Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Tổng hợp kiến thức cơ bản về phân bón thuốc bảo vệ thực vật dịch hại cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 108 trang )

TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

CHƯƠNG I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN TRONG NÔNG NGHIỆP
BÀI 1: PHÂN BÓN LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG PHÂN BÓN?
Phân bón là gì?
+ Khái niệm cơ bản: Phân bón là những chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất làm
thức ăn cho cây trồng, chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh
trưởng và phát triển cho năng suất cao.
+ Khái niệm theo Nghị định quản lý nhà nước về phân bón: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung
cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất.
Tại sao lại phải sử dụng phân bón?
Vì con người Việt Nam từ khi sinh ra cho tới ngày nay chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Việc trồng trọt,
cấy hái nhiều năm trên một mảnh đất sẽ làm cho đất bị kiệt màu, mất dần chất dinh dưỡng, cằn cỗi
dần đi và không cung cấp đủ được dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển được. Chính vì
vậy con người đã nghĩ tới việc bổ sung chất dinh dưỡng cho đất - Đó chính là phân bón. Điều này còn
được đúc kết thành kinh nghiệp qua các câu ca dao, tục ngữ như:
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”
“Người đẹp vì Lụa, lúa tốt vì phân”….
Ngày nay khi nhu cầu về lượng thực ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Nông dân từ chỗ làm
nông truyền thống dựa vào đất bây giờ đã dựa vào phân bón.
Theo FAO (Tổ chức lương thực LHQ): Phân bón làm tăng năng suất cây trồng từ 35- 45%. Chính vì sự
quan trọng của phân bón đối với nông nghiệp nên việc sử dụng phân bón là một nhu cầu thiết yếu
cho sản xuất nông nghiệp đạt năng suất, chất lượng cao.
Các loại phân bón hiện nay, phân bón được chia thành những nhóm nào?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón. Và cũng có những cách thức phân loại phân
nhóm khác nhau dựa theo từng đặc tính khác nhau của phân bón.


Phân loại phân bón theo phương pháp và cách thức bón


+ Phân bón rễ là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ.
+ Phân bón lá là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá, thân hoặc tưới gốc để cung
cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá.


Phân loại phân bón theo hợp chất

Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 1


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

+ Phân vô cơ: Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất,
trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.
+ Phân Hữu cơ: Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ.


Phân loại phân bón theo nguồn gốc và quy trình sản xuất

+ Phân tự nhiên: Lá các loại phân được tạo từ các chất có nguồn gốc tự nhiên (không qua chế biến
công nghiệp): Bột photphoric, phân xanh, phân chuồng hoai mục,…
+ Phân công nghiệp: Là các loại phân đã được qua chế biến công nghiệp: Vd: Phân ure, phân lân nung
chảy, phân hỗn hợp NPK…
+ Phân vi sinh: Là các loại phân được áp dụng khoa học công nghệ sinh học vào sản xuất phân, đưa vi
sinh vật vào phân để cải thiện hệ vi sinh vật đất nhằm cung cấp dinh dưỡng tốt hơn đồng thời giải
quyết một số vấn đề như: Cung cấp kháng sinh phòng ngừa sâu bệnh, kích thích sự phát triển của cây

trồng. Tuỳ theo loại vi sinh vật mà tạo ra các loại phân vi sinh khác nhau: (Phân vi sinh cố định đạm
cộng sinh, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh cố định đạm tự do…).
+ Phân sinh hoá: Là các chất vô cơ, hoặc hữu cơ chiết suất từ tự nhiên hay sản xuất công nghệ hoá
học, sinh học được cung cấp cho cây nhằm xúc tiến quá trình chuyển hoá vật chất theo hướng có lợi
cho năng suất và phẩm chất sản phẩm thu hoạch.
+ Phân bón khác là các loại phân bón hỗn hợp của phân vô cơ và hữu cơ hoặc các loại phân bón có
chứa ít nhất một trong các thành phần sau: vi sinh vật; chất sinh học; chất giữ ẩm; chất tăng hiệu suất
sử dụng; đất hiếm; chất có tác dụng cải tạo đất.


Phân loại phân bón theo trạng thái vật lý

+ Phân bón dạng rắn: Có thể các hợp chất ở dạng viên (Lân hay phụ gia), hoặc dạng tinh thể (Kali,
đạm). Dạng bột như photphoric, supe lân...)
+ Phân bón dạng lỏng (Dung dịch): Là phân ở dạng dung dịch trong suốt, hoặc không trong suốt hay
dạng hạt lơ lửng trong nước - Dùng để phun lên cây, lá như phân bón lá...


Phân loại phân bón theo thành phần của phân bón

+ Phân đơn: Phân bón đơn là phân bón vô cơ trong thành phần chính chỉ chứa một chất dinh dưỡng
đa lượng (đạm hoặc lân hoặc kali).
+ Phân hỗn hợp: Phân bón phức hợp là phân bón vô cơ trong thành phần có chứa ít nhất 02 (hai) chất
dinh dưỡng đa lượng hoặc ít nhất 01 (một) chất dinh dưỡng đa lượng kết hợp với ít nhất 02 (hai) chất
dinh dưỡng trung lượng liên kết bằng liên kết hóa học.


Phân loại phân bón theo yếu tố dinh dưỡng

+ Phân bón đa lượng: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm

đạm tổng số (N), lân hữu hiệu (P), kali hữu hiệu (K) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 2


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

+ Phân trung lượng: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm
canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (Si) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu
được.
+ Phân vi lương: Là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng vi lượng bao gồm bo (B), côban (Co),
đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu
được.

Thế nào là bón phân theo cây?
Mỗi loại cây trồng khác nhau có đặc điểm sinh lý, sinh hoá cũng như sự sinh trưởng, phát triển khác
nhau. Chúng đòi hỏi những yêu cầu khác nhau về điều kiện ngoại cảnh, thổ nhưỡng, thành phần chất
dinh dưỡng… Chính vì những sự khác nhau này mà việc lựa chọn phân bón phù hợp là rất quan trọng.
Để đáp ứng từng yêu cầu khác nhau của cây trồng phải cung cấp 1 loại phân bón phù hợp cho cây.
Chúng ta không thể đưa ra một loại phân bón để áp dụng cho tất cả các loại cây trồng.
“Phân bón theo cây” cũng như là “Phương pháp hỏi cây”- chính là nguyên tắc 5 đúng và 1 cân đối
trong bón phân (Bón đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời tiết mùa vụ, đúng cách và
bón phân cân đối). Việc bón phân theo cây sẽ giúp cây bổ sung đúng những chất cây cần, tiết kiệm chi
phí mà lại nâng cao năng suất và hiệu quả của cây trồng.
Ví dụ: Đối với cây họ đậu có khả năng cố định đạm thì chúng ta sẽ bón giảm đạm và tăng lân và kaly
để giúp cho quá trình tạo quả. Đối với cây lấy lá thì ta lại phải cần cung cấp nhiều đạm để giúp cho
quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, giảm sinh trưởng sinh thực…
Thế nào là bón phân theo đất?

Mỗi một vùng lãnh thổ, một diện tích đất khác nhau sẽ có những đặc điểm lý hoá tính, thành phần
chất dinh dưỡng, độ pH… khác nhau. Muốn cải tạo đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng thì chúng
ta phải xác định được các đặc điểm lý, hoá tình này để nhằm xác định chính xác các chất còn thiếu cho
từng mảnh đất từ đó tìn ra loại phân bón phù hợp để bổ sung cho đất. Việc làm trên chính là phương
pháp “bón phân theo đất” mà hiện nay một số đơn vị phân bón đang tiến hành thực hiện.
Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 3


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

Ví dụ: Đất chua, trũng… nên bón tăng vôi, lân nung chảy
Thế nào là bón phân theo cây, theo đất?
Chính là sự kết hợp hài hoà giữa những yêu cầu của đất và yêu cầu của cây để đưa ra loại phân bón
phù hợp. Lựa chon được vùng đất nào nên trồng cây nào và sử dụng phân bón ra sao. Việc xác định
được những yêu cầu này đang là rất cần thiết để giúp cho bà con nâng cao năng suất, chất lượng cây
trồng.
Sử dụng phân cân đối hợp lý, ý nghĩa của việc sử dụng phân cân đối hợp lý đến sự kháng sâu bệnh
của cây trồng.
Phương pháp sử dụng phân cân đối, hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo
tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản
và môi trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón phân cân đối, hợp lý là thực hiện 5 đúng và một
cân đối:
a. Đúng loại phân
Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại. Mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón
không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những
hậu quả xấu.
Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn phải tính đến đặc điểm và

tính chất của đất. Đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên
bón các loại phân có tính kiềm.
b. Bón đúng lúc
Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn
đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng.
Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thường xuyên, suốt
đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón
vào lúc cây hoạt động mạnh. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao,
cây không thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hút nhiều, thậm chí phân còn có thể gây ra những
tác động xấu đối với cây.
c. Bón đúng đối tượng
Trong cách hiểu thông thường bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, đối tượng của
việc bón phân là cây trồng.
Tuy vậy, thực tế cho thấy, một lượng khá lớn chất dinh dưỡng của cây, nhất là các nguyên tố vi lượng,
cây được tập đoàn vi sinh vật đất cung cấp thông qua việc phân huỷ các chất hữu cơ hoặc cố định từ
không khí. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy bón phân để kích thích và tăng cường hoạt
Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 4


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

động của tập đoàn vi sinh vật đất cho phép cung cấp cho cây một lượng chất dinh dưỡng dồi dào về
số lượng và tương đối cân đối về các chất. Trong trường hợp này thay vì bón phân nhằm vào đối
tượng là cây trồng, có thể bón phân nhằm vào đối tượng là tập đoàn vi sinh vật đất.
Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho
sâu bệnh tích luỹ và gây hại nặng. Càng bón thêm phân, cây lại sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát

sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn. Ở những trường hợp này, bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là
ngăn ngừa sự tích luỹ và gây hại của sâu bệnh.
Bón phân trong một số trường hợp có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với
các điều kiện không thuận lợi trong môi trường và với sâu bệnh gây hại. Đặc biệt các loại phân kali
phát huy tác dụng này rất rõ. Như vậy, bón phân không phải lúc nào cũng là để cung cấp thêm chất
dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Có những trường hợp phải tác động
theo chiều hướng ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây trồng, làm
tăng tính chống chịu của chúng lên.
Ở phần trên đã trình bày là trong các hệ sinh thái, tồn tại và hoạt động 3 nhóm các mối liên hệ: thông
tin, năng lượng và vật chất.
Trong các mối liên hệ này, liên hệ vật chất có liên quan đến việc vận động, chuyển hoá một khối lượng
vật chất lớn. Các mối liên hệ thông tin và năng lượng trong nhiều trường hợp chỉ cần những tác động
nhẹ với những lượng vật chất không lớn có thể tạo ra những phản ứng và hiệu quả lớn. Bón phân là
đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp những yếu tố mới và có tác động lên các mối liên hệ. Cho đến nay,
trong việc bón phân người ta chỉ mới chú ý đến các mối liên hệ vật chất, đến trao đổi chất. Trong thực
tế, phân bón có thể có những tác động sâu sắc trong các mối liên hệ thông tin và năng lượng. Phát
hiện được tác dụng của phân bón lên các mối liên hệ thông tin và năng lượng, có thể với lượng phân
bón không nhiều, tạo ra những hiệu quả to lớn và tích cực trong việc tăng năng suất cây trồng, bảo vệ
môi trường sinh thái.
Như vậy, đối tượng của phân bón không chỉ có cây trồng, tập đoàn vi sinh vật đất, mà còn có cả toàn
bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chọn đúng đối tượng để tác động, có thể mở
ra những tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón.
d. Đúng thời tiết, mùa vụ
Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân
bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng
hoa, quả.
Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây ngắn ngày, mỗi năm có 3
- 4 vụ, thậm chí 8 - 9 vụ sản xuất. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác
nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của
từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau.


Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 5


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân
bón. Việc sử dụng đúng các loại phân phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết mùa vụ...
e. Bón đúng cách
Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hoà vào nước phun
lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, v.v...
Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung dịch để tưới.
Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt, v.v...
Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất, v.v... có thể làm
tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần.
Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa phù hợp với
điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất, phù hợp với từng trình độ của người nông dân.
g. Bón phân cân đối
Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định
giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những
khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi.
Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong
việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.
Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ
cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên
tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau.
Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến

việc sử dụng các loại đất khác.
Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng
phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường.
Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là:
- Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn.
- Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác
khác.
- Tăng phẩm chất nông sản.
- Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Tài liệu tham khảo:
+ Dự thảo Nghị định quản lý Nhà nước về phân bón
+ Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996 (GS. Võ Minh Kha)
Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 6


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

Nguồn: Admin tổng hợp

 />BÀI 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN
A. KHÁI NIỆN VỀ PHÂN BÓN
Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm
chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và
nâng cao độ phì nhiêu của đất.

I. Cây Hút Thức Ăn Nhờ Gì ?
1- Nhờ bộ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất

nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút
dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung
dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan
chính lấy thức ăn cho cây.
2- Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các
dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ(khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng
bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm(đơn tử diệp)khí khổng thường phân bố cả 2 mặt
lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa , lúa mì…;trên cây ăn trái(cây thân gỗ)khí
khổng thường tập trung nhiểu ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và
đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.

II. Các Chất Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Cây:
- Đa lượng: Đạm(N), Lân(P), Kali(K).
- Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu Huỳnh(S), Ma-nhê(Mg)…
- Vi Lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo), Clo(Cl)
1- Chất đạm (N):
- Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển, năng suất kém…
- Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu bệnh dễ phá hại…
2- Chất Lân (P):
- Khi thiếu: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây;
trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…
- Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .
3- Chất Kali (K):
- Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.
- Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi.
4- Chất Canxi(Ca):
Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 7



TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

-Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết
ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…
-Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu…
5- Chất lưu huỳnh(S): Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm;lá nhỏ, vàng đều,
rụng sớm, chồi ngọn chết(thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)
6- Chất Ma-nhê (Mg):
- Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ
kém phát triển…
- Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…
7- Chất Bo(B): Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo hoa dễ bị rụng hoặc
hạt bị lép. đối với một số cây như củ caỉo thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị
sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém.
8- Chất đồng(Cu): Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây trồng, có vai trò quan
trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây;giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu
lạnh…
9- Chất Kẽm (Zn): Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn liên quan mật thiết
đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây…Thiếu kẽm năng suất, phẩm chất cây
trồng giảm.
10- Molipden(Mo): Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục…Đặc biệt đối với cây
họ đậu nếu thiếu Mo; cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do.

B. PHÂN HỮU CƠ
Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân
xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…

I. Phân Chuồng:

1. Đặc điểm: Phân chuồng là hổn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không
những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi
xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…
2. Chế biến phân chuồng: Có 3 phương pháp
2. 1. Ủ nóng (ủ xốp): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 6070%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới
nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được.
2. 2. Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng (2%) lân, nén chặt.
Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng
mới xong.
2. 3. Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°c nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên,
trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân
men để tăng chất lượng phân.
Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 8


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

II. Phân Rác:
1- Đặc điểm: Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số
phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân(thành phần dinh dưỡng thấp hơn
phân chuồng).
2- Cách ủ: Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn lại phân men(phân
chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một
lớp vôi;trét bùn;ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới
nước thường xuyên;ủ khoãng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón
thúc.


III. Phân Xanh:
1- Đặc điểm: Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá
trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu: điền thanh,
muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…
2- Cách sử dụng: Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.

IV. Phân Vi Sinh:
1- Đặc điểm: Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào
môi trường là chát hữu cơ(như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinhy vật sẽ phát huy
vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm
khí trời để bổ sung cho đất và cây.
2- Các loại phân trên thị trường:
2. 1. Phân vi sinh cố định đạm:
- Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…
- Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…
2. 2. Phân vi sinh phân giải lân: Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân
khác có tính năng tác dụng giống như nhau.
2. 3. Phân vi sinh phân giải chất xơ: chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác bả thực
vật…
* Ngoài ra trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương phẩm khác nhau nhưng tính
năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân kể trên.
3- Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6
tháng(chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những
vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn
cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.

V . Phân Sinh Học Hữu Cơ:
1- Đặc điểm: Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học(như lên men
vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào
Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc


Trang: 9


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng
suất cây trồng, phổ biến như: Phân bón Komix nền…
2- Sử dụng: Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng;có thể phun lên lá hoặc
bón gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay được sản xuất theo hướng chuyên dùng như phân
sinh hóa hữu cơ Komix chuyên dùng cho: cây ăn trái , lúa, mía…

C. PHÂN VÔ CƠ
Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối
khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.

I. Phân Đơn:
Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K.
1- Phân đạm vô cơ gồm có:
1. 1- Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N.
1. 2- Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N.
1. 3- Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N.
1. 4- Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N.
1. 5- Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N.
1. 6- Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N.
1. 7- Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N.
2-Phân Lân:
2. 1- Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5].
2. 2- Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5.

3- Phân Kali:
3. 1- Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.
3. 2- Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O

II. Phân Hổn Hợp:
Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm phân trộn và phân phức hợp.
Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ:
Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 8kg K2O…
Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi
lượng. Ví dụ: Phân NPK Việt-Nhật 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)…Thông thường phân hổn hợp có 2
loại:
1- Phân trộn: Là phân được tạo thành do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà không có sự tổ hợp
hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.
2- Phân phức hợp: Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn
bản để tạo ra.
3- Các dạng phân hổn hợp:
3. 1. Các dạng phân đôi: Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng.
Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 10


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

- MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0.
- MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34.
- DAP Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0.
3. 2. Các dạng phân ba NPK thường là: 16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…
3. 3. Phân chuyên dùng: Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp

với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
- Ưu điểm của phân chuyên dùng: rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí sản xuất;do đã
được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của
cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.
- Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân chuyên dùng, khi sử dụng nên chú ý theo hướng
dẫn cũa nhà sản xuất. . Ví dụ: Phân chuyên dùng của công ty phân bón Việt –Nhật JF1, JF2, JF3 chuyên
dùng cho lúa. JT1, JT2JT3 chuyên dùng cho cây ăn trái.

III. Vôi:
1. Vai trò tác dụng của phân vôi: Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một nguyên tố dinh dưỡng
rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều
kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh
dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng,
khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S…
2. Một số dạng vôi bón cho cây:
* Vôi nghiền: Các loại: đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò…nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất,
thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại. Đất cát bón hàng năm
lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng
đạm vì sẽ làm mất phân đạm.
* Vôi nung ( vôi càn long): Do nung CaCO3 thành CaO, rồi sử dụng. Tác dụng nhanh hơn vôi nghiền,
dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh
ảnh hưởng tới cây trồng.
* Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái
Cách Tính Công Thức Phân Pha Trộn.
Hiện nay, nhiều nơi sản xuất rất nhiều loại phân hổn hợp với nhiều tỷ lệ NPK khác nhau nên bà con
nông dân tùy giá cả từng lúc và khả năng thanh toán có thể tự chọn lựa để mua, tuy nhiên nếu muốn
pha trộn để sử dụng hợp lý thì ta có thể thực hiện được,
* Cách tính từ phân đơn ra phân hổn hợp:
Ví dụ: Muốn pha trộn một loại phân có công thức là 5-10-10 từ phân SA, Super Lân và KCl thì ta pha
như sau:

- SA có 21%N, cần cung cấp 5kg thì ta phải có lượng SA là:
5X100 = 23. 8kg
2
- Super Lân có 20% P2O5, muốn có 10kg P2O5 thì lượng Super Lân sẽ là:
10X100 =50 kg
Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 11


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

20
- KCl có 60% K2O, muốn có 10 kg K2O thì lượng KCl sẽ là:
10X100 = 16, 6 kg
60
* Tổng số phân các loại là 23, 8+50+16, 6=90, 4kg còn lại 9, 6 kg phải dùng chất độn(đất, cát hoặc
thạch cao), trộn vô cho đủ 100kg.
* Cách tính từ phân hỗn hợp ra phân đơn:
Ví dụ: Theo khuyến cáo cần dùng 100kg Urê, 200kg Super Lân, 50kg Clorua Kali để bón cho cây, nhưng
nhà vườn đã bón 100kg NPK(20-20-15), như vậy lượng NPK thừa hay thiếu, cách tính như sau:
-Lượng Urê có trong 100kg NPK 20-20-15
100X20 = 43kg
46
- Lượng Super Lân có trong 100kg NPK 20-20-15
100X20 = 100kg
20
- Lượng Clorua Kali có trong 100kg NPK 20-20-15
100X15 = 25Kg

60
* Vậy phải thêm 57kg Urê + 100kg Super Lân + 25kg Clorua Kali thì mới đủ lượng phân như đã khuyến
cáo.

D. PHÂN BÓN LÁ:
1. Đặc điểm: Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun lên lá để cây hấp
thụ.
2. Các chế phẩm phân bón lá trên thị trường: Hiện nay các chế phẩm phân bón lá rất phong phú và
đa dạng, phân sản xuất trong nước như: HVP, HUMIX, HQ 201, BIOTED, KOMIX…
3. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá:
Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu dinh dưỡng của
cây, hòa loảng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì;nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên
dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá. Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ
làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân
Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong phân bón lá có chất
kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng, nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng
thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.

 />
Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 12


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

BÀI 3: TÌM HIỂU CÁC THUẬT NGỮ TRÊN BAO BÌ PHÂN BÓN

Bà con nông dân lưu ý không nên mua các loại phân bón ghi các thông tin hàm lượng dinh dưỡng

không rõ ràng, nhập nhèm, tỷ lệ % dinh dưỡng cũng như các yếu tố vi chất quá thấp để tránh hàng
giả, hàng kém chất lượng.
Hiện nay việc sử dụng phân vô cơ cho cây trồng chiếm trên 95% tổng lượng dinh dưỡng. Việc xuất
hiện rất nhiều các loại phân đơn, phân hỗn hợp, phân đa dinh dưỡng, phân trung lượng, phân vi
lượng trên thị trường và việc ghi các số liệu bằng thuật ngữ khoa học trên vỏ bao bì các sản phẩm
thường gây ra rất nhiều khó khăn cho bà con nông dân.
Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 13


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

Bởi vậy, để giúp ích cho việc lựa chọn các loại phân bón phù hợp thì bà con nên trao dồi thêm
một số kiến thức cơ bản về thuật ngữ khoa học để đảm bảo hiệu quả nhất khi lựa chọn sản phẩm
phân bón.
Phân bón hóa học, phân khoáng còn được gọi chung là phân vô cơ, đây là những hợp chất ở dạng
hóa học có chứa một hoặc nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Các loại phân bón hóa học thường được dùng hiện nay như phân đạm, phân super lân, phân kali,
phân hỗn hợp, phân trung lượng, phân vi lượng. Phân khoáng là các loại phân như phân lân nung
chảy, vôi và một số loại phân khác không chế biến theo công nghệ hóa học.

Các thuật ngữ trên bao bì phân bón:
1. Phân đạm ( phân bón có chứa thành phần chất đạm ): N

- Đây chính là tên gọi chung cho các loại phân đơn cung cấp chất đạm được ký hiệu là N. Các loại phân
đạm thường dùng:
- Phân Urê: Công thức hóa học [CO(NH2)2] có chứa 44-48% N nguyên chất, đây chính là loại phân có
N cao nhất được dùng phổ biến hiện nay. Bà con có thể thấy trên bao bì thường ghi tỷ lệ % N trung

bình là 46% đạm nguyên chất.
- Đạm sunphat: Công thức hóa học [(NH4)2SO4] còn được gọi là phân SA có chứa 20-21% N và 23%
lưu huỳnh ( ký hiệu là S ).
2. Phân lân ( phân bón có có chứa thành phần lân ): P
- Phân lân có ký hiệu là P, gồm có 2 loại phân lân là phân lân tự nhiên như Apatit, Phosphorit và phân
lân được chế tạo công nghiệp ( super lân, lân nung chảy ).

Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 14


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

- Hầu hết bà con thường sử dụng loại phân có hàm lượng lân nguyên chất ( đây làn lân dễ tiêu và cây
trồng rất dễ hấp thụ ) được tính dưới dạng P2O5 và được ghi trên sản phẩm bao bì tỉ lệ % P2O5. Còn
các loại phân lân tự nhiên như Apatit, Phosphorit có hàm lượng lân dễ tiêu rất ít nên thường rất ít
được sử dụng.
- Phân super lân có công thức hóa học là Ca(H2PO4) H2O được sản xuất theo công nghệ axít, hàm
lượng lân dễ tiêu P2O5 từ 15-17% và 11-12% S, đặc điểm phân ở dạng bột màu xám mùi chua dễ hút
ẩm, phân thường có phản ứng chua nên khi bón cần kết hợp với bón vôi.
- Phân lân nung chảy còn gọi là phosphatcanximagie (FMP), ở nước ta thì loại phân này được sản xuất
đầu tiên ở nhà máy phân lân Văn Điền ( nên thường được gọi là lân Văn Điền ).
- Phân rất dễ tan trong axít yếu, tan tốt trong dịch chua mà rễ cây tiết ra, phân được sử dụng tốt trên
tất cả các loại đất, đặc biệt là đất chua phèn, đất gò đồi thì hiệu quả của phân lân Văn Điền rất cao.
3. Phân kali ( phân có chứa kali): K
- Phân kali được ký hiệu là K, hàm lượng kali nguyên chất trong phân được tính dưới dạng K2O và
được ghi trên bao bì sản phẩm là % K2O.
- Các loại phân kali xuất hiện thông dụng trên thị trường hiện nay là: Kaliclorua (KCl) còn gọi là

Muriate of potash, ký hiệu trên bao bì là MOP có chứa 50-62% K2O có dạng bột màu hồng như muối
ớt và có loại màu trắng như muối có tính dễ hút ẩm, dễ vón cục, đây là loại phân sinh lý chua bón liên
tục nhiều vụ, cần bón thêm vôi hoặc phân nung chảy.
- Phân kali sunfat (K2SO4) còn gọi là sunfat of potash, ký hiệu viết tắt trên bao bì là SOP có chứa 45–
50% K2O và 18% S dạng tinh thể màu trắng, ít hút ẩm, ít vón cục, đây là loại phân sinh lý chua dùng
liên tục nhiều vụ sẽ làm tăng nồng độ chua cho đất.
4. Phân bón trung lượng: Canxi, Magie, Silic, Lưu huỳnh.
- Canxi (vôi) công thức hóa học là (CaO) viết tắt là (Ca) thường được ghi trên vỏ bao bì tỷ lệ % CaO
hoăc Ca+2. Canxi có nhiều trong vôi tôi, vỏ sò, vỏ ốc, san hô. Phân lân nung chảy chứa 28-30% CaO.
Canxi được biết đến như thành phần chất dinh dưỡng của cây, có khả năng cải tạo đất khử độ chua,
đồng thời còn tăng sức kháng bệnh cho cây trồng.

Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 15


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

- Magie công thức hóa học là (MgO) viết tắt là (Mg) thường được ghi ký hiệu trên bao bì tỷ lệ % MgO
hoặc Mg. Magie được sản xuất công nghiệp có nhiều trong phân lân nung chảy Văn Điển với tỉ lệ từ
15-18%. Magie chính là thành phần dưỡng chất quan trọng trong quá trình hình thành diệp lục, giúp
quang hợp tổng hợp chất dinh dưỡng trong cây.
- Silic công thức hóa học (SiO2) viết tắt là (Si) thường được ghi trên sản phẩm bao bì là tỷ lệ % S, silic
trong phân lân Văn Điền có tỷ lệ chiếm từ 24-32%. silic là thành phần đặc biệt quan trọng đối với một
số loại cây như lúa, ngô, mía, dứa…
- Lưu huỳnh có ký hiệu là S và được ghi trên bao bì sản phẩm là tỷ lệ % S, có nhiều loại phân bón có
chứa S như phân supe lân, phân đạm SA và trong các loại phân hỗn hợp.
5. Phân bón vi lượng (TE): Kẽm, Bo, Sắt, Đồng, Mangan, Molipden.

Phân vi lượng gồm có 6 dưỡng chất chính là kẽm (Z), bo (B), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn),
molipden (Mo). Phân thường được ghi ký hiệu trên bao bì là ppm hoặc tỷ lệ %. Có nhiều loại phân
bón chỉ ghi chung chung là TE mà không ghi rõ tỷ lệ % hoặc ppm.

6. Phân hỗn hợp (phân NPK + trung vi lượng):
Phân bón hỗn hợp là loại phân bón được trộn lẫn từ hai hay nhiều loại phân đơn bằng phương
pháp hóa học hoặc phức hợp dạng 1 hạt, phân hỗn hợp ngoài chứa các yếu tố dinh dưỡng đa lượng
như N, P, K thì một số loại còn có thêm Ca, Mg, S hoặc vi lượng (TE).
- Phân BK: bà con tiến hành trộn super lân với KCl theo tỷ lệ 0:1:3 (55% supe lân và 45% KCl) hoặc
0:1:2 (65% supe lân và 32-35% KCl). Loại tỷ lệ 0:1:2 chứa 5,8% P2O5 và 11,75% K2O được ghi sẵn trên
bao bì sản phẩm tỷ lệ % P2O5 và tỷ lệ % K2O.
- Phân Diaosmoph: Còn có tên gọi khác là phân (DAP) công thức hóa học là (NH4HPO4) được tạo nên
từ supe lân kép trộn với sunfat amon. DAP được ghi trên bao bì sản phẩm là 46% P2O5 và 18% N. DAP
chỉ có 2 thành phần dinh dưỡng chính là N và P.
- Phân NPK + TE: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân hỗn hợp NPK với nhiều tỷ lệ khác
nhau, có những loại được trộn thêm một vài yếu tố trung lượng như canxi, magie hoặc S thường
được ghi trên bao bì.
Ví dụ cụ thể như: NPK 16.16.8+13S những chỉ số này có nghĩa là loại phân này có 16% N, 16% P2O5,
8% K2O và 13% S, hoặc loại phân NPK 16.10.6+2,5 (CaO + MgO) có nghĩa là loại phân này có 16% N,
10% P2O5, 6% K2O và 2,5% canxi và magie, hoặc loại phân NPK 12.12.5+TE có nghĩa là loại phân này
có 12% N, 12% P2O5, 5% K2O và (TE).
- Phân ĐYT NPK Văn Điển có chứa 13 chất dinh dưỡng gồm đa lượng, NPK, trung lượng Canxi, Magie,
silic, lưu huỳnh và vi lượng là sắt, kẽm, đồng, mangan, bo, coban. Đây là loại phân có đầy đủ các yếu
tố dinh dưỡng nhất hiện nay.

Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 16



TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

*TE chính là chữ viết tắt của 2 từ tiếng Anh “Trail Elementary”, điều này có nghĩa là nguyên tố vi
lượng, chỉ có vết trong phân tích hóa học, không cân đo được bằng lượng.
TE chỉ được hiểu và có tác dụng khi trên bao bì sản phẩm được ghi là chất vi lượng gì và hàm lượng
dinh dưỡng có bao nhiêu ppm hoặc tỷ lệ % của từng nguyên tố vi lượng.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nhất là tỷ lệ % của các yếu tố dinh dưỡng càng cao thì hàm
lượng nguyên chất của chất ấy cũng cao và ngược lại tỷ lệ % thấp thì hàm lượng nguyên chất của chất
dinh dưỡng ấy cũng thấp.
Bà con nông dân sau khi lựa chọn phân bón của các thương hiệu có uy tín thì nên căn cứ vào
những chú dẫn về tỷ lệ % của các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng được ghi trên vỏ
bao bì sản phẩm để xác định đúng loại phân bón mà mình cần dùng.
Không nên mua các loại phân bón có hàm lượng chất dinh dưỡng ghi trên bao bì không rõ ràng, tỷ
lệ % cũng như các yếu tố dinh dưỡng thấp để tránh tình trạng mua phải sản phẩm giả, sản phẩm kém
chất lượng.
Nguồn nongnghiep.vn

 />BÀI 4:

CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG VÀ PHÂN BÓN

1. Các yếu tố dinh dưỡng cây trồng:
Gần như toàn bộ các yếu tố có trong đất đều có mặt trong cây. Kỹ thuật phân tích càng tinh vi thì càng
phát hiện thêm nhiều yếu tố. Ban đầu người ta cho rằng có những yếu tố có mặt trong cây có vai trò
thiết yếu cho đời sống thực vật của cây và có những yếu tố không có vai trò thiết yếu cho đời sống của
cây mà có mặt trong cây chỉ là do sự hút thừa. Các kết quả nghiên cứu phát hiện dần vai trò của nhiều
yếu tố mà trước đây không nhận thấy. Sự phân biệt yếu tố thiết yếu và yếu tố không thiết yếu dần
dần mất đi hết ý nghĩa.
Các yếu tố trong cây còn được phân biệt thành yếu tố cấu tạo tức là các yếu tố có trong thành phần

hợp chất cấu tạo nên tế bào của mô cây, và các yếu tố phi cấu tạo không là thành phần hợp chất tạo
nên tế bào của mô cây. Các yếu tố là thành phần cấu tạo của tế bào của mô cây còn được gọi là yếu tố
dinh dưỡng, xem như là thức ăn của cây. Một số yếu tố đóng vai trò khác: hoặc tự bản thân nó có ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi chất của cây do tác động đến các enzym, các chất điều hoà sinh trưởng
hoặc là thành phần cấu tạo nên các enzym, các vitamin, các chất điều hoà sinh trưởng điều khiển các
quá trình trao đổi. Để thống nhất trao đổi thông tin, FAO đề nghị quy ước phân nhóm và gọi tên các
yếu tố tìm thấy trong cây như sau:

Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 17


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

1.1. Phân loại các yếu tố dinh dưỡng:
Các yếu tố dinh dưỡng có 16 nguyên tố: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Zn, Mn, Cu, Bo, Mo, Cl.
Các yếu tố dinh dưỡng chính hay còn gọi là yếu tố phân bón chính. Đó là 3 nguyên tố N, P, K.
Các nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S và gần đây là Si.
Các nguyên vi lượng: Fe, Mn, Cu, B, Mo, Co, Ni, Se,...
Danh sách các nguyên tố vi lượng ngày càng nhiều, các nguyên tố thường được nói đến gần đây như
Co, Va, Na, Zn, Al, Pb, và các nguyên tố phóng xạ, các loại đất hiếm. Các chất hàm lượng trong cây
không có nhiều, ít đến mức rất khó phát hiện nhưng vẫn có vai trò quan trọng được gọi là siêu vi
lượng.
1.2. Cơ sở phân loại các yếu tố dinh dưỡng:
Sự sắp xếp thành các nhóm như trên không hoàn toàn dựa trên hàm lượng các yếu tố đó trong cây.
Hàm lượng S, Mg trong cây nhiều không kém P nhưng P được xem là các yếu tố dinh dưỡng thứ yếu,
còn hàm lượng các yếu tố Na, Cl, Fe trong cây cũng không kém lại được xem là các yếu tố vi lượng. Sự
sắp xếp như trên cũng không phải là do tầm quan trọng về sinh lý của các yếu tố. Tất cả các yếu tố dầu

có nhiều hoặc có ít, có khi phải dùng các phương pháp định lượng hết sức tinh vi mới phát hiện ra
được vẫn có vai trò sinh lý nhất định mà sự thiếu hụt vẫn có thể làm đảo lộn các quá trình trao đổi
chất trong cây. Thực chất sự sắp xếp trên là phối hợp của cả hai mặt nhu cầu của cây và khả năng cung
cấp của đất, thể hiện ở nhu cầu của cần bổ sung bằng phân bón. Ca, Mg, S là các yếu tố cây rất cần, có
hàm lượng trong cây cao, nhưng thường được đất cung cấp với lượng khá, đủ để thoả mãn nhu cầu
bình thường của cây, chỉ trong một số trường hợp hoặc loại cây cần nhiều hoặc đất không cung cấp
đủ mới cần thiết phải bổ sung, vì vậy được xếp vào nhóm các yếu tố dinh dưỡng thứ yếu. Cũng vậy
Na, Cl hiếm khi thấy thiếu nên thường được xếp vào yếu tố vi lượng.
Sự sắp xếp như trên là do xem xét vấn đề dưới góc độ phân bón hơn là góc độ dinh dưỡng của cây
trồng. Chúng tôi cho rằng dùng từ yếu tố phân bón thích hợp hơn dùng từ yếu tố dinh dưỡng.
Sự phân biệt yếu tố phân bón chính, yếu tố phân bón thứ yếu và yếu tố phân bón vi lượng cũng có
tính chất tương đối. Ở một loại đất này một yếu tố được xem là yếu tố phân bón chính vì đất không
cung cấp đủ nhưng ở loại đất khác lại là yếu tố phân bón thứ yếu. Đã phát hiện ra rằng trên các vùng
đất phèn, đất đồi chua khi trồng các cây chịu chua, canxi lại quan trọng hơn kali. Khi năng suất cây
Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 18


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

trồng còn thấp, sự cung cấp tự nhiên về một số yếu tố P, K, Ca, Mg, S đủ cho nhu cầu của cây. Khi sản
xuất đi vào thâm canh, năng suất trên đơn vị diện tích tăng lên, số lượng lấy đi trong sản phẩm thu
hoạch vượt quá khả năng cung cấp của đất, một số yếu tố phân bón thứ yếu đang dần trở thành yếu
tố phân bón chính. Một số nhà nghiên cứu đang đề nghị bổ sung các yếu tố S, Mg, Ca xem như các
yếu tố phân bón chính.
2. Phân bón:
Từ phân bón được sử dụng để chỉ các chất được bón vào đất để bổ sung cho cây những chất dinh
dưỡng mà đất không cung cấp đủ. Loại phân bón được sử dụng đầu tiên là các sản phẩm bài tiết của

gia súc và tàn dư thực vật, thân lá cây xanh, rác thải sinh hoạt chế biến thành phân chuồng; phân rác,
phân xanh, xương động vật. Sau đó đến thế kỷ 19 mới bắt đầu biết sử dụng các sản phẩm của công
nghiệp khai khoáng và công nghiệp hoá học để làm phân. Loại phân sản xuất đầu tiên của công nghiệp
hoá học là supe lân (năm 1840, và sản xuất với quy mô công nghiệp vào năm 1942 ở Anh).
Phân
kali khai thác từ công nghiệp khai khoáng được sử dụng đầu tiên với số lượng lớn từ năm 1861. Mãi
đến năm 1905 phân đạm nitrat mới được sản xuất bằng quy trình tổng hợp trong công nghiệp hoá
học, còn trước đó chỉ có một số lượng không nhiều lắm natri nitrat và kali nitrat được khai thác từ các
mỏ dùng làm thuốc súng nhiều hơn là dùng làm phân bón. Các loại phân được sản xuất từ công
nghiệp khai khoáng và công nghiệp hoá học thời bấy giờ đều là chất vô cơ nên hai từ phân vô cơ và
phân bón hoá học được sử dụng rộng rãi và xem như đồng nghĩa. Từ khi phân urê là một chất hữu cơ
được sản xuất rộng rãi (1945) và sau đó hàng loạt các sản phẩm của công nghệ hoá học là chất hữu cơ
được sử dụng là phân bón, danh từ phân hoá học không còn đồng nghĩa với phân vô cơ nữa.
Công nghệ khai khoáng phát triển và kỹ thuật sử dụng phân bón phát triển các sản phẩm thu được
từ kỹ nghệ khai khoáng được sử dụng theo cả hai hướng: chế biến qua công nghệ hoá học và sử dụng
trực tiếp làm phân bón như bột phôtphorit, bột apatit, các loại phân kali hàm lượng thấp. Vì vậy các
danh từ phân tự nhiên trước đây đồng nghĩa với phân hữu cơ và phân nhân tạo đồng nghĩa với phân
khoáng cũng không còn thích dụng nữa. Các loại phân tự nhiên có khả năng hữu cơ và vô cơ (phân
lèn, ...) và các loại phân nhân tạo (phân công nghiệp) cũng có cả hai loại phân hữu cơ và vô cơ. Sự
phân biệt phân hữu cơ và phân vô cơ trở thành dễ gây ra sự lẫn lộn.
2.1. Các loại phân bón công nghiệp:
Là các sản phẩm hữu cơ hay vô cơ, có sinh vật sống hay không có, được sản xuất từ công nghệ khai
khoáng, công nghệ hoá học, công nghệ sinh học, được sử dụng để cung cấp các chất dinh dưỡng hoặc
làm tốt hơn quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Phân bón công nghiệp sẽ bao gồm:
- Phân hoá học: bao gồm các sản phẩm của công nghệ khai khoáng và công nghệ hoá học, ở dạng vô
cơ hay hữu cơ nhằm cung cấp các yếu tố phân bón chính (N, P, K) và các yếu tố phân bón thứ yếu (Ca,
Mg, S) cho cây trồng.

Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc


Trang: 19


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

- Phân sinh hoá: bao gồm bao gồm các sản phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ mà vai trò
chính là tác động vào các quá trình trao đổi chất trong cây làm tăng sự hấp thụ các chất dinh dưỡng
và sử dụng các chất dinh dưỡng để hình thành sản phẩm. Loại phân này có hai loại:
+ Phân vi lượng.
+ Chất điều hoà sinh trưởng.
- Phân vi sinh vật: là các chế phẩm có chứa vi sinh vật sống có ích như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh
vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải kali, các loại vi sinh vật kháng sinh (tiết ra các chất kháng sinh
giúp cho cây trồng chống lại các loại vi sinh vật gây bệnh cây).
Các loại chế phẩm không chứa vi sinh vật sống mà chỉ chứa các men, các hợp chất có tác dụng kích
thích sinh trưởng cây trồng và kháng sinh nên xếp vào loại phân sinh hoá.
2.2. Các loại phân nông dân tự sản xuất (phân địa phương)
Bao gồm các loại phận hữu cơ và vô cơ thường là phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, phân rác,
than bùn) mà chức năng chính là tăng lượng mùn và tác động đến lý, hoá sinh tính của đất ảnh hưởng
đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây hoặc trực tiếp cung cấp một phần chất dinh
dưỡng cho cây.
2.3. Chất cải tạo đất
Bao gồm các loại chất để cải tạo độ chua của đất (vôi, thạch cao, ...), chất làm tăng độ xốp của đất tăng khả năng nhả chậm phân bón (zeolite) và các chất có tác dụng keo kết các hạt đất lại, tạo kết cấu
cải thiện lý tính của đất.
GS Võ Minh Kha, Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996
Nguồn: camnangcaytrong.com

 />BÀI 5:


NGUYÊN TẮC “4 ĐÚNG” TRONG SỬ DỤNG PHÂN BÓN

1. Đúng loại:
– Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rõ
yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó
được trồng trên loại đất có tính chất ra sao…
– Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát
triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần
đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.

Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 20


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

- Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S;
mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây
hại cho cây.
Ví dụ: Giai đoạn đầu của hầu hết các loại cây trồng đều cần loại phân có hàm lượng Đạm cao hơn.
Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây thì chọn loại có hàm lượng đạm cao như: NPK 20-10-10,
NPK16-16-8,….
– Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất
chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại
phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
Ví dụ: Ở vùng đất quá chua, phèn thì nên sử dụng phân lân nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón
cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít (phân lân supe) sẽ làm tăng độ chua của đất, cây không
hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ không phát triển được.

2. Đúng liều
– Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng
phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón,
thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của
cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.
Ví dụ: Vụ đông xuân ở miền bắc, thời tiết lạnh làm cho cây trồng hút ít dinh dưỡng hơn các vụ khác thì
nên bón với số lượng ít hơn vừa tiết kiệm được chi phí lại không gây lãng phí.
– Trong canh tác, nông dân cũng có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng
mà gia giảm lượng phân cho tương đối, bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của
môi trường đất.
Ví dụ: Trên bao bì sản phẩm phân bón lá có ghi pha 10 g cho một bình 8 – 10 lít, lắc đều cho tan. Thì
phải pha đúng theo hướng dẫn nếu pha với lượng nước ít hơn thì sẽ làm cháy lá, nhiều hơn thì hiệu
quả không cao…
3. Đúng lúc
– Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây
trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậynên chia ra bón
nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên
tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không
hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
Ví dụ: Để cây ăn trái ra bông và đậu trái nhiều thì ta phải bón phân cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra
bông và trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá…
4. Đúng cách
– Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo
hướng dẫn của nhà SX).
– Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý
mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng.

Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 21



TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

Ví dụ: Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát, khoảng 8–10 giờ sáng hoặc 15–17 giờ chiều, thì lúc
đó cây mới không bị cháy lá, hấp thu tối đa lượng phân được phun…
– Sử dụng phân phun qua lá sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại sẽ làm tổn thương cây (cháy lá)
nếu sử dụng không đúng cách. Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước
qua hệ thống khí khổng, đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây
mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở
mặt dưới lá.
– Trong sử dụng phân bón hữu cơ khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu
của tán cây, phân hóa học như NPK bón theo đường rãnh cách gốc 2/3 hình chiếu của tán cây, bởi cây
nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, mà hệ thống lông hút lại tập trung ở gần đầu chóp rễ
và tồn tại không quá 24 tiếng do quy luật phát triển của cả hệ thống rễ, bên cạnh đó phân khi bón vào
đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình
chiếu tán, để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu phân.
* Việc sử dụng đúng 04 nguyên tắc trên ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng
nông sản còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

 />
BÀI 6: VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN VÔ CƠ TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP
Phân bón là một trong những yếu tố then chốt giúp đảm bảo năng suất cây trồng, góp phần quan
trọng vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực. Ở nước ta, sản phẩm
phân bón được xếp vào một trong những sản phẩm quan trọng về doanh thu. Nhu cầu tiêu thụ phân
bón cao, trong đó phân bón vô cơ chiếm khoảng hơn 80% nhu cầu tiêu thụ phân bón trong cả nước.
Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc


Trang: 22


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

Dưới góc độ kỹ thuật, từ phân bón được sử dụng chỉ các chất được bón vào trong đất và bổ sung dinh
dưỡng cho cây trồng. Vậy phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân bón cây không thể sinh
trưởng và cho năng suất, chất lượng cao. Vai trò của phân bón trong việc thâm canh tăng năng suất,
bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất là rất quan trọng.
1. Khái niệm phân bón vô cơ và các loại phân bón vô cơ
1.1. Khái niệm phân bón vô cơ
- Phân vô cơ (Mineral fertilizer) là các loại phân có chứa dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ)
thu được nhờ chiết xuất hay các quá trình vật lý, hóa học, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều
dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng. trong đó:
+ Chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (Nts), lân hữu hiệu (P2O5hh), kali hữu
hiệu (K2Ohh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
+ Chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S), Silic hữu
hiệu (SiO2) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
+ Chất dinh dưỡng vi lượng là các chất bao gồm bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn),
molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng dễ hấp thu được.
- Tên gọi phân hóa học chủ yếu là nói đến phân vô cơ.

1.2. Các loại phân bón vô cơ
a) Phân đơn: Là loại trong thành phần có yếu tố dinh dưỡng đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc
K2O hữu hiệu.
- Phân đạm: Trong thành phần chính chứa chất dinh dưỡng đa lượng là đạm, đạm ký hiệu là N (N
tổng số). Các loại phân đạm bao gồm phân urê, nitrat amon, sunphat amoni, clorua amoni, các muối
vô cơ dạng nitrat, xianamit và hợp chất chứa nitơ.


Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 23


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

Phân amôn nitrat (NH4NO3) có chứa 33-35% N. Phân đạm sunphat (NH4)2SO4 chứa 20-21% N, 39%
S. Phân đạm clorua (NH4Cl) chứa 24-25% N. Phân Xianamit canxi chứa 20-21% N, 20-28% vôi, 9-12%
than. Phân phôtphat đạm (phôt phat amôn) có 16% N, 20% P.
- Phân lân: Thành phần chính chứa chất dinh dưỡng đa lượng là lân, lân ký hiệu là P (tính bằng
P2O5 hữu hiệu). Các loại phân lân bao gồm phân lân nung chảy, Supephosphat đơn, Supephosphat
kép, Supe phosphat giàu, Canxi phosphat và các hợp chất có chứa phospho.
- Phân kali: Trong thành phần chính chứa chất dinh dưỡng đa lượng là kali, Kali ký hiệu là K (tính bằng
K2O hữu hiệu). Các loại phân kali bao gồm phân kali clorua, kali sulphat, kali clorat và các hợp chất
chứa kali.
Phân clorua kali chứa 50 - 60% K nguyên chất và một ít muối ăn. Phân sunphat kali chứa 45-50% K
nguyên chất, 18% S.
b) Phân phức hợp: Trong thành phần có chứa ít nhất hai chất dinh dưỡng đa lượng liên kết bằng liên
kết hóa học: Phân DAP (diamoni phosphat), phân MAP (monoamoni phosphat), Sun-phat Ka-li Magiê, kali nitrat, Phân APP (amoni polyphosphat), nitro phosphat, kali dihydrophosphat…
c) Phân hỗn hợp hay còn gọi là phân khoáng trộn: Được sản xuất bằng cách phối trộn từ hai hay nhiều
loại phân vô cơ như: phân đa lượng, phân trung lượng, phân vi lượng.
Có 3 hình thức phối trộn là 1) Trộn các loại phân khô với nhau một cách cơ giới, 2) trộn và vê viên
thành viên, 3) sản xuất với nhiều các yếu tố lỏng (dạng dung dịch).
2. Vai trò và xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp
2.1. Vai trò của phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp
Vai trò của phân bón với cây trồng ở trên Thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy: Trong số các biện
pháp kỹ thuật trồng trọt (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, BVTV...), bón phân luôn là biện pháp kỹ
thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với năng suất và sản lượng cây trồng. Giống mới

cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình, cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón hợp lý.
Ngoài việc bón phân hợp lý cho cây trồng giúp chất lượng và năng suất cây trồng cao, đồng thời ổn
định và bảo vệ được đất trồng trọt. Bón phân hoá học với liều lượng hợp lý làm tăng cường hoạt động
của vi sinh vật có ích, làm tăng cường sự khoáng hoá chất hữu cơ có sẵn trong đất, chuyển độ phì tự
nhiên của đất thành độ phì thực tế. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng: Đạm Tổng hợp protein cấu tạo
tế bào cây, tạo sinh khối phát triển thân, cành, lá. Lân phát triển bộ rễ, kích thích ra hoa, đậu quả, và
chất lượng của hạt giống. Kali giúp tăng sức đề kháng, giúp cây chống chịu điều kiện không thuận lợi
như hạn hán. Kali thúc đẩy vận chuyển dinh dưỡng vào quả, hạt, đặc biệt có ảnh hưởng tới hàm
lượng đường, bột và chất lượng sợi. Canxi Là yếu tố giúp giải độc cho cây, ổn định quá trình trao đổi
chất, còn có tác dụng cải tạo đất trồng. Magiê là thành phần chính của chất diệp lục, giúp cây quang
hợp mạnh. Magiê giữ độ pH ổn định giúp cây chịu được chua, phèn. Lưu huỳnh là thành phần của
nhiều protein và enzyme quan trọng trong cây, tạo nên mùi vị đặc trưng của cây trồng. Silic tăng
cường độ dày thành tế bào, giúp cây cứng cáp, chống gãy đổ, chống sâu bệnh. Kẽm tham gia cấu tạo
hormone, enzyme và kháng thể của cây. Bo tham gia sinh trưởng phát triển chồi và rễ mới, thúc đẩy
ra hoa, tạo quả. Đồng tham gia tổng hợp diệp lục và ổn định protein. Mangan tham gia quá trình

Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 24


TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN - THUỐC BVTV – DỊCH HẠI CÂY
TRỒNG

quang hợp và tổng hợp enzyme. Sắt tham gia quá trình quang hợp, tạo màu sắc quả... Molipđen tham
gia quá trình trao đổi và chuyển hóa nitơ.
Vậy phân bón có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, là cơ sở cho
việc sản xuất nông nghiệp thâm canh đạt hiệu quả cao và bền vững.
2.2. Xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp
Xu hướng sử dụng và sản xuất phân bón vô cơ hiên này là sử dụng phân bón hỗn hợp, đây là một biện

pháp trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, giảm được chi phí, công sức và có lợi cho môi
trường. Một lần bón có thể cung cấp được nhiều yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng và bổ sung được
các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho đất khi cây trồng lấy đi thông qua sản phẩm. Vậy cơ sở khoa học
sản xuất phân hỗn hợp hiện nay là: 1) Hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong phân ngày càng tăng,
phân ngày càng đậm đặc. 2) Tỷ lệ và thành phần dinh dưỡng trong phân ngày càng đa dạng. 3) Kết
hợp các chất hỗ trợ sinh trưởng cây trồng và các chất làm gia tăng hiệu suất sử dụng phân bón. Với xu
hướng này Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông đã cho ra các loại phân bón đa dạng phù
hợp cho mọi đối tượng cây trồng và các vùng đất khác nhau dựa trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa
học kĩ thuật, là kết quả của quá trình thử nghiệm tỉ mỉ, kiên trì từ chọn lọc nguyên liệu, chất phụ gia,
công thức phối hợp đến việc xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng dựa trên dây chuyền công
nghệ hiện đại để cho ra các sản phẩm làm hài lòng người sử dụng . Phân N-P-K Tiến Nông là loại phân
bón đa yếu tố có tỷ lệ và thành phần dinh dưỡng cân đối, phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây. Ngoài
lượng đạm (N) lân (P2O5), Kali (K2O) trong phân còn có chứa các chất trung lượng CaO, MgO, SiO2, S,
các nguyên tố vi lượng như Mn, Fe, Cu, Mo, Co, Zn... chất hữu cơ và Axit humic giúp cây trồng hấp thu
phân bón hiệu quả hơn. Cùng với các loại phân bón đa dạng là các quy trình hướng dẫn cụ thể phù
hợp với đặc trưng của các vùng khí hậu, thổ nhưỡng và cây trồng góp phần làm gia tăng giá trị sử
dụng của sản phẩm.
3. Thị trường hiện tại và thực tế sử dụng
Sản xuất phân bón trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, tuy nhiên hiện nay ngành
phân bón có khá nhiều bất cập, cả nước có đến 500 doanh nghiệp sản xuất phân vô cơ và hàng nghìn
DN kinh doanh, trong đó không ít công ty còn chưa đảm bảo yêu cầu đã làm cho ngành phân bón
nước ta vài năm trở lại đây hỗn loạn, mất kiểm soát. Tuy vậy, vẫn có nhiều Doanh nghiệp và nhà máy
sản xuất đảm bảo yêu cầu như: Nhà máy phân bón Tiến Nông, Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Nhà máy
phân đạm Phú Mỹ, Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao Phú Thọ, Nhà máy phân lân nung chảy Văn
Điển...

Biên soạn: KS. Nguyễn Văn Lạc

Trang: 25



×