SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Lớp 12 THPT - Năm học 2009-2010
MÔN: Sinh học
Thời gian làm bài: 180 phỳt
(Đề thi có 01 trang)
Câu 1: (2 điểm)
Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của phân tử ADN dạng B của J.Oatxơn và F. Cric
được thể hiện như thế nào? Nguyên tắc đã dẫn đến những đặc điểm cấu trúc nào của phân tử
ADN?
Câu 2: (1,25 điểm)
1. Trình bày cấu tạo chung của một gen cấu trúc điển hình?
2. Trong kỹ thuật chuyển gen cá thể tổng hợp gen trong ống nghiệm dựa vào trình tự
axit amin đã biết của protein. Giải thích tại sao khi biết trình tự axit amin của một phân tử
protein cá thể tổng hợp nhiều gen có trình tự nucleotit khác nhau?
Câu 3: (2,0 điểm)
Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu I, II, III, IV, V), khi khảo
sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 4 thể đột biến (kí hiệu a, b, c, d). Phân tích bộ
NST của 4 thể đột biến đã thu được kết quả sau:
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
Thể đột biến
I
II
III
IV
V
a
3
3
3
3
3
b
3
2
2
2
2
c
2
2
2
2
1
d
2
2
0
2
2
1. Xác định tên gọi của các thể đột biến trên? Cho biết đặc điểm của thể đột biến a?
2. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến b?
Câu 4: (3.0 điểm)
1. Chứng minh rằng chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá duy nhất có vai trò định
hướng quá trình tiến hoá?
2. Sản phẩm của đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp
chủ yếu cho chọn giống và tiến hoá?
Câu 5: (2.0 điểm)
Một thí nghiệm lai giữa ruồi giấm cái cánh dài, mắt đỏ với ruồi giấm đực cánh ngắn,
mắt trắng, người ta thu được toàn bộ F1 có cánh dài, mắt đỏ . Cho các con ruồi F1 giao phối
ngẫu nhiên với nhau, thu được F2 gồm :
Ruồi cái F2
Ruồi đực F2
- Cánh dài, mắt đỏ : 712 con
- Cánh dài, mắt đỏ : 306 con
- Cánh ngắn, mắt đỏ : 202 con
- Cánh dài, mắt trắng : 306 con
- Cánh ngắn, mắt đỏ : 100 con
- Cánh ngắn, mắt trắng : 102 con
Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định . Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2?
-------------------Hết-----------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Lớp 12 THPT - Năm học 2011-2012
MÔN: Sinh học
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)
A. Phần chung cho tất cả các thí sinh (6.5 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm)
Cho nguyên liệu sau: Khoảng 1kg hạt thúc hay đậu, ngô. Một bình thủy tinh miệng rộng
có thể tích khoảng 2 - 3l có nút, một nhiệt kế, một hộp xốp to cách nhiệt tốt để đựng bình. Hãy
bố trí thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt và nêu nguyên tắc của thí nghiệm?
Câu 2: (1.5 điểm)
Chứng minh rằng Pr không phải là vật chất di truyền nhưng sự sống không thể thiếu Pr?
Câu 3: (1.5 điểm)
Các nu trong phân tử AND liên kết với nhau như thế nào? Nêu ý nghĩa của liên kết đó đối
với chức năng của AND?
Câu 4: (1.0 điểm)
Một cặp vợ chồng sinh được một người con trai có cặp NST giới tính là XYY. Cho biết
cơ chế tạo ra kiểu cặp NST bất thường đó?
Câu 5: (1.5 điểm)
Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do gen nằm trong ty thể quy đinh. Một người mẹ
bị bệnh này, các con của bà ta biểu hiện như thế nào về bệnh đó? Giải thích?
b. Phần tự chọn (3.5 điểm): Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phần I hoặc II để làm bài
Phần I:
Câu 6: (1.5 điểm)
1. Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là gì? Đối với quần thể, nguồn nguyên liệu đó
được cung cấp bởi những quá trình nào?
2. Thường biến là gì? Vai trò của thường biến đối với quá trình tiến hóa?
Cõu 7: (2.0 điểm)
Lai giữa dòng thực vật mang 2 cặp gen dị hợp tử quy định tính trạng hoa màu đỏ với
một dòng khác, F1 thu được 2 loại KH với tỉ lệ 3 đỏ: 5 trắng. Cho các cây hoa màu trắng ở F1
tạp giao với nhau thu được F2 . Xác định tỉ lệ KG, KH của F2?
Phần II:
Câu 8: (1.5 điểm)
Tại sao nói sự thoát hơi nước là “Tai họa tất yếu của cây‘‘?
Câu 9: (2.0 điểm)
Trình bày cơ chế điều hòa các hoocmon buồng trứng liên quan đến tuyến yên và vùng
dưới đồi?
-------------------Hết-----------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Lớp 12 THPT - Năm học 2012-2013
MÔN: Sinh học
Thời gian làm bài: 180 phút
A. Phần chung cho tất cả các thí sinh (12 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Ở một loài TV, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Do ĐB đã tạo ra các
thể ĐB mang 3 NST chứa gen đó. Các dạng ĐB này vẫn có khả năng sinh sản hữu tính. Người
ta cho các dạng ĐB có cùng KG giao phấn với nhau, giả sử đã thu được kết quả sau:
- TH1: 35 quả đỏ: 1 quả vàng
- TH2: 8 quả đỏ : 1 quả vàng.
Hãy giải thích kết quả các TH trên và viết SDL minh họa, cho biết không có ĐB mới phát sinh
Câu 2: (2 điểm)
a. Phân biệt TB nhân sơ với TB nhân thực?
b. Trong một loại TB có chức năng tổng hợp prôtêin xuất bào, những bào quan nào đặc biệt
phát triển? Giải thích?
Câu 3: (2.5 điểm)
a. Thế nào là tính phổ biến của mã di truyền? Tính phổ biến của mã DT có ý nghĩa gì?
b. Phân biệt quá trình phiên mã ở SV nhân sơ và quá trình phiên mã ở SV nhân thực?
Câu 4: (2.5 điểm)
Gen A dài 4080 Ǻ và có A chiếm 20% tổng số nu của gen. gen A bị đột biến thành gen a. Khi
cả 2 gen tự nhân đôi 1 lần đã cần MTCC 959 A và 1441 G.
a. nếu chỉ xảy ra một ĐB thì đó là loại ĐB nào?
b. Loại ĐB đó có thể phát sinh do những nguyên nhân nào? Viết sơ đồ minh họa?
c. Nêu hậu quả của loại ĐB trên?
Câu 5: (3 điểm)
a. Phân bỉệt chu trình tiềm tan và chu trình tan ở Virut?
b. Tiến hành TN sau: chuẩn bị 3 phiến kính (kí hiệu 1, 2, 3) và dịch nuôi cấy 3 loài VK (kí hiệu
A, B, C). Lần lượt nhỏ 1 giọt huyền phù VK A, B, C lên phiến kính 1, 2, 3. Sau đó nho 1 giọt
H2O2 lên mỗi giọt huyền phùVK rồi quan sát. Hiện tượng xảy ra như sau:
- Phiến kính 1: Sủi nhiều bọt
- Phiến kính 2: Sủi ít bọt
- Phiến kính 3: Không sủi bọt.
Hãy cho biết:
- Mục đích của thí nghiệm
- Cơ sở của thí nghiệm
- Kết luận rút ra từ kết quả của TN
B: Phần tự chọn: Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phần
Phần A: (8 điểm)
Câu 6a: (2 điểm)
a. Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với ĐV có kích thước nhỏ?
b. nêu sự khác biệt về mặt chức năng của HTH ở ĐV hô hấp bằng hệ thống ống khí với
HTH ở ĐV hô hấp bằng phổi.
c. Hãy cho biết các phản ứng dưới đây xảy ra ở đâu và có vai trò gì (ở loài hô hấp bằng
phổi)
(1). HbCO2 → Hb + CO2
(2). Hb + O2 →HbO2
(3). HbO2 → O2 + Hb
(4). Hb + CO2 → HbCO2
Câu 7a: (2 điểm)
a. Vì sao sự truyền tin qua xinap chỉ xảy ra theo một chiều từ màng trước đến màng sau?
b. Sự truyền tin qua xinap sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau? Vì sao?
- TH1: Màng trước xinap mất tính thấm đối với Ca2+
- TH2: Màng sau xinap không có thụ thể với chất trung gian hóa học
c. Sự lan truyền xung thần kinh (ĐTHĐ) trên dây thần kinh có bao myêlin có ưu điểm gì so với
sự lan truyền xung TK trên sợi TK không có bao myêlin?
Câu 8a: (2,5 điểm)
a. Những chất điều hòa sinh trưởng nào có vai trò trong các quá trình hoặc hiện tượng sinh
học sau? Nêu rõ vai trò của mỗi chất điều hoàn sinh trưởng và tương quan về nồng độ gữa
chúng trong quá trình hoặc hiện tượng đó.
- Hiện tượng ngủ, nghỉ của chồi, hạt.
- Quá trình nuôi cấy mô TB.
b. Thế nào là quả đơn tính? Có thể chủ động tạo ra quả đơn tính bằng cách nào? Giải thích.
Câu 9a: (1,5 điểm)
Những lực nào tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây? Trong những
lực đó, lực nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao?
Phần B: (8 điểm)
Câu 6b: (2 điểm)
Giải thích các vấn đề sau theo quan niệm của tiến hóa hiện đại:
a. CLTN có đào thải hết các alen có hại ra khỏi QT không?Vì sao? Điều đó có ý nghĩa gì
đối với QT?
b. Gen ở SV đơn bội hay gen ở SV lưỡng bội bị CLTN đảo thải nhanh hơn? Vì sao?
c. Các nhận định sau đúng hay sai? Vì sao?
- Tất cả các gen trong vốn gen của QT đều chịu tác động của CLTN.
- Trong QT, alen có lợi luôn được tích lũy, alen có hại luôn bị đào thải.
- CLTN là nhân tố trực tiếp tạo ra những KG thích nghi với MT.
Câu 7b: (2 điểm)
Ở một loài TV, khi lai dòng tc thân cao với dòng tc thân thấp được F 1 đều thân cao. Cho F1
tự thụ phấn được F2 phân ly theo tỉ lệ: 56,25% thân cao: 43,75% thân thấp. Cho các cây thân
cao F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ PLKH ở F3 sẽ như thế nào?
Câu 8b: (2 điểm)
Ở đậu ngọt, sự tổng hợp sắc tố anthocyanin tạo màu sắc cánh hoa bị chi phối bởi 2 gen
PLĐL theo con đường chuyển hóa sau:
Tiền chất
màu trắng
Enzim
của gen B
Sản phẩm trung
gian màu xanh
Enzim
của gen D
Anthocyanin
(tím)
Các gen trội B và D có khả năng tổng hợp enzim có hoạt tính xúc tác. Các gen b, d mất khả
năng tổng hợp enzim.
a. Viết KG của các cây hoa trắng, hoa xanh, hoa tím thuần chủng.
b. Cho cây hoa trắng và cây hoa xanh tc giao phấn với nhau được F 1 đều hoa tím. Tiếp
tục cho các cây F1 tự thụ phấn được F2. Hãy xác định KG của P, quy luật di truyền chi phối
tính trạng và viết SĐL đến F2?
Câu 9b: (2 điểm)
Trong công nghệ gen, hãy cho biết:
1. Vì sao phải dùng thể truyền?
2. Các tiêu chuẩn đối với thể truyền?
3. Nếu ta tách ADN của người ra khỏi TB rồi tách lấy gen gắn vào plasmit sau đó đưa
vào TB vi khuẩn E.coli thì prôtêin của người có được tạo thành trong TB E.coli không? Vì
sao?
-------------------Hết----------------SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THPT
HƯNG YÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi: Sinh học
(Đề thi có 02 trang)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. (2 điểm)
a, Phân biệt lưới nội chất hạt với lưới nội chất trơn.
b, Bào quan nào đặc biệt phát triển ở tế bào bạch cầu có chức năng thực bào vi khuẩn? Vì sao?
Câu 2. (3 điểm)
a, Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày thì sẽ chết?
b, Mối liên quan giữa pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp.
c, Trong một thí nghiệm với lục lạp tách rời khỏi tế bào, người ta ngâm lục lạp trong dung dịch có pH
= 4, sau đó chuyển lục lạp sang một dung dịch kiềm có pH= 8 để trong tối thì thấy lục lạp vẫn tạo ra
ATP. Em hãy giải thích vì sao lục lạp vẫn tạo được ATP và chỉ rõ phân tử ATP được hình thành bên
trong hay bên ngoài màng tilacoit?
Câu 3. (2 điểm)
a, Một số tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm (2n=8) cùng nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau đã
cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 1488 nhiễm sắc thể đơn, trong đó số
nhiễm sắc thể có chứa phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường nội bào là 1440
NST. Xác định số tế bào ban đầu đi vào quá trình nguyên phân và số lần nguyên phân nói trên?
b, Một cơ thể của một loài khác giảm phân tạo ra số loại giao tử chứa hai nhiễm sắc thể có nguồn gốc
từ mẹ là 253. Biết rằng trong quá trình giảm phân, cấu trúc các nhiễm sắc thể không thay đổi, hãy xác
định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài đó.
Câu 4. (2 điểm)
a, Nuôi cấy vi khuẩn E.coli trong môi trường có glucôzơ và lăctôzơ là nguồn cacbon, người ta thu
được kết quả như sau :
Giờ
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Số lượng tế bào vi khuẩn 102 102
104
106
108
108
1010
1014
1018
1022
Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn và giải thích vì sao quần thể vi khuẩn
sinh trưởng như thế.
b, Để sản xuất một loại chế phẩm thuốc trừ sâu vi sinh vật, người ta dùng bào tử vi khuẩn Bacillus
thurigiensis. Để thu được bào tử vi khuẩn, cần nuôi cấy vi khuẩn theo kiểu liên tục hay không liên tục
và thu bào tử ở pha nào? Vì sao?
Câu 5. (2 điểm)
a, Hãy chỉ ra hai con đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ và nêu mối liên hệ giữa
hai con đường đó?
b, Trong một thí nghiệm với cây trồng trong dung dịch, người ta cho một chất ức chế quang hợp tan
trong nước vào dung dịch nuôi nhưng cường độ quang hợp của cây không bị giảm. Vì sao?
Câu 6. (2,5 điểm)
a, Ở bệnh nhân bị hở van tim thì lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim có thể
thay đổi như thế nào? Tại sao? Hở van tim gây nguy hại như thế nào đến tim?
b, Ở lớp cá xương, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi còn ở lớp lưỡng cư, máu đi nuôi cơ thể là máu
pha. Hệ tuần hoàn ở lớp nào tiến hóa hơn? Vì sao?
Câu 7. (2 điểm)
a, Trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, để kích thích mô sẹo (callus) hình thành chồi và rễ,
người ta dùng phối hợp hai loại hoocmôn thực vật. Đó là những hoocmôn nào? Cần sử dụng hai loại
hoocmôn đó như thế nào để điều khiển chính xác sự phát triển của mô sẹo?
b, Người ta có dùng các auxin tổng hợp nhân tạo đối với các loại cây trồng được trực tiếp sử dụng làm
thức ăn cho người và gia súc không? Vì sao?
Câu 8. (1,5 điểm)
Các chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật.
Câu 9. (3 điểm)
a, Giải thích mối quan hệ về cấu trúc giữa ADN với ARN và protein qua sơ đồ sau
ADN
Phiên mã
ARN
Dịch mã
protein.
b, Một học sinh cho rằng sơ đồ trên chưa thể hiện đầy đủ mối quan hệ ADN - ARN – protein. Em hãy
giải thích quan điểm của học sinh đó.
c, So sánh hoạt tính của enzym ADN-polymeraza với enzym lygaza trong quá trình tự nhân đôi của
ADN.
---------------------Hết--------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THPT
HƯNG YÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi: Sinh học
(Đề thi có 02 trang)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. (2 điểm)
Những phát biểu sau đây đúng hay sai? Giải thích
1. Sự bắt cặp sai của các nu trong quá trình nhân đôi AND nếu không được sửa chữa sẽ dẫn đến đột biến
gen.
2. Ở sinh vật nhân thực, AND chỉ nhân đôi trong nhân tế bào.
3. Quá trình tổng hợp mạch polinu luôn phát triển theo chiều 5’ – 3’.
4. Tất cả các bộ ba trên mạch gốc của gen đều được phiên mã
Câu 2. (1 điểm)
Em hãy trình bày sự khác nhau cơ bản về hoạt động của NST giữa kì đầu I và kì đầu II, giữa kì giữa I và
kì giữa II của quá trình giảm phân bình thường.
Câu 3. (1,5 điểm)
Một bạn học sinh vẽ sơ đồ hoạt động của các gen trong ôperon Lac ở E.coli khi môi trường có
lactôzơ như sau:
1
P
R
2
O
3
P
Z
Y
A
a. Hãy cho biết tên và vai trò các thành phần tương ứng với các số 1, 2, 3, 4, 5.
b. Sơ đồ trên có những điểm nào chưa hợp lí? Giải thích.
Câu 4. (2 điểm)
Trình bày sự khác biệt cơ bản giữa quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và phiên mã ở sinh
vật nhân thực?
Câu 5. (2,5 điểm)
1. Tại sao đa số đột biến gen là có hại nhưng lại là nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa?
2. Hãy giải thích vì sao cùng là đột biến thay thế cặp nu lại có thể không gây nên hậu quả gì trong
một số trường hợp, nhưng lại gây nên hậu quả rất rõ rệt trong các trường hợp khác đối với chuỗi
polipeptit tương ứng?
Câu 6. (2,5 điểm)
1. Ở một loài thực vật, gen trội A quy định KH bình thường bị đột biến thành alen lặn a quy
định KH đột biến. Ở một phép lai, trong số các giao tử đực thì giao tử mang alen đột biến chiếm tỉ lệ
20%; trong số các giao tử cái thì giao tử mang alen đột biến chiếm tỉ lệ 25%. Theo lý thuyết, trong số
các cá thể mang KH bình thường ở đời con, các cá thể mang alen đột biến chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
2. Một tế bào sinh dưỡng (2n) nguyên phân liên tiếp một số đợt. Trong một lần nguyên phân đã
có một số tế bào xảy ra sự không phân li của các cặp NST tạo ra các tế bào tứ bội, các tế bào sau đó
tiếp tục nguyên phân bình thường đã tạo ra tất cẩ 112 tế bào con. Hãy cho biết:
- Số tế bào con có bộ NST 4n?
- Đột biến xảy ra ở lần nguyên phân thứ mấy?
Câu 7. (1,5 điểm)
1. Các thể dị đa bội có những đặc điểm nào?
2. Ở cây tứ bội 4n, tại một locut có 4 alen BBbb. Với KG đó có thể có những loại giao tử nào
được phát sinh?
Câu 8. (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật giao phấn, xét phép lai ♂ AaBb x ♀ AaBb. Giả sử trong quá trình giảm phân
của cơ thể đực, ở một số tế bào cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện
khác diễn ra bình thường . Ở cơ thể cái có một số tế bào cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong
giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Tính theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại
giao tử dực và cái nói trên trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?
Câu 9. (1,5 điểm)
Các gen không alen với nhau có thể có mối quan hệ với nhau như thế nào trong các quy luật di
truyền?
Câu 10: (4 điểm)
1. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen không alen chi phối. Nếu trong KG có cả
hai loại gen trội cho KH hoa màu đỏ, các KG còn lại cho KH hoa màu trắng. Các phân tích di truyền
cho thấy khi lai hai cơ thể dị hợp khác nhau, đời sau (F1) thu được 53,75% số cây hoa trắng, còn lại là
hoa đỏ. Biện luận và viết sơ đồ lai để giải thích?
2. Ở một loài thực vật. Xét 3 cặp alen nằm trên ba cặp NST tương đồng khác nhau
Cặp alen thứ nhất: AA: Lá rộng
Aa: Lá vừa
aa: Lá hẹp
Cặp alen thứ hai: BB: Hoa đỏ
Bb: Hoa hồng
bb: Hoa trắng
Cặp alen thứ ba: DD, Dd: Quả ngọt
dd: Quả chua
Không tính đến vait rò của bố mẹ. Hãy xác định số phép lai cho tỉ lệ KH ở đời con là 3:3:1:1
---------------------Hết--------------------