nghiêm cứu mới đối
với dược liệu lá vối.
Năm 1986, Nguyễn Đức Minh, phịng đơng y thực nghiệm Viện nghiên cứu đông
y đã tiến hành nghiên cứu thăm dị tính chất kháng sinh của lá và nụ cây vối đối với
một số vi khuẩn Gram(+) và Gr(-) đã đi tới kết luận rằng: ở tất cả các giai đoạn phát
trien của cây, lá và nụ vối đều có tác dụng kháng sinh, vào mùa đơng, tính kháng sinh
cao nhất ở lá và hồn tồn khơng độc đối với cơ thể.
I.1.4. Thành phần hóa học
1. Thành phần hóa học của lá vối
- Lá vối có chứa: Tanin, những vết alcaloid (thuộc nhóm indolic) gần giống cấu trúc
của cafein, một lượng tinh dầu (4%) bay hơi mùi thơm, các sterol, chất béo, tanin
catechic, gallic, một số hợp chất có hoạt tính sinh học làm giảm đường huyết như:


β – sistosterol



β – sistosterolglucopyranoside



2,4 – dihydroxy – 6 – methoxy - 3,5 – dimethylchaleno
4





acid 3 – β – hydroxyl - olean 12 (13) – en – 28 – oicd



acid 2α, 3β, 23 – trihydroxy – urs – 12 - en28 – oicd



acid 3β – hydroxyl – lup - 20(29) – en – 28 – ocid



flavoid,…

2. Thành phần chính của tinh dầu vối: P-myrcen, (Z)-P-oxymen, (E)-P-oxymen, Pcaryophyllen, a-pinen, Caryophyllen và a-humulen,...
I.2. Quy trình nấu cao
I.2.1. Nguyên tắc
- Chuyển các chất trong lá vối thành chất lỏng bằng dung môi là nước ở nhiệt độ sôi
của nước.
- Lọc lấy dung dịch và cô cạn để thu lấy cao.
I.2.2. Quy trình
- Lá được rửa qua rất nhiều lần nước cho đến khi sạch, nước trong vắt. Cho vào
nồi lớn đun sôi qua nhiều lần lửa, cho đến khi nước đặc lại cịn lượng nhỏ thì
chắt qua nồi bé, trong quá trình nấu phải canh lửa sao cho nước có thể cơ đặc
lại ở độ vừa phải.
I.3. Thu lấy tinh dầu
I.3.1. Nguyên tắc
- Sử dụng phương pháp chưng cất thường hoặc chưng cất phân đoạn.
I.3.2. Quy trình thu tinh dầu
- Có rất nhiều phương pháp sản xuất tinh dầu khác nhau, nhưng hiện nay, ở các hộ gia

đình, người ta áp dụng phương pháp chưng cất thơng thường.

5


I.4. Phương pháp đánh giá cảm quan
I.4.1. Định nghĩa
Đánh giá cảm quan là một phương pháp khoa học được dùng để gợi lên, đo đạc,
phân tích và giải thích các cảm nhận của con người đối với sản phẩm thông qua các
giác quan là thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và thính giác.
Đánh giá cảm quan là một môn khoa học khách quan mặc dù kết quả thu nhận
từ ý kiến chủ quan của con người. Trong đánh giá cảm quan, con người được coi như
các dụng cụ đo để đưa ra các thông số cần đo.
Đánh giá cảm quan thực phẩm phải tuân theo những nguyên tắc và sử dụng các
phương pháp phù hợp với từng loại thực phẩm nhất định.
I.4.2. Những giác quan được sử dụng trong đánh giá cảm quan thực phẩm
Vị giác: là cơ quan nằm trên mặt lưỡi, trong vòm miệng và yết hầu của người.
Vị giác đóng vai trị rất quan trọng trong việc đánh giá cảm quan thực phẩm. Những
loại thực phẩm rắn hay lỏng đều được vị giác cảm nhận và kết luận với 4 vị chính là
ngọt, mặn, chua và đắng.
Khứu giác: đánh giá sản phẩm thông qua các phân tử mùi. Khứu giác có thể cảm
nhận được mùi của cả những chất bay hơi có nồng độ rất thấp. Khi thực hiện đánh giá
bằng khứu giác thì khoảng cách giữa mũi và các mẫu vật phẩm phải đều nhau.
Thị giác: cảm nhận màu sắc, hình dáng của sản phẩm. Mắt người có khả năng
nhận biết được 6 màu sắc từ tím, lam, lục, vàng, cam, đỏ.Mắt người cịn có khả năng
nhận biết được hình dáng của sản phẩm.
Xúc giác: là cơ quan cảm nhận hình dạng và cấu trúc của sản phẩm mẫu, để xác
định độ mềm hay cứng của sản phẩm, ta có thể bấm, bóp, bẻ…hoặc xác định độ mịn,
độ nhuyễn của sản phẩm.
Thính giác: dùng để nhận biết độ giòn của sản phẩm khi bị cắn vỡ, bị bẻ gãy

hoặc truyền từ miệng qua ốc tai khi nhai.
I.4.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của đánh giá cảm quan thực phẩm
Thời điểm đánh giá cảm quan có ảnh hưởng rất lớn tới độ chính xác của các
đánh giá. Ví dụ: khi đói và no thì đói sẽ cho ta những đánh giá chính xác hơn khi no,
hay bữa sáng sẽ có những cảm nhận tốt hơn vào bữa tối,...
6


Việc lựa chọn chính xác phương pháp đánh giá là công việc quan trọng quyết
định rất lớn tới kết quả của cuộc đánh giá. Phải nắm bắt mục đích đánh giá của mình
là gì và có những phương pháp nào để lựa chọn sao cho phù hợp.
I.4.4. Một số phương pháp phân đánh giá cảm quan thực phẩm
Phương pháp tam giác: được dùng để đánh giá sự khác nhau giữa hai sản phẩm
mà không cần quan tâm tới bản chất của sự khác nhau đó. Phương pháp này được sử
dụng khi những điểm khác nhau giữa sản phẩm là tương đối nhỏ.
Phương pháp phù hợp: dùng để xác định xem sản phẩm mới được sản xuất của
cơng ty có giống với mẫu đang bán trên thị trường hay không.
Phương pháp ABX: sử dụng để so sánh sản phẩm mới với hai sản phẩm mẫu
chuẩn đang bán trên thị trường.
Phương pháp phân nhóm: được sử dụng khi bạn nghi ngờ một số sản phẩm khác
nhau ở nhiều tính chất.
Phương pháp cho điểm: dùng để mô tả sử khác nhau giữa các sản phẩm. Phương
pháp này địi hỏi những người có chun môn và nhiều kinh nghiệm. Chỉ sử dụng
phương pháp này khi chúng ta đã có những nghi ngờ về những tính chất khác nhau của
sản phẩm. Ở mỗi mức độ khác nhau sẽ là một thang điểm khác nhau.
Phương pháp thị hiếu: đây là phép thử được sử dụng để nắm bắt được mức độ
hài lòng của người sử dụng đối với sản phẩm.
Phương pháp so sánh cặp đôi: bằng cách chia cặp các mẫu sản phẩm để thử,
chúng ta có thể nhận biết được mẫu nào có tính chất về một chỉ tiêu nhất định lớn hơn.
Ví dụ như ngọt hơn hoặc nhạt hơn. Phương pháp này dùng để so sánh những sản phẩm

được sản xuất theo công thức cũ và công thức mới.
Cần nắm bắt được nội dung của các phương pháp đánh giá cảm quan thực phẩm.
Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất về thời gian và địa điểm để việc đánh giá được diễn ra
thuận lợi và mang lại kết quả chính xác nhất.
II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Để tiết kiệm thời gian và các giai đoạn, quá trình chuẩn bị để chưng cất thu tinh
dầu và nấu cao từ lá vối sẽ được tiến hành trong cùng một lần. Sau khi chưng thu tinh
dầu xong, sẽ tiếp tục chuyển sang giai đoạn nấu cao.
7


II.1. Chưng thu tinh dầu từ lá vối
* Hình ảnh quá trình thu tinh dầu

* Kết quả:

8


II.2. Nấu cao từ lá vối
- Có thể sử dụng lá vối tươi hoặc lá vối đã phơi khô để nấu cao (Có thể sử dụng nụ vối,
một số cành nhỏ,… để nấu đi kèm)
* Hình ảnh nấu cao từ lá vối

* Kết quả:

9


III. Phân tích, đánh giá nước lá vối được pha từ cao và tinh dầu

III.1. Đánh giá chất lượng tinh dầu
Vì trong quá trình nấu chưng lấy tinh dầu, chỉ sử dụng phương pháp chưng cất
đơn và chưa khống chế được nhiệt độ khi đun nên tinh dầu còn lẫn nước nhiều (tinh
dầu không tan trong nước nên nổi ở phía trên), muốn thu được lượng tinh khiết hơn thì
phải thực hiện q trình chưng cất thu ở trong phịng thí nghiệm.
III.2. Phân tích độ ẩm của cao lá vối
- Mục đích: Xác định hàm lượng % nước có trong cao lá vối sau khi cô đặc.
- Phương pháp: Dùng nhiệt độ để cô cạn mẫu cao đến khi bay hơi nước hết, so sánh
với khối lượng ban đầu và từ đó, tính ra hàm lượng nước có trong cao.
* Kết quả:
- Mẫu cao thu được khi nấu bằng lá vối đã phơi khô

- Mẫu cao thu được khi nấu bằng lá vối tươi

III.3. Phân tích, đánh giá nước vối được pha từ cao lá vối bằng phương pháp đánh
giá cảm quan
1. Đề tài: Phép thử cho điểm đối với sản phẩm nước uống từ cao lá vối
10


2. Mục đích:
- Xác định mức độ yêu thích của người dùng đối với sản phẩm nước uống từ cao lá vối.
3. Nguyên tắc:
- Các mẫu được thực hiện theo trật tự nhất định;
- Người thử nếm từng mẫu và cho biết mức độ yêu thích của họ đối với từng mẫu.
4. Chuẩn bị:
- Số lượng người thử: 40 bạn (chia thành 8 lần thử, mỗi lần thử có 5 bạn)
- Người thử chưa được sử dụng qua sản phẩm
- Nguyên liệu: Chuẩn bị 3 loại nước uống khác nhau từ lá vối
+ Mẫu A: Nước uống từ lá vối tươi

+ Mẫu B: Nước uống từ cao lá vối
+ Mẫu C: Nước uống từ cao lá vối có pha thêm tinh dầu vối
5. Phiếu đánh giá
- Bạn sẽ nhận được 3 mẫu nước uống đã được sắp xếp theo thứ tự. Hãy quan sát, thử
nếm từng mẫu và đánh giá mức độ ưa thích của các bạn đối với các mẫu đó bằng cách
cho điểm trên thang điểm dưới đây.
Nội dung

Điểm

Ghét

1

Hơi ghét

2

Khơng thích, khơng ghét

3

Thích

4

Rất thích

5


- Nội dung điều tra, khảo sát
Nội dung

Mẫu nước
A

B

Màu
Mùi
Vị
Độ trong

11

C


6. Kết quả khảo sát
* Thống kê theo bảng:
Người thử

Mẫu A

Mẫu B

(Nước uống từ lá vối tươi)

(Nước uống từ cao lá vối)


Mẫu C
(Nước uống từ cao lá vối có
pha thêm tinh dầu vối)

Màu

Mùi

Vị

Độ trong

Màu

Mùi

Vị

Độ trong

Màu

Mùi

Vị

Độ trong

1


4

3

3

4

3

3

3

3

3

4

4

3

2

4

3


2

3

3

4

2

3

3

5

2

3

3

3

4

3

4


3

3

2

3

4

4

5

3

4

3

2

5

4

4

3


2

4

2

3

4

2

5

4

5

4

5

3

3

3

3


4

4

5

4

6

4

2

4

5

3

4

4

4

4

3


4

4

7

3

5

5

5

3

3

4

4

5

5

5

4


8

4

2

2

4

4

5

5

3

4

4

2

4

9

5


5

5

4

5

3

3

4

3

5

5

5

10

5

2

3


4

4

5

5

4

5

4

3

4

11

4

5

4

5

3


3

3

3

4

4

5

4

12

4

2

4

5

3

4

4


4

4

2

4

4

13

3

5

5

5

3

3

4

4

5


5

5

4

14

4

5

3

4

4

5

5

3

4

5

4


4

15

5

5

5

4

5

3

3

4

3

5

5

5

16


5

2

3

4

4

5

5

4

5

4

3

4

17

4

3


3

4

4

5

5

3

4

3

4

4

18

5

5

5

4


5

3

3

4

3

5

5

5

19

5

2

3

4

4

5


5

4

5

4

3

4

20

4

5

4

5

3

3

3

3


4

4

5

4

21

4

2

4

5

3

4

4

4

4

2


4

4

22

3

5

5

5

3

3

4

4

5

5

5

4


23

4

5

3

4

4

5

5

3

4

5

4

4

24

5


5

5

4

5

3

3

4

3

5

5

5

25

5

2

3


4

4

5

5

4

5

4

3

4

26

4

3

4

4

4


5

5

3

4

4

4

4

27

5

5

5

4

5

3

3


4

3

5

5

5

28

5

2

3

4

4

5

5

4

5


5

3

4

29

4

5

4

5

3

3

3

3

4

4

5


4

30

4

2

4

5

3

4

4

4

4

3

4

4

31


3

5

5

5

3

3

4

4

5

5

5

4

32

4

5


4

5

3

3

3

3

4

4

5

4

12


Người thử

Mẫu A

Mẫu B

(Nước uống từ lá vối tươi)


(Nước uống từ cao lá vối)

Mẫu C
(Nước uống từ cao lá vối có
pha thêm tinh dầu vối)

Màu

Mùi

Vị

Độ trong

Màu

Mùi

Vị

Độ trong

Màu

Mùi

Vị

Độ trong


33

4

2

4

5

3

4

4

4

4

2

4

4

34

3


5

5

5

3

3

4

4

5

5

5

4

35

4

3

3


4

4

5

5

3

4

5

2

4

36

5

5

5

4

5


3

3

4

3

5

5

5

37

5

2

3

4

4

5

5


4

5

3

3

4

38

4

5

5

4

4

5

5

3

4


5

5

4

39

3

5

5

5

3

3

4

4

5

5

5


4

40

4

4

2

4

4

5

5

3

4

2

3

4

Tổng


164

149

156

175

147

154

156

144

162

165

166

161

Trung bình

4,1

3,73


3,9

4,38

3,68

3,85

3,9

3,6

4,05

4,13

4,15

4,03

* Thống kê theo số lượng người khảo sát
Mẫu A (Nước vối từ lá vối tươi)
Số người khảo sát
Ghét Hơi ghét Bình thường Thích Rất thích
0
0
8
20
12

Màu
0
13
5
2
20
Mùi
0
3
12
11
14
Vị
0
0
1
23
16
Độ trong
Mẫu B (Nước vối từ cao lá vối)
Số người khảo sát
Ghét Hơi ghét Bình thường Thích Rất thích
0
0
19
15
6
Màu
0
0

20
6
14
Mùi
0
3
12
11
14
Vị
0
0
16
24
0
Độ trong
Mẫu C (Nước vối từ cao lá vối và có tinh dầu vối)
Số người khảo sát
Ghét Hơi ghét Bình thường Thích Rất thích
0
1
8
19
12
Màu
0
4
5
13
18

Mùi
0
3
7
11
19
Vị
0
0
14
24
0
Độ trong
13


C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ CỦA SẢN PHẨM
Từ kết quả khảo sát và sử dụng sản phẩm đối chiếu, chúng em nhận thấy:
- Giống như nước vối nấu từ lá vối tươi, nước vối được pha từ cao và pha thêm
tinh dầu vối có mùi, vị đặc trưng và cũng có thể để lâu (khoảng 3 – 4 ngày) vẫn có thể
sử dụng được. Tuy nhiên, màu và độ trong của nước thì khác hồn tồn với nước vối
nấu từ là vối tươi.
- Còn nước vối chỉ được hòa tan từ cao lá vối thì khơng có vị, mùi đặc trưng và
cũng không để lâu được (khoảng 1 – 2 ngày, giống như nước vối từ lá khô). Đồng thời,
màu và độ trong cũng giống với nước vối được nấu từ lá vối phơi khơ.
Do đó, khi quy trình nấu cao và chưng cất thu tinh dầu đảm bảo vệ sinh, khoa
học, thì sản phẩm cao và tinh dầu của lá vối có thể sử dụng để pha chế thành nước uống
hằng ngày.
Vì vậy, tùy theo nhu cầu, sở thích của mỗi người mà có thể sử dụng sản phẩm

mỗi cách khác nhau, nếu như khơng thích mùi vị đặc trưng của lá vối thì chỉ cần hịa
tan cao vào nước nóng để pha thành nước uống; nếu như cần có mùi của lá vối thì khi
hịa tan cao vào nước nóng, chỉ cần nhỏ vào 1 giọt tinh dầu lá vối và ủ trong vịng 3 –
5 phút thì có thể uống bình thường.
II. KẾT LUẬN CHUNG
Với mục tiêu trong đề tài “Sản phẩm mới từ cây vối (Cao và tinh dầu)” chỉ giới
hạn trong việc tạo ra sản phẩm để ứng dụng làm nước uống trong đời sống hằng ngày
(nước uống từ cao và tinh dầu của cây vối), qua quá trình thử nghiệm và khảo sát, sản
phẩm có thể đáp ứng yêu cầu để được ứng dụng thay thế cho nước vối được nấu từ lá
tươi hoặc khơ.
Mặc dù đề tài vẫn cịn có một số hạn chế, như:
+ Quy trình chưng cất để thu tinh dầu đang còn đơn gian nên chất lượng tinh dầu
thu được chưa đạt như mong muốn;
+ Chưa phân tích được thành phần hóa học có trong cao và tinh dầu lá vối thu
được (Vì qua tìm hiểu ở các nguồn tư liệu thì chưa có báo cáo khoa học nào nghiên
cứu về cao lá vối, quy trình phân tích địi hỏi có nhiều thiết bị máy móc hiện đại, phức
14


tạp mà ở tỉnh ta chưa có và kinh phí để phân tích sản phẩm rất tốn kém nên chưa có
nguồn kinh phí để làm),
+ Sản phẩm (cao và tinh dầu) chưa qua kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm
nhưng sau khi sử dụng thử trong thời gian dài của bản thân chúng em và giáo viên
hướng dẫn, rồi mới làm khảo sát cảm quan, chúng em tin rằng sản phẩm này có thể áp
dụng rộng rãi được.
Chúng em hi vọng rằng, trong thời gian tới, sẽ tìm được thiết bị phù hợp để thu
được tinh dầu đạt chất lượng tốt nhất; đồng thời sẽ được hỗ trợ điều kiện cơ sở vật chất,
kinh phí để tiếp tục phân tích chất lượng của cao và tinh dầu từ lá vối.
Với đề tài “Sản phẩm mới từ lá vôi (Cao và tinh dầu)”, chúng em chỉ muốn
góp một phần nhỏ bé của bản thân nhằm đề xuất hình thành thêm một sản phẩm mới

từ cây vối, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng rộng rãi và phổ biến của người dân.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chúng em vẫn cịn có nhiều thiếu sót, kính mong
q thầy cơ giáo đóng góp ý kiến để chúng em hồn thiện đề tài này được tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
PHÊ DUYỆT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG

HỌC SINH THỰC HIỆN

Hiệu trưởng

Nhóm trưởng

Hồ Thị Yến Linh

15



×