Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.93 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
………..R………

LÊ THỊ VÂN ANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
………..R………

LÊ THỊ VÂN ANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: THƯƠNG MẠI
Mã số:

60 34 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TẠ THỊ MỸ LINH

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG DỮ LIỆU ………………………………………………………………………..i
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………………………………….iii
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................iv
1. Tính thiết thực của đề tài ............................................................................iv
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................v
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................v
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................vi
5. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................vi
6. Kết cấu của đề tài .......................................................................................vi
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN………............1
TỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ .
1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại .............................................................1
1.1.1. Khái niệm về NHTM ........................................................................1
1.1.2. Chức năng của NHTM.......................................................................1
1.1.3. Các hoạt động của NHTM ...............................................................2
1.2 Giới thiệu về hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM................................3
1.2.1 Khái niệm thanh toán quốc tế ...........................................................3
1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế ..........................................................4
1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế .................................................5
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dòch vụ thanh toán quốc tế .................................9

của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
1.3.1 Các yếu tố khách quan.......................................................................9
1.3.2 Các yếu tố chủ quan của ngân hàng .................................................13


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ......................17
QUỐC TẾ CỦA CÁC CHI NHÁNH NHNo & PTNT TẠI TP.HCM
2.1 Khái quát về NHNo & PTNTVN và các chi nhánh tại TP.HCM ..................17
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của NHNo & PTNTVN................................17
2.1.2 Giới thiệu các chi nhánh NHNo & PTNT tại TP.HCM ....................19
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của các .........................................19
chi nhánh NHNo & PTNT trên đòa bàn TP.HCM.
2.2.1 Mô hình tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế của các ..................19
chi nhánh NHNo & PTNT.
2.2.2 Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế của ....................................22
NHNo & PTNT trên đòa bàn TP.HCM giai đoạn 2004-2008.
2.2.3 Các hạn chế còn tồn tại......................................................................28
2.2.3.1 Các sản phẩm về thanh toán quốc tế chưa đa dạng..............28
và chất lượng dòch vụ chưa cao.
2.2.3.2 Nhân sự của nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại .....................32
các chi nhánh còn thiếu và yếu.
2.2.3.3 Việc ứng dụng Công nghệ tin học trong quá trình ................34
hiện đại hoá ngân hàng còn chậm.
2.2.3.4 Giữa các bộ phận nghiệp vụ chưa có sự phối hợp ................35
và hỗ trợ nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp trong hoạt động
thanh toán quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................39



CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ......................................40
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC CHI NHÁNH
NHNo & PTNT TẠI TP.HCM
3.1 Phương hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ..........................40
NHNo & PTNTVN trong thời gian tới.
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế...........................42
tại các chi nhánh NHNo & PTNT TP.Hồ Chí Minh.
3.2.1 Giải pháp liên kết nghiệp vụ thanh toán quốc tế giữa các ..............42
chi nhánh trên đòa bàn TP.Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất
lượng dòch vụ và làm đa dạng hoá sản phẩm thanh toán quốc tế.
3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự thanh toán quốc tế ............45
3.2.3 Giải pháp về công nghệ thông tin trong hoạt động ........................48
kinh doanh và quản lý ngân hàng.
3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng dòch vụ giao dòch theo ....................49
mô hình ”một cửa” đối với hoạt động của các chi nhánh
NHNo & PTNT tại TP.HCM
3.3 Một số kiến nghò...............................................................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................58
KẾT LUẬN CHUNG..........................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG DỮ LIỆU TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1.1

Giá trò xuất khẩu hàng hoá và dòch vụ thế giới giai đoạn Trang 9
2004-2008

Bảng 1.2


Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn
2002-2008

Trang 10

Bảng 1.3

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 20022008
Tốc độ tăng trưởng và giá trò kim ngạch xuất nhập khẩu
của TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2004-2008

Trang 10

Bảng 2.1

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của các CN NHNo
& PTNT tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2004-2008

Trang 25

Bảng 2.2

Tỷ trọng về thanh toán xuất nhập khẩu của các CN NHNo Trang 26
& PTNT tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2004-2008

Bảng 2.3

Bảng tỷ lệ các phương thức thanh toán nhập khẩu tại các
chi nhánh NHNo & PTNT khu vực TP.HCM trong giai
đoạn 2004-2007


Trang 27

Bảng 2.4

Bảng số liệu về doanh số chiết khấu tại các chi nhánh
NHNo & PTNT khu vực TP.HCM giai đoạn 2004-2007

Trang 27

Bảng 3.1

Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của các NHNo &
PTNTVN tại 5 thành phố loại I giai đoạn 2006 - 2010

Trang 41

Biểu đồ
2.1
Biểu đồ
2.2
Biểu đồ
2.3

Tỷ trọng thanh toán NK của các ngân hàng tại TP.HCM

Trang 23

Tỷ trọng thanh toán XK của các ngân hàng tại TP.HCM


Trang 24

Biểu đồ so sánh doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của
các chi nhánh tại TP.HCM với NHNo & PTNTVN

Trang 24

Biểu đồ
2.4

Biểu đồ cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu của các chi
nhánh NHNo & PTNT tại TP.HCM giai đoạn 2004-2008

Trang 26

Bảng 1.4

i

Trang 11


Hình 2.1
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ 1.3
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ 3.2
Sơ đồ 3.3


Mô hình tổ chức của NHNo & PTNTVN
Qui trình nghiệp vụ chuyển tiền
Qui trình nghiệp vụ nhờ thu
Qui trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ
Qui trình thực hiện liên kết nghiệp vụ thanh toán xuất
khẩu
Qui trình thực hiện liên kết nghiệp vụ thanh toán
nhậpkhẩu
Mô hình “giao dòch một cửa” tại các chi nhánh
NHNo & PTNT

ii

Trang 18
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 44
Trang 45
Trang 54


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CN : chi nhánh
GDP: Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội
KDNH: Kinh doanh Ngoại hối
L/C: Letter of of Credit: tín dụng chứng từ
NK: nhập khẩu
NHTM: ngân hàng thương mại
NHNo & PTNTVN: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

TP.HCM: thành phố Hồ Chí Minh
XK: xuất khẩu

ii


PHẦÀN MỞÛ ĐẦÀU
1. Tính thiết thực của đề tài

Kinh doanh ngoại thương là một hoạt động nhiều rủi ro vì phạm vi hoạt
động của nó đã vượt ra ngoài lãnh thổ của một quốc gia. Trong bối cảnh toàn
cầu hoá kinh tế đang diễn ra trên thế giới hiện nay thì các nước khi tham gia sẽ
vừa cạnh tranh và vừa lệ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Và nền kinh tế Việt Nam
cũng không là một ngoại lệ khi ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập
vào tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thời điểm này đã mở ra cho các ngành
kinh tế Việt Nam nói chung và ngoại thương nói riêng những cơ hội mới nhưng
cũng đồng thời mang đến những thách thức. Với quy mô của hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ nên khi gia nhập vào thò trường thế giới to lớn các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp không ít các khó khăn do tiềm lực tài chính yếu
cũng như không có nhiều kinh nghiệm trên thương trường. Chính vì thế, trong
quá trình hội nhập kinh tế thế giới của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt
Nam không thể thiếu sự góp phần quan trọng của các ngân hàng thương mại.
Đồng hành cùng các doanh nghiệp trong q trình hội nhập trên cũng có sự
góp mặt của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Việt Nam nói chung và các
chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, so với cả nước, thành phố
Hồ Chí Minh được biết đến là trung tâm kinh tế và tài chính năng động nhất nên
các chi nhánh NHNo & PTNTVN tại khu vực này cũng gặp nhiều khó khăn do
chòu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trên đòa bàn đặc biệt
là trong lónh vực thanh toán quốc tế. Vì vậy, với kinh nghiệm nhiều năm làm


ii


nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNTVN, cùng với kiến thức tôi
được tiếp nhận từ các chuyên gia kinh tế và tài chính của Trường Đại học Kinh
Tế TP.Hồ Chí Minh tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện
hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT trên đòa bàn TP.Hồ Chí
Minh”. Tôi mong muốn đề tài này không chỉ là bức tranh tổng quát về quá trình
hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh NHNo & PTNT tại TP.Hồ Chí
Minh trong thời gian qua, mà đây còn là một đóng góp vào sự phát triển các
nghiệp vụ của chi nhánh trong việc phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán
quốc tế của các NHNo & PTNTVN trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ
việc đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và những
nguyên nhân của những hạn chế đó, luận văn đề xuất các giải pháp khắc phục
để từ đó hoàn thiện và phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế của các chi
nhánh NHNo & PTNT tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế của các
chi nhánh NHNo & PTNTVN tại TP.Hồ Chí Minh.
- Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về các hoạt động ngân hàng
thương mại, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán quốc
tế của các chi nhánh NHNo & PTNTVN trên đòa bàn TP.Hồ Chí Minh trong giai
đoạn 2004-2008. Dựa trên các phân tích này tôi đưa ra các giải pháp nhằm khắc
phục những hạn chế còn tồn tại nhằm cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng
phục vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong thời gian tới.

iii



4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi có sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp so sánh phân tích và phương pháp thống kê để xác đònh bản
chất của vấn đề nghiên cứu.
5. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cam kết mở cửa thò trường tài chính của Việt Nam với WTO đang trong lộ
trình thực hiện đã đặt các ngân hàng thương mại trước áp lực cạnh tranh với các
ngân hàng toàn cầu của thế giới. Với mô hình hoạt động của các NHNo &
PTNT tại TP.Hồ Chí Minh hiện nay còn rườm rà về thủ tục hành chính, thời
gian chờ đợi để được phục vụ của các khách hàng còn dài, tiện ích của các dòch
vụ chưa cao….đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dòch vụ của ngân hàng;
đồng thời giảm sức cạnh tranh của NHNo & PTNT trên đòa bàn TP.HCM. Chính
vì vậy, các đánh giá và giải pháp mà luận văn đưa ra đều nhằm giải quyết các
hạn chế hiện tại của NHNo & PTNT từ đó hướng các hoạt động thanh toán quốc
tế đến sự chuyên nghiệp theo mô hình giao dòch một cửa.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết thúc, luận văn được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới hoạt động thanh toán quốc tế.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh NHNo &
PTNT tại TP.Hồ Chí Minh.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế của các
chi nhánh NHNo & PTNT tại TP.Hồ Chí Minh.

ii


1


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN TỚI
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1 Giới thiệu Ngân hàng Thương mại
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại
Theo Luật các Tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua ngày
12/12/2007 có đònh nghóa: “Ngân hàng Thương mại là một loại hình tổ chức tín
dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên
quan”. Ngoài ra, Luật các tổ chức tín dụng bổ sung và sửa đổi năm 2004 cũng qui
đònh rõ ràng và cụ thể hơn về hoạt động ngân hàng. Theo đó, “Hoạt động ngân
hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dòch vụ ngân hàng với nội dung thường
xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dòch vụ
thanh toán”.
1.1.2 Chức năng của Ngân hàng Thương mại
ƒ Chức năng trung gian tài chính:
Đây là chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của ngân hàng, có ý nghóa đặc
biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Với vai trò
là trung gian tín dụng, NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi
trong nền kinh tế từ các tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể, dân cư. Trên cơ sở
nguồn vốn huy động được, ngân hàng sử dụng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn
của nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng trung gian tài chính, NHTM đã tiến
hành điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn
của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp.


2

ƒ Chức năng trung gian thanh toán
NHTM cung cấp các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, tiết kiệm chi

phí lưu thông và nâng cao khả năng tín dụng. Với chức năng này, NHTM tham
gia kiểm soát hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong nùc, góp phần
tăng cường kỷ luật tài chính và làm lành mạnh hóa nền kinh tế quốc dân.
ƒ Chức năng tạo bút tệ hay tiền ghi sổ
NHTM ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay trên số tiền gửi đó còn tạo
tiền khi phát tín dụng nhằm tạo ra thêm tiền để cho vay, gọi là bút tệ hay tiền ghi
sổ. Tiền ghi sổ là loại tiền phi vật chất, nó chỉ là những con số trên tài khoản của
ngân hàng nhưng nó có đặc tính giống tiền giấy.
ƒ Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế quốc gia
Hệ thống NHTM mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn chòu sự
quản lý chặt chẽ của ngân hàng trung ương về các mặt, trong đó NHTM phải
luôn tuân theo các quyết đònh của ngân hàng trung ương về việc thực hiện chính
sách tiền tệ.
1.1.3 Các hoạt động của Ngân hàng Thương mại
Chương III của Luật các tổ chức tín dụng có nêu ra các hoạt động của tổ
chức tín dụng, trong đó chủ yếu là NHTM, bao gồm:
-

Hoạt động huy động vốn

-

Hoạt động cấp tín dụng

-

Hoạt động dòch vụ thanh toán

-


Hoạt động ngân quỹ

-

Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thò trường tiền tệ,
kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh
doanh dòch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, dòch vụ tư vấn và
các dòch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.


3

1.2 Giới thiệu về hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM
1.2.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghóa vụ chi trả và quyền hưởng
lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ
chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia
với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên
quan.
Từ khái niệm trên cho thấy, thanh toán quốc phục vụ cho hai lónh vực hoạt
động là kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế giữa hai lónh vực hoạt
động này thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt. Chính vì vậy,
trong quy chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, người ta thường phân hoạt
động thanh toán quốc tế thành hai lónh vực rõ ràng là: thanh toán trong ngoại
thương và thanh toán phi ngoại thương.
Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan
đến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, nghóa là
thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại. Đó là việc chi trả các
chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại ăn ở của các
đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của

cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người trong nước, các nguồn trợ cấp của
một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nước ….
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ
sở hàng hoá xuất nhập khẩu và cung ứng các dòch vụ thương mại cho nước ngoài
theo giá cả thò trường quốc tế. Cơ sở để tiến hành mua bán và thanh toán cho
nhau là hợp đồng ngoại thương.
Trong phạm vi đề tài này tác giả chủ yếu đề cập đến thanh toán quốc tế
trong ngoại thương.


4

1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
™ Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế:
− Thanh toán quốc tế là yếu tố bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập
khẩu của nền kinh tế như một tổng thể.
− Thanh toán quốc tế còn là yếu tố bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư
nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
− Hoạt động thanh toán có tác động thúc đẩy và mở rộng các hoạt động dòch
vụ như du lòch, hợp tác quốc tế.
− Thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng trong việc tăng cường thu hút
kiều hối và các nguồn lực tài chính khác.
− Cuối cùng là vai trò thúc đẩy thò trường tài chính quốc gia hội nhập quốc
tế.
™ Ngân hàng thương mại với thanh toán quốc tế
Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo
yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dòch thanh
toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thanh
toán quốc tế nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ
giao dòch mua bán với nước ngoài. Thanh toán giữa các nước sẽ được thực hiện

thông qua ngân hàng và vai trò của ngân hàng trong thanh toán quốc tế chính là
chất xúc tác, là cầu nối, là điều kiện đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các bên
tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tài trợ cho các doanh nghiệp trong
hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đối với các NHTM, hoạt động thanh toán quốc tế ngày nay trở thành một
dòch vụ quan trọng. Hoạt động này không những đem lại nguồn thu đáng kể cho
các ngân hàng mà còn là mắc xích quan trọng chắp nối và thúc đẩy sự phát triển
và mở rộng các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại


5

tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng, tăng cường nguồn vốn huy
động…
1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là nghiệp vụ quan trọng và phức tạp trong hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong một hợp đồng ngoại thương, các bên tham gia
hợp đồng đều phải cân nhắc các điều kiện và điều khoản thanh toán làm sao
ràng buộc được nghóa vụ và trách nhiệm của các bên. Chính vì thế, tuỳ theo mức
độ tin cậy giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu, mức độ rủi ro về thò trường và luật
pháp của các nước mà các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiều cách lựa
chọn phương thức thanh toán khác nhau.
™ Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Khái niệm: phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó
một khách hàng (người trả tiền, người mua hàng, người nhập khẩu..) yêu cầu ngân
hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán,
người xuất khẩu, người cung cấp dịch vụ) ở một thời điểm nhất định. Ngân hàng
chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện
nghiệp vụ chuyển tiền.
Qui trình nghiệp vụ chuyển tiền được thể hiện trong sơ đồ sau:


NGÂN HÀNG

NGÂN HÀNG

NGƯỜI NHẬP KHẨU

NGƯỜI XUẤT KHẨU

Sơ đồ 1.1: Qui trình nghiệp vụ chuyển tiền
1) Giao dịch thương mại bao gồm kí kết hợp đồng ngoại thương hoặc thực hiệc
cung cấp hàng hoá dịch vụ;


6

2) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định
cho người xuất khẩu;
3) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài
để chuyển trả cho người xuất khẩu;
4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu;
™ Phương thức nhờ thu (Collection).
Khái niệm: phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán
sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ kí hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ
ngân hàng thu hộ số tiền thu ghi trên tờ hối phiếu đó.
Có hai loại nhờ thu:
a) Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection): là phương thức mà người bán nhờ
ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu ở người mua, nhưng không kèm theo điều kiện.
b) Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): là phương thức mà người
bán sau khi sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán

nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tờ hối phiếu đó
với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao
toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng.
Qui trình nghiệp vụ nhờ thu được thể hiện trong sơ đồ sau:

NGÂN HÀNG
BÊN BÁN

NGƯỜI BÁN

NGÂN HÀNG
BÊN MUA

NGƯỜI MUA

Sơ đồ 1.2: Qui trình nghiệp vụ nhờ thu


7

(1) Người bán giao hàng, lập bộ chứng từ và
-

gửi bộ chứng từ thẳng cho người mua (nhờ thu phiếu trơn) hoặc

-

chuyển bộ chứng từ cùng với hối phiếu cho ngân hàng (nhờ thu kèm
chứng từ).


(2) - Người bán kí phát hối phiếu đòi tiền người mua và nhờ ngân hàng thu hộ
tiền của hối phiếu đó (nhờ thu phiếu trơn) hoặc
- Người bán chuyển bộ chứng từ cùng với hối phiếu cho ngân hàng và nhờ
ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu (nhờ thu kèm chứng từ).
(3) , (4) Đòi tiền người mua thông qua ngân hàng
(5), (6), (7) Người mua trả tiền cho người bán thông qua ngân hàng.
™ Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (còn gọi tắt là L/C) là
một sự thoả thuận, trong đó một Ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu
cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định
cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối
phiếu do người này kí trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân
hànng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín
dụng.
Qui trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau:
NGÂN HÀNG
THƠNG BÁO

NGƯỜI BÁN
(NHÀ XUẤT KHẨU)

NGÂN HÀNG
MỞ L/C

NGƯỜI MUA
(NHÀ NHẬP KHẨU)

Sơ đồ 1.3: Qui trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ



8

(1) Người mua làm đơn xin mở L/C và gởi cho ngân hàng mở L/C, yêu cầu
ngân hàng mở 01 L/C cho người người hưởng.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, Ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C và thông
báo nội dung L/C này cho người bán biết và gởi bản chính L/C cho người bán
thông qua ngân hàng của họ.
(3) Ngân hàng thông báo thông báo nội dung L/C cho người bán và chuyển
bản chính L/C cho người bán.
(4) Người bán giao hàng cho người mua, nếu chấp nhận L/C; nếu không chấp
nhận L/C thì yêu cầu người mua và Ngân hàng mở L/C sửa đổi L/C theo ý của
mình, đến khi chấp nhận mới tiến hành giao hàng.
(5) Người bán lập bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho Ngân hàng mở
thông qua ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng khác để đòi tiền.
(6) Ngân hàng mở L/C tiến hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù
hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người bán. Nếu thấy không phù hợp ngân
hàng mở từ chối thanh toán và gởi trả lại toàn bộ chứng từ cho người bán.
(7) Ngân hàng mở đòi tiền người mua.
(8) Người mua kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền lại cho
Ngân hàng mở L/C và nhận bộ chứng từ; nếu thấy không phù hợp có quyền từ
chối trả tiền.
™ Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash Against Documents –CAD)
Khái niệm: CAD là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu
cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác ( Trust Account) để thanh toán tiền cho nhà
xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu
sau khi hoàn thành nghóa vụ sẽ xuất trình bộ chứng cho ngân hàng để nhận tiền
thanh toán.


9


1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến dòch vụ thanh toán quốc tế của các
Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
1.3.1 Các yếu tố khách quan
ƒ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế quốc tế đã thúc đẩy sự phát triển của
thương mại quốc tế. Điều này thể hiện rõ ở tốc độ tăng trưởng thương mại thế
giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới. Nếu như trong thập kỷ
1980, tốc độ tăng thương mại thế giới là 6%/năm, hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng
trưởng kinh tế thì đến thập kỷ 1990, tốc độ tăng thương mại thế giới là 7%/năm
cao hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ước tính giai đoạn 1999-2008,
tốc độ tăng thương mại thế giới là 6,7%/năm cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì thương mại thế giới
giai đoạn 2011-2020 sẽ tiếp tục tăng, đạt tốc độ 7,5%/năm sẽ chiếm 45% GDP
thế giới.
Bảng 1.1: Giá trò Xuất khẩu hàng hoá và dòch vụ thế giới giai đoạn 2004-2007
Đơn vò: tỷ USD
Chỉ tiêu

2004

2005

2006

2007

2008

Hàng hoá


8.907

10.159

11.762

13.570

15.775

Dòch vụ

2.125

2.415

2.710

3.260

3.730

Nguồn: International trade staticstics 2005, 2006, 2007 và Press Release
(Press/554) của WTO
ƒ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới cũng đã có những cố
gắng đáng kể trong việc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 7%.
Tốc độ tăng GDP năm 2008 tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 về mục
tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7,0%, nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới
khủng hoảng, kinh tế nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ
tăng tương đối cao như trên là một cố gắng lớn.



10

Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2002-2008
Đơn vò: %
Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

GDP Việt Nam

7,1%

7,3%

7,8%


8,4%

8,2%

8,48%

6,23%

Nguồn: www.gso.gov.vn ( Tổng cục thống kê)
ƒ Việt Nam trong những năm qua bên cạnh sự tăng trưởng nhanh chóng về
kinh tế thì với chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập cũng đã tác động đến sự phát
triển của xuất nhập khẩu. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu luôn
gia tăng với giá trò năm sau cao hơn năm trước. Riêng giai đoạn từ năm 2000 đến
nay giá trò này luôn đạt trên 30 tỷ USD. Việt Nam đang trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng phục vụ
cho sản xuất và xây dựng rất cao. Vì vậy, trong những năm qua Việt Nam vẫn là
nước nhập siêu.
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2002-2008
Đơn vò: tỷ USD
Năm

Xuất khẩu

Tỷ lệ tăng
trưởng

Nhập
khẩu

Tỷ lệ tăng

trưởng

Nhập siêu

2002

16,71

11,20%

19,75

21,80%

3,04

2003

20,15

20,59%

25,26

27,90%

5,11

2004


26,49

31,46%

31,97

26,56%

5,48

2005

32,45

22,50%

36,76

14,98%

4,31

2006

39,83

22,74%

44,89


22,12%

5,06

2007

48,57

21,52%

62,68

35,44%

12,4

2008

62,69

29,07%

80,71

28,76%

18,03

Nguồn: www.gso.gov.vn ( Tổng cục thống kê)
Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, từ nhiều năm qua thành phố

Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế, tài chính-tiền tệ lớn nhất và sôi động nhất cả


11

nước, đã luôn duy trì tốc độ tăng trưởng trên 12% trong ba năm liền từ 2005 đến
2007. Tuy nhiên, năm 2008 nền kinh tế thành phố chòu ảnh hưởng của biến động
giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu; thò trường tài chính tiền tệ biến động phức
tạp, khủng hoảng kinh tế thế giới và những bất lợi về thời tiết cho sản xuất nông
nghiệp đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế. Do vậy, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của thành phố năm 2008 chỉ đạt 10,7%. Đóng góp vào tăng trưởng trên là
sự gia tăng qua các năm của kim ngạch xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất nhập
khẩu của thành phố Hồ Chí Minh đều duy trì sự tăng trưởng qua các năm. Năm
2008, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất nhập
của thành phố vẫn đạt mức tăng trưởng 22%.
Bảng 1.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và Giá trò kim ngạch Xuất Nhập
khẩu của TP.HCM giai đoạn 2004-2008
Đơn vò: triệu USD
Chỉ tiêu

2004

2005

2006

2007

2008


GDP TP.HCM

11,7% 12,2%

12,2%

12,6%

10,7%

Kim ngạch xuất khẩu

9.816

12.417 13.695 18.312 22.291

Kim ngạch xuất khẩu không kể
dầu thô

4.177

4.887

5.454

9.834

Kim ngạch nhập khẩu

5.644


6.371

6.621

14.996 18.422

11.880

Nguồn: www.pso.hochiminhcity.gov.vn ( Cục thống kê Tp.Hồ Chí Minh)
Hoạt động thanh toán quốc tế là một phần trong hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu của một quốc gia. Vì vậy, sự phát triển của thương mại của thế
giới nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động thanh toán quốc tế của quốc gia đó. Hoạt động thanh toán quốc tế có phát
triển hay suy giảm đều có sự phụ thuộc vào hoạt động ngoại thương của quốc gia.


12

ƒ

Thương mại quốc tế đã trải qua hai giai đoạn toàn cầu hoá với thời gian

tương đối dài (tính từ sau chiến tranh thế giới thứ hai) với tốc độ phát triển mạnh
mẽ. Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam vẫn bò coi là nền kinh tế phi thò trường.
Do vậy, với kinh nghiệm tham gia giao thương quốc tế chưa nhiềâu cộng với
những bỡ ngỡ và choáng ngợp trước một một thò trường quốc tế to lớn, các doanh
nghiệp Việt Nam luôn gặp nhiều bất lợi trong đàm phán ký kết hợp đồng với
khách hàng nước ngoài. Các hợp đồng được ký kết thường có hướng bảo vệ
quyền lợi và lợi ích của đối tác nước ngoài chứ không thực sự bình đẳng giữa các

bên tham gia hợp đồng. Thậm chí các doanh nghiệp Việt Nam do không nắm
vững luật pháp cũng như những thông lệ quốc tế nên đã dẫn đến những vụ kiện
phá giá từ phía đối tác nước ngoài mà khởi nguồn chính là sự cạnh tranh với các
danh nghiệp bản đòa. Chính vì thế, khi tham gia với vai trò là người tài trợ cho các
giao dòch này, các ngân hàng sẽ phải đối đầu với rủi ro về pháp lý liên quan hoặc
rủi ro không thu hồi được vốn tài trợ.
ƒ Hiện nay, phần nhiều các khách hàng xuất nhập khẩu đa phần là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong nền kinh tế phi thò trường nên cơ hội cọ xát
với môi trường kinh doanh quốc tế chưa nhiều. Do vậy, các nhà xuất nhập khẩu
Việt Nam không nhận thức được cũng như không có kinh nghiệm trong việc phát
hiện những gian lận thương mại. Bên cạnh đó, xuất phát điểm của các ngân hàng
Việt Nam cũng giống như của các doanh nghiệp nên cũng sẽ đứng trước những
nguy cơ bò cuốn vào các giao dòch gian lận đó.
ƒ

Hệ thống pháp luật là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các hoạt

động kinh tế của một quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Điều
này càng có ý nghóa hơn với những hoạt động vượt ra khỏi phạm vi của một quốc
gia như hoạt động thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, với Việt Nam là một quốc
gia đang trong quá trình chuyển dần từ nền kinh tế phi thò trường sang kinh tế thò


13

trường nên hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thò trường còn chưa đầy đủ,
chưa đồng bộ nhất quán và chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế. Chính sách
quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá còn bất cập… đã phần nào ảnh hưởng đến
hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp và các NHTMVN.
ƒ


Hệ thống thương mại điện tử của Việt Nam vẫn trong quá trình phát triển.

Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc cung cấp, sử
dụng các dòch vụ ứng dụng Internet như : e-banking, home banking..còn thiếu,
chậm đổi mới và hoàn thiện so với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện
đại và triển khai rộng rãi các dòch vụ ngân hàng hiện đại nên chưa tạo cơ sở cho
việc xử lý các tranh chấp, tạo ra tâm lý ngần ngại cho các ngân hàng khi sử dụng
và cung cấp các dòch vụ này.
1.3.2 Các yếu tố chủ quan của ngân hàng
ƒ Trước hết chiến lược kinh doanh là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển của các ngân hàng nói chung và của từng mảng nghiệp vụ ngân hàng
nói riêng trong từng thời kỳ. Chính vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế của các
ngân hàng có phát triển hay không ngoài các yếu tố khách quan tác động còn có
sự góp phần không nhỏ của chiến lược kinh doanh. Với mục tiêu gia tăng tỷ lệ
thu dòch vụ ngoài tín dụng của các ngân hàng hiện nay thì việc có chiến lược phát
triển hoạt động thanh toán quốc tế phù hợp sẽ giúp các ngân hàng đạt được mục
tiêu kinh tế đồng thời làm tăng tính cạnh tranh của họ với các ngân hàng khác
đặc biệt là với các ngân hàng nước ngoài vốn có lợi thế về quy mô hoạt động
toàn cầu.
ƒ Ngành ngân hàng Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, đồng nghóa nhu
cầu về nguồn nhân lực sẽ rất cao. Nguồn nhân lực cũng cần thiết như các cơ sở
hạ tầng khác như sân bay, đường sá… để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trong hai năm gần đây với sự mở rộng chi nhánh hoạt động các ngân


14

hàng cũng như việc thành lập mới đã đưa đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực
chuyên môn. Ông Lê Đắc Sơn, tổng giám đốc VPBank đã từng bày tỏ sự lo lắng

của mình như sau: “Câu chuyện nhân lực ngân hàng đã đến mức báo động đỏ.
Các ngân hàng trong nước đua nhau mở chi nhánh mới. Ngân hàng nông thôn thì
chuyển đổi mô hình hoạt động. Tới đây lại có thêm nhiều nhà băng mới, kể cả
ngân hàng nước ngoài. Vì thiếu nên ngân hàng này lấy người của ngân hàng kia,
khiến nguồn nhân lực vốn đã khan hiếm nay lại xê dòch hỗn loạn”. Với mảng
hoạt động thanh toán quốc tế thì nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và
ngoại ngữ để đáp ứng điều kiện công việc đóng một vai trò rất quan trọng. Đó
không chỉ là nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của một ngân hàng mà còn
là nhân tố làm giảm thiểu những rủi ro cho ngân hàng vì hoạt động của nó đã
vượt ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia. Uy tín của ngân hàng được nâng cao hay
giảm sút trên trường quốc tế có một phần ảnh hưởng không nhỏ của đội ngũ nhân
viên thanh toán quốc tế này.
ƒ Công nghệ thông tin ngày nay đóng một vai trò rất quan trọng trong quá
trình hiện đại hoá ngân hàng để hội nhập với hệ thống tài chính thế giới. Tuy
nhiên, nếu so sánh với các ngành khác thì ngành ngân hàng lại chậm trễ trong
quá trình hiện đại hoá công nghệ. Việc chậm trễ trong đổi mới công nghệ không
chỉ làm chậm lại sự phát triển của các ngân hàng nói chung mà của hoạt động
thanh toán quốc nói riêng với những đặc tính riêng trong việc kết nối thông tin
với thế giới. Chúng ta có thể kể ra đây những hậu quả của sự chậm trễ trên, đó
là:
- Các ngân hàng đã không thể nào ứng dụng và phát triển nhanh các sản phẩm
dòch vụ, quanh quẩn chỉ có các sản phẩm tiền gởi, tiền vay;
-

Chi phí quản lý tăng nhanh, điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh
tranh của hệ thống ngân hàng trong quá trình hội nhập;


×