Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận gãy thân xương đùi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.25 KB, 26 trang )

Trường đại học Y – Dược Thái nguyên
Bộ môn ngoại

Tiểu luận
TỔNG QUAN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI

Học viên: Vũ Duy Tân
Lớp: BSNT ngoại K10

Thái nguyên 2018


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A.O

: Arbeitgemeirschaft fur Osteosynthesel Fragen

BN

: Bệnh nhân



: Chỉ định

CTCH

: Chấn thương – chỉnh hình

PP



: Phương pháp

TNGT

: Tai nạn giao thông

TNSH

: Tai nạn sinh hoạt

KHX

: Kết hợp xương


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................4
NỘI DUNG...............................................................................................................6
1.1. GIẢI PHẪU HỌC XƯƠNG ĐÙI....................................................................6
1.2. ĐẶC ĐIỂM MÔ HỌC XƯƠNG ĐÙI.............................................................8
1.3. CÁC MẠCH MÁU NUÔI XƯƠNG ĐÙI.......................................................9
1.4. ĐẶC ĐIỂM PHẦN MỀM..............................................................................10
1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU TRONG GÃY
THÂN XƯƠNG ĐÙI.............................................................................................11
1.6. MỘT SỐ CÁCH PHÂN LOẠI GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI.......................14
1.7. CHẨN ĐOÁN..................................................................................................16
1.8. ĐIỀU TRỊ........................................................................................................17
1.9. CÁC BIẾN CHỨNG HAY GẶP TRONG GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI......19

1.10. QUÁ TRÌNH LIỀN XƯƠNG......................................................................20
KẾT LUẬN............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................24


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xương đùi là một xương lớn, dài và nặng nhất của cơ thể, do vậy gẫy thân
xương đùi thường gây ra do những chấn thương mạnh như tai nạn giao thông với
lực đụng nhau lớn, hoặc tai nạn lao động ngã từ trên cao xuống. Nạn nhân ở mọi
lứa tuổi, nhưng chủ yếu vẫn là ở tuổi lao động [18],[19].
Xương đùi là một trong những xương chịu lực chính của chi dưới, xung
quanh được bao bọc và bám bởi các cơ dây chằng chắc, mạnh [48]. Vì vậy gẫy
xương đùi là một tổn thương nặng đối với cơ thể, trong một số trường hợp có thể
đe dọa đến tính mạng người bệnh, gẫy xương đùi thường kết hợp với nhiều tổn
thương khác của hệ vận động, như gẫy và trật vùng khớp háng cùng bên, gẫy hai
xương cẳng chân, hoặc các cơ quan khác như: chấn thương sọ não, chấn thương
lồng ngực, bụng …[11],[80].
Dưới tác dụng của lực chấn thương và sự co kéo của các cơ nên xương gãy
thường phức tạp và biến dạng nhiều, thời gian liền xương vững ổ gãy xương đùi
ở người trưởng thành kéo dài 3-6 tháng, nên phương pháp điều trị bảo tồn bằng
nắn chỉnh hình, bó bột ít có hiệu quả, tỉ lệ không liền xương hoặc liền di lệch
tương đối cao. Vì vậy phương pháp này ngày nay ít còn áp dụng cho điều trị gãy
xương đùi ở người lớn, mà thay vào đó là kết hợp xương.
Có nhiều phương pháp kết hợp xương ở người lớn. Phương pháp đóng đinh
nội tủy xương đùi kín không có chốt, hoặc có chốt, chỉ định cho hầu như tất cả các
loại gãy kín xương đùi, với ưu điểm tỉ lệ thành công cao [13],[78], tỷ lệ nhiễm
trùng thấp [80], ít mất máu [11],[42],[45],[49], chiều dài chi hầu như phục hồi tối
đa, các biến chứng khác nhẹ và ít hơn các phương pháp khác. Tuy nhiên phương
pháp này đòi hỏi có trang thiết bị hiện đại như máy Xquang với màn hình tăng
sáng, bàn mổ chỉnh hình đa năng, dụng cụ mổ khá phức tạp và kíp mổ có kinh



nghiệm [35], [46], [68], nhiều bệnh viện tuyến dưới của nước ta chưa thể đáp ứng
được.
Vì vậy tôi thực hiện chuyên đề: “ Tổng quan chẩn đoán và điều trị gãy thân
xương đùi”. Với 2 mục tiêu chính sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân gẫy thân xương đùi.
2. Trình bày các phương pháp điều trị gãy thân xương đùi.


NỘI DUNG
1.1. GIẢI PHẪU HỌC XƯƠNG ĐÙI

Hình 1. Hình xương đùi mặt trước và mặt sau [21]


Hình 2. Hình giới hạn và phân chia thân xương đùi [14]
+ Phía trên: Dưới mấu chuyển bé 5cm
+ Phía dưới: Trên lồi cầu xương đùi 5cm


* Thân xương đùi có hình trụ tam giác, hơi lõm ra phía sau, ống tủy chạy dọc
suốt thân xương, hẹp nhất ở eo, rộng dần về phía hai đầu, thân xương đùi có ba
mặt, ba bờ:
+ Mặt trước: nhẵn hơi lồi, có cơ rộng bám.
+ Mặt ngoài và trong: tròn, có cơ rộng ngoài, rộng trong phủ.
+ Bờ trong và bờ ngoài: tròn không rõ nét.
+ Bờ sau: Gồ gề gọi là đường ráp có nhiều cơ bám, có 2 mép, mép ngoài và
mép trong, giữa 2 mép có lỗ nuôi xương.
* Thân xương đùi người lớn trung bình 30-35 cm, được chia làm 3 đoạn: 1/3

trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới.
Ứng dụng giải phẫu:
Thân xương đùi có phần tròn và phẳng ở mặt ngoài và đây là phần đặt nẹp vít
dựa trên cơ sở lý luận của Pawels.
Người ta có thể vào thân xương đùi bằng cách tách các cơ chéo của cơ rộng
ngoài, nhưng lối vào này hẹp, muốn bộc lộ rộng rãi thân xương đùi nên bóc tách cơ
rộng ngoài bám vào vách lên cơ ngoài và đường giáp. Cách bóc tách này chỉ cần
cầm máu vài nhánh xiên của động mạch đùi sâu. Đường vào này rộng thích hợp
với việc đặt các loại nẹp nhiều lỗ.
1.2. ĐẶC ĐIỂM MÔ HỌC XƯƠNG ĐÙI.
Mô xương ở thân xương đùi từ ngoài vào trong gồm:
* Màng xương: được cấu tạo 2 lớp
+ Lớp ngoài: cấu tạo bằng mô liên kết có nhiệm vụ chống đỡ
+ Lớp trong: cấu tạo phần lớn bằng cốt nguyên bào, có nhiệm vụ sinh xương
* Vỏ xương cứng:


+ Tổ chức theo hệ thống Havers gọi là đơn vị xương, xếp thành từng ống
song song với trục của thân xương. Các hệ thông Havers nối với nhau bằng ống
Volkmann. Xung quanh có nhiều phiến xương tròn đồng tâm.
+ Vỏ xương cứng dầy ở 1/3 giữa, mỏng dần về phía hai đầu xương.
* Ống tủy:
Ống tủy ở giữa chứa mạch máu, không có thần kinh cảm giác. Ống tủy hẹp
một đoạn dài 8-10cm ở 1/3 giữa rộng dần về phía hai đầu, ống tủy chứa mạch máu
nuôi xương,nhiều tế bào võng mô và mô mỡ [40],[69].
1.3. CÁC MẠCH MÁU NUÔI XƯƠNG ĐÙI

Hình 3. Các mạch máu nuôi xương đùi [21]



Các mạch máu nuôi xương đùi gồm có:
+ Các động mạch xiên xuất phát từ động mạch đùi sâu cho những mạch nuôi
chui vào ống tủy ở 1/3 trên thân xương đùi, nối với mạch nuôi ở đầu trên và đầu
dưới, hình thành một mạng lưới mạch của tủy xương, trách nhiệm cung cấp máu
dinh dưỡng cho tủy xương và 2/3 trong vỏ xương.
+ Các động mạch hành xương và đầu xương cung cấp 20 - 40% tổng lượng
máu nuôi xương, trực tiếp nuôi dưỡng phần hành xương và đầu xương. Hai phần
này chỉ thông với nhau khi đã trưởng thành.
+ Mạch máu màng xương: Do các cơ đem tới, chịu trách nhiệm nuôi 1/3 ngoài
vỏ xương cứng cung cấp 10-30% tổng lượng máu nuôi xương.
+ Hệ thống tĩnh mạch đi ra của xương bao gồm tĩnh mạch của tủy xương nhận
máu phần lớn của tủy trước khi đi qua lỗ nuôi xương để nhập vào hệ thống tĩnh
mạch của màng xương, có sự thông nối giữa hệ vào và hệ ra qua võng huyết quản
ở trong tủy xương và qua các động mạch nhỏ ở hệ thống Havers không có giường
mao mạch.
Ứng dụng giải phẫu
Tất cả các loại gãy tổn thương đến mạch nuôi xương, gãy 3 đoạn, mổ không
tôn trọng màng xương làm bong nhiều màng xương, tách rời các mảnh xương lớn
còn màng xương và cơ bám trong khi tiến hành đặt nẹp vít vv…đều làm tổn
thương đến dinh dưỡng của xương và gây ra chậm liền thậm chí khớp giả.
1.4. ĐẶC ĐIỂM PHẦN MỀM
Bao bọc xung quanh thân xương đùi là những cơ to, khỏe được cân đùi phủ,
vách liên cơ phân đùi thành hai khu, khu trước có cơ tứ đầu đùi, cơ hai đầu đùi ở
phía sau, các cơ khép ở phía trong. Do vậy khi xương bị gãy do sự co kéo của các
cơ và lực chấn thương tác động sẽ tạo ra nhưng di lệch đặc trưng cho từng đoạn
gãy: gãy 1/3 trên di lệch gấp góc nhiều, gãy 1/3 giữa di lệch chồng nhiều, gãy 1/3
dưới di lệch đoạn dưới ra sau nhiều (co kéo của cơ sinh đôi) rất khó nắn chỉnh.


Hình 4. Các thiết đồ cắt ngang qua 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới đùi [21]

1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU TRONG GÃY
THÂN XƯƠNG ĐÙI
Một số đường gãy ở xương đùi bình thường mất 500 -1000ml máu. Đường
gãy càng dài, càng nát càng gần vùng xương xốp ở hai đầu, lượng máu mất càng


nhiều. Máu chảy từ tủy xương, vỏ xương vỡ, các đoạn xương gãy làm rách màng
xương, rách các khối cơ xung quanh làm máu chảy nhiều hơn. Xuất huyết là
nguyên nhân chính khiến một số trường hợp gãy thân xương đùi bị sốc. Sự đau
đớn do bản thân gãy xương, hoặc do các đoạn xương va chạm làm tình trạng sốc
càng nặng hơn, nếu các các tổn thương phối hợp, bệnh nhân sẽ nặng hơn tùy
theo mức độ trầm trọng của những tổn thương này.
1.5.1. Tổn thương xương:
Như một ca gãy xương đùi có 5 di lệch cơ bản: chồng ngắn hoặc dãn xa, gập
góc, sang bên, xoay, di lệch cài vào nhau.
- Vị trí gãy :có thể gãy ở 1/3 trên,1/3 giữa, 1/3 dưới thân xương.
- Hình thái ổ gãy: gãy ngang, gãy chéo vát, gãy chéo xoắn, gãy nhiều mảnh,
gãy hai hoặc nhiều tầng.
Cơ chế di lệch

Hình 5. Cơ chế di lệch [14]
* Khi gãy 1/3 trên thân xương đùi
- Đoạn trung tâm: bị các cơ chậu hông mấu chuyển, cơ mông kéo dạng, xoay
ngoài.
- Đoạn ngoại vi: bị cơ nhị đầu đùi, cơ tứ đầu đùi kéo di lệch chồng ngắn. Các
cơ khép kéo khép đùi vào trong, hai đoạn chồng lên nhau.


* Khi gãy 1/3 giữa xương đùi: đoạn trung tâm ít bị kéo vểnh ra ngoài, khối cơ
đùi khỏe cho nên co kéo nhiều gây di lệch chồng ngắn nhiều.

* Khi gãy 1/3 dưới xương đùi.
- Đoạn trung tâm vừa bị các cơ khép, cơ đùi kéo khép và ra trước các cơ
mông, cơ chậu hông mấu chuyển kéo dạng ra ngoài.
- Đoạn ngoại vi: Bị hai cơ sinh đôi trong và cơ sinh đôi ngoài kéo ra sau. Vì
thế khi gãy ở 1/3 dưới xương đùi thường có di lệch trục tạo góc mở ra trước và ra
ngoài. Đây chính là nguyên nhân gây biến chứng tổn thương bó mạch khoeo.
1.5.2. Các tổn thương phối hợp
1.5.2.1. Tổn thương mạch, thần kinh:
Theo Kenneth D, Johson [50], gãy thân xương đùi kết hợp tổn thương động
mạch đùi có tỷ lệ khoảng 2%. Động mạch đùi thường bị tổn thương ở 1/3 dưới
xương đùi, động mạch có thể đứt rời hai đoạn, hoặc bị dập một đoạn, hoặc bị tắc
do cục máu đông hoặc lớp nội mạc bong ra làm tắc lòng mạch. Thần kinh hông to
có thể bị đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn hoặc bị dập .
1.5.2.2. Tổn thương phần mềm:
Khi gãy xương đùi, do lực chấn thương tác động mạnh và sự di lệch của các
đoạn gãy nên phần mềm thường bị tổn thương nghiêm trọng. Các cơ xung quanh
ổ gãy thường bị dập nát. Có nhiều mức độ tổn thương phần mềm: da bị trầy sát
rộng, hoặc lóc da ngầm làm hoại tử khô một mảng lớn, hoặc dập nát nhiều phần
mềm.
1.5.2.3. Tổn thương dây chằng khớp gối:
Theo Swiontkowski [69] tổn thương dây chằng khớp gối kèm theo gãy thân
xương đùi có tần suất độ 15%. Cần phát hiện sớm các tổn thương này để trong khi
mổ ta tiến hành sửa chữa các tổn thương dây chằng, bao hoạt dịch.
1.5.2.4. Gãy các xương khác:


- Gãy hoặc trật ở vùng háng chiếm khoảng 2,5% các trường hợp gãy thân
xương đùi kèm theo gãy cổ xương đùi hoặc gãy trật khác ở vùng háng[69]. Cần lưu
ý bệnh bị hai tổn thương gãy xương đùi kèm gãy và trật khớp háng thì các dấu hiệu
ở khớp háng rất lu mờ.

- Gãy các xương khác cùng bên hay khác bên với thân xương đùi có thể xảy
ra. Gãy xương đùi kèm theo gãy hai xương cẳng chân cùng bên tạo thành một tổn
thương đặc biệt gọi là gối bồng bềnh[47].
1.6. MỘT SỐ CÁCH PHÂN LOẠI GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI
Có ba cách phân loại gãy xương
1.6.1. Phân loại theo Winsquist và Hansen

Hình 6. Phân loại gãy xương theo Winsquist và Hansen[ 58]
- Loại 0: Gãy ngang hoặc gãy chéo ít.
- Loại 1: Gãy xương có mảnh rời nhỏ.
- Loại 2: Gãy xương có mảnh rời lớn, nhỏ hơn 50% bề rộng thân xương.
- Loại 3: Gãy xương có mảnh rời lớn, lớn hơn 50% bề rộng thân xương.
- Loại 4: Gãy vụn nhiều đoạn, gẫy nhiều tầng.
1.6.2. Phân loại theo vị trí gãy
Gãy 1/3 trên thân xương đùi.
Gãy 1/3 giữa thân xương đùi.


Gãy 1/3 dưới thân xương đùi.
1.6.3. Phân loại theo A.O (Arbeitgemeirschaft Flur Osteosynthesen Fragen)
+ Gãy đơn giản
- A1: Gãy xoắn vặn
- A2: Gãy chéo vát, góc >30%
- A3: Gãy chéo vát, góc <30%
+ Gãy có mảnh rời
- B1: Gãy có mảnh rời chéo vát
- B2: Gãy có mảnh rời hình chêm
- B3: Gãy có mảnh rời cả hai đầu xương
+ Gãy phức tạp
- C1: Gãy phức tạp chéo vát

- C2: Gãy làm ba đoạn
- C3: Gãy phức tạp không theo quy luật

Hình 7 Phân loại gãy xương theo A.O[58]


1.7 CHẨN ĐOÁN
1.7.1 Lâm sàng.
 Toàn thân: Có thể có Shock mất máu.
Mạch nhanh, huyết áp tụt, vã mồ hôi, chân tay lạnh.
- Vật vã, kích thích -> li bì.
 Cơ năng: Đau, giảm hoặc mất vận động đùi.
 Thực thể:
- Bầm tím, sưng nề vùng đùi gãy.
- Ngắn chi, bàn chân đổ ngoài
- Điểm đau chói, lạo xạo xương.
- Mạch mu chân có thể bắt yếu.
- Có thể có Trật khớp Háng kèm theo.
1.7.2 X-quang: đánh giá mức độ gãy xương theo phân loại của Winquist (1984):
Có 4 kiểu: Femoral shaft frx classification:
- Type I: Gãy ngang hoặc chéo: ít có mảnh vụn or ko có mảnh vụn tại vi trí gãy
- Type II: Gãy ngang kèm mảnh rời < 50% chu vi phần xương nguyên vẹn.
- Type III: Gãy ngang kèm mảnh rời to 50-100% chu vi của đoạn xương
(Đóng đinh nội tuỷ đơn thuần không thích hợp cho kiểu III, và phải hỗ trợ thêm
bằng đinh chốt ngang, hoặc vòng thép buộc quanh, hoặc kéo liên tục sau phẫu
thuật)
- Type IV: 2 đầu xương chính ở xa nhau hoặc vỏ xương bị bong toàn bộ chu vi
đè lên 1 khúc xương



1.8. ĐIỀU TRỊ
1.8.1- Kéo tạ: ngày nay chỉ dùng trước khi chuẩn bị mổ để làm mềm cơ, đỡ nề...

1.8.2. Bột nẹp: Đã bỏ 20 năm.
1.8.3. Cố định ngoài: Dùng khi có gãy hở độ III, không làm cho gãy kín nữa
1.8.4. Đinh nội tuỷ: intramedullary nailing.
- Ngày nay phổ biến với đóng đinh nội tuỷ có chốt ngang dưới màng tăng
sáng.
- Loại đinh Kuntscher, áp dụng cho gãy 1/3 giữa xương đùi.
Có 2 cách: đóng đinh hở và đóng đing kín có màn tăng sáng.
 Đóng đinh hở.
- Ưu điẻm:
+ PP mổ rẻ tiển, ko cần bàn mổ riêng, ko cần màn tăng sáng.
+ Nắn xương về giải phẫu dễ hơn PP kín.
+ Nhìn trực tiếp được các đầu xương, thấy rõ chỗ nứt xương.
+ Lắp đúng răng ở các diện gãy, đỡ bị xoay, vững hơn.
+ Ổ gãy 2 tầng có đoạn giữa lúc khoan ống tuỷ có thể cố định chống
xoay khi khoan ống tuỷ.
+ Trường hợp ổ gãy ko liền -> lấy bỏ được tổ chức xơ, ghép đc xg.
- Nhược điểm:


+ Để lại sẹo da.
+ Tăng mất máu.
+ Tăng nhiễm khuẩn.
+ Giảm tỷ lệ liền xương.
- Chống chỉ định:
+ Gãy nhiều mảnh kiểu III, IV.
+ Gãy hở độ III đến muộn. (dùng khung cố định ngoài là chính)
+ Ổ gãy ở 1/3 trên và 1/3 dưới.

+ Da và phần mềm quanh ổ gãy bị thương tổn.
+ Có biến dạng đùi cong ra trước.
 Đóng đinh kín.
- Phổ biến ở nhiều nơi có điều kiện tốt, có đủ các thiết bị.
- Ưu điểm: Khắc phục được nhược điểm của đóng đinh hở.
+ Tỷ lệ liền xương tốt.
+ giữ được sự tưói máu nuôi nguyên vẹn của màng xương.
+ Tỵ lệ nhiêm khuẩn tốt.
+ Ít gây sẹo ở đầu cơ tứ đầu đùi
- Tuy nhiên, kỹ thuật mổ phức tạp hơn.
 Đóng đinh có chốt ngang.
- Là đóng đinh kín + 4 lỗ bên: lỗ trên cùng chếch xuống dưới vào trong và
3 chốt ngang.
- Ưu điểm: gồm 4 ưu điểm của đóng đinh kín.
- CĐ: rộng rãi hơn cho cả gãy thân xương đùi ở phần thấp


Ngày nay được áp dụng nhiều.
1.8 5. Nẹp vít.
 CĐ: vị trí gãy: 1/3 trên và 1/3 dưới thân xương
 Dụng cụ: Nẹp DCP.
 Ưu điểm:
- Cố định nhờ sức ếp ở diện gãy.
- Tập phục hồi chức năng sớm du gãy ở phần khớp.
- Nằm viện ngắn, dậy sớm, đỡ biến chứng.
 Nhược điểm:
- Nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
- Cố định không vững (5-10%): đau quá 6 tháng là không liền.
- Cố định quá vững chắc nên can yếu phải để nẹp 18 tháng.
- Gãy nẹp tai các lỗ ốc vít do tỳ quá sớm.

1.9. CÁC BIẾN CHỨNG HAY GẶP TRONG GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI
1.9.1. Các biến chứng toàn thân sớm và muộn
1.9.1.1. Biến chứng sớm
- Sốc: Là biến chứng nặng nề và có thể gặp trong gãy thân xương đùi. Nguyên
nhân chủ yếu là do mất máu va do đau đớn. Sốc có thể xảy ra ngay sau khi bị chấn
thương hoặc xảy ra muộn sau vài giờ do vận chuyển mà không cố định chắc. Khi
gãy xương đùi mà không phòng chống sốc kịp thời thì sẽ nguy hiểm tới tính mạng
bệnh nhân.
- Tắc mạch do mỡ: Là do mỡ từ trong tủy xương tại ổ gãy vào máu gây tắc
mạch phổi, mạch não.
1.9.1.2. Biến chứng muộn


Biến chứng toàn thân có thể gặp do nằm lâu,bất động gây viêm phổi, viêm
đường tiết niệu, loét điểm tì v v…
1.9.2. Các biến chứng tại chỗ sớm và muộn
- Biến chứng nguy hiểm là tổn thương mạch máu, thần kinh do đầu xương gãy
sắc nhọn chọc vào.Vị trí thường gặp là gãy ở 1/3 dưới xương đùi.
- Chèn ép khoang: Do tổn thương do dập nát cơ và tổn thương mạch máu chi.
Thông thường hai yếu tố này cùng phối hợp với nhau[36],[37].
- Từ gãy xương kín thành gãy xương hở do xương gãy không được cố định,
đầu xương gãy chọc thủng da, gây gãy hở thứ phát.
- Biến chứng teo cơ, cứng khớp, hạn chế vận động các khớp đặc biệt là khớp
gối và khớp cổ chân. Biến chứng này thường gặp do gãy xương đùi không phẫu
thuật được phải điều trị bảo tồn kéo dài liên tục và bó bột hoặc mổ kết hợp xương
nhưng không cố định vững ổ gãy, phải bó bột tăng cường.
1.10. QUÁ TRÌNH LIỀN XƯƠNG
Trong điều kiện bình thường, xương gãy tiến triển tới liền xương, hai đầu gãy
dính vào nhau bởi một quá trình mới tạo nên gọi là can xương.
Về mặt tổ chức học quá trình liền xương diễn qua bốn giai đoạn.

1.10.1. Giai đoạn đầu (còn gọi là pha viêm)
- Hiện tổ chức học: sau khi gãy xương, tại ổ gãy xuất hiện phản ứng viêm sau
đó dần dần tới tổ chức hạt. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng ba tuần, ở giai đoạn
này máu tụ có vai trò giúp tạo nên khung fibrin để cho các tế bào tái tạo xương
bám vào. Chính tiểu cầu có vai trò quan trọng kích hoạt các phản ứng viêm thương
tích.
- Lâm sàng: tại ổ gãy xuất hiện tình trạng viêm vô trùng, biểu hiện bằng sưng,
nóng, đỏ, đau, toàn thân sốt nhẹ (sốt do tiêu máu tụ) hiện tượng sưng, nóng, đỏ,
đau giảm dần sau 7-10 ngày.
- X quang: Các đầu xương gãy vẫn còn sắc cạnh chưa có biểu hiện gì.


1.10.2. Giai đoạn 2 (là giai đoạn tạo can xương)
- Giai đoạn này kéo dài từ 1- 4 tháng gồm các nguyên bào xương và nguyên
bào sụn đã tổng hợp ra chất nguyên bào, đó là các chất dạng xương và sụn bao
quanh chúng, xen kẽ trong đám sợi collagen là các nguyên bào xương. Can xương
ở giai đoạn này rất mềm, yếu, dễ gãy.
- Lâm sàng: Hai đầu xương gãy bắt dính vào nhau, không còn cử động bất
thường tại ổ gãy. Đau giảm dần và khả năng di lệch thứ phát giảm thiểu.
- X quang: Các đầu gãy không còn sắc cạnh, bắt đầu xuất hiện can cầu, đó là
các “bóng mây” mờ quanh ổ gãy. Hình ảnh can xương ở giai đoạn này là can
xương độ một, dần dần can xương phát triển thành một cầu can nối liền hai đầu
xương gãy, khe hở vẫn còn rõ. Can xương ở đây gọi là can độ 2.
+ Giai đoạn can xương cứng (khoảng 2-3 tháng sau)
- Hiện tượng tổ chức học: các chất dạng xương dần dần được khoáng hóa trở
thành xương chưa trưởng thành .Sự khoáng hóa can mềm xuất hiện đầu tiên ở chỗ
tiếp giáp giữa 2 đầu xương gãy, nó tuần tự từ đầu này sang đầu kia của ổ gãy làm
hẹp dần khe gãy cho đến khi nối liền hai đầu gãy. Sự khoáng hóa hình thành trong
16 tuần. Quá trình diễn ra ở xương xốp nhanh hơn ở xương cứng,ở trẻ em nhanh
hơn ở người lớn.

- Lâm sàng: Sờ thấy khối can, không còn cử động bất thường, không còn đau
tại ổ gãy, chi bắt đầu hồi phục chức năng.
-X quang: Có hình ảnh khối can xương to chắc nối liền hai đầu xương gãy,
không còn khe giãn cách. Can xương giai đoạn này gọi là can độ 3.
1.10.3. Giai đoạn sửa chữa hình thể can
Xương haver thích hợp được định hướng thay thế can xương cứng (quá trình
kéo dài từ một đến vài năm, trả lại cho xương tổ chức học của nó).
1.10.4. Giai đoạn hồi phục hình thể xương như ban đầu
Kéo dài từ một đến nhiều năm. Hình thể được phục hồi hoàn toàn ở trẻ em,
nhưng ở người lớn không thể hồi phục như hình thể ban đầu được [3], [25]. Theo


tiêu chuẩn của Anderson [26], 6 tháng là thời gian liền xương, sau 6 tháng xương
liền mà không cần can thiệp ngoại khoa gọi là chậm liền.
Những trường hợp sau 6 tháng không liền hay phải can thiệp ngoại khoa gọi
là khớp giả.
Tuy nhiên nhiều tác giả cho rằng tùy theo vị trí gãy và tùy từng loại xương cụ
thể, tuổi bệnh nhân mà có thời hạn liền xương trung bình. Trong điều kiện được điều
trị đúng, quá thời hạn liền xương trung bình mà xương không liền thì gọi là chậm
liền xương, quá hai lần thời gian liền xương trung bình mà xương không liền thì gọi
là khớp giả. Để xác định khớp giả ngoài yếu tố thời gian, cần phải dựa vào các yếu
tố như: Lâm sàng, X quang, giải phẫu bệnh.
Thời gian bắt đầu liền xương được xác định khi bắt đầu có sự xuất hiện của
can xương trên phim thẳng và phim nghiêng.
Tiêu chuẩn liền xương trên Xquang là sự xuất hiện của can ngoài màng xương
bắt đầu từ ổ gãy, hoặc các bè xương trải dài qua ổ gãy.
Thời gian liền xương được xác định là khoảng thời gian từ khi mổ cho đến khi
có dấu hiệu liền xương.



KẾT LUẬN
Gẫy xương đùi là một tổn thương nặng đối với cơ thể, trong một số trường
hợp có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh, gẫy xương đùi thường kết hợp với
nhiều tổn thương khác của hệ vận động, như gẫy và trật vùng khớp háng cùng
bên, gẫy hai xương cẳng chân, hoặc các cơ quan khác như: chấn thương sọ não,
chấn thương lồng ngực, bụng.
Chẩn đoán gãy xương đùi không khó chủ yếu dựa vào lâm sàng bệnh nhân
có đau, giảm hoặc mất vận động xương đùi, bầm tím sưng nề, hay có thể có sốc do
mất máu nhưng chủ yếu dựa vào phim chụp Xquang có hình ảnh gẫy xương đùi.
Có nhiều phương pháp kết hợp xương đùi. Phương pháp đóng đinh nội tủy
xương đùi kín không có chốt, hoặc có chốt, chỉ định cho hầu như tất cả các loại
gãy kín xương đùi, với ưu điểm tỉ lệ thành công cao. Ngoài ra còn có các phương
pháp khác như kéo tạ, cố định ngoài, nẹp vít…. Chỉ định dựa vào từng thể gãy
xương đùi.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT

1.

Trần Đình Chiến (2002), "Quá trình liền xương và các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình liền xương", Bệnh học ngoại khoa sau đại học, tập 2, Học viện quân
y Hà Nội.

2.

Nguyễn Tiến Linh và cộng sự (2000), Điều trị gãy thân xương đùi bằng
đinh nội tủy có chốt dưới màn tăng sáng nhân 61 trường hợp tại khoa cấp
cứu Trung tâm Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, số 4, tr 216220.


3.

Trịnh Văn Minh (2004), Giải phẫu người, Tập 1, nhà xuất bản y học Hà
Nội,tr 304-323.

4.

Lê Phúc và cộng sự, "Nhân 2 trường hợp đóng đinh nội tủy kín có chốt tại
khoa phẫu thuật chi dưới". Trung tâm chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ
Chí Minh.

5.

Võ Thành Phụng và cộng sự (1982), "Gãy thân xương đùi, gãy xương chi
dưới”, Tài liệu Trung tâm chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, số
5.

6.

Nguyễn Văn Quang (1993), "Gãy thân xương đùi”, Tài liệu trung tâm chấn
thương chỉnh hình Thành Phố Hồ Chí Minh.

7. Trần Trọng Quang (2005),”Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương đùi
người lớn bằng nẹp vít “,Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2 ,
trường ĐHYK Hà Nội
8.

ZINKLE Jr Lewisg (1995), "Sinh học của sự liền xương”, Hội nghị chấn
thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 19-23.


TIẾNG ANH


9.

Anderson L D (1965), "Compression plate Fixation and the effect of different
types of internal on fracture healing”, JBJ Surg, 47A:191-208.

10. Bucholz R.W., Brumback R.J et al. (1991), “Factures of the shaft of the
femur. Rockwood and green’s. Fractures in Adults”, J.B. Lippincott Company,
1653- 1723.
11. Carlson D.A, Dobozi W.R et al. (1995), Peroneal nerve plasy and
compartmenr syndrome in bilateral femoral fractures.
12. Castaing J. LLA (1965), “Patellectomie totale technique et resultats”, Rev.
Chirg Orthop, 55, No 3259-288.
13. Enlow D.H (1962), “Fuctions haversion system”, Am. J. Anat, 110, 3: 269306.
14. Giaunoudis P.V, Vaysi V.T et al. (2002), “When should we operate on
major fractures in patients severe head injuries”, Am. J. Surg., 183: 261267.
15. Hansen S.T, Winquist R.A (1987), “Closed intramedullary nailing of the
femoral shaft. Prat II. Technical considerstion”, Vol. 27, St, Louis, The C.V.
Mosby Co.
16. Hansen S.T, Winquist R.A (1979), “Closed intramedullary nailing of the
femur: Kuntscher technique with reaming”, Clin Ortho, 138: 56.
17. Hasevin Arslan et al. (2003), “The floating knee in adutt. Twenty four cases
of ipsilateral fractures of the femur and the tibia”. Acta Orthop Traumatol
turc, 37 (2): 107- 112.
18. Hayes WC (1980), “Basic biomechanics of compression plate fixation”,
Uhthoff, Stah L.E (eds) Current concepts of internal fixation of fractures
springer, Berlin Heidelbeg New York, pp. 49- 62.

19. Johnson K.D (1992), Femoral shaft fractures, Skeletal W.B. Saunders
company.
20. Johnson K.D, Candambi A. et al. (1985), “Incidence of adult respiratory
distress syndrome in patients with multiple masculo skeletal injuries: effect of
Early operative stabilization of fractures”, J. Trauma, 25: 375- 384.


×