Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Tài liệu vận hành hệ thống XLNT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 134 trang )

TÀ I LIỆU HƢỚNG DẪN VẬN HÀ NH VÀ
CHUYỂN GIAO CÔ NG NGHỆ

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI XƢỞNG DIE CASTING
NHÀ MÁ Y SAM SUNG THÁ I NGUYÊ N

- Tháng 09 Năm 2015 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

PHẦN I
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT

KÝ HIỆU

GIẢI THÍCH

1

Thiếu khí(Anoxic)

2

Hiếu khí(Oxic)

Là quá trình diễn ra trong điều kiện
thiếu oxy.


Là quá trình diễn ra trong tình trạng
đủ oxy.

3

BOD

Biological Oxygen Demand - Nhu
cầu oxy sinh học. BOD là lượng oxy
do vi sinh vật sử dụng để oxy hóa
các chất hữu cơ trong nước thải.

4

BOD5

Nhu cầu oxy sinh học sau 05 ngày.

5

Bùn hoạt tính

Là bùn (chất rắn) được sinh ra do
quá trình sinh trưởng của vi sinh vật
trong bể Aeroten với sự có mặt của
oxyhòa tan

(Activated
Sludge)


6

7

8

COD Chemical
Oxygen Demand Nhu cầu oxy hoá
học.

COD là lượng oxy được sử dụng để
oxy hóa các chất ô nhiễm trong nước
thải bởi tác nhân hóa học.

Đầu phân phối khí
(Diffuser)

Là thiết bị dùng để phân phối dòng
khítừ các máy thổi khí thành các
bóng nhỏđể dễ dàng hấp thụ vào
nước thải.

Denitrification (Quá

Là quá trình sinh học thiếu khíoxy
hóa NO3 hoặc NO2 thành N2.

trình khử nitơ)

ĐƠN VỊ


mg/l

mg/l

mg/l

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

-2-


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.
9

F/M

Công ty TNHH SRENG

Food/Microorganism ratio - Tỷ lệ
lượng
thức ăn (hay chất thải) trên một đơn
vị vi sinh vật trong bể Aeroten.

10

Keo tụ
(Coagulation)

Là quá trình các bông (hạt) bùn

nhỏđược kết hợp với nhau để thành
các bông lớn hơn, sau đó dễ dàng
lắng được.

11

MCRT

Mean Cell Residence Time - Thời
gian lưu trung bình của tế bào tính
trên thể tích bể aeroten.

Ngày

Mixed Liquor Suspended Solids Nồng độ vi sinh vật (Hay bùn hoạt
tính) trong bể Aeroten.

mg/l.

12

MLSS

13

N

Nitơ - hay hàm lượng nitơ có trong
nước thảI để cho vi sinh vật hấp thụ.


14

P

Phốt pho - hay hàm lượng phốt pho
có trong nước thải để cho vi sinh vật
hấp thụ.

15

Q

Lưu lượng.

16

SVI

Chỉ số thể tích bùn.

17

Trương nở bùn
(Bulking

Là hiện tượng bùn không lắng được
ở bể lắng. Hiện tượng này thường là
do vi sinh vật dạng sợi phát triển

Sludge).

18

Tuổi bùn (Sludge
Age)

Là thời gian mà vi sinh vật tồn tại
trong hệ thống bùn hoạt tính (Bể
AAO + Bể lắng thứ cấp).

19

V

Thể tích

mg/l

mg/l

m3/ngày

m3

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

-3-


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.


Công ty TNHH SRENG

PHẦN 2.
CÔ NG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI XƢỞNG DIECASTING
NHÀ MÁ Y SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM THÁ I NGUYÊ N.
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔ NG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI
I.1/. ĐẶC TÍNH CỦA NƢỚC THẢI
I.1.1/. Nguồn nƣớc thải gây ô nhiễm nƣớc.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường nước không chỉ diễn ra tại các thành phố
lớn, mà còn xảy ra ở nhiều vùng nông thôn của nước ta. Lý do có thể xuất phát từ các
nguồn: nước thải sinh hoạt của người dân, nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp,
nước thải sản xuất nông nghiệp và nước rỉ rác từ các bãi rác, chất thải rắn…
Nước thải công nghiệp tuy về lưu lượng thường nhỏ hơn nước thải sinh hoạt nhưng
lại là nguồn ô nhiễm chủ yếu cho nguồn nước với các chất kim loại độc hại, chất hữu cơ,
vô cơ nồng độ cao. Hàm lượng BOD và COD cao làm giảm oxy hoà tan trong nước gây
ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Các nhà máy không có hệ xử lý nước thải nội bộ hoặc có
nhưng do thiếu vốn cho hoạt động và công nghệ lạc hậu nên chưa đạt mục tiêu giảm ô
nhiễm. Nước thải từ các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc chứa hàm
lượng các chất hữu cơ và BOD đặc biệt cao (tới hơn 1000mg/l) kèm theo hàm lượng chất
cặn lơ lửng và amôni cao. Nước thải của công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy chứa lignin
là chất làm cho xenlulô không phân huỷ được. Nước thải từ trạm xăng, dầu chứa phenol,
xianua từ nguồn thải của nhà máy bóng đèn phích nước, chất thải từ nhà máy pin, xí
nghiệp điện tử chứa thuỷ ngân, chì, crôm .. là chất độc hại nguy hiểm, tồn tại tích tụ lâu
gây độc hại cho con người và hệ sinh thái. Nước thải từ các bệnh viện không qua khâu xử
lý đi vào hệ thống cống rãnh là nguồn ô nhiễm, độc hại. Vìthiếu kinh phí nên ít có cơ sở
ở nước ta chú trọng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, cá biệt có nơi xin được tài trợ xây
dựng khu xử lý nhưng không có kinh phí để duy trìhoạt động và sử dụng.
Nước từ đồng ruộng mang theo một lượng lớn hoá chất nông nghiệp. Phân bón hoá
học thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng gây làm gia tăng lượng chất ô
TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT


-4-


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

nhiễm môi trường đến mức báo động. Nước mưa đưa nước thải bề mặt ngấm vào nguồn
nước ngầm gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
I.1.2/. Chu trình tuần hoàn và xử lý nƣớc thải.
Nước thải nói chung là một trong những mấu chốt trong chu trình tuần hoàn nước
khép kín của tự nhiên. Nghiên cứu chu trình tuần hoàn nước này chúng ta nhận thấy công
nghệ xử lý nước đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trìvà tái tạo nguồn nước
tự nhiên. Nếu thiếu mắt xích này theo thời gian môi trường nước của ta sẽ bị suy thoái
nặng, không thể khai thác sử dụng được nữa do bị ô nhiễm bởi các chất thải công, nông
nghiệp và sinh họat. Vìvậy, để góp phần khai thác hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên
nước với mục tiêu phát triển bền vững thì khâu xử lý nước thải cần được thực hiện triệt để.
I.1.3/. Lƣu lƣợng và thành phần nƣớc thải công nghiệp
Lưu lượng và thành phần nước thải công nghiệp tại khu Công nghiệp tập trung
hoặc các nhà máy riêng lẻ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau:
 Quy trình sản xuất cũng như quy mô nhà máy.
 Số công nhân làm việc trong 1 ca sản xuất, số ca sản xuất trong ngày.
 Số lượng bếp ăn tập thể trong nhà máy.
Nước thải có các đặc điểm như sau:
Chế độ thải nước: Lượng nước thải sinh ra chính là do quá trình sản xuất có sử dụng đến
nước của các nhà máy trong khu công nghiệp. Chế độ thải nước thường xuyên không
đồng đều trong 1 ngày đêm, có nhà máy sản xuất 3 ca liên tục hoặc chỉ làm 1 hoặc 2 ca,
lượng nước thải trong 1 ca sản xuất cũng không đều nhau của các nhà máy, xínghiệp.
Chất lượng nước thải: Cũng giống như chế độ thải nước, nồng độ các chất ô nhiễm trong

nước thải cũng không đồng đều trong 1 ngày đêm, ví dụ như trong 1 ca sản xuất của một
nhà máy xí nghiệp nào đó có tiến hành xả thải hay vệ sinh công nghiệp thì lúc đó tải
lượng chất bẩn trong nước thải sẽ tăng đột biến .v.v...
Số liệu khảo sát thực tế, phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt cho thấy các tác
nhân gây ô nhiễm chính của nước thải là các chất hữu cơ cụ thể: (BOD5 < 300 mg/l),
(COD < 500 mg/l), các chất rắn lơ lửng (TSS <300 mg/l), tổng nitơ (TN<100mg/l), nitơ
amoniac (NH4+ <90mg/l), dầu mỡ (<25mg/l) và các vi trùng, vi khuẩn (Total Coliform =
105 -108 MPN/100ml).

I.1.4/. Một số chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu của nƣớc thải công nghiệp
a/. Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD)
TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

-5-


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

Chỉ tiêu này cho biết số lượng ôxy tiêu thụ bởi các vi sinh vật hiếu khítồn tại trong
nước thải. Theo quy ước việc đo chỉ tiêu này được thực hiện ở điều kiện 200C trong 5
ngày, vìvậy nó được gọi là BOD5 thay cho tổng nhu cầu ôxy sinh hóa theo lý thuyết
BODu. Thông thường các chất hữu cơ cacbon bị ôxy hóa nhanh hơn so với các hợp chất
nitơ, như vậy giá trị BOD5 chủ yếu biểu thị lượng các hợp chất cacbon dễ phân hủy. Tuy
nhiên, tùy thuộc vào thành phần của nước thải và nồng độ BOD5 trong nước thải giá trị
BOD5 cũng có thể có nghĩa là mật độ NH3-N hoặc các hợp chất vô cơ dễ bị phân hủy
khác như sunphua, sunphít và muối sắt.
b/. Nhu cầu ôxy hóa học (COD)
COD biểu thị lượng ôxy tương đương của các thành phần hữu cơ có trong nước

thải có thể bị ôxy hóa bởi các chất ôxy hóa hóa học mạnh. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể
của nguồn thải, thông thường COD liên quan đến BOD, cacbon hữu cơ và các chất hữu
cơ trong nước thải.
Hiện nay có 2 phương pháp đo COD thông dụng là dùng KMnO4 làm chất ôxy hóa
cho giá trị CODMn và chất ôxy hóa K2Cr2O7 cho giá trị CODCr
c/. Các hợp chất của nitơ
Trong nước thải nitơ tồn tại ở dạng NO3-, NO2-, NH4+, và nitơ hữu cơ. Các hợp
chất này có thể sinh hóa từ dạng này sang dạng khác và là các cấu thành của chu trình
chuyển hoá nitơ.
Nitơ hữu cơ được định nghĩa là nitơ liên kết hữu cơ ở trạng thái ôxy hóa hóa trị -3.
Như vậy, trong khái niệm này không bao gồm tất cả các hợp chất hữu cơ của nitơ có trong
nước thải. Nitơ hữu cơ bao gồm các hợp chất hữu cơ như protein, chuỗi axit amin
(peptides), axit nucleic, urê và một loạt các hợp chất hữu cơ tổng hợp khác. Hàm lượng
của nitơ hữu cơ trong nước thải có thể đạt tới trên 20 mg/l. Hàm lượng NO3- cao có thể
gây ra bệnh methemoglobinemia ở trẻ em.
Trong nước thải công nghiệp hàm lượng này tuỳ vào loại hình sản xuất, có thể lên
tới trên 30mg NO3-N/l hoặc nhiều hơn nữa. Với trạng thái ôxy hóa trung gian của NH4+
và NO3-, NO2- là tác nhân thực chất gây bệnh methemoglobinemia. Axit nitơ tạo thành
từ nitơrit trong môi trường axit có thể phản ứng với một số amin (RR’NH) sinh ra hợp
chất nitơ-amin (RR’NNO).
Nhiều hợp chất trong số này là các tác nhân gây bệnh ung thư. Amonia trong nước
thải có thể sinh ra do quá trình khử amin của một số hợp chất nitơ hữu cơ hoặc thủy phân
của urê. Nước thải có thể chứa amonia với hàm lượng 30 mg NH3+-N/l.
d./ Các hợp chất của phốt pho
Phốt pho tồn tại trong nước thải gần như đơn thuần ở dạng phốt phát với 3 loại là
octophốtphát, các phốt phát đặc (pyro-, meta-), và phốt phát liên kết hữu cơ.
e/. Hàm lƣợng chất rắn
Trong nước thải công nghiệp thìcác nguyên tố kim loại nặng có khả năng xuất
hiện rất cao, phụ thuộc vào loại hình sản xuất trong khu công nghiệp, nó có thể tồn tại ở
dạng ion tự do hoặc ở các chợp chất như oxit, hyđroxit hoặc là muối của chúng.

f/. Tổng vi khuẩn nhóm Coliform
TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

-6-


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

Nhóm vi khuẩn coliform bao gồm các vi khuẩn hiếu khí, yếm khí, gram âm, dạng
không bào tử, và vi khuẩn que có thể lên men lactoza tạo khívà axit trong thời gian 48
giờ ở nhiệt độ 350C. Có nhiều biện pháp đếm lượng vi khuẩn nhóm coliform tồn tại trong
nước thải, một trong những phương pháp thông dụng nhất là lên men hệ thống ống. Kết
quả kiểm tra các ống nhắc lại và ống pha loãng được biểu diễn bằng số lượng có khả năng
lớn nhất (Most Probable Number - MPN) của các sinh vật trong nước thải. Chỉ tiêu này
thể hiện mật độ trung bình của các vi khuẩn nhóm coliform trong nước thải.
I.1.5/. Tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc và nƣớc thải
Như trên đã trình bày, nước thải là nguồn nước có chứa các chất ô nhiễm môi
trường. Vìvậy trước khi thải ra môi trường xung quanh, nước thải cần phải được xử lý
theo quy trình công nghệ tương thích để đạt tiêu chuẩn cho phép. Để đảm bảo tiêu chuẩn
này, nước thải trước và sau khi xử lý cần được kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ô nhiễm cơ
bản. Các tiêu chuẩn về chất lượng nước thải cũng như chất lượng nước mặt, nước ngầm nơi tiếp nhận nước thải nhằm tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.
Bảng 1, 2 dưới đây trình bày các chỉ tiêu về chất lượng nước và nước thải của Việt Nam
để tham khảo.
Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số chất lƣợng nƣớc mặt (QCVN 08:2008/BTNMT –
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt)
TT
Thông số
Đơn vị

Giá trị giới hạn
A

1 pH

B

A1

A2

B1

B2

6-8,5

6-8,5

5,5-9

5,5-9

2 Ô xy hòa tan (DO)

mg/l

≥6

≥5


≥4

≥2

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

20

30

50

100

4 COD

mg/l

10

15

30

50

5 BOD5 (200C)


mg/l

4

6

15

25

6 Amoni (NH+4) (tính theo N)

mg/l

0,1

0,2

0,5

1

7 Clorua (Cl-)

mg/l

250

400


600

-

8 Florua (F-)

mg/l

1

1,5

1,5

2

9 Nitrit (NO-2) (tính theo N)

mg/l

0,01

0,02

0,04

0,05

10 Nitrat (NO-3) (tính theo N)


mg/l

2

5

10

15

11 Phosphat (PO43-) (tính theo P)

mg/l

0,1

0,2

0,3

0,5

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

-7-


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.


Công ty TNHH SRENG

12 Xianua (CN-)

mg/l

0,005

0,01

0,02

0,02

13 Asen (As)

mg/l

0,01

0,02

0,05

0,1

14 Cadimi (Cd)

mg/l


0,005 0,005

0,01

0,01

15 Chì(Pb)

mg/l

0,02

0,02

0,05

0,05

16 Crom III (Cr3+)

mg/l

0,05

0,1

0,5

1


17 Crom VI (Cr6+)

mg/l

0,01

0,02

0,04

0,05

18 Đồng (Cu)

mg/l

0,1

0,2

0,5

1

19 Kẽm (Zn)

mg/l

0,5


1,0

1,5

2

20 Niken (Ni)

mg/l

0,1

0,1

0,1

0,1

21 Sắt (Fe)

mg/l

0,5

1

1,5

2


22 Thủy ngân (Hg)

mg/l

23 Chất hoạt động bề mặt

mg/l

0,1

0,2

0,4

0,5

24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease)

mg/l

0,01

0,02

0,1

0,3

25 Phenol (tổng số)


mg/l

0,005 0,005

0,01

0,02

Aldrin + Dieldrin

µg/l

0,002 0,004 0,008

0,01

Endrin

µg/l

0,01

0,02

BHC

µg/l

0,05


DDT

µg/l

0,001 0,002 0,004 0,005

Endosunfan(Thiodan)

µg/l

0,005

0,01

0,01

0,02

Lindan

µg/l

0,3

0,35

0,38

0,4


Chlordane

µg/l

0,01

0,02

0,02

0,03

Heptachlor

µg/l

0,01

0,02

0,02

0,05

µg/l

0,1

0,2


0,4

0,5

µg/l

0,1

0,32

0,32

0,4

0,001 0,001 0,001 0,002

26 Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ

27 Hoá chất bảo vệ thực vật phospho
hữu cơ
Paration

0,012 0,014
0,1

0,13

0,015

Malation

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

-8-


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

28 Hóa chất trừ cỏ
2,4D

µg/l

100

200

450

500

2,4,5T

µg/l

80

100


160

200

Paraquat

µg/l

900

1200

1800

2000



Bq/l

0,1

0,1

0,1

0,1

30 Tổng hoạt độ phóng xạ 


Bq/l

1,0

1,0

1,0

1,0

31 E.coli

MPN/
100ml

20

50

100

200

32 Coliform

MPN/
100ml

2500


5000

29 Tổng hoạt độ phóng xạ

7500 10000

Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước,
phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:
A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2,
B1 và B2.
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù
hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.
B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu
chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
Bảng 2: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp (QCVN
40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nƣớc thải công nghiệp)
TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C
A

B

C


40

40

Pt/Co

50

150

-

6 đến 9

5,5 đến 9

0

1

Nhiệt độ

2

Màu

3

pH


4

BOD5 (20oC)

mg/l

30

50

5

COD

mg/l

75

150

6

Chất rắn lơ lửng

mg/l

50

100


TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

-9-


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

7

Asen

mg/l

0,05

0,1

8

Thuỷ ngân

mg/l

0,005

0,01

9


Chì

mg/l

0,1

0,5

10

Cadimi

mg/l

0,05

0,1

11

Crom (VI)

mg/l

0,05

0,1

12


Crom (III)

mg/l

0,2

1

13

Đồng

mg/l

2

2

14

Kẽm

mg/l

3

3

15


Niken

mg/l

0,2

0,5

16

Mangan

mg/l

0,5

1

17

Sắt

mg/l

1

5

18


Tổng xianua

mg/l

0,07

0,1

19

Tổng phenol

mg/l

0,1

0,5

20

Tổng dầu mỡ khoán g

mg/l

5

10

21


Sunfua

mg/l

0,2

0,5

22

Florua

mg/l

5

10

23

Amoni (tính theo N)

mg/l

5

10

24


Tổng nitơ

mg/l

20

40

25

Tổng phốt pho (tính theo
P)

mg/l

4

6

26

Clorua(không áp dụng khi
xả vào nguồn nước mặn,
nước lợ)

mg/l

500


1000

27

Clo dư

mg/l

1

2

28

Tổng hoá chất bảo vệ thực
vật clo hữu cơ

mg/l

0,05

0,1

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

- 10 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.


Công ty TNHH SRENG

29

Tổng hoá chất bảo vệ thực
vật phốt pho hữu cơ

mg/l

0,3

1

30

Tổng PCB

mg/l

0,003

0,01

31

Coliform

Vi khuẩn/100ml

3000


5000

32

Tổng hoạt độ phóng xạ α

Bq/l

0,1

0,1

33

Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/l

1,0

1,0

Ghi chú:
Cột A Bảng 2 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Cột B Bảng 2 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận
nước thải.

a. Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải Kq
a.1. Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương được
quy định tại Bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Hệ số Kq ứng với lƣu lƣợng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nƣớc thải
Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận n ước thải
Hệ số Kq
(Q)
Đơn vị tính: mét khối/giây (m 3/s)
Q £ 50

0,9

50 < Q £ 200

1

200 < Q £ 500

1,1

Q > 500

1,2

Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải
03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).
a.2. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy
định tại Bảng 2.2 dưới đây:

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT


- 11 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

Bảng 2.2: Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nƣớc thải
Dung tích nguồn tiếp nhận n ước thải (V)
Hệ số Kq
Đơn vị tính: mét khối (m 3)
V ≤ 10 x 106

0,6

10 x 106 < V ≤ 100 x 106

0,8

V > 100 x 106

1,0

V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03
tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).
a.3. Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông,
suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng Kq = 0,9; hồ, ao, đầm không có số liệu về dung
tích thìáp dụng Kết quả = 0,6.
I.1.6/. Ảnh hƣởng của nƣớc thải sản xuất đến môi trƣờng và con ngƣời.

I.1.6.1/. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng:
Là độc chất đối với cá và thực vật nước.
Tiêu diệt các sinh vật phù du, gây bệnh cho cá và biến đổi các tính chất lí hoá của
nước, tạo ra sự tích tụ sinh học đáng lo ngại theo chiều dài chuỗi thức ăn. Nhiều công
trình nghiên cứu cho thấy, với nồng độ đủ lớn, sinh vật có thể bị chết hoặc thoái hóa, với
nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học, ảnh hưởng đến sự sống
của sinh vật về lâu về dài.
Ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước, gây ăn mòn, xâm thực hệ thống cống rãnh.
Ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, vật nuôi canh tác nông nghiệp, làm thoái hoá
đất do sự chảy tràn và thấm của nước thải.
Ảnh hưởng đến hệ thống xử lý nước thải, cần tách riêng nếu không sẽ ảnh hưởng
đến hoạt động của vi sinh vật khi thực hiện xử lý sinh học.
I.1.6.2/. Ảnh hƣởng đến con ngƣời:
Nước thải sản xuất là ngành có mức độ gây ô nhiễm môi trường cao bởi hơi hóa
chất, nước thải có chứa các ion kim loại nặng, kim loại độc ảnh hưởng tới sức khỏe con
người gây nên nhiều căn bệnh khó chữa, nguy hiểm tới tính mạng. Chẳng hạn như:
- Cr(VI) gây loét dạ dầy, ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi.
- Cu gây thiểu năng tuyến thượng thận, viêm khớp, ung thu, bệnh tâm thần phân
liệt,tiểu đường, loãng xương,rối loạn chức năng tình dục, đột quỵ.
- Ni gây rối loạn chức năng thận, nhồi máu cơ tim, ung thu, da liễu
Nước thải từ các quá trình sản xuất, nếu không được xử lý, qua thời gian tích tụ và
bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp, chúng sẽ tồn đọng trong cơ thể con người và gây
các bệnh nghiêm trọng, như viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư…

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

- 12 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.


Công ty TNHH SRENG

I.2/. CÁ C CÔ NG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI.
I.2.1/. Phƣơng pháp xử lý nƣớc thải.
2.1 Phƣơng pháp cơ học.
Xử lý cơ học nhằm mục đích:
- Tách các chất không hòa tan, những vật chất lơ lửng có kích thước lớn như rác, nhựa,
cặn lơ lửng, các tạp chất nổi… ra khỏi nguồn nước thải.
- Loại bỏ được cặn như sỏi, đá, các mảnh kim loại và thủy tinh…
- Điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong dòng thải
- Làm tốt quá trình xử lý cơ học là giai đoạn chuẩn bị và tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình xử lý hóa lý và sinh học.
2.1.1 Song chắn rác và thiết bị nghiền rác
Song chắ n rác
Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý cần phải được đi quan song chắn rác hoặc là thiết
bị nghiền rác. Tại đây các thành phần có kích thước lớn như vải vụn, vỏ đồ hộp, lá cây,
bao nilong, sỏi đá… sẽ được giữ lại. Vì vậy sẽ làm hạn chế các hiện tượng làm tắc bơm,
đường ống dẫn nước thải…Làm tốt bước này sẽ đảm bảo an toàn và tạo điều kiện làm
việc thuận lợi cho các công trình xử lý phía sau.
Song chắn rác(SCR)
Mục đích: Giữ rác và các tạp chất có kích thước lớn hơn 5mm có trong nước thải,
còn tạp chất có kích thước nhỏ hơn thì dùng lưới chắn rác. Nhờ đó làm giảm được hiện
tượng làm tắc bơm, đường ống dấn nước thải. Khi lấy rác rời khỏ SCR có thể dùng
phương pháp thủ công hay thiết bị cào rác cơ khí
Phân loại: Tùy theo kích thước khe hở, SCR được phân làm loại thô, loại trung
bình và loại mịn
+ SCR thô có khoảng cách giữa khe hở của các thanh là 60 – 100mm
+ SCR trung bình có khoảng cách giữa khe hở của các thanh là 25 – 60mm
+ SCR mịn có khoảng cách giữa khe hở của các thanh là 10 – 25mm

Vị trí: Đặt trên các máng dẫn nước thải khi vào trạm bơm.

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

- 13 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

Hình 2.1: Một số hỉnh ảnh về SCR

Thiết bị nghiền rác
Mục đích: Thiết bị nghiền rác cỏ thể thay thế chức năng của 1 SCR. Được dùng để
nghiền, cắt vụn các tạp chất có kích thước lớn thành accs mảnh nhỏ và đều hơn, không
cần tách ra khỏi dòng thải. Rác vụn loại này sẽ được giữ lại ở các công trình phía sau như
bẻ lắng cát, bể lắng 1.
Ưu điểm: Không tốn thời gian để lấy rác như SCR
Nhược điểm: Khi nghiền rác có thể rác sẽ gây nguy hại đến cánh khuấy, tắc nghẽn
ống dẫn bùn, hoặc dính chặt trên các ống khuếch tán khítrong xử lý sinh học. Trong thực
tế cho thấy việc sử dụng thiết bị nghiền rác thay cho thiết bị chắn rác đã gây nhiều khó
khăn cho các công đoạn xử lý tiếp theo do lượng cặn tăng lên như làm tắc nghẽn hệ
thống phân phối khí và các thiết bị làm thoáng trong các bể ( đĩa, lỗ phân phối khí và
dính bám vào các tuabin…).
Vì vậy loại thiết bị này ít được sử dụng hơn. Trước khi dùng phải được cân nhắc
trước. Nhất là rác nghiền chủ yếu là vải vụn.
2.1.2 Bể lắng cát
Mục đích: Bể lắng cát dùng tách các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn hơn
nhiều trọng lượng của của nước thải như xỉ than, cát, hay các loại tạp chất có kích thước

từ 0.2 – 2 mm…ra khỏi dòng nước thải. Nhẳm đảm bảo cho bơm không bị ảnh hưởng
bởi cát,sỏi…làm ảnh hưởng đến công trình sinh học phía sau.
Phân loại: Bể lắng cát được chia làm 4 loại chính:

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

- 14 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

Bể lắng cát ngang:
Hình 2.2: Sơ đồ bể lắng cát ngang( Thiết diện hình vuông)

Là đoạn mở rộng của máng dẫn nước thải. Có dòng nước chuyển động thẳng dọc theo
chiều dài của bể. Bể có thiết diện hình chữ nhật, hoặc hình vuông thường có hố thu đặt ở
đầu bể. Cát được cào về hố thu bằng cào sắt và lấy ra bằng bơm phun tia.
Bể lắng cát có thổi khí:
Được thiết kế giống như bể lắng cát ngang. Nhưng được thiết kế có hệ thống thổi khí để
tránh những hạt cặn hữu cơ lắng xuống đáy gây mùi và tắc nghẽn dòng thải. Hệ thống
dàn thổi khí này được đặt sát thành bên trong bể tạo thành một dòng xoắn ốc quét đáy bể
với một vận tốc đủ để tránh hiện tượng lắng các chất hữu cơ, chỉ có cát và các phầ n tử có
thể lắ ng.

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

- 15 -



Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

Hình 2.3: Sơ đồ bể lắng cát có sục khí và dòng chảy trong bể

Bể lắng cát đứng: Dòng nước chảy từ dưới lên trên theo thân bể. Nước được dẫn theo
ống tiếp tuyến với phần dưới hình trụ vào bể. Chế độ dòng chảy khá phức tạp, nước vừa
chuyển động vòng, vừa xoắn theo trục, vừa tịnh tiến đi lên, trong khi đó các hạt cát dồn
về trung tâm và rơi xuống đáy.
Bể lắng cát tiếp tuyến: Là loại bể có thiết diện hình tròn, nước thải được dẫn vào bể
theo chiều từ tâm ra thành bể và được thu và máng tập trung rồi dẫn ra ngoài.
2.1.3 Bể lắng
Mục đích: Bể lắng có tác dụng lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải, cặn hình
thành trong quá trình keo tụ tạo bông (Bể lắng đợt 1) hoặc cặn sinh ra trong quá trình xử
lý sinh học (Bể lắng đợt 2). Và đảm bảo ổn định dòng thải vào hệ thống cả về mặt lưu
lượng và nồng độ giúp cho các công trình đơn vị phía sau hoạt đông ổn định.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng:
- Lưu lượng nước thô
- Nồng độ pH trong nguồn nước
- Thời gian lắng( thời gian lưu)
- Khối lượng riêng và tải lượng tính theo SS
- Tải lượng thủy lực
- Sự keo tụ các hạt rắn
- Vận tốc dòng chảy trong bể
- Nhiệt độ của nước thải
- Kích thước bể lắng
TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT


- 16 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG



o

Phân loại các loại lắng trong xử lý nước thải:
Lắng từng hạt riêng rẽ
Lắng keo tụ
Lắng vùng
Phân loại bể lắng: phân loại theo chiều dòng chảy, bể lắng được chia thành 2 loại:
Bể lắng đứng: Có dạng hình trụ tròn hoặc hình vuông trên mặt bằng với đáy dạng
hình nón hay hình chóp cụt. Bể lắng đứng có cấu tạo đơn giản, đường kính của bể
lắng đứng không vượt quá 3 lần chiều sâu công tác. Phân loại bể lắng đứng:
- Bể lắng đứng thông thường
- Bể lắng đứng Radian
- Bể lắng đứng có nước chảy từ trên xuống.
Hình 2.4: Lắng ống nghiêng trong bể lắng ly tâm

o Bể lắng ngang: So với bể lắng đứng, hiệu quả lắng với dòng nước chuyển động
theo phương nằm ngang đạt cao hơn. Nước chảy theo phương nằm ngang từ đầu
đến cuối bể.
Thông thường người ta chia dòng chảy và quá trình lắng thành 4 vùng:
+ Vùng phân phối nước vào: Có chức năng phân phối đều dòng nước thải vào bể lắng
theo tiết diện cắt ngang d ̣ng chảy, sao cho không có hiện tượng xoáy ở vùng lắng

+ Vùng lắng: Tách các hạt cặn ra khỏi nước bằng trọng lực. Vùng này chiếm phần lớn
thể tích của bể lắng ngang.
+ Vùng bùn cặn: Chứa và cô đặc bùn ở đáy bể
+ Vùng thu nước ra: Có chức năng tháo nước trong ra một cách ổn định

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

- 17 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

Hình 2.5: Sơ đồ bể lắng ngang

2.1.4 Bể tách dầu mỡ
Tách dầu, mỡ trước khi đưa vào hệ thống xử lý , các chất nổi sẽ gây ảnh hưởng xấu
tới các công trình xử lý: bịt kín lỗ hổng giữa các vật liệu lọc trong các bể lọc sinh học,
phá hủy bùn hoạt tính trong bể aeroten và gây khó khăn trong quá trình nên men cặn
Mặt khác do dầu mỡ có trọng lượng riêng nhỏ hơn nước nên nếu dầu mỡ được xả
thải vào nguồn tiếp nhận thì chúng sẽ tạp thành một màng mỏng phủ lên diện tích mặt
nước, gây nhiều khó khăn cho quá trình hấp thụ oxi từ không khí vào môi trường nước
và nguồn nước khó có khả năng tự làm sạch.
2.1.4 Bể lọc
Quá trình lọc nhằm tách các phân tử nhỏ khỏi nước mà bể lắng không lắng được.Trong
các bể lọc thường dùng vật liệu lọc dạng tấm hay dạng hạt. Thường chỉ sử dụng trong
trường hợp đòi hỏi yêu cầu nước sau xử lý phải có chất lượng cao.

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT


- 18 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

2.2 Các phƣơng pháp hóa học.
2.2.1 Phƣơng pháp trung hòa:
Mục đích: Nhằm trung hòa nước thải có pH quá cao học quá thấp, tạo điều kiện cho các
quá trình sinh học và hóa lý. Ngoài ra trung hòa làm cho một số kim loại nặng lắng
xuống và tách khỏi nước thải. Trên lý thuyết thì nước thải có pH = 7 là nước thải trung
hòa. Nhưng trên thực tế thì nước thải được coi là trung hòa nếu nước thải có pH từ 6.5 –
8.5.
Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như:
+ Trộn lẫn nước thải axit với nướ thải kiềm
+ Bổ sung các tác nhân hóa học
+ Lọc nước axit qua vật liệu có tác dụng trung hòa
+ Hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước axit Trên thực tế để
trung hòa nước thải có tính axit người ta thường sử dụng Ca(OH)2,trung hòa nước thải
có tính bazơ thường sử dụng dung dịch H2SO4. Do chúng đều dễ tìm kiếm và lại là
những chất tương đối rẻ tiền.
2.2.2 Phƣơng pháp oxi hóa và phƣơng pháp khử
2.2.2.1 Phƣơng pháp oxi hóa.
Các chất oxi hóa thường được sử dụng trong xử lý nước thải như: Clo ở dạng khí
và hóa lỏng, các hợp chất của clo, KMnO4, K2Cr2O7, H2O2, hay kết hợp O3/ H2O2
(Phetom).
Một số phương pháp oxi hóa:
+ Oxi hóa bằng Clo

+ Oxi hóa bằng H2O2 (Hydro Peroxit)
+ Oxi hóa bằng oxi không khí
+ Oxi hóa bằng pyroluzit (MnO2)
+ Ozôn hóa
2.2.2.2 Phƣơng pháp khử
Quá Trình khử được ứng dụng trong các trường hợp khi nước thải chứa các chất dễ bị
khử. Phương pháp này được dùng rộng rãi để tách các hợp chất thủy ngân, crom,
asen…ra khỏi nước thải.
Hiện nay có nhiều công nghệ để khử kim loại nặng ra khỏi nước như:
- Keo tụ, lắng, lọc thông thường với hóa chất keo tụ là các hydroxit kim loại, sunfit
cacbonat và đông keo tụ với hydroxit nhôm và sắt.
- Trao đổi ion
- Hấp thụ
- Lọc qua màng
- Điện phân
Ví dụ: Người ta có thể khử Crom tra khỏi nước thải bằng cách khử Crom có hóa trị 6
xuống Crom có hóa trị 3, sau đó keo tụ hydroxit crom hóa trị 3.

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

- 19 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

2.2.3 Kết tủa hóa học
Kết tủa hóa học thường được úng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải chứa kim loại nặng.
Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để kết qur các kim loại nặng là tạo thành kết tủa

hydroxit. Vídụ:
Cr3+ + 3OH- Cr(OH)3
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
Thông thường phương pháp này hay được sử dụng nhất là phương pháp tạo các kết tủa
với sữa vôi. Soda cũng có thể được dùng để kết tủa các kim loại dưới dạng hydroxit
Fe(OH)3. Anion cacbonat tạo ra hydroxit do phản ứng thủy phân với nước:
CO32- + H2O → HCO3- + OH2.2.4 Khử trùng nƣớc thải
Khử trùng là một khâu quan trọng cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải trước khi
đưa nước thải vào nguồn tiếp nhận. Sau quá trình xử lý sinh học, nhất là nước sau khi
qua bể lọc, phần lớn các sinh vật đã bị giữ lại. Song để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng
gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước.
Mục đích: Phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh hoặc chưa được, hay không thể
loại bỏ trong quá trình xử lý nước thải
Các phương pháp khử trùng hiện nay:
- Khử trùng bằng các chất oxi hóa mạnh như: Clo, các hợp chất của Clo,O3,KMnO4
- Khử trùng bằng các tia cực tím: Tía cực tím
- Khử trùng bằng siêu âm
- Khử trùng bằng phương pháp nhiệt
- Khử trùng bằng các ion kim loại nặng
2.3 Các phƣơng pháp hóa lý
2.3.1 Tuyển nổi.
Phương pháp tuyển nổi thường được dùng để tách các tạp chất rắn tan hoặc không
tan hoặc lỏng có tỉ trọng nhỏ hơn tỉ trọng của chất lỏng làm nền. Trong xử lý nước thải,
tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng và nén cặn bùn.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng.
Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và
cặn nhỏ hơn khối lượng rieengc ủa nước, cặn sẽ theo bọt khínổi lên bề mặt.
Các phương pháp tuyển nổi:
- Tuyển nổi phân tán không khíbằng thiết bị cơ học
- Tuyển nổi phân tán không khíbằng khí nén

- Tuyển nổi bằng việc tách không khítừ nước
- Tuyển nổi điện, tuyển nổi sinh học và hóa học
Các phương pháp tuyển nổi có rất nhiều ưu điểm như hiệu suất cao, nước thải sau
quá trình này chứa nhiều oxi sẽ rất thuận lợi cho các công trình phía sau, chi phí thấp,
thiết bị đơn giản. Ngoài ra phương pháp này có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ nhẹ,
lắng chậm trong một thời gian ngắn. Khi các hạt đã nổi lên bề mặt, chúng có thể dễ dàng
được thu gom bằng bộ phận vớt bọt.
TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

- 20 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

Hình 3.1: Sơ đồ thiết bị tuyển nổi kết hợp với cô đặc bùn

2.3.2 Đông tụ, keo tụ
Quá trình đông tụ - keo tụ là quá trình làm mất sự ổn định của các hạt huyền phù
trong dung dịch keo dẫn tới sự hình thành các cụm hạt có kích thước lớn được dễ dàng
tách ra khỏi dòng thải trong các bể lắng nhờ trọng lực.
Các giai đoạn của quá trình đông keo tụ:
- Quá trình đông tụ: Là giai đoạn đầu tiên nhằm làm mất sự ổn định của các hạt, các
chất đông tụ có điện tích trái dấu với điện tích hạt keo được cho thêm vào nước
với nồng độ thích hợp nhằm trung hòa điện tích của hạt keo. Khi điện tích đã được
trung hòa, những hạt lơ lửng kích thước nhỏ có thể dính kết với nhau, dần tạo
thành những hạt lớn hơn và được gọi là những hạt microfloc.
- Quá trình keo tụ: Trong giai đoạn này các microfloc va chạm với nhau và va chạm,
tương tác với các chất đông tụ hoặc các chất trợ đông tụ mà có khả năng tạo cầu

kết nối ở điều kiện khuấy trộn chậm nhằm tạo thành các bông keo có kích thước
lớn hơn. Mắt thường có thể nhìn thấy được.
- Quá trình lắng: Quá trình lắng nhằm lắng các bông keo và tách chúng ra khỏi nước.
2.3.3 Hấp phụ
Phương pháp hấp phụ được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải chứa kim loại chất
bẩn khác nhau. Có thể dùng để xử lý cục bộ khi trong nước hàm lượng chất nhiễm bẩn
nhỏ và có thể xử lý triệt để nước thải đã qua xử lý sinh học hoặc qua các biện pháp xử lý
hoá học.
TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

- 21 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

Hiện tượng tăng nồng độ chất tan trên bề mặt phân chia giữa hai pha gọi là hiện tượng
hấp phụ. Hấp phụ có thể diễn ra ở bề mặt biên giới giữa hai pha lỏng và khí, giữa pha
lỏng và pha rắn.
 Phân loại hấp phụ: Người ta phân biệt hai kiểu hấp phụ:
- Hấp phụ trong điều kiện tĩnh: Là không cho sự chuyển dịch tương đối của phân
tửnước so với phân tử chất hấp phụ mà chúng cùng chuyển động với nhau.
- Hấp phụ trong điều kiện động: Là sự chuyển động tương đối của phân tử nước so
với phân tử chất hấp phụ. Hấp phụ trong điều kiện động là một quá trình diễn ra
khi cho nước thải lọc qua lớp vật liệu lọc hấp phụ. Thiết bị để thực hiện quá trình
đó gọi là thùng lọc hấp phụ hay còn gọi là tháp hấp phụ.
Chất hấp phụ: Những chất hấp phụ có thể là : than hoạt tính, silicagel, nhựa tổng hợp
có khả năng trao đổi ion, cacbon sunfua, than nâu, than bùn, than cốc, đôlômit, cao lanh,
tro và các dung dịch hấp phụ lỏng. Bông cặn của những chất keo tụ (hydroxit của kim

loại) và bùn hoạt tính từ bể aeroten cũng có khả năng hấp phụ.
 Lưu ý khi sử dụng phương pháp hập phụ: Khi xử lý nước thải bằng phương pháp
hấp phụ thì đầu tiên sẽ loại được các phân tử của các chất không phân ly thành ion
rồi sau đó mới loại được các chất phân ly.
 Khả năng hấp phụ chất bẩn trong nước thải phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Nhiệt
độ thấp quá trình hấp phụ xãy ra mạnh nhưng nếu quá cao thì có thể diễn ra quá
trình khứ hấp phụ. (Trích Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sỹ Lâm Vĩnh
Sơn - Trang 88)
Chính vì vậy người ta dùng nhiệt độ để phụ hồi khả năng hấp phụ của các hạt rắn khi cần
thiết.
2.3.4 Trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion được ứng dụng để xử lý nứơc thải khỏi các kim loại như
Zn, Cu, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn,… cũng như các hợp chất của Asen, Photpho, Xyanua và
chất phóng xạ. Ngoài ra phương pháp này cho phép thu hồi các kim loại có giá trị và đạt
được mức độ xử lý cao. Vì vậy nó là phương pháp để ứng dụng rộng rãi để tách muối
trong xử lý nước cấp và nứơc thải.
Cơ sở quá trình trao đổi ion: Cơ chế trao đổi ion có thể gồm những giai đoạn sau :
- Di chuyển ion A từ nhân của dòng chất thải lỏng tới bề mặt của lớp biên giới màng
- Khuếch tán lớp ion qua lớp biên giới
- Chuyển ion đã qua biên giới phân pha và hạt nhựa trao đổi.
- Khuếch tán ion A bên trong hạt nhựa trao đổi tới các nhóm chức năng trao đổi ion
- Phản ứng hoá học trao đổi ion A và B
- Khuếch tán ion B bên trong hạt trao đổi ion tới biên giới phân pha.
- Chuyển các ion B qua biên giới phân pha ở bề mặt trong của màng chất lỏng.
- Khuếch tán các ion B qua màng
- Khuếch tán các ion B vào nhân dòng chất lỏng.

TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

- 22 -



Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

2.4 Phƣơng pháp sinh học
Dựa trên nguyên tắc một số loài thực vật, vi sinh vật trong nước sử dụng kim loại
như chất vi lượng trong quá trình phát triển khối như bèo tây, bèo tổ ong, tảo,… Với
phương pháp này, nước thải phải có nồng độ kim loại nặng nhỏ hơn 60 mg/l và phải có
đủ chất dinh dưỡng (nitơ, phốtpho,…) và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho sự
phát triển của các loài thực vật nước như rong tảo. Phương pháp này cần có diện tích lớn
và nước thải có lẫn nhiều kim loại thì hiệu quả xử lý kém. Công trình xử lý nước thải
bằng phương pháp sinh học được đặt sau các công trình xử lý cơ học, hóa học và hóa lý.
Xử lý sinh học được phân thành 2 loại: Xử lý kỵ khívà xử lý hiếu khí
Xử lý kỵ khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có
oxi (UASB)
Xử lý hiếu khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện có
oxi (Aeroten).
2.4.1 Quá trình kỵ khí
Xử lý sinh hocj bằng vi sinh yếm khí là quá trình phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ
có trong nước thải khi không có oxi. Quy trình này được áp dụng để ổn định cặn và xử lý
nước thải có nồng độ COD và BOC cao.
Điều kiện của bể xử lý yếm khí:
- Không có oxi
- Không có hàm lượng quá mức cỉa kim loại nặng
- Hóa trị pH của hỗn hợp từ 6.6 đến 7.6
- Phải duy trì độ kiềm đủ khoảng 1000 – 1500 mg/l làm dung dịch đệm để ngăn cản
pH giảm xuống 6.2
- Nhiệt độ của nước thải từ 27 – 38 0C

- Phải có đủ chất dinh dưỡng theo tỉ lệ COD : N : P = 350 : 5 : 1 và nồng độ thấp
của các kim loại sắt
2.4.1.1 Bể phản ứng yếm khí tiếp xúc
Quá trình phân hủy xảy ra trong bể kín với bùn tuần hoàn. Hỗn howpk bùn và
nước thải trong bể được khuấy trộn hoàn toàn, sau khi phân hủy hỗn hợp được đưa sang
bể lắng hoặc bể tuyển nổi để tách riêng bùn và nước.bùn tuần hoàn trở lại bể kỵ khí,
lượng bùn dư thải bỏ thường rất ít do tốc độ sinh trưởng của VSV khá chậm.
2.4.1.2 Bể UASB
Đây là một trong những quá trình kỵ khí được ứng dụng rỗng rãi nhất do cả ba quá
trình phân hủy, lắng bùn và tách khí được lắp đặt trong cùng một công trình. Ngoài ra
còn tạo thành các loại bùn hạt có mật độ VSV rất cao và tốc độ lắng vượt xa so với bùn
hoạt tính hiếu khí dạng lơ lửng.
Quy trình hoạt động của bể UASB: Nước thải sau khi điều chỉnh pH theo ống dẫn
vào hệ thống phân phối đều trên diện tích đấy bể. Nước thải từ dưới lên trên với vận tốc
khoảng 0.6 – 0.9 m/h. Hỗn hợp bùn kị khí trong bể hấp thụ chất hữu cơ hòa tan trong
nước thải, phân hủy và chuyển hòa chúng thành khí và nước. Các hạt bùn cặn bám vào
các bọt khí được sinh ra nổi lên bề mặt làm xáo trộn và gây ra dòng tuần hoàn cục bộ
TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

- 23 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG

trong lớp cặn lơ lửng. Khi hạt cặn nổi lên va phải tấm chắn bị vỡ ra, khí thoát lên trên,
cặn rơi xuống dưới. Hỗn hợp bùn nước đã tách hết khí qua cửa vào ngăn lắng. Hạt cặn
trong ngăn lắng tách bùn lắng xuống đáy qua cửa và tuần hoàn lại vùng phản ứng kỵ khí.
Nước trong thu vào máng, theo ống dẫn dang bể xử lý hiếu khí. Khí biogas được dẫn về

ống thu về thùng chứa, rồi theo ống dẫn khí đốt đi ra ngoài.
Hình 4.1: Công nghệ UASB

2.4.1.3 Bể lọc kỵ khí
Bể lọc kỵ khí 1 một bể chứa vật liệu tiếp xúc để xử lý chất hữu cơ chứa cacbon
trong nước thải. Nước thải được dẫn vào bể từ dưới lên hoặc từ trên xuống, tiếp xúc với
lớp vật liệu trên đó có VSV kỵ khí sinh trưởng và phát triển. Vì VSV được giữ trên bề
mặt vật liệu tiếp xúc và không bị rửa trôi theo nước sau xử lý nên thời gian lưu của tế
bào sinh vật rất cao.
2.4.2 Quá trình hiếu khí
2.4.2.1 Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trƣởng dạng lơ lửng
Trong quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển
hóa thành bông bùn sinh học – quần thể vi sinh vật hiếu khí – có khả năng lắng dươci tác
dụng của trọng lực. Nước được chảy liên tục vào bể Aeroten, trong đó khí được đưa vào
cùng xáo trộn với bùn hoạt tính cung cấp oxy cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ. Dưới
điều kiện như thế, vi sinh vật sinh trưởng tăng sinh khối và kết thành bông bùn.
Hỗn hợp bùn và nước thải chay đến bể lắng đợt 2 và tại đây bùn hoạt tính lắng
xuống đáy. Lượng lớn bùn hoạt tính (25- 75% lưu lượng) tuần hoàn về bể aeroten để giữ
ổn định mật độ vi khuẩn, tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ. Lượng sinh khối dư
mỗi ngày cùng với lượng bùn tươi từ bể lắng 1 được dẫn tiếp tục đến công trình xử lý
bùn.
Phân loại bể aeroten: thông thường người ta chia làm 2 loại bể aeroten:
TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

- 24 -


Nguyễn Viết Việt – Environment Engineers.

Công ty TNHH SRENG


+ Bể Aeroten thông thường
+ Bể Aeroten xáo trộn hoàn toàn
Bể Aeroten thông thƣờng:
Đòi hỏi chế độ dòng chảy nút (plug – flow), khi đó chiều dài bể rất lớn so với
chiều rộng. Trong bể này nước thải vào có thể phân bố ở nhiều điểm theo chiều dài, bùn
hoạt tính tuần hoàn đưa vào đầu bể. Ở chế dộ dòng chảy nút, bông bùn có đặc tính tốt
hơn, dễ lắng. Tốc độ sục khí giảm dần theo chiều dài bể. quá trình phân hủy nội bào xảy
ra ở cuối bể. Tải trọng thích hợp vào khoảng 0.3 – 0.6 kg BOD5/m3 ngày với hàm lượng
MLSS 1500 – 3000 mg/l, thời gian lưu nước từ 4 – 8h, tỉ số F/M = 0.2 – 0.4. thời gian
lưu bùn từ 5 – 15 ngày
Bể Aeroten xáo trộn hoàn toàn:
Đòi hỏi chọn hình dạng bể, trang thiết bị sục khí thích hợp. Thiết bị sục khí cơ khí
(môtơ và cánh khuấy )hoặc thiết bị khuếch tán khí thường được sử dụng. Bể này thường
có dạng tròn hoặc vuông, hàm lượng bùn hoạt tính và nhu cầu oxy đồng nhất trong toàn
bộ thể tích bể. Bể này có ưu điểm chịu được quá tải rất tốt. Tải trọng thiết kế khoảng 0.8
– 2 kg BOD5/m3 ngày với hàm lượng bùn 2500 – 4000 mg/l , tỉ số F/M = 0.2 – 0.6
Hình 4.2: Bể Aeroten xáo trộn hoàn toàn

Ngoài bể aeroten, người ta hay áp dụng một số công trình khác như mương oxi hóa, bể
hoạt động gián đoạn (SBR). Đặc biệt bể lọc sinh học cũng hay được áp dụng trong quá
trình hiếu khí.
Mƣơng oxy hóa.
Là mương dẫn dạng vòng có sục khí để tạo dòng chảy trong mương có vận tốc đủ xáo
trộn bùn hoạt tính. Vận tốc trong mương thường được thiết kế lớn hơn 3 m/s để tránh
lắng cặn.
Mục đích: Xử lý BOD5, nitơ, phốt pho trong nước thải.
TÀ I LIỆU HƯỚNG DẪN VẬN HÀ NH HỆ THỐNG XLNT XƯỞNG DIECASTING – SEVT

- 25 -



×