Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tác phẩm kinh điển quan điểm của lênin về tổ chức xây dựng và quản lí nhà nước trong tác phẩm “những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết” và vận dụng của đảng ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.94 KB, 41 trang )

2PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nhìn lại quá khứ đầy máu và nước mắt của một quốc gia trong gần hai
thế kỉ vừa qua đã có lúc bị xoá tên trên bản đồ thế giới, làm sao không tự hào
về bản lĩnh mới và vị thế mới ngày nay của đất nước ta giành được.
Nhìn vào tầm vóc cuộc đua tranh, nước ta có vị thế tham gia và chấp
nhận tham gia, làm sao tránh khỏi giây phút ngỡ ngàng. Chính điều này đòi
hỏi mỗi người Việt Nam chúng ta phải tự nhìn nhận lại chính mình trước khi
bước vào “cuộc chiến” lần đầu tiên đối mặt. “Cuộc chiến” xoá bỏ số kiếp
nước nghèo và chấn hưng đất nước, “cuộc chiến” lớn nhất so với tất cả những
gì đất nước ta đã trải qua, giành lấy chỗ đứng xứng đáng trong cộng đồng thế
giới hiện đại.
Công cuộc xây dựng xã hội mới của đất nước ta diễn ra trong bối cảnh
thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc. Trước những thời cơ và thách thức của thời
đại, chúng ta càng phải đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác –Lênin, từ đó luận
giải cách mạng Việt Nam, rút ra những bài học cho viêc hoạch định và thực
thi những giải pháp phát triển đất nước.
Từ sau Đại hội đảng bộ của Đảng lần thứ VI (1986) chúng ta đã xác
định được là: Việt Nam đang trrong thời kì tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì thế,
những vấn đề của đường lối, chính sách và cơ chế quản lí kinh tế mà đảng và
nhà nước ta đã và đang đề cập đều đặt trên cơ sở vận đụng học thuyết Mác –
Lênin.
Trong bối cảnh đó, thế hệ tuổi trẻ, thanh niên nước nhà phải được tìm
hiểu về chủ nghĩa Mác – Lênin, nhất là sinh viên chính trị học phải được nhận
thức một cách sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lênin.
Phát triển để chấn hưng đất nước đòi hỏi nhiều nhất trí tuệ, công sức, ý
chí đồng tâm hiệp lực, sự thực hiện tốt nhất công bằng – dân chủ - văn minh,
tất cả để phát huy tối ưu mọi nguồn lực bên trong và tranh thủ tốt nhất mọi

1



nguồn lực bên ngoài cho phát triển, tất cả phải bắt đầu từ phát huy tối ưu khả
năng, phẩm chất và quyền năng của từng con người trong công đồng xã hội,
để mỗi con người được tự do phát huy tối đa khả năng và khối óc của chính
bản thân mình đem hết công sức để chân hưng đất nước vì chính mình vì đất
nước, hài hoà được lợi ích của chính mình và của đất nước. Từ đó ta thấy
rằng, một trong những nhiệm vụ quyết định công cuộc chấn hưng đất nước
thành hay bại là nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản lý nhà nước đã được
Lênin trình bày trong tác phẩm “ Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền
Xô- viết” đã được Đảng ta vận dụng một cách sáng tạo trong công cuộc khôi
phục phát triển đất nước và đã đạt được những thành tựu đáng kể được thực
tiễn qua hơn 20 năm đổi mới chứng minh là đúng đắn. Và trong giai đoạn
hiện nay thì tư tưởng đó của Lênin vẫn giữ nguyên giá trị. Nhằm đi sâu tìm
hiểu nên tôi chọn đề tài” Quan điểm của Lênin về tổ chức xây dựng và quản
lí nhà nước trong tác phẩm “những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền
Xô- viết” và vận dụng của đảng ta”
2.Tình hình nghiên cứu đề tài.
Tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết” có
giá trị lí luận và thực tiễn vô cùng to lớn, nó có sức sống lâu bền về thời gian.
Về nhiệm vụ tổ chức và xây dựng quản lí đất nước trong tác phẩm đã có
nhiều công trình nghiên cứu và nhiều bài viết đã được đề cập. Có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu
1. Phan Thượng Hiền “Giới thiệu tác phẩm của Lênin: “Những nhiệm
vụ trước mắt của chính quyền Xô viết”, Nxb Sự thật Hà nội, năm 1986.
2. Giáo sư tiến sĩ A.G.Cu.ti.Cốp: “Giới thiệu tác phẩm của V.I.Lênin”
những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết”, Nxb Sự thật, năm 1981.
3. Giới thiệu tác phẩm của C.Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí
Minh vè xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Nxb CTQG, H, 1999.
4. “Quan điểm chính trị trong một số tác phẩm kinh điển Mác – Lênin”
Nxb, CTQG, H, 2008.

2


Ngoài ra còn một số bài viết về tư tưởng quản lý nhà nước của Lênin
đăng trên các tạp chí, Website. Tuy nhiên, việc nghiên cứu hoàn chỉnh, có hệ
thống, thể hiện một cách nhìn bao quát, sâu sắc về nhiệm vụ tổ chức và xây
dựng quản lí nhà nước còn ở những góc độ khác nhau. Vì vậy, trong quá trình
thực hiện tiểu luận, tác giả đã cố gắng xem xét, lựa chọn tài liệu để có một
cách nhìn tổng quát về nhiệm vụ tổ chức xây dựng quản lí nhà nước trong tác
phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết” của V.I.Lênin.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.
Trong tiểu luận này tác giả đã không đi sâu khai thác toàn bộ tư tưởng
của Lênin trong tác phẩm mà chỉ đi sâu vào tìm hiểu nội dung của nhiệm vụ
tổ chức xây dựng và quản lí nhà nước trong tác phẩm, qua đó thâý được ý
nghĩa thực tiễn và vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài phải làm tốt những nhiệm vụ sau:
- Nêu được hoàn cảnh ra đời và mục đích của nhiệm vụ tổ chức xây
dựng và quản lí nhà nước.
- Chỉ rõ nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản lí đất nước.
- Chỉ rõ nội dung cơ bản của nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản lí
đất nước.
- Nêu được những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lí
đất nước.
- Đánh giá giá trị thực tiễn của tác phẩm. Từ đó vận dụng vào tình hình
Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để làm sáng tỏ nội dung và bảo đảm tính khoa học của đề tài. Tiểu luận
được thực hiện theo phương pháp luận mác xít và chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp
logic, lịch sử, phân tích tổng hợp, hệ thống phân tích, đánh giá những vấn đề

có liên quan.
5. Ý nghĩa của đề tài.
3


Đề tài có thể dùng làm tài liệu cho việc học tập môn “Tác phẩm MácLênin về chính trị”, giúp tác giả nhận thức và hiểu rõ nhiệm vụ tổ chức và xây
dựng quản lý nhà nước.
6. Kết cấu của đề tài
Tiểu luận gồm ba phần:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung (gồm 3 chương )
Chương I: Hoàn cảnh ra đời tác phẩm và mục đích của nhiệm vụ tổ
chức xây dựng và quản lý Nhà nước.
Chương II: Tư tưởng của Lênin về nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản
lý nhà nước trong tác phẩm “ Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô
Viết”.
Chương III: Gía trị thực tiễn của tác phẩm và vận dụng tư tưởng của
Lênin về nhiệm vụ tổ chức và quản lý đất nước trong công cuộc đổi mới ở
nước ta hiện nay.
- Phần kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo.

4


PHÇN NéI DUNG
CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI TÁC PHẨM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA
VIỆC TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC XÔ VIẾT
SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI
1.1. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

Chiến tranh thế giới chống nước Nga (do đế quốc Đức phát động) làm
cho tình hình kinh tế, chính trị thêm căng thẳng. Vì vậy, cách mạng tháng
Mười nổ ra(25-10 lịch cũ, 7-11 lịch mới) thì cách mạng phải giải quyết hai
nhiệm vụ: Giành chính quyền trong cả nước và chấm dứt chiến tranh với Đức.
Đến tháng 3 năm 1918 thì cả hai nhiệm vụ này được gíải quyết. Tháng
2/ 1918, chính quyền Xô Viết được thiết lập trên toàn Liên Xô và ngày
3/3/1918 đã ký hoà ước Bret- li- tốp – xcô với Đức. Sau khi ký hoà ước với
Đức, nước Nga Xô- Viết chỉ được một thời gian hoà bình ngắn ngủi, nhưng
không chắc chắn. Lênin biết rất rõ điều đó. Tuy giai đoạn này rất ngắn ngủi
nhưng rất quý giá đối với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trong tác
phẩm Lênin chỉ rõ “Chúng ta phải dốc hết sức lực ra để lợi dụng thời gian
tạm ngừng chiến tranh mà thời cơ đã đưa lại cho chúng ta để hàn gắn những
vết thương cực kỳ trầm trọng do chiến tranh gây ra cho toàn bộ cơ thể xã hội
nước Nga, và để phát triển nền kinh tế nước nhà, nếu không thì không thể nào
nói đến tăng cường khă năng quốc phòng…”1Tại sao thời kỳ hoà bình của
nước Nga Xô Viết lại mỏng manh? Vì ở phía Đông cũng như phía Tây, bọn
phản động luôn luôn dòm ngó trước tình trạng suy yếu của nước Nga, bất kỳ
lúc nào cũng có thể gây chiến tranh chống nhà nước Xô- Viết non trẻ, Lênin
cũng chỉ rõ: “ Thời gian hoà bình của nước Nga tuy ngắn ngủi, nhưng thực tế
chứ không phải trên giấy, nước Nga có hoà bình là đối tượng tranh giành
giữa các thế lực đế quốc. Lúc ấy ở Châu Âu vẫn đang chiến tranh nhưng bất
kỳ lúc nào bọn đế quốc ngừng chống nhau để tập hợp chống nước Nga XôViết. Ở phía Đông thì, như Lênin đã chỉ rõ “cuộc cạnh tranh đế quốc giữa
1

V.I.lênin, Toàn tập, Tập 36, Nxb Tiến bộ, tr.204

5


Nhật và Mỹ, nhằm thống trị Thái Bình Dương và vùng duyên hải Thái Bình

Dương”2, song cuộc cạnh tranh ấy vẫn có thể dừng lại để tâp trung vào chống
Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Hiểu rõ tình thế ấy, Lênin
nhấn mạnh: “Chúng ta phải lợi dụng thời gian tạm ngừng chiến tranh để hàn
gắn những vết trương cực kỳ trầm trọng trên cơ thể lại để tập trung vào
chống nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. nước Nga”. Người
còn nhấn mạnh: “Nếu không thực hiện được nhiệm vụ khôi phục và phát triển
kinh tế thì không thể nói đến khả năng tăng cường quốc phòng của nước
Nga”3.Một nguyên nhân khác mà Lênin cũng nhấn mạnh là nếu không khôi
phục và phát triển kinh tế vững mạnh thì không thể ủng hộ, giúp đỡ các cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra ở các nước Tây Âu.
Sự chống phá nước Nga lúc đó không chỉ có bọn đế quốc bên ngoài, mà
còn có cả bọn phản động trong nước nữa. Bọn xã hội cách mạng và bọn Men-sêvích. Vả lại, tình hình kinh tế trong nước lại đang gặp rất nhiều khó khăn.
Trước tình hình này, Nhà nước Xô- Viết phải huy động toàn dân để
khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng những cơ sở vật chất đầu tiên của
chủ nghĩa xã hội. Việc thực hiện những nhiệm vụ ưu tiên này đòi hỏi phải có
kế hoạch chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn củng cố những thắng lợi
đã đạt đuợc ở mặt trận và xây dựng kinh tế. Cuộc đấu tranh để thực hiện
những nhiệm vụ đó không phải chỉ chống bọn đế quốc, bọn phản động, bọn
Mensêvich mà cả các phần tử cánh tả trong Đảng. Bọn xã hội cách mạng, bọn
Mensêvich chỉ trích cương lĩnh của Đảng, bảo những người Bônsêvich là
“Thoả hiệp với tư sản, bán rẻ lợi ích của giai cấp công nhân”. Còn những
phần tử phái “tả”cũng không đồng tình với kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã
hội của Lênin. Có lẽ đồng chí Xuvôrốp đã nói, nên ở đây tôi chỉ xin đề cập
những ý kiến bất đồng về kinh tế.
Trước hết, những phần tử phái “tả” không hiểu được sự tất yếu khách
quan của thời kỳ quá độ. Họ cho rằng, ngay ngày thứ hai của cách mạng xã
2
3

Sdd: trang 204

Sđd,trang 204

6


hội chủ nghĩa là đã có cách mạng xã hội chủ nghĩa rồi. Chính vì vậy họ không
hiểu hết được những nhiệm vụ đảng phải giải quyết trong thời kỳ quá độ, từ
đó không thấy được tính chất phức tạp của những nhiệm vụ ấy.
Họ không hiểu được những vấn đề về chủ nghĩa xã hội Nhà nước, họ
phản đối đảng sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước. Nhưng trong tác phẩm
“Bàn về thuế lương thực”, Lênin đã nêu rõ ràng, Chủ nghĩa tư bản Nhà nước
hoàn toàn không đáng sợ, bởi vì chúng ta nắm được chính quyền và chúng ta
nắm được các mạch máu kinh tế. Người chỉ rõ rằng kẻ thù đáng sợ của
nước Nga không phải là chủ nghĩa tư bản nhà nước mà là thế lực tự phát tư
bản chủ nghĩa.
Các phần tử phái “tả” không muốn sử dụng chuyên gia tư sản, phản đối
nguyên tắc khuyến khích vật chất, phản đối hình thức trả lương khoán. Tóm
lại, họ phản đối việc sử dụng những quy luật khách quan của kinh tế xã hội
chủ nghĩa.
Họ cho rằng việc sử dụng chuyên gia tư sản sẽ mất lập trường giai cấp.
Nói cách khác, họ chống lại kỷ luật xã hội chủ nghĩa mà chính họ là những
người vô chính phủ.
Những tác phẩm của Lênin: “Những nhiệm vụ trước mắt của chính
quyền Xô Viết …” hay “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa
tư bản” hay các tác phẩm khác, Người đều viết theo yêu cầu của những nhiệm
vụ cua cách mạng và nhừng hoạt động của Đảng, cụ thể ở đây là yêu cầu của
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mà ban chấp hành Trung ương sẽ thông
qua. Tại hội nghị Trung ương họp ngày 31/3/1918 Lênin đã nhận định rằng:
hiện nay việc giành chính quyền đã hoàn thành trên cả nước và nước Nga bắt
đầu xây dựng cơ sở kinh tế, chính vì vậy phải sử dụng, thu hút những người

am hiểu, có tri thức vào công cuộc xây dựng khôi phục kinh tế. Các đồng chí
hiểu rất rõ rằng ở những nước lạc hậu, trong giai đoạn đầu của cách mạng thì
vấn đề cán bộ chuyên môn quan trọng nhường nào. Đối với nước Nga trông
chờ viện trợ từ bên ngoài.
7


Trong phiên họp ngày 31/3 của Ban chấp hành Trung ương đã có rất
nhiều ý kiến khác nhau không đi đến ý kiến thống nhất. Trong phiên họp ngày
4/4, Lênin đã trình bày kế hoạch xây dựng kinh tế của mình để bác lại chương
trình của những người “tả khuynh” chống lại kịch liệt ngay cả trên báo chí. Vì
vậy, trong tác phẩm của mình, Lênin đã trình bày bằng những lời lẽ rất mạnh
mẽ, sâu sắc, nhằm làm nổi bật tính khách quan. Chính thời kỳ này, việc giải
quyết vấn đề ai thắng ai? được đặt ra. 7/4, tại một phiên họp, Lênin lại nhấn
mạnh rằng nước Nga đang trải qua một thời kỳ mới.
Lúc đó, Ban chấp hành Trung ương đã giao cho Lênin vạch ra những
nhiệm vụ trong tình hình hiện tại, đó chính là luận cương “Những nhiệm vụ
trước mắt của chính quyền Xô Viết”. Ngày 28/4/1918, tác phẩm này được
công bố trên báo chí. 29/4, Lênin báo cáo luận cương ấy ở Ban chấp hành
Trung ương toàn Nga, Người nêu ra sáu luận điểm về những nhiệm vụ
trước mắt của Chính quyền Xô Viết” để Ban chấp hành trung ương toàn
Nga thảo luận.
Luận cương được ban chấp hành trung ương thông qua ngày 3/5/1918.
Tác phẩm trở thành văn kiện chính thức, có lời nói đầu, 8 chương và phần kết
luận. Hai chương đầu của tác phẩm nói về những nhiệm vụ của nước Nga sau
khi giành được chính quyền. Chương 3,4,5,6 cụ thể hoá những nhiệm vụ của
chính quyền Xô Viết. Ở các chương 7, 8 và phần kết luận, Lênin đề cập đến
kỷ luật và chuyên chính vô sản. Như vậy, tác phẩm không thuần tuý về kinh
tế. Nó đề cập đến nhiều chức năng của chuyên chính vô sảnvà trước hết là đề
cập đến nhiệm vụ kinh tế.

1. 2 Mục đích của việc tổ chức xây dựng vả quản lý Nhà nước Xô
Viết sau cách mạng tháng Mười.
Tổ chức xây dựng và quản lý nhà nước theo chủ nghĩa xã hội. Mặc dù
nhiệm vụ này được giải quyết ngay sau khi cách mạng vừa thành công, nhưng
chừng nào mà sự “kháng cự của bọn bóc lột còn mang hình thức nội chiến
công khai”, thì chừng đó nhiệm vụ tổ chức, xây dựng và quản lý “chưa thể trở
8


thành nhiệm vụ chủ yếu, trung tâm được”, không thể trở thành lĩnh vực trọng
yếu nhất và thành “nhiệm vụ hàng đầu trong các nhiệm vụ khác” của cách
mạng xã hội chủ nghĩa được.
Sau khi chính quyền Xô Viết được thiêt lập trên toàn đất nước và hoà
ước Brét đã được ký kết, vào khoảng giữa ngày 23 và 18/3/1918, V.I.Lênin
nói rằng hiện nay, nhiệm vụ khắc phục và đè bẹp sự phản kháng của bọn bóc
lột là nhiệm vụ quản lý nhà nước. Nhiệm vụ đó đặt ra trước Đảng Bônsêvich
Nga là Đảng đã“giành được nước Nga từ trong tay bọn nhà giàu để giao lại
cho những người nghèo, từ trong tay bọn bóc lột để giao lại cho những người
lao động”4
Nhiệm vụ tổ chức, quản lý là một nhiệm vụ khó khăn nhất, bởi vì “vấn
đề là phải tổ chức theo phương thức mới những cơ sở sâu xa nhất, những cơ
sở kinh tế của đời sống hàng chục và hàng chục triệu con người” 4. Trong lịch
sử thế giới, đây là lần đầu tiên một đảng xã hội chủ nghĩa đã có thể hoàn
thành được về căn bản việc giành chính quyền và đè bẹp bọn bóc lột, đã có
thể trực tiếp bắt tay vào việc giải quyết nhiệm vụ quản lý và muốn quản lý
được tốt, thì ngoài cái tài biết thuyết phục, biết chiến thắng còn cần phải biết
tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn nữa. Trước đây, người ta đã không thể đặt
những phương pháp quản lý lên hàng đầu thay cho những phương pháp trấn
áp, cũng còn là vì không phải người ta bẩm sinh ra là đã có được nghệ thuật
quản lý rồi mà phải trải qua kinh nghiệm mới có được.

Lênin nói phải giải quyết nhiệm vụ này ngay từ ngày thứ hai của cách
mạng. Người giải thích, sở dĩ khi đó chưa coi nhiệm vụ quản lý nước Nga là
nhiệm vụ số một vì, sự phản kháng của kẻ thù còn công khai nổ ra như một
cuộc nội chiến. Bây giờ nhiệm vụ thứ ba mới trở thành nhiệm vụ trung tâm,
hàng đầu. Đảng Bônsêvich đã thuyết phục được nước Nga, giành được chính
quyền về tay nhân dân lao động, bây giờ phải quản lý lấy nó. Nhiệm vụ khó
khăn nhất trong thời kỳ này là chuyển từ nhiệm vụ thuyết phục nhân dân, trấn
áp bọn bóc lột sang nhiệm vụ quản lý. Những người cách mạng phải giải
4

Sđd, trang 209

9


quyết xứng đáng nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và vĩ đại nhất này. Bởi vì,
đây là nhiệm vụ tổ chức cuộc sống, tổ chức lao động theo kiểu mới cho hàng
trăm triệu con người. “Đó là nhiệm vụ cao cả nhất vì chỉ sau khi đã thực hiện
được nhiệm vụ ấy… thì mới có thể thấy rằng nước Nga không những đã trở
thành một nước cộng hoà Xô Viết, mà còn là một nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa nữa”5.
Như vậy, nhiệm vụ cơ bản là nhiệm vụ quản lý.
Vậy quản lý có nghĩa là gì?
Lênin đã giải thích trong chương 3,4,5,6. Trong sơ thảo đầu của tác
phẩm, Người viết rằng: hiện nay… “ Nhiệm vụ quản lý nhà nước trước hết
được quy lại thành nhiệm vụ thuần tuý kinh tế, hàn gắn những vết thương do
chiến tranh gây ra trên đất nước, khôi phục lại các lực lượng sản xuất, tổ
chức công tác kiểm kê và kiểm soát đối với sản xuất và phân phố sản phẩm;
nâng cao năng suất lao động, nói tóm lại nhiệm vụ đó được quy thành nhiệm
vụ tổ chức lại nền kinh tế”.

Để thực hiện nhiệm vụ này, có một vấn đề quan trọng là sử dụng
chuyên gia tư sản. Những người phái “tả” vu cáo Lênin trong việc sử dụng
chuyên gia tư sản là “phản bội” và “bán rẻ lợi ích giai cấp công nhân”. Trong
chương 3 của tác phẩm này, lênin đã chỉ ra tính đặc thù của đấu tranh giai cấp
từ 3/1918 là giai cấp tư sản phản động chưa bị đánh gục hẳn hay nói cách
khác chúng ta chưa hoàn toàn đè bẹp được chúng. Vì vậy phải chuyển từ
nhiệm vụ tước đoạt giai cấp tư sản sang nhiệm vụ mới, nhiệm vụ làm cho giai
cấp tư sản không thể phục hồi, sinh sôi được. Nhiệm vụ này khó khăn phức
tạp hơn nhiều, nếu ta chưa làm được thì chưa thể có Xã hội chủ nghĩa.
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ NHIỆM VỤ TỔ CHỨC
XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM
“NHỮNG NHIỆM VỤ TRƯỚC MẮT CỦA CHÍNH QUYỀN XÔ VIẾT”
2. 1 Nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản lý đất nước.
5

Sđd, trang 210

10


Sau cách mạng tháng Mười, nhiệm vụ này đã được đề ra nhưng lúc đó
còn phải tập trung đập tan sự phản kháng của giai cấp tư sản, nên chưa trở
thành nhiệm vụ trung tâm. Ngày nay, trước tình hình mới thì nhiệm vụ tổ
chức quản lý đất nước trở thành nhiệm vụ chủ yếu. Do đó, phải làm cho mọi
người hiểu rõ những đặc điểm của bước chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là thuyết
phục nhân dân và dùng lực lượng quân sự trấn áp bọn bóc lột sang nhiệm vụ
chủ yếu là quản lý. Theo Lênin, trong ba nhiệm vụ của cách mạng Xã hội chủ
nghĩa: Thuyết phục, trấn áp và tổ chức quản lý thì nhiệm vụ tổ chức quản lý là
nhiệm vụ khó khăn nhất và cao cả nhất.
2.1.1 Đây là nhiệm vụ khó khăn

Lênin nói phải giải quyết nhiệm vụ này ngay từ ngày thứ hai của cách
mạng. Người giải thích, sở dĩ khi đó chưa coi nhiệm vụ quản lý nước Nga là
nhiệm vụ số một vì, sự phản kháng của kẻ thù còn công khai nổ ra như một
cuộc nội chiến. Bây giờ, nhiệm vụ quản lý là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu.
Đảng Bônsêvich đã thuyết phục được nước Nga giành được chính quyền về
tay nhân dân lao động, bây giờ phải quản lý lấy nó. Nhiệm vụ khó khăn nhất
trong thời kỳ này là chuyển từ nhiệm vụ thuyết phục nhân dân, trấn áp bọn
bóc lột sang nhiệm vụ quản lý. Phải tổ chức một nền sản xuất theo phương
thức mới, phải đi tới những gì sâu xa nhất, tổ chức cuộc sống, tổ chức lao
động theo kiểu mới cho hàng trăm triệu con người. Đây là việc làm đầu tiên
của một đảng bắt tay vào tổ chức quản lý một đất nước, tổ chức làm ăn để đưa
nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Trước đây, sản xuất mang
tính chất hành chính, mệnh lệnh, thì nay quản lý mang tính chất kinh tế, phải
tính đến hiệu quả kinh tế.
2.1.2 Đây là nhiệm vụ cao cả.
Nhiệm vụ tổ chức quản lý đất nuớc là nhiệm vụ cao cả vì khi hoàn
thành nhiệm vụ này trên những nét cơ bản thì mới có thể thấy rằng, nước Nga
không thể trở thành một nước cộng hoà Xô Viết, mà còn là một nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết.
11


Muốn hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn và cao cả này thì phải làm
cho mọi người thấy rõ sự khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản và cách
mạng vô sản.
Trong cách mạng tư sản thì hình thức bóc lột mới thay cho hình thức
bóc lột cũ, vì chủ nghĩa tư bản hình thành từ trong lòng xã hội phong kiến. Và
cách mạng tư sản nổ ra là kết thúc bước quá độ của chế độ phong kiến lên chủ
nghĩa tư bản.
Đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa, phải xoá bỏ hoàn toàn mọi hình

thức bóc lột. Chính vì vậy, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không thể có
trong lòng xã hội tư bản, chủ nghĩa tư bản chỉ chuẩn bị tiền đề vật chất cho
chủ nghĩa xã hội về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, chứ không phải
của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa chỉ hình thành tự
giác sau khi đã giành được chính quyền. Nói cách khác, xây dựng nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa là tiếp tục sự nghiệp của cuộc cách mạng vô sản.
Nói về sự khác nhau giữa hai cuộc cách mạng, Lênin chỉ rõ vai trò của
quần chúng trong hai cuộc cách mạng nay hoàn toàn khác nhau.
Trong các cuộc cách mạng tư sản, quần chúng chỉ tham gia xoá bỏ chế
độ cũ. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa quần chúng lao động không chỉ phá
bỏ chế độ xã hội cũ, mà cơ bản nhất, họ là người xây dựng chế độ xã hội mới.
2.2 Nội dung cơ bản của nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản lý Nhà
nước trong tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô
viết” của V.I.Lênin.
Nội dung cơ bản và bao trùm của nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản
lý đất nước là chúng ta phải thiết lập một xã hội, một kiểu hệ thống tổ chức
mới, mà hệ thống tổ chức mới đó thật sự xã hội hoá, đưa năng suất lao động
của toàn xã hội lên cao, đó chính là xác lập phương thức sản xuất cộng sản
chủ nghĩa. Muốn làm được điều đó thì phải thực hiện hai nội dung cụ thể sau:
2.2.1 Phải tiến hành cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

12


Muốn xây dựng quan hệ sản xuất mới, thì phải cải tạo quan hệ cũ, xoá
bỏ tận gốc cơ sở sinh ra áp bức, bóc lột, cơ sở phục hồi và tái sinh của chủ
nghĩa tư bản. Cho nên, ở đây không phải là từ bỏ đấu tranh giai cấp mà tiếp
tục đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới và phương pháp mới. Nên cuộc đấu
tranh này về hình thức có thể hoà bình hơn, nhưng về nội dung và phương
pháp có mới hơn. Đây là hình thức cao hơn của cuộc đấu tranh giai cấp và hết

sức phức tạp, còn phức tạp nhiều hơn “giai cấp tư sản đã bị đánh bại ở nước
ta, nhưng nó vẫn chưa bị diệt trừ tận gốc, chưa hoàn toàn bị tiêu diệt mà
thậm chí cũng chưa hoàn toàn bị đánh tan. Do đó, một hình thức mới và cao
cả của cuộc đấu tranh giai cấp tư sản đang được đề ra trước mắt, đó là việc
chuyển từ nhiệm vụ đơn giản nhất, tức là việc tiếp tục tước quyền sở hữu của
bọn tư sản, sang một nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều và khó khăn hơn nhiều,
tức là tạo ra những điều kiện khiến cho giai cấp tư sản không thể tồn tại
được, mà cũng không thể tái sinh được nữa. Hiển nhiên là nhiệm vụ ấy vô
cùng cao hơn và chừng nào mà nó chưa được hoàn thành, thì vẫn chưa có
chủ nghĩa xã hội”6.
2.2.2 Phải chuyển nền kinh tế nhỏ các thể lên sản xuất lớn tập thể
hiện đại.
Xuất phát từ đặc điểm của nước Nga là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
chưa phát triển, tuyệt đại vẫn là tiểu nông sản xuất nhỏ cá thể, lại bị chiến
tranh tàn phá. Do đó, nội dung thứ hai của nhiệm vụ tổ chức xây dựng và
quản lý đất nước là phải chuyển nền sản xuất nhỏ cá thể lên sản xuất lớn tập
thể hiện đại. Trước hết, ở đây phải giúp đỡ nông dân, phát triển lực lượng sản
xuất, từng bước đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng
suất lao động xã hội. Nếu làm được như vậy thì sẽ xác lập được một xã hội
cao hơn chủ nghĩa tư bản cả về hai phương diện: thứ nhất, đây là một xã hội
được tổ chức trên một quan hệ xã hội mới, quan hệ công hữu về tư liệu sản
xuất, mọi người trở thành chủ nhân của những tư liệu sản xuất đó. Đồng thời
6

Sđd, trang 212,213

13


đó là những người lao động với tinh thần tự giác, sang tạo, có trình độ văn

hoá, khoa học kỹ thuật cao; thứ hai, đây là một xã hội tạo ra năng suất lao
động cao hơn năng suất lao động dưới chủ nghĩa tư bản. Đó là cái quyết định
thắng lợi của chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. Song, để thực hiện được
điều đó thì phải thực hiện một loạt giải pháp.
2.3 Những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ tổ chức xây dựng và
quản lý đất nước.
Để thực hiện nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản lý đất nước là xây
dựng phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, theo Lênin phải thực hiện
một loạt các giải pháp sau:
2.3.1 Phải tiến hành kiểm kê, kiểm soát việc phân phối sản phẩm có
tính chất toàn xã hội.
Mục đích của kiểm kê, kiểm soát là nhằm làm cho mọi người có bánh
mì, có áo mặc, có nhà để ở… Từ đó, loại trừ bọn ăn bám, tức bọn nhà giàu và
bọn tham nhũng, ăn cắp- đây là hai loại ăn bám chủ yếu, là kẻ thủ của chủ
nghĩa xã hôi. Đối với bọn này phải giám sát và thẳng tay trừng trị. Do đó, mọi
sự mềm yếu, thương hại đều là tội ác tày trời với nhân dân và đối với chủ
nghĩa xã hội. Nếu không làm được điều đó, thì không thể đập tan được trở lực
của Chủ nghĩa xã hội.
- Nội dung của kiểm kê, kiểm soát.
Phải kiểm kê những xí nghiệp trong các ngành kinh tế, các lĩnh vực
kinh tế mà nhà nước Xô Viết đã giành được từ tay giai cấp tư sản để giai cấp
công nhân nắm được tình hình sản xuất, giữ cho guồng máy hoạt động đều
đặn, không bị gián đoạn. Qua quá trình kiểm kê, kiểm soát công nhân sẽ học
được cách quản lý và từ đó chuyển sang thực hiện việc công nhân tham gia
điều tiết sản xuất và nâng cao năng suất lao động “Điều quyết định là tổ chức
cho toàn dân kiểm kê và kiểm soát một cách hết sức chặt chẽ sự sản xuất và
phân phối sản phẩm. Thế nhưng chúng ta vẫn chưa tổ chức được việc kiểm kê
và kiểm soát trong những xí nghiệp, trong các ngành kinh tế mà chúng ta đã
14



giành lại được từ tay giai cấp tư sản; mà không làm được việc đó thì không
thể nào nói đến điều kiện vật chất thứ hai cũng không kém phần quan trọng
để đảm bảo việc thiết lập chủ nghĩa xã hội, tức là: nâng cao năng suất lao
động trong phạm vi cả nước”7.
Phải kiểm kê, kiểm soát các giai cấp bóc lột, bọn nhà giàu, ăn bám, lưu
manh để thấy tàn dư xấu xa của xã hội cũ để phá ung nhọt của chủ nghĩa tư
bản lại bắt nó phải phục tùng chủ nghĩa xã hội và nghĩa vụ lao động “sự chậm
trễ của chúng ta trong việc áp dụng chế độ nghĩa vụ lao động lại một lần nữa
chứng tỏ rằng chính công tác chuẩn bị và tổ chức hiện nay là công tác cấp
thiết. Một mặt, công tác đó có nhiệm vụ phải củng cố được vĩnh viễn những
thành quả đã giành được; mặt khác, nó là công tác cần thiết để chuẩn bị một
cuộc “bao vây” tư bản, buộc tư bản phải “đầu hàng”. Chúng ta phải áp
dụng ngay lập tức chế độ nghĩa vụ lao động ấy, nhưng phải áp dụng một cách
hết sức thận trọng và từng bước một, bằng cách dùng kinh nghiệm thực tiễn
để kiểm nghiệm mỗi bước đi, và cố nhiên là bằng cách bắt đầu áp dụng chế
độ đó trước tiên đối với những kẻ giàu có. Việc áp dụng một cuốn sổ lao
động, sổ tiêu dùng- thu chi đối với mọi tên tư sản, kể cả tư sản nông thôn, sẽ
là một bước tiến đáng kể trên con đường đi đến “bao vây” hoàn toàn kẻ thù
và đi đến tổ chức việc kiểm kê và kiểm soát thật sự của toàn dân đối với việc
sản xuất và phân phối sản phẩm”8.
Phải kiểm kê, kiểm soát tình hình sản xuất và phân phối sản phẩm, đây
là thực chất của cải tạo xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, có kiểm kê, kiểm soát về lao
động, sản xuất, phân phối mới nắm sát tình hình, từ đó mới đề ra được chính
sách kinh tế đúng đắn cho từng thời kỳ.
- Ý nghĩa của việc kiểm kê, kiểm soát.
+ Không kiểm kê, kiểm soát được thì không điều tiết được sản xuất, do
đó không tạo được điều kiện để quản lý đất nước.
+ Kiểm kê, kiểm soát là một cuộc đấu tranh vĩ đại có tính chất lịch sử
toàn thế giới để nâng cao ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa, chống được tính

7
8

Sđd, trang 213
Sđd, trang 223,224

15


tự phát tiểu tư sản, vô chính phủ. Nếu không làm được thì không củng cố
được chính quyền Xô- viết và không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội vì
mọi mầm mống của xã hội bị tiêu diệt.
+ Không kiểm kê, kiểm soát thì không thể chuyển lên bước thứ hai trên
con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, tức là bước chuyển sang công nhân điều
tiết sản xuất “chừng nào sự kiểm soát của công nhân chưa trở thành sự thật
hẳn hoi, chừng nào những công nhân tiên tiến chưa tổ chức và chưa tiến
hành một cuộc tấn công thắng lợi không khoan nhượng chống tất cả những
kẻ vi phạm sự kiểm soát ấy, hoặc những kẻ tỏ ra thờ ơ về mặt đó, thì chừng đó
sẽ không thể nào tiến từ bước thứ nhất (thực hiện việc kiểm soát của công
nhân) lên bước thứ hai trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, tức là bước
chuyển sang việc công nhân điều tiết sản xuất”9
2.3.2. Phải thực hiện nghĩa vụ lao động và xây dựng kỷ luật lao động.
- Chế độ nghĩa vụ lao động trước hết là đối với bọn bóc lột, lười biếng,
bọn ăn bám trong xã hội mới.
- Đi đôi với chế độ nghĩa vụ lao động cưỡng bức đối với bọn bóc lột, ăn
bám, còn phải áp dụng chế độ lao động tự giác đối với mọi người lao động.
Trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, tâm lý người lao động
làm thuê không thể khắc phục ngay được. Hơn nữa, ở một nước sản xuất nhỏ,
tản mạn còn chiếm ưu thế, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề như nước Nga
thì tình trạng vô tổ chức, vô kỷ luật, chây lười lao động còn khá phổ biến. Do

vậy, để thay thế lao động nô lệ bằng lao động cho chính mình và cho xã hội,
bằng lao động có tổ chức, có kế hoạch trên quy mô toàn xã hội, với một lao
động tự giác, đòi hỏi phải có một sự giáo dục, rèn luyện bền bỉ đối với con
người thông qua quá trình lao động để xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa. Cho nên, trước tình hình đói kém, thất nghiệp và tính phóng túng tiểu
tư sản hoành hành ở nước Nga lúc đó, theo Lênin phải thực hiện nghĩa vụ lao

9

Sđd, trang 226

16


động, phải nghiêm khắc phê phán tính tự phát tiểu tư sản đồng thời phải xây
dựng kỷ luật lao động và cưỡng chế lao động.
2.2.3 Sử dụng chuyên gia tư sản và lợi dụng thành tựu khoa học- kỹ
thuật của chủ nghĩa tư bản.
Theo Lênin, xuất phát từ tình hình thực tiễn của nước Nga là một nước
tuyệt đại là tiểu nông và bị chiến tranh tàn phá, cho nên nếu không có sự chỉ
đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và có kinh
nghiệm thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được vì chủ nghĩa xã
hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi tới một
năng suất lao động cao hơn năng suất lao động của chủ nghĩa tư bản “không
có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và
có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được, vì chủ
nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi
tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản dựa trên
cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được” 10. Do đó, phải thuê
chuyên gia tư sản và trả lương cao cho họ “giờ đây chúng ta phải dùng đến

phương pháp cũ, phương pháp tư sản và bằng lòng trả một giá rất cao về
“công phục vụ” của những chuyên gia tư sản giàu kinh nghiệm nhất”11. Đây
là một sự thoả hiệp, một sự tạm dừng và hơn nữa đó còn là một bước lùi của
chính quyền Xô-viết “rõ ràng biện pháp ấy không phải chỉ là một sự tạm
ngừng- trong một lĩnh vực nào đó- cuộc tấn công vào tư bản (vì tư bản không
phải là một số tiền, mà là một quan hệ xã hội nhất định), mà nó còn là một
bước lùi của chính quyền xã hội chủ nghĩa Xô-viết”12.
Theo Lênin, một sự lùi như thế là một tất yếu lịch sử vì bất cứ kẻ chiến
thắng nào mà khi tiến quân lại không có phạm một sai lầm hoặc không chịu
những thất bại cục bộ lại không tạm thời lùi bước ở thời điểm này hay thời
điểm khác, ở chỗ nọ hay chỗ kia. Huống chi đây là một cuộc tiến công chống
chủ nghĩa tư bản lại khó khăn hơn gấp triệu lần cuộc tiến quân khó khăn nhất
10

Sđd, trang 217
Sđd, trang 218
12
Sđd, trang 218
11

17


“trong lịch sử, vì tất đã có một cuộc tiến quân thắng lợi nào mà kẻ chiến
thắng lại không phạm sai lầm nào đó, lại không phải chịu đựng những thất
bại cục bộ, lại không phải tạm thời lùi bước ở điểm này hay điểm khác, ở chỗ
nọ hay chỗ kia. Huống chi “cuộc tiến công” mà chúng ta tiến hành chống
chủ nghĩa tư bản lại, khó khăn hơn gấp triệu lần cuộc tiến quân khó khăn
nhất và nếu vì một sự lùi bước bộ phận và cục bộ mà đâm ra nản lòng, thì
thật là ngu ngốc và nhục nhã”13. Do vậy, dù có phải trả lương cao cho chuyên

gia tư sản, nhưng so với sự lãng phí do sự dốt nát sinh ra còn rẻ hơn rất nhiều
nên thà tốn hay kém hàng triệu đồng còn hơn là lãng phí hàng tỷ đồng “thử
hỏi, một món chi tiêu hàng năm là năm chục hoặc một trăm triệu rúp vào việc
cải tổ lao động của nhân dân theo thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật,
như vậy liệu có thể coi là quá đáng hoặc quá sức đối với nước cộng hoà
Xôviết không? Cố nhiên là không. Tuyệt đại Đại hội số công nhân và nông
dân giác ngộ đều sẽ tán thành khoản chi như thế…”14
Để xây dựng một xã hội mới, Đảng của giai cấp công nhân còn phải
tiếp thu và học tập tất cả mọi thành tựu khoa học- kỹ thuật của chủ nghĩa tư
bản mà trước hết là phương pháp Taylo và chế độ quản lý tư bản chủ nghĩa
“nước cộng hoà Xô-viết phải tiếp thu cho bằng được tất cả những gì quý giá
trong những thành quả của khoa học và của kỹ thuật trong lĩnh vực đó.
Chúng ta chỉ có thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội hay không, điều đó
chính là tuỳ ở những kết quả của chúng ta trong việc kết hợp chính quyền Xôviết và chế độ quản lý Xô-viết với những tiến bộ mới nhất của chủ nghĩa tư
bản. Phải tổ chức ở Nga nghiên cứu và giảng dạy phương pháp Taylo, phải
thí nghiệm và ứng dụng phương pháp đó một cách có hệ thống”15
2.3.4 Tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa.
Theo Lênin, trong chủ nghĩa tư bản không có thi đua mà chỉ có dưới
chủ nghĩa xã hội mới có thi đua. Bởi lẽ chỉ có chủ nghĩa xã hội mới lần đầu
tiên mở đường, nhờ đã xoá bỏ được giai cấp và do đó xoá bỏ được sự nô dịch
quần chúng. Chính tổ chức Xô-viết, trong khi chuyển từ nền dân chủ hình
13

Sđd, trang 219
Sđd, trang 220
15
Sđd, trang 231,232
14

18



thức của chính thể cộng hoà tư sản sang việc quần chúng lao động thực sự
tham gia công tác quản lý, lần đầu tiên đã tổ chức phong trào thi đua một cách
rộng rãi. Điều lưu ý ở đây là Lênin mới đề cập tới nền kinh tế kế hoạch hoá
còn sau này phát triển nền kinh tế thị trường thì trong nền kinh tế này vừa có
thi đua, vừa có cạnh tranh “đây là một trong những điều vô lý mà giai cấp tư
sản thích tung ra để vu khống chủ nghĩa xã hội: chúng bảo rằng những người
xã hội chủ nghĩa phủ nhận ý nghĩa của thi đua. Nhưng thật ra chỉ có chủ
nghĩa xã hội mới lần đầu tiên mở đường- nhờ đã xoá bỏ được các giai cấp
và, do đó, xoá bỏ được sự nô dịch của quần chúng- cho một cuộc thi đua thực
sự có tính chất quần chúng. Và chính tổ chức Xô-viết, trong khi chuyển từ nền
dân chủ hình thức của chính thể cộng hoà tư sản sang việc quần chúng lao
động thực sự tham gia công tác quản lý, lần đầu tiên đã tổ chức phong trào
thi đua một cách rộng rãi”16.
Theo Lênin, trong lĩnh vực chính trị, thi đua dễ thực hiện hơn rất nhiều
so với trong lĩnh vực kinh tế, song muốn cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi thì
chính thi đua trong lĩnh vực kinh tế là quan trọng. Vì vậy, trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội phải xây dựng được những cơ sở của việc tổ chức thi
đua xã hội chủ nghĩa vì chỉ trên cơ sở quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa,
quyền làm chủ của người lao động được xác lập thì việc tổ chức thi đua theo
nguyên tắc xã hội chủ nghĩa mới có nhiều hình thức phong phú và có tác dụng
quan trọng trong việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Cần phải thu hút
đông đảo quần chúng lao động tham gia phong trào thi đua bằng cách nêu
những điển hình gương mẫu. Theo Lênin, những công xã gương mẫu phải và
sẽ đóng vai trò giáo dục, hướng dẫn, thúc đẩy các công xã lạc hậu “trong
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tác dụng của một tấm gương riêng
lẻ, chẳng hạn như của một Ác-ten sản xuất nào đấy, tất nhiên là bị hạn chế
hết sức, và chỉ có những người mang những ảo tưởng tiểu tư sản mới có thể
mơ tưởng rằng bằng ảnh hưởng của tấm guơng của các tổ chức từ thiện sẽ

“sửa chữa” được chủ nghĩa tư bản. Sau khi chính quyền đã chuyển sang tay
giai cấp vô sản, sau khi tước quyền sở hữu của bọn đi tước đoạt thì tình hình
thay đổi một cách căn bản, và như những nhà xã hội chủ nghĩa có tiếng tăm
16

Sđ d, trang 232

19


nhất nhiều lần đã nêu rõ- lần đầu tiên sức mạnh của tấm gương đã có khả
năng phát huy tác dụng rộng rãi của nó. Những công xã gương mẫu phải và
sẽ đóng vai trò giáo dục, hướng dẫn và thúc đẩy các công xã lạc hậu” 17. Do
đó, báo chí phải làm công cụ để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, báo chí
sẽ đưa lên “bảng đen” những công xã nào cứ khư khư giữ những “truyền
thống của chủ nghĩa tư bản”, vô trật tự, đầu cơ “báo chí phải làm công cụ để
xây dựng chủ nghĩa xã hội; báo chí phải giói thiệu hết sức tỉ mỉ những thành
công của các công xã kiểu mẫu, phải nghiên cứư những nguyên nhân thành
công, những phương án làm việc và quản lý của các công xã đó; mặt khác
báo chí sẽ đưa lên “bảng đen” những công xã nào cứ khư khư giữ những
“truyền thống của chủ nghĩa tư bản”, nghĩa là những truyền thống vô chính
phủ, lười biếng, vô trật tự, đầu cơ”18.
Theo Lênin, phong trào thi đùa sẽ đem lại hai tác dụng:
Thông qua phong trào thi đua mà giao công tác thống kê cho quần
chúng, phải đại hoá nó đi, để cho bản thân những người lao động dần dần học,
rồi tự mình hiểu và thấy được phải lao động như thế nào và đến mức nào để
cho sự so sánh những kết quả thiết thực của việc quản lý kinh tế trong các
công xã khác nhau trở thành đối tượng được tất cả mọi người chú ý và nghiên
cứu “trong xã hội tư bản chủ nghĩa, công tác thống kê là công việc của riêng
“những nhân viên nhà nước” hay của một số it chuyên gia. Còn chúng ta,

chúng ta phải giao công tác thống kê đã cho quần chúng, phải đại chúnghoá
nó đi, để cho bản thân những người lao động dần dần học, rồi tự mình hiểu
và thấy được phải lao động như thế nào và lao động đến mức nào, có thể
nghỉ ngơi như thế nào và đến mức nào; - để cho sự so sánh những kết quả
thiết thực của việc quản lý kinh tế trong các công xã khác nhau, trở thành đối
tượng được tất cả mọi người chú ý và nghiên cứu”19.
Trong phong trào thi đua đối với những công xã điển hình sẽ được đền
đáp ngay lập tức về các mặt: rút ngắn thời gian lao động; được tăng tiền công;
17

Sđ d, trang 234
Sđ d, trang 234
19
Sđ d, trang 234
18

20


được hưởng nhiều của cải vất chất và tinh thần “những công xã xuất sắc nhất
được đền đáp ngay lập tức (giảm ngắn người lao động trong một thời gian
nào đó, tăng tiền công, được sử dụng một số lượng nhiều hơn về của cải và
vật phẩm văn hoá hay mỹ thuật…”20
Thông qua phong trào thi đua mà sàng lọc đội ngũ cán bộ, loại bỏ
những cán bộ chỉ biết hô hào suông và kiêm nhiệm quá nhiều chức mà chẳng
việc nào làm đến nơi đến chốn “trong lịch sử, không có một phong trào nhân
sâu sắc và mạnh mẽ nào diễn ra mà lại không có một thứ bọt bẩn- những
phần tử phiêu lưu và bịp bợm, những bọn khoe khoang và những kẻ hay lớn
tiếng ba hoa- chui luồng vào hàng ngũ những nhà cách tân thiếu kinh
nghiệm; mà lại khôn có tình trạng hỗn loạn huyên náo vô lý, tình trạng lộn

xộn, sự bận rộn xô bồ; mà lại không có một số “lãnh tụ” nào đó bắt tay vào
làm 20 việc cùng một lúc mà chẳng việc nào làm đến nơi đến chốn cả” 21. Đề
bạt, cất nhắc những người cán bộ có óc sang suốt, có bản lĩnh, tháo vác trong
thực tiễn, những người vừa trung thành với chủ nghĩa xã hội vừa có năng lực
lặng lẽ tổ chức công tác chung vững chắc và nhịp nhàng của một khối lượng
người to lớn trong phạm vi tổ chức Xô-viết “… chú ý tìm cho ra và thử thách
một cách hết sức nhẫn nại, hết sức thận trọng những người thực sự có tài và
có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn, những người vừa trung thành với chủ
nghĩa xã hội lại vừa có năng lực lặng lẽ (bất chấp sự hỗn loạn và ồn ào) tổ
chức công tác chung vững chắc và nhịp nhàng của một khối người to lớn
trong phạm vi tổ chức Xô-viết. Chỉ có những người như thế, chúng ta mới đề
bạt lên những chức vụ lãnh đạo lao động của nhân dân, lên những chức vụ
lãnh đạo quản lý, sau khi đã thử thách họ hàng chục lần bằng cách cho họ
đảm nhận từ những nhiệm vụ đơn giản nhất đến những nhiệm vụ khó khăn
nhất.”22
2.3.5 Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
20

Sđ d, trang 234
Sđ d, trang 236
22
Sđ d, trang 236-237
21

21


Tập trung dân chủ trong kinh tế thể hiện hai mặt:
- Kết hợp sự quản lý kinh tế tập trung có kế hoạch, có sự lãnh đạo với
việc phát huy dân chủ rộng rãi, có sự tham gia quản lý của quần chúng.

- Sự kết hợp nguyên tắc tập thể dân chủ xã hội chủ nghĩa với chuyên
chính cua các nhân, tức kết hợp sự chỉ đạo của thủ trưởng với sự tham gia ở
dưới lên.
Phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong kinh tế vì đây là nền
sản xuất, phân phối có kế hoạch. Lao động được tổ chức một cách đều đặn,
trật tự, kỷ luật chính xác như một chiếc đồng hồ “… rằng bởi vậy, kẻ nào vi
phạm kỷ luật lao động trong bất cứ xí nghiệp nào, bất cứ ngành nào và bất cứ
việc gì, đều phải chịu trách nhiệm về những nỗi khổ do nạn đói và nạn thất
nghiệp gây ra; rằng phải biết truy cho ra bọn thủ phạm ấy, truy tố chúng
trước toà án và thẳng tay trừng trị chúng”23.Do đó, đây là một yêu cầu khách
quan xuất phát từ bản thân nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Chế độ tập trung dân chủ hoàn toàn khác với tập trung quan liêu và chủ
nghĩa vô chính phủ, vì nó kết hợp trên- dưới, quần chúng với lãnh đạo và do
một trung tâm điều khiển. Vì vậy, chế độ tập trung dân chủ đòi hỏi phải kết
hợp sự lãnh đạo tập trung của Trung ương với sự đảm bảo đầy đủ quyền sang
tạo của các địa phương và cơ sở. Các địa phương, các cơ sở khác nhau đều
được tự do phát huy đầy đủ nhất những đặc điểm, những tiềm năng và lợi thế
của mình để giải quyết bằng những cách thức khác nhau những vấn đề khác
nhau của đời sống kinh tế - xã hội… Nghĩa là phải xuất phát từ nhiệm vụ
chung và yêu cầu chung của đất nước, đồng thời phải tính đến đặc điểm riêng,
điều kiện riêng, phong tục tập quán, trình độ dân cư từng địa phương để phát
huy hết tính năng động sáng tạo nhằm thực hiện kế hoạch chung, mục tiêu
chung của cả nước. Tất cả những điều đó trở thành tính muôn màu, muôn vẻ
của quá trình xây dựng nền kinh tế mới- xã hội chủ nghĩa “người ta chưa có ý
thức đầy đủ rằng toà án chính là một cơ quan có trách nhiệm làm cho tất cả
23

Sđ d, trang 242

22



những người nghèo khổ, không trừ một ai, đều có thể tham gia việc quản lý
nhà nước; rằng toà án là một cơ quan chính quyền của giai cấp vô sản và
của nông dân nghèo; rằng toà án là một công cụ để giáo dục kỷ luật”24
2.3.6 Nâng cao năng suất lao động.
Theo Lênin, trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào khi giai
cấp vô sản đã làm xong nhiệm vụ giành chính quyền rồi và khi nhiệm vụ tước
đoạt đã hình thành trên những nét cơ bản và chủ yếu thì nhiệm vị đặt lên hàng
đầu là thiết lập một chế độ xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, nghĩa là nâng cao
năng suất lao động và do đó phải tổ chức lao động theo một trình độ cao hơn
“trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào, khi giai cấp vô sản đã
làm xong nhiệm vụ giành được chính quyền rồi, và trong chừng mực mà
nhiệm vụ tước đoạt những kẻ đi tước đoạt và nhiệm vụ đập tan sự phản kháng
của chúng đã hoàn thành trên những nét chủ yếu cơ bản, - thì tất nhiên có
một nhiệm vụ căn bản khác được đặt lên hàng đầu, đó là- thiết lập một chế
độ xã hội cao hơnchủ nghĩa tư bản, nghĩa là nâng cao năng suất lao động và
do đó) và nhằm mục đích đó) phải tổ chức lao động theo một trình độ cao
hơn”25. Bởi lẽ suy cho cùng, năng suất lao động là cái quyết định sự thắng lợi
của xã hội này đối với một xã hội khác. Chủ nghĩa tư bản chiến thắng được xã
hội phong kiến vì nó tạo ra một năng suất cao hơn. Do đó, chủ nghĩa xã hội
muốn chiến thắng hoàn toàn đối với chủ nghĩa tư bản thì chủ nghĩa xã hội
cũng phải tạo ra một năng suất cao hơn chủ nghĩa tua bản.
Đối với nước Nga, từ một nước kinh tế kém phát triển, lại bị chiến
tranh tàn phá, muốn nâng cao năng suất lao động phải có những điều kiện sau:
- Phải có cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp, phải phát triển ngành
nhiên liệu, sắt, máy móc, công nghiệp hoá chất “việc nâng cao năng suất lao
động trước hết đòi hỏi phải có cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp: phải
phát triển ngành sản xuất nhiên liệu, sắt, máy móc, công nghiệp hoá chất…


24
25

Sđ d, trang 241
Sdd, trang 228-229

23


việc khai thác những của cải tự nhiên ấy bằng phương pháp kỹ thuật hiện đại
sẽ tạo cơ sở cho lực lượng sản xuất phát triển chưa từng có”. 26
- Phải nâng cao trình độ học vấn và văn hoá của quần chúng nhân dân
“một điều kiện khác” để nâng cao nằn suất lao động, trước hết là việc nâng
cao trình độ học vấn và văn hoá của quần chúng nhân dân. Hiện nay, công
tác nâng cao trình độ văn hoá đó đang diễn ra hết sức nhanh chóng, song
những người bị mù quáng vì tính thủ cựu tư sản lại không thấy được điều đó,
họ không thể hiểu rằng lòng khao khát hiểu biết và tính chủ động sáng kiến,
nhờ có tổ chức xô-viết, đang biểu hiện sôi nổi như thế nào trong tầng lớp
nhân dân “bên dưới””. 27
- Phải nâng cao tinh thần kỷ luật lao động, nâng cao kỹ năng lao động,
tính khéo léo, tăng cường độ lao động và tổ chức lao động cho tốt hơn “để
đẩy mạnh kinh tế, chúng ta còn phải nâng cao tinh thần kỷ luật của những
người lao động, kỹ năng lao động của họ, tính khéo léo của họ, phải tăng
them cường độ lao động và tổ chức lao động cho tốt hơn”.28
- Phải tiếp thu và học tập tất cả những thành quả của khoa học và kỹ
thuật của chủ nghĩa tư bản mà trước hết là phương pháp Taylo và chế độ quản
lý tư bản chủ nghĩa “nước cộng hoà Xô-viết phải tiếp thu cho bằng được tất
cả những gì quý giá trong những thành quả của khoa học và kỹ thuật trong
lĩnh vực đó. Chúng ta sẽ có thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội hay không,
điều đó chính là tuỳ ở những kết quả của chúng ta trong việc kết hợp chính

quyền Xô-viết và chế độ quản lý Xô-viết với những tiến bộ mới nhất của chủ
nghĩa tư bản. Phải tổ chức ở Nga việc nghiên cứu và giảng dạy phương pháp
Taylo, phải thí nghiệm và ứng dụng phương pháp đó một cách có hệ thống”.29
- Do đặc điểm của thời kỳ quá độ, để nâng cao năng suất lao động phải
chú ý cả hai mặt: Một mặt phải xây dựng được những cơ sở của việc tổ chức
thi đua xã hội chủ nghĩa và mặt khác, phải dùng những biện pháp cưỡng bức
lao động “trong khi nâng cao năng suất lao động, cần phải chú ý đến những
đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, tức là
26

Sđd, trang 229
Sđd, trang 230
28
Sđd, trang 230
29
Sđd, trang 232
27

24


những đặc điểm đòi hỏi, một mặt, phải xây dựng được những cơ sở của việc
tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa và mặt khác, phải dùng những phương pháp
cương bức, sao cho khẩu hiệu chuyên chính vô sản khỏi bị nhơ bẩn bởi trạng
thái nhu nhược mềm yếu của chính quyền vô sản trong đời sống thực tiễn”. 30
Thực tiễn đã chứng minh rằng, chỉ có chuyên chính tư sản hay chuyên chính
vô sản chứ không có một sự trung gian nào. Vì vậy, Lênin khẳng định, từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì chuyên chính vô sản là một tất yếu bởi
hai lý do sau:
- Không thể chiến thắng và diệt trừ được chủ nghĩa tư bản nếu không

thẳng tay đập tan sự phản kháng của giai cấp bóc lột vì bọn này luôn luôn có
âm mưu lật đổ chính quyền của những người nghèo, chính quyền mà chúng
rất thù ghét.
- Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, những phần tử hủ bại
của xã hội cũ, những phần tử tự do, ngả nghiêng, mất thăng bằng, phản
động… liên hệ chặt chẽ với giai cấp tiểu tư sản chống lại sự nghiệp đó bằng
đủ mọi hành động lưu manh, hối lộ, đầu cơ, và những hành vi ti tiện, xấu xa
đủ loại. Để trừ bỏ hiện tượng đó, cần phải có thời gian và phải có một bàn tay
sắt “…Cũng không khó khăn gì mà không hiểu được rằng, trong tất cả mọi
bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, thì chuyên chính là tất
yếu vì hai nguyên nhân chủ yếu hoặc hai hướng chủ yếu. Trước hết, người ta
không thể chiến thắng và diệt trừ được chủ nghĩa tư bản, nếu không thẳng tay
đập tan sự phản kháng của bọn bóc lột, là bọn mà người ta không thể nào
tước hết ngay được tất cả của cải của chúng, những ưu thế của chúng về mặt
tổ chức và mặt hiểu biết, và do đó trong một thời gian khá dài chúng không
khỏi có những âm mưu lật đổ chính quyền của những người nghèo khổ, chính
quyền mà chúng rất thù ghét. Hai là, nếu ngay như không có chiến tranh với
nước ngoài, thì cũng không thể nào có được một cuộc đại cách mạng nào nói
chung, và nhất là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà lại không có một
cuộc chiến tranh trong nước, nghĩa là một cuộc nội chiến gây ra một tình
30

Sđd, trang 232

25


×