VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC – GÓC NHÌN TỪ LÝ
THUYẾT KINH TẾ HỌC HIỆN ĐẠI
TSKH. Phạm Đức Chính
Khoa Kinh tế, Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại liên hệ: 0903 881 033
E-mail:
Tóm tắt :
Mặc dù trong nền kinh tế thị trường sản phẩm của giáo dục cũng được coi là một loại hàng hóa,
nhưng tính chất đặc biệt của nó đã làm cho vấn đề cung cấp và sử dụng hiệu quả đã trở nên phức tạp
hơn nhiều so với các loại hàng hóa thông thường. Điểm khác biệt của giáo dục ở chỗ, nó là một loại
hàng hóa công, mọi người đều có thể dùng chung một chương trình giáo dục, - nhưng tri thức chung của
nhân loại, và do vậy nhu cầu được hưởng thụ ngày càng tăng. Giáo dục cũng có tính chất của phương
tiện sản xuất, có nhiều bất đối xứng thông tin, ngoại tác tích cực và còn có thuộc tính xã hội, nhưng lại
không bị tác động bởi năng suất lao động. Quan trọng hơn, giáo dục là công cụ hữu ích để thực hiện
phân phối lại thu nhập, và đây là chức năng bao trùm, đảm bảo sự tồn tại và phát triển, hiện thực hóa
quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước là người tham gia lớn nhất và đóng vai trò quan trọng
nhất, vừa là nhà quản lý toàn bộ nền kinh tế và vừa làm nhiệm vụ trực tiếp cung cấp hàng hóa cho xã
hội. Trong vai trò sản xuất, Nhà nước luôn chịu trách nhiệm thực hiện những dự án lớn, trong những
lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và khả năng đầu tư vốn ban đầu lớn nhưng thu hồi chậm, ví dụ như: những
đại học qui mô lớn, đại học tinh hoa, nghiên cứu, trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, và cả trường học
ở vùng sâu, vùng xa mà tư nhân không muốn mở vì tính rủi ro cao. Sụp đổ của thị trường trong lĩnh vực
giáo dục, có thể dẫn đến phá sản cả một hệ thống kinh tế xã hội, vì vậy rất cần một hệ thống đại học
công lập mạnh tồn tại song song cùng với các trường tư thục.
Trong vai trò quản lý, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước là tạo ra những cơ sở
pháp lý cho các hoạt động giáo dục, đào tạo được xã hội hóa. Hoạt động “phi lợi nhuận” đóng một vai
trò rất tích cực trong giáo dục đại học của các nước tiên tiến, nhưng hầu như còn xa lạ trong các chủ
trương nghiên cứu về giáo dục ở Việt Nam. Chính sách tạo thêm các nguồn cung ứng dịch vụ giáo dục
không dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước là chính sách về hoạt động phi lợi nhuận. Đây là một điểm
khác biệt cơ bản, trường học là nơi cung cấp hàng hóa giáo dục cho xã hội nhưng lại không hoạt động
theo Luật doanh nghiệp. Kinh nghiệm của thế giới chỉ ra rằng, số lượng vượt trội các trường đại học
công lập và đại học phi lợi nhuận của các nước tiên tiến cho thấy cổ phần hóa không phải là khuynh
hướng tất yếu cho phát triển đại học.
Do vậy, những chính sách đối với giáo dục ở các quốc gia trên thế giới được nghiên cứu rất thấu
đáo, cẩn trọng và mang tính khoa học toàn diện. Một chính sách đúng đắn dành cho giáo dục thì lợi ích
nhận được của cả xã hội sẽ tăng lên trong tương lai, ngược lại, bất kỳ sự sai lầm nào trong giáo dục thì
kết quả không chỉ đem đến những hậu họa vô cùng nguy hại cho hệ thống giáo dục quốc dân, mà còn
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, cũng như tinh thần độc lập tự chủ của cả
một dân tộc. Hiểm nguy ấy không nhìn thấy được trước mắt, mà cái giá vô cùng đắt của nó, có thể nhiều
thế hệ mai sau mới trả được. Dù nền kinh tế có tăng trưởng đến đâu thì cũng không thể dùng tiền để
“mua” được một hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa mang tính nhân văn, dân tộc, khoa học và hiện đại
mà toàn xã hội mong đợi./.
1
Abstract:
THE ROLE OF STATE MANAGEMENT IN HIGHER EDUCATION FROM MODERN
ECONOMICS PERSPETIVES
TSKH Pham Duc Chinh
Economics Faculty, VNU, Ho Chi Minh City
Education product is considered as a good, however its special characters create
complication of its delivering and supplying compared to other goods. The speciality of
education good is defined by its public use of common knowledge. The needs of education have
been increasing. Education is also a production mean and mean for redistributing income –the
main function for sustainable development of a country and ensure equity for people in the
society.
In the market economy, the state plays both roles: manages economy and supplies goods to
society. In education state manages on macro level and ensures education equity for all. It
creates legal bases for education operation. Different countries have different education policies.
As Vietnam has developed market economy, many changes have happened in economy as
well in education. Vietnam has to learn international experiences in formulating and
implementing education policies. Vietnamese State has to create policies for maintaining
socialist characters of education such as develop public education systems, ensure education
equity. It also has to create education to nurture “Vietnamese Unique” and policies for applying
market laws in developing an education system that adapts well to the market mechanisms.
Nội dung:
Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của giáo dục cũng được coi là một loại hàng hóa. Nhưng,
liệu sản phẩm của giáo dục có giống như bất cứ một hàng hóa nào đó, và việc cung cấp nó có thể hoàn
toàn dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường? Những quan điểm trái chiều trên công luận ở Việt Nam
hiện nay thể hiện sự quan tâm rất lớn của người dân đến sự nghiệp giáo dục của đất nước. Mặc dù, được
cho là một loại hàng hóa, nhưng tính chất đặc biệt của các sản phẩm giáo dục đã làm cho vấn đề cung
cấp và sử dụng hiệu quả đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với các loại hàng hóa thông thường. Bởi vậy,
những chính sách đối với giáo dục ở các quốc gia trên thế giới được nghiên cứu rất thấu đáo, cẩn trọng
và mang tính khoa học toàn diện. Một chính sách đúng đắn dành cho giáo dục thì lợi ích nhận được của
cả xã hội sẽ tăng lên trong tương lai, ngược lại, bất kỳ sự sai lầm nào trong giáo dục thì kết quả không
chỉ đem đến những hậu họa vô cùng nguy hại cho hệ thống giáo dục quốc dân, mà còn ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, cũng như tinh thần độc lập tự chủ của cả một dân tộc. Hiểm
nguy ấy không nhìn thấy được trước mắt, mà cái giá của nó, có thể nhiều thế hệ mai sau mới trả được.
Tham gia vào diễn đàn, chúng tôi mong muốn được cung cấp những thông tin tương đối khái quát và
khách quan nhất về vấn đề này, được nhìn từ góc độ cơ sở khoa học của lý thuyết kinh tế học hiện đại.
1.Khái quát về giáo dục và hàng hóa giáo dục trong nền kinh tế
Trong xã hội, sản xuất thường được hiểu chỉ là quá trình hoạt động tạo ra của cải vật chất cho con
người. Đương nhiên, việc sản xuất ra của cải vật chất là vô cùng quan trọng, bởi vì nó là cơ sở của sự tồn
tại và phát triển của xã hội loài người. Nhưng lý giải như vậy chỉ thể hiện được quan điểm sản xuất xã
2
hội hết sức hạn hẹp, chứ chưa thể hiện được một cách toàn diện. Nghiên cứu về vấn đề này K.Marx cho
rằng, sản xuất xã hội là hoạt động và cũng là quá trình sáng tạo ra của cải xã hội của loài người, bao gồm
việc tạo ra của cải vật chất, của cải tinh thần và sự sinh sản, giáo dục của chính con người. Tạo ra của cải
vật chất là sản xuất vật chất, tạo ra của cải tinh thần là sản xuất tinh thần, sự sinh sản và giáo dục của con
người là sản xuất ra chính con người.
1
Quá trình sản xuất xã hội được phân chia thành ba tiền đề cơ bản. Tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn
tại của con người, và vì vậy cũng là tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi
mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được, trước hết, cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, và
nhiều thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là phải sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn
những nhu cầu ấy, hay chính là sản xuất ra bản thân đời sống vật chất. Thứ hai, là bản thân nhu cầu đầu
tiên đã được thỏa mãn, hành động thỏa mãn và công cụ để thỏa mãn mà người ta đã có được, - đưa con
người tới những nhu cầu mới. Tiền đề thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng
ngày tái tạo ra đời sống bản thân mình, con người bắt đầu tái tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở.
Ba nhân tố trên đây trong hoạt động lịch sử của loài người, thì hai nhân tố đầu tiên chính là sản xuất và
tái sản xuất tư liệu sinh hoạt vật chất, còn nhân tố thứ ba chính là nói về sản xuất nên chính bản thân loài
người.
2
Như vậy, chúng ta thấy rằng, sản xuất xã hội bao gồm ba mặt: một là, sản xuất ra tư liệu vật chất
để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại của con người; hai là, sản xuất ra chính bản thân
con người để duy trì loài người; ba là, sản xuất ra những loại hàng hóa tinh thần để thỏa mãn những nhu
cầu trong đời sống văn hóa tinh thần mà con người cần đến. Sản xuất ra hàng hóa vật chất, tinh thần và
sản xuất ra chính bản thân con người, cả ba mặt đó có mối quan hệ tương hỗ, thúc đẩy lẫn nhau, chế ước
lẫn nhau. Sản xuất vật chất là cơ sở để tiến hành hai loại sản xuất kia và đóng vai trò quyết định đối với
sản xuất ra hàng hóa tinh thần và chính bản thân con người. Phương thức sản xuất tư liệu vật chất quyết
định tính chất và nội dung sản xuất tinh thần, chế ước cơ cấu và tính chất của hình thức tổ chức xã hội
của sản xuất bản thân con người. Sự tồn tại của cá nhân có sinh mệnh là tiền đề thứ nhất của lịch sử loài
người. Về ý nghĩa này, việc sản xuất chính bản thân con người lại là nền tảng của sản xuất tư liệu vật
chất và sản xuất tinh thần. Không sản xuất ra được chính bản thân con người thì hai loại sản xuất kia sẽ
không thể có cách gì để duy trì được; sản xuất tinh thần có vai trò lịch sử trọng đại đối với sản xuất ra tư
liệu vật chất và sản xuất chính con người, ảnh hưởng tới sự phát triển của hai loại sản xuất đó. Như vậy,
cả ba loại sản xuất này có mối quan hệ nội tại, cần phải có sự điều hòa hợp lý thì nền sản xuất xã hội mới
có thể phát triển.
Trong quan điểm sản xuất của K.Marx, vào lúc khởi đầu ba vấn đề trên được đưa ra, thì giáo dục
trong sản xuất ra chính bản thân con người chưa được nêu ra một cách rõ ràng, mà hàm nghĩa sản xuất ra
chính bản thân con người - chủ yếu mới chỉ đề cập đến việc “duy trì nòi giống”, và “sinh sản”. Chỉ đến
sau này, khi đi sâu vào nghiên cứu tìm tòi sự vận động mâu thuẫn của nền sản xuất xã hội tư bản chủ
nghĩa, ông mới chỉ ra một cách rõ ràng vấn đề quan hệ giữa giáo dục và sản xuất xã hội, và chỉ rõ quan
điểm quan trọng là “giáo dục sẽ sản sinh ra sức lao động”, và cuối cùng hình thành nên một luận điểm
nổi tiếng: “kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục không phải chỉ là một phương pháp để làm
tăng thêm nền sản xuất xã hội mà còn là phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển
toàn diện”. Luận điểm và quan điểm quan trọng này đã định hướng và vạch ra cho chúng ta con đường
suy nghĩ nhận thức và vạch rõ bản chất của giáo dục và sản phẩm của giáo dục.
3
Trên quan điểm triết học, chúng ta thấy rằng, sản xuất và tái sản xuất chính bản thân con người
phải bao gồm hai phương diện: một mặt là sinh sản, - “sự truyền nòi giống”, đây là vấn đề nối dõi tông
đường của giống người, cũng tức là duy trì hàng đời hàng hóa sức lao động; mặt khác là giáo dục, đây là
vấn đề bồi dưỡng và nâng cao chất người, tức là vấn đề bồi dưỡng tố chất của sức lao động.
1
Xem: K.Marx, F.Angel: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, trang 39-41.
2
Xem: Sđd.
3
Xem: Lương Vị Hùng, Khổng Khang Hoa. Triết học giáo dục hiện đại. Bản dịch. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, trang 11-12.
3
Sức lao động được hiểu như là một tập hợp những khả năng lao động bằng thể lực và trí lực của
con người, được sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần. Đại diện cho sức lao động là con
người. Sức lao động chỉ tồn tại thực sự trong cá nhân người lao động, mà là lực lượng lao động chủ yếu
của xã hội. Yếu tố thể lực và trí lực ở đây được thể hiện, một mặt cố nhiên là sự tồn tại thể xác hiện tại
và do đời trước của con người quyết định; mặt khác, một sinh mệnh phát triển trở thành sức lao động phù
hợp với nhu cầu của đời sống xã hội nhất định, ngoài việc phải cung cấp cho nó tư liệu sản xuất cần thiết
để đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường ra, còn phải tiến hành những công việc giáo dục và đào tạo
nhất định, khiến cho chúng đạt được sự phát triển cả về thể lực và trí lực. Sức lao động luôn có sẵn trong
bất kỳ xã hội nào mà không phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, cũng như hình thái xã hội của xã hội đó.
Tuy nhiên chỉ trong một trình độ phát triển lịch sử xã hội nhất định thì khái niệm này mới đạt được ý
nghĩa kinh tế cụ thể. Khả năng lao động,- sức lao động, - trở thành hàng hoá. Việc tái sản xuất sức lao
động có kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất nhất định là điều kiện tất yếu của tái sản xuất bất kỳ hiện thực
xã hội nào.
Bởi vậy, giáo dục và đào tạo là con đường cơ bản của sản xuất và tái sản xuất sức lao động, hay
nói cách khác, giáo dục tạo ra năng lực lao động của con người. Giáo dục là con đường để sức lao động
tiềm năng chuyển hóa thành sức lao động hiện thực. Lao động, trước hết là quá trình trao đổi vật chất
giữa tự nhiên, vì vậy, con người phải khiến cho sức mạnh tự nhiên trong cơ thể của họ như: đầu óc, tay,
chân, v.v vận động lên, đó chính là lao động của con người. Nhưng một cơ thể sống không có nghĩa là
sức lao động. Sức lao động phải có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất nhất định, nếu không thì
không thể trao đổi vật chất với tự nhiên. Vì vậy, tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng chính là yếu tố chất
lượng của sức lao động. Khi con người chào đời, tố chất di truyền đương nhiên đem lại cho họ tiềm năng
to lớn, nhưng nếu muốn cho tiềm năng đang tiềm ẩn trong bản thân con người được phát huy thì phải dựa
vào giáo dục. Bởi vậy, giáo dục là con đường tất yếu và cơ bản để sức lao động tiềm tàng, khả năng
chuyển hóa thành sức lao động hiện thực.
4
Giáo dục là con đường gia công chuyển hóa sức lao động giản đơn thành sức lao động phát triển,
có chuyên môn, kỹ thuật. Nói chung, người lao động làm công việc giản đơn không cần phải giáo dục,
huấn luyện một cách đặc biệt, còn người làm công việc lao động khá phức tạp thì không thể không qua
giáo dục, đào tạo một cách tương xứng. Giáo dục và đào tạo vừa có thể cải thiện năng lực lao động bằng
thể lực, vừa có thể phát huy khả năng trí lực của con người. Quá trình giáo dục và đào tạo chính là quá
trình kỹ thuật hóa, chuyên môn hóa sức lao động.
Giáo dục là con đường chuyển hóa sức lao động ở dạng kinh nghiệm, thủ công thành sức lao động
ở dạng tri thức khoa học, đào tạo sức lao động trí óc hiện đại. Cùng với sự phát triển của sản xuất xã hội,
nhân tố trí lực trong xã hội ngày càng được tăng lên. Nền tảng kỹ thuật của lao động thủ công là tay
nghề, một loại tay nghề đương nhiên cũng cần đến sự giáo dục, đào tạo trong một giới hạn nhất định.
Nền tảng kỹ thuật của sản xuất bằng máy móc là khoa học kỹ thuật, cho nên không có tri thức khoa học
kỹ thuật thì không thể tham gia lao động sản xuất bằng máy móc. Bất kỳ ứng dụng nào của khoa học kỹ
thuật trong sản xuất, đều sẽ dẫn tới đổi mới quá trình sản xuất, từ đó dẫn tới sự biến đổi của lao động, sự
dịch chuyển chức năng và tính lưu động toàn diện của người lao động. Điều này đòi hỏi phải có quá trình
giáo dục và đào tạo mang tính toàn diện, khoa học và hiện đại. Đặc tính quan trọng của nền sản xuất hiện
đại, là có sự phân hóa tách ra khỏi quá trình lao động trực tiếp, một bộ phận trở thành người lao động có
chuyên môn cao như: thiết kế, kỹ thuật công trình, quản lý, nghiên cứu và v.v.. Tri thức chuyên môn của
những người lao động trí tuệ này lại càng đòi hỏi việc đào tạo và huấn luyện mang tính giáo dục toàn
diện.
Việc sản xuất ra chính bản thân loài người là chỉ sự hình thành và phát triển của con người cá thể
cho đến khi bước vào xã hội. Tái sản xuất chính loài người là chỉ sự hoàn thiện và phát triển không
ngừng của cá thể và loài người. Việc sản xuất chính bản thân con người bao gồm cả sự sinh sôi về giống
nòi và việc giáo dục khiến cho trẻ sơ sinh được xã hội hóa. Sự duy trì nòi giống sẽ di truyền cho thế hệ
sau cơ cấu sinh lý và bản năng thiên tạo, từ đó khiến cho loài người liên tục tồn tại từ đời này sang đời
khác. Nhưng trẻ sơ sinh chưa được xã hội hóa thì vẫn chưa được cho là con người với đúng nghĩa của nó.
4
Xem: Lương Vị Hùng, Khổng Khang Hoa. Triết học giáo dục hiện đại. Bản dịch. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, trang 13-14.
4
Chỉ sau khi được giáo dục nhất định, khiến cho trẻ sơ sinh có được các tố chất, năng lực tồn tại và phát
triển độc lập trong xã hội loài người, khi đó trẻ em mới được coi là đã bước vào xã hội và thực hiện việc
xã hội hóa cá thể, mới trở thành con người xã hội với ý nghĩa đích thực của nó. Tái sản xuất chính bản
thân con người bao gồm việc không ngừng bổ sung vật chất và năng lượng tiêu hao trong quá trình lao
động của con người và việc hoàn thiện, đổi mới, phát triển các tri thức, năng lực. Nói một cách cụ thể, tái
sản xuất bản thân con người bao gồm ba phương diện, một là, khôi phục và gìn giữ giá trị sức lao động
sẵn có trong con người; hai là, bổ sung và tăng thêm giá trị sức lao động; ba là, bồi dưỡng và nâng cao
giá trị hàng hóa sức lao động.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, mặt thứ ba đã trở thành khâu quan trọng nhất. Để
thích ứng với sự phát triển khoa học kỹ thuật trong nền sản xuất hiện đại, người lao động cần phải không
ngừng cập nhật tri thức, nâng cao kỹ năng, hoàn thiện và phát triển tố chất, năng lực mọi mặt của mình.
K.Marx luôn đặt vấn đề này vào vị trí hàng đầu của phát triển sức sản xuất xã hội. Tách rời điều này, cá
nhân sẽ không thể phát triển được và xã hội loài người sẽ không thể tiến lên, mà sự đổi mới và cập nhật
tri thức, kỹ năng của từng người lao động, cùng với việc hoàn thiện và phát triển tố chất, năng lực của họ
lại đều có nguồn gốc từ giáo dục. Bởi vậy, nên nói là, từ tố chất và năng lực của các mặt đạo đức, trí lực,
thể lực của con người mà thực hiện việc sản xuất và tái sản xuất chính bản thân loài người. Đó là vấn đề
quan trọng hàng đầu của việc nhận thức và nắm vững tính chất hàng hóa của giáo dục, đồng thời cả
những khác biệt của nó trong nền kinh tế thị trường.
Do giáo dục gắn bó chặt chẽ với sản xuất xã hội, nên tính chất hàng hóa của giáo dục được thể hiện
rất rõ rệt. Điều này về căn bản đã quyết định tính chất ngành nghề của giáo dục. Từ đó, chúng ta thấy
rằng, giáo dục là một ngành nghề đặc biệt, chứ không phải là một ngành sản xuất có tính chất tiêu dùng
như những loại hàng hóa thông dụng khác. Tính đặc thù của nó thể hiện khá rõ nét ở phương diện hiệu
quả chậm, bởi vì sản phẩm của nó là sự nhân hóa chứ không phải vật hóa. Đây cũng chính là triết lý mà
chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Nhưng
cần phải nhận thức rằng, tính hiệu quả chậm và tính hiệu quả nhanh của nó là thống nhất với nhau. Cho
nên, không thể nhìn nhận đối xử với giáo dục bằng những quan điểm thuần túy chỉ mang tính chất thị
trường.
Do tính chất hàng hóa của giáo dục, nên nó phải thích ứng với qui luật kinh tế, đương nhiên cũng
phải thích ứng với kinh tế thị trường. Nhưng những khác biệt của nó không cho phép có thể đồng hóa
tuyệt đối tính chất, qui luật của giáo dục với tính chất, qui luật của kinh tế, và lại càng không thể đẩy giáo
dục vào quĩ đạo hoàn toàn được thị trường hóa. Đây là vấn đề quan trọng của việc tìm hiểu và nắm vững
giáo dục hiện đại, đặc biệt là nhận thức về nền giáo dục trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
2. Những đặc điểm khác biệt của hàng hóa giáo dục đại học
Thứ nhất, giáo dục là một loại hàng hóa công. Trong nền kinh tế thị trường mọi sản phẩm đều
được coi là hàng hóa. Những loại hàng hoá và dịch vụ được cung cấp trong xã hội có thể chia ra làm hai
loại là: hàng hoá công cộng và hàng hoá tư nhân. Những hàng hoá tư nhân bình thường (ví dụ như cái
bánh, cái xe đạp, chiếc ti vi...) chỉ mang lợi cho người mua và sử dụng chúng, tức là chi phí cá nhân bỏ ra
bằng với lợi ích cá nhân nhận được. Trong trường hợp này, lợi ích xã hội bằng với lợi ích cá nhân. Đó là
những sản phẩm thông thường hay sản phẩm cá nhân mà thị trường tự do có thể hoàn toàn tự giải quyết
bằng quan hệ cung - cầu một cách tối ưu, tức là sản phẩm được sản xuất và sử dụng ở điểm mà chi phí
biên bằng lợi ích biên.
Mặc dù, giáo dục trong thị trường cũng được cho là một loại hàng hóa, nhưng không giống như
những sản phẩm thông thường mà chúng ta vẫn thấy. Đối với giáo dục, sự hưởng thụ của tập hợp những
người dùng trước không hề bị giảm đi hay bị tác động bởi những người dùng sau. Việc có thêm nhiều
người trong xã hội cùng thụ hưởng hàng hóa không làm cho lợi ích của các cá nhân đang tiêu dùng bị
ảnh hưởng mà trái lại, còn làm cho tổng lợi ích của xã hội tăng lên. Thêm vào đó, trong giáo dục đại học,
lợi ích của nó không thể chia nhỏ cho mỗi người sử dụng, mà mọi người đều cùng dùng chung một
5
chương trình giáo dục, đó là tri thức của nhân loại và cùng nhau khám phá ra những tri thức mới. Điểm
khác biệt độc đáo này được các nhà kinh tế học cho rằng, giáo dục là một loại hàng hóa công.
Thứ hai, nhu cầu hưởng thụ giáo dục ngày càng tăng. Một vấn đề quan trọng của giáo dục đại học
hiện nay là xu hướng của số đông thanh niên học sinh muốn vào đại học, bởi vì, thứ nhất là ở thời đại
toàn cầu hóa ngày nay, thị trường luôn luôn biến đổi, kỹ thuật luôn luôn thay đổi, các đòi hỏi về sản xuất
hàng hóa ngày càng cao hơn buộc người lao động, càng ở cấp bậc cao, càng phải biết cập nhật, mà sự cập
nhật này đòi hỏi một kiến thức cơ bản vững chắc. Thứ hai là, thị trường việc làm trong thế giới ngày nay
có đặc điểm là biến đổi liên tục, một con người trong suốt đời mình thường thay đổi việc làm nhiều lần.
Vì vậy, người lao động muốn thích ứng với nền kinh tế tri thức, xã hội muốn đi tắt đón đầu thì thông qua
giáo dục đại học là con đường ngắn nhất, cho nên hầu hết các cá nhân đều mong muốn được tiếp cận
giáo dục đại học, còn Chính phủ thì không thể không quan tâm đến vấn đề này.
Thứ ba, giáo dục đại học có tính chất của phương tiện sản xuất. Một trong những chức năng quan
trọng của giáo dục đại học là xác định năng lực của các cá nhân khác nhau. Khác với hàng hóa cá nhân,
giáo dục là dịch vụ tác động thẳng từ nhà cung cấp (người dạy) đến người tiêu dùng (người học), và
người học có thể lưu giữ kiến thức, coi đó là hình thức tích lũy, là phương tiện có khả năng tạo ra sức lao
động có tri thức và hiệu quả cao hơn so với trường hợp không có nó. Khả năng cao hơn này thể hiện qua
thu nhập cao hơn. Như vậy giáo dục đại học là phương tiện nâng cao năng suất của người lao động trong
tương lai. Tri thức được bồi đắp trong nhiều năm tháng, tức là thông qua quá trình tích lũy, cho phép con
người phát triển thêm khả năng cá nhân cho đến ngày có thể sử dụng. Điểm giống với các loại hàng hóa
khác là, trong sản xuất có sự tiêu hao về tài sản vật chất, thiết bị của nhà trường thì, điều quan trọng hơn
giáo dục còn là sự tiêu hao phần lớn về tâm huyết và tinh lực của những người được giáo dục. Đây chính
là sự khác biệt đáng kể mà không thể coi nhẹ về khả năng tích lũy trong giáo dục đại học. Tuy nhiên, quá
trình tích lũy này là lâu dài, không thể có tiền mà mua ngay được, và không phải ai cũng mua được, bởi
vậy, nên các nhà kinh tế còn cho giáo dục đại học là phương tiện để sàng lọc.
Điều đó có nghĩa là, sản phẩm của giáo dục mang tính chuyên ngành, người được giáo dục có
quyền sở hữu về tri thức tích lũy của mình. Nền tảng ngành nghề trong giáo dục không chỉ ở trường sở
và thiết bị, mà quan trọng hơn là ở tư tưởng, tri thức, kỹ năng giáo dục và các tri thức, kỹ năng văn hóa
khoa học của người làm công tác giáo dục. Khác biệt về khả năng tích lũy tri thức của chính bản thân
người học đã tạo nên giá trị riêng của giáo dục. Hay nói một cách đầy đủ, đầu tư cho giáo dục là đầu tư
vào tương lai và giáo dục là sản phẩm có giá trị tích lũy.
Thứ tư, giáo dục có thuộc tính xã hội. Với giáo dục đại học người được hưởng không chỉ là người
mua (sinh viên), mà còn cả gia đình họ cùng với xã hội thông qua việc đóng góp vào tăng năng suất lao
động xã hội. Cho nên, vấn đề cung cấp hàng hóa, định hình chất lượng sản phẩm, cũng như xác định giá
cả của nó không chỉ do nhà sản xuất quyết định, mà còn phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận của người
mua và nhu cầu sử dụng của xã hội. Điểm đặc biệt nữa của giáo dục đại học là tính toàn vẹn của sản
phẩm không phải chỉ do người cung cấp (nhà trường) quyết định, mà bắt buộc phải có khả năng tích lũy
tri thức của người học và đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua tiêu dùng của xã hội. Tức là, sản phẩm
của giáo dục có thuộc tính xã hội. Điều này được thể hiện rất rõ ở chỗ, có nhiều yếu tố cùng cấu thành
giá thành của sản phẩm (chi phí đơn vị), cho nên giá bán (học phí) không phải là tín hiệu đầy đủ của thị
trường mà thường thường nhỏ hơn giá thành sản phẩm. Bởi lẽ, trong giá thành sản phẩm luôn luôn có tài
trợ của Chính phủ và cộng đồng. Do vậy, khi nói đến chi phí cho giáo dục mà chỉ nói đến học phí của
người học là không đầy đủ, mà bắt buộc phải tính đến “chi phí đơn vị” cho một người học.
Thứ năm, giáo dục là sản phẩm không bị tác động bởi năng suất lao động. Đối với sản phẩm thông
thường, công nghệ có thể làm tăng năng suất lao động, người ta có thể sản xuất cùng một đơn vị sản
phẩm với cùng chất lượng nhưng chi phí lại thấp hơn. Ngược lại, trong giáo dục đại học, khó có thể tăng
năng suất lao động của người thầy giáo nhanh như tăng năng suất của một cái máy và càng không thể mở
rộng thị trường theo nghĩa tăng số sinh viên trên đầu một thầy giáo nếu không muốn giảm chất lượng
giáo dục. Thậm chí phải nói ngược lại, muốn tăng chất lượng giảng dạy mà sự phát triển kinh tế và khoa
học ngày càng đòi hỏi ở mức cao hơn thì phải giảm số học sinh trên một thầy giáo, tăng số lượng thầy
6