Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Đồ án Xử lý nước thải thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.85 KB, 75 trang )

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

LỜI CẢM TẠ
*****
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ,
những người đã dìu dắt em tận tình, đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Hoàng Việt với những
kinh nghiệm đóng góp quý báu đã giúp em hiểu rõ nhiều vấn đề và sửa chữa thiếu sót
của mình do chưa có kinh nghiệm trong suốt thời gian em thực hiện đồ án.
Đồ án là thành quả của quá trình học tập và nghiên cứu trong thời gian qua. Tuy nhiên,
vẫn còn nhiều sai sót. Rất mong thầy hướng dẫn và nhận xét để sữa chữa sai sót, giúp
em rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong những đồ án và luận văn sắp tới.
Trân trọng!
Sinh viên thực hiện: Trần Quốc Vinh

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

1


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................i


MỤC LỤC..................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................vi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN.....................................................................................1
1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN....................................................................................1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY
SẢN BÌNH AN..............................................................................................................3
2.1 ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY......................................................................................3
2.1.1 Sơ lược về công ty.........................................................................................3
2.1.2 Vị trí địa lý.....................................................................................................3
2.2 TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY ĐẾN MÔI TRƯỜNG..........................................4
2.2.1 Nước mưa chảy tràn.......................................................................................4
2.2.2 Nước thải sinh sinh hoạt.................................................................................5
2.2.3 Nước thải sản xuất.........................................................................................5
2.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY......................................................6
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI................................9
3.1 NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI.........................................9
3.1.1 Nước thải sinh hoạt........................................................................................9
3.1.2 Nước thải sản xuất.........................................................................................9
3.2 TÍNH TOÁN MỨC Ô NHIỄM CỦA NƯỚC THẢI...........................................10
3.3.1 Phương án 1 (Bể keo tụ tạo bông + Bể tuyển nổi).......................................13
3.3.2 Phương án 2 (Sử dụng 2 Bể lắng sơ cấp).....................................................14
3.3.3 Phương án 3 (Bể keo tụ tạo bông + Bể lắng sơ cấp)....................................15
3.4 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THÍCH HỢP XỬ LÝ NƯỚC THẢI......................16
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI............................................................22
TRẦN QUỐC VINH


MSSV: B1404219

2


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

4.1 THIẾT KẾ KÊNH DẪN NƯỚC THẢI..............................................................22
4.2 THIẾT KẾ SONG CHẮN RÁC..........................................................................23
4.3 THIẾT KẾ BỂ LẮNG CÁT................................................................................28
4.4 THIẾT KẾ BỂ ĐIỀU LƯU.................................................................................34
4.5 BỂ KEO TỤ - TẠO BÔNG................................................................................38
4.6 BỂ TUYỂN NỔI.................................................................................................42
4.7 BỂ BÙN HOẠT TÍNH........................................................................................48
4.8 BỂ LẮNG THỨ CẤP.........................................................................................54
4.9 BỂ KHỬ TRÙNG...............................................................................................59
4.10 SÂN PHƠI BÙN...............................................................................................62
4.11 TÍNH CAO TRÌNH CÁC BỂ............................................................................65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………….67
TÀI LIỆU THAM KHẢO…….……………………………………………............. 68

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

3



ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MLVSS

Hàm lượng vật chất rắn bay hơi

MLSS

Chất rắn lơ lững trong hỗ dịch nước thải

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Nhu cầu oxy hóa học

N

Nito

P

Photpho


TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

SS

Chất rắn lơ lửng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

KCN

Khu công nghiệp

TRẦN QUỐC VINH


MSSV: B1404219

4


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.2. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất
Bảng 3.3. Nồng độ các chất ô nhiễm hỗn hợp của nhà máy12
Bảng 3.4. So sánh 3 phương án…………………………………………………..……
Bảng 3.5. Điểm gia quyền
Bảng 3.6. So sánh kết quả giữa 3 phương án xử lý nước thải
Bảng 4.1. Các giá trị thông dụng để thiết kế song chắn rác
Bảng 4.2. Giá trị K của bể lắng cát ngang
Bảng 4.3.Các thông số thiết kế bể điều lưu35
Bảng 4.4. Nồng độ các chất ô nhiễm hỗn hợp của nhà máy sau khi qua bể điều lưu
Bảng 4.5. Các thông số thiết kế bể tuyển nổi …………………………………………43
Bảng 4.6. Bảng kết quả đầu ra của nước thải
Bảng 4.7. Các thông số đầu vào của bể bùn hoạt tính
Bảng 4.8. Thông số thiết kế bể bùn hoạt tính kiểu truyền thống
Bảng 4.9. Mật độ vi khuẩn
Bảng 4.10. Thông số tham khảo thiết kế bể lắng thứ cấp
Bảng 4.11. Số liệu đầu ra của các chỉ tiêu khi qua bể lắng thứ cấp
Bảng 4.12. Các thông số cần thiết để thiết kế bể khử trùng
Bảng 4.13. Các thông số thiết kế sân phơi bùn
Bảng 4.14. Tổn thất cột áp qua từng công đoạn xử lý của hệ thống

Bảng 4.15. Độ sâu ngập nước của các bể theo kết quả tính toán.
Bảng 4.16. Bảng tổng kết các hạng mục công trình

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

5


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Vị trí của nhà máy chế biến thủy sản Bình An…………………………….…4
Hình 2.2. Sơ đồ khối qui trình đông lạnh phi lê cá tra, cá basa
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống xử lý phương án 1…………………………………….
……..13
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý phương án 2
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống xử lý phương án 3
Hình 4.1. Mặt cắt đứng của kênh dẫn nước thải
Hình 4.2. Đoạn thu hẹp và mở rộng trước và sau song chắn rác
Hình 4.3. Đoạn kênh đặt song chắn rác……..…………………………………………26
Hình 4.4. Tổng chiều dài đoạn kênh đặt song chắn rác
Hình 4.5. Động cơ khuấy hóa chất Sumitomo …………………………………………
41
Hình 4.6. Máy nén khí puma…………………………………………………………..54
Hình 4.7. Thiết bị khuấy trộn chlorine để khử trùng


TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

6


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn gốc mọi sự biến đổi môi trường sống đang xảy ra hiện nay trên thế giới
cũng như ở nước ta là các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội loài người. Các hoạt
động này, một mặt làm cải thiện chất lượng sống của con người mặc khác lại gây ra các
tác động xấu đến môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề chung của
toàn thế giới.
Việt Nam là một quốc gia ven biển với diện tích vùng biển rộng gấp ba diện tích
đất liền, chứa đựng nhiều tài nguyên và nguồn lợi phong phú. Việt Nam dựa vào tiềm
năng như vậy để phát triển kinh tế biển, kéo theo đó là sự phát triển của ngành chế biến
thủy sản.
Do đặc điểm công nghệ của ngành, ngành chế biến thuỷ sản đã thải ra môi
trường một lượng lớn nước thải cùng với các chất thải rắn và khí thải, gây ô nhiễm đến
các nguồn nước và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng
xung quanh. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm của các công ty chế thủy sản đang là mối quan tâm
hàng đầu của các nhà quản lý môi trường. Việc nghiên cứu xử lý nước thải cho ngành
chế biến thuỷ sản, cũng như các ngành công nghiệp khác đang là một yêu cầu cấp thiết
đặt ra không chỉ đối với những nhà làm công tác bảo vệ môi trường mà còn cho tất cả
mọi người chúng ta. Để khắc phục vấn đề ô nhiễm của nước thải ngành chế biến thủy

sản, đồ án này sẽ trình bày phương pháp xử lý phù hợp về mặt kỹ thuật và kinh tế để
xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép. Đồ án này tập chung nghiên cứu: Thiết kế hệ
thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến thủy sản Bình An đạt tiêu chuẩn cột A,
QCVN 11:2015/BTNMT.
Trong quá trình thực hiện đồ án do lần đầu thiết kế nên sai sót là điều khó tránh
khỏi. Chính vì thế rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉnh sửa từ thầyvà
các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Lê Hoàng Việt và sự giúp đỡ
của tất cả các bạn chung lớp, các anh chị khóa trước đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
hoàn thành đồ án này.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN
Đưa ra phương án phù hợp để thiết kế hệ thống xử lý nước thải (sản xuất và sinh
hoạt) tương thích với điều kiện của Nhà máy chế biến thủy sản Bình An. Đảm bảo sao
cho nước thải đầu ra đạt QCVN 11 : 2015/BTNMT.
1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN
Thu thập thông tin, số liệu từ bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của Nhà
máy chế biến thủy sản Bình An.
TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

1


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

Tham khảo các tài liệu liên quan đến quá trình thiết kế hệ thống xử lý, các tài
liệu liên quan về nước thải thủy sản…

Tính toán cho hệ thống xử lý đã được lựa chọn.
Vẽ sơ đồ công nghệ xử lý nước thải.

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

2


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN THỦY SẢN BÌNH AN
2.1 ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY

CHƯƠNG 3: Sơ lược về công ty
-

Tên công ty: Công ty TNHH Thủy sản Bình An.
Họ và tên người đại diện pháp luật: Bà Phạm Thị Diệu Hiền.
Chức vụ: Giám đốc.
Địa chỉ: Số 248 đường 30/4, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tổng số công nhân của công ty: 4.000 người.
Công suất nhà máy: 48.000 tấn thành phẩm/năm.
Loại hình sản xuất: Nuôi trồng, kinh doanh, chế biến, xuất nhập khẩu thủy, hải
sản.
Dự án xây dựng mới với tổng diện tích 30.300 m 2 bao gồm các Phân xưởng

công trình chính và công trình phụ. Trong đó khu xử lý chất thải là 800 m 2
(chiếm 2,2%).

CHƯƠNG 4: Vị trí địa lý
Nhà máy chế biến thủy sản được thực hiện tại lô số 2-17 KCN Trà Nóc 2, quận
Ô môn, thành phố Cần Thơ. Có vị trí địa lý như sau:
-

Phía Đông giáp sông Hậu;
Phía Tây giáp đường trục chính của KCN Trà Nóc 2;
Phía Bắc giáp đường số 10 của KCN Trà Nóc 2;
Phía Nam giáp Lô đất của Công ty Dầu khí TP. Hồ Chí Minh.

Đây là một vị trí rất thuận lợi cho việc vận chuyển các loại nguyên liệu, hàng
hoá bằng cả đường bộ lẫn đường thủy. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp cũng
đã có sẵn nên có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh sản xuất.

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

3


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

Hình 2.1. Vị trí của nhà máy chế biến thủy sản Bình An
4.1 TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Tác động của quá trình sản xuất đến môi trường chủ yếu là nguồn nước thải mà
nhà máy sản sinh ra. Trong đó bao gồm có nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn,
nước thải trong quá trình sản xuất.
Đáng chú ý nhất trong ba loại nước thải kể trên đó chính là nước thải sản xuất.
Nước thải sản xuất có chứa nhiều hàm lượng các chất mà chúng ta cần quan tâm và đề
ra biện pháp xử lý thích hợp.

CHƯƠNG 5: Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn có khối lượng khá nhiều 57.500 m 3/năm. Trung bình
khoảng 320 m3/ngày vào mùa mưa. Ngày mưa cao nhất lượng nước mưa cần thoát lên
tới 550 - 600 m3/ngày.
Nước mưa chảy tràn bao gồm nước mưa sạch và nước mưa bị nhiễm bẩn. Nước
mưa chảy tràn sạch là loại nước mưa chảy từ mái nhà xuống và nước chảy qua các mặt
bằng tương đối sạch như vĩa hè, đường đi bộ và khu cây xanh. Số lượng này chiếm đa
TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

4


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

số 90%. Nước nước mưa chảy tràn sạch này sẽ được thu gom riêng và thải thẳng ra
môi trường ngoài sau khi qua hệ thống chắn rác.
Nước mưa chảy tràn sẽ bị nhiễm bẩn khi chảy qua các phân xưởng sản xuất, sân
bãi, nhà kho, khu vực bồn chứa xăng dầu, nhà máy phát điện. Số lượng này rất ít
khoảng 10%. Chất ô nhiễm trong nước chảy tràn này chủ yếu là dầu mỡ, các chất cặn

bã, chất thải rắn, đất, cát, vv… Ban Giám Đốc và Cán bộ Quản lý của Công ty sẽ yêu
cầu công nhân làm việc ở các bộ phận nêu trên thường xuyên vệ sinh kho bãi và không
để xăng dầu vung vãi ra môi trường ngoài. Tác động của nước mưa chảy tràn bị nhiễm
bẩn đối với nguồn nước tiếp nhận là không đáng kể.

CHƯƠNG 6: Nước thải sinh sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt được sản sinh từ các khâu vệ sinh cá nhân và tắm giặt. Đặc
trưng của nước thải sinh hoạt là giàu chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học như
carbohydrate, protein, mỡ, vv… có hàm lượng hữu cơ (BOD, COD) và SS cao.
Các muối hoà tan của đạm lân có trong nước thải sinh hoạt hay là sản phẩm của
quá trình vô hoá vật chất hữu cơ có thể gây ra hiện tượng tảo nở hoa với sự xuất hiện
của nhiếu loài tảo độc, ảnh hưởng đến chất lượng nước như nước có mùi tanh, nồng độ
oxy hoà tan thấp. Nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi xả ra
hệ thống thoát nước chung của Khu Công Nghiệp.

CHƯƠNG 7: Nước thải sản xuất
Nhu cầu nước của các nhà máy chế biến thuỷ sản rất cao nên lượng nước thải từ
sản xuất cũng rất lớn. Theo ước tính của Công ty, lượng nước thải sản xuất từ Nhà máy
trong năm sản xuất đầu tiên là 375.000 m 3, tăng lên 450.000 m3 trong năm thứ hai,
525.000 m3 trong năm thứ ba và ổn định ở lưu lượng 600.000 m3 /năm từ năm thứ 4.
Nước thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản có đặc tính chung là hàm lượng hữu
cơ (BOD, COD) và SS rất cao. Nếu không được xử lý triệt để, nước thải từ nhà máy sẽ
làm nguồn nước tiếp nhận bị ô nhiễm ô hữu cơ một cách nghiêm trọng. Quá trính phân
huỷ chất hữu cơ sẽ làm nước có màu và có mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khoẻ
của công nhân, làm suy giảm nồng độ oxy và pH của nước (đặc biệt là lúc sáng sớm),
ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật. Bên cạnh đó, quá trình phân huỷ vật chất
hữu cơ còn phóng thích các muối đạm, lân hoà tan, có thể làm cho môi trường nước bị
phú dưỡng hoá, làm suy giảm đa dạng sinh học.
Ngoài ra, nước thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản thường có hàm lượng dầu
mỡ rất cao làm giảm khả năng tự lọc sạch của môi trường nước, ngăn cản quá trình

khuếch tán oxy từ không khí vào môi trường nước, làm suy giảm nồng độ oxy hoà tan
trong môi trường nước, ảnh hưởng xấu đến đời sống của thuỷ sinh vật.

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

5


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

2.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY
Qui trình sản xuất phi lê đông lạnh theo mô hình sau:

DỰ ĐOÁN VỀ ĐẶC
TÍNH DÒNG THẢI

TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU

Nước thải có BOD, COD
cao, có chứa dầu mỡ

CẮT TIẾT
CTR (xương cá, đầu cá...)

Nước thải chứa rác, thành
phần hữu cơ cao, SS, dầu

mỡ

PHI LÊ
CTR (da cá)

Nước thải chứa rác, dầu
mỡ

LẠNG DA
Nước thải
RỬA 1
CTR (thịt, mỡ, da, xương
còn sót lại)

SỬA TẠO HÌNH

Nước thải có nồng độ N, P,
SS, BOD, COD cao…

Nước thải có BOD, COD,
SS cao

KIỂM TRA KÝ SINH TRÙNG

PHÂN CỠ, LOẠI
Nước thải
RỬA 2

Nước thải có BOD, COD,
SS và dầu mỡ cao


CÂN
TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

6
Nước thải


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

Chất thải rắn lớp nhựa PE
thừa, không đúng qui cách
hay hỏng

XẾP KHUÔN

CẤP ĐÔNG IQF, BLOCK
Nước thải
TÁCH KHUÔN, MẠ BĂNG

Nước thải có SS
cao

Chất thải rắn(bao bì, thùng
cacton hư hỏng..)
ĐÓNG GÓI


BẢO QUẢN –180C

Hình 2.2. Sơ đồ khối qui trình đông lạnh phi lê cá tra, cá basa
 Thuyết minh quy trình:
-

-

-

Tiếp nhận nguyên liệu: Nguyên liệu chủ yếu cho nhà máy là cá Tra và cá Basa.
Trong đó cá loại T1 là loại có trọng lượng từ 0,8 kg – 1,2 kg và loại T2 có trọng
lượng ngoài giới hạn của loại T1. Cá được cho vào thùng nhựa chuyên dùng rồi
chuyển nhanh đến khu vực tiếp nhận. Tại đây, QC kiểm tra hồ sơ nguyên liệu,
chất lượng cá qua cảm quan (cá sống, không có dấu hiệu bệnh) trước khi tiếp
nhận. Công đoạn này có nước rơi vãi trong quá trình chuyển cá và mùi tanh của
cá.
Cắt tiết: Cá được công nhân cắt tiết. Công đoạn này phát sinh nước thải chứa
nhiều chất hữu cơ từ máu cá (BOD, COD, SS,...), dầu mỡ và mùi tanh.
Phi lê: Sử dụng dao chuyên dùng để fillet cá, miếng fillet phải phẳng, nhẳn
không sót xương và quá trình này không được làm vở nội tạng. Công đoạn này
sinh ra nhiều phụ phẩm trong quá trình fillet như nội tạng cá, xương cá,... và
nước thải chứ nhiều dầu mỡ.
Lạng da: Lạng da bằng máy, thao tác nhẹ nhàng để miếng fillet không bị phạm
vào thịt, không làm rách miếng cá. Công đoạn này sinh ra phụ phẩm của quá
trình lạng da là da cá.

TRẦN QUỐC VINH


MSSV: B1404219

7


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI
-

-

-

-

-

-

-

-

CBHD: Lê Hoàng Việt

Rửa lần 1: Rửa bằng máy qua 2 lần nước sạch. Lần thứ nhất rửa trong bồn có
trục quay sau đó rửa qua thiết bị phun sương để loại bỏ bớt máu, nhớt và tạp
chất. Yêu cầu rửa phải sạch máu với chu trình thay nước trong bồn là 500
kg/lần. Công đoạn này phát sinh nước thải chứa nhiều chất hữu cơ (BOD,
COD, SS,...), dầu mỡ.
Sửa tạo hình: Công đoạn này được tiến hành nhằm loại bỏ mở, xương, da còn

sót lại. Tùy theo yêu cầu của từng khách hàng mà có thể loại bỏ cơ đỏ hay
không. Sau công đoạn này miếng fillet sạch mở, không rách thịt, không sót
xương và bề mặt phải láng. Công đoạn này sinh ra phụ phẩm.
Kiểm tra ký sinh trùng: Kiểm tra KST trên từng miếng fillet bằng mắt trên bàn
soi. Những miếng fillet có KST được loại bỏ. QC kiểm tra lại với tần suất 30
phút/lần.
Phân cở, loại: Fillet cá được các cở như 60 - 120, 120 - 170, 170 - 220 và hơn
220 g/miếng hoặc 3 - 5, 5 - 7, 7 - 9, 4 - 6, 6 - 8, 8 - 10, 10 - 12 oz/miếng hay
theo yêu cầu của khách hàng.
Rửa lần 2: Rửa qua 2 lần bằng nước sạch ở nhiệt độ ≤ 6 oC. Lần thứ nhất rửa
trong bồn có trục sục khí, sau đó rửa qua thiết bị phung sương để loại bỏ hết vụn
cá, mở và tạp chất, giảm vi sinh vật trên bề mặt. Yêu cầu rửa phải sạch máu với
chu trình thay nước trong bồn là 300 kg/lần. Công đoạn này phát sinh nước thải
chứa nhiều chất hữu cơ.
Cân và xếp khuôn: Tiếp theo là cân theo từng cở, từng loại với trọng lượng
theo yêu cầu. Xếp fillet vào khuôn bằng nhôm, đáy khuôn có lót 1 lớp PE lớn,
mỗi lớp cá cách nhau lớp PE nhỏ nhằm hạn chế mất nước và cá không bị cháy
khi cấp đông. Công đoạn này phát sinh chất thải rắn là các lớp nhựa PE thừa,
không đúng qui cách hay hỏng.
Cấp đông: Chạy khởi động tủ đông cho đến khi có một lớp tuyết mỏng phủ lên
các tấm lắc thì cho hàng vào để cấp đông. Thời gian cấp đông không quá 3 giờ,
nhiệt độ trung tâm sản phẩm ≤ -18oC, nhiệt độ tủ cấp đông ≤ -350C. Giai đoạn
này gây ra ô nhiễm tiếng ồn, nhiệt độ không khí.
Tách khuôn: Sản phẩm sau khi được cấp đông sẽ được tách khuôn bằng máy
chuyên dùng. Dùng nước sạch tách khối cá fillet ra khỏi khuôn. Thao tác nhẹ
nhàng tranh làm gảy khối fillet. Giai đoạn này sinh ra nước thải.
Đóng gói và bảo quản: sản phẩm cuối cùng là những block cá cấp đông có
trọng lượng từ 1 – 2 kg hoặc theo đơn đặt hàng và được đóng gói trong thùng
giấy mỗi thùng có trọng lượng 10 kg và bảo quản ở -18 0C trong thời gian tối đa
6 tháng trước khi được xuất ra thị trường tiêu thụ... Công đoạn này phát sinh

chất thải rắn từ các thùng cacton hư hỏng.

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

8


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

CHƯƠNG 8: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI
8.1 NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI

CHƯƠNG 9: Nước thải sinh hoạt
-

Số công nhân: 4.000 người.
Số ngày làm việc: 300 ngày.
Thời gian làm việc của công nhân: 12 giờ/ngày.
Thể tích nước thải sinh hoạt: 50 L/người/ngày.
Tổng thể tích nước thải sinh hoạt: 173 m3/ngày.
Bảng 3.1. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Đơn vị tính

Nồng độ chất ô
nhiễm


PH

-

7,2

BOD5

mg/L

275

COD

mg/L

389

SS

mg/L

182

Tổng Nitơ

mg/L

47


Tổng phospho

mg/L

8

Dầu mỡ

mg/L

15

Tổng Coliforms

MPN/100ml

7×107

Chất ô nhiễm

CHƯƠNG 10: Nước thải sản xuất
-

Lượng thành phẩm: 48.000 tấn/năm = 160 tấn/ngày
Lượng nước/tấn thành phẩm: 50 m3/tấn
Tổng lượng nước thải sản xuất: 1972 m3/ngày

Bảng 3.2. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất
Chất ô nhiễm
TRẦN QUỐC VINH


Đơn vị tính

MSSV: B1404219

Kết quả
9


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

pH

-

7,3

BOD5

mg/L

1123

COD

mg/L

1787


SS

mg/L

850

Tổng Nito

mg/L

172

Tổng Phospho

mg/L

51

Dầu mỡ

mg/L

172

Tổng Coliform

MPN/100ml

4×104


 Tổng lưu lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt của nhà máy là: 2145 m3/ngày.
 Phương hướng xử lý nước thải:
Nhìn chung, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của nhà máy có chung
tính chất, chủ yếu là ô nhiễm các thành phần hữu cơ cho nên ta đề ra phương hướng xử
lý nước thải là xử lý chung cho hai loại nước thải để tiết kiệm chi phí và diện tích cho
nhà máy.
Hệ thống xử lý chung này sẽ được vận hành để xử lý nước thải đạt hiệu quả và
chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn loại A theo QCVN 11 - MT:2015/BTNMT.
10.1 TÍNH TOÁN MỨC Ô NHIỄM CỦA NƯỚC THẢI
Để việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải tính
toán kỹ lưỡng nồng độ hỗn hợp của các chất ô nhiễm. Từ đó chúng ta lựa chọn được
các phương pháp thích hợp đểloại bỏ chất ô nhiễm một cách tối ưu nhất. Dựa vào nồng
độ và tính chất của các chất ô nhiễm, ta có thể lựa chon phương pháp xử lý hóa học, lý
học, sinh học hoặc có thể kết hợp các phương pháp trên.
Nồng độ chất gây ô nhiễm của hỗn hợp nước thải sinh hoạt và sản xuất được
tính theo công thức:
Chh (mg/L)
Trong đó:
-

Chh: nồng độ chất gây ô nhiễm của hỗn hợp nước thải (mg/L)
Csh và Qsh: nồng độ và lưu lượng của nước thải sinh hoạt
Csx và Qsx: nồng độ và lưu lượng của nước thải sản xuất
 Nồng độ hỗn hợp BOD5:
ChhBOD5 = = 1054,61 (mg/L)
 Nồng độ hỗn hợp COD:

TRẦN QUỐC VINH


MSSV: B1404219

10


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

Chh = = 1674,25 (mg/L)
 Nồng độ hỗn hợp Tổng chất rắn lơ lửng (TSS):
Chh = = 796,12 (mg/L)
 Nồng độ hỗn hợp Nitơ:
Chh = = 161,92 (mg/L)
 Nồng độ hỗn hợp Phospho:
Chh = = 47,53 (mg/L)
 Nồng độ hỗn hợp dầu mỡ:
Chh = = 159,34 (mg/L)
 Nồng độ hỗn hợp Tổng Coliforms:
Chh = = 5,68 × 106 MPN/100ml
Do nồng độ SS > 150 mg/L là cao nên không phù hợp để xử lý sơ cấp, cần phải thiết kế
bể tuyển nổi hoặc bể lắng sơ cấp.
Công suất hoạt động của nhà máy không ổn định tùy theo sản lượng được đưa vào sản
xuất vì thế lưu lượng nước thải thay đổi theo ca nên việc cần thiết là phải thiết kế bể
điều lưu.
Để xác định được phương hướng xử lý hiệu quả theo cách xử lý sinh học hay hóa học
ta cần tính toán tỉ lệ BOD/COD
ChhBOD / ChhCOD = 1054,61 / 1674,25 = 0,63 > 0,5 (chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học)
 Dựa vào số liệu tính được phía trên (0,63) cho thấy phương hướng xử lý nước
thải hữu hiệu nhất là xử lý sinh học dựa vào hoạt động phân hủy các chất hữu cơ

của vi khuẩn trong điều kiện hiếu khí hay yếm khí.

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

11


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

10.2 ĐỀ XUẤT CÁC QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
 Tóm tắt nồng độ các chất ô nhiễm hỗn hợp của nhà máy
Bảng 3.3. Nồng độ các chất ô nhiễm hỗn hợp của nhà máy
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Nồng độ

QCVN 11MT:2015/BTNMT

BOD

mg/L

1054,61


30

COD

mg/L

1674,25

75

SS

mg/L

796,12

50

Tổng Nitơ

mg/L

161,92

30

Tổng Phospho

mg/L


47,53

10

Dầu mỡ

mg/L

159,34

10

Tổng Coliforms

MPN/100ml

5,68.106

3000

Dựa vào nồng đồ các chất ô nhiễm và tính chất của nước thải, ta có thể đề xuất
ra những phương án xử lý như sau:

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

12



ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

CHƯƠNG 11: Phương án 1 (Bể keo tụ tạo bông + Bể tuyển nổi)
 Sơ đồ hệ thống

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống xử lý phương án 1
 Thuyết minh qui trình:
-

-

-

Đầu tiên, nước thải từ kênh dẫn nước thải chảy qua song chắn rác. Tại đây, các
thành phần rác có kích thước lớn: xương cá, da cá, nội tạng cá, bọc nilong...sẽ
được song chắn rác giữ lại. Tiếp theo, nước thải tiếp tục được đưa đến bể lắng
cát để loại bỏ cát, sỏi đá,....tránh gây hư hỏng thiết bị như máy bơm, máy khuấy.
Nước thải tiếp tục được đưa đến bể điều lưu để điều hòa lưu lượng, đảm bảo
lượng nước thải được ổn định cho những bể xử lý về sau.
Nước thải được bơm qua bể keo tụ tạo bông để nâng cao hiệu quả xử lý của bể
tuyển nổi phía sau.
Sau đó, nước thải được chuyển đến bể tuyển nổi. Bể này được sử dụng để loại
bỏ các hạt rắn hoặc lỏng ra khỏi nước thải và cô đặc bùn sinh học, bùn sẽ được
chuyển đến sân phơi bùn.
Nước thải tiếp tục được xử lý sinh học ở bể bùn hoạt tính. Tại đây, các chất hữu
cơ trong nước thải sẽ được phân hủy bởi hoạt động của vi sinh vật.

TRẦN QUỐC VINH


MSSV: B1404219

13


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI
-

CBHD: Lê Hoàng Việt

Tại bể lắng thứ cấp một phần sinh khối bùn sẽ bị lắng xuống đáy và đưa ra
ngoài sân phơi bùn, phần cc̣òn lại được hoàn lưu trở lại bể bùn để đảm bảo mật
độ vi sinh vật cần thiết cho bể bùn hoạt tính hoạt động ổn định.
Sau khi nước thải được loại bỏ hầu hết các thành phần ô nhiễm, nước được dẫn
đến bể khử trùng để tiêu diệt những vi sinh vật còn sót lại bằng cách xử lý bằng
hóa chất. Nước thải sau xử lý đạt loại A quy chuẩn QCVN 11 MT:2015/BTNMT sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận.

CHƯƠNG 12: Phương án 2 (Sử dụng 2 Bể lắng sơ cấp)
 Sơ đồ hệ thống

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý phương án 2
 Thuyết minh qui trình
-

-

Đầu tiên, nước thải từ kênh dẫn nước thải chảy qua song chắn rác. Tại đây, các
thành phần rác có kích thước lớn: xương cá, da cá, nội tạng cá, bọc nilong...sẽ
được song chắn rác giữ lại. Tiếp theo, nước thải nước thải tiếp tục được đưa đến

bể lắng cát để loại bỏ cát, sỏi đá,...tránh gây hư hỏng thiết bị như máy bơm, máy
khuấy.
Nước thải tiếp tục được đưa đến bể điều lưu để điều hòa lưu lượng, đảm bảo
lượng nước thải được ổn định cho những bể xử lý về sau.

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

14


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI
-

-

CBHD: Lê Hoàng Việt

Sau đó, nước thải được dẫn qua bể lắng sơ cấp 1 để loại bỏ các chất rắn có khả
năng lắng (tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước) và các chất nổi (tỉ trọng nhẹ hơn tỉ
trọng của nước) và sau đó nước thải tiếp tục được đi qua bể lắng sơ cấp 2 để tiếp
tục nâng cao hiệu quả loại bỏ chất rắn lơ lửng đạt tiêu chuẩn để tiếp tục được xử
lý ở bể bùn hoạt tính. Bùn thải sẽ lắng xuống đáy và bị thanh gạt loại ra ngoài
đưa vào sân phơi bùn.
Nước thải tiếp tục được xử lý sinh học ở bể bùn hoạt tính. Tại đây, các chất hữu
cơ trong nước thải sẽ được phân hủy bởi hoạt động của vi sinh vật.
Tại bể lắng thứ cấp một phần sinh khối bùn sẽ bị lắng xuống đáy và đưa ra
ngoài sân phơi bùn, phần cc̣òn lại được hoàn lưu trở lại bể bùn để đảm bảo mật
độ vi sinh cần thiết cho bể bùn hoạt tính hoạt động ổn định.

Sau khi nước thải được loại bỏ hầu hết các thành phần ô nhiễm, nước được dẫn
đến bể khử trùng để tiêu diệt những vi sinh vật còn sót lại bằng cách xử lý bằng
hóa chất. Nước thải sau xử lý đạt loại A quy QCVN 11 - MT:2015/BTNMT sẽ
thải ra nguồn tiếp nhận.

CHƯƠNG 13: Phương án 3 (Bể keo tụ tạo bông + Bể lắng sơ cấp)
 Sơ đồ hệ thống

Hình 3.3 : Sơ đồ hệ thống xử lý phương án 3

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

15


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

 Thuyết minh qui trình
-

-

-

-


Đầu tiên, nước thải từ kênh dẫn nước thải chảy qua song chắn rác. Tại đây, các
thành phần rác có kích thước lớn: xương cá, da cá, nội tạng cá, bọc nilong...sẽ
được song chắn rác giữ lại. Tiếp theo, nước thải nước thải tiếp tục được đưa đến
bể lắng cát để loại bỏ cát, sỏi đá,...tránh gây hư hỏng thiết bị như máy bơm, máy
khuấy.
Nước thải tiếp tục được đưa đến bể điều lưu để điều hòa lưu lượng, đảm bảo
lượng nước thải được ổn định cho những bể xử lý về sau.
Nước thải được bơm qua bể keo tụ tạo bông để nâng cao hiệu quả xử lý của bể
lắng sơ cấp phía sau.
Nước thải từ bể điều lưu sẽ được đưa đến bể lắng sơ cấp. Bể này có tác dụng
dùng để loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng (tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của
nước) và các chất nổi (tỉ trọng nhẹ hơn tỉ trọng của nước). Các chất này sẽ lắng
xuống đáy và bị thanh gạt loại ra ngoài đưa vào sân phơi bùn.
Tiếp theo nước thải được đưa vào xử lý sinh học ở bể lọc sinh học nhỏ giọt để
xử lý các thành phần hữu cơ. Ở bể lọc sinh học nhỏ giọt nước được cung cấp
bằng cách phun thành giọt đều từ trên xuống đi qua lớp vật liệu làm giá thể để
xử lý. Ở đáy bể ta thiết kế hệ thống cung cấp khí cho hệ thống, đảm bảo oxy cần
thiết cho vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ. Nước thải sau khi qua bể lọc sinh
học một phần được cho qua bể lắng thứ cấp, một phần hoàn lưu trở lại bể lọc
sinh học để đảm bảo mật độ vi sinh cho bể này hoạt động ổn định.
Tại bể lắng thứ cấp một phần sinh khối bùn sẽ bị lắng xuống đáy và đưa ra
ngoài sân phơi bùn, phần cc̣òn lại được hoàn lưu trở lại bể bùn để đảm bảo mật
độ vi sinh cần thiết cho bể bùn hoạt tính hoạt động ổn định.
Sau khi nước thải được loại bỏ hầu hết các thành phần ô nhiễm, nước được dẫn
đến bể khử trùng để tiêu diệt những vi sinh vật còn sót lại bằng cách xử lý bằng
hóa chất. Nước thải sau xử lý đạt loại A quy QCVN 11 - MT:2015/BTNMT sẽ
thải ra nguồn tiếp nhận.

13.1 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THÍCH HỢP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Mỗi phương án xử lý nước thải đều xử lý đạt chuẩn yêu cầu nhưng trong 3 hệ

thống kể trên luôn tồn tại những ưu, khuyết điểm riêng. Để lựa chọn ra được một
phương án thiết kể phù hợp với điều kiện của công ty chúng ta cần phân tích, đánh giá
dựa trên tiêu chí cần thiết mà công ty đang cần.
Tất nhiên, việc lựa chọn phải dựa trên những yêu cầu thực tiễn mà hệ thống cần
phải đạt được như là:
-

Diện tích đất;
Tính khả thi về mặt kỹ thuật;
Chi phí đầu tư;
Độ ổn định;

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

16


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI
-

CBHD: Lê Hoàng Việt

Chi phí vận hành;
Những yêu cầu khác.
 Ưu, nhược điểm của các bể thay đổi trong hệ thống xử lý:

Bể tuyển nổi: được sử dụng để loại bỏ các hạt rắn hoặc lỏng ra khỏi hỗn hợp nước
thải và cô đặc bùn sinh học.

-

-

Ưu điểm: có thể loại các hạt chất rắn nhỏ, có vận tốc lắng chậm trong một thời
gian ngắn, khả năng xử lý hiệu quả hơn đối với nước thải chứa nhiều dầu mỡ và
nhiều chắc rắn lơ lửng, tiết kiệm diện tích hơn bể lắng sơ cấp, chi phí đầu tư
thấp.
Nhược điểm: chi phí vận hành cao tốn nhiều năng lượng hơn bể lắng sơ cấp và
người vận hành cần phải có trình độ kỹ thuật cao.

Bể lắng sơ cấp: dùng để loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng và các chất nổi.
Trong hệ thống xử lý nước thải bể lắng sơ cấp dùng để giữ lại các chất hữu cơ và các
chất hữu cơ không tan trong nước thải trước khi đưa vào bể xử lý sinh học.
-

Ưu điểm: loại bỏ lượng lớn chất hữu cơ, dễ vận hành, chi phí vận hành thấp.
Nhược điểm: chiếm diện tích đất xây dựng, chi phí đầu tư xây dựng cao.

Bể lọc sinh học nhỏ giọt: Nước thải được phân phối đều trên bề mặt nguyên liệu
lọc (hoạt động như giá bám cho vi khuẩn) theo kiểu nhỏ giọt hoặc phun tia. Lượng
không khí cần thiết cho quá trình được cấp vào nhờ quá trình thông gió tự nhiên qua bề
mặt hở phía trên và hệ thống thu nước phía dưới của bể lọc.
-

Ưu điểm: có thể lọc được các hạt chất rắn có kích thước nhỏ.
Nhược điểm: dễ tắc nghẽn trong hệ thống cũng như lớp vật liệu lọc, khó khăn
trong vận hành và bảo trì, chiếm diện tích lớn so với bể bùn hoạt tính.

Bể bùn hoạt tính: dùng để loại bỏ các chất hữu cơ còn lại sau bể lắng sơ cấp hoặc

bể tuyển nổi. Lọc nước thải theo quá trình sinh học yếm khí hay hiếu khí.
-

Ưu điểm: lưu lượng nạp lớn, xử lý lượng lớn nước thải.
Nhược điểm: chiếm diện tích.

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

17


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

 So sánh ưu, nhược điểm của 3 phương án:
Bảng 3.4. So sánh 3 phương án
Tiêu chí

Ưu điểm

Phương án 1:

Phương án 2:

Phương án 3

Bể keo tụ tạo

bông + Bể tuyển
nổi

Bể điều lưu + 2 bể
lắng sơ cấp

Bể keo tụ tạo
bông + Bể lắng sơ
cấp

- Bể tuyển nổi ít
chiếm diện tích ít
hơn, xử lý hiệu quả
hơn đối với nước
thải chứa nhiều dầu
mỡ và nhiều chắc
rắn lơ lửng, tiết
kiệm được diện
tích đất xây dựng.

- Giúp nâng cao hiệu
quả loại bỏ chất rắn lơ
lửng của công đoạn
xử lý thứ cấp.

- Hiệu quả xử lý
tương đối ổn định
khi có dao động
thành phần nước
- Giúp đạt tiêu chuẩn thải.

xả thải với chi phí - Loại bỏ lượng
thấp.
lớn chất hữu cơ.

- Dễ vận hành, chi phí - Tạo lượng bùn ít
vận hành thấp.
hơn bể bùn hoạt
- Chi phí đầu tư
tính.
thấp.
- Bể bùn hoạt tính
có thể xử lý lượng
nước thải cao hơn.
Nhược điểm

- Chi phí vận hành
cao hơn bể lắng sơ
cấp và tốn nhiều
năng lượng.

- Tốn nhiều diện tích - Chiếm diện tích
để xây dựng 2 bể lắng lớn so với bể bùn
sơ cấp.
hoạt tính.

- Chi phí xây dựng - Dễ bị nghẹt
- Đòi hỏi chuyên cao.
- Khó khăn trong
môn cao do bể
việc vận hành và

tuyển nổi khó vận
bảo trì.
hành.
- Tốn chi phí do bể
lọc sinh học nhỏ
giọt có thời gian
nghỉ lâu và lưu
lượng nạp thấp.
Cả 3 phương án xử lý đều đạt quy chuẩn quốc gia về nước thải sản xuất
thủy sản QCVN 11 - MT:2015 cột A
Việc lựa chọn một trong ba phương án có vẻ không được khả thi cho lắm bởi vì
một trong ba phương án đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau khiến cho việc lựa
chọn trở nên mâu thuẫn. Chính vì vậy nên trong việc lựa chọn cần đặt ra thêm một số
TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

18


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CBHD: Lê Hoàng Việt

tiêu chí dùng để đánh giá thang điểm của ba phương án một cách khách quan. Cuối
cùng chọn ra một phương án có số điểm cao nhất sau khi nhân với điểm gia quyền.
Bảng 3.5. Điểm gia quyền
STT

Tiêu chí lựa chọn


Điểm gia
quyền

1

Diện tích sử dụng

0,3

2

Tính khả thi về mặt kỹ thuật

0,25

3

Tính khả thi về mặt tài chính
(chi phí xây dựng và vận hành)

0,2

4

Tính linh hoạt của hệ thống

0,15

5


Chi phí bảo dưỡng

0,1

 Giải thích mức điểm gia quyền
-

-

-

-

Diện tích đất: Do nhà máy chế biến của công ty nằm trong khu công nghiệp nên
diện tích đất của công ty không lớn lắm. Vì vậy hệ thống xử lý chiếm diện tích
quá lớn sẽ chiếm nhiều diện tích hữu dụng của nhà máy và không có đủ đất để
xây dựng trong khi giá thành đất ở những khu công nghiệp đắt đỏ. Điểm gia
quyền của tiêu chí lựa chọn này là cao nhất đó là 0,3.
Tính khả thi về mặt kỹ thuật: Ở mỗi hệ thống xử lý đều chú trọng khâu này.
Điểm nhấn của khâu này đó chính là quy trình có hiệu quả và vận hành có đơn
giản hay không… Nếu như vận hành quá phức tạp sẽ dẫn đến hiệu quả xử lý sẽ
không cao như vậy hệ thống rất khó làm việc. Chính vì vậy điểm gia quyền cho
phần này được cho cao thứ hai sau diện tích sử dụng 0,25.
Chi phí đầu tư: Liên quan đến vốn đầu tư xây dựng, vận hành,...cho công trình
nên cần phải xem xét kỹ lưỡng sao cho phù hợp nhất với điều kiện kinh tế của
công ty. Số điểm được cho của tiêu chí này là 0,2.
Độ ổn định: không phải lúc nào nhà máy cũng hoạt động với công suất bình
thường mà nó còn phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất, nhu cầu của thị trường…Khi
nhà máy hoạt động cao hơn mức bình thường phải đảm bảo hệ thống duy trì

được khả năng làm việc có hiệu quả. Điểm của phần này được tính là 0,15.
Chi phí vận hành: Chi phí vận hành thấp và kỹ thuật đơn giản là một trong
những yếu tố ưu tiên khi xây dựng một hệ thống xử lý nước thải. Bên cạnh đó,
một hệ thống cho dù có tốt thì sau một thời gian cũng phải cần bảo dưỡng để hệ
thống hoạt động một cách tối ưu nhất. Ta chọn điểm gia quyền cho yếu tố này là
0,1

TRẦN QUỐC VINH

MSSV: B1404219

19


×