Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 92 trang )

1

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................4
DANH MỤC KÍ HIỆU ....................................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................6
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯVÀ ..............................8
CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................8
1.1.

Hoạt động đầu tư ................................................................................................8

1.1.1.

Khái niệm đầu tư ................................................................................................8

1.1.2.

Vai trò của hoạt động đầu tư ..............................................................................8

1.1.3.

Phân loại các hoạt động đầu tư ..........................................................................8

1.1.4.

Các hình thức đầu tư ........................................................................................10

1.2.


Các giai đoạn của quá trình đầu tư...................................................................12

1.2.1.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư ................................................................................12

1.2.2.

Giai đoạn thực hiện đầu tư ...............................................................................12

1.2.3.

Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng ...............13

1.3.

Khái niệm, phân loại vốn đầu tư ......................................................................13

1.3.1.

Khái niệm vốn đầu tư .......................................................................................13

1.3.2.

Phân loại vốn đầu tư.........................................................................................14

1.4.

Các loại chi phí và giá trong quá trình đầu tư ..................................................16


1.4.1.

Các loại chi phí trong quá trình đầu tư ............................................................16

1.4.2.

Các loại giá trong quá trình đầu tư...................................................................25

1.4.3.

Các loại hợp đồng xây dựng ............................................................................25

1.4.4.

Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng ............................................................26

1.4.5.

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng .......................................................27

1.4.6.

Hồ sơ hợp đồng xây dựng ................................................................................28

1.4.7.

Giá hợp đồng xây dựng ....................................................................................28

1.4.8.


Tạm ứng hợp đồng xây dựng ...........................................................................30

1.4.9.

Thanh toán hợp đồng xây dựng .......................................................................30

1.4.10. Quyết toán hợp đồng xây dựng ........................................................................32
1.4.11. Hiệu lực và thanh lý hợp đồng xây dựng .........................................................32


2
1.5.

Công tác quyết toán .........................................................................................32

1.5.1.

Khái niệm Quyết toán vốn đầu tư ....................................................................32

1.5.2.

Phân loại Quyết toán vốn đầu tư ......................................................................33

1.5.3.

Trách nhiệm trong quyết toán dự án hoàn thành .............................................33

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN ..............................36
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............................................................36
2.1.2. Mục đích của việc lập báo cáo Quyết toán vốn đầu tư ........................................36

2.2. Các yêu cầu cơ bản trong Quyết toán vốn đầu tư ...................................................36
2.3. Nội dung báo cáo Quyết toán vốn đầu tư ...............................................................37
2.4. Cơ sở lập báo cáo Quyết toán vốn đầu tư ...............................................................39
2.5. Trình tự quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ..............................................39
2.5.1. Thu thập tài liệu ...................................................................................................39
2.5.2. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư ............................................................................39
2.5.3. Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành ..............................................................40
2.5.4. Trình duyệt quyết toán.........................................................................................40
2.5.5. Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành ................................................................41
2.5.6. Phê duyệt quyết toán ...........................................................................................46
2.6. Chi phí kiểm tra, phê duyệt quyết toán, kiểm toán.................................................46
2.6.1. Xác định chi phí thẩm tra, phê duyệt kiểm toán, chi phí kiểm toán ....................46
2.6.2. Quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán ................................48
2.7. Thời hạn quyết toán và trách nhiệm quyết toán .....................................................48
2.7.1. Thời hạn quyết toán .............................................................................................48
2.7.2. Trách nhiệm trong quyết toán..............................................................................49
2.8. Các phụ lục của Báo cáo quyết toán vốn đầu tư.....................................................51
2.8.1. Tên các biểu mẫu .................................................................................................51
2.8.2. Nội dung các biểu mẫu ........................................................................................51
CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH ...................................................................................62
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH ...........................................................62
1.1.

Giới thiệu về công trình ...................................................................................62

1.1.1. Khái quát về công trình .......................................................................................62
1.1.2. Quy mô công trình ...............................................................................................63


3

1.2. Giới thiệu về chủ đầu tư .........................................................................................64
1.3. Giới thiệu về các nhà thầu ......................................................................................64
1.3.1. Nhà thầu thi công xây dựng.................................................................................64
1.3.2. Nhà thầu tư vấn khảo sát, lập dự án ....................................................................65
1.3.3. Nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công ..............................................65
1.3.4. Nhà thầu tư vấn thẩm tra thiết kế - dự toán .........................................................65
1.3.5. Nhà thầu tư vấn lập HSMT, phân tích đánh giá HSDT ......................................66
1.3.6. Nhà thầu tư vấn giám sát .....................................................................................66
CHƯƠNG 2: BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ ..........................................67
CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH ...................................................................................67
PHỤ LỤC ......................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................92


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ODA

Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BOT


Hợp đồng xây dựng– kinh doanh – chuyển giao

BTO

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh

BT
TT-BTC
QTDA

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao
Thông tư-Bộ tài chính
Quyết toán dự án

EC

Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình

EP

Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ

PC

Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công
trình

EPC


Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
công trình

QĐ-UB

Quyết định-Ủy ban

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TD
ĐTPT
GPMBTĐC
HMCT

Tín dụng
Đầu tư phát triển
Giải phóng mặt bằng-tái định cư

Hạng mục công trình


5

DANH MỤC KÍ HIỆU
GXD
GTB
GBT, TĐC
GQLDA


Chi phí xây dựng
Chi phí thiết bị
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Chi phí quản lý dự án

GTV

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

GK

Chi phí khác

GDP

Chi phí dự phòng


6

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam từ một nước có nền kinh tế mà thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò
chủ đạo đã chuyển sang nền kinh tế mở với nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động,
từ việc nhà nước quản lý tất cả mọi mặt được thay bằng một nền kinh tế có sự cạnh
tranh mạnh mẽ, giúp Việt Nam không bị tụt hậu, ngày càng phát triển và đứng vững
trên thương trường quốc tế. Cũng như các ngành khác, ngành xây dựng trước đây hầu
hết do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Nhưng từ năm 1999 trở lại đây, do Việt
Nam nhận thấy sự không hiệu quả khi trong nền kinh tế chỉ có thành phần kinh tế Nhà

nước chiếm đa số. Các công trình thi công chậm tiến độ, chất lượng thấp, thiếu trách
nhiệm trong quản lý. Năm 2007, chúng ta gia nhập WTO, từ đó Việt Nam thực hiện
chính sách mở cửa, giảm thuế suất một số mặt hàng, cho phép nhà đầu tư nước ngoài
vào hoạt động tại Việt Nam. Chính vấn đề đó đã làm tăng khả năng cạnh tranh trong
tất cả các lĩnh vực. Một trong những ngành kinh tế có tác động mạnh là xây dựng. Các
nhà đầu tư nước ngoài vào, họ là những nhà đầu tư có kinh nghiệm, có số vốn lớn, đã
buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực hoạt động của mình, nâng
cao trình độ, tiềm lực vế tài chính kỹ thuật. Để thực hiện điều đó thì ngoài việc trúng
thầu, các doanh nghiệp phải thực hiện thanh toán quyết toán càng sớm càng tốt để đưa
công trình vào sử dụng.
Thanh toán, quyết toán phải thực hiện hầu hết cho tất cả các công trình, đặc biệt là
công trình sử dụng vốn nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài.công việc này đòi hỏi sự kịp
thời, chính xác cao.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
2.1. Phạm vi áp dụng
Báo cáo quyết toán vốn đầu tư được lập cho tất cả các dự án sử dụng vốn nhà nước
bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn trái phiếu (trái
phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương), vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,vốn thuộc
công ty,tổng công ty,trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia hoạt động xây dựng các dự án
thuộc nguồn ngân sách nhà nước
Mục đích nghiên cứu và kết quả đạt được:
- Nắm được quá trình quyết toán công trình xây dựng.


7
-

Nội dung và các biểu mẫu được sử dụng trong công tác quyết toán.


3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về thanh quyết toán và tài liệu
tham khảo.
4. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm những nội dung sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư và công tác quyết toán vốn đầu tư xây
dựng công trình
Chương 2: Phương pháp lập báo cáo quyết toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng
công trình
Phần 2: Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành
Chương 1: Giới thiệu về công trình
Chương 2: Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành


8

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯVÀ
CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Hoạt động đầu tư
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Hoạt động đầu tư nói chung được hiểu là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh
tế xã hội để thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau.Hay nói cách khác, hoạt
động đầu tư là việc sử dụng các khoản tiền đã tích lũy được của xã hội, của các cơ sở
sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tiền tiết kiệm của dân vào việc tái sản xuất của xã hội.
Nhằm tạo ra các tiềm lực lớn hơn về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.
1.1.2. Vai trò của hoạt động đầu tư
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ mới thành lập: hoạt động đầu tư

nhằm tạo ra nhà xưởng, mua sắm thiết bị để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật (các tài sản
cố định) cho các cơ sở này và mua sắm nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động
trong chu kỳ sản xuất kinh doanh dịch vụ đầu tiên (tạo vốn lưu động gắn liền với hoạt
động của các tài sản cố định vừa được tạo ra).
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang hoạt động: hoạt động đầu tư
nhằm mua sắm thêm các máy móc thiết bị, xây dựng thêm một số nhà xưởng và tăng
thêm vốn lưu động nhằm mở rộng quy mô hoạt động hiện có, sửa chữa hoặc mua sắm
các tài sản cố định mới, thay thế các tài sản cố định cũ lạc hậu.
1.1.3. Phân loại các hoạt động đầu tư
Đầu tư có nhiều loại, để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện
pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư, có thể phân loại chúng theo một số tiêu
thức sau:
1.1.3.1. Theo đối tượng đầu tư
- Đầu tư cho các đối tượng vật chất để khai thác cho sản xuất và cho các lĩnh vực
hoạt động khác.
- Đầu tư cho tài chính (mua cổ phiếu, cho vay).
1.1.3.2. Theo chủ đầu tư
- Chủ đầu tư là Nhà nước (Đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế và xã
hội do vốn của Nhà nước).
- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp (Các doanh nghiệp Nhà nước, ngoài Nhà nước,
độc lập và liên doanh, trong nước và ngoài nước).
- Chủ đầu tư là các cá thể riêng rẽ.


9
1.1.3.3. Theo nguồn vốn
- Vốn ngân sách Nhà nước.
- Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước.
- Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA).

-

Vốn tín dụng thương mại.

- Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.
- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước.
- Vốn đóng góp của nhân dân vào các công trình phúc lợi công cộng.
- Vốn của các tổ chức quốc doanh và của dân.
- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
- Các nguồn vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn
vốn.
1.1.3.4. Theo cơ cấu đầu tư
- Đầu tư theo các ngành kinh tế.
- Đầu tư theo các vùng lãnh thổ.
- Đầu tư theo các thành phần kinh tế.
1.1.3.5. Theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định
- Đầu tư mới ( xây dựng, mua sắm tài sản cố định loại mới).
- Đầu tư lại ( thay thế, cải tạo tài sản cố định hiện có).
1.1.3.6. Theo góc độ trình độ kỹ thuật
- Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.
- Đầu tư theo tỷ trọng vốn đầu tư cho các thành phần mua sắm thiết bị, xây lắp và
chi phí đầu tư khác.
1.1.3.7. Theo thời đoạn kế hoạch
- Đầu tư ngắn hạn.
- Đầu tư trung hạn.
- Đầu tư dài hạn.
1.1.3.8. Theo tính chất và quy mô của dự án
- Nhóm dự án quan trọng quốc gia.
- Dự án nhóm A.
- Dự án nhóm B.

- Dự án nhóm C.


10
1.1.4. Các hình thức đầu tư
1.1.4.1. Đầu tư trực tiếp
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn
của nhà đầu tư nước ngoài.
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu
tư nước ngoài.
- Đầu tư phát triển kinh doanh.
- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
1.1.4.2. Đầu tư gián tiếp
- Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán.
- Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
- Đầu tư thông qua mua bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác
của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện đầu tư gián tiếp theo qui định của pháp luật
về chứng khoán và các qui định khác của pháp luật có liên quan.
1.1.4.3. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Căn cứ vào các hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các
tổ chức kinh tế sau đây:
- Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức
tài chính khác theo qui định của pháp luật.
- Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa thể thao và các cơ sở dịch vụ
khác có hoạt động đầu tư sinh lợi.
- Các tổ chức kinh tế khác hoạt động theo qui định của pháp luật.

- Ngoài các tổ chức kinh tế trên, nhà đầu tư trong nước được đầu tư để thành lập
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo luật.
1.1.4.4. Đầu tư theo hợp đồng
- Nhà đầu tư kí kết hợp đồng BBC, để hợp tác sản xuất, phân chia lợi nhuận, phân
chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác.
- Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách
nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa
thuận và ghi trong hợp đồng.


11
- Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí và một số tài
nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo qui
định của luật đầu tư và các qui định khác của pháp luật có liên quan.
- Nhà đầu tư kí kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và
vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh
điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do chính phủ qui định.
- Chính phủ qui định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự , thủ tục và phương thức
thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo
hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT.
1.1.4.5. Đầu tư phát triển kinh doanh
Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức:
- Mở rộng qui mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh.
- Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
- Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập mua lại.
- Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam.
- Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực,
ngành, nghề do Chính phủ quy định.
- Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh.

- Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của luật đầu tư,
pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.1.4.6. Đầu tư theo chiều sâu
Là đầu tư vào việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến hơn, cố hiệu quả hơn,thể hiện ở
chỗ khối lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm tăng lên nhưng số lượng lao động
tham gia vào sản suất vẫn giữ nguyên hay ít đi. Đối với doạnh nghiệp đang hoạt động
có thể có những hình thức đầu tư theo chiều rộng sau:
- Đầu tư để hợp lý hóa công nghệ sản xuất,ứng dụng các hình thức sản xuất tiến bộ
hơn kèm theo việc cải tạo hay hiện đại hóa các thiết bị máy móc hiện có và thường
không phải xây dựng thêm diện tích sản xuất.
- Đầu tư để thay thế các thiết bị, máy móc riêng lẽ có tính chất cục bộ bằng các tư
liệu lao động có năng suất và hiệu quả hơn.
- Với toàn bộ ngành hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung đầu tư theo chiều
sâu là đầu tư để thay thế các máy móc thiết bị đã lạc hậu và phải loại ra ngoài sản xuất
bằng cách mở rộng doanh nghiệp hiện có hay xây dựng các doanh nghiệp mới với kỹ
thuật tiên tiến và hiệu quả hơn.


12
1.1.4.7. Đầu tư theo chiều rộng
Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất với kỹ thuật ít thay
đổi. Việc kết hợp giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là một vấn đề
gắn liền với đường lối phát triển khoa học - kỹ thuật với chính sách sát nhập kỹ thuật
mới. Vấn đề này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của đầu tư.
1.2. Các giai đoạn của quá trình đầu tư
Quá trình đầu tư xây dựng là quá trình bỏ vốn cùng các tài nguyên, lao động và vật
chất khác để tạo ra tài sản cố định với hiệu quả kinh tế cao nhất. Quá trình đầu tư xây
dựng bao gồm các giai đoạn chủ yếu sau:
1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Tất cả các công trình dự định đầu tư đều phải trải qua giai đoạn chuẩn bị đầu tư và

chuẩn bị chu đáo các công tác sau đây:
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư xây dựng công trình.
- Tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài để tìm nguồn cung ứng
vật tư, thiết bị, tiêu thụ sản phẩm, khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư
và lựa chọn hình thức đầu tư.
- Điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng.
- Lập báo cáo đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật), lập dự án đầu tư.
- Gửi hồ sơ dự án và các văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư,
tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án.
1.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn thực hiện đầu tư giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện quá trình đầu
tư nhằm vật chất hóa vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Giai
đoạn này được chia thành 2 giai đoạn nhỏ: chuẩn bị xây dựng và thi công xây lắp công
trình.
- Ở giai đoạn chuẩn bị xây dựng
+ Chủ đầu tư có trách nhiệm:
 Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước.
 Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên.
 Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
 Mua sắm thiết bị và công nghệ.
 Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế giám định kỹ thuật và chất lượng
công trình.
 Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.
 Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp công trình.


13
 Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án.
+ Các tổ chức xây lắp có trách nhiệm:
 Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp như điện, nước, đường sá, lán trại và

công trình tạm phục vụ thi công, chuẩn bị vật liệu xây dựng…
 Chuẩn bị xây dựng những công trình liên quan trực tiếp.
- Ở giai đoạn thi công xây lắp công trình
Các cơ quan, các bên đối tác có liên quan đến việc xây lắp công trình phải thực
hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, cụ thể là:
+ Chủ đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
+ Các nhà tư vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lượng công trìnhtheo
đúng chức năng và hợp đồng đã ký.
+ Các nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng công trình như
đã ghi trong hợp đồng.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với các công tác thi công xây lắp là đưa công trình vào
khai thác, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định theo tổng tiến độ, đảm
bảo chất lượng và hạ giá thành xây lắp.
1.2.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng
- Nội dung công việc của giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác
sử dụng bao gồm nghiệm thu, bàn giao công trình, thực hiện việc kết thúc xây dựng;
vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình; bảo hành công trình; quyết toán
vốn đầu tư; phê duyệt quyết toán.
- Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoàn
chỉnh theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt chất lượng. Hồ sơ bàn giao phải đầy
đủ theo quy định và phải được nộp lưu trữ theo các quy định pháp luật về lưu trữ Nhà
nước.
- Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết thời
hạn bảo hành công trình.
- Sau khi nhận bàn giao công trình chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác, sử dụng
đầy đủ năng lực công trình, hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằm phát huy
đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đã đề ra trong dự án.
1.3. Khái niệm, phân loại vốn đầu tư
1.3.1. Khái niệm vốn đầu tư
Theo cách thông thường, “Vốn đầu tư” là số vốn được dùng vào kinh doanh trong

một lĩnh vực nhất định nhằm mục đích sinh lợi. Nói một cách chuyên môn hơn thì vốn
đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hay duy trì tài sản vật chất trong một thời


14
kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số
chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài
sản lưu động.
Khái niệm vốn đầu tư xây dựng:
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là tổng chi phí bằng tiền để tái sản xuất tài sản cố
định có tính chất sản xuất hoặc phi sản xuất. Hay vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn
bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch
xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí về thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt
thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán.
1.3.2. Phân loại vốn đầu tư
1.3.2.1. Theo tính chất vốn đầu tư
- Vốn cố định
Khái niệm: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất kinh
doanh. Nó biểu hiện tài sản cố định dưới hình thức tiền tệ. Vậy một số đặc điểm của
tài sản cố định cũng có thể coi là đặc điểm của vốn cố định.
- Vốn lưu động
Khái niệm: Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất kinh
doanh, nó bao gồm toàn bộ giá trị của các đối tượng lao động như vật tư, nhiên liệu,
chi tiết, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ… nằm trong khâu dự trữ sản xuất và
các sản phẩm dở dang, cũng như nằm ở các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các
khoản phải thu.
1.3.2.2. Theo thành phần vốn đầu tư
- Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình
thuộc dự án; chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ trên mặt bằng dự án; chi phí
san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục

vụ thi công (đường thi công, điện nước, nhà xưởng....); nhà tạm tại hiện trường để ở và
điều hành thi công.
- Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ và chi phí đào tạo,
chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí vận chuyển thiết bị từ nơi mua đến chân công
trình (như từ cảng, nơi sản xuất, nhà cung ứng…); chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo
quản, bão dưỡng tại kho bãi ở hiện trường; thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình;
chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh, chạy thử (nếu có).
- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí đền bù nhà
cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất...; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến
đền bù giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt


15
bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng như chi phí thuê đất trong thời gian
xây dựng.
- Chi phí quản lý dự án và chi phí khác bao gồm: chi phí quản lý chung của dự án;
chi phí tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của
Chủ đầu tư; chi phí thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán xây dựng
công trình; chi phí lập hồ sơ mời dự thầu, mời đấu thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự
thầu, hồ sơ đấu thầu; chi phí giám sát thi công xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng
và lắp đặt thiết bị; chi phí kiểm định và xác nhận sự phù hợp về chất lượng của công
trình xây dựng; chi phí nghiệm thu, quyết toán và quy đổi vốn đầu tư; chi phí lập dự
án; chi phí khảo sát, thiết kế xây dựng; lãi vay của chủ đầu tư trong thời gian xây dựng
thông qua hợp đồng tín dụng hoặc hiệp định vay vốn; các lệ phí và chi phí thẩm định;
chi phí cho Ban chỉ đạo Nhà nước, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, chi phí đăng kiểm
chất lượng quốc tế; vốn lưu động ban đầu cho sản xuất; chi phí nguyên liệu, năng
lượng, nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và có tải; chi phí bảo hiểm công
trình; chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán và một số chi phí khác.
- Chi phí dự phòng là khoản chi phí để dự trù cho các khối lượng công tác phát
sinh, các yếu tố trượt giá và những công việc chưa lường trước được trong quá trình

thực hiện dự án.
1.3.2.3. Theo nguồn vốn đầu tư
Vốn đầu tư được chia thành vốn nhà nước, vốn vay, vốn tự có và vốn khác.
- Vốn nhà nước:
Là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước hoặc vốn tín dụng do Nhà nước bảo
lãnh, phát hành, gồm:Vốn ngân sách Nhà nước; Trái phiếu Chính phủ; Tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước; Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA):ODA cho
vay không hoàn lại, ODA vay ưu đãi, ODA vay hỗn hợp; Vốn ngân sách Nhà nước
khác.
- Vốn vay:
Vay ngân hàng thương mại và vốn vay từ các nguồn khác. Đây là khoản tiền mà
chủ đầu tư đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của
Nhà nước đã nêu ở trên), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế và
vay các tổ chức, cá nhân khác để đầu tư vào sản xuất.
- Vốn tựbổ sung:


16
Nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư được hình thành từ lợi nhuận, trích ra để
đầu tư; từ tiền thanh lý tài sản, từ khấu hao tài sản cố định, từ các quỹ, huy động cổ
phần, góp vốn liên doanh của các bên đối tác liên doanh…
- Vốn khác:
Nguồn vốn huy động ngoài các nguồn vốn trên.Đối với khu vực kinh tế Nhà nước
vốn khác là các khoản phí, lệ phí, quảng cáo, bao gồm cả tạm ứng và chi trước kế
hoạch. Vốn khác còn là vốn do cơ quan tiết kiệm chi phí ở các công trình khác, hoặc
từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ, biếu tặng, vốn của các đơn vị sự nghiệp có thu để lại
đầu tư …
1.4. Các loại chi phí và giá trong quá trình đầu tư
1.4.1. Các loại chi phí trong quá trình đầu tư
Chi phí trong quá trình đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa

chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật cho công trình. Do đặc điểm của quá
trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên mỗi dự án đầu tư xây dựng
công trình có chi phí riêng được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu
công nghệ của quá trình xây dựng.
1.4.1.1. Tổng mức đầu tư
- Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được
xác định ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, là mức ước lượng tổng chi phí xây dựng công
trình dự tính để thực hiện toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng, được hình thành và
quyết định với mục đích khống chế quy mô vốn của dự án.
- Tổng mức đầu tư dự án được ghi trong quyết định đầu tư là cơ sở để lập kế hoạch
và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn
ngân sách Nhà nước, tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà Chủ đầu tư được
phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.
- Tổng mức đầu tư bao gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí đền bù giải
phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi
phí khác và chi phí dự phòng.
- Phương pháp lập: Có nhiều phương pháp nhưng chủ yếu tổng mức đầu tư được
xác định dựa trên hồ sơ thiết kế cơ sở:
V = GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK + GDP
Trong đó:


V : tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.


17


GXD : chi phí xây dựng.




GTB : chi phí thiết bị.



GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.



GQLDA: chi phí quản lý dự án.
GTV : chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.





GK : chi phí khác.
GDP : chi phí dự phòng.

Theo phương pháp này thì các khái niệm chi phí trong tổng mức đầu tư
được xác định như sau:
+ Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựng; chi
phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình
chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện
trường để ở và điều hành thi công.
+ Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công
nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt
và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và
các chi phí có liên quan khác

+ Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường
nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường
giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi
phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã
đầu tư.
+ Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý
việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự
án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao
gồm:
Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo
kinh tế - kỹ thuật.
Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án
thiết kế kiến trúc.
Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách
nhiệm của chủ đầu tư.
Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật.


18
Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế
bản vẽ thi công, dự toán công trình.
Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng.
Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình.
Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình.
Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo
yêu cầu của chủ đầu tư.
Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và
chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình.

Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết
toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình.
Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo.
Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác.
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:
Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
Chi phí khảo sát xây dựng.
Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án.
Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc.
Chi phí thiết kế xây dựng công trình.
Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra tổng
mức đầu tư, dự toán công trình.
Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích
đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trong
hoạt động xây dựng.
Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt
thiết bị.
Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình.
Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công trình, định
mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động xây dựng,...


19
Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn).
Chi phí thí nghiệm chuyên ngành.

Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu
của chủ đầu tư.
Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận
sự phù hợp về chất lượng công trình.
Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư
vấn).
Chi phí quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về thời điểm bàn giao, đưa vào
khai thác sử dụng.
Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.
+ Chi phí khác: là những chi phí không thuộc các nội dung quy định nêu trên
nhưng cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm:
Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ.
Chi phí bảo hiểm công trình.
Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường.
Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình.
Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình.
Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình.
Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu
đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian
xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ
trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được.
Các khoản phí và lệ phí theo quy định.
+ Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc
phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá
trong thời gian thực hiện dự án.
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ
phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án (tính

bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây dựng.
1.4.1.2. Dự toán xây dựng công trình


20
- Dự toán xây dựng công trình là tổng chi phí cần thiết dự tính để đầu tư xây dựng
công trình, nó bao gồm các thành phần chi phí sau: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị;
chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự
phòng.
- Dự toán được xác định ở bước thiết kế bản vẽ kỹ thuật đối với trường hợp thiết
kế 3 bước, ở bước bản vẽ thi công đối với thiết kế 2 bước và thiết kế 1 bước. Đối với
công trình có quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế -kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng
thời cũng là dự toán công trình.
- Dự toán có tác dụng:
+ Xác định chính thức vốn đầu tư xây dựng công trình từ đó xây dựng được kế
hoạch cung cấp, sử dụng và quản lý vốn.
+ Tính toán hiệu quả kinh tế đầu tư, để có cơ sở so sánh lựa chọn giải pháp phương
án tổ chức thi công.
+ Làm cơ sở để xác định giá trị gói thầu (trong trường hợp đấu thầu), giá hợp đồng,
ký kết hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp (trong trường hợp chỉ định thầu).
+ Làm cơ sở để nhà thầu lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kế
hoạch lao động tiền lương, năng lực xây dựng.
+ Làm cơ sở để đơn vị sản xuất đánh giá kết quả hoạt động kinh tế của đơn vị.
- Phương pháp lập:
GXDCT
= GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP
Trong đó :
 GXD: Chi phí xây dựng.



GTB: Chi phí thiết bị.



GQLDA: Chi phí quản lý dự án.



GTV: Chi phí tư vấn.



GK: Chi phí khác.

 GDP: Chi phí dự phòng.
+ Chi phí xây dựng: được xác định cho công trình, hạng mục công trình, bộ phận,
phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình đối với công trình chính, công
trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở và điều hành thi công. Chi
phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công là chi phí để xây dựng nhà tạm
tại hiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở và điều hành thi
công của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình. Chi phí xây dựng bao
gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia
tăng.


21
 Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi
phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác. Chi phí trực tiếp khác là
chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng công trình như
chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ

môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, thí nghiệm vật liệu của nhà
thầu và chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên và không xác định được khối
lượng từ thiết kế.
 Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản
xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công
trường và một số chi phí khác.
 Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng
được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình.
 Thuế giá trị gia tăng: là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước và được
tính trên tổng giá trị các khoản mục chi phí nêu trên.
+ Chi phí thiết bị được tính cho công trình, hạng mục công trình bao gồm: chi phí
mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào
tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị và các
chi phí khác có liên quan. Chi phí mua sắm thiết bị bao gồm: giá mua (kể cả chi phí thiết
kế và giám sát chế tạo), chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí
lưu kho, lưu bãi, lưu container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi
phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công
trình.
+ Chi phí quản lý dự án được lập trên cơ sở tham khảo định mức chi phí tỷ lệ do
Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng cách lập dự toán.
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở tham khảo định mức
chi phí tỷ lệ do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn của
Bộ Xây dựng. Trường hợp các công trình của dự án phải thuê tư vấn nước ngoài thực
hiện một số công việc thì chi phí tư vấn được lập dự toán theo quy định hiện hành phù
hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn cho công trình hoặc giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết
để ghi vào dự toán.
+ Chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc bằng định mức chi phí tỷ
lệ theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan. Đối với một số
công trình xây dựng chuyên ngành có các yếu tố chi phí đặc thù, công trình sử dụng
vốn ODA, nếu còn các chi phí khác có liên quan thì được bổ sung các chi phí này. Chủ



22
đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Một số chi phí khác
nếu chưa tính được ngay thì được dự tính đưa vào dự toán công trình.
+ Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ
lệ (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn
đầu tư xây dựng và chi phí khác. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo
thời gian xây dựng công trình (tính bằng tháng, quý, năm) và chỉ số giá xây dựng phù
hợp với loại công trình, theo từng khu vực xây dựng.
1.4.1.3. Dự toán gói thầu xây dựng
a. Dự toán gói thầu thi công xây dựng:
- Dự toán gói thầu thi công xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện thi
công xây dựng các công tác, công việc, hạng mục, công trình xây dựng phù hợp với
phạm vi thực hiện của gói thầu thi công xây dựng. Nội dung dự toán gói thầu thi công
xây dựng gồm chi phí xây dựng, chi phí hạng mục chung và chi phí dự phòng.
- Chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng cần thực hiện của gói thầu
và đơn giá xây dựng được quy định như sau:
+ Khối lượng cần thực hiện của gói thầu gồm khối lượng các công tác xây dựng đã
được đo bóc, tính toán khi xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công
trình và các khối lượng cập nhật, bổ sung khác (nếu có) được xác định từ bản vẽ thiết
kế, biện pháp thi công đối với những công trình, công tác riêng biệt phải lập thiết kế
biện pháp thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật liên quan của gói thầu.
+ Đơn giá xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết (gồm chi phí trực tiếp, chi phí
chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng) để thực hiện một đơn vị
khối lượng công tác xây dựng tương ứng của khối lượng cần thực hiện của gói thầu.
Đơn giá xây dựng được cập nhật trên cơ sở đơn giá trong dự toán xây dựng, phù hợp
với mặt bằng giá thị trường khu vực xây dựng công trình, các chế độ chính sách của
nhà nước có liên quan tại thời điểm xác định dự toán gói thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật và
yêu cầu kỹ thuật liên quan của gói thầu.

- Chi phí hạng mục chung được xác định căn cứ định mức chi phí do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công bố hoặc ước tính chi phí hoặc bằng dự toán.
- Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo tỷ
lệ % của các chi phí đã xác định trong dự toán gói thầu và thời gian thực hiện gói thầu
nhưng không vượt mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí dự phòng của dự toán xây dựng
công trình đã được phê duyệt.
b. Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình:


23
- Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình gồm chi phí mua
sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ
(nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và
các loại phí, chi phí liên quan khác và chi phí dự phòng.
- Chi phí mua sắm vật tư, thiết bị được xác định trên cơ sở các khối lượng, số
lượng vật tư, thiết bị của gói thầu cần mua sắm và đơn giá của vật tư, thiết bị được quy
định như sau:
+ Khối lượng, số lượng vật tư, thiết bị của gói thầu cần mua sắm gồm khối lượng,
số lượng vật tư, thiết bị cần mua sắm đã được đo bóc, tính toán khi xác định chi phí
thiết bị trong dự toán xây dựng công trình và khối lượng, số lượng vật tư, thiết bị được
cập nhật, bổ sung (nếu có) từ thiết kế xây dựng, công nghệ, các chỉ dẫn kỹ thuật và yêu
cầu kỹ thuật liên quan của gói thầu;
+ Đơn giá vật tư, thiết bị gồm giá mua vật tư, thiết bị, chi phí vận chuyển, chi phí
bảo hiểm và các loại thuế, phí có liên quan. Đơn giá mua vật tư, thiết bị xác định trên
cơ sở đơn giá trong dự toán xây dựng, phù hợp với mặt bằng giá thị trường khu vực
xây dựng công trình, các chế độ chính sách của nhà nước có liên quan tại thời điểm
xác định dự toán gói thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật liên quan của gói
thầu.
- Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị gồm các khoản mục chi phí xác
định như dự toán gói thầu thi công xây dựng.

- Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%)
của các chi phí đã xác định trong dự toán gói thầu và thời gian thực hiện gói thầu
nhưng không vượt mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí dự phòng của dự toán xây dựng
công trình đã được phê duyệt.
c. Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng:
- Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng là các chi phí để thực hiện một hoặc
một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng phù hợp với phạm vi công việc cần thực hiện
của gói thầu.
- Nội dung dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí chuyên gia, chi
phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế và chi phí dự phòng. Đối
với các gói thầu tư vấn khảo sát xây dựng; thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thì nội
dung dự toán gói thầu gồm các khoản mục chi phí như dự toán gói thầu thi công xây
dựng.


24
- Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở chi phí tư vấn
trong dự toán xây dựng công trình và cập nhật, bổ sung các khối lượng, các chế độ
chính sách của nhà nước có liên quan đến chi phí (nếu có) tại thời điểm lập dự toán gói
thầu.
- Chi phí dự phòng của dự toán gói thầu xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất
của loại công việc tư vấn, tiến độ thực hiện nhưng không vượt quá mức tỷ lệ phần trăm
(%) chi phí dự phòng đã xác định trong dự toán xây dựng công trình.
- Đối với các gói thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây
dựng từ cấp II trở lên, dự toán gói thầu còn gồm chi phí mua bảo hiểm nghề nghiệp
trách nhiệm tư vấn đầu tư xây dựng.
- Đối với các gói thầu tư vấn phải thực hiện trước khi phê duyệt tổng mức đầu tư
xây dựng, dự toán xây dựng công trình thì xác định dự toán gói thầu trên cơ sở phạm
vi công việc thực hiện.
d. Dự toán gói thầu hỗn hợp:

- Dự toán gói thầu thiết kế và thi công xây dựng (gọi tắt là EC) gồm dự toán các
công việc theo quy định tại Điều 15 và Điều 13 Nghị định 32/2015/NĐ-CP.
- Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (gọi tắt là PC)
gồm dự toán các công việc theo quy định tại Điều 14 và Điều 13 Nghị định
32/2015/NĐ-CP.
- Dự toán gói thầu thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng (gọi tắt là
EPC) gồm các khoản mục chi phí thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây
dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.
- Dự toán gói thầu lập dự án - thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây
dựng (chìa khóa trao tay) gồm các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng
của dự án đầu tư xây dựng quy định tại mục b, c, d, đ, e và g Khoản 4 Điều 4 Nghị
định 32/2015/NĐ-CP.
1.4.1.4. Dự toán chi phí xây dựng công trình
- Dự toán chi phí xây dựng là một phần trong dự toán xây dựng công trình, nó là
toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình, hạng mục công trình.
- Chi phí xây dựng trong dự toán công trình được lập cho các công trình chính, các
công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở
và điều hành thi công.


25
- Dự toán chi phí xây dựng công trình bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu
nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí xây dựng nhà tạm.
1.4.1.5. Vốn đầu tư được quyết toán
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình
đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng.
1.4.2. Các loại giá trong quá trình đầu tư
- Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở
tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.
- Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu.

Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.
- Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở
để thương thảo, hoàn thiện và ký hợp đồng.
- Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong
quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được
thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế, dự toán được phê duyệt kể cả phần
được điều chỉnh,bổ sung; bảo đảm đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính-kế toán và
những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.
1.4.3. Các loại hợp đồng xây dựng
1.4.3.1. Theo tính chất công việc
- Hợp đồng tư vấn xây dựng (gọi tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực hiện
một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng như lập quy hoạch
xây dựng; lập dự án đầu tư xây dựng công trình; khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng
công trình; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng công trình; quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình; thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán và các hoạt động
tư vấn khác có liên quan đến xây dựng công trình.
- Hợp đồng thi công xây dựng công trình (gọi tắt là hợp đồng thi công xây dựng)
là hợp đồng xây dựng thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công
trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình. Hợp đồng thi công
xây dựng thực hiện thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư gọi là
hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình.
- Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (gọi tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị) là
hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết
kế công nghệ. Hợp đồng cung cấp thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu
tư gọi là hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ.


×