Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Đồ án công trình xử lý nước thải thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 87 trang )

MỤC LỤC

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................... i
DANH SÁCH HÌNH.....................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG.....................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................vi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN......................................................................................1
1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN.....................................................................................1
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.............................................................................1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................2
2.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI...........................................................................2
2.1.1 Định nghĩa nước thải.......................................................................................2
2.1.2 Nguồn phát sinh nước thải...............................................................................2
2.1.3 Tác động của các chất ô nhiễm lên môi trường...............................................2
2.2 PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI..........................................3
2.2.1 Phương pháp xử lý cơ học (lý học)..................................................................3
2.2.2 Các phương pháp xử lý hóa học......................................................................3
2.2.3 Các phương pháp xử lý sinh học.....................................................................4
2.2.4 Các cấp độ xử lý nước thải..............................................................................4
2.3 CÁC ĐẶC TÍNH LÝ – SINH – HÓA HỌC CỦA NƯỚC THẢI...........................5
2.3.1 Đặc tính lý học................................................................................................5
2.3.2 Các đặc tính sinh học của nước thải................................................................6
2.3.3 Đặc tính hóa học..............................................................................................7
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY
SẢN BÌNH AN.............................................................................................................10
3.1 ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY.....................................................................................10


3.1.1 Sơ lược về công ty.........................................................................................10
3.1.2 Vị trí địa lý....................................................................................................10
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY ĐẾN MÔI TRƯỜNG.........................................11
3.2.1 Nước mưa chảy tràn......................................................................................11
3.2.2 Nước thải sinh sinh hoạt................................................................................12
3.2.3 Nước thải sản xuất.........................................................................................12

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

1


MỤC LỤC

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

3.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY......................................................13
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI...............................16
4.1 NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI.........................................16
4.1.1 Nước thải sinh hoạt........................................................................................16
4.1.2 Nước thải sản xuất.........................................................................................16
4.2 TÍNH TOÁN MỨC Ô NHIỄM CỦA NƯỚC THẢI............................................17
4.3 ĐỀ XUẤT CÁC QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI.........................................18
4.3.1 Phương án 1 (Bể keo tụ tạo bông + Bể tuyển nổi).........................................19
4.3.2 Phương án 2 (Sử dụng 2 Bể lắng sơ cấp).......................................................20
4.3.3 Phương án 3 (Bể keo tụ tạo bông + Bể lắng sơ cấp)......................................21
4.4 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THÍCH HỢP XỬ LÝ NƯỚC THẢI.......................22
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TRONG
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI............................................................................27
5.1 THIẾT KẾ KÊNH DẪN NƯỚC THẢI................................................................27

5.2 THIẾT KẾ SONG CHẮN RÁC...........................................................................28
5.3 THIẾT KẾ BỂ LẮNG CÁT.................................................................................33
5.4 THIẾT KẾ BỂ ĐIỀU LƯU..................................................................................38
5.5 BỂ KEO TỤ - TẠO BÔNG.................................................................................42
5.6 BỂ TUYỂN NỔI..................................................................................................46
5.7 BỂ BÙN HOẠT TÍNH.........................................................................................50
5.7.1 Tính toán kích thước bể bùn hoạt tính...........................................................52
5.7.2 Kiểm tra các thông số....................................................................................54
5.8 BỂ LẮNG THỨ CẤP..........................................................................................56
5.9 BỂ KHỬ TRÙNG................................................................................................60
5.10 MÁY ÉP BÙN...................................................................................................64
5.11 TÍNH CAO TRÌNH CÁC BỂ.............................................................................64
CHƯƠNG 6: KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH..............................................................69
6.1 KÊNH DẪN NƯỚC THẢI..................................................................................69
6.2 SONG CHẮN RÁC.............................................................................................70
6.3 HỐ GAS...............................................................................................................71
6.4 BỂ ĐIỀU LƯU....................................................................................................72
6.5 BỂ KEO TỤ - TẠO BÔNG.................................................................................73
6.6 BỂ TUYỂN NỔI..................................................................................................74
6.7 BỂ BÙN HOẠT TÍNH.........................................................................................75
SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

2


MỤC LỤC

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

6.8 BỂ LẮNG THỨ CẤP..........................................................................................76

6.9 BỂ KHỬ TRÙNG................................................................................................77
6.10 CÁC CHI PHÍ KHÁC........................................................................................78
6.11 TỔNG GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH.................................................................79
6.12 KINH PHÍ XỬ LÝ NƯỚC THẢI......................................................................79
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................80
7.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................80
7.2 KIẾN NGHỊ.........................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................81

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

3


DANH SÁCH HÌNH

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.2 Một số ví dụ về sơ đồ xử lý nước thải
Hình 3.1 Vị trí của nhà máy chế biến thủy sản Bình An
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống xử lý phương án 1
Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống xử lý phương án 2
Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống xử lý phương án 3
Hình 4.1 Mặt cắt đứng của kênh dẫn nước thải
Hình 4.2 Đoạn thu hẹp và mở rộng trước và sau song chắn rác
Hình 4.3 Đoạn kênh đặt song chắn rác
Hình 4.4 Tổng chiều dài đoạn kênh đặt song chắn rác
Hình 4.5 Động cơ khuấy hóa chất Sumitomo
Hình 4.6 Máy nén khí puma

Hình 4.7 thiết bị khuấy trộn chlorine để khử trùng
Hình 4.8 Máy ép bùn băng tải …………………………………………………………64

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

4


DANH SÁCH BẢNG

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.3 Các phương pháp xử lý hóa học và ứng dụng của chúng
Bảng 3.1 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.2 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất
Bảng 3.4 So sánh 3 phương án
Bảng 3.5 Điểm gia quyền
Bảng 3.6 So sánh kết quả giữa 3 phương án xử lý nước thải
Bảng 4.1 Các giá trị thông dụng để thiết kế song chắn rác
Bảng 4.2 Giá trị K của bể lắng cát ngang
Bảng 4.3 Các thông số thiết kế bể điều lưu
Bảng 4.4 Nồng độ các chất ô nhiễm hỗn hợp của nhà máy sau khi qua bể điều lưu
Bảng 4.5 Các thông số thiết kế bể tuyển nổi
Bảng 4.6 Kết quả đầu ra của nước thải
Bảng 4.7 Các thông số đầu vào của bể bùn hoạt tính
Bảng 4.8 Thông số thiết kế bể bùn hoạt tính kiểu truyền thống
Bảng 4.9 Mật độ vi khuẩn
Bảng 4.10 Thông số tham khảo thiết kế bể lắng thứ cấp
Bảng 4.11. Số liệu đầu ra của các chỉ tiêu khi qua bể lắng thứ cấp…………………...65

Bảng 4.12 Các thông số cần thiết để thiết kế bể khử trùng
Bảng 4.13 Tổn thất cột áp qua từng công đoạn xử lý của hệ thống
Bảng 4.14 Độ sâu ngập nước của các bể theo kết quả tính toán
Bảng 4.15 Bảng tổng kết các hạng mục công trình
Bảng 6.1 Khái toán chi tiết kênh dẫn nước thải0
Bảng 6.2 Khái toán chi tiết song chắn rác1
Bảng 6.3 Khái toán chi tiết hố gas2
Bảng 6.4 Khái toán chi tiết bể điều lưu74
Bảng 6.4 Khái toán chi tiết bể keo tụ tạo bông76
Bảng 6.5 Khái toán chi tiết bể tuyển nổi77
Bảng 6.6 Khái toán chi tiết hoạt tính78
Bảng 6.8 Khái toán chi tiết bể khử trùng
Bảng 6.9 Khái toán các chi phí khác
Bảng 6.10 Tổng kết giá thành công trình
SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KCN

Khu công nghiệp

VSV


Vi sinh vật

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

6


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn gốc mọi sự biến đổi môi trường sống đang xảy ra hiện nay trên thế giới cũng như
ở nước ta là các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội loài người. Các hoạt động này,
một mặt làm cải thiện chất lượng sống của con người mặc khác lại gây ra các tác động
xấu đến môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề chung của toàn thế
giới.
Việt Nam là một quốc gia ven biển với diện tích vùng biển rộng gấp ba diện tích đất liền,
chứa đựng nhiều tài nguyên và nguồn lợi phong phú. Việt Nam dựa vào tiềm năng như
vậy để phát triển kinh tế biển; kéo theo đó là sự phát triển của ngành chế biến thủy sản.
Do đặc điểm công nghệ của ngành, ngành chế biến thuỷ sản đã thải ra môi trường một
lượng lớn nước thải cùng với các chất thải rắn và khí thải, gây ô nhiễm đến các nguồn
nước và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng xung quanh. Vì
vậy, vấn đề ô nhiễm của các công ty chế thủy sản đang là mối quan tâm hàng đầu của các
nhà quản lý môi trường. Việc nghiên cứu xử lý nước thải cho ngành chế biến thuỷ sản,

cũng như các ngành công nghiệp khác đang là một yêu cầu cấp thiết đặt ra không chỉ đối
với những nhà làm công tác bảo vệ môi trường mà còn cho tất cả mọi người chúng ta. Để
khắc phục vấn đề ô nhiễm của nước thải ngành chế biến thủy sản, đồ án này sẽ trình bày
thiết kế công trình phù hợp về mặt kỹ thuật và kinh tế để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn
cho phép. Đồ án này tập chung nghiên cứu “Thiết kế công trình xử lý nước thải nhà máy
chế biến thủy sản Bình An, KCN Trà Nóc 2, Quận Ô Môn, TP.Cần Thơ công suất 1950
m3/ngày”.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN
Thiết kế công trình xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản Bình An, KCN Trà Nóc 2,
Quận Ô Môn, TP.Cần Thơ công suất 1950 m3/ngày.
1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN
-

Qua nội dung học phần lý thuyết, việc thực hành sẽ được áp dụng vào trong đồ án
môn học để thiết kế hệ thống xử lý phù hợp.

-

Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý.

-

Vẽ bản vẽ thể hiện chi tiết hệ thống xử lý.

-

Khai toán chi phí xây dựng và máy móc cho nhà máy.

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
-


Thu thập số liệu về nước thải nhà máy chế biến thủy sản Bình An.

-

Tham khảo các tài liệu có liên quan.

- Đưa ra phương án và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp và tiến hành thiết kế hoàn
chỉnh công trình xử lý nước thải cho nhà máy chế biến thủy sản Bình An.

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

1


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI

CHƯƠNG 3: Định nghĩa nước thải
Nước thải là nước cấp cho các cộng đồng, sau khi được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau đã bị nhiễm bẩn và thải ra môi trường. Nước thải là hỗn hợp nước và các chất rắn
chứa trong nó, được thải ra từ các khu vực dân cư, các cơ quan, các khu thương mại và
công nghiệp cộng với lượng nước mưa, nước ngầm, nước mặt đi vào hệ thống thu gom
(Lê Hoàng Việt và Nguyễn Võ Châu Ngân, 2016).

CHƯƠNG 4: Nguồn phát sinh nước thải

Theo Lê Anh Tuấn (2005) có 4 loại nước thải có thể chảy vào hệ thống xử lý nước:
-

Nước thải sinh hoạt cư dân (domestic watsewater): do các hộ dân thải ra qua

sinh hoạt gia đình, mua bán, văn phòng,...
-

Nước thải công nghiệp (industrial watsewater): do các nhà máy sản xuất công

nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nói chung.
-

Nước thẩm lậu/nước chảy tràn (infiltration/inflow): nước thẩm lậu là tất cả các

loại nước chảy vào hệ thống cống rãnh do sự rò rỉ, bể vỡ đường ống hoặc thấm qua tường
chắn. Nước chảy tràn là lượng nước mưa chảy vào hệ thống cống rãnh từ hệ thống tiêu
nước mưa, mái nhà, hè phố, ...
-

Nước mưa (stormwater): nước tràn mặt do mưa tại chỗ hoặc tuyết tan.

CHƯƠNG 5: Tác động của các chất ô nhiễm lên môi trường.
 Các chất hữu cơ
Đây là hợp chất dễ bị vi sinh vật phân huỷ bằng cơ chế sử dụng oxi hoà tan trong nước để
oxi hoá các hợp chất hữu cơ. Việc ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxi trong
nước, oxi hoà tan giảm sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thuỷ sinh.
 Chất rắn lơ lửng
Chất rắn lơ lửng là lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí, một trong các
tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt

cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng cho nguồn tiếp nhận.
 Các chất dinh dưỡng (N, P)
Là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước
quá cao gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước ( sự phát triển bùng phát của các loại tảo,
làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các vi
sinh vật trong khi đó nồng độ oxy ban ngày lại rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra)
ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đời sống thuỷ sinh.
Dầu mỡ: gây mùi, gây cản trở sự khuếch tán oxy trên bề mặt.

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

2


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

 Các loại vi khuẩn gây bệnh
Nước có lẫn các vi khuẩn gây bệnh thường là nguyên nhân gây các bệnh thương hàn, tả,
lỵ,... tuỳ điều kiện mà vi khuẩn có sức chịu đựng mạnh hay yếu. Coliforms là nhóm vi
khuẩn đường ruột đặc biệt là E. Coli, loại vi khuẩn tìm thấy nhiều trong phân người và
động vật, chúng còn tìm thấy trong môi trường đất và nước bị nhiễm phân.
5.1 PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CHƯƠNG 6: Phương pháp xử lý cơ học (lý học)
Khi mức độ cần thiết làm sạch nước thải không cao lắm thì phương pháp xử lý cơ học
giữ vai trò chính trong trạm xử lý. Trong những điều kiện khác biện pháp xử lý cơ học
chỉ đóng vai trò làm sạch sơ bộ trước khi xử lý sinh học.
Lưu lượng kế: theo dõi quản lý lưu lượng nước thải.

Song chắn rác, lưới lọc rác: loại bỏ các chất thải rắn có kích thước lớn.
Thiết bị nghiền rác: nghiền rác có kích thước lớn, tạo nên một hỗn hợp có kích thước
tương đối đồng nhất.
Bể điều lưu: điều hòa lưu lượng của nước thải cũng như khối lượng chất ô nhiễm.
Thiết bị khuấy trộn: khuấy trộn các hóa chất và chất khí với nước thải, giữ các chất rắn ở
dạng lơ lửng.
Bể tạo bông cặn: tạo điều kiện các hạt nhỏ liên kết lại tạo thành bông cặn để lắng được.
Bể lắng: cho cặn lắng hoặc cô đặc bùn.
Bể tuyển nổi: làm các chất rắn có kích thước nhỏ nổi lên.
Bể lọc: loại bỏ các chất rắn có kích thước nhỏ còn sót lại sau khi xử lý nước thải bằng
phương pháp sinh học hay hóa học.
Khử trùng: loại bỏ các VSV có hại bằng tia UV.

CHƯƠNG 7: Các phương pháp xử lý hóa học
Phương pháp này bản chất đưa vào nước thải một loại hóa chất này phản ứng với các chất
ô nhiễm trong nước thải để tạo thành cặn lắng, chất hòa tan, hay các sản phẩm không độc
hại. Trung hòa các chất nước thải có độ bazơ hoặc axit cao, phương pháp keo tụ loại bỏ
phốt – pho và tăng hiệu quả lắng của các chất rắn lơ lửng trong các công trình lắng sơ
cấp, phương pháp khử trùng: để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh thường sử dụng clorin,
clorine dioxin.
Bảng 2.3 Các phương pháp xử lý hóa học và ứng dụng của chúng
Quá trình
Trung hòa
Keo tụ
Hấp phụ

Ứng dụng
Trung hòa các loại nước thải có bazo hoặc axit mạnh
Loại bỏ P và tăng hiệu quả lắng của các chất rắn lơ lửng
Loại bỏ các chất hữu cơ không thể xử lý bằng phương pháp hóa

học hay sinh học. Cũng để khử Chlor của nước thải sau xử lý

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

3


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

Khử trùng

Loại bỏ VSV gây bệnh bằng các hợp chất Chlor hay Ozone

Khử Chlor

Loại bỏ các hợp chất Chlor còn sót lại sau khử trùng

Các quá trình
khác

Nhiều loại hóa chất được sử dụng để đạt được những mục tiêu
nhất định nào đó; ví dụ như dùng hóa chất để kết tủa kim loại
nặng

CHƯƠNG 8: Các phương pháp xử lý sinh học
Phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học dựa vào hoạt động phân hủy các
chất hữu cơ của vi khuẩn trong điều kiện hiếu khí hay yếm khí.
Giai đoạn xử lý sinh học đặt sau giai đoạn xử lý cơ học. Sau bể xử lý sinh học là bể lắng

thứ cấp để loại bỏ màng vi sinh vật và bùn hoạt tính.
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dự vào hoạt động phân hủy của
VSV có thể trong điều kiện yếm khí hay hiếu khí trong các hệ thống có thể tự nhiên hoặc
nhân tạo
Các hệ thống tự nhiên: cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, hồ sinh học,… Ưu điểm: xử lý
được nước thải đến mức độ cần thiết, tái sử dụng lượng nước để tưới cây và nuôi cá.
Khuyết điểm: xây dựng hệ thống dẫn nước sau xử lý kinh phí khá cao.
Các hệ thống nhân tạo: bể bùn hoạt tính, bể lọc sinh học nhỏ giọt, đĩa quay sinh học, các
loại hầm ủ biogas,…
Tùy theo kiểu sinh trưởng của VSV mà người ta phân chia hệ thống tăng trưởng lơ lửng
hay tăng trưởng bám dính và hệ thống kết hợp hai kiểu sinh trưởng.
Giai đoạn xử lý sinh học thường đặt sau giai đoạn xử lý cơ học. Bể lắng trước giai đoạn
sinh học là bể lắng sơ cấp. Sau giai đoạn xử lý sinh học là bể lắng thứ cấp và bể này là
một phần của hệ thống xử lý sinh học. Sau bể thứ cấp thường là quá trình khử trùng.
Xử lý cặn của nước thải cũng cần được xử lý. Một phần lượng cặn ở bể lắng thứ cấp để
bơm hoàn lưu vào bùn hoạt tính nhằm mục đích bổ sung thêm lượng vi khuẩn hoạt động.
Phần còn lại đưa vào bể phân hủy bùn, sân phơi bùn, ủ compost, thiết bị nén bùn,…

CHƯƠNG 9: Các cấp độ xử lý nước thải
Xử lý sơ bộ là quá trình loại bỏ các chất trong nước thải có ảnh hưởng đến việc vận hành
và bảo trì hệ thống xử lý
Xử lý sơ cấp là quá trình loại bỏ các chất gây trở ngại cho quy trình xử lý. Công đoạn
chính là bể lắng sơ cấp, tuyển nổi,…
Xử lý thứ cấp là quá trình sau xử lý sơ cấp nhằm loại bỏ chất hữ cơ và chất rắn lơ lửng
còn lại. Chủ yếu là loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan, các hạt keo có thể phân hủy sinh học
được. Quá trình này chủ yếu dùng phương pháp sử lý sinh học. Sau quá trình này phải có
bể lắng thứ cấp để loại bỏ VSV tạo ra trong quá trình xử lý. Cấu tạo và chức năng của bể
lắng thứ cấp cũng giống như bể lắng sơ cấp nhưng thời gian lưu và lưu lượng nạp khác
với bên lắng sơ cấp.


SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

4


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

Hình 2.2 Một số ví dụ về sơ đồ xử lý nước thải
9.1 CÁC ĐẶC TÍNH LÝ – SINH – HÓA HỌC CỦA NƯỚC THẢI

CHƯƠNG 10: Đặc tính lý học
 Chất rắn trong nước thải
Tổng chất rắn (TS) bao gồm các dạng chất rắn lơ lửng, chất rắn có khả năng lắng, các hạt
keo và chất rắn hòa tan. Tổng chất rắn còn lại khi cho nước thải bay hơi hoàn toàn ở nhiệt
độ khoảng 1050C, đơn vị mg/L.
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) nằm lơ lửng trong nước
thải. Khi vận tốc giảm xuống phần lớn chất rắn lơ lửng sẽ bị lắng xuống đáy, phần còn lại
tạo thành độ đục của nước. Cách xác định chất rắn lơ lửng:
-

Sấy giấy lọc ở nhiệt độ 1050C rồi đem cân ta được trọng lượng giấy B (mg).

-

Cho V (L) nước thải lọc qua giấy lọc rồi sau đó sấy giấy lọc khô tuyệt đối ở nhiệt
độ 1050C rồi đem cân ta được trong lược A (mg).
TSS (mg/L) = (A – B)/V


SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

5


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

Chất rắn lơ lửng hóa hơi (VSS) xác định bằng cách hóa tro các chất rắn lơ lửng ở nhiệt độ
5500C trong một giờ. Phần bay hơi là VSS còn phần còn lại sau hóa trơ là chất vô cơ
(FSS).
 Nhiệt độ
Nước thải từ các nhà máy thải ra sẽ có nhiệt độ nhất định, một số sẽ rất cao. Khi nhiệt độ
cao có thể ảnh hưởng đến một số VSV, làm suy giảm oxy hòa tan trong nguồn nước (khả
năng bão hòa oxy trong nước nóng thấp hơn và vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ sẽ hoạt
động mạnh hơn).
 Màu
Màu nước thải cản trở quá trình khuếch tán của ánh sáng gây ảnh hưởng đến hoạt động
của thủy sinh vật. Ngoài ra còn làm mất vẻ mỹ quan của nguồn nước.
Màu được chia làm 02 loại: màu khả kiến (màu do chất rắn lơ lửng tạo thành), màu thực
(màu do chất rắn hòa tan tạo thành).
 Độ đục
Độ đục là thước đo khả năng truyền ánh sáng của nước. Độ đục tạo nên do các hạt keo và
các chất lơ lửng còn trong nước hấp phụ ánh sáng.
1 mg SiO2 /L = 1 đơn vị độ đục (NTU) hay (JTU)
Mối quan hệ giữa độ đục và hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải bể lắng thứ cấp
của hệ thống bùn hoạt tính: SS (mg/L) = (2,3 đến 2,4) x NTU
 Mùi
Mùi hôi có khuynh hướng ảnh hưởng đến tâm lý và cả sức khỏe của con người.


CHƯƠNG 11: Các đặc tính sinh học của nước thải
Sơ lược về các quá trình vi sinh trong xử lý nước thải
 Quá trình hiếu khí
Quá trình oxy hóa (hay dị hóa)
(CHONS) + O2 + VK hiếu khí

CO2 + NH4+ + sản phẩm khác + Q

Quá trình tổng hợp (đồng hóa)
(CHONS) + O2 + VK hiếu khí + năng lượng

C5H7O2N (tb vi khuẩn)

Khi hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn nhu cầu của vi khuẩn, vi khuẩn sẽ trải qua quá trình
hô hấp nội bào hay là tự oxy hóa sử dụng nguyên sinh chất của bản thân chúng làm
nguyên liệu:
C5H7O2N + O2

5CO2 + NH4+ + 2H2O + năng lượng

Trong các phản ứng trên CO2 và NH4+ là chất dinh dưỡng với các loài tảo.
 Quá trình yếm khí
Trong điều kiện yếm khí (không có oxy), vi khuẩn yếm khí sẽ phân hủy chất hữu cơ như
sau:
SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

6



CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
(CHONS) + VK yếm khí

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

CO2 + H2S + NH4+ + CH4 + các chất khác + Q

(CHONS) + VK yếm khí + năng lượng

C5H7O2N (tb vi khuẩn mới)

Quá trình yếm khí là một quá trình phức tạp, liên hệ đến hàng trăm phản ứng và chất
trung gian. Mỗi phản ứng sẽ được xúc tác bởi một loại enzyme hay chất xúc tác. Nói
chung quá trình yếm khí diễn ra qua các giai đoạn sau:
-

Thủy phân hay là quá trình cắt mạch các chất hữu cơ cao phân tử.

-

Tạo acid.

-

Sinh khí methane.

CHƯƠNG 12: Đặc tính hóa học
 Các chất hữu cơ
Mức độ ô nhiễm chất hữu cơ được biểu thị bằng các thông số nhu cầu oxy sinh hóa, nhu
cầu oxy hóa học, tổng cacbon hữu cơ.

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand, BOD)
Theo Lê Hoàng Việt (2016), nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật
oxy hóa các chất hữu cơ trong một khoảng thời gian xác định và được ký hiệu bằng BOD
được tính bằng mg/L. Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải.
BOD càng lớn thì nước thải (hoặc nước nguồn) bị ô nhiễm càng cao và ngược lại.
Thời gian cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có thể kéo dài
đến vài chục ngày tùy thuộc vào tính chất của nước thải, nhiệt độ và khả năng phân hủy
các chất hữu cơ của các hệ vi sinh vật trong nước thải. Để chuẩn hóa các số liệu người ta
thường báo cáo kết quả dưới dạng BOD5 (BOD trong 5 ngày ở 200C). Mức độ oxy hóa
các chất hữu cơ không đều theo thời gian. Thời gian đầu, quá trình oxy hóa xảy ra với
cường độ mạnh hơn và sau đó giảm dần.
Đối với nước thải sinh hoạt và nước thải của một số ngành công nghiệp có thành phần
gần giống nước thải sinh hoạt thì lượng oxy tiêu hao để oxy hóa các chất hữu cơ trong vài
ngày đầu chiếm 21%, qua 5 ngày đem chiếm 87% và qua 20 ngày đêm chiếm 99%. Để
kiểm tra khả năng làm việc của các công trình xử lý nước thải người ta thường dùng chỉ
tiêu BOD5 có thể tính gần đúng BOD20 bằng cách chia hệ số biến đổi 0,68
BOD20 = BOD5 : 0,68
Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand, COD)
Theo Lê Hoàng Việt (2016), chỉ tiêu BOD5 không phản ánh đầy đủ về lượng tổng các chất
hữu cơ có trong nước thải, vì chưa tính đến các chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng
phương pháp sinh hóa và cũng chưa tính đến một phần chất hữu cơ tiêu hao để tạo nên tế
bào vi khuẩn mới. Do đó, để đánh giá một cách đầy đủ lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất
cả các chất hữu cơ trong nước thải người ta sử dụng chỉ tiêu nhu cầu oxy hóa học. Để xác
định chỉ tiêu này, người ta thường dùng potassium dichoromate (K 2Cr2O7) để oxy hóa
hoàn toàn các chất hữu cơ, sau đó dùng phương pháp phân tích định lượng và công thức
để xác định hàm lượng COD.
Một phép thử COD chỉ mất khoảng 3 tiếng đồng hồ, trong khi đó một phép thử BOD 5
phải mất đến 5 ngày. Do đó, khi đã thiết lập được phương trình tương quan giữa BOD 5 và
SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219


7


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

COD của một loại nước thải nào đó, ta có thể dùng phép thử COD để kiểm soát, hiệu
chỉnh và vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Khi thiết kế các công tình xử lý nước thải công nghiệp hoặc hỗn hợp nước thải sinh hoạt
và công nghiệp cần phải xác đinh BOD và COD.
TOC (tổng carbon hữu cơ)
Theo Lê Hoàng Việt (2003), đây là phép thử dùng cho các loại nước thải có hàm lượng
chất hữu cơ thấp. Phép thử được tiến hành bằng cách cho một lượng mẫu vào lò nung
nhiệt độ cao hay môi trường có chất oxy hóa. Carbon trong hợp chất hữu cơ sẽ bị oxy hóa
tạo thành CO2 và người ta đo CO2 bằng bức xạ hồng ngoại. Do trong nước thải có thể
chứa các hợp chất carbon vô cơ, do đó phải acid hóa nước thải và sục khí cho nó để loại
bỏ hợp chất trước.
Do có một số chất hữu cơ không bị oxy hóa do đó, TOC đo được thường thấp hơn thực tế
một ít.

Nồng độ các chất gây ô nhiễm
Theo Lê Hoàng Việt (2003), nồng độ các chất gây ô nhiễm được xác định bằng công thức:
Trong đó:
-

C: nồng độ chất gây ô nhiễm (mg/L);

-


TP: tổng lượng chất gây ô nhiễm (mg/ngày);

-

Q: lượng nước tiêu thụ (L/ngày).

Nhiều khi nước thải sinh hoạt được trộn lẫn với nước thải công nghiệp, do đó, ảnh hưởng
đến thành phần của nước thải. Trong trường hợp đó, cần xác định nồng độ chất gây ô
nhiễm của hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Nồng độ chất gây ô
nhiễm của hỗn hợp nước thải sinh hoạt và công nghiệp được tính theo công thức sau:
Trong đó:
-

Chh: nồng độ chất gây ô nhiễm của hỗn hợp nước thải (mg/L);

-

Csh và Qsh: nồng độ và lưu lượng của nước thải sinh hoạt ;

-

Ccn và Qcn: nồng độ và lưu lượng của nước thải công nghiệp.

 pH nước thải
pH có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý. Các quá trình xử lý sinh học làm việc tốt
khi pH nằm trong khoảng giới hạn 7 – 7,6 vì thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
Nhưng tùy theo từng quá trình, từng loại vi khuẩn mà ta điều chỉnh khoảng pH phù hợp.
 Các dưỡng chất
Nito là một nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật do nó là một trong
những nguyên tố cần thiết để tạo nên các protein và axit nucleic. Nito có thể dánh giác

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

8


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

xem nước thải có thể xử lý bằng biện pháp sinh học dược hay không. Nếu ít Nito cần
phải bổ sung và ngược lại, nhiều Nito thì cần phải loại bỏ. Chúng ta có thể xác định tổng
đạm hữu cơ và đạm amon bằng phương pháp Kjeldahl (TKN).
Photpho rất cần thiết cho sự phát triển của tảo và các VSV khác. Do phải khống chế quá
trình tảo nở hoa ta phải loại bỏ Photpho trong nước thải. Tuy nhiên, VSV cũng cần có
Photpho để tăng trưởng và phát triển nên chúng ta cần cân nhắc giữ Photpho ở một lượng
phù hợp để VSV hoạt động hiệu quả.
 Các kim loại độc và chất hữu cơ độc
Trong nước thải chứa một số kim loại và chất hữu cơ độc. Ở nồng độ thấp, các kim loại
này là các dưỡng chất thiết yếu cho VSV nhưng ở nồng độ cao chúng sẽ là tác nhân gây
độc, ức chế, thậm chí là giết chết VSV.

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

9


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng


CHƯƠNG 13: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN THỦY SẢN BÌNH AN
13.1 ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY

CHƯƠNG 14: Sơ lược về công ty
-

Tên công ty: Công ty TNHH Thủy sản Bình An.

-

Họ và tên người đại diện pháp luật: Bà Phạm Thị Diệu Hiền.

-

Chức vụ: Giám đốc.

-

Địa chỉ: Số 248 đường 30/4, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

-

Tổng số công nhân của công ty: 4.000 người.

-

Công suất nhà máy: 48.000 tấn thành phẩm/năm.

-


Loại hình sản xuất: Nuôi trồng, kinh doanh, chế biến, xuất nhập khẩu thủy, hải
sản.

-

Dự án xây dựng mới với tổng diện tích 30.300 m2 bao gồm các Phân xưởng công
trình chính và công trình phụ. Trong đó khu xử lý chất thải là 800 m2 (chiếm
2,2%).

CHƯƠNG 15: Vị trí địa lý
Nhà máy chế biến thủy sản được thực hiện tại lô số 2-17 KCN Trà Nóc 2, quận Ô môn,
thành phố Cần Thơ. Có vị trí địa lý như sau:
-

Phía Đông giáp sông Hậu;

-

Phía Tây giáp đường trục chính của KCN Trà Nóc 2;

-

Phía Bắc giáp đường số 10 của KCN Trà Nóc 2;

-

Phía Nam giáp Lô đất của Công ty Dầu khí TP. Hồ Chí Minh.

Đây là một vị trí rất thuận lợi cho việc vận chuyển các loại nguyên liệu, hàng hoá bằng cả

đường bộ lẫn đường thủy. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp cũng đã có sẵn nên có
nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh sản xuất.

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

10


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

Hình 3.1 Vị trí của nhà máy chế biến thủy sản Bình An
15.1 TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Tác động của quá trình sản xuất đến môi trường chủ yếu là nguồn nước thải mà nhà máy
sản sinh ra. Trong đó bao gồm có nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, nước thải
trong quá trình sản xuất.
Đáng chú ý nhất trong ba loại nước thải kể trên đó chính là nước thải sản xuất. Nước thải
sản xuất có chứa nhiều hàm lượng các chất mà chúng ta cần quan tâm và đề ra biện pháp
xử lý thích hợp.

CHƯƠNG 16: Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn có khối lượng khá nhiều 57.500 m 3/năm. Trung bình khoảng 320
m3/ngày vào mùa mưa. Ngày mưa cao nhất lượng nước mưa cần thoát lên tới 550 - 600
m3/ngày.
Nước mưa chảy tràn bao gồm nước mưa sạch và nước mưa bị nhiễm bẩn. Nước mưa
chảy tràn sạch là loại nước mưa chảy từ mái nhà xuống và nước chảy qua các mặt bằng
tương đối sạch như vĩa hè, đường đi bộ và khu cây xanh. Số lượng này chiếm đa số 90%.
Nước nước mưa chảy tràn sạch này sẽ được thu gom riêng và thải thẳng ra môi trường
ngoài sau khi qua hệ thống chắn rác.

Nước mưa chảy tràn sẽ bị nhiễm bẩn khi chảy qua các phân xưởng sản xuất, sân bãi, nhà
kho, khu vực bồn chứa xăng dầu, nhà máy phát điện. Số lượng này rất ít khoảng 10%.
Chất ô nhiễm trong nước chảy tràn này chủ yếu là dầu mỡ, các chất cặn bã, chất thải rắn,
SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

11


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

đất, cát, vv… Ban Giám Đốc và Cán bộ Quản lý của Công ty sẽ yêu cầu công nhân làm
việc ở các bộ phận nêu trên thường xuyên vệ sinh kho bãi và không để xăng dầu vung vãi
ra môi trường ngoài. Tác động của nước mưa chảy tràn bị nhiễm bẩn đối với nguồn nước
tiếp nhận là không đáng kể.

CHƯƠNG 17: Nước thải sinh sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt được sản sinh từ các khâu vệ sinh cá nhân và tắm giặt. Đặc trưng của
nước thải sinh hoạt là giàu chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học như carbohydrate,
protein, mỡ, vv… có hàm lượng hữu cơ (BOD, COD) và SS cao.
Các muối hoà tan của đạm lân có trong nước thải sinh hoạt hay là sản phẩm của quá trình
vô hoá vật chất hữu cơ có thể gây ra hiện tượng tảo nở hoa với sự xuất hiện của nhiếu
loài tảo độc, ảnh hưởng đến chất lượng nước như nước có mùi tanh, nồng độ oxy hoà tan
thấp. Nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi xả ra hệ thống thoát
nước chung của Khu Công Nghiệp.

CHƯƠNG 18: Nước thải sản xuất
Nhu cầu nước của các nhà máy chế biến thuỷ sản rất cao nên lượng nước thải từ sản xuất
cũng rất lớn. Theo ước tính của Công ty, lượng nước thải sản xuất từ Nhà máy trong năm

sản xuất đầu tiên là 375.000 m3, tăng lên 450.000 m3 trong năm thứ hai, 525.000 m3 trong
năm thứ ba và ổn định ở lưu lượng 600.000 m3 /năm từ năm thứ 4.
Nước thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản có đặc tính chung là hàm lượng hữu cơ
(BOD, COD) và SS rất cao. Nếu không được xử lý triệt để, nước thải từ nhà máy sẽ làm
nguồn nước tiếp nhận bị ô nhiễm ô hữu cơ một cách nghiêm trọng. Quá trính phân huỷ
chất hữu cơ sẽ làm nước có màu và có mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của
công nhân, làm suy giảm nồng độ oxy và pH của nước (đặc biệt là lúc sáng sớm), ảnh
hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật. Bên cạnh đó, quá trình phân huỷ vật chất hữu cơ
còn phóng thích các muối đạm, lân hoà tan, có thể làm cho môi trường nước bị phú
dưỡng hoá, làm suy giảm đa dạng sinh học.
Ngoài ra, nước thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản thường có hàm lượng dầu mỡ rất
cao làm giảm khả năng tự lọc sạch của môi trường nước, ngăn cản quá trình khuếch tán
oxy từ không khí vào môi trường nước, làm suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong môi
trường nước, ảnh hưởng xấu đến đời sống của thuỷ sinh vật.

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

12


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

18.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY
Qui trình sản xuất phi lê đông lạnh theo mô hình sau:

DỰ ĐOÁN VỀ ĐẶC
TÍNH DÒNG THẢI


Nước thải có BOD, COD
cao, có chứa dầu mỡ

CẮT TIẾT
CTR (xương cá, đầu cá...)

Nước thải chứa rác, thành
phần hữu cơ cao, SS, dầu
mỡ

PHI LÊ
CTR (da cá)

Nước thải chứa rác, dầu
mỡ

LẠNG DA
Nước thải
RỬA 1
CTR (thịt, mỡ, da, xương
còn sót lại)

SỬA TẠO HÌNH

Nước thải có nồng độ N, P,
SS, BOD, COD cao…

Nước thải có BOD, COD,
SS cao


KIỂM TRA KÝ SINH TRÙNG

PHÂN CỠ, LOẠI
Nước thải
RỬA 2

Nước thải có BOD, COD,
SS và dầu mỡ cao

CÂN

XẾP KHUÔN

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

Chất thải rắn lớp nhựa PE
thừa, không đúng qui cách
hay hỏng

13
Nước thải
TIẾP NHẬN NGUYÊN
LIỆU


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

CẤP ĐÔNG IQF, BLOCK

Nước thải
TÁCH KHUÔN, MẠ BĂNG

Nước thải có SS
cao

Chất thải rắn(bao bì, thùng
cacton hư hỏng..)
ĐÓNG GÓI

BẢO QUẢN –180C

Hình 2.2. Sơ đồ khối qui trình đông lạnh phi lê cá tra, cá basa
 Thuyết minh quy trình:
-

Tiếp nhận nguyên liệu: Nguyên liệu chủ yếu cho nhà máy là cá Tra và cá Basa.
Trong đó cá loại T1 là loại có trọng lượng từ 0,8 kg – 1,2 kg và loại T2 có trọng
lượng ngoài giới hạn của loại T1. Cá được cho vào thùng nhựa chuyên dùng rồi
chuyển nhanh đến khu vực tiếp nhận. Tại đây, QC kiểm tra hồ sơ nguyên liệu, chất
lượng cá qua cảm quan (cá sống, không có dấu hiệu bệnh) trước khi tiếp nhận.
Công đoạn này có nước rơi vãi trong quá trình chuyển cá và mùi tanh của cá.

-

Cắt tiết: Cá được công nhân cắt tiết. Công đoạn này phát sinh nước thải chứa
nhiều chất hữu cơ từ máu cá (BOD, COD, SS,...), dầu mỡ và mùi tanh.

-


Phi lê: Sử dụng dao chuyên dùng để fillet cá, miếng fillet phải phẳng, nhẳn không
sót xương và quá trình này không được làm vở nội tạng. Công đoạn này sinh ra
nhiều phụ phẩm trong quá trình fillet như nội tạng cá, xương cá,... và nước thải
chứ nhiều dầu mỡ.

-

Lạng da: Lạng da bằng máy, thao tác nhẹ nhàng để miếng fillet không bị phạm
vào thịt, không làm rách miếng cá. Công đoạn này sinh ra phụ phẩm của quá
trình lạng da là da cá.

-

Rửa lần 1: Rửa bằng máy qua 2 lần nước sạch. Lần thứ nhất rửa trong bồn có trục
quay sau đó rửa qua thiết bị phun sương để loại bỏ bớt máu, nhớt và tạp chất. Yêu
cầu rửa phải sạch máu với chu trình thay nước trong bồn là 500 kg/lần. Công đoạn
này phát sinh nước thải chứa nhiều chất hữu cơ (BOD, COD, SS,...), dầu mỡ.

-

Sửa tạo hình: Công đoạn này được tiến hành nhằm loại bỏ mở, xương, da còn sót
lại. Tùy theo yêu cầu của từng khách hàng mà có thể loại bỏ cơ đỏ hay không. Sau

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

14


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY


CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

công đoạn này miếng fillet sạch mở, không rách thịt, không sót xương và bề mặt
phải láng. Công đoạn này sinh ra phụ phẩm.
-

Kiểm tra ký sinh trùng: Kiểm tra KST trên từng miếng fillet bằng mắt trên bàn
soi. Những miếng fillet có KST được loại bỏ. QC kiểm tra lại với tần suất 30
phút/lần.

-

Phân cở, loại: Fillet cá được các cở như 60 - 120, 120 - 170, 170 - 220 và hơn 220
g/miếng hoặc 3 - 5, 5 - 7, 7 - 9, 4 - 6, 6 - 8, 8 - 10, 10 - 12 oz/miếng hay theo yêu
cầu của khách hàng.

-

Rửa lần 2: Rửa qua 2 lần bằng nước sạch ở nhiệt độ ≤ 6 oC. Lần thứ nhất rửa trong
bồn có trục sục khí, sau đó rửa qua thiết bị phung sương để loại bỏ hết vụn cá, mở
và tạp chất, giảm vi sinh vật trên bề mặt. Yêu cầu rửa phải sạch máu với chu trình
thay nước trong bồn là 300 kg/lần. Công đoạn này phát sinh nước thải chứa nhiều
chất hữu cơ.

-

Cân và xếp khuôn: Tiếp theo là cân theo từng cở, từng loại với trọng lượng theo
yêu cầu. Xếp fillet vào khuôn bằng nhôm, đáy khuôn có lót 1 lớp PE lớn, mỗi lớp
cá cách nhau lớp PE nhỏ nhằm hạn chế mất nước và cá không bị cháy khi cấp
đông. Công đoạn này phát sinh chất thải rắn là các lớp nhựa PE thừa, không

đúng qui cách hay hỏng.

-

Cấp đông: Chạy khởi động tủ đông cho đến khi có một lớp tuyết mỏng phủ lên
các tấm lắc thì cho hàng vào để cấp đông. Thời gian cấp đông không quá 3 giờ,
nhiệt độ trung tâm sản phẩm ≤ -18oC, nhiệt độ tủ cấp đông ≤ -350C. Giai đoạn này
gây ra ô nhiễm tiếng ồn, nhiệt độ không khí.

-

Tách khuôn: Sản phẩm sau khi được cấp đông sẽ được tách khuôn bằng máy
chuyên dùng. Dùng nước sạch tách khối cá fillet ra khỏi khuôn. Thao tác nhẹ
nhàng tranh làm gảy khối fillet. Giai đoạn này sinh ra nước thải.

-

Đóng gói và bảo quản: sản phẩm cuối cùng là những block cá cấp đông có trọng
lượng từ 1 – 2 kg hoặc theo đơn đặt hàng và được đóng gói trong thùng giấy mỗi
thùng có trọng lượng 10 kg và bảo quản ở -18 0C trong thời gian tối đa 6 tháng
trước khi được xuất ra thị trường tiêu thụ... Công đoạn này phát sinh chất thải rắn
từ các thùng cacton hư hỏng.

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

15


CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng


CHƯƠNG 19: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI
19.1 NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI

CHƯƠNG 20: Nước thải sinh hoạt
-

Số công nhân: 4.500 người.

-

Số ngày làm việc: 300 ngày.

-

Thời gian làm việc của công nhân: 12 giờ/ngày.

-

Tổng thể tích nước thải sinh hoạt: 450 m3/ngày.
Bảng 3.1. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Đơn vị tính

Nồng độ chất ô
nhiễm

BOD5

mg/L

350 - 500


COD

mg/L

1150 - 1250

SS

mg/L

350 - 500

Chất ô nhiễm

Do nồng độ BOD5, COD, SS đều nằm trong khoảng giá trị, để an toàn ta chọn nồng độ
cao nhất để tính toán. Ta được BOD5 = 500, COD = 1250, SS = 500.

CHƯƠNG 21: Nước thải sản xuất
-

Lượng thành phẩm: 48.000 tấn/năm = 160 tấn/ngày

-

Lượng nước/tấn thành phẩm: 50 m3/tấn

-

Tổng lượng nước thải sản xuất: 1500 m3/ngày

Bảng 3.2. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất
Đơn vị tính

Nồng độ chất ô
nhiễm

BOD5

mg/L

1200

COD

mg/L

1700

SS

mg/L

850

Chất ô nhiễm

 Tổng lưu lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt của nhà máy là: 1950 m3/ngày.
 Phương hướng xử lý nước thải:
Nhìn chung, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của nhà máy có chung tính chất,
chủ yếu là ô nhiễm các thành phần hữu cơ cho nên ta đề ra phương hướng xử lý nước thải

là xử lý chung cho hai loại nước thải để tiết kiệm chi phí và diện tích cho nhà máy.
SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

16


CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng
Hệ thống xử lý chung này sẽ được vận hành để xử lý nước thải đạt hiệu quả và chất
lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn loại A theo QCVN 11 - MT:2015/BTNMT.
21.1 TÍNH TOÁN MỨC Ô NHIỄM CỦA NƯỚC THẢI
Để việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải tính toán kỹ
lưỡng nồng độ hỗn hợp của các chất ô nhiễm. Từ đó chúng ta lựa chọn được các phương
pháp thích hợp đểloại bỏ chất ô nhiễm một cách tối ưu nhất. Dựa vào nồng độ và tính
chất của các chất ô nhiễm, ta có thể lựa chon phương pháp xử lý hóa học, lý học, sinh học
hoặc có thể kết hợp các phương pháp trên.
Nồng độ chất gây ô nhiễm của hỗn hợp nước thải sinh hoạt và sản xuất được tính theo
công thức:
Chh (mg/L)
Trong đó:
-

Chh: nồng độ chất gây ô nhiễm của hỗn hợp nước thải (mg/L);

-

Csh và Qsh: nồng độ và lưu lượng của nước thải sinh hoạt;

-

Csx và Qsx: nồng độ và lưu lượng của nước thải sản xuất.

 Nồng độ hỗn hợp BOD5:
ChhBOD5 = = 1100 (mg/L)
 Nồng độ hỗn hợp COD:
Chh = = 1683,3 (mg/L)
 Nồng độ hỗn hợp Chất rắn lơ lửng (SS):
Chh = = 812,8 (mg/L)

Do nồng độ SS > 150 mg/L là cao nên không phù hợp để xử lý sinh học, cần phải thiết kế
bể tuyển nổi hoặc bể lắng sơ cấp.
Công suất hoạt động của nhà máy không ổn định tùy theo sản lượng được đưa vào sản
xuất vì thế lưu lượng nước thải thay đổi theo ca nên việc cần thiết là phải thiết kế bể điều
lưu.
Để xác định được phương hướng xử lý hiệu quả theo cách xử lý sinh học hay hóa học ta
cần tính toán tỉ lệ BOD/COD
ChhBOD / ChhCOD = 1100 / 1683,3 = 0,65 > 0,5 (chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học)
 Dựa vào số liệu tính được phía trên (0,65) cho thấy phương hướng xử lý nước thải
hữu hiệu nhất là xử lý sinh học dựa vào hoạt động phân hủy các chất hữu cơ của vi
khuẩn trong điều kiện hiếu khí hay yếm khí.

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

17


CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng
21.2 ĐỀ XUẤT CÁC QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
 Tóm tắt nồng độ các chất ô nhiễm hỗn hợp của nhà máy
Bảng 3.3. Nồng độ các chất ô nhiễm hỗn hợp của nhà máy
Chỉ tiêu


Đơn vị tính

Nồng độ

QCVN 11MT:2015/BTNMT

BOD

mg/L

1100

30

COD

mg/L

1683,3

75

SS

mg/L

812,8

50


Dựa vào nồng đồ các chất ô nhiễm và tính chất của nước thải, ta có thể đề xuất ra những
phương án xử lý như sau:

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

18


CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CBHD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng

CHƯƠNG 22: Phương án 1 (Bể keo tụ tạo bông + Bể tuyển nổi)
 Sơ đồ hệ thống

Máy ép bùn
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống xử lý phương án 1
 Thuyết minh qui trình:
-

Đầu tiên, nước thải từ kênh dẫn nước thải chảy qua song chắn rác. Tại đây, các
thành phần rác có kích thước lớn: xương cá, da cá, nội tạng cá, bọc nilong...sẽ
được song chắn rác giữ lại. Tiếp theo, nước thải tiếp tục được đưa đến bể lắng cát
để loại bỏ cát, sỏi đá,....tránh gây hư hỏng thiết bị như máy bơm, máy khuấy.

-

Nước thải tiếp tục được đưa đến bể điều lưu để điều hòa lưu lượng, đảm bảo lượng
nước thải được ổn định cho những bể xử lý về sau.

-


Nước thải được bơm qua bể keo tụ tạo bông để nâng cao hiệu quả xử lý của bể
tuyển nổi phía sau.

-

Sau đó, nước thải được chuyển đến bể tuyển nổi. Bể này được sử dụng để loại bỏ
các hạt rắn hoặc lỏng ra khỏi nước thải và cô đặc bùn sinh học, bùn sẽ được
chuyển đến máy ép bùn.

-

Nước thải tiếp tục được xử lý sinh học ở bể bùn hoạt tính. Tại đây, các chất hữu cơ
trong nước thải sẽ được phân hủy bởi hoạt động của vi sinh vật.

-

Tại bể lắng thứ cấp một phần sinh khối bùn sẽ bị lắng xuống đáy và đưa ra ngoài
máy ép bùn, phần cc̣òn lại được hoàn lưu trở lại bể bùn để đảm bảo mật độ vi sinh
vật cần thiết cho bể bùn hoạt tính hoạt động ổn định.

SVTH: Trần Quốc Vinh – B1404219

19


×