Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn karate do cho học sinh trung học cơ sở tp hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 39 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

MAI THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN KARATEDO
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành :
Mã số :

Giáo dục thể chất
62 14 01 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

BẮC NINH – 2017


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Người hướng dẫn khoa học:

1.PGS.TS. Vũ Chung Thủy
2. PGS.TS. Trần Tuấn Hiếu

Phản biện 1:



……………………………………………….
………………………………………………..

Phản biện 2:

……………………………………………….
………………………………………………..

Phản biện 3:

……………………………………………….
………………………………………………..

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại:
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Vào hồi........ giờ........ ngày....... tháng........ năm 2017

Có thể tìm luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh


1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Thể dục thể thao (TDTT) trường học là bộ phận cơ bản và
quan trọng của nền TDTT nước nhà, có tác dụng giáo dục, giáo dưỡng, phát triển
phong trào, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
Tính tới hết năm 2015, nước ta có trên 23 triệu học sinh, sinh viên (chiếm

hơn một phần tư dân số), đây là nguồn nhân lực quan trọng trong tương lai sẽ tham
gia vào quá trình phát triển đất nước. Chính vì vậy, phát triển thể chất cho học sinh
trong trường học các cấp là vấn đề đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa chiến lược.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục thể chất (GDTC) nội
khóa cho học sinh trong các trường THCS trên cả nước với 70 tiết/năm, tương
đương 2 tiết/tuần, mỗi tiết 45 phút. Tuy nhiên, để đảm bảo khối lượng kiến thức
quy định, đáp ứng nhu cầu vận động của học sinh và hoàn thành được mục tiêu của
GDTC, việc tiến hành các hoạt động TDTT ngoại khóa là cấp thiết và mang tính tất
yếu.
Karatedo là môn võ đơn giản, khoa học, dễ tập và có rất nhiều ưu điểm trong
phát triển phong trào trong trường học các cấp như: Thích hợp để giáo dục đạo
đức, ý chí, phát triển thể lực cho học sinh; được đông đảo học sinh yêu thích tập
luyện và có yêu cầu đơn giản về cơ sở vật chất phục vụ tập luyện. Chính vì vậy,
Karate-do đáp ứng đầy đủ mục tiêu GDTC và thích hợp để tổ chức tập luyện ngoại
khóa cho học sinh trong trường học các cấp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc
giảng dạy ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh trong trường học các cấp chưa
có chương trình giảng dạy phù hợp nên hiệu quả chưa thực sự cao. Nhiều tác giả đã
quan tâm nghiên cứu về môn võ Karate-do, lĩnh vực GDTC và TDTT trường học
cũng như xây dựng chương trình môn học... nhưng chưa có tác giả nào quan tâm
tới việc xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho HS THCS
Tp. Hà Nội.
Phân tích tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề, chúng tôi tiến hành lựa
chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn
Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở Tp. Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu: Tiến hành xây dựng chương trình tập luyện ngoại
khóa môn Karate-do theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã
hội, bước đầu ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình xây dựng. Kết quả
nghiên cứu của luận án sẽ xây dựng được chương trình tập luyện ngoại khóa môn
Karate-do thống nhất cho học sinh THCS Tp. Hà Nội, góp phần nâng cao chất



2
lượng GDTC ngoại khóa nói riêng và nâng cao hiệu quả công tác TDTT trường
học nói chung cho học sinh THCS Tp. Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ 1. Đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khóa môn Karate-do của
học sinh THCS Tp. Hà Nội
Nhiệm vụ 2. Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho
học sinh THCS Tp. Hà Nội theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu
cầu xã hội
Nhiệm vụ 3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại
khóa môn Karate-do đã xây dựng cho học sinh THCS Tp. Hà Nội
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đánh giá được thực trạng hoạt động TDTT NK và hoạt động ngoại
khóa môn Karate-do của học sinh THCS Tp. Hà Nội; Lựa chọn được 18 tiêu chí
đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện ngoại khóa
môn Karate-do thuộc 5 tiêu chuẩn, trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng chương trình
tập luyện ngoại khóa môn Karate-do theo đai đẳng.
Từ kết quả phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng
chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội
theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội, luận án đã lựa
chọn được 32 tiêu chí thuộc 7 tiêu chuẩn làm căn cứ xây dựng chương trình. Trên
cơ sở đó, tiến hành xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do
cho học sinh THCS Tp. Hà Nội trong 4 năm học gồm 10 chương trình nhỏ, tương
ứng 10 cấp đai (10 Kyu - từ đai trắng Kyu 10 tới đai đen nhất đẳng).
Luận án đã tiến hành ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn
Karate-do đã xây dựng cho học sinh THCS Tp. Hà Nội trong thực tiễn và đánh giá
hiệu quả trên các mặt: Mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT trường học (gồm đánh giá
mức độ phát triển thể chất, hiệu quả giáo dục đạo đức, mục tiêu phát hiện và bồi
dưỡng tài năng thể thao và mục tiêu phát triển phong trào TDTT NK) và đánh giá

mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội (gồm mức độ đáp ứng nhu cầu sinh lý căn bản; nhu
cầu an toàn; nhu cầu được giao lưu tình cảm và hoạt động tập thể; nhu cầu được
quý trọng, kính mến và nhu cầu tự thể hiện bản thân). Chương trình ứng dụng đã
bước đầu cho hiệu quả nhất định.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 142 trang A4: Gồm các phần: Mở đầu (06 trang); Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu (39 trang); Chương 2 - Phương pháp tổ chức nghiên
cứu (15 trang); Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận (77 trang); Kết luận và


3
kiến nghị (02 trang). Luận án sử dụng 124 tài liệu, trong đó có 115 tài liệu bằng
tiếng Việt, 02 tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, 07 tài liệu bằng tiếng Anh, ngoài ra
còn có 51 bảng số liệu, 02 sơ đồ, 11 biểu đồ và 16 phụ lục.
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 1 của luận án trình bày về các ván đề cụ thể sau:
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất và thể dục thể
thao trường học
1.2. Một số vấn đề cơ bản về công tác thể dục thể thao ngoại khóa trong
trường học các cấp
1.3. Một số vấn đề cơ bản về xây dựng chương trình môn học ngoại khóa
môn Karatedo cho học sinh trung học cơ sở Thành phố Hà Nội
1.4. Đặc điểm môn võ Karatedo
1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý và giải phẫu của học sinh trung học cơ sở
1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan
Các vấn đề cụ thể được trình bày từ trang 7 tới trang 45 của luận án.
Quá trình nghiên cứu chương 1 của luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và hoàn
thiện các kiến thức lý luận về các vấn đề liên quan tới GDTC và hoạt động TDTT
ngoại khóa, các kiến thức chuyên môn về xây dựng chương trình tập luyện ngoại
khóa nói chung và xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho

học sinh THCS Tp. Hà Nội nói riêng.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng 8 phương pháp khoa học thường quy
trong nghiên cứu khoa học TDTT gồm: Phương pháp tham khảo tài liệu; Phương
pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm,
Phương pháp kiểm tra y sinh học; Phương pháp kiểm tra thần kinh tâm lý, Phương
pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp toán học thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Chương trình tập luyện ngoại khóa môn
Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội.
Khách thể nghiên cứu của luận án:
44 trường THCS thuộc 12 quận, huyện, Thị xã thuộc Tp. Hà Nội. Mẫu nghiên
cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên trong phân tầng.
Số lượng học sinh điều tra thực trạng và nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa:
3625 học sinh.


4
Số lượng HS điều tra thực trạng thể chất: 2400 HS thuộc 15 trường.
Đối tượng thực nghiệm: 17 trường THCS có tổ chức tập luyện ngoại khóa
môn Karate-do trong 44 trường lựa chọn.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu thực trạng: Phong trào TDTT NK nói chung và ngoại
khóa môn Karate-do cho học sinh các trường THCS Tp. Hà Nội.
Mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội của chương
trình TDTT NK tại các trường THCS Tp. Hà Nội
Tổ chức thực nghiệm chương trình ngoại khóa môn học Karate-do mới và
đánh giá hiệu quả.

2.2.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và 44 trường
THCS tại 12 quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội.
2.2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu
44 trường 44 trường THCS tại 12 quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội
30 CLB ngoại khóa môn Karate-do tại 30 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà
Nội
2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Luận án tiến hành nghiên cứu trong 4 năm từ tháng 12
năm 2013 đến tháng 12 năm 2017.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khóa môn Karate-do của học
sinh Trung học cơ sở Thành phố Hà Nội
3.1.1. Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của học sinh
Trung học cơ sở Thành phố Hà Nội
Tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động TDTT NK của học sinh THCS Tp.
Hà Nội thông qua điều tra 3645 học sinh THCS thuộc 44 trường THCS thuộc 12
quận huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội, trong đó có 1877 học sinh nam và 1768 học
sinh nữ (danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 9). Phỏng vấn được tiến
hành bằng phiếu hỏi (phụ lục 1).
3.1.1.1. Thực trạng mức độ và nội dung tập luyện TDTT NK của học sinh
THCS Tp. Hà Nội
Tỷ lệ tập luyện TDTT ngoại khóa trung bình là 54.60%, trong đó nam cao
hơn nữ khoảng 5%
Tỷ lệ học sinh tập luyện ngoại khóa các môn thể thao phân tán ở cả nam và
nữ, trong đó, ở nam mức độ phân tán cao hơn. Các môn thể thao được yêu thích tâp
luyện ở nam và nữ có sự khác biệt ở một số môn nhất định như Bóng đá, Thể dục.
Các môn thể thao được cả học sinh nam và nữ yêu thích tập luyện gồm Đá cầu, Võ



5
thuật, Điền kinh, Cầu lông, Bóng chuyền…, các môn như Bơi lội, Cờ (cờ vua và cờ
tướng), bóng bàn… có số lượng học sinh tham gia tập luyện thấp hơn.
3.1.1.2. Thực trạng hình thức tập luyện và tổ chức tập luyện TDTT NK của
học sinh THCS Tp. Hà Nội
Học sinh THCS Tp. Hà Nội tập luyện TDTT ngoại khóa theo 6 Hình thức,
trong đó nhiều nhất là tự tập luyện, Câu lạc bộ, Nhóm – lớp, TD giữa giờ, TD buổi
sáng và đội tuyển; Nam tập nhiều nhất theo hình thức Tự tập, tập theo nhóm – lớp,
CLB; Nữ tập nhiều nhất theo hình thức: Tự tập, tập theo CLB, nhóm, lớp.
Hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa phổ biên tại các trường THCS
tại Tp. Hà Nội là: Không có hướng dẫn, kết hợp, có hướng dẫn.
3.1.1.3. Thực trạng nhu cầu hoạt động TDTT NK của học sinh THCS Tp. Hà
Nội
Tỷ lệ học sinh có nhu cầu tham gia tập luyện TDTT NK, (bao gồm cả những
học sinh đã tập và muốn tập) tương đối cao; Các môn thể thao được yêu thích tập
luyện ở nam là Bóng đá, Đá cầu, Võ thuật, Điền kinh và Thể dục và ở nữ là Đá
cầu, Võ thuật, Điền kinh, Bóng đá và Thể dục; Học sinh thích tham gia tập luyện
TDTT NK theo hình thức CLB thể thao có người hướng dẫn.
3.1.1.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDTT NK của học
sinh THCS Tp. Hà Nội
Đa số học sinh có nhận thức của học sinh về vai trò, tác dụng của tập luyện
TDTT NK tuy nhiên, vẫn còn khoảng 8% só học sinh nhận thức chưa đúng về vấn
đề này; CSVC phục vụ tập luyện TDTT NK còn thiếu cả về số lượng và chất lượng
so với nhu cầu tập luyện; đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện
TDTT NK cho học sinh còn thiếu nhiều về số lượng; chương trình các môn thể
thao ngoại khóa còn chưa được xây dựng đầy đủ; Các khó khăn khi tham gia tập
luyện TDTT NK là các nguyên nhân chủ quan như thiếu người hướng dẫn, thiếu
kinh khí, chương trình tập luyện chưa khoa học, thiếu quyết tâm, kế hoạch… còn
các nguyên nhân khách quan như thiếu sân bãi, dụng cụ tập luyện và các nguyên

nhân khác chiếm tỷ lệ ít hơn rất nhiều.
3.1.2. Thực trạng hoạt động ngoại khóa môn võ Karate-do tại các trường
trung học cơ sở Thành phố Hà Nội
3.1.2.1. Thực trạng nội dung và hình thức tổ chức tập luyện ngoại khóa môn
Karate-do của học sinh các trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội
a. Thực trạng nội dung tập luyện ngoại khóa môn Karate-do
Tiến hành khảo sát nội dung tập luyện Karate-do ngoại khóa thuộc 30 trường
THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội. Kết quả cho thấy, tất cả các trường đều giảng dạy
theo khung quy định của Liên đoàn Karate-do Hà Nội. Phân phối chương trình cụ
thể được trình bày tại bảng 3.10.


Bảng 3.10. Phân phối chương trình tập luyện ngoại khóa
môn Karate-do của HS THCS Tp. Hà Nội
TT

Chương trình

Yêu cầu

Nội dung thi

1

Đai trắng Kyu
10 lên Kyu 9
(Chương trình
nhập môn)

Thời gian tập luyện:

3 tháng

- Kihon: 8 lượt tiến, lùi, quay sau
- Kumite: Gohon kumite (bài 1)
- Kata: Taikyoku Shodan, Taikyoku Nidan,
Taikyoku Sandan

2

Đai trắng Kyu
9 lên đai Vàng
Kyu 8

3

Đai Vàng Kyu
8 lên đai Xanh
nhạt Kyu 7

4

Đai Xanh nhạt
Kyu 7 lên đai
xanh lá cây
Kyu 6

Thời gian tập luyện:
3 tháng
Đã thi đỗ đai trắng
Kyu 9

Thời gian tập luyện:
3 tháng
Đã thi đỗ đai Vàng
Kyu 8
Thời gian tập luyện:
3 tháng
Đã thi đỗ đai Xanh
nhạt Kyu 7

5

Đai Xanh lá
cây Kyu 6 lên
đai xanh đậm
Kyu 5

Thời gian tập luyện:
3 tháng
Đã thi đỗ đai Xanh lá
cây Kyu 6

6

Đai Xanh đậm
Kyu 5 lên đai
xanh đậm Kyu
4

Thời gian tập luyện:
3 tháng

Đã thi đỗ đai Xanh
đậm Kyu 5

7

Đai Xanh đậm
Kyu 4 lên đai
Nâu Kyu 3

Thời gian tập luyện
tối thiểu 6 tháng
Đã thi đỗ đai Xanh
đậm Kyu 4

8

Đai Nâu Kyu 3
lên đai Nâu
Kyu 2

Thời gian tập luyện
tối thiểu 6 tháng
Đã thi đỗ đai Nâu
Kyu 3

9

Đai Nâu Kyu 2
lên đai Nâu
Kyu 1


10

Đai Nâu Kyu 1
lên đai đen
Nhất đẳng

Thời gian tập luyện
tối thiểu 6 tháng
Đã thi đỗ đai Nâu
Kyu 2
Thời gian tập luyện
tối thiểu 12 tháng
Đã thi đỗ đai Nâu
Kyu1

- Kihon: 14 lượt tiến, lùi, quay sau
- Kumite: Gohon kumite (Hidari)
- Kata: Taikyoku Shodan, Heian Shodan
- Kihon: 12 lượt tiến, lùi, quay sau
- Kumite: Gohon kumite (Hidari + Migi)
- Kata: Taikyoku Sandan, Heian Shodan,
Heian Nidan
- Kihon: 14 lượt tiến, lùi, quay sau
- Kumite: Sanbon Kumite (No.1; No.2)
- Kata: Heian Shodan, Heian Nidan, Heian
Sandan
- Kihon: 14 lượt tiến, lùi, quay sau
- Kumite: Sanbon Kumite (No.1 & No.2:
Hidari + Migi; No.3: Hidari)

- Kata: Heian Nidan, Heian Sandan, Heian
Yondan
- Kihon: 14 lượt tiến, lùi, quay sau
- Kumite: Kihon Ippon Kumite (Jodan +
chudan)
- Kata: Heian Sandan, Heian Yondan,
Heian Godan
- Kihon: 12 lượt tiến, lùi, quay sau
- Kumite: Kihon Ippon Kumite
- Kata: Heian Shodan, Heian Nidan, Heian
Sandan, Heian Yondan, Heian Godan
- Kihon: 10 lượt tiến, lùi, quay sau
- Kumite: Kihon Ippon Kumite + Keashi
Ippon Kumite
- Kata: Tekki Shodan, Heian Godan, Tokyu
Kata (tự chọn 1 trong 4 bài Heian còn lại)
- Kihon: 8 lượt tiến, lùi, quay sau
- Kumite: Jiyu Ippon Kumite
- Kata: Bassaidai, Tekki Shodan, Tokyu
Kata (tự chọn 1 trong 5 bài Heian)
- Kihon: 10 lượt tiến, lùi, quay sau
- Kumite: Ippon Kumite (5 kỹ thuật) + Jiu
Kumite (2 trận)
- Kata: Bassaidai, Kankudai, jion


6
Qua bảng 3.10 cho thấy: Chương trình được áp dụng chung cho toàn bộ các
cấp học, các câu lạc bộ võ thuật Karate-do trên địa bàn Tp. Hà Nội, không có phân
phối cụ thể thời gian tập luyện từng nội dung mà chỉ quy định thời gian thi lên đai

cụ thể của từng đai, không quy định cụ thể nội dung giảng dạy cho từng cấp đai mà
chỉ quy định nội dung thi nâng cấp với từng màu đai.
b. Thực trạng hình thức tổ chức tập luyện TDTT NK Karate-do
Khảo sát hình thức tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại 30
trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội cho thấy: Các trường đều tổ chức tập luyện
ngoại khóa môn Karate-do theo hình thức các câu lạc bộ có thu phí.
Về chương trình tập luyện: Các CLB đều sử dụng khung chương trình chung
theo quy định của Liên đoàn Karate-do Hà Nội. Các HLV, HDV ở các CLB không
có giáo án giảng dạy, huấn luyện cho từng buổi tập. Việc kiểm tra, đánh giá được
tiến hành tại thời điểm kết thúc mỗi chu kỳ tập luyện (tương đương với mỗi màu
đai), và được Liên đoàn Karate-do Tp. Hà Nội thống nhất tổ chức kiểm tra.
Về tổ chức CLB:
Đối tượng: Chủ yếu là học sinh THCS tại các trường THCS trên địa bàn Tp.
Hà Nội và các đối tượng khác yêu thích (nếu có).
Địa điểm: Khuôn viên sân trường.
Cơ sở vật chất: Trang phục cá nhân (gồm quần áo, đai, bịt răng, găng thi
đấu) do học sinh tự trang bị; các thiết bị khác như đích, lămpơ, tạ, dây chun, kuki...
do CLB trang bị.
Thời gian: Thời lượng 90 phút/buổi (thường khoảng 17h30’ tới 19h00’), tập
2-3 buổi/ tuần tùy theo từng trường.
Học phí: Dao động từ 200.000-250.000đ/tháng.
3.1.2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác ngoại khóa môn
Karate-do tại các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội
a. Thực trạng cơ sở vật chất dành cho hoạt động ngoại khóa môn Karate-do
tại các trường THCS Tp. Hà Nội
Đánh giá thực trạng CSVC dành cho hoạt động ngoại khóa môn Karate-do
cho học sinh THCS Tp. Hà Nội thông qua khảo sát cơ sở vật chất tại 30 CLB võ
Karate-do tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội (danh sách các trường
được trình bày tại phụ lục 3). Kết quả cho thấy:
Thực trạng CSVC dành cho tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại các

trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội là tương đối đầy đủ, đáp ứng tốt nhu cầu tập
luyện của học viên CLB.
b. Thực trạng đội ngũ giáo viên hướng dẫn hoạt động ngoại khóa môn
Karate-do tại các trường THCS Tp. Hà Nội
Đánh giá thực trạng đội ngũ HLV, hướng dẫn viên phục vụ cho hoạt động
ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh các trường THCS Tp. Hà Nội thông qua
khảo sát CSVC tại 30 CLB võ Karate-do tại các trường THCS Tp. Hà Nội.


7
Kết quả cho thấy: Đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện
ngoại khóa môn Karate-do tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội là đủ về
số lượng và chất lượng, đảm bảo có thể tổ chức giảng dạy, huấn luyện đạt hiệu quả
cao.
c. Thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn Karate-do của học sinh
THCS Tp. Hà Nội
Đánh giá thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn Karate-do của học
sinh THCS Tp. Hà Nội thông qua phỏng vấn 839 học sinh có nhu cầu tập luyện
môn võ thuật (từ kết quả phỏng vấn 3645 người, bảng 3.4) về các môn võ thuật lựa
chọn tập luyện. Kết quả được trình bày tại bảng 3.13. được trình bày cụ thể trong
luận án
Qua bảng 3.13 cho thấy:
Trong 329 học sinh đã tham gia tập luyện võ thuật ngoại khóa, có 103 học
sinh, chiếm tới 31.31% số học sinh đã tập luyện môn võ Karate-do. Như vậy, có
thể thấy môn võ Karate-do được học sinh tại các trường THCS Tp. Hà Nội rất yêu
thích và tham gia tập luyện đông đảo.
3.1.2.3. Thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập
luyện ngoại khóa Karate-do
a. Lựa chọn tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương
trình tập luyện ngoại khóa Karate-do

Tiến hành lựa chọn tiêu chí đánh giá thông qua các bước:
Lựa chọn tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm, phỏng vấn trực tiếp các HLV,
chuyên gia Karate-do
Lựa chọn qua phỏng vấn trên diện rộng bằng phiếu hỏi
Xác định độ tin cậy nội tại của thang đo bằng hệ số Cronback's Anlpha
Kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết trên thực tế bằng hệ số KMO.
Kết quả, luận án đã đã lựa chọn được 18 tiêu chí khảo sát mức độ đáp ứng
nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện ngoại khóa cho HS THCS Tp. Hà Nội
trên cơ sở 5 cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow.
b. Đánh giá thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập
luyện ngoại khóa Karate-do theo đai đẳng
Việc đánh giá thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình
tập luyện Karate-do ngoại khóa cho HS THCS Tp. Hà Nội được tiến hành trên cơ
sở điều tra xã hội học với 600 HS hiện đang tập luyện ngoại khóa môn Karate-do
và 180 phụ huynh HS có con tham gia tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại 30
trường đã lựa chọn. Khảo sát được tiến hành theo thang Liket 5 mức. Chúng tôi sẽ
tính điểm trung bình cho từng tiêu chí đạt được để đánh giá mức độ đáp ứng nhu
cầu xã hội của chương trình hiện tại theo thang đo Liket 5 mức. Kết quả được trình
bày ở bảng 3.19.


Bảng 3.19. Thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện Karate-do ngoại khóa
cho HS THCS Tp. Hà Nội
TT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

HS (n=600)
Trung Phụ huynh HS (n=180)
Trung
Tổng
Tổng
bình 5
bình
5
4
3
2
1
4
3
2
1
Nhu cầu sinh lý căn bản

Lượng vận động phù hợp với độ tuổi, giới tính của người
56 102 267 135 40 1799 3.00 15 56 72 33 4 585 3.25
tập luyện
Đáp ứng tốt việc hoàn thiện các kỹ năng cơ bản như đi,
58 115 227 178 22 1809 3.02 18 59 63 28 12 583 3.24
chạy, nhảy, phối hợp các hoạt động vận động
Được vui chơi lành mạnh, phát triển thể chất
87 128 208 103 74 1851 3.09 46 48 43 27 16 621 3.45
Nhu cầu an toàn
Hoạt động tập luyện an toàn, không gây chấn thương cho
125 133 206 95 41 2006 3.34 23 45 61 33 18 562 3.12
người tập luyện
HS được trang bị các kiến thức tự bảo vệ bản thân trong
98 125 219 112 46 1917 3.20 41 38 55 32 14 600 3.33
quá trình tập luyện
HS được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo vệ trong quá trình
89 135 201 106 69 1869 3.12 26 38 41 33 42 513 2.85
tập luyện
HS được học tập các kỹ thuật tự vệ trong những tình
135 142 153 128 42 2000 3.33 35 51 56 22 16 607 3.37
huống nguy hiểm
Nhu cầu được giao lưu tình cảm và hoạt động tập thể
Chương trình tập luyện giúp người học giao lưu tốt với
56 103 287 92 62 1799 3.00 32 36 58 39 15 571 3.17
các bạn tập trong và ngoài câu lạc bộ
Tăng cường khả năng tự tin trong giao tiếp cho người học 78 133 207 119 63 1844 3.07 37 35 41 39 28 554 3.08
Đáp ứng nhu cầu thuộc về câu lạc bộ và làm cho người
136 158 209 56 41 2092 3.49 56 55 43 19 7 674 3.74
học cảm thấy là một phần của câu lạc bộ
Nhu cầu được quý trọng, kính mến

Giáo dục đạo đức, tôn sư trọng đạo
122 156 198 99 25 2051 3.42 45 48 62 19 6 647 3.59
Giáo dục ý chí, quyết tâm của người học
136 167 203 92 2 2143 3.57 47 53 59 17 4 662 3.68
Nhận được sự tôn trọng, động viên của HLV
156 198 149 92 5 2208 3.68 51 45 42 29 13 632 3.51
Nhận được sự tôn trọng của bạn tập
201 195 138 62 4 2327 3.88 65 62 35 14 4 710 3.94
Nhu cầu tự thể hiện bản thân
Đáp ứng tốt các nội dung thi nâng cấp đai, đẳng định kỳ
89 133 206 121 51 1888 3.15 35 48 52 26 19 594 3.30
Giúp phát hiện các HS có năng khiếu
112 138 201 95 54 1959 3.27 23 36 64 35 22 543 3.02
Đã quan tâm tốt tới các HS có năng khiếu
105 146 208 111 30 1985 3.31 35 41 67 23 14 600 3.33
Giúp HS tự tin thể hiện hết năng lực của bản thân trong
111 135 216 87 51 1968 3.28 32 49 51 36 12 593 3.29
quá trình học tập
Tiêu chí


8
Qua bảng 3.19 cho thấy: Kết quả phỏng vấn ý kiến đánh giá thực trạng mức độ
đáp ứng nhu cầu xã hội của chương trình tập luyện Karate-do ngoại khóa cho HS
THCS Tp. Hà Nội trên đối tượng HS đang theo học môn Karate-do ngoại khóa và
phụ huynh có con đang học Karate-do ngoại khóa có ý kiến đánh giá tương đối
thống nhất và phần lớn các tiêu chí được đánh giá đáp ứng nhu cầu ở mức trung
bình (với điểm đạt được ở mức 2.61-3.40). Chính vì vậy, việc đổi mới chương trình
tập luyện ngoại khóa môn Karate-do theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội và vấn đề
cần thiết và cấp thiết.

3.1.3. Thực trạng mức độ phát triển thể chất của học sinh trung học cơ sở
Thành phố Hà Nội
3.1.3.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá mức độ phát triển thể chất của học sinh
THCS Tp. Hà Nội
Lựa chọn tiêu chí đánh giá mức độ phát triển thể chất của học sinh THCS Tp.
Hà Nội thông qua tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp các
chuyên gia GDTC; Lựa chọn qua phỏng vấn 38 người, trong đó có 12 chuyên gia
GDTC; 18 giáo viên GDTC lâu năm (>10 năm); và 8 cán bộ quản lý ngành GDTC
bằng phiếu hỏi. Kết quả lựa chọn được 11 tiêu chí: Đánh giá hình thái cơ thể (3
tiêu chí): Chiều cao (cm); Cân nặng (kg) và Chỉ số BMI (kg/m2); Đánh giá chức
năng cơ thể (4 tiêu chí): Dung tích sống (l); Công năng tim (HW); Phản xạ đơn
(ms) và Phản xạ phức (ms) và Đánh giá tố chất vận động (4 test): Lực bóp tay
thuận (kG); Bật xa tại chỗ (cm); Chạy 30m XPC (s) và Chạy tùy sức 5 phút (m)
3.1.3.2. Đánh giá thực trạng thể chất của học sinh THCS Tp. Hà Nội
Đánh giá thực trạng thể chất của HS THCS Tp. Hà Nội thông qua kiểm tra
trực tiếp 2400 HS THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội bằng 11 tiêu chí đã lựa chọn.
Đối tượng kiểm tra: Mỗi khối (khối 6, khối 7, khối 8 và khối 9) gồm 600 HS
(300 nam và 300 nữ) thuộc 15 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội (Khu vực nội
thành: 03 trường; Khu vực ngoại thành: 03 trường; Khu vực Hà Nội mới: 04
trường; Khu vực huyện miền núi thuộc Hà Nội: 05 trường. Mẫu được chọn theo
phương pháp ngẫu nhiên - phân tầng).
Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh được trình bày tại bảng 3.15 và kết quả
phân loại trình độ thể lực của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
được trình bày tại bảng 3.21.
Qua bảng 3.21 cho thấy: Kết quả kiểm tra hình thái và chức năng thần kinh
tâm lý (Chiều cao (cm), cân nặng (kg), Chỉ số BMI (kg/m2), Phản xạ đơn (ms) và
Phản xạ phức (ms)) của học sinh từ khối 6 tới khối 9 đều có xu hướng chung kết
quả kiểm tra thu được của nam và nữ có giá trị trung bình gần tương đương nhau.
Các chỉ tiêu còn lại gồm các chỉ số đánh giá chức năng sinh lý: Dung tích sống (l),
Công năng tim (HW) và các chỉ tiêu đánh giá tố chất vận động có sự chênh lệch

giá trị trung bình kết quả kiểm tra các test giữa làm và nữ lớn theo từng lứa tuổi
(tương ứng với các lớp) và giới tính.


Bảng 3.21. Thực trạng phát triển thể chất của học sinh THCS
thành phố Hà Nội (n=2400)
TT

Test

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Dung tích sống (l)
Công năng tim (HW)
Phản xạ đơn (ms)
Phản xạ phức (ms)
Lực bóp tay thuận (kG)

Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Dung tích sống (l)
Công năng tim (HW)
Phản xạ đơn (ms)
Phản xạ phức (ms)
Lực bóp tay thuận (kG)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Dung tích sống (l)
Công năng tim (HW)
Phản xạ đơn (ms)
Phản xạ phức (ms)
Lực bóp tay thuận (kG)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11

Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Dung tích sống (l)
Công năng tim (HW)
Phản xạ đơn (ms)
Phản xạ phức (ms)
Lực bóp tay thuận (kG)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

nam
x

Khối 6 (n=600)
143.36
5.89
36.82
5.11
17.99
2.82
1.61
0.15
11.48
1.03

379.31
38.87
487.47
43.87
19.46
2.64
161.60
15.01
6.23
0.33
870.68
46.19
Khối 7 (n=600)
148.07
5.64
38.18
4.47
17.46
2.23
1.81
0.17
9.66
0.88
365.00
39.87
454.76
46.44
22.10
2.60
171.32

15.01
6.05
0.32
899.05
48.34
Khối 8 (n=600)
154.08
5.50
44.24
3.57
18.68
1.79
2.42
0.17
8.58
0.85
350.16
37.00
440.69
45.23
26.21
2.61
177.09
15.68
5.84
0.29
929.29
49.04
Khối 9 (n=600)
162.16

5.78
47.72
2.89
18.15
0.80
2.72
0.17
7.41
0.77
245.63
22.48
333.68
32.08
28.58
1.27
174.84
9.99
5.82
0.18
933.21
35.46

Cv

nữ

Cv

x




4.11
13.87
15.67
9.06
8.98
10.25
9.00
13.56
9.29
5.36
5.30

143.31
35.43
17.35
1.44
11.42
390.77
489.45
18.41
148.78
7.07
757.87

6.37
5.73
3.19
0.14

0.98
41.70
55.04
2.58
11.58
0.37
62.35

4.45
16.18
18.39
9.64
8.56
10.67
11.24
14.00
7.78
5.24
8.23

3.81
11.70
12.76
9.29
9.08
10.92
10.21
11.78
8.76
5.22

5.38

148.13
38.01
17.36
1.66
10.44
370.06
459.21
21.51
151.78
6.90
784.99

6.34
4.46
2.07
0.15
0.85
36.52
54.36
2.58
11.58
0.36
62.94

4.28
11.74
11.94
8.76

8.16
9.87
11.84
11.98
7.63
5.21
8.02

3.57
8.07
9.60
6.84
9.95
10.57
10.26
9.94
8.86
5.02
5.28

153.35
42.13
17.94
1.98
8.78
351.41
436.82
24.51
154.78
6.84

794.60

5.90
3.83
1.64
0.14
0.74
34.22
49.38
2.58
11.58
0.36
62.25

3.84
9.09
9.12
7.05
8.41
9.74
11.30
10.51
7.48
5.24
7.83

3.56
6.07
4.40
6.43

10.39
9.15
9.61
4.44
5.71
3.15
3.80

161.79
47.43
18.12
2.55
8.04
267.29
369.36
26.98
166.71
6.10
899.50

3.24
2.54
0.69
0.10
0.43
25.87
43.91
2.28
9.36
0.38

29.42

2.00
5.35
3.80
3.80
5.32
9.68
11.89
8.47
5.61
6.19
3.27


9
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển thể chất thu được
của học sinh lớp THCS Tp. Hà Nội (từ lớp 6 tới lớp 9) nằm trong giới hạn sinh lý,
thể lực bình thường của người Việt Nam cùng lứa tuổi, giới tính.
Kết quả phân loại trình độ thể lực của học sinh được trình bày tại bảng 3.22.
Bảng 3.22. Kết quả phân loại trình độ thể lực của học sinh theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo (n=2400)
Phân loại
Tốt
Đạt
Không đạt
Tốt
Đạt
Không đạt
Tốt

Đạt
Không đạt
Tốt
Đạt
Không đạt

Tổng số
Nam
mi
%
mi
%
Lớp 6 (nnam=300, nnữ=300, ntổng số=600)
228
38.00
118
39.33
301
50.17
151
50.33
71
11.83
31
10.33
Lớp 7 (nnam=300, nnữ=300, ntổng số=600)
219
36.50
115
38.33

307
51.17
156
52.00
74
12.33
29
9.67
Lớp 8 (nnam=300, nnữ=300, ntổng số=600)
219
36.50
113
37.67
306
51.00
155
51.67
75
12.50
32
10.67
Lớp 9 (nnam=300, nnữ=300, ntổng số=600)
207
34.50
105
35.00
311
51.83
158
52.67

82
13.67
37
12.33

Nữ
mi

%

110
150
40

36.67
50.00
13.33

104
151
45

34.67
50.33
15.00

106
151
43


35.33
50.33
14.33

102
153
45

34.00
51.00
15.00

Qua bảng 3.22 cho thấy: Vẫn còn tới 12.83% tổng số học sinh được khảo sát
chưa đạt tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực theo quy định. Tỷ lệ này cao nhất ở
khối lớp 9 và thấp nhất ở khối lớp 6. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giữa các khối
không nhiều (chưa tới 2% tổng số học sinh). Chính vì vậy, nâng cao trình độ thể
lực cho học sinh là vấn đề cần thiết.
Song song với việc so sánh tố chất vận động của học sinh THCS Tp. Hà Nội
với kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan, chúng tôi tiến
hành so sánh thể chất của học sinh THCS Tp. Hà Nội theo các nhóm không tập
luyện TDTT NK, có tham gia tập luyện TDTT NK thường xuyên và tham gia tập
luyện ngoại khóa môn Karate-do.
Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.23 tới bảng 3.26.
Qua bảng 3.23 tới 3.26 cho thấy: Khi so sánh giữa học sinh lớp THCS Tp. Hà
Nội không tham gia tập luyện TDTT NK thường xuyên (nhóm 1), tham gia tập
luyện TDTT NK thường xuyên (nhóm 2) và tham gia tập luyện Karate-do ngoại
khóa thường xuyên (nhóm 3) theo từng lứa tuổi (tương ứng với khối học) và từng
giới tính cho thấy:



Bảng 3.23. So sánh thể chất của học sinh lớp 6 (11 tuổi) Thành phố Hà Nội theo từng nhóm đối tượng
tập luyện TDTT ngoại khóa (n=600)
TT

Test

Không tập TDTT
ngoại khóa thường
xuyên

x
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11

Học sinh nam
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Dung tích sống (l)
Công năng tim (HW)
Phản xạ đơn (ms)
Phản xạ phức (ms)
Lực bóp tay thuận (kG)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)
Học sinh nữ
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Dung tích sống (l)
Công năng tim (HW)
Phản xạ đơn (ms)
Phản xạ phức (ms)
Lực bóp tay thuận (kG)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

142.91

36.85
18.12
1.59
11.65
392.66
499.77
18.99
159.21
6.18
862.73
142.80
34.97
17.25
1.41
11.57
398.97
499.61
18.02
146.58
7.13
741.82


n=135
5.91
5.14
2.82
0.14
1.00
38.53

35.20
2.46
14.93
0.31
48.48
n=142
5.90
6.33
3.51
0.13
1.06
42.27
57.67
2.59
10.79
0.38
61.30

Cv

Tập TDTT ngoại
khóa thường
xuyên

x
4.13
13.96
15.55
9.08
8.58

9.81
7.04
12.95
9.37
5.02
5.62

143.64
36.80
17.93
1.63
11.36
374.88
486.12
19.73
163.57
6.27
874.21

4.13
18.09
20.36
9.17
9.13
10.59
11.54
14.38
7.36
5.37
8.26


143.71
35.80
17.44
1.45
11.31
385.53
481.16
18.72
149.95
7.04
768.47


n=127
6.33
5.48
3.07
0.14
1.09
36.55
48.69
2.85
15.18
0.36
42.69
n=129
6.68
5.22
3.02

0.14
0.88
39.41
50.93
2.61
12.02
0.36
59.26

Cv

Tập Karatedo
ngoại khóa
thường xuyên

x
4.41
14.90
17.15
8.70
9.56
9.75
10.02
14.46
9.28
5.77
4.88

144.00
36.71

17.72
1.64
11.29
346.66
448.26
20.21
163.47
6.29
887.11

4.65
14.59
17.31
9.46
7.80
10.22
10.58
13.92
8.02
5.17
7.71

143.97
35.99
17.40
1.50
11.16
373.93
476.59
18.92

154.31
6.98
789.34


n=38
4.00
3.54
1.77
0.16
0.87
21.69
29.23
2.24
13.81
0.30
44.41
n=29
7.22
4.77
2.19
0.16
0.88
41.37
52.21
2.13
11.09
0.31
60.68


Cv

t1-2

t2-3

t1-3

2.78
9.64
9.98
9.74
7.74
6.26
6.52
11.09
8.45
4.80
5.01

0.96*
0.08*
0.51*
2.03
2.20
3.83
2.59
2.24
2.34
2.10

2.04

0.37* 1.17*
0.11* 0.18*
0.58* 1.21*
0.56* 3.31
0.64* 3.39
1.81* 2.93
1.41* 2.02
1.25* 3.55
0.02* 2.68
0.50* 3.60
0.23* 2.43

5.02
13.25
12.60
10.74
7.92
11.06
10.95
11.23
7.19
4.47
7.69

1.18*
1.17*
0.47*
2.66

2.18
2.71
2.80
2.23
2.42
2.05
3.64

0.11* 0.81*
0.15* 0.98*
0.10* 0.29*
1.33* 2.72
1.45* 2.19
0.19* 2.96
0.05* 2.13
0.52* 2.01
0.82* 3.44
1.57* 2.25
0.16* 3.84

Ghi chú: * tương đương P>005, t0.05=1.960


Bảng 3.24. So sánh thể chất của học sinh lớp 7 (12 tuổi) Thành phố Hà Nội theo từng nhóm đối tượng
tập luyện TDTT ngoại khóa (n=600)
TT

Test

Không tập TDTT

ngoại khóa
thường xuyên

x
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Học sinh nam
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)

Chỉ số BMI (kg/m2)
Dung tích sống (l)
Công năng tim (HW)
Phản xạ đơn (ms)
Phản xạ phức (ms)
Lực bóp tay thuận (kG)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)
Học sinh nữ
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Dung tích sống (l)
Công năng tim (HW)
Phản xạ đơn (ms)
Phản xạ phức (ms)
Lực bóp tay thuận (kG)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

147.53
37.54
17.29
1.78
9.82
375.29
467.43
21.61

167.97
6.11
888.17
147.33
37.75
17.44
1.64
10.57
378.27
468.11
21.13
149.62
6.96
769.00


n=120
5.23
4.67
2.32
0.14
0.90
37.76
46.65
2.40
14.83
0.32
51.60
n=138
6.59

4.68
2.26
0.14
0.88
36.26
58.43
2.62
10.69
0.37
62.18

Cv

Tập TDTT ngoại
khóa thường
xuyên

x
3.54
12.45
13.41
8.05
9.21
10.06
9.98
11.10
8.83
5.30
5.81


148.30
38.44
17.53
1.82
9.53
364.84
450.76
22.45
172.34
6.01
901.91

4.48
12.39
12.94
8.84
8.32
9.59
12.48
12.39
7.15
5.39
8.09

148.74
38.21
17.30
1.68
10.35
364.65

453.24
21.80
153.11
6.85
793.09


n=140
6.12
4.05
1.98
0.18
0.89
40.98
44.59
2.85
15.30
0.32
44.17
n=139
6.22
4.34
1.88
0.14
0.80
36.65
49.93
2.58
11.98
0.35

59.52

Tập Karatedo
ngoại khóa
thường xuyên

Cv

x
4.13
10.54
11.31
9.78
9.30
11.23
9.89
12.72
8.88
5.39
4.90

148.85
39.21
17.77
1.82
9.61
334.73
430.70
22.39
177.85

6.03
921.68

4.18
11.36
10.88
8.48
7.77
10.05
11.02
11.82
7.82
5.04
7.51

149.26
38.33
17.25
1.69
10.28
353.48
441.96
21.99
156.65
6.83
831.96


n=40
5.06

5.03
2.73
0.19
0.69
24.21
40.81
2.03
11.87
0.23
43.83
n=23
4.90
3.93
2.09
0.15
0.90
24.86
47.11
2.07
12.05
0.31
56.63

Cv

t1-2

t2-3

t1-3


3.40 1.09* 0.48* 1.18*
12.82 1.64* 0.79* 1.58*
15.35 0.87* 0.70* 1.21*
10.48 2.13 0.07* 2.95
7.15 2.53 0.82* 2.24
7.23 2.14 1.66* 2.24
9.48 2.93 0.44* 2.80
9.08 2.60 0.19* 2.42
6.67 2.33 1.15* 2.03
3.89 2.34 0.40* 2.68
4.76 2.29 0.38* 2.64
3.28 1.83* 0.33* 1.20*
10.26 0.86* 0.11* 0.54*
12.10 0.57* 0.13* 0.49*
9.12 2.37 1.22* 4.26
8.76 2.19 0.62* 2.60
7.03 3.11 0.37* 2.89
10.66 2.28 0.11* 3.26
9.43 2.12 0.48* 2.09
7.69 2.55 0.48* 2.97
4.46 2.35 0.64* 3.42
6.81 3.29 0.27* 3.44

Ghi chú: * tương đương P>005, t0.05=1.960


Bảng 3.25. So sánh thể chất của học sinh lớp 8 (13 tuổi) Thành phố Hà Nội theo từng nhóm đối tượng
tập luyện TDTT ngoại khóa (n=600)
TT


Test

Không tập TDTT
ngoại khóa
thường xuyên

x
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


Học sinh nam
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Dung tích sống (l)
Công năng tim (HW)
Phản xạ đơn (ms)
Phản xạ phức (ms)
Lực bóp tay thuận (kG)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)
Học sinh nữ
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Dung tích sống (l)
Công năng tim (HW)
Phản xạ đơn (ms)
Phản xạ phức (ms)
Lực bóp tay thuận (kG)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

153.58
43.91
18.66
2.40

8.73
358.40
448.68
25.84
174.56
5.88
920.76
152.73
41.60
17.87
1.96
8.91
356.93
446.57
23.88
152.53
6.90
781.49


n=120
5.41
3.98
1.97
0.15
0.92
38.03
47.80
2.56
15.42

0.30
53.17
n=138
5.43
3.79
1.70
0.14
0.81
33.73
56.57
2.21
11.36
0.36
71.15

Cv

Tập TDTT ngoại
khóa thường
xuyên

x
3.52
9.06
10.58
6.13
10.56
10.61
10.65
9.90

8.83
5.05
5.77

154.38
44.51
18.73
2.44
8.43
349.38
437.53
26.54
178.52
5.81
933.29

3.56
9.10
9.51
7.27
9.05
9.45
12.67
9.26
7.45
5.23
9.10

153.72
42.42

17.99
1.99
8.71
347.64
432.80
24.93
156.17
6.79
801.37

Cv

Tập Karatedo
ngoại khóa
thường xuyên

Cv

t1-2

t2-3

t1-3

2.94
7.12
7.86
6.77
7.92
7.06

9.16
6.50
7.64
4.86
4.87

1.16*
1.38*
0.30*
2.05
2.88
2.03
2.03
2.13
2.05
2.04
2.13

0.54* 1.33*
0.15* 1.10*
0.66* 0.32*
0.30* 2.79
1.27* 2.14
1.69* 2.18
0.39* 2.23
0.08* 2.42
0.53* 2.10
0.05* 2.64
0.25* 2.43


3.00
7.45
6.16
7.24
6.82
8.29
9.73
8.96
7.71
4.22
7.27

1.38*
1.75*
0.59*
2.07
2.20
2.22
2.26
3.44
2.64
2.30
2.61

0.35* 1.16*
0.76* 1.92*
0.47* 1.06*
0.34* 2.31
1.54* 3.68
0.05* 2.34

0.32* 2.63
0.49* 3.32
0.25* 2.83
0.56* 2.36
0.14* 2.63

x



n=140
n=40
5.82 3.77 155.00 4.56
3.15 7.08 44.60 3.18
1.67 8.91 18.59 1.46
0.18 7.49
2.43
0.16
0.79 9.39
8.54
0.68
34.47 9.87 318.88 22.53
41.85 9.56 419.18 38.38
2.81 10.59 26.57 1.73
16.01 8.97 182.29 13.93
0.29 4.97
5.81
0.28
42.67 4.57 949.97 46.30
n=139

n=23
6.46 4.20 154.18 4.63
3.94 9.29 42.95 3.20
1.67 9.28 18.07 1.11
0.13 6.76
1.99
0.14
0.69 7.91
8.60
0.59
35.14 10.11 345.93 28.68
41.86 9.67 413.43 40.23
2.82 11.31 25.14 2.25
11.39 7.29 157.75 12.16
0.36 5.36
6.81
0.29
51.37 6.41 819.04 59.50

Ghi chú: * tương đương P>005, t0.05=1.960


Bảng 3.26. So sánh thể chất của học sinh lớp 9 (14 tuổi) Thành phố Hà Nội theo từng nhóm đối tượng
tập luyện TDTT ngoại khóa (n=600)
TT

Test

Không tập TDTT
ngoại khóa

thường xuyên

x
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Học sinh nam
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)

Dung tích sống (l)
Công năng tim (HW)
Phản xạ đơn (ms)
Phản xạ phức (ms)
Lực bóp tay thuận (kG)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)
Học sinh nữ
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI (kg/m2)
Dung tích sống (l)
Công năng tim (HW)
Phản xạ đơn (ms)
Phản xạ phức (ms)
Lực bóp tay thuận (kG)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

159.69
47.91
18.84
2.89
8.08
344.90
434.61
31.04
181.51

5.65
958.05
155.81
45.03
18.56
2.32
8.00
302.75
420.20
25.06
155.79
6.46
828.29


n=131
5.41
3.90
1.89
0.15
0.93
38.79
47.87
2.55
14.41
0.25
51.70
n=122
4.82
3.45

1.33
0.14
0.78
35.76
53.49
2.18
11.51
0.32
76.64

Cv

Tập TDTT ngoại
khóa thường
xuyên

x
3.39
8.14
10.03
5.13
11.45
11.25
11.02
8.22
7.94
4.48
5.40

160.17

48.48
18.95
2.93
7.85
335.33
416.62
31.70
185.80
5.55
972.42

3.09
7.67
7.14
5.83
9.73
11.81
12.73
8.72
7.39
5.01
9.25

156.91
45.73
18.63
2.36
7.81
291.95
405.68

25.93
158.68
6.38
845.59


n=138
5.68
3.30
1.69
0.18
0.79
32.32
41.76
2.77
15.55
0.28
50.36
n=148
6.46
3.73
1.83
0.12
0.72
34.09
47.05
2.86
11.33
0.32
47.62


Tập Karatedo
ngoại khóa
thường xuyên

Cv

x
3.55
6.80
8.91
6.00
10.06
9.64
10.02
8.72
8.37
5.05
5.18

161.32
48.53
18.71
2.93
7.87
318.45
414.26
31.82
188.74
5.56

984.00

4.11
8.16
9.82
5.21
9.17
11.68
11.60
11.02
7.14
5.06
5.63

157.17
45.56
18.45
2.35
7.77
285.83
381.27
26.24
161.40
6.40
856.10

Cv

t1-2


t2-3

t1-3


n=31
5.04 3.12 0.71* 0.89* 1.27*
3.25 6.70 1.29* 0.07* 0.90*
1.89 10.10 0.52* 0.94* 0.46*
0.14 4.69 1.99 0.27* 3.21
0.68 8.69 2.20 0.32* 2.14
29.56 9.28 2.19 0.55* 2.84
35.90 8.67 3.28 0.05* 3.44
1.86 5.85 2.03 0.35* 2.33
14.41 7.63 2.35 0.37* 2.53
0.28 5.01 3.14 0.65* 3.45
44.13 4.48 2.31 0.17* 3.39
n=30
4.50 2.86 1.59* 0.22* 1.22*
3.44 7.54 1.60* 0.23* 0.76*
1.21 6.54 0.40* 0.93* 0.64*
0.14 6.06 2.55 0.74* 2.52
0.63 8.10 2.16 0.54* 2.84
28.83 10.09 2.52 0.20* 2.55
38.88 10.20 2.34 0.45* 2.70
2.22 8.48 2.84 0.77* 3.26
12.01 7.44 2.07 0.47* 2.96
0.28 4.33 2.14 0.70* 2.02
59.38 6.94 2.17 0.09* 2.67


Ghi chú: * tương đương P>005, t0.05=1.960


10
Về hình thái, mặt dù kết quả kiểm tra của nhóm 2 và nhóm 3 có cao hơn
nhóm 1 về giá trị trung bình nhưng khi so sánh bằng tham số t thì không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở tất cả các test và trên cả 3 nhóm đối tượng, 4 lứa tuổi và
giới tính, thể hiện ở ttính<tbảng ở ngưỡng P>0.05.
Về đánh giá chức năng cơ thể và tố chất vận động: Kết quả thu được ở cả đối
tượng nam và nữ là tương đương nhau và đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
khi so sánh nhóm 1 và nhóm 2 hay nhóm 1 và nhóm 3 thể hiện ở ttính>tbảng ở
ngưỡng xác suất P<0.05. Điều đó chứng tỏ học sinh tập luyện TDTT NK thường
xuyên và tập luyện Karate-do ngoại khóa thường xuyên có chức năng cơ thể và tố
chất vận động tốt hơn so với học sinh không tham gia tập luyện TDTT NK thường
xuyên.
Khi so sánh kết quả kiểm tra chức năng cơ thể và tố chất vận động của học
sinh nhóm 2 và nhóm 3 cho thấy: Kết quả kiểm tra trên học sinh nhóm 3 có nhiều
chỉ số có giá trị trung bình tốt hơn, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(ttính<tbảng ở ngưỡng P>0.05).
Tóm lại, có thể khẳng định mức độ phát triển thể chất của học sinh các
trường THCS Tp. Hà Nội tốt hơn hẳn so với người Việt Nam cùng lứa tuổi, giới
tính theo kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001; tương đương với kết quả
đánh giá thể chất của tác giả Trần Đức Dũng và cộng sự khi nghiên cứu về đặc
điểm thể chất học sinh miền Bắc Việt Nam (nghiên cứu từ thời điểm 2008 tới
2011, từ lớp 6 tới lớp 9). Đồng thời, mức độ phát triển thể chất của nhóm đối tượng
học sinh tập luyện TDTT NK thường xuyên và tập luyện ngoại khóa môn Karatedo thường xuyên tốt hơn so với nhóm đối tượng không tập luyện TDTT NK
thường xuyên.
3.1.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1
3.1.4.1. Bàn luận về thực trạng hoạt động TDTT NK của học sinh THCS Tp.
Hà Nội

Bàn luận về thực trạng hoạt động TDTT NK của học sinh THCS Tp. Hà Nội
trên các mặt: Nội dung tập luyện, hình thức tập luyện, nhu cầu tập luyện, các yếu
tố ảnh hưởng tới hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh (như nhận thức của học
sinh về hoạt động TDTT NK, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên...)... cho thấy: Kết
quả nghiên cứu của luận án có những khác biệt đáng kể so với kết quả nghiên cứu
của các các công trình nghiên cứu có liên quan. Điều này có thể giải thích do đặc
điểm lứa tuổi học sinh, điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa… của từng vùng miền đã
có ảnh hưởng đáng kể tới thực trạng nội dung tập luyện TDTT NK của học sinh
trong trường học các cấp.
3.1.4.2. Bàn luận về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Karate-do
cho học sinh THCS Tp. Hà Nội
Bàn luận về thực trạng tổ chức hoạt động NK môn Karate-do cho học sinh
THCS Tp. Hà Nội cho thấy: Nếu như thực trạng tổ chức hoạt động TDTT NK nói


11
chung trong trường học các cấp gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo
viên hướng dẫn, các điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động TDTT
NK... thì trong tổ chức hoạt động NK môn Karate-do, tất cả các điều này đều được
đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của học sinh, đảm bảo việc phát triển
phong trào ngoại khóa môn Karate-do tại Tp. Hà Nội đạt hiệu quả cao nhất.
Thông qua nghiên cứu, luận án đã lựa chọn được 18 tiêu chí lựa chọn thuộc
5 tiêu chuẩn hoàn toàn phù hợp với thực tế và đảm bảo trong đánh giá trình ngoại
khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội.
Trên cơ sở 18 tiêu chí đánh giá thuộc 5 tiêu chuẩn đã lựa chọn, luận án đã
tiến hành điều tra xã hội học với 600 HS hiện đang tập luyện ngoại khóa môn
Karate-do và 180 phụ huynh HS có con tham gia tập luyện ngoại khóa môn Karatedo tại 30 trường đã lựa chọn và đánh giá bằng thang độ Liket 5 mức. Kết quả cho
thấy ngoại trừ nhóm nhu cầu được quý trọng, kính mến được phụ huynh HS và HS
đánh giá ở mức độ tốt, tất cả các nhóm nhu cầu còn lại, ý kiến đánh giá của HS và
phụ huynh HS mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình. Điều này hoàn toàn có thể

giải thích do thực trạng nội dung tập luyện ngoại khóa môn thể thao này chưa được
tiến hành nghiên cứu và xây dựng thống nhất cho các trường THCS trên địa bàn
Tp. Hà Nội mà giảng dạy theo kinh nghiệm của các HLV là chủ yếu nên đôi khi bị
áp đặt bởi những ý kiến chủ quan. Chính vì vậy, cải tiến chương trình tập luyện
ngoại khóa môn Karate-do theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội và vấn đề cần thiết
và cấp thiết.
3.1.4.3. Bàn luận về các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển thể chất của học
sinh THCS Tp. Hà Nội
Quá trình nghiên cứu luận án đã lựa chọn được 11 tiêu chí đánh giá mức độ
phát triển thể chất cho học sinh THCS Tp. Hà Nội. Qua nghiên cứu cho thấy, các
tiêu chí này có độ tương đồng cao nhưng không đồng nhất với kết quả của các
công trình nghiên cứu trước đây.
Có thể thấy, kết quả phỏng vấn các chuyên gia, cán bộ quản lý và giáo viên
GDTC là đáng tin cậy, các test được lựa chọn qua phỏng vấn phù hợp để đánh giá
mức độ thể chất cho đối tượng nghiên cứu.
3.2. Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho
học sinh THCS Tp. Hà Nội theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học
và nhu cầu xã hội
3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình
Phần viết trình bày chi tiết về các cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng
chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội
theo hướng đap ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội, đồng thời lựa
chọn được 32 tiêu chí thuộc 7 tiêu chuẩn làm căn cứ xây dựng chương trình ngoại
khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội. Cụ thể gồm:
Tiêu chuẩn về tính phù hợp: 6 tiêu chí


12
Tiêu chuẩn về tính trình tự: 6 tiêu chí
Tiêu chuẩn về tính tích hợp: 2 tiêu chí

Tiêu chuẩn về tính cân bằng, cân đối: 4 tiêu chí
Tiêu chuẩn về tính gắn kết: 3 tiêu chí
Tiêu chuẩn về tính cập nhật: 4 tiêu chí
Tiêu chuẩn về tính hiệu quả: 6 tiêu chí
3.2.2. Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học
sinh THCS Tp. Hà Nội theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu
cầu xã hội
3.2.2.1. Mục tiêu chương trình
Mục tiêu chung
Chương trình tập luyện ngoại khóa môn võ Karate-do cung cấp cho học sinh
môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động
chung và chuyên môn Karate-do, đồng thời phát triển nhân cách, đạo đức, rèn
luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ, phát triển thể
chất… đảm bảo yêu cầu chuyên môn môn Karate-do, yêu cầu của công tác TDTT
ngoại khóa (bao gồm giáo dục, giáo dưỡng, phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể
thao) và nhu cầu xã hội.
Mục tiêu cụ thể
Chương trình được xây dựng theo 10 giai đoạn, tương ứng với 10 Kyu. Mỗi
chương trình của từng Kyu lại có mục tiêu riêng phù hợp với từng giai đoạn tập
luyện. Khi học xong mỗi giai đoạn, tương ứng với 1 đai, học sinh có khả năng:
1. Hiểu biết những kiến thức chung về phương pháp, lợi ích của tập luyện
TDTT nói chung và tập luyện Karate-do với sức khỏe. Có những hiểu biết cơ bản
về tầm quan trọng của tập luyện TDTT và có ý thức tự tập luyện suốt đời.
2. Nắm vững và có khả năng thực hành các kỹ năng chuyên môn Karate-do
tương ứng với mỗi đai (mỗi Kyu) (bao gồm cả kỹ thuật căn bản, quyền pháp, đối
luyện, thi đấu…).
3. Phát triển thể chất (gồm: hình thái, chức năng cơ thể, tố chất vận động).
4. Phát triển nhân cách, đạo đức, ý chí
5. Với những học sinh có năng khiếu, được phát hiện, tuyển chọn và đào tạo
chuyên môn cao hơn.

6. Đáp ứng tốt nhu cầu bản thân người học và gia đình khi tập ngoại khóa
Karate-do
3.2.2.2. Phân phối chương trình
Chương trình môn học được xây dựng thành 10 cấp, tương ứng với 10 đai,
được tiến hành giảng dạy trong 4 năm học. Học sinh có thể bắt đầu tập luyện vào
bất cứ thời điểm nào và khi bắt đầu, học sinh sẽ phải học từ đai trắng Kyu 10. Tiến
trình học tập được tính đúng theo phân bổ chương trình tập luyện. Cụ thể phân
phối chương trình được trình bày tại bảng 3.29.


Bảng 3.29. Phân phối chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karatedo cho học sinh THCS
Thành phố Hà Nội
Phân phối thời gian
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chương trình
Đai trắng Kyu 10 lên
Kyu 9 (Chương trình
nhập môn)

Đai trắng Kyu 9 lên
đai Vàng Kyu 8
Đai Vàng Kyu 8 lên
đai Xanh nhạt Kyu 7
Đai Xanh nhạt Kyu 7
lên đai xanh lá cây
Kyu 6
Đai Xanh lá cây Kyu 6
lên đai xanh đậm Kyu
5
Đai Xanh đậm Kyu 5
lên đai xanh đậm Kyu
4
Đai Xanh đậm Kyu 4
lên đai Nâu Kyu 3
Đai Nâu Kyu 3 lên đai
Nâu Kyu 2
Đai Nâu Kyu 2 lên đai
Nâu Kyu 1
Đai Nâu Kyu 1 lên đai
đen Nhất đẳng

Yêu cầu

Thời gian tập luyện tối thiểu 1 tháng

Kỹ

thuật
thuyết căn

bản

Đối
Quyền
luyện và Ôn tập
pháp
thi đấu

Thể
lực

Tự
học

Thi/
Kiểm
tra


động

Tổng
thời
gian
20
tiết

*1

6


4

2

2

*2

4

0

2

*1

16

6

4

12

*2

14

2


6

*1

14

6

4

14

*2

14

2

6

Thời gian tập luyện tối thiểu 3 tháng
Đã thi đỗ đai Xanh nhạt Kyu 7

*1

10

6


6

16

*2

14

2

6

60
tiết

Thời gian tập luyện tối thiểu 3 tháng
Đã thi đỗ đai Xanh lá cây Kyu 6

*1

8

6

16

10

*2


15

2

5

60
tiết

Thời gian tập luyện tối thiểu 3 tháng
Đã thi đỗ đai Xanh đậm Kyu 5

*1

6

6

18

10

*2

14

2

4


60
tiết

*1

15

8

39

16

*2

30

2

10

*1

15

8

39

16


*2

30

2

10

*1

15

8

39

16

*2

30

2

10

*1

32


32

64

30

*2

60

2

20

Thời gian tập luyện tối thiểu 3 tháng
Đã thi đỗ đai trắng Kyu 9
Thời gian tập luyện tối thiểu 3 tháng
Đã thi đỗ đai Vàng Kyu 8

Thời gian tập luyện tối thiểu 6 tháng
Đã thi đỗ đai Xanh đậm Kyu 4
Thời gian tập luyện tối thiểu 6 tháng
Đã thi đỗ đai Nâu Kyu 3
Thời gian tập luyện tối thiểu 6 tháng
Đã thi đỗ đai Nâu Kyu 2
Thời gian tập luyện tối thiểu 12 tháng
Đã thi đỗ đai Nâu Kyu1

60

tiết
60
tiết

120
tiết
120
tiết
120
tiết
240
tiết

Ghi chú: *1: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 5-10 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung
*2: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 15-20 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung


13
3.2.2.3. Nội dung chương trình
Nội dung chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh
THCS Tp. Hà Nội được trình bày trong 10 chương trình nhỏ, tương ứng 10 chương
trình môn học (10 Kyu - từ đai trắng Kyu 10 tới đai đen nhất đẳng). Mỗi chương
trình gồm các nội dung cụ thể: Vị trí môn học; Mục tiêu môn học (Mục tiêu chung
và mục tiêu cụ thể); Thời gian ; Điều kiện tiên quyết; Nội dung tóm tắt; Phân phối
chương trình; Hình thức kiểm tra, đánh giá; Nội dung chi tiết; Nội dung thi nâng
cấp đai (nội dung kiểm tra, đánh giá); Tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy
Nội dung cụ thể của từng chương trình được trình bày tại phụ lục 15.
Chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp.
Hà Nội sau khi được xây dựng đã được chúng tôi xin ý kiến trực tiếp 6 chuyên gia,
HLV môn Karate-do và chuyên gia GDTC về mức độ hợp lý của chương trình. Ý

kiến được đánh giá theo nội dung từng mục của chương trình.
Kết quả cho thấy: Cả 10 nội dung đã xây dựng của luận án trong từng chương
trình nhỏ đều được đánh giá ở mức rất tốt và tốt. Kết quả điểm cao nhất thuộc về
các nội dung về: Vị trí môn học; Mục tiêu môn học (bao gồm cả mục tiêu chung và
mục tiêu cụ thể); Phân phối chương trình và điều kiện tiên quyết. Các phần còn lại
được đánh giá ở mức độ tốt. Đánh giá chung về chương trình tập luyện ngoại khóa
môn Karate-do đã xây dựng cho học sinh THCS Tp. Hà Nội và mức độ thích hợp
với đối tượng học sinh đều ở mức tốt. Như vậy, có thể thấy ý kiến đánh giá của các
chuyên gia về chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do đã xây dựng cho
học sinh THCS Tp. Hà Nội là tốt và thích hợp với học sinh THCS Tp. Hà Nội.
3.2.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2
3.2.3.1. Bàn luận về căn cứ xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn
Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội
Khi xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh
THCS Tp. Hà Nội theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã
hội, luận án đã căn cứ vào các căn cứ lý luận như các văn bản, chỉ thị của Đảng và
Nhà nước về công tác TDTT trong trường học các cấp nói chung và TDTT NK nói
riêng; vào đặc điểm môn võ Karate-do; những vấn đề cơ bản về xây dựng chương
trình; đặc điểm tâm - sinh lý học sinh THCS cũng như kết quả của các công trình
nghiên cứu khoa học có liên quan. Đồng thời, luận án còn căn cứ vào các căn cứ
thực tiễn như kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động ngoại khóa môn Karate-do
của học sinh THCS Tp. Hà Nội (được trình bày cụ thể tại mục 3.1 của luận án).
Ngoài ra, luận án còn lựa chọn được 32 tiêu chí thuộc 7 tiêu chuẩn làm căn cứ xây
dựng chương trình ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội.
Ngoài ra, khi xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho
học sinh THCS Tp. Hà Nội, luận án quan tâm hơn tới việc xây dựng chương trình
với tính tích hợp cao, thể hiện ở việc cùng lúc đáp ứng nhu cầu của TDTT trường
học (với việc phát triển thể chất; rèn luyện đạo đức, ý chí, nhân cách; phát hiện, bồi



14
dưỡng năng khiếu thể thao; phát triển phong trào TDTT NK), đồng thời đáp ứng
nhu cầu xã hội trong tập luyện ngoại khóa môn thể thao này.
Như vậy có thể thấy ngoài các căn cứ lý luận, pháp lý và thực tiễn thường
được sử dụng trong quá trình nghiên cứu khoa học về chương trình giảng dạy, tập
luyện nói chung, trong quá trình nghiên cứu, luận án đã quan tâm hơn tới các vấn
đề: tích hợp, gắn kết và cập nhật khi xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa
môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội
3.2.3.2. Bàn luận về chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do mới
cho học sinh THCS Tp. Hà Nội
Chương trình mới xây dựng chỉ kế thừa thời gian thi nâng cấp từng đai và nội
dung thi nâng cấp đai (nội dung kiểm tra, đánh giá) từ chương trình cũ, ở mỗi
chương trình nhỏ, các nội dung (8 mục) còn lại gồm: Vị trí môn học; Mục tiêu môn
học (Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể); Điều kiện tiên quyết; Nội dung tóm tắt;
Phân phối chương trình; Hình thức kiểm tra, đánh giá; Nội dung chi tiết và Tài liệu
tham khảo phục vụ giảng dạy đều được xây dựng mới, chi tiết cho từng cấp đai.
Chương trình mới được xây dựng với nội dung đa dạng, phong phú, được thể
hiện ở nhiều mức độ khác nhau (với 10 mức độ tương ứng với yêu cầu của 10
chương trình nhỏ - 10 Kyu). Nội dung được sắp xếp logic, khoa học, đảm bảo tính
phù hợp, tính trình tự, tính tích hợp, tính cân bằng – cân đối, tính gắn kết, tính cập
nhật và tính hiệu quả.
Ngoài ra, các nội dung huấn luyện và nội dung kiểm tra được xây dựng với
mục đích để đánh giá đại trà (theo từng Kyu) và có thể dễ dàng phát hiện các HS
có năng khiếu để bồi dưỡng trong quá trình tập luyện…
Nếu như trong các công trình nghiên cứu có liên quan, các tác giả đã quan
tâm xây dựng chương trình với sự tiếp cận từ nhiều mặt nhằm mục tiêu chung là
nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT nói chung góp phần nâng cao hiệu quả công
tác GDTC và TDTT trường học nói riêng. Tuy nhiên phần lớn mới chỉ dừng lại ở
việc xây dựng cho từng nhóm đối tượng ở từng thời kỳ (tương ứng từng khoảng
thời gian) nhất định. Ở góc độ tiếp cận của luận án, ngoài việc xây dựng chương

trình tâp luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội đã có
những điểm đổi mới sau:
Chương trình được xây dựng kéo dài trong 4 năm học (từ lớp 6 tới lớp 9)
nhưng lại rất linh động, áp dụng được cho nhiều đối tượng, học sinh có thể tham
gia tập luyện ở bất cứ thời điểm nào mà vẫn có chương trình tập luyện phù hợp
(miễn là đáp ứng điều kiện tiên quyết khi tham gia chương trình).
Chương trình được xây dựng đã quan tâm tới mọi mặt cần thiết khi xây dựng
chương trình tập luyện TDTT NK như: đáp ứng các yêu cầu khi xây dựng chương
trình môn học nói chung; thỏa mãn các yêu cầu của công tác TDTT trong trường
học các cấp (Phát triển thể chất; giáo dục đạo đức, ý chí, trang bị các kiến thức về
tập luyện TDTT; Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao cũng như phát triển


15
phong trào TDTT) cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội về chương trình tập luyện
TDTT NK.
Tóm lại, ở góc độ tiếp cận của luận án, chúng tôi đã xây dựng được chương
trình tập luyện theo đúng mục tiêu đặt ra: xây dựng chương trình tập luyện TDTT
NK theo hướng đáp ứng mục tiêu TDTT trường học và nhu cầu xã hội.
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa
môn Karate-do đã xây dựng cho học sinh trung học cơ sở Thành phố Hà Nội
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm: Luận án sử dụng phương pháp thực nghiệm so
sánh song song
Thời gian thực nghiệm: 12 tháng, từ tháng 6/2015 tới tháng 6/2016
Địa điểm thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành tại 17 trường THCS
thuộc 8 quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội.
Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành trên đối tượng học
sinh đai trắng (bắt đầu nhập học thời điểm tháng 6/2015) và được theo dõi dọc
trong 1 năm. Thời điểm bắt đầu thực nghiệm có tổng số 1186 học sinh (trong đó

có 597 nam và 589 nữ), trong đó có 310 học sinh lớp 6, 326 học sinh lớp 7, 280
học sinh lớp 8 và 270 học sinh lớp 9.
Đối tượng thực nghiệm được chia làm 3 nhóm:
Thời điểm bắt đầu thực nghiệm:
Nhóm thực nghiệm: Ứng dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn
Karate-do cho học sinh THCS Tp. Hà Nội mà luận án đã xây dựng. Nhóm thực
nghiệm gồm có 264 học sinh thuộc 8 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội. Danh
sách các trường được trình bày tại Phụ lục 12. Nhóm thực nghiệm tập 2 buổi/tuần
+ 1 buổi tự tập, mỗi buổi 90 phút, thời điểm tập luyện vào 17h30' tới 19h00'. Chi
tiết thời gian, phân phối nội dung tập luyện của từng nhóm đối tượng được trình
bày tại phụ lục 15.
Nhóm đối chứng 1: Tập luyện ngoại khóa môn Karate-do theo chương trình
cũ thường được sử dụng tại các CLB. Nhóm đối chứng 1 có tổng số 282 học sinh
thuộc 9 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội. Danh sách các trường được trình
bày tại Phụ lục 12. Nhóm đối chứng tập 2-3 buổi/tuần. Mỗi buổi từ 90-120 phút,
thời điểm tập luyện vào 17h30' tới 19h00'. Nhóm đối chứng tập luyện theo chương
trình cũ tại các CLB (phụ lục 14).
Nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tập luyện ngoại khóa môn Karate-do tại
sân các trường THCS, các điều kiện cơ sở vật chất tập luyện, HLV, hướng dẫn
viên... là tương đương nhau.
Nhóm đối chứng 2: Tập luyện ngoại khóa các môn thể thao khác. Nhóm gồm
các em học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa các môn thể thao ngoài Karate-do,
thời gian tập luyện một tuần từ 3 buổi trở lên, mỗi buổi ít nhất 30 phút. Nhóm đối


×