Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Mở bài mẫu văn 11 cô hằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.87 KB, 9 trang )

Cô Diễm Hằng
Tel: 091606561

Facebook: Trần Thị Diễm Hằng
Fanpage: Luyện thi Ngữ văn cùng cô Diễm Hằng

Hai đứa trẻ - Thạch Lam
Mở bài 1: Truyện của Thạch Lam không có chuyện. Truyện “Hai đứa trẻ”
cũng vậy. Chỉ có hai đứa trẻ từ Hà Nội chuyển về một phố huyện nghèo, trông coi
một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Chiều, hai chị em ngồi trên chiếc chõng tre ngắm
cảnh phố xá lúc hoàng hôn, rồi đêm đến, tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt, hai chị em
vẫn cố thức để đợi xem chuyến tàu đêm từ Hà Nội chạy qua rồi mới khép cửa hàng
đi ngủ. Thạch Lam muốn tránh lối viết tầm thường là hấp dẫn người đọc bằng cốt
truyện li kì, những tình tiết éo le, những cuộc tình mùi mẫn, hoặc là những xung
đột gay cấn hồi hộp. “Hai đứa trẻ” hấp dẫn người đọc bằng chất liệu thật của đời
sống. Cách lựa chọn chất liệu này gần với Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài (các
nhà văn hiện thực giàu tính nhân đạo), lại kích thích người đọc bằng những ước
mơ, hoài bão tốt đẹp. Tinh thần lãng mạn ấy gắn với các nhà văn Nhất Linh, Khái
Hưng, Hoàng Đạo. Thạch Lam có một lối văn nhẹ như cánh bướm đậu trên hoa.
Bức tranh bằng ngôn ngữ của ông có thể ví với tranh lụa chứ không phải sơn dầu.
Thạch Lam trước sau vẫn là một nhà văn lãng mạn. lãng mạn tích cực, đẹp.
Mở bài 2: Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học
Việt Nam giai đoạn 1930-1945, tác phẩm của ông mang một phong cách đặc biệt


Cô Diễm Hằng
Tel: 091606561

Facebook: Trần Thị Diễm Hằng
Fanpage: Luyện thi Ngữ văn cùng cô Diễm Hằng


thể hiện tài năng, sở trường sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Truyện ngắn Thạch Lam
không hấp dẫn bạn đọc bằng những chi tiết xung đột gay cấn, mà gây xúc động độc
giả bằng lối kể chuyện tâm tình, tâm sự về những cảnh đời, cảnh sống tối tăm, tù
túng, tội nghiệp. Đây cũng chính là nét nổi trội trong phong cách Thạch Lam, và
tác phẩm Hai đứa trẻ là một truyện tiêu biểu cho nét phong cách này.
Mở bài 3:
Nếu Thạch Lam là họạ sĩ,

Nếu Thạch Lam là nhạc sĩ,

Nếu Thạch Lam là nhà thơ,

Thật ra Thạch Lam có thể là cả ba, bởi nhà văn ấy ngắt câu bằng màu, chấm
câu bằng nốt nhạc, chuyển đoạn bằng hình ảnh. Thử ngắm và nghe bức tranh
Thạch Lam vẽ Nắng trong vườn, trong Hai đứa trẻ - một bức tranh rất tầm thường,
nhìn qua ta có cảm tưởng như ai cũng có thể viết được. Vậy mà bức tranh ấy còn in
mãi không phai trong lòng người đọc, bức tranh mà càng đọc, càng hình dung càng
cảm thấy đẹp không chỉ bởi những nét phác họa mà còn cả cái hồn, cái tình của tác
giả
Mở bài 4: Với Nguyễn Tuân, ông đã nhận xét về Thạch Lam bằng những
cảm nhận chân thật nhất “Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một
cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Dưới cái hình thức không những thoát
khỏi khuôn sáo cũ của cách hành văn đương thời mà lại có rất nhiều đức tính sáng
tạo ấy, văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn
nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc
sống hàng ngày” Tất cả cái hồn, cái tài của Thạch Lam đều được thể hiện qua từng
con chữ, từng hình ảnh trong Hai đứa trẻ. Nhưng thật kỳ lạ, dù tác giả đã vô cùng
tinh tế và khéo léo để tạo nên sự sắp xếp ngôn từ đầy tài hoa, vậy mà hình ảnh mà



Cô Diễm Hằng
Tel: 091606561

Facebook: Trần Thị Diễm Hằng
Fanpage: Luyện thi Ngữ văn cùng cô Diễm Hằng

Hai đứa trẻ dựng lên thật dung dị, cứ nhẹ nhàng đi vào những rung động của người
đọc.

Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
Mở bài 1: Trong trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, Nguyễn
Tuân nổi lên như một gương mặt tiêu biểu của mảng sáng tác văn xuôi với những
tác phẩm mang một phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Sáng tác của Nguyễn
Tuân dù là truyện ngắn, tiểu thuyết hay tuỳ bút, trước 1945, đều là tiếng nói của
một tâm hồn lãng mạn, một tài năng mẫu mực của nghệ thuật ngôn từ. Trong sự
nghiệp Nguyễn Tuân, tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” là một mốc son đậm
nét giúp người đọc hiểu và gần Nguyễn Tuân hơn, một Nguyễn Tuân tài ba, uyên
bác và làm chủ gần như tuyệt đối vốn tiếng Việt phong phú, dồi dào và đầy sáng
tạo. Tập truyện ngắn này của Nguyễn Tuân cũng là một thành tựu rực rỡ của văn
xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, hội tụ trong đó những yếu tố thẩm mỹ và
nguyên tắc sáng tác của phương pháp sáng tác này. Truyện ngắn “Chữ người tử tù”
là một trong số đó.

Mở bài 2: Có thể nói chủ đề của truyện ngắn Chữ người tử tù và vẻ đẹp của
nhân vật Huấn Cao đã được bộc lộ sáng ngời trong cảnh Huấn Cao cho chữ viên
quản ngục, bởi đây không đơn thuần là cảnh cho chữ, mà "đây là sự chiến thắng
của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự
nhơ bẩn, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ".
Mở bài 3: Nếu nhắc đến một nhà thơ nhìn đời bằng con mắt non xanh biếc
rờn, yêu cuộc sống khát khao hòa nhập, giao cảm với cuộc sống người ta nhớ ngay

đến nhà thơ Xuân Diệu thì nhắc đến một nhà văn tài hoa uyên bác thì không ai
khác chính là nhà văn Nguyễn Tuân. Nhà văn ấy suốt đời đi tìm cái đẹp và chính
quan niệm tích cực ấy đã khiến cho những tác phẩm của ông để lại nhiều ấn tượng
về tư tưởng thẩm mỹ. Tiêu biểu trong những tác phẩm tài hoa uyên bác ấy phải kể
đến tác phẩm Chữ người tử tù của ông.
Mở bài 4: Một nền văn học lớn là một nền văn học có nhiều phong cách,
một nhà văn lớn là một nhà văn xây dựng cho mình một phong cách riêng độc đáo.


Cô Diễm Hằng
Tel: 091606561

Facebook: Trần Thị Diễm Hằng
Fanpage: Luyện thi Ngữ văn cùng cô Diễm Hằng

Nguyễn tuân là một nhà văn như thế. Phong cách nghệ thuật nổi bật của ông chính
là tài hoa uyên bác và là một người suốt đời đi tìm cái đẹp. Chính bởi phong cách
ấy mà những tác phẩm của ông mang đậm sự tài hoa uyên bác. Đặc biệt là chữ
người tử tù, trong tác phẩm ấy ngoài nhân vật Huấn Cao ta cũng không thể nào
không nhắc đến nhân vật Viên quản ngục. Dưới ngòi bút tài hoa uyên bác, một bậc
phù thủy ngôn ngữ chẻ sợi tóc làm tư nhân vật ấy hiện lên cũng thật đáng chú ý.

Hạnh phúc một tang gia (Trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng
Mở bài 1: Hiếm có một người nào với vẻ ngoài nhút nhát và cuộc sống chỉn
chu như Vũ Trọng Phụng lại vang danh với thể loại phóng sự. Có thể nói, các tác
phẩm nổi tiếng như: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Lục xì... đã lột tả trần trụi
bộ mặt xã hội đương thời và qua đó khẳng định ngòi bút tài năng, sắc sảo của ông.
Trải những gian nan, thăng trầm từ tác phẩm và thân phận của chúng, hôm nay,
chúng ta đang dần nhìn nhận, đánh giá về ông, dù ở góc độ tình cảm hay thuần túy
học thuật, dù về đạo đức, lối sống, thái độ trước thời cuộc hay những đóng góp về

văn chương nghệ thuật, báo chí đều thấy nổi lên ở Vũ Trọng Phụng bản lĩnh nghệ
thuật dày dặn của một tài năng lớn. Và người đọc có thể thấy hết bản lĩnh nghệ
thuật ấy qua Số đỏ - đứa con tinh thần góp phần tạo nên tên tuổi của Vũ Trọng
Phụng. Và đoạn trích Hạnh phúc một tang gia là lát cắt chứa đựng những giá trị nội
dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.
Mở bài 2: Vũ Trọng Phụng là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam,
ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó tác phẩm Hạnh phúc của một tác
gia đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi nghệ thuật châm biếm sắc sảo của
tác giả. Hạnh phúc của một tang gia là tác phẩm để lại cho người đọc nhiều suy
nghĩ về một lối sống đang bị tha hóa, những con người lố bịch, tham lam, tác phẩm
là sự thể hiện sâu sắc của tác giả về nghệ thuật châm biếm, ở đây tác giả đã xây
dựng rất nhiều những tình huống nhằm tố cáo, và phê phán những thành phần
trong xã hội. Trong câu chuyện tác giả đã xây dựng nên tính cách của nhân vật.
Mỗi nhân vật mang một tính cách riêng, nhưng họ đều thể hiện tư tưởng chủ đề của
tác phẩm. Tác phẩm này sáng tác ra nhằm tố cáo, và phê phán những con người có
một lối suy nghĩ và hành động lai căng, họ làm lai tạp và làm mất đi bản sắc văn
hóa của dân tộc.


Cô Diễm Hằng
Tel: 091606561

Facebook: Trần Thị Diễm Hằng
Fanpage: Luyện thi Ngữ văn cùng cô Diễm Hằng

Mở bài 3: Các Mác từng nói “Để từ giã cái xấu xa, cái lạc hậu của thế giới,
con người có hai phương thức, một là nỗi xót xa, đau khổ, là giọt nước mắt, hai là
sự chê bai”. Nhà văn Vũ Trọng Phụng – một trong những cây bút của hiện thực
phê phán đã dựa trên nguyên tắc này để tạo nên tác phẩm Số đỏ. Trong tác phẩm,
ông đã dựng nên các chân dung trào phúng, hàng loạt các chi tiết, các tình huống

độc đáo mà đoạn trích Hạnh phúc tang gia là tiêu biểu hơn cả.

Chí phèo – Nam Cao
Mở bài 1: Nam Cao là đại biểu ưu tú của dòng văn học hiện thực phê phán.
Ông là cha đẻ của những tác phẩm tên tuổi : “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”…
trong đó Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao và cũng là kiệt tác của văn học hiện
thực phê phán. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo và con đường tha hóa của
người nông dân trước Cách mạng, Nam Cao đã khắc họa thành công tấn bi kịch bị
cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo mang đến cho bạn đọc bao niềm
xúc động sâu sắc.
Mở bài 2: Tình yêu là một hiện tượng đặc biệt và khá phức tạp của cuộc
sống con người, là đề tài nổi bật, hấp dẫn, không hề vơi cạn của văn học nhân loại.
Chính vì vậy trong văn chương, tình yêu là đề tài liên tục thu hút sự chú ý của giới
sáng tác, nghiên cứu, phê bình. Khuôn mặt của tình yêu tuỳ vào quan điểm thẩm
mỹ, văn hoá, xã hội của từng thời kỳ, của từng tác giả mà có những dạng tồn tại
khác nhau.Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao xưa và nay vẫn được xem là một
truyện ngắn tiêu biểu, xuất sắc của văn học sáng tác theo khuynh hướng hiện thực
phê phán. Tác phẩm được chú ý khai thác ở các khía cạnh tố cáo xã hội phi nhân
tính, sự áp bức của giai cấp thống trị, số phận con người bị tha hoá… nhiều hơn là
nhìn từ góc độ tình yêu.
Mở bài 3: Vào ngày này cách đây 99 năm, ngày 29/10/1915, nhà văn Nam
Cao - một trong những nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ
XX, đã chào đời.Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể
loại này. Đặc biệt, một số nhân vật trong các tác phẩm của Nam Cao trở thành
những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Và nhân vật
Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên là một trong số đó. Anh Chí hay Chí Phèo là
tên gọi mà mọi người vẫn nói về một hình tượng nhân vật đại diện cho số phận


Cô Diễm Hằng

Tel: 091606561

Facebook: Trần Thị Diễm Hằng
Fanpage: Luyện thi Ngữ văn cùng cô Diễm Hằng

người nông dân bị xã hội thực dân phong kiến đàn áp, biến dạng từ bần cùng hóa
đến lưu manh hóa.

Tràng giang – Huy Cận
Mở bài 1: Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng
đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930-1945. Ông vốn
quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005. Trước Cách
mạng tháng Tám, thơ ông mang nỗi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của
thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như: "Lửa thiêng", "Vũ trụ ca",
Kinh cầu tự". Nhưng sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc
quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân
lao động: "Trời mỗi ngày lại sáng", "Đất nở hoa", "Bài thơ cuộc đời"... Vẻ đẹp
thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện
khá rõ nét qua bài thơ "Tràng Giang". Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi
tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. Bài thơ được trích từ tập
"Lửa thiêng", được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng,
nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ
bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa
có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho
người đọc.
Mở bài 2: Mỗi ai khi đi xa đều mang trong mình chút hình chút bóng thân
thương của dòng sông quê hương. Đặc biệt đối với các nhà thơ, nhà văn, dòng
sông quê luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn, thôi thúc các nhà thơ
không thể kìm lòng mà phải viết. Một dòng sông “nước gương trong soi tóc những
hàng tre” trong thơ Tế Hanh, một con sông Đà trong tùy bút Nguyễn Tuân, một

dòng sông Hương êm đềm trong văn Hoàng Phủ…. Và chỉ khi đến với “Tràng
Giang” của Huy Cận, ta mới thấy hết được những gì đẹp nhất, thơ nhất nhưng cũng
chứa chan tình quê trong cảm thức của tác giả.
Mở bài 3: Năm 1940, tập thơ “Lửa thiêng” của Huy Cận xuất hiện như một
mảnh hồn đầy ảo não giữa trời thơ mới đang đi dần vào bế tắc. Điều được quan
tâm nhất là trong hồn thơ ảo não ấy, Huy Cận vẫn giữ được nét trong trẻo lạ
thường. Ngay từ khi mới “trình làng” tập thơ đã tạo được ấn tượng mạnh và thu hút


Cô Diễm Hằng
Tel: 091606561

Facebook: Trần Thị Diễm Hằng
Fanpage: Luyện thi Ngữ văn cùng cô Diễm Hằng

mọi sự chú ý, khiến người ta phải thốt lên rằng: “Huy Cận là nhà thơ của nỗi khắc
khoải không gian”. Riêng đối với bài thơ “Tràng giang” thì không gian đã trở
thành nỗi ám ảnh dai dẳng lạ thường.
Mở bài 4: Có lẽ thiên nhiên đẹp và bao la đại ngàn luôn làm khuấy động nỗi
lòng và tâm thức con người, nó khuấy sâu thẳm vào lòng người khiến nỗi sầu càng
sầu hơn, vì vây việc dùng vẻ đẹp bao la của thiên nhiên để bày tỏ tâm trạng đã
được rất nhiều thi sỹ sử dụng trong thơ trung đại.Nhưng Huy Cận đã tiếp thu
phong vị đó vào tác phẩm “Tràng Giang” của mình, phổ thêm những nét mới lạ
của thơ hiện đại; qua đó, Huy Cận đã tạo nên cho người đọc những ấn tượng về
không gian của tác phẩm
Mở bài 5: “Ðời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề
sâu.Nhưng càng đi sâu, càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu
trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan
Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền,
điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy

Cận.” Đó là những gì Hoài Thanh nhận xét về Huy Cận – một trong những tên tuổi
bậc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Và “hồn ta” mà nhà phê bình Hoài Thanh
nhắc đến phải chăng chính là vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô
đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với đời và lòng yêu quê hương
đất nước tha thiết trong bài thơ Tràng giang.

Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
Mở bài 1: Trong số các thi nhân thời Thơ mới (1932-1945) có lẽ không mấy
người có số phận ai oán, nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử. Vận mệnh cay đắng của thi
sĩ như được tiên báo trước qua ý nghĩa từng bút danh mà người con gần cả cuộc
đời gắn bó với vùng đất Quy Nhơn đầy nắng và gió đã mang trước đó: Phong Trần
(gió bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt), Hàn Mặc Tử (người đi trong màn lạnh).
Người thơ ấy với nỗi lòng quặn thắt “trải niềm đau trên giấy mong manh” ấy để lại
cho đời nhiều thi phẩm bất hủ, trong đó có Đây thôn Vĩ Dạ.
Mở bài 2: Ai đã từng sinh ra và lớn lên trên cõi đời này mà không biết đến
“lời rao trăng” nổi tiếng ấy của một nhà thơ cũng rất nổi tiếng trong những năm ba
mươi của thế kỉ XIX, vâng đó chính là Hàn Mặc Tử – một tên tuổi mãi mãi in đậm


Cô Diễm Hằng
Tel: 091606561

Facebook: Trần Thị Diễm Hằng
Fanpage: Luyện thi Ngữ văn cùng cô Diễm Hằng

trong tấm lòng đọc giả. Ông là “một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại, đau
đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt”.
Ông “đã tạo ra cho thơ mình một thế giới nghệ thuật điên loạn, ma quái và xa lạ
với cuộc đời thực”. Có lẽ vì vậy mà trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh và
Hoài Chân đã xếp Hàn Mặc Tử vào nhóm thơ “kì dị” cùng với Chế Lan Viên. Tuy

vậy, bên những dòng thơ điên loạn ấy, vẫn có những vần thơ trong trẻo đến lạ
thường. “Đây thôn Vĩ Dạ” trích trong tập “Thơ Điên” là một bài thơ như thế. Đây
chính là sản phẩm của nguồn thơ lạ lùng kia – là một lời tỏ tình với cuộc đời của
một tình yêu tuyệt vọng, yêu đơn phương nhưng ẩn bên dưới mỗi hàng chữ tươi
sáng là cả một khối u hoài của tác giả. Bài thơ còn là tình yêu thiên nhiên, yêu con
người Vĩ Dạ một cách nồng cháy – nơi chất chứa biết bao kỉ niệm và luôn sống
mãi trong hồi tưởng của ông. Chính vì thế đọc bài thơ này ta thấy được một
phương diện rất đẹp của tâm hồn nhà thơ.

Từ ấy – Tố Hữu
Mở bài 1: Tố Hữu là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Trải qua
một khoảng thời gian dài hơn nửa thế kỷ, tiếng thơ ông đã có tác động sâu xa đến
tư tưởng và tình cảm của độc giả nhiều thế hệ. Con đường thơ ấy là hành trình đi
tìm và bắt gặp sự kết hợp diệu kỳ giữa Cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật thơ
ca.Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận không thể thiếu trong vốn
văn hóa tinh thần của quần chúng Cách mạng. Từ góc nhìn, thời điểm khác nhau,
sẽ phát hiện những tầng ý nghĩa khác nhau của kho tàng nghệ thuật ấy. Có thể đôi
chỗ còn thô ráp, thiếu sự gọt dũa cần thiết hoặc ồn ào, sáo mòn. Nhưng trên đại
thể, bằng quan điểm cụ thể lịch sử và lập trường Cách mạng, hoàn toàn có thể
khẳng định: thơ Tố Hữu là một giá trị. Tất nhiên, nó sẽ bất tử. Và Từ ấy là một
trong số đó. Tố Hữu là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Trải qua một
khoảng thời gian dài hơn nửa thế kỷ, tiếng thơ ông đã có tác động sâu xa đến tư
tưởng và tình cảm của độc giả nhiều thế hệ. Con đường thơ ấy là hành trình đi tìm
và bắt gặp sự kết hợp diệu kỳ giữa Cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật thơ ca.
Trong Từ ấy, không chỉ có tiếng chim rộn rã và hương hoa của niềm vui vừa bắt
gặp lý tưởng, mà còn có lời an ủi, động viên chân tình đối với những số phận bất
hạnh. Và sau cùng, nhân danh cách mạng, Từ ấy là tiếng thét đầy hờn căm, là hồi


Cô Diễm Hằng

Tel: 091606561

Facebook: Trần Thị Diễm Hằng
Fanpage: Luyện thi Ngữ văn cùng cô Diễm Hằng

kèn xung trận thôi thúc mọi người xông lên, vào trận chiến mất còn với kẻ thù để
giành lại quyền sống.
Mở bài 2: Tố Hữu xuất thân trong gia đình tiểu tư sản. Từ ấy là bài thơ ghi
nhận kỉ niệm củ Tố Hữu khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Bài thơ có nghĩa
mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, nó là tuyên ngôn
về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của
nhà thơ.- Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập Từ ấy. Bao trùm lên toàn bộ
sáng tác thơ của Tố Hữu là vì lý tưởng cách mạng, vì cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì lương tâm, chính nghĩa, công lý và lẽ
phải trên đời.. Và một trong những giá trị tiêu biểu của thơ Tố Hữu là tính hướng
thiện được biểu lộ vừa thầm kín, tinh tế, vừa sâu sắc, đậm đà.
Mở bài 3: Tố Hữu là nhà thơ cách mạng mang tâm hồn tràn đầy lí tưởng đấu
tranh bảo vệ cho dân tộc, cho đất nước. Những vần thơ của ông luôn đồng hành với
từng chặng đường phát triển của cách mạng dân tộc. Do đó, cái tôi trong hồn thơ
Tố Hữu cũng luôn song hành với lí tưởng cộng sản. Song, cái tôi ấy lại có xuất
phát điểm từ cái tôi chung của phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932-1945. Chính vì
vậy, cái tôi trong thơ Tố Hữu mang màu sắc của nhiều sự kết hợp hài hòa giữa các
yếu tố của cái tôi cá nhân và cái ta cộng đồng, giữa sự ảnh hưởng trữ tình từ phong
trào Thơ Mới và sự tiếp cận chính trị với lí tưởng cách mạng…Qua đó, bài thơ “Từ
ấy” của Tố Hữu thể hiện sự kết tinh tinh hoa vừa sóng sánh chất chung của phong
trào Thơ Mới và cũng vừa đậm đặc chất riêng của hồn thơ Tố Hữu.




×