Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy luyện gang, khu gang thép thái nguyên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.21 KB, 24 trang )

1

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
MỞ ĐẦU
Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong phong trào thể dục thể thao
quần chúng, hoạt động TDTT của nhà máy Luyện gang, khu Gang thép
Thái Nguyên còn có những khó khăn nhất định như công tác chỉ đạo, quản
lý nâng cao hoạt động thể dục thể thao quần chúng trong các phân xưởng
còn nhiều hạn chế; Sự quan tâm đầu tư của nhà máy về lĩnh vực này còn
chưa đáp ứng được nhu cầu nhất là về công tác tổ chức, cán bộ hướng dẫn
viên (HDV), cơ sở vật chất (CSVC) và kinh phí cho hoạt động TDTT. Vì
vậy vấn đề đặt ra là hết sức cấp bách là phải xây dựng một chiến lược lâu
dài, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và phải cần có
các giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân một cách
đồng bộ, đây là nhân lực chính trong các phân xưởng sản xuất và kinh
doanh.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân
nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên".
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng thể
lực của công nhân lao động trong những năm qua, đề tài xác định các giải
pháp. Qua đó xác hiệu quả các giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực,
thúc đẩy phong trào thể dục thể thao cho công nhân nhà máy Luyện gang,
khu Gang thép Thái Nguyên.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng thể lực của công nhân nhà máy Luyện
gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Nhiệm vụ 2: Đánh giá các yếu tố đảm bảo cho các hoạt động thể dục
thể thao nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy Luyện
gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Nhiệm vụ 3: Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nhằm duy trì và phát


triển thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái
Nguyên.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án đã đánh giá được thực trạng sức khỏe và thể lực của công
nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
- Luận án đã xác định được các yếu tố đảm bảo, phong trào hoạt động


2

TDTT của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
- Luận án đã lựa chọn và xây dựng được 7 giải pháp để duy trì và phát
triển thể lực cho công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái
Nguyên.
Kết quả trên là những đóng góp mới có giá trị về mặt khoa học về việc
duy trì và phát triển thể lực, thúc đẩy phong trào TDTT cho công nhân
nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 124 trang A4: Gồm các phần: Mở đầu;
Chương 1- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (50 trang).
Chương 2- Phương pháp tổ chức nghiên cứu (10 trang).
Chương 3- Kết quả nghiên cứu và bàn luận (56 trang).
Kết luận và kiến nghị. Luận án sử dụng 96 tài liệu tham khảo; trong đó
tài liệu Tiếng Việt; Tiếng Đức; Tiếng Nga
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chương 1.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan.
1.2. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về Thể dục thể thao
và Thể dục thể thao quần chúng.

1.3. Công tác Thể dục thể thao trong công nhân viên chức.
1.4. Đặc điểm lao động của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang
thép Thái Nguyên.
1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan.
Chương 2.
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:Phương pháp phân
tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm; Phương pháp
quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp phân tích
SWOT; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống
kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu.
2.2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


3

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các giải pháp nhằm duy trì và phát
triển thể lực cho công nhân nhà máy Luyện gang.
Phạm vi nghiên cứu
Phong trào thể dục thể thao của nhà máy Luyện gang, khu Gang thép
Thái Nguyên.
2.2.2. Khách thể nghiên cứu.
Các nhà quản lý TDTT, các cán bộ quản lý phong trào TDTT, cán bộ
lãnh đạo, quản lý nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên (n =
36).
Số lượng công nhân được tiến hành kiểm tra, đánh giá thực trạng thể
lực: 458 người, trong thực nghiệm 408 người.

2.2.3. Thời gian và kế hoạch nghiên cứu.
Luận án được tiến hành từ 12/2012 đến 12/2016
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu.
Luận án được tiến hành nghiên cứu tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
và nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Chương 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang,
khu Gang thép Thái Nguyên.
3.1.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức và đội ngũ công nhân nhà máy
Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Đội ngũ công nhân lao động trực tiếp tại các phân xưởng chiếm tỷ lệ
lớn (89.32%). Về giới tính, đa số là nam giới (chiếm 72.23% tổng số cán
bộ, công nhân; 67.29% trên tổng số công nhân lao động trực tiếp).
3.1.2. Thực trạng cơ cấu độ tuổi và giới tính của đội ngũ công nhân nhà
máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng cơ cấu độ tuổi, giới tính của công
nhân nhà máy Luyện gang. Phân bố cơ cấu độ tuổi của công nhân nhà máy
Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên rất phân tán, không đồng đều về
số lượng giữa các lứa tuổi.
3.1.3. Thực trạng tình hình sức khỏe của công nhân nhà máy Luyện
gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Tình hình sức khỏe của công nhân nhà máy Luyện gang từ loại I đến
loại III chiếm tỷ lệ 91%, trong đó:


4

Một số bệnh có tỷ lệ mắc khá cao, chủ yếu là bệnh thông thường về Tai Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt, Hô hấp và Tim mạch.
3.1.4. Thực trạng thể lực chung của công nhân nhà máy Luyện gang,

khu Gang thép Thái Nguyên.
Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra được trình bày tại các bảng 3.5 đến
3.11.
Thực trạng trình độ thể lực chung của công nhân nhà máy Luyện gang
nhìn chung ở các độ tuổi được kiểm tra không đồng đều, thấp hơn ở các
test về sức nhanh, sức bền, mềm dẻo, phối hợp vận động, tương đương ở
các test về sức mạnh so với thể chất người Việt Nam 3.1.5. Bàn luận về
thực trạng thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép
Thái Nguyên.
3.1.5.1. Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ công nhân nhà máy Luyện gang, khu
Gang thép Thái Nguyên.
Số lượng công nhân lao động trực tiếp tại các phân xưởng chiếm tỷ lệ
lớn (669 người chiếm 89.32%). Như vậy, đại đa số cán bộ công nhân của
nhà máy là công nhân lao động trực tiếp tại các phân xưởng.
3.1.5.2. Về cơ cấu độ tuổi và giới tính của đội ngũ công nhân nhà máy
Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Cơ cấu độ tuổi và giới tính của công nhân nhà máy Luyện gang không đồng
đều, các lứa tuổi từ 50 trở lên và dưới 22 tuổi chiếm tỷ lệ rất ít..
3.1.5.3. Về tình hình sức khỏe của công nhân nhà máy Luyện Gang.
Thực trạng tình hình sức khỏe của công nhân nhà máy Luyện gang nhìn
chung đảm bảo sức khỏe cho lao động, sản xuất. Tuy nhiên, còn một số
không ít công nhân có biểu hiện bệnh lý, nhà máy đã phối hợp với đơn vị
khám sức khỏe tiến hành. Những trường hợp cần giải quyết về y tế, công
ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh kịp thời đi khám chữa bệnh
tại các bệnh viện chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3.1.5.4. Về thực trạng thể lực chung của công nhân nhà máy Luyện gang,
khu Gang thép Thái Nguyên.
Thể lực chung của công nhân nhà máy Luyện gang có xu hướng thấp
hơn so với thể lực chung của người Việt Nam cùng lứa tuổi và ngành
nghề. Sự khác biệt ở nhiều chỉ số giữa 2 đối tượng này có ý nghĩa thống kê

ở ngưỡng xác xuất P<0.05 ở các test như dẻo gập thân; Chạy 30m XPC;
Chạy con thoi 4x10m. Riêng test sức mạnh tay có các chỉ số cao hơn, điều
này có thể lý giải do đặc thù nghề nghiệp chân tay nặng nhọc, có yêu cầu


5

cao về sức mạnh.
3.2. Đánh giá thực trạng các yếu tố đảm bảo cho hoạt động Thể dục
thể thao nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy
Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
3.2.1. Xác định tiêu chí đánh giá các yếu tố đảm bảo cho hoạt động
TDTT nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy Luyện
gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Luận án đã xác định được 08 tiêu chí đánh giá các yếu tố đảm bảo cho
hoạt động TDTT của nhà máy Luyện gang, đó là:
Sự phát triển thể lực của công nhân.
Sự lãnh đạo công tác TDTT của cấp ủy Đảng, chính quyền;
Cơ sở vật chất, kinh phí dành cho tập luyện TDTT;
Số lượng và tổ chức CLB thể dục thể thao;
Đội ngũ cán bộ, HDV thể dục thể thao;
Nhận thức, động cơ, nhu cầu tập luyện TDTT của công nhân;
Số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên;
Số gia đình thể thao;
3.2.2. Thực trạng sự lãnh đạo công tác Thể dục thể thao của nhà máy
Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Luận án đã phân tích, tổng hợp kế hoạch của Đảng ủy, Ban giám đốc và
cho thấy các văn bản này mới chỉ quan tâm, đề cập tới sự lãnh đạo, chỉ đạo
công tác TDTT chung chung mà chưa đề ra các chỉ tiêu cụ thể cũng như
phân bổ nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT.

Luận án đã phỏng vấn cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân, kết quả như
trình bày tại bảng 3.15.
Bảng 3.15. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân về
sự quan tâm của lãnh đạo nhà máy tới công tác TDTT
(n = 562)
Kết quả cụ thể
Số người lựa
Mức độ
Cán bộ quản lý
Công nhân
chọn
TT
quan tâm
(n= 34)
(528)
n
%
n
%
n
%
1 Rất quan tâm
56
9.96
13
38.24
43
8.14
2 Bình thường
342 60.85

10
29.41 332 62.88
3 Không quan tâm 164 29.18
11
32.35 153 28.98
Từ kết quả tại bảng 3.15 cho thấy:


6

Chỉ có 9.96% số người được hỏi cho rằng lãnh đạo nhà máy rất quan
tâm tới công tác thể dục thể thao. Ngược lại, có 29.18% cho rằng lãnh đạo
nhà máy chưa quan tâm tới công tác thể dục thể thao.
3.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất, kinh phí dành cho tập luyện Thể dục thể
thao của nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên
3.2.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất dành cho tập luyện Thể dục thể thao của
nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Kết quả như trình bày tại bảng 3.16.
Bảng 3.16. Thực trạng sân bãi phục vụ tập luyện và thi đấu các môn
thể thao của Nhà máy và của Công ty Gang thép
Chất
TT
Sân bãi - dụng cụ Nhà máy Công ty Chất liệu
lượng
Sân cỏ
1 Sân bóng đá 90 x 70m.
0
01 sân
Tốt
tiêu chuẩn

2 Sân bóng chuyền
02 sân
04 sân
Xi măng
Tốt
3 Sân cầu lông
03 sân
06 sân
Xi măng
Tốt
4 Sân Tenis
0
04 sân
Xi măng
Tốt
5 Bàn bóng bàn
02 bàn
04 bàn Tổng hợp
Tốt
Xây dựng
6 Bể bơi
0
01
Tốt
tiêu chuẩn
Xây dựng
7 Nhà thi đấu
0
01
Tốt

tiêu chuẩn
8 Sân đá cầu
01 sân
04 sân
Xi măng
Tốt
3.2.3.2. Thực trạng các giải thể thao và kinh phí dành cho phong trào Thể
dục thể thao của nhà máy Luyện gang
Kinh phí dành cho việc mua sắm dụng cụ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ
tập luyện và hoạt động phong trào được lấy từ nguồn kinh phí công đoàn,
hoạt động văn thể.
3.2.4. Thực trạng phong trào tập luyện Thể dục thể thao của công nhân
nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
3.2.4.1. Thực trạng phong trào tập luyện Thể dục thể thao ngoài giờ làm
việc và tỷ lệ thành viên gia đình tham gia tập luyện TDTT của công nhân
nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Tỷ lệ công nhân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là 14.59%,
trong đó nam công nhân có tỷ lệ tập thường xuyên là 8.54% và nữ công


7

nhân là 6.05%. Tỷ lệ công nhân không tập luyện thể dục thể thao chiếm
34.88%, trong đó có 16.37% là nam công nhân và 18.51% là nữ công
nhân. Tỷ lệ gia đình thể thao của công nhân nhà máy chiếm 11.74%.
3.2.4.2. Thực trạng hình thức, nội dung tập luyện Thể dục thể thao của
công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Từ bảng 3.19 cho thấy:
Hầu hết công nhân tham gia tập luyện thể dục thể thao là ở các tổ, đội tự
tập không có HDV (chiếm 20.11%) và Thể dục sản xuất hàng ngày (chiếm

21.70%).
3.2.4.3. Thực trạng động cơ tập luyện Thể dục thể thao của công nhân nhà
máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên
Từ bảng 3.20 cho thấy:
Về động cơ tham gia tập luyện TDTT của công nhân: 49.64% trả lời do
yêu thích là và 55.52% là do nhận thấy tác dụng của tập luyện TDTT.
Số công nhân biết rõ ràng tập luyện TDTT sẽ có tác dụng tích cực tới
thể lực, sức khỏe chiếm tỷ lệ 34.52%, chỉ có 14.23% là không biết.
3.2.4.4. Thực trạng nhu cầu tập luyện TDTT của công nhân nhà máy
Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Từ bảng 3.21 cho thấy: Số công nhân có nhu cầu tập luyện TDTT chiếm
66.90% người được hỏi trả lời có nhu cầu. Chỉ có 12.81% số công nhân trả
lời là không có nhu cầu tập luyện. Hầu hết công nhân được hỏi đều cho
rằng nhà máy cần có hệ thống thi đấu TDTT phong trào từ tổ, phân xưởng
đến cấp nhà máy (54.98%). Ngược lại, chỉ có 15.65% số công nhân trả lời
là không cần.


8

Bảng 3.19. Kết quả phỏng vấn công nhân nhà máy Luyện gang về
hình thức, nội dung tập luyện TDTT (n = 562)
Kết quả cụ thể
Số người
lựa chọn
TT
Nội dung phỏng vấn
Nam
Nữ
n

%
n
%
n
%
Ở các tổ, đội tập có
38 6.76 21 3.74 17 3.02
HDV
Ông
Thể dục sản xuất
122 21.70 76 13.52 46 8.18
(bà)
hàng ngày
tập
Ở các CLB TDTT của
46 8.18 25 4.45 21 3.74
luyện
nhà máy
1
theo
Ở các tổ, đội tự tập
hình
173 30.78 111 19.76 62 11.03
không có HDV
thức
Ở đội thể thao đại
nào?
48 8.54 29 5.16 19 3.38
biểu của nhà máy
Các hình thức khác

135 24.02 100 17.79 35 6.22
Bơi
15 2.67 12 2.14
3
0.53
Tennis
47 8.36 31 5.52 16 2.85
Đạp xe
12 2.14 12 2.14
2
0.35
Bóng đá
32 5.69 32 5.69
0
0
Môn
Cầu lông
58 10.32 27 4.80 31 5.52
thể
Võ thuật
12 2.14 12 2.14
0
0
thao

Bóng bàn
34 6.05 23 4.09 11 1.98
Ông
Đi bộ, chạy
33 5.87 19 3.38 14 2.49

2
(bà)
Bóng chuyền
38 6.76 21 3.74 17 3.02
tập
Xà đơn, xà kép
14 2.49 14 2.49
0
0
luyện.
Tập trên máy tập
15 2.67
6
1.07
9
1.60
Cờ Vua, Cờ Tướng
21 3.74 21 3.74
0
0
Thể dục thẩm mỹ, thể
45 8.07 17 3.02 28 4.98
hình
Các môn thể thao
10 1.78
6
0.17
4
0.71
khác



9

Bảng 3.20. Thực trạng động cơ tập luyện TDTT của công nhân nhà
máy Luyện gang (n = 562)
Kết quả cụ thể
Số người
lựa chọn
TT
Nội dung phỏng vấn
Nam
Nữ
n
%
n
%
n
%
Do yêu
179 31.85 116 20.64 63 11.20
thích
Do nhận
1
thấy tác
Động cơ tham dụng của 225 40.03 147 26.16 78 13.88
gia tập luyện tập luyện
TDTT của Ông
TDTT
(bà).

Sử dụng
thời gian
76 13.52 42 7.47 34 6.05
rảnh dỗi
Do bạn bè
82 14.59 57 10.14 25 4.44
lôi kéo
Ông (bà) có Biết rõ
194 34.52 124 22.06 70 12.45
biết tập luyện
ràng
đúng Biết nhưng
2 TDTT
288 51.24 201 35.77 87 15.48
cách sẽ nâng không rõ
cao sức khỏe,
nâng cao năng
suất lao động Không
80 14.23 37 6.58 43 7.65
và khắc phục
biết
bệnh
nghề
nghiệp.


10

Bảng 3.21. Kết quả phỏng vấn về nhu cầu tập luyện TDTT ngoài giờ
làm việc

của công nhân nhà máy Luyện gang (n = 562)
Kết quả cụ thể
Số người
lựa chọn
TT
Nội dung phỏng vấn
Nam
Nữ
n
%
n
%
n
%

376 66.90 292 51.96 84 14.95
Ông (bà) có nhu Thế nào cũng
114 20.28 46 8.18 68 12.10
1 cầu tập luyện
được
TDTT không?
Không có nhu
72 12.81 24 4.27 48 7.74
cầu
Bơi
63 11.2 32 5.70 31 5.52
Tennis
82 14.60 56 9.97 26 4.63
Đạp xe
5 0.89 3 0.53 2 0.35

Bóng đá
32 5.69 32 5.69 0
0
Cầu lông
98 17.44 57 10.14 41 7.29
Võ thuật
10 1.78 10 1.78 0
0
Để đáp ứng nhu
Bóng bàn
34 6.05 18 3.20 16 2.85
cầu tập luyện của
Đi bộ, chạy
21 3.74 13 2.31 8 1.42
cán bộ, công
Bóng chuyền 68 12.09 41 7.29 27 4.80
2 nhân. Theo Ông
Xà đơn, xà kép 11 1.98 9 1.60 2 0.35
(bà) nhà máy cần
tập trung cho các Tập trên máy 35 6.23 25 4.44 10 1.78
tập
môn thể thao.
Cờ Vua, Cờ
41 7.29 38 6.76 3 0.53
Tướng
Thể dục thẩm
55 9,79 25 4.45 30 5,34
mỹ, thể hình
Các môn thể
7 0.12 3 0.53 4 0.71

thao khác
Theo Ông (bà) thì Rất cần
309 54.98 235 41.81 74 13.16
có cần 1 hệ thống Cần
165 29.36 93 16.55 72 12.81
thi đấu TDTT
3
quần chúng từ
Không cần
88 15.66 34 6.05 54 9.61
phân xưởng đến
nhà máy.


11

3.2.5. Thực trạng Câu lạc bộ và đội ngũ Hướng dẫn viên thể dục thể
thao của nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Về đội ngũ HLV, HDV TDTT: Nhà máy không có huấn luyện viên
TDTT. Số lượng HDV TDTT từ 5 - 6 người, song trong đó chỉ có 01
người là có bằng cấp chuyên môn TDTT (có trình độ cử nhân), còn lại đều
là cán bộ, công nhân trải qua các lớp bồi dưỡng của Sở TDTT, của Công ty
và Tổng công ty tổ chức.
Về CLB TDTT: Hiện tại nhà máy mới có 03 CLB TDTT (ở các môn
Cầu lông, Tennis, Bóng chuyền), số lượng người tham gia các CLB là 152
người trong năm 2013
3.2.6. Phân tích SWOT (điểm mạnh - điểm yếu, thời cơ - thách thức) về
thực trạng phong trào Thể dục thể thao nhà máy Luyện gang, khu Gang
thép Thái Nguyên.
Luận án đã tiến hành phân tích SWOT (mối quan hệ về điểm mạnh điểm yếu, thời cơ - thách thức: S: Điểm mạnh, W: Điểm yếu, O: Thời cơ,

T: Thách thức) về thực trạng phong trào TDTT của nhà máy Luyện gang,
Khu Gang thép Thái nguyên.
3.2.7. Bàn luận về thực trạng các yếu tố đảm bảo cho các hoạt động Thể
dục thể thao nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy
Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
3.2.7.1. Về tiêu chí đánh giá các yếu tố đảm bảo cho hoạt động Thể dục
thể thao nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Kết quả phỏng vấn đã xác định được 08 tiêu chí đánh giá các yếu tố đảm
bảo cho hoạt động TDTT nhà máy Luyện gang
3.2.7.2. Về thực trạng sự lãnh đạo công tác Thể dục thể thao của nhà máy
Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Về kết quả phỏng vấn CNVC, còn khá nhiều người (29.18%) cho rằng
cho rằng lãnh đạo nhà máy chưa quan tâm tới công tác TDTT.
3.2.7.3. Về thực trạng cơ sở vật chất, kinh phí dành cho tập luyện Thể dục
thể thao của nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Về CSVC: Nhà máy chỉ có 2 sân bóng chuyền, 3 sân cầu lông và 02 bàn
bóng bàn, như vậy không đáp ứng được nhu cầu tập luyện của hơn 700
công nhân.
Về kinh phí: Đặc biệt, trong những năm qua, kinh phí thu được từ nguồn
xã hội hóa dành cho hoạt động thể dục thể thao của nhà máy hầu như
không có. Đây là một hạn chế trong công tác thể dục thể thao của nhà máy


12

Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên, khi mà xu hướng xã hội hóa thể
dục thể thao đặc biệt là thể dục thể thao quần chúng đang được phát triển
mạnh mẽ.
3.2.7.4. Về thực trạng phong trào tập luyện Thể dục thể thao ngoài giờ
làm việc của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái

Nguyên.
Tỷ lệ công nhân tập luyện TDTT thường xuyên của nhà máy còn khá thấp
(có 14.59%), trong đó nam công nhân có tỷ lệ tập thường xuyên cao hơn nữ
công nhân (8.54% so với 6.05%). Ngược lại, tỷ lệ công nhân viên chức
không tập luyện TDTT còn khá cao, chiếm 34.88% (trong đó có 16.37% là
nam công nhân và 18.51% là nữ công nhân).
Tỷ lệ gia đình thể thao của công nhân nhà máy chiếm 11.74%.
Về nguyên nhân công nhân viên chức không tham gia tập luyện TDTT:
hầu hết các nguyên nhân công nhân không tập luyện TDTT là xuất phát từ
phía nhà máy do thiếu điều kiện đảm bảo cho tập luyện TDTT. Việc thiếu
sân bãi, dụng cụ tập luyện ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển phong
trào TDTT của nhà máy.
3.2.7.5. Về thực trạng hình thức, nội dung tập luyện Thể dục thể thao của
công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Trong 5 hình thức tập luyện TDTT được điều tra là: Ở các CLB TDTT
của nhà máy; Ở các tổ, đội tập có HDV; Ở các tổ, đội tự tập không có
HDV; Ở đội thể thao đại biểu của nhà máy và Thể dục sản xuất hàng ngày
thì hầu hết công nhân tham gia tập luyện TDTT là ở các tổ, đội tự tập
không có HDV (chiếm 20.11%) và thể dục sản xuất hàng ngày (chiếm
21.53%).
3.2.7.6. Về thực trạng động cơ tập luyện Thể dục thể thao của công nhân
nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Hầu hết công nhân tham gia tập luyện thể dục thể thao đã có nhận thức
đúng về tập luyện TDTT (do yêu thích chiếm 49.64%, do nhận thấy tác
dụng của tập luyện TDTT chiếm 55.52%; số công nhân biết rõ ràng tập
luyện thể dục thể thao sẽ có tác dụng tích cực tới thể lực, sức khỏe chiếm
tỷ lệ 34.52%.
3.2.7.7. Về thực trạng nhu cầu tập luyện Thể dục thể thao của công nhân
nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Nhu cầu tập luyện TDTT của công nhân nhà máy khá cao, có 66.90%

người được hỏi trả lời có nhu cầu tập luyện. Và môn thể thao nhà máy cần


13

đầu tư là: Thể dục thẩm mỹ, thể hình; tennis, cầu lông, bóng chuyền và
bơi.
Kết quả tại bảng 3.21 đã cho thấy những thuận lợi tới sự phát triển
phong trào thể dục thể thao của nhà máy là số công nhân có nhu cầu tập
luyện TDTT cao và các môn thể thao cần đầu tư các điều kiện đảm bảo
đều là những môn thể thao có phong trào tập luyện khá mạnh trên toàn
quốc.
3.2.7.8. Về thực trạng Câu lạc bộ và đội ngũ Hướng dẫn viên Thể dục thể
thao của nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Về đội ngũ HDV TDTT: Với hơn 700 cán bộ, công nhân mà nhà máy chỉ
có 06 HDV thể dục thể thao thì số lượng này là chưa đủ để đáp ứng nhu
cầu tập luyện TDTT có hướng dẫn của cán bộ, công nhân nhà máy Luyện
gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Về CLB TDTT: Số lượng người tham gia các CLB còn quá ít (chiếm
20.3% số cán bộ, công nhân nhà máy
3.2.7.9. Về điểm mạnh - điểm yếu, thời cơ - thách thức của phong trào Thể
dục thể thao của nhà máy Luyện gang Khu Gang thép Thái Nguyên.
3.3. Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nhằm duy trì và phát triển
thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái
Nguyên.
3.3.1. Các nguyên tắc lựa chọn giải pháp.
3.3.2. Cơ sở đề xuất và lựa chọn các giải pháp.
3.3.2.1. Cơ sở lý luận.
3.3.2.2. Cơ sở pháp lý.
3.3.2.3. Cơ sở thực tiễn.

Đa số các ý kiến phỏng vấn đều lựa chọn 07 giải pháp sau để phát triển
phong trào thể dục thể thao nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công
nhân nhà máy Luyện gang, đó là:
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền Nhà máy đối với
công thể dục thể thao.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho công nhân về công tác
thể dục thể thao.
Xây dựng các CLB TDTT quần chúng phù hợp với nhu cầu và điều kiện
của nhà máy.
Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ HDV thể dục thể thao.
Xây dựng hệ thống thi đấu TDTT nội bộ nhà máy.


14

Tăng cường cơ sở vật chất, khai thác tốt CSVC hiện có cho TDTT.
Tăng cường công tác XHH thể dục thể thao trong nhà máy.
Các giải pháp trên đều có từ 85.19 % - 93.52% số ý kiến lựa chọn, được
đề tài lựa chọn ứng dụng vào thực tiễn phong trào TDTT nhà máy Luyện
gang để duy trì và phát triển thể lực cho công nhân.
3.2.2.4. Xây dựng nội dung các giải pháp.
Giải pháp 1: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền
Nhà máy đối với công tác TDTT.
Mục đích: Nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền đối với công tác
TDTT nhà máy.
Nội dung, cách thức thực hiện:
Trong Kế hoạch cũng như báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Đảng
ủy, kế hoạch công tác năm của Ban giám đốc phải có nội dung lãnh đạo
công tác TDTT trong công nhân nhà máy và có nhiệm vụ, yêu cầu và tổ
chức thực hiện.

Nghị quyết lãnh đạo hàng tháng của Đảng ủy, chi ủy cần có nội dung
lãnh đạo công tác TDTT.
Các Phân xưởng, phòng, ban đưa công tác TDTT của công nhân là một
nhiệm vụ của đơn vị trong kế hoạch năm, quý.
Đánh giá: Đánh giá qua 2 nội dung:
Công tác TDTT có đưa vào kế hoạch hay không? Mức độ cụ thể như thế
nào?
Đánh giá của công nhân về sự quan tâm lãnh đạo công tác TDTT của
lãnh đạo nhà máy.
Giải pháp 2: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho công
nhân về công tác TDTT.
Mục đích: Mục đích của giải pháp này là làm cho công nhân hiểu được
vai trò, vị trí của TDTT cũng như biết các hình thức, phương pháp tập
luyện TDTT đối với người có sức khỏe yếu, người trung niên và phụ nữ.
Nội dung, cách thức thực hiện:
Các đơn vị và đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên) và cán bộ TDTT
có trách nhiệm tuyên truyền cho công nhân về vị trí, vai trò của công tác
TDTT, vận động các đối tượng trong đơn vị tham gia tập luyện TDTT trên
các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh của Nhà máy cũng
như trong các buổi họp, sinh hoạt, hoạt động có liên quan; Các cán bộ
TDTT tổ chức tuyên truyền về hình thức, phương pháp tập luyện TDTT


15

đối với người có sức khỏe yếu, người trung niên và phụ nữ trên hệ thống
loa phát thanh.
Các cán bộ TDTT có trách nhiệm:
Phối hợp với các đơn vị liên quan phổ biến rộng rãi nghị quyết, kế hoạch
của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác TDTT.

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể hàng năm, quý, tháng, tuần có sự
phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Đánh giá:
Nhận thức của công nhân về công tác TDTT.
Giải pháp 3: Xây dựng các CLB TDTT quần chúng phù hợp với nhu
cầu và điều kiện của nhà máy.
Mục đích: Hình thành các CLB TDTT có tổ chức nhằm hướng dẫn, tổ
chức tập luyện và thi đấu TDTT.
Nội dung, cách thức thực hiện:
Việc thành lập các câu lạc bộ cần xây dựng và ban hành Quy chế hoạt
động của CLB, trong đó quy định rõ ràng về: Cơ cấu tổ chức của CLB, ban
chủ nhiệm CLB, đối tượng tham gia, địa điểm, kinh phí đóng góp, hình
thức, nội dung hoạt động ...
CLB có nhiệm vụ thường xuyên tổ chức các hoạt động tập luyện và giao
lưu thi đấu với các câu lạc bộ khác, mời những người có trình độ chuyên
môn cao hướng dẫn tập luyện để nâng cao kỹ, chiến thuật để thu hút đông
đảo CBCN tham gia ....
Đánh giá:
Số lượng CLB được thành lập và đi vào hoạt động.
Số lượng người tham gia CLB.
Kinh phí, trang thiết bị, nhân lực do xã hội hóa TDTT mang lại.
Giải pháp 4: Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ HDV TDTT.
Mục đích: Xây dựng đội ngũ cán bộ TDTT chuyên trách đảm bảo về số
lượng và trình độ chuyên môn.
Nội dung, cách thức thực hiện:
Đề xuất Đảng ủy, Ban giám đốc nhà máy về cải tiến cơ cấu tổ chức,
quản lý công tác TDTT phù hợp với điều kiện của Nhà máy.
Tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ, HDV TDTT có trình độ, tốt nghiệp
TDTT.
Cử cán bộ TDTT tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn

hoặc phối hợp mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn cho CBCN


16

làm công tác phong trào.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn.
Đánh giá:
Số lượng cán bộ, HDV TDTT.
Số lượng lớp bồi dưỡng TDTT tham gia hoặc phối hợp tổ chức.
Giải pháp 5: Xây dựng hệ thống thi đấu TDTT nội bộ nhà máy.
Mục đích: Xây dựng hệ thống thi đấu thể thao hàng năm, tổ chức và thu
hút đông đảo công nhân tham gia tập luyện, thi đấu. Tạo không khí cạnh
tranh, thi đua lành mạnh trong tập thể nhà máy.
Nội dung, cách thức thực hiện:
Đề xuất Đảng ủy, Ban giám đốc về xây dựng hệ thống thi đấu thể thao
hàng năm của Nhà máy.
Hệ thống thi đấu thể thao hàng năm của nhà máy từ cấp đội, phân xưởng,
toàn nhà máy và tham gia các giải đấu của Công ty Gang thép.
Trước mắt, hệ thống thi đấu thể thao nội bộ nhà máy gồm những môn
có số lượng công nhân yêu thích, tham gia tập luyện đông đảo như Bóng
chuyền hơi, tennis, Cầu lông, Bóng đá.
Đánh giá:
Số giải đấu được tổ chức, tham gia.
Số lượng công nhân tham gia thi đấu.
Giải pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, khai thác tốt CSVC hiện có
cho TDTT.
Mục đích: Nâng cao hiệu quả khai thác các công trình TDTT, đảm bảo
điều kiện về sân bãi, dụng cụ cho hoạt động TDTT của nhà máy.
Nội dung, cách thức thực hiện:

Đề nghị Đảng ủy, Ban giám đốc có kế hoạch xây dựng, mua sắm trang
thiết bị, dụng cụ cho hoạt động TDTT của nhà máy.
Xây dựng kế hoạch khai thác các sân bãi, trang thiết bị TDTT hiện có.
Đánh giá:
Số lượng sân bãi, trang thiết bị, dụng cụ được xây, mua mới.
Giải pháp 7: Tăng cường công tác XHH TDTT trong nhà máy.
Mục đích: Tăng kinh phí, trang thiết bị và nhân lực tham gia hoạt động
TDTT của nhà máy.
Nội dung, cách thức thực hiện:
Tuyên truyền rộng rãi chủ trương xã hội hóa TDTT của Đảng, nhà
nước.


17

Vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đóng góp
kinh phí, dụng cụ tập luyện và nhân lực cho công tác TDTT của nhà máy.
Đánh giá:
Số kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ có được do xã hội hóa TDTT.
3.3.3. Tổ chức thực nghiệm & đánh giá kết quả thực nghiệm.
- Thời gian thực nghiệm: Các giải pháp được đề xuất, kiến nghị với
Lãnh đạo Nhà máy vào tháng 10/2014 và các giải pháp được triển khai vào
thực tiễn trong năm năm 2015.
- Đối tượng thực nghiệm: Phong trào TDTT nhà máy Luyện gang, khu
Gang thép Thái Nguyên.
- Đối tượng tham gia thực nghiệm: Cán bộ quản lý, HDV TDTT, Công
nhân nhà máy Luyện gang.
- Nội dung thực nghiệm: Là 07 giải pháp phát triển phong trào TDTT
nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân.
- Hình thức, nội dung tập luyện TDTT của công nhân: Tham gia các

CLB TDTT (theo sở thích và năng lực); tập luyện TDTT theo nhóm có
hướng dẫn; tập luyện trong các đội TDTT của phân xưởng, nhà máy;
Tham gia thi đấu trong hệ thống giải nội bộ nhà máy và Tổng công ty.
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả các giải pháp: qua so sánh trước và kết
thúc thực nghiệm (sau 01 năm) của các chỉ tiêu:
3.3.3.1. Sự lãnh đạo công tác Thể dục thể thao của nhà máy Luyện gang,
khu Gang thép Thái Nguyên.
Bảng 3.25. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân về
sự quan tâm của lãnh đạo nhà máy tới công tác TDTT
Trước TN
Sau TN
Mức độ
(n = 562)
(n = 536)
TT
χ2
quan tâm
n
%
n
%
1 Rất quan tâm
56
9.96
91
16.98
2 Bình thường
342
60.85
319

59.51 19.67 > χ205
3 Không quan tâm
164
29.18
106
19.78
Từ kết quả tại bảng 3.25 cho thấy:
Qua thời gian thực nghiệm, số lượng công nhân cho rằng lãnh đạo nhà máy
rất quan tâm tới công tác TDTT đã tăng lên, chiếm 16.98%. Ngược lại, chỉ
còn 19.78% cho rằng lãnh đạo nhà máy chưa quan tâm tới công tác TDTT.
Qua so sánh bằng chỉ số χ2 cho thấy, χ2 = 19.67 > χ205.
3.3.3.2. Kinh phí dành cho phong trào TDTT của nhà máy Luyện gang,


18

khu Gang thép Thái Nguyên.
Kinh phí dành cho việc mua sắm dụng cụ trang thiết bị, dụng cụ tăng từ
12 lên 15 triệu đồng (tương đương với 22.22%).
Kinh phí tập luyện và hoạt động phong trào tăng từ 33 lên 40 triệu đồng
(tương đương với 19.18%).
Đặc biệt, kinh phí xã hội hóa TDTT (tài trợ của các tổ chức, cá nhân cho
hoạt động TDTT của Nhà máy) đã huy động được 20 triệu đồng, tăng
200%.
3.3.3.3. Tăng trưởng về đội ngũ cán bộ, câu lạc bộ Thể dục thể thao và các
giải đấu thể thao của nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Kết quả tăng trưởng về câu lạc bộ, số người tham gia CLB và cán bộ
TDTT được trình bày tại bảng 3.27.
Từ kết quả tại bảng 3.27 cho thấy:
Số lượng HLV, HDV TDTT: HLV tăng 100%; HDV tăng 40% so với

năm 2014.
Số lượng CLB TDTT tăng 44.44% (từ 3 CLB lên 5 CLB).
Số người tham gia các CLB tăng từ 167 người năm 2014 lên 230 người
năm 2015 (tương đương 31.74%).
Số giải đấu tổ chức tăng 54.54% so với năm 2014; số giải tham gia tăng
28.57% và số người tham gia tăng 36.94% so với năm 2014.
Bảng 3.27. Tăng trưởng về câu lạc bộ, số người tham gia CLB
và cán bộ TDTT
W (%)
Năm Năm Năm
TT
Nội dung
2013 2014 2015
(2)-(1) (3)-(2)
(3)
(2)
(1)
Cán bộ
HLV TDTT
1
1
2
0
100
1.
TDTT
HDV TDTT
5
6
9

18.18
40.0
Số lượng CLB
3
3
5
0
44.44
CLB
2.
Số người
TDTT
152
167
230
4.70
31.74
tham gia
Số giải đấu
4
04
7
0
54.54
tổ chức
Giải đấu
3.
Số giải tham gia
3
3

4
0
28.57
thể thao
Số người
120
128
186
6.45
36.94
tham gia


19

3.3.3.4. Số người tập TDTT thường xuyên và số gia đình thể thao:
Kết quả thu được như trình bày tại bảng 3.28.
Bảng 3.28. So sánh số người tập TDTT thường xuyên và số gia đình
thể thao của nhà máy Luyện gang
Năm 2013
Năm 2015
TT
Nội dung phỏng vấn
(n=562)
(n = 536)
χ2
n
%
n
%

Thường xuyên 82
14.59 129 24.07
Mức độ tập Không thường
284 50.53 298 55.60
luyện TDTT
1
xuyên
của Ông (bà).
35.03
Không tập
196 34.88 109 20.33
≥ 50%
66
11.74 112 20.89
Tỷ lệ thành
viên gia đình
16.92
2 anh (chị) tham
< 50%
496 88.26 424 79.11
gia tập luyện
TDTT.
Từ kết quả tại bảng 3.28 cho thấy:
Tỷ lệ công nhân tập luyện TDTT thường xuyên năm 2015 là 24.07%; Tỷ
lệ công nhân không tập luyện TDTT giảm còn chiếm 20.33%.
Tỷ lệ gia đình thể thao của công nhân nhà máy tăng từ 11.74% năm
2013 lên 20.89% năm 2015.
Qua so sánh bằng chỉ số χ2 cho thấy kết quả tương ứng là 35.03 và 16.92
> χ205.
3.3.3.5. Tăng trưởng về nhận thức, động cơ tập luyện Thể dục thể thao của

công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên
Tỷ lệ số người tập luyện TDTT do yêu thích tăng từ 49.64% lên 57.28%
năm 2015; Do nhận thấy tác dụng của tập luyện TDTT 55.52% lên 63.81%
năm 2015. Số tập luyện do thời gian rảnh dỗi hay bạn bè lôi kéo đều giảm.
Số công nhân biết rõ ràng tập luyện TDTT sẽ có tác dụng tích cực tới thể
lực, sức khỏe tăng từ 34.52% năm 2013 lên 55.04% năm 2015.
3.3.3.6. So sánh xếp loại sức khỏe của công nhân nhà máy Luyện gang,
khu Gang thép Thái Nguyên năm 2013 và 2015.
Qua đợt khám sức khỏe định kỳ năm 2015 cho thấy tình hình sức khỏe
của công nhân nhà máy Luyện gang từ loại I đến loại III chiếm tỷ lệ
96.1%. Một số bệnh lý có tỷ lệ mắc khá cao trên 20% như các bệnh về Tai


20

- Mũi - Họng chiếm 43.61%; Khớp (Hệ vận động) chiếm 24.92%; Răng Hàm - Mặt chiếm 21.8%; Hô hấp chiếm 21.18 %.
3.3.3.7. So sánh thể lực chung của công nhân viên chức nhà máy Luyện
gang, khu Gang thép Thái Nguyên trước và sau thực nghiệm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau thời gian thực nghiệm thể lực chung
của công nhân nhà máy Luyện gang Thái Nguyên đạt được tốt hơn so
với trước thực nghiệm, sự khác biệt ở nhiều test ở nhiều lứa tuổi có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P<0.05 và P<0.01. Đặc biệt ở lứa tuổi
từ 23-40 hầu hết các test kiểm tra sau thời gian thực nghiệm có ý nghĩa
thống kê ở ngưỡng xác xuất P<0.01. Từ lứa tuổi 41-55 thể lực của công
nhân nhà máy Luyện gang có xu hướng duy trì ổn định, sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.
3.3.4. Bàn luận về lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nhằm duy trì và
phát triển thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép
Thái Nguyên.
3.3.4.1. Về lựa chọn các giải pháp duy trì và phát triển thể lực của công

nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên.
Các giải pháp được đề xuất đều căn cứ vào các cơ sở lý luận, cơ sở pháp
lý và tính thực tiễn.
Qua nghiên cứu, luận án đã lựa chọn được 07 giải pháp duy trì và phát
triển thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép Thái
Nguyên, đó là:
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền Nhà máy đối với
công TDTT.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho công nhân về công tác
TDTT.
Xây dựng các CLB TDTT quần chúng phù hợp với nhu cầu và điều kiện
của nhà máy.
Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ HDV TDTT.
Xây dựng hệ thống thi đấu TDTT nội bộ nhà máy.
Tăng cường cơ sở vật chất, khai thác tốt CSVC hiện có cho TDTT.
Tăng cường công tác XHH TDTT trong nhà máy.
3.3.4.2. Về hiệu quả các giải pháp.
Về sự lãnh đạo công tác Thể dục thể thao của nhà máy Luyện gang,
khu Gang thép Thái Nguyên.
Như vậy, sau thời gian thực nghiệm, số lượng công nhân cho rằng


21

lãnh đạo nhà máy rất quan tâm tới công tác TDTT đã tăng lên, chiếm
16.98%. Ngược lại, chỉ còn 19.78% cho rằng lãnh đạo nhà máy chưa
quan tâm tới công tác TDTT. Qua so sánh bằng chỉ số χ2 cho thấy, χ2
= 19.67 > χ205.
Kết quả này cho thấy, sau thời gian thực nghiệm, sự quan tâm chỉ
đạo, lãnh đạo công tác TDTT của cấp ủy đảng, chính quyền nhà máy

Luyện gang đã có chuyển biến rõ rệt theo đúng tinh thần nghị quyết 08
của Bộ Chính trị.
Về kinh phí dành cho phong trào Thể dục thể thao của nhà máy
Luyện gang, khu Gang thép Thái Nguyên
Kinh phí dành cho việc mua sắm dụng cụ và hoạt động phong trào
tăng từ 18.18% - 22.22%. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển
phong trào tập luyện TDTT của công nhân nhà máy. Kinh phí tập luyện
và hoạt động phong trào tăng từ 33 lên 40 triệu đồng (tương đương với
19.18%). Đặc biệt, Điều đặc biệt, do đẩy mạnh công tác tuyên truyền
và xã hội hóa TDTT, năm 2015, lần đầu tiên nhà máy đã quyên góp
được 20 triệu đồng của các tập thể, cá nhân tài trợ cho hoạt động TDTT
của công nhân. Ngoài ra, một số nhà hảo tâm đã đóng góp một số phần
thưởng cho các giải đấu nội bộ của nhà máy bằng hiện vật, cụ thể là: 12
bộ vợt cầu lông, 10 quả bóng chuyền, 10 quả bóng đá, 45 bộ quần áo
thể thao. Đây là kết quả bước đầu đáng khích lệ tạo đà cho những năm
tiếp theo thực hiện tốt hơn công tác XHH TDTT.
Kết quả tại bảng 3.27 cho thấy, số lượng, chất lượng đội ngũ CB
TDTT đều có sự tăng trưởng tích cực, bước đầu đáp ứng được nhiệm
vụ, yêu cầu công tác TDTT của nhà máy.
Năm 2015 cũng là năm đánh dấu sự ra đời của Hệ thống thi đấu
thể thao nội bộ nhà máy, bước đầu tổ chức 07 giải đấu (tăng 54.54% so
với năm 2014) ở các môn thể thao mà có số lượng công nhân yêu thích,
tham gia tập luyện đông đảo, đó là: Bóng chuyền (nam), bóng chuyền
hơi (nữ), Cầu lông (nam, nữ), tennis (nam, nữ), Bóng đá nam. Đồng
thời với việc tổ chức, số lượng CNVC tham gia thi đấu đã gia tăng
mạnh mẽ. Cụ thể là so với năm 2014 số lượng HLV tăng trưởng 100%;
HDV tăng trưởng 40% so với năm 2014. Số lượng CLB TDTT tăng
44.44%. Số người tham gia các CLB tăng trưởng đạt 31.74%. Số giải
đấu tổ chức tăng 54.54%; Số giải tham gia tăng 28.57%; Số người tham
gia tăng 36.94%.

Về số người tập Thể dục thể thao thường xuyên và số gia đình thể
thao.


22

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, tỷ lệ công nhân tập luyện TDTT
thường xuyên năm 2015 là 24.07%; Tỷ lệ gia đình thể thao của công
nhân nhà máy năm 2015là 20.89%,
Kết quả phỏng vấn sau thực nghiệm đã cho thấy, đại đa số công nhân
nhà máy Luyện gang có nhận thức, động cơ tập luyện TDTT đúng. Đây
là một yếu tố quan trọng, quyết định tới số người tập luyện TDTT
thường xuyên của nhà máy.
Về sức khỏe của công nhân nhà máy Luyện gang
Kết quả khám sức khỏe định kỳ năm 2015 cho thấy, số công nhân
xếp loại sức khỏe từ Loại I đến loại III đã tăng từ 91% (năm 2013) lên
94.69% (năm 2015). Sức khỏe lọai IV; loại V năm 2013 chiểm 9% đến
năm 2015 còn 5.53%. Đặc biệt, số công nhân có sức khỏe loại V (rất
yếu) giảm mạnh chỉ còn 1.56%.
Một số bệnh lâm sàng của công nhân có chiều hướng giảm như: Bệnh
tai mũi họng năm 2013 chiếm 44.32 % đến 2015 còn 43.61%; Bệnh về
hệ vận động giảm 24.93% còn 24.92%; Bệnh Tim mạch giảm từ 19.39
% còn 19.15% %.
Về thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép
Thái Nguyên trước và sau thực nghiệm.
Sau thời gian thực nghiệm thể lực của công nhân nhà máy luyện gang
Thái Nguyên tốt hơn so với trước thực nghiệm ở lứa tuổi từ 23-45. Tuy
nhiên từ lứa tuổi 46-55, thể lực của cán bộ, công nhân nhà máy luyện
gang có sự duy trì tương đối ổn định so với trước thực nghiệm, sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả ứng dụng các giải pháp của luận

án tuy không làm cho thể lực của công nhân nhà máy luyện gang Thái
Nguyên lứa tuổi 46-55 tăng trưởng nhiều, song chính những giải pháp
tác động này đã làm giảm chậm quá trình lão hoá diễn ra trên đối tượng
này. Đây là một kết quả hợp lý vì từ 46-55 tuổi cơ thể con người chịu sự
tác động lớn của quy luật sinh học, các hệ chức năng trong cơ thể đang
trong thời kỳ suy giảm, đặc biệt là chức năng vận động. Từ những phân
tích trên, luận án bước đầu khẳng định rằng các giải pháp đề tài lựa chọn
đã có tác dụng tích cực tới sự phát triển thể lực của công nhân nhà máy
luyện gang Thái Nguyên giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.


23

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của luận án, cho phép rút ra những kết luận
sau:
1. Thể lực của công nhân nhà máy Luyện gang Thái Nguyên có xu
hướng thấp hơn so với thể lực chung của người Việt Nam cùng lứa tuổi
và ngành nghề. Sự khác biệt ở nhiều chỉ số giữa 2 đối tượng này có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P<0.05.
2. Thực trạng các yếu tố đảm bảo cho các hoạt động TDTT nhằm
duy trì và phát triển thể lực cho công nhân nhà máy Luyện gang, khu
Gang thép Thái Nguyên cho thấy:
Có 29.18% cho rằng lãnh đạo nhà máy chưa quan tâm tới công tác
TDTT.
Cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu TDTT của nhà
máy chưa đảm bảo, chỉ có 2 sân bóng chuyền, 3 sân cầu lông và 02 bàn
bóng bàn.
Kinh phí dành cho TDTT còn hạn chế, chưa thu hút được kinh phí

từ công tác xã hội hóa TDTT.
Nhà máy chỉ có 06 HDV TDTT, số lượng CLB TDTT và số người
tham gia CLB còn thấp (03 CLB với 152 người tham gia). Các CLB này
hoạt động tự phát, chưa đảm bảo đúng quy định hiện hành.
Tỷ lệ công nhân tập luyện TDTT thường xuyên của nhà máy còn
thấp (có 14.59%); Tỷ lệ gia đình thể thao của công nhân nhà máy chiếm
11.74%, Hai chỉ số này chưa đạt so với mục tiêu phát triển TDTT quần
chúng của TDTT Việt Nam.
Hầu hết công nhân tham gia tập luyện TDTT mang tính tự ý thức,
tự phát, trong đó tập ở các tổ, đội tự tập không có HDV (chiếm 20.11%)
Số lượng công nhân tham gia tập luyện TDTT đã có nhận thức
đúng về tập luyện TDTT chiếm tỷ lệ cao (chiếm 55.52%).
Có 66.90% người có nhu cầu tập luyện. Và môn thể thao nhà máy
cần đầu tư là: TDTM, thể hình; tennis, cầu lông, bóng chuyền và bơi.
3. Luận án đã lựa chọn và ứng dụng 7 giải pháp, các giải pháp đã
thể hiện tính hiệu quả tới sự phát triển phong trào TDTT nhằm duy trì và
phát triển thể lực cho công nhân nhà máy Luyện gang, khu Gang thép
Thái Nguyên, đó là:
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền Nhà máy đối
với công tác TDTT.


24

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho công nhân về công
tác TDTT.
Xây dựng các CLB TDTT quần chúng phù hợp với nhu cầu và điều
kiện của nhà máy.
Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ HDV TDTT.
Xây dựng hệ thống thi đấu TDTT nội bộ nhà máy.

Tăng cường cơ sở vật chất, khai thác tốt CSVC hiện có cho TDTT.
Tăng cường công tác XHH TDTT trong nhà máy.
Sau thời gian thực nghiệm 01 năm (từ tháng 01/2015 - 12/2015),
các giải pháp trên đã thể hiện tính hiệu quả tới sự phát triển phong trào
TDTT nhằm duy trì và phát triển thể lực cho công nhân (qua các nội
dung đánh giá phong trào TDTT, thể lực và sức khỏe công nhân).



×