Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Những nét văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1
MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

PHÂN TÍCH NHỮNG KHÍA CẠNH CỦA
VĂN HÓA VIỆT NAM THÚC ĐẨY VÀ
GÂY CẢN TRỞ ĐẾN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Được thực hiện bởi

VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC
KINH

NộiDOANH
– 2016– NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN


1. Hà Thị Hoa - Nhóm trưởng
2. Nguyễn Thanh Bình
3. Nguyễn Thu Hương
4. Đào Ngọc Linh


5. Hoàng Thị Mai Hương
6. Hoàng Kiều Hưng
7. Vũ Mạnh Hà
8. Nguyễn Xương Long
9. Lộc Thị Thiện
10. Phạm Xuân Huấn
11. Phạm Khánh Dương

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

2


MỤC LỤC


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

2

LỜI MỞ ĐẦU

4

PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
THÚC ĐẨY VÀ GÂY CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

5


Phân loại các yếu tố trong văn hóa Việt Nam
5
Các khía cạnh của văn khóa Việt Nam thúc đẩy hoạt động kinh doanh 6
2.1. Văn hóa vật thể, phi vật thể
6
2.1.1. Về kiến trúc – điêu khắc
6
2.1.2. Văn hóa sự kiện và lễ hội
7
2.1.3. Văn hóa cảm xúc
8
2.1.4. Văn hóa ẩm thực
8
2.2. Lối sống
9
3. Các khía cạnh của văn khóa Việt Nam cản trở hoạt động kinh doanh 9
3.1. Vấn đề giáo dục
9
3.2. Vấn đề tầm nhìn
10
3.3. Vấn đề quan hệ
11
3.4. Vấn đề tác phong làm việc
12
3.5. Vấn đề giờ giấc, kỷ luật
13
1.
2.

KẾT LUẬN


14

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

3


LỜI MỞ ĐẦU


Không chỉ riêng Việt Nam mà văn hóa của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng
ảnh hướng rất lớn tới hoạt động kinh doanh trên cả hai phương diện: tích cực và tiêu
cực. Có những khía cạnh văn hóa góp phần thúc đẩy, phát triển hoạt động kinh doanh;
có những khía cạnh văn hóa lại tác động tiêu cực, kìm hãm, cản trở hoạt động kinh
doanh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những khía cạnh nào đang thúc đẩy và gây cản
trở đến hoạt động kinh doanh của người Việt Nam. Từ đó, phát húy những khía cạnh
văn hóa tốt đẹp và loại bỏ đi những tảng đá đang cản bước phát triển của người Việt.

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

4


PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM THÚC ĐẨY
VÀ GÂY CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
1. Phân loại các yếu tố trong văn hóa Việt Nam
Văn hóa là sản phẩm của nhân loại, của mỗi quốc gia. Văn hóa được tạo ra và
phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hoá và kinh tế có sự
gắn bó tác động biện chứng với nhau. Kinh tế phải đảm bảo cho nhu cầu sống tối

thiểu của con người, sau đó mới đảm bảo điều kiện cho văn hoá phát triển. Kinh tế
không thể phát triển nếu không có một nền tảng văn hoá, đồng thời văn hoá không
chỉ phản ánh kinh tế mà còn là nhân tố tác động đến phát triển kinh tế. Với mối quan
hệ đó, mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể phát triển hiệu quả với tốc độ cao khi quốc gia
đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hoà giữa kinh tế với văn hoá. Tìm hiểu về các
yếu tố văn hóa chính là cách tiếp cận và sửa chữa những lỗ hổng kinh tế tốt nhất.
Đầu tiên, chúng ta cùng xét đến văn hóa bao gồm các khía cạnh, yếu tố nào.
Sản phẩm, hàng hóa
Công cụ lao động
VẬT THỂ

Tư liệu tiêu dùng
Cơ sở hạ tầng kinh tế
Cơ sở hạ tầng xã hội
Cơ sở hạ tầng tài chính
Kiến thức

VĂN
HÓA

Phong tục tập quán
Thói quen, cách cư xử
Giá trị
PHI VẬT THỂ

Tôn giáo
Giáo dục
Ngôn ngữ
Văn học - nghệ thuật
Cách thức tổ chức xã hội


Bảng 1. Sơ đồ phân loại các yếu tố của văn hóa

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

5


Mỗi yếu tố nói trên đều có những tác động nhất định hoặc thúc đẩy hoặc cản trở
sự phát triển kinh tế. Song, trong phạm vi nghiên cứu đề tài, nhóm “Vô cùng đạo
đức” chỉ khai thác những khía cạnh tiêu biểu nhất trong từng yếu tố.

2. Các khía cạnh văn hóa Việt Nam thúc đẩy hoạt động kinh doanh
2.1. Văn hóa vật thể, phi vật thể
Đầu tiên, chúng ta phải khẳng định rằng các nét văn hóa vật thể, phi vật thể cùng
với lòng hiếu khách của người Việt Nam là những yếu tố đã góp phần thúc đẩy hoạt
động kinh doanh du lịch ở Việt Nam phát triển.
2.1.1. Về kiến trúc – điêu khắc
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người với 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những
đặc trưng văn hóa riêng, tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu, một tổng thể
thống nhất trong sự đa dạng văn hóa.
Nhiều di sản văn hóa Việt Nam mang đậm dấu ấn của văn hóa đa tộc người được
công nhận là di sản văn hóa thế giới: Kinh thành Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ
Sơn, Vịnh Hạ Long,...

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

6



Bên cạnh đó còn có nghệ thuật điêu khắc hình khối: thành quách, cung điện, chùa
chiền… góp phần đẩy mạnh du lịch. Lĩnh vực chạm khắc đồ đồng, điêu khắc đá, gỗ
hay tranh sơn mài, tranh lụa, tranh dân gian được làm từ những chất liệu thiên
nhiên,… là các lĩnh vực tiềm năng của các doanh nghiệp Việt. Nếu biết nắm bắt cơ
hội thì hoàn toàn có thể trở thành những sản phẩm mang giá trị thương mại cao, độc
đáo trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
2.1.2. Văn hóa sự kiện và lễ hội
Ở Việt Nam, lễ hội đã trở thành truyền thống và từ lâu là một phần không thể
thiếu trong đời sống nhân dân. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
thì nước ta hiện có hơn 8000 lễ hội trong năm. Đây không chỉ là một kho tàng di sản
văn hóa quý giá đối với mỗi người dân Việt Nam mà còn có sức hút rất lớn đối với
tất cả những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt. Kèm
theo các lễ hội là những tín ngưỡng, các đám rước nhiều màu sắc, nhiều phong tục
khác nhau và đặc biệt là các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật xung quanh nó như múa
bóng rỗi, hát bội và các loại hình diễn xướng khác. Đây cũng chính là cơ hội để phát
triển kinh doanh các mặt hàng phục vụ lễ hội.

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

7


2.1.3. Văn hóa cảm xúc
Loại hình du lịch văn hóa cảm xúc là những sản phẩm khai thác các đặc tính thẩm
mỹ phi vật thể thông qua các giác quan như: màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hương vị,
tiếng động là những thành tố tạo nên cội nguồn văn hóa của từng vùng miền, dân tộc,
quốc gia. Những thành tố này sẽ tạo nên một vùng cảm xúc mạnh mẽ đối với du khách
và để lại cho họ những ký ức đẹp về chuyến đi. Về loại hình du lịch văn hóa này
chúng ta có Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên,
Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh, Ca

trù, Hát Xoan, được UNESCO ghi danh vào
danh sách văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật
thể. Ngoài ra, nghệ thuật múa Rối nước Việt
Nam đã có được thương hiệu du lịch của
mình.
2.1.4. Văn hóa ẩm thực
Văn hóa nghệ thuật ẩm thực được xây dựng trên cơ sở khai thác những nét tinh
hoa ẩm thực truyền thống của vùng hoặc quốc gia tạo cho quý khách cơ hội nghiên
cứu, thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống. Văn hóa ẩm thực đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển du lịch. Trong hội thảo Marketing tại Thành phố Hồ
Chí Minh, ông Philp Kotler, người được coi là một trong những nhà sáng lập trường
phái marketing hiện đại của thế giới đã gợi ý: “Việt Nam nên trở thành bếp ăn của
thế giới”. Một giáo sư Mỹ nhận định:
“Văn hóa ẩm thực Việt Nam có cái gì
đó phảng phất Hoa, có cái gì đó phảng
phất Pháp, xong nó vẫn khác Hoa, Pháp
và vào quãng giữa với nhiều món ăn,
món quà dân tộc, dân gian”. Ẩm thực
Việt Nam đã níu lòng biết bao du khách.

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

8


2.2. Lối sống


Người Việt Nam linh hoạt, sáng tạo: Như ông Phạm Nhật Vượng có chia sẻ góc
nhìn về người Việt Nam trong buổi hội thảo: “Chủ tịch Vingroup trò chuyện với

cán bộ quản lý Vietel”, ông cho rằng người Việt Nam linh hoạt, nhanh nhạy hơn
Tây rất nhiều. Người Việt Nam có thể dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh của
khách hàng trong khi cách làm việc chuyên môn, máy móc của Tây khó có thể
ứng phó.



Người Việt Nam chạy theo trào lưu: Nghe thì dễ tưởng là xấu, tuy nhiên việc
chạy theo trào lưu lại khiến rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam phát triển các mặt
hàng kinh doanh đi kèm theo các trào lưu của giới trẻ, hoặc tạo ra các trào lưu
đối với thị trường mục tiêu trong các lĩnh vực như: thời trang, đồ ăn, điện thoại,…

3. Các khía cạnh văn hóa Việt Nam gây cản trở hoạt động kinh doanh
“Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ làng nhàng ở ao làng”. Tại sao vậy ?
3.1. Vấn đề giáo dục


Ở Việt Nam, trẻ em không tự lập như Phương Tây, mà thay vào đó chịu sự ảnh
hưởng lớn từ gia đình ngay cả trong việc chọn nghề, định hướng công việc. Song,
phần lớn cha mẹ Việt lại không định hướng tư duy làm chủ, mà chỉ định hướng
tư duy làm thuê, như “Con cố học, sau này kiếm được công việc tốt, chỗ làm tốt”.



Giáo dục Việt Nam trọng lý thuyết, xem nhẹ thực hành làm cho phần lớn sinh
viên Việt chỉ như một cuốn sách biết đi, khi vào công việc thực tế lại khó khăn
lung túng.

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC


9




Thêm một điều cần bàn trong vấn đề
giáo dục Việt, đó là trở ngại ngôn ngữ.
Tỉ lệ người có thể sử dụng tiếng Anh
để làm việc không cao, đó là cản trở
lớn cho doanh nghiệp Việt vươn ra
trường thế giới.

3.2. Vấn đề tầm nhìn


Khởi nguồn văn hóa Việt là văn hóa gốc nông nghiệp, chính vì thế nét văn hóa
này đã ăn sâu vào ý thức người Việt. Cho đến nay, nó vẫn còn được thể hiện trong
việc xác định tầm nhìn của các doanh nghiệp. Tại sao doanh nghiệp Việt cứ mãi
quanh quẩn ở ao làng? Có lẽ chính bởi chính tầm nhìn ngắn hạn của doanh nghiệp
với kiểu tư duy nhỏ mà ổn định, an toàn. Điều này càng thấy rõ vấn đề doanh
nghiệp Việt không dám đột phá, ngại đổi mới. Theo thống kê của Chương trình
đối tác đổi mới sáng tạo (IPP) liên kết giữa Phần Lan và Việt Nam, đến thời điểm
hiện tại chỉ có khoảng 20-30% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới
sáng tạọ.



Bị động : Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam vẫn không thoát ra khỏi thói bị động,
ít có doanh nghiệp có dự phòng đối phó với
những khủng hoảng bất ngờ, thậm chí là cả cơ

hội. Điều này dẫn đến nhiều cú sốc lớn cho các
doanh nghiệp, cho nền kinh tế. Như trong công
cuộc chuẩn bị cho TPP, có tới hơn 80% doanh
nghiệp được hỏi cho biết không có chuẩn bị gì
trước khi TPP được kí.



Văn hóa công ty – Trách nhiệm doanh nghiệp: Tại sao doanh nghiệp Việt khi
vươn ra biển lớn hầu như đều không thể khẳng định được mình, không tạo nên
được thương hiệu? Mấu chốt của vấn đề này chính là bởi doanh nghiệp Việt
không xậy dựng được nét văn hóa công ty, không tạo dựng được sự khác biệt đối
với người tiêu dùng mà chỉ chú trọng mục tiêu lợi nhuận, mặt kinh tế mà xem

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

10


nhẹ vấn đề pháp lí, đạo lí, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Có rất nhiều
người nông dân Việt Nam thường trồng riêng cho gia đình mình một luống rau
sạch, rau bán cho người khác thì phun nhiều thuốc trừ sâu, kích thích. Họ quên
rằng họ ăn rau sạch nhà mình nhưng lại ăn thịt bẩn nhà khác.


Trong vấn đề này, có lẽ phải kế đến cả thói ham rẻ, ham cái lợi trước mắt, đã ăn
sâu vào suy nghĩ của người tiêu dùng Việt. Phải chăng nghèo cũng là một cái tội?

3.3. Vấn đề quan hệ
 Thứ nhất: Văn hóa Phương

Đông là nét văn hóa kiêng nể, trọng
quan hệ.
“Thứ nhất quan hệ
Thứ nhì tiền tệ
Thứ ba hậu duệ
Thứ tư trí tuệ”

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

11


 Thứ hai là “Văn hóa phong bì” đang dần trở thành vấn nạn của xã hội Việt
Nam – cản trở lớn tới sự phát triển kinh tế. Nào là xin học phong bì, xin việc phong
bì, duyệt kế hoạch phong bì, tăng lương phong bì, phong bì thăng chức, phong bì
thanh tra, đi xuất ngoại, làm hồ sơ xin giấy
phép xây nhà cũng phong bì, Chiếc phong bì
được hiện diện rất nhiều trong các quan hệ xã
hội, các công việc khác nhau dù nhỏ, hay
lớn... Và lâu dần đã hình thành cái gọi là “văn
hóa phong bì”, thiếu nó người dân sẽ gặp
không ít khó khăn trong công việc, lớn, nhỏ..
 Thứ ba: Tài năng bị xem nhẹ trên cán cân quan hệ, tiền tệ trong kinh doanh
của các công ty Việt, khiến chất lượng nguồn nhân lực không được sắp xếp đúng vị
trí, người ở vị trí quản lý không đủ năng lực, không phát huy hết tài năng của nhân
sự, cũng như gây ra sự bất mãn ở các nhân sự giỏi.
 Thứ tư: Người Việt Nam quá câu nệ vấn đề thứ bậc trong doanh nghiệp, “ sếp”
dường như đứng vị trí độc tôn, sếp là người ra mọi quyết định cho nhân viên thực
hiện, Điều này tạo ra tư duy kiểu lối mòn, không phát huy được sáng tạo trong công
ty.

 Thứ năm: Tính ghen ghét, đố kị, không muốn người khác hơn mình dẫn đến
chơi xấu các đối thủ cạnh tranh. Thay vào đó, nếu người Việt Nam tôn trọng, đề cao
những người tài giỏi, thì chúng ta sẽ học hỏi những người đó, hoàn thiện bản thân
mình tốt hơn để được như họ hoặc hơn thế. Khi đó, trong kinh doanh, các đối thủ phát
triển, cạnh tranh một cách lành mạnh. Sản phẩm, hàng hóa, chất lượng được hoàn
thiện, nâng cao hơn.
3.4. Vấn đề tác phong làm việc


Người Việt Nam hay có tư tưởng lảng tránh
vấn đề, đi vòng mà ít dám đối mặt với khó
khăn, thách thức. Ngay cả trong việc bày tỏ
quan điểm, thể hiện cái tôi cũng vậy. ảnh

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

12


hưởng bởi văn hóa phương Đông, người Việt trong giao tiếp thường hay giữ ý,
đôi khi thái độ thể hiện không giống với suy nghĩ thật sự dẫn đến hiểu lầm trong
quá trình trao đổi công việc, đàm phám hợp tác.


Tác phong làm việc không chuyên nghiệp, thiếu tính tự giác, thường ỉ vào người
khác.



Khả năng làm việc đồng đội: Nếu như người châu Âu phân biệt rất rạch ròi giữa

công việc và tình cảm thì người Việt có kiểu “Thứ nhất ngồi lì, thứ nhì đồng ý”,
nghĩa là thà làm vừa lòng người khác hoặc tránh tranh cãi còn hơn tạo ra rắc rối
cho bản thân. Người A có thể đồng ý với ý kiến của người B trong khi A thực sự
chẳng hiểu gì hoặc im lặng nhưng trong lòng thầm đưa ra một phương án khác
nhưng không nói. Trong nhiều cuộc họp nhóm, sau khi đưa ra vấn đề, thay vì
thảo luận xung quanh vấn đề đó thì đề tài dần lan rộng ra các câu chuyện phiếm
khác, cho đến khi thời gian chỉ còn vài phút tất cả mới quay lại chủ đề chính và
đùn đẩy nhau phát biểu. Đây là thực tế của rất nhiều doanh nghiệp: Không chú ý
đến công việc nhóm. Thậm chí, ngay khi có người đưa ra ý kiến, bạn lại liên tục
nói về chuyện riêng của mình.

3.5. Vấn đề giờ giấc, kỷ luật
“Giờ cao su” – điều dường như rất bình thường ở Việt Nam, cho dù là trong
những buổi họp hành, người Việt vẫn cho phép nhau giãn thời gian 15 – 30 phút.

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

13


KẾT LUẬN


Tóm lại, văn hóa vừa có thể thúc đẩy vừa có thể kìm hãm, gây cản trở sự phát
triển của một nền kinh tế. Điều này còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận và tiếp thu các
yếu tố văn hóa của từng doanh nghiệp. Tiếp nhận những yếu tố tích cực, hạn chế
những mặt tiêu cực, đó chính là “điểm cần can thiệp” mà mỗi doanh nghiệp, mỗi nền
kinh tế cần sớm tìm ra trên con đường phát triển.

BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC


14


BÀI TẬP 1 – VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – NHÓM VÔ CÙNG ĐẠO ĐỨC

15



×