Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề xuất cho logistics xanh tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.65 KB, 5 trang )

Đề xuất cho logistics xanh tại Việt Nam
Quá trình quản lý một chuỗi cung ứng đi từ cung cấp nguyên liệu, thu mua, sản xuất,
sử dụng, tiêu thụ, tái chế, tái sử dụng. Cốt lõi là phải tối ưu hoá mọi mắc xích của quy
trình và hài hoà với việc quản lý môi trường.
Từ góc độ luật pháp, quy chế từ chính phủ
Vai trò của Chính phủ thể hiện ở việc đưa ra các quy định về kiểm soát ô nhiễm không
khí, điều chỉnh phát thải khí thải, hạn chế lượng khí NO2 từ các phương tiện vận tải
nhằm hạn chế các loại phương tiện trên đường, thúc đẩy các doanh nghiệp lựa chọn
các phương tiện đạt tiêu chuẩn về phát thải và tiếng ồn.
-

Hỗ trợ về mặt tài chính và quy chế, hành chính cho các doanh nghiệp tiên
phong trong lĩnh vực logistics xanh, bảo vệ sự phát triển của các doanh nghiệp
này.
Những hành động của Chính phủ bao gồm thuế, hỗ trợ tài chính, các quy định
và tự do hóa nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường gây ra bởi hoạt động
logistics có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới quyết định lựa chọn xanh hóa
logistics của doanh nghiệp. Những hỗ trợ tài chính của chính phủ cho công ty
đầu tư thiết bị và công nghệ mới thân thiện với môi trường, xanh hóa hệ thống
cơ sở hạ tầng hay trợ cấp cho các doanh nghiệp sử dụng phương thức vận tải
xanh đồng thời những quy định về tiêu chuẩn kho bãi hay kỹ thuật của phương
tiện vận tải sẽ thúc đẩy các công ty quyết định xanh hóa hoạt động logistics,
vận tải và kho vận trong chuỗi cung ứng của mình. Ngược lại, nếu Chính phủ
áp dụng mức thuế khác nhau đối với các phương thức vận tải khác nhau có thể
khiến các doanh nghiệp lựa chọn phương thức vận tải có mức thuế thấp hơn
nhằm tiết kiệm chi phí mà không quan tâm tới việc đánh giá những tác động tới
môi trường của phương thức vận tải đó.
Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách về môi trường, trợ cấp và hỗ
trợ về thuế, chính sách cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp thực hiện



chuỗi cung ứng xanh và logistics xanh nhằm khuyến khích các doanh nghiệp.
Ngoài ra, chính phủ cần hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường
các hoạt động R&D áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics thông
qua việc giới thiệu và áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới để nâng cao tính
hiệu quả của logistics và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
-

Di chuyển các trung tâm phân phối ra ngoài thành phố xa trung tâm để cải thiện
lưu lượng giao thông thành phố, triển khai thực hiện các quy định về lượng khí

-

thải, bao bì xanh, các quy định khuyến khích tái chế các nguồn lực.
Vấn đề BOT đang còn rất nhức nhối chưa có hồi kết, chỉ đang tạm cứu vãn
bằng việc giảm phí thu. Cần phải giải quyết vấn đề này triệt để vì phí BOT cao
kéo tới nhiều hệ luỵ rất lớn cho ngành logistics, là động lực xấu thúc đẩy các
doanh nghiệp logistics tìm cách cắt giảm chi phí khác bằng các phương thức

-

tiêu cực, ngó lơ vấn đề về tối ưu hoá và bảo vệ môi trường.
Thúc đẩy mạnh mẽ logistics xanh, tuyên truyền về vấn đề này. Cốt lõi nhất phải
xuất phát từ hành vi tiêu dùng của khách hàng, xuất phát từ mua sắm xanh, tiêu
dùng xanh sau đó mới tới sản xuất xanh, tiếp thị xanh đi theo, sau đó mới đến
doanh nghiệp vì doanh nghiệp thường chạy theo khách hàng. Nếu làm tốt khâu

-

tuyên truyền trong cộng đồng xã hội thì sẽ tạo ra hiệu ứng lan truyền tích cực.
Chính phủ cần đầu tư phát triển mạnh thương mại điện tử hơn nữa vì thương

mại điện tử là kênh tiếp thị hiệu quả ít tạo ra rác thải, các vật liệu dư thừa.
Thương mại điện tử góp phần tăng tốc chuỗi cung ứng, tiết kiệm thời gian và

-

nguồn lực.
Cải thiện hệ thống thông tin liên lạc
Công nghệ thông tin liên lạc còn khá mới mẻ trong ngành công nghiệp logistics
tại Việt Nam, đặc biệt là logistics xanh. Chỉ có 27,3% doanh nghiệp cho rằng
ITC là một trong các yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp quyết định thực hiện
logistics xanh. Sự mới mẻ và chưa phát triển của hệ thống ITC tại Việt Nam có
thể giải thích được vấn đề này. Hệ thống ITC ảnh hưởng đến mức độ xanh hóa
logistics tại Việt Nam. Có thể thấy, việc mới áp dụng cũng như chưa đồng bộ
trong việc áp dụng hệ thống khai báo hải quan điện tử giữa các doanh nghiệp


gây khó khăn và ít thuận tiện cho việc giải quyết các thủ tục thông quan hàng
hóa, từ đó làm chậm trễ chuỗi cung ứng.

Từ góc độ cơ sở hạ tầng, vật chất
Đối với ngành công nghiệp sản xuất hiện đại, tốc độ của chuỗi cung ứng sản phẩm là
một yếu tố vô cùng quan trọng – đây là điểm vượt trội định vị sự khác biệt cho doanh
nghiệp, cũng có thể là nhược điểm khó khắc phục. Tốc độ chuỗi cung ứng phụ thuộc ít
nhiều vào sự thông suốt của hoạt động logistics kết nối các thành phần trong chuỗi
cung ứng. Cơ sở hạ tầng logistics một phần quyết định độ thông suốt trong quá trình
cung ứng từ mắt xích này tới mắt xích khác, độ chính xác về thời gian chuyển thành
quả sản phẩm từ khâu này sang những khâu sản xuất – phân phối sau, từ đó mà quyết
định tốc độ hoạt động của chuỗi cung ứng. Đồng thời, sau khi đưa ra quyết định lựa
chọn xanh hóa khâu nào trong logistics, chất lượng cơ sở hạ tầng logistics là yếu tố
quyết định phương thức xanh hóa (tức là lựa chọn xanh hóa bằng cách nào) và mức độ

xanh hóa logistics (tức là xanh hóa được đến đâu).
Cơ sở hạ tầng còn kém, đường xá kém chật hẹp làm phương tiện vận tải hao mòn, ảnh
hưởng tới chất lượng hàng hoá, thời gian vận chuyển bị kéo dài. Cần đẩy mạnh, cải
thiện triệt để cơ sở hạ tầng. Xây dựng mở rộng đường thuỷ, đường bộ, đường không,
đường ống. Gần đây, các dự án xây dựng những tuyến đường cao tốc mới, đặc biệt là
hệ thống đường cao tốc trên cao dưới sự kiểm soát của Chính phủ và các Bộ đã giúp
các doanh nghiệp logistics của Việt Nam dễ dàng hơn trong việc vận chuyển hàng
hóa, từ đó rút ngắn được thời gian vận chuyển cũng như lượng nhiên liệu tiêu thụ. Bên
cạnh đó, điều này còn giải quyết được một phần hiện tượng ùn tắc nghiêm trọng tại
các tuyến đường giao thông so với trước đây, từ đó làm tăng mức độ xanh hóa của
hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng xanh.


Ngoài ra, cần phải xây dựng quy hoạch hệ thống kho bãi công tư hợp lý, phân bổ đều
trên khắp khu vực cả nước để tạo thành hệ thống dây chuyền tiếp nối hoàn hảo.
Từ góc độ người tiêu dùng
-

Sử dụng vật liệu xanh, bao bì xanh
Ý thức tốt về việc xử lý rác thải, xử lý đổi trả các sản phẩm có vấn đề.
Có thái độ, định hướng tốt trong việc sử dụng, lựa chọn các sản phẩm xanh.
Nhu cầu của người tiêu dùng sẽ là điểm bắt đầu thúc đẩy sự lan toả đến các
doanh nghiệp, nhà cung ứng.

Từ góc độ doanh nghiệp
-

Cải thiện chất lượng phương tiện vận tải, đầu tư vật chất kỹ lưỡng từ đầu, có

-


tầm nhìn lâu dài trong việc quản lý nguồn lực vật chất.
Áp dụng vận tải đa phương thức một cách chuyên nghiệp, hợp lý
Các doanh nghiệp nên kết hợp các đặc điểm của nhiều phương thức vận tải với
nhau, lựa chọn phương thức vận tải kết hợp tốt nhất trên cơ sở giảm ô nhiểm,
đạt hiệu quả vận tải, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường như kết hợp

-

vận tải đường sắt và đường biển, vận tải đường thủy nội địa và đường biển,….
Đào tạo nguồn nhân lực có hiểu biết tốt về tối ưu hoá chuỗi cung ứng theo
hướng thân thiện môi trường. Có kỹ năng, chuyên môn để áp dụng các kỹ thuật

-

mới trong quá trình sản xuất, cung ứng để tối ưu hoá.
Áp dụng các công nghệ tiên tiến. Muốn logistics xanh phát triển nhất thiết phải
đi kèm sự phát triển của công nghệ cao. Nếu các doanh nghiệp chỉ tập trung
vào quy trình sản xuất mà không đổi mới thì sẽ chỉ làm logisctics xanh ở cấp

-

thấp.
Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics nội địa và cả quốc tế, học
hỏi quy trình. Việc liên kết hợp tác lỏng lẻo không thể tối ưu hoá được chuỗi

-

cung ứng.
Sử dụng các nguồn vật liệu xanh, chú ý không những đầu ra mà phải đầu vào.

Việc yêu cầu quy chuẩn cao hơn về đầu vào sẽ tạo hiệu ứng tốt để các nhà cung

-

ứng, các đầu mối tự cải thiện sản phẩm vật liệu của mình.
Xây dựng hệ thống logistics tĩnh: Logistics động bắt đầu từ các nguyên liệu từ
thiên nhiên, thông qua bán các thành phẩm, sản phẩm được sản xuất và do bán
buôn, bán lẻ và lưu thông khác cho đến tay người tiêu dùng. Hệ thống logistics


tĩnh là hệ thống từ người tiêu dùng đến các nhà cung cấp hoặc các vật liệu khác
phục hồi tại thượng nguồn của kênh logistics. Xây dựng hệ thống logistics tĩnh
hoàn chỉnh để thúc đẩy sự phục hồi và sử dụng các chất thải khác nhau, bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên tái chế - tái tạo.



×