Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tai lieu on thi TNQG cho HS 12 nam 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.29 KB, 42 trang )

1TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA

TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
(Lưu hành nội bộ)
NĂM HỌC 2017-2018

A/CẤU TRÚC ĐỀ THI : Gồm hai phần :
I/Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)Đề thi bao gồm một văn bản bất kì cho trước (văn bản có thể
nằm trong các bài học chính thức, có thể nằm trong các bài đọc thêm của chương trình trung học phổ
thông, có thể nằm ngoài chương trình, văn bản có thể thuộc các thể loại : thơ, truyện, báo chí, văn bản
nhật dụng…) và các câu hỏi kèm theo. Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như :
-Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản.
-Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản.
-Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
-Phong cách chức năng ngôn ngữ.
-Phương thức biểu đạt của văn bản
-Các phương tiện liên kết của văn bản…
II/Viết văn bản (Làm văn): Đề thi bao gồm 2 câu :
Câu 1: (2.0 điểm) Nghị luận xã hội: Vấn đề yêu cầu bàn luận trong đề nghị luận xã hội là vấn đề
đặt ra trong văn bản đã cho ở phần đọc hiểu.
Câu 2: (5.0 điểm) Nghị luận văn học. Để làm tốt phần thi viết, học sinh nên tập trung vào một
số khía cạnh như :
-Tri thức về văn bản viết (kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình viết), nhận thức đúng
nhiệm vụ và yêu cầu của đề văn.
-Các kĩ năng viết (đúng chính tả; ngữ pháp, viết theo phong cách ngôn ngữ viết, sử dụng từ và
cấu trúc ngữ pháp trong bài viết, lập dàn ý và phát triển ý, bộc lộ quan điểm, tư duy một cách độc lập...).
-Khả năng viết các loại văn bản phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh của các tình huống
khác nhau (vận dụng vào thực tiễn học tập và đời sống).
B/KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN ÔN TẬP
I/Phần Đọc hiểu văn bản: HS cần ôn tập những kiến thức sau:
1. Kỹ năng xác định lỗi trong đoạn văn bản:


* Các lỗi sai trong văn bản :
-Lỗi về câu ( lỗi cấu tạo câu; lỗi dấu câu; lỗi liên kết câu)
- Lỗi về từ ( lặp từ; từ không đúng nghĩa; từ không phù hợp phong cách)
- Lỗi đoạn văn ( lỗi về nỗi dung; lỗi về hình thức )
- Lỗi chính tả ( lỗi do phát âm; lỗi do không nắm vững quy tắc chính tả )
* Lưu ý : Trong một văn bản không chỉ có một loại lỗi mà thường xuất hiện đồng thời nhiều loại lỗi.
Đọc kỹ văn bản.Xác định nội dung và thể loại, phong cách văn bản .
Phân tích cấu tạo câu ( các thành phần của câu)
Xem xét vị trí các câu và sự liên kết câu trong văn bản.


2TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
-

Xem xét về lỗi chính tả và cách sử dụng từ ngữ.

2.Một số biện pháp tu từ trong văn bản và tác dụng của chúng:
Với dạng câu hỏi này học sinh cần ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng như:
* So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.
* Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.
* Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới
vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
* Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
* Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để
nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
* Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô
tục thiếu lịch sự.
* Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh.
* Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
3. Xác định nghĩa của từ

*Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị. Có từ một nghĩa và từ
đa nghĩa.
*Phân loại từ :
-Theo nghĩa của từ và chức năng sử dụng : có danh từ, động từ, tính từ,...
-Theo cấu tạo: từ đơn, từ ghép, từ láy,...
*Cách giải nghĩa của từ :
Giải nghĩa bằng định nghĩa
Đây là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung nghĩa, gồm tập hợp các nét nghĩa bằng một
định nghĩa. Tập hợp nét nghĩa được liệt kê theo sự sắp xếp nét nghĩa khái quát, cũng là nét nghĩa từ loại
lên trước hết và các nét nghĩa càng hẹp, càng riêng thì càng ở sau.
Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa.
Đây là cách giải nghĩa một từ bằng cách quy nó về những từ đã biết. Nhất thiết các từ dùng để
quy chiếu đó phải được giảng kĩ.
Giải nghĩa theo cách miêu tả.
* Cách này có hai dạng:


3TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
- Thứ nhất là dạng dẫn tính chất, (hiện tượng thường gặp) để giúp cho học sinh hiểu ý nghĩa của từ.
- Thứ hai là đối với các từ có chức năng biểu hiện cao như các từ láy sắc thái hóa, hoặc từ ghép phân
nghĩa sắc thái hóa, một mặt vừa phải kết hợp cách giảng theo định nghĩa, mặt khác phải dùng lối miêu
tả. Để miêu tả, chúng ta có thể lấy một sự vật, hoạt động cụ thể làm chỗ dựa rồi miêu tả sự vật, hoạt
động đó sao cho nổi bật lên các nét nghĩa chứa đựng trong từ.
Giải nghĩa theo cách phân tích từ ra từng tiếng và giải nghĩa từng tiếng này
Cách giải nghĩa này có ưu thế đặc biệt khi giải nghĩa từ Hán việt. Việc giải nghĩa từng tiếng rồi khái quát
nêu ý nghĩa chung của cả từ sẽ giúp học sinh cơ sở nắm vững nghĩa từ.
Từ đa nghĩa (cách gọi khác từ nhiều nghĩa) là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc
điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.
Trong cách phân chia này người ta dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Khái niệm nghĩa gốc là nghĩa
có trước, còn nghĩa phái sinh là các nghĩa được hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc.

4. Xác định các thành phần của câu :
-Các thành phần chính :
+Chủ ngữ : là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng
thai,…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi : Ai?Con gì?cái gì? Chủ ngữ
thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng
có khả năng làm chủ ngữ.
+Vị ngữ : là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và
trả lời cho các câu hỏi làm gì? như thế nào? hoặc là gì? Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính
từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Ví dụ : Tôi / đã làm xong bài tập
C
V
-Các thành phần phụ :
+Định ngữ : là thành phần phụ trong câu tiếng Việt, nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm
danh từ), nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V
Ví dụ : Chị có mái tóc đen ("đen" là định ngữ bổ nghĩa cho danh từ "mái tóc")
+Bổ ngữ : là thành phần phụ thường đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ bổ nghĩa cho động từ
hay tính từ đó góp phần tạo nên cụm động từ, cụm tính từ.
Ví dụ : Gió đông bắc thổi mạnh ("mạnh" là bổ ngữ bổ nghĩa cho động từ "thổi" )
+Trạng ngữ : là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ
vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện,
cách thức...để biểu thị các ý nghĩa tình huống : thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả,
phương tiện,...Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
-Các thành phần biệt lập :
+Thành phần gọi đáp :
Ví dụ :
– Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
+Thành phần phụ chú :
- Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

- Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
5. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản :


4TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
-Miêu tả : Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm nổi bật của
một sự việc, sự vật, con người,phong cảnh,...làm cho những đối tượng được nói đến như hiện lên trước
mắt người đọc.
-Tự sự : Trình bày một chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng có một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
-Biểu cảm : trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá
của người viết đối với đối tượng được nói tới.
-Điều hành : Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm truyền đạt những nội dung và
yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và
người có quyền hạn để giải quyết.
-Thuyết minh : Trình bày, giới thiệu, giải thích,....nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối
tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
-Nghị luận : Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người đọc,
người nghe về một tư tưởng, quan điểm.
6. Xác định các phong cách chức năng ngôn ngữ :
-Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt : Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp hằng
ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít trau chuốt.(lời nói hằng ngày, thư
từ, ghi chép cá nhân).
-Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc
lĩnh vực văn chương: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.
-Phong cách ngôn ngữ báo chí : Là phong cách ngôn ngữ được dùng để thông báo tin tức thời
sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ bào và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến
bộ xã hội.
-Phong cách ngôn ngữ chính luận : Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản
chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,...nhằm

trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,...theo
một quan điểm chính trị nhất định.
-Phong cách ngôn ngữ khoa học : Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh
vực khoa học.
-Phong cách ngôn ngữ hành chính : Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản
hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,
hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp.
7. Các phép liên kết văn bản :
-Phép lặp : Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước
-Phép thế : Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước
-Phép đồng, trái nghĩa và liên tưởng : Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc
cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
-Phép nối : Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước
8. Các phương thức trần thuật
-Trần thuật từ ngôi thứ nhất, người kể chuyện xuất hiện trực tiếp.
-Trần thuật từ ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mình.


5TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
-Trần thuật từ ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mình, nhưng điểm nhìn, giọng điệu là của nhân vật.
9. Các phương thức miêu tả tâm lí
-Miêu tả trực tiếp : qua dòng độc thoại nội tâm của nhân vật
-Miêu tả gián tiếp : qua hành động, lời nói, nét mặt.
II/Phần Nghị luận xã hội: HS cần ôn tập những kiến thức và kĩ năng sau:
1. YÊU CẦU CỦA ĐỀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
- Vấn đề bàn luận của đề làm văn nghị luận xã hội là nội dung được đề cập đến trong văn bản đã cho ở
phần đọc hiểu.
- Đề ra thường kèm theo yêu cầu viết đoạn văn văn khoảng 200 chữ
2. CÁC DẠNG ĐỀ THI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP
a. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:

- Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…)
- Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…)
- Dạng đề thi nghị luận về một mẩu tin tức báo chí.
b. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý:
- Tư tưởng mang tính nhân văn (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…)
- Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…)
- Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề
- Dạng đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi
- Dạng đề về vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.
3. KĨ NĂNG LÀM BÀI
a. Đọc kỹ đề
Đọc kỹ đề là yêu cầu đầu tiên vì đọc kỹ đề giúp ta hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý
hay hiện tượng đời sống. Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận
điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.
b. Lập dàn ý
Lập dàn ý là khâu rất quan trọng. Lập dàn ý giúp ta kiểm soát được hệ thống ý, không sót ý nào khi làm
bài. Lập dàn ý còn cho ta thấy được hệ thống ý của toàn bài, từ đó sẽ dễ viết hơn, ý cũng không lan man,
dài dòng.
c. Dẫn chứng phải phù hợp
Không lấy những dẫn chứng chung chung sẽ không tốt cho bài làm. Dẫn chứng phải có tính thực tế và
thuyết phục (người thật, việc thật). Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể
dài dòng)
d. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô đọng, hàm súc
Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt chẽ. Cảm xúc trong sáng, lành
mạnh. Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng


6TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
tình; ngợi ca, phản bác…). Hay bắt đầu bằng những từ ngữ: Tuy nhiên bên cạnh đó; Nhưng vấn đề khác
được đặt ra ở đây là; Mặt trái của vấn đề ít ai biết đến là; …

e. Rút ra bài học nhận thức và hành động
Bất kỳ một đề thi nào cũng vì một mục đích là giáo dục nhân cách cho lớp trẻ, vì vậy bản thân em sau
khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học. Thường bài học cho bản thân
bao giờ cũng gắn liền với mấy chữ: rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra
khỏi bản thân, học tập lối sống…
f. Độ dài phù hợp với yêu cầu của bài thi THPT Quốc gia
Viết khoảng 1 trang giấy thi là vừa đủ cho 200 chữ như yêu cầu của đề bài. Không viết quá dài dòng, lan
man.
4. CÁC DẠNG DÀN BÀI
a. Kiểu 1: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
* Khái niệm: Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn
đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con
người trong xã hội…)
* Kĩ năng:
+Mở đoạn: Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng,
đạo lý mà đề bài đưa ra.
+Thân đoạn : có nhiều luận điểm:
- Luận điểm 1, cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý; giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm,
nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu
nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ,
ngạn ngữ...).
- Luận điểm 2, phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại
sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác
dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).
- Luận điểm 3, bình luận mở rộng vấn đề; bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng,
đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng
trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động. Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích
của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời
sống.

+Kết đoạn nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.
b. Kiểu 2: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
*Khái niệm: Là kiểu bài đề cập đến những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời
sống xã hội như:
+ Ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất, nạn phá rừng, thiên tai lũ lụt…
+ Bạo hành gia đình, Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…


7TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
+ Tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, hiện tượng chảy máu chất xám…
+ Phong trào tiếp sức mùa thi, giúp đỡ đồng bào lũ lụt, tấm gương người tốt, việc tốt, nếp sống đẹp…
*Kĩ năng
+ Mở đoạn:
Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
+. Thân đoạn:
– Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượng
– Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan ) của hiện tượng bằng các thao tác phân tích,
chứng minh
– Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực)
– Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực)
+ Kết đoạn
– Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận
– Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản than
III/Phần Nghị luận văn học: HS cần ôn tập những kiến thức và kĩ năng sau:
1/Kĩ năng
a. Tìm hiểu đề
- Cần khắc sâu cho học sinh tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây:
1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy.
Có 2 dạng đề:
- Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.

- Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề.
2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp:
- Bình giảng một đoạn thơ
- Phân tích một bài thơ.
- Phân tích một đoạn thơ.
- Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi.
- Phân tích nhân vật.
- Phân tích một hình tượng
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,…
3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?
4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
b. Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý:
- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến.


8TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
- Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung
nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến
người đọc?
+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ
thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là
thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ
thuật gì ở đó?
(Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên
tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.)
Lập dàn ý:
Dựa trên các ý đã tìm được, học sinh cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý học sinh: khi lập dàn ý
và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn

chỉnh và bị đánh giá thấp.
Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm.
* Mở bài:
- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm.
- Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho rõ ràng, chính xác.
Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).
* Thân bài:
- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a,
ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy).
Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư
tưởng tình cảm gì?,…
- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị
nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
------------- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
(so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).
* Kết bài:
Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
Sau khi đã có dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.
c. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:
* Dựng đoạn:
Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và
lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa)
Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây:
- Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng.
- Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn
chứng, câu so sánh, câu bình luận,…
- Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.
* Liên kết đoạn:
Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung

và liên kết hình thức.
- Liên kết nội dung:


9TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải
hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.
+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan
trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần,
lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.
- Liên kết hình thức:
+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, giáo viên cần chỉ ra cho các em cách liên kết hình thức
để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ
ràng.
+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.
+ Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới
đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ
thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về
cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu chỉ có thể,
thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy,
nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…)
2. Một số đề bài thường gặp
a. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Thường có các nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
- Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
* Yêu cầu.
- Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,…
- Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt.

- Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?
* Các bước tiến hành
+ Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ?
- Thao tác lập luận.
- Phạm vi dẫn chứng.
+ Tìm ý: có nhiều cách tìm ý:
* Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay
thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào?
* Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,…
+ Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
- Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
* Thân bài:
- Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý).
- Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.
* Kết bài:
Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ
thuật của nhà thơ.
b. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
* Yêu cầu.


10TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
- Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.
- Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học.
- Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.
- Thành thạo các thao tác nghị luận.
* Các bước tiến hành:

+ Tìm hiểu đề:
- Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định.
- Xác định thao tác.
- Phạm vi tư liệu.
+ Tìm ý.
+ Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định…
- Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.
* Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định.
* Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.
c. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
* Yêu cầu:
- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của
tác phẩm đoạn trích.
- Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
* Các bước tiến hành
+ Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ.
- Các thao tác nghị luận.
- Phạm vi dẫn chứng.
+ Tìm ý:
+ Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…)
- Dẫn nội dung nghị luận.
* Thân bài:
- Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm
- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề

- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
* Kết bài:
Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)
d. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
* Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
* Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác


11TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh
riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng
của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
......
- Bình luận về giá trị của tình huống
* Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
e. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
* Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
* Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm
* Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó
f. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
* Dàn bài giá trị nhân đạo.
+ Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
+ Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo
nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong
tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
- Đánh giá về giá trị nhân đạo.
+ Kêt bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
* Dàn bài giá trị hiện thực.
+ Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.



12TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
- Giới thiệu về giá trị hiện thực
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
+ Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
- Đánh giá về giá trị hiện thực.
+ Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
3/ Kiến thức ôn tập:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945
ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
1.KIẾN THỨC CƠ BẢN
a.VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN 1975
*. Hoàn cảnh lịch sử
Văn học Việt Nam trong thời kì từ 1945 đến hết thế kỉ XX phát triển trong điều kiện lịch sử có nhiều
biến động.
- Giai đoạn 1945 – 1975, diễn ra hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, kéo dài suốt 30 năm
đã tác động sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật . Trong
giai đoạn này,Việt Nam có sự giao lưu tiếp xúc với thế giới, nhưng chủ yếu thông qua vùng ảnh hưởng
của phe xã hội chủ nghĩa, mà chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc.

- Giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX, đất nước bước vào thời kì hòa bình, ổn định và hướng tới đổi mới
toàn diện, sâu sắc; quan niệm văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam có những thay đổi (coi văn học
không chỉ là công cụ chính trị mà còn là nhu cầu văn hóa – thẩm mĩ thiết yếu của con người). Trong giai
đoạn này, nhất là từ thập kỉ 90, Việt Nam có sự tiếp xúc rộng rãi với văn hóa – văn học thế giới theo con
đường hội nhập kinh tế - văn hóa.
*. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng
8/1945 – 1975.
- Quá trình phát triển:
+Chặng đường từ năm 1945 đến 1954:
Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khám phá
sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm
tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
+ Chặng đường từ 1955 đến 1964.
Văn học phản ánh công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở
miền nam.
+ Chặng đường từ 1965 đến 1975.
Chặng đường này VH tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược của
nhân dân ta; VH đã khắc họa khá thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất
khuất, giàu lòng yêu nước.


13TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
2.2. Những thành tựu chủ yếu:
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện nổi bật hình ảnh con người VN trong chiến đấu
và lao động.
- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, nhân đạo và
chủ nghĩa anh hùng.
- Đạt những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, đặc biệt là sự xuất hiện
những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
* Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975

- Nền văn học phục vụ CM, cổ vũ chiến đấu
+ Do yêu cầu của thời đại, VH phải thực hiện nhiệm vụ phục vụ CM và cổ vũ chiến đấu.
+ VH theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước (2 nhiệm vụ CM: cổ vũ kháng chiến & ngợi
ca công cuộc XD CNXH)
+Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ.
- Nền văn học hướng về đại chúng
+Nhân dân vừa là đối tượng thể hiện vừa là công chúng và cũng là lực lượng sáng tác VH.
+Vh tập trung ngợi ca quần chúng, đem lại cách hiểu mới về quần chúng.
- Một nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Khuynh hướng sử thi:
+ Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
+ Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân
tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý
thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống lớn lên hàng đầu
+ Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới,
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM
+ Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
b. VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 1975 - XX
* Hoàn cảnh lịch sử
- 1975, đất nước hoàn toàn độc lập.
- 1986, đất nước bước sang giai đoạn đổi mới và phát triển
- Đời sống và hiện thực xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực
-> Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền văn học
*Một số chuyển biến đổi mới của văn học từ 1975 - XX
- Vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. VH từ cái ta cộng
đồng bắt đầu chuyển hướng về cái tôi muôn thuở. VH đổi mới cách nhìn nhận, tiếp cận con người và
hiện thực đời sống, đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con
người ở nhiều phương diện của đời sống, kể cả những nghịch lí. Tính chất hướng nội, quan tâm nhiều

hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.
- Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, Phát triển đa dạng về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ về
thủ pháp nghệ thuật
- Thàn tựu cơ bản nhất chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
2. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Câu 1: Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám
1945 đến 1975?
Gợi ý trả lời : Xem mục I.2, phần kiến thức cơ bản.
Câu 2: Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975?


14TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
Gợi ý trả lời : Xem mục I.3, phần kiến thức cơ bản.
Câu 4. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, hãy giải thích tại sao văn học Việt Nam từ 1975
đến hết thế kỉ XX phải đổỉ mới?
Gợi ý:
- Đất nước hết chiến tranh . Các vấn đề hậu chiến nảy sinh: nạn nhân chiến tranh, hoàn cảnh kinh tế
chưa phục hồi…
- Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường: xã hội thay đổi quan điểm, góc nhìn đối với con người
và nghệ thuật (Cái nhìn của nhà văn không đơn giản, một chiều như trước mà đa diện hơn, linh hoạt, góc
cạnh hơn …)
- Tiếp xúc rộng rãi với văn hóa thế giới.
- Nhu cầu bạn đọc phong phú và đa dạng hơn trước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều đổi mới trong quan điểm chỉ đạo văn học nghệ thuật.
Câu 5. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ 1975 đến cuối thế kỉ XX ?
Gợi ý trả lời: Xem mục II, phần kiến thức cơ bản.
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
A- KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Quan điểm sáng tác văn học:
1.1. Hồ Chí Minh coi văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.

Quan điểm này thể hiện rõ trong hai câu thơ: “Nay ớ trong thơ nên có thép - Nhà thơ cũng phải biết
xung phong” (“Cảm tưởng đọc Thiên gia thi”).
1.2. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học.
1.3. Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội
dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi “ Viết cho ai ?” trước khi xác định “ Viết để
làm gì ?”, sau đó mới “ Viết cái gì?” và“ Viết thế nào ?” .
2. Sự nghiệp văn học:
Hồ Chí Minh đã để lại một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc,đa dạng về thể loại và đặc
sắc về phong cách, được viết bằng các ngôn ngữ như tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Việt,trên các lĩnh vực
2.1.Văn chính luận :
Được viết ra với mục đích đấu tranh chính trị,nhằm tiến công trực diện kẻ thù,hoặc thể hiện những
nhiệm vụ cách mạng trong từng thời điểm lịch sử. Tác phẩm : Bản án chế độ thực dân (1925),Tuyên
ngôn độc lập (1945),Di chúc (1969)….
2. 2. Truyện và ký :
Nổi bật hơn cả là các tác phẩm được viết ở Pháp vào những năm 20 của thế kỉ XX (1922 -1925).
Những tập truyện này, một mặt hướng vào việc vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính
quyền thực dân, châm biếm sâu cay vua quan phong kiến ôm chân thực dân xâm lược; mặt khác, bộc lộ
nồng nàn lòng yêu nước và tinh thần tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam. Các tác
phẩm trong Truyện và kí đều ngắn gọn, súc tích, vừa thấm nhuần tư tưởng, tình cảm của thời đại, vừa thể
hiện một bút pháp mới, mang màu sắc hiện đại. Tác phẩm : Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922),
Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), Vi hành (1923),…
2.3. Thơ ca :
Là lĩnh vực nổi bật phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ
CM trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tinh thần hiện đại. (Nhật kí
trong tù, Thơ kháng chiến).
3. Phong cách nghệ thuật:
Đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn chương của NAQ _HCM?
3.1. Phong phú và đa dạng:



15TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
- Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ , bằng chứng giàu
sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp.
- Truyện và kí của Người rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
- Thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện
đại; giữa chất trữ tình và chất “thép”; giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc sâu sắc.
3.2. Vừa đa dạng vừa thống nhất
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Câu 1. Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Gợi ý trả lời: Xem mục 1, phần kiến thức cơ bản
Câu 2. Trình bày những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.
Gợi ý trả lời: Xem mục 2, phần kiến thức cơ bản
Câu 3. Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh ?
Gợi ý trả lời: Xem mục 3, phần kiến thức cơ bản
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
1- KIẾN THỨC CƠ BẢN
a. Hoàn cảnh ra đời
- Ngày 19 /8 / 1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26 / 8/ 1945, Bác từ chiến khu
Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn thảo “TNĐL”. Ngày 2 /9/1945,
ở quảng trường Ba Đình, Người đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc TNĐL trước hàng chục vạn đồng
bào.
-TNĐL ra đời trong hoàn cảnh bọn đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Tiến vào
phía bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mĩ; phía nam là quân Anh, đằng
sau là quân viễn chinh Pháp. TNĐL đã đập tan âm mưu xảo trá đó.
b. Bố cục- Nội dung:
- Phần 1: (từ đầu … “chối cãi được”): Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của tuyên ngôn: nêu những nguyên
lý về quyền bình đẳng , tự do, độc lập.
Tác giả đã trích dẫn từ hai bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và
Dân quyền của Pháp (1791) để nêu lên những quyền cơ bản: bình đẳng, quyền tự do, quyền hạnh phúc,
quyền độc lập dân tộc. Đây là những dẫn chứng được thế giới thừa nhận nên cơ sở pháp lý càng vững

vàng và giàu sức thuyết phục.
Đây là cách tranh luận hiệu quả theo lối “lấy gậy ông đập lưng ông”.
Tác giả đã vận dụng dẫn chứng theo lối mở rộng nâng cao từ quyền con người đến quyền dân tộc.
- Phần 2: (từ “Thế mà” … “ phải được độc lập” ) : Cơ sở thực tế của Tuyên ngôn
+ Bản cáo trạng về tội ác của thực dân Pháp trong 80 năm.
+ Lập trường chính nghĩa và cuộc đấu tranh cách mạng của ta.
+ Sự ra đời tất yếu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Phần 3: (còn lại): Lời tuyên bố và nêu quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.
c .Giá trị của bản TNĐL
- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá tri lịch sử to lớn: Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân,
phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên mới độc lập tự do dân tộc.
- Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng
độc lập, tự đo.
- Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng
xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.
d. Mục đích:
- Tuyên bố nền độc lập của dân tộc.
- Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước thực dân, đế quốc.
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP


16TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
Câu 1. Cho biết hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác và giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập.
Gợi ý trả lời : Xem mục 1,3,4 phần kiến thức cơ bản.
Câu 2. Phân tích cách lập luận của bản Tuyên ngôn độc lập.
Gợi ý trả lời : Xem mục 2 phần kiến thức cơ bản.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG NỀN VĂN NGHỆ
DÂN TỘC
1- KIẾN THỨC CƠ BẢN
3. Tóm lược nội dung và luận điểm của bài viết

* Luận đề bài viết: Nguyễn Đình Chiểu-ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc.
* Bố cục bài viết có ba phần
Phần mở đầu: Tác giả nêu vấn đề:“ Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ
phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của nước ta”.
Nội dung:
- Khẳng định vị trí và tôn vinh Nguyễn Đình Chiểu “Ngôi sao…nhà thơ lớn”.
- Khẳng định cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, làm sáng tỏ ánh sáng cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu.
Cách nêu vấn đề: trực tiếp, ngắn gọn, diễn đạt bằng hình ảnh gợi cảm.
Phần tiếp theo: Nêu 3 luận điểm bộ phận
+ Luận điểm 1: Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì
một nghĩa lớn. Văn thơ là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa.
+ Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong
trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời, tham
gia tích cực vào cuộc đấu tranh, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc.
+ Luận điểm 3: Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu rất phổ biến trong dân gian,
nhất là ở miền Nam. LVT là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa”, có thể “truyền bá rộng rãi trong
dân gian”.
- Phần kết bài : Khẳng định đời sống và sự nghiệp của NĐC là một tấm gương sáng, vì đã nêu cao sứ
mệnh của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng, nêu cao tác dụng của VH, NT
4. Nghệ thuật :
- Bài văn nghị luận văn học có tính thời sự .
- Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng bám sát vấn đề trung tâm.
- Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, qui nạp và hình thức “đòn bẩy”.
- Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh.
- Giọng điệu linh hoạt biến hóa: khi hào sảng, lúc xót xa…
5. Ý nghĩa văn bản:
Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của NĐC: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu
hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng
hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như tráh nhiệm của người cầm bút

đối với đất nước, dân tộc.
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Câu 1. Trình bày hoàn cảnh và mục đích sáng tác của bài viết Nguyễn đình Chiểu, ngôi sao sáng trong
bầu trời văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng )
Gợi ý trả lời: Xem Kiến thức cơ bản - phần 2
Câu 2. Tóm lược nội dung và luận điểm của bài viết Nguyễn đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời
văn nghệ của dân tộc.
Câu 2. Nêu ý ngĩa nội dung và giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài văn?


17TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
Gợi ý trả lời : Xem Kiến thức cơ bản -phần 4,5
MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ (NGUYỄN ĐÌNH THI)
IKIẾN THỨC CƠ BẢN:
1- Nội dung: Đặc trưng của thơ:
- Đầu mối của thơ là tâm hồn con người. Thơ là tiếng nói mãnh liệt của tình cảm. cảm xúc là động
lực cơ bản của thơ.
- Hình ảnh, tư tưởng và tính chân thật trong thơ: Nguyễn Đình Thi khẳng định những hình ảnh có
ngay trong đời thực, vừa lạ lại vừa quen, được sàng lọc bằng nhận thức, tư tưởng của người làm
thơ.
- Ngôn ngữ thơ khác ngôn ngữ các loại hình truyện, kịch, kí. Theo tác già: không có thơ tự do, thơ
có vần và thơ không có vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không
thơ. Một thời đại mới của nghệ thuật bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới.
2- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ; lời văn giàu cảm xúc.
3- Ý nghĩa văn bản: Bài viết không chỉ có giá trị trong những năm năm mươi của thế kỉ XX. Quan
điểm về thơ và đặc trưng về thơ của Nguyễn Đình Thi rất sâu sắc và có giá trị lâu dài.
IICÂU HỎI LUYỆN TẬP: Dựa vào một trong những đặc trưng của thơ, hãy phân tích và làm
sáng tỏ vấn đề được trình bày trong bài viết.
ĐÔ- XTOI – EP – XKI (X.XVAI-GƠ)
IKIẾN THỨC CƠ BẢN:

1- Nội dung:
* Cuộc đời bất hạnh và nghị lực phi thường của Đô- xtoi – ep-ki:
- Nỗi khổ về vật chất
- Nỗi khổ về tinh thần
- Lao động là sự giải thoát nỗi khổ: bí quyết thành công là nghị lực, lòng đam mê nghệ thuật, lòng yêu
thương con người và nước Nga cùng tài năng bẩm sinh của ông…
* Sự thành công trong sáng tác (các luận cứ: nước Nga chỉ còn đổ dồn mắt về phía ông, ông trỏ thành sứ
giả của xứ sở mình; tư tưởng của ông về sự tổng hòa của nước Nga…)
* Cái chết của Đô- xtoi – ep-ki và tinh thần đoàn kết dân tộc (các luận cứ: nỗi đau khổ khiến người Nga
tập hợp thành một khối thống nhất; họ thấy được nỗi đau khổ nhờ có Đô- xtoi – ep-ki; ba tuần sau cái
chết của ông, Nga hoàng bị ám sát,…)
2- Nghệ thuật: dựng chân dung văn học nhờ liên tưởng, so sánh và các biên pháp tu từ.
3- Ý nghĩa văn bản: Qua việc dựng chân dung văn học, tác giả đem đến cho người đọc những hiểu biết
về nhà văn Nga vĩ đại Đô- xtoi – ep-ki.
IICÂU HỎI LUYỆN TẬP:
1. Qua đoạn trich, anh (chị) hiểu gì về Đô- xtoi – ep-ki?
2. Tìm những liên tưởng, so sánh và những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1- 12- 2003
(CÔ- PHI AN NAN)
IKIẾN THỨC CƠ BẢN:
1- Cô – phi an – nan là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu giữ chức vụ Tổng thư kí Liên hợp
quốc. Ông được trao giải Nô – ben hòa bình năm 2001.
2- Tác phẩm:
- Thể loại: văn bản nhật dụng.
- Hoàn cảnh ra đời: tháng 12 năm 2003; gửi nhân dân toàn thế giới nhân Ngày Thế giới phòng
chống AIDS.


18TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
- Mục đích: kêu gọi toàn thế giới tích cực tham gia phòng chống HIV/AIDS.

3- Nội dung:
* Phần nêu vấn đề: Khẳng định nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS đã được toàn thế giới quan tâm và để
đánh bại căn bệnh này “phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động”
* Phần điểm tình hình: Phân tích những mặt đã làm được, chưa làm được của các quốc gia trong việc
phòng chống HIV/AIDS. Tác giả nêu cụ thể những mặt chưa làm được để gióng lên hồi chuông báo
động về nguy cơ của đại dịch.
Phần điểm tình hình không dài nhưng giàu tính thuyết phục và lay động bởi tầm bao quát rộng lớn,
những số liệu cụ thể, chỉ ra những nguy cơ và nhất là bởi những tiếc nuối chân thành của tác giả vì những
điều thực tế chưa làm được.
* phần nêu nhiệm vụ: kêu gọi mọi người, mọi quốc gia nỗ lực hơn nữa, đặt vấn đề phòng chống
HIV/AIDS lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình”;
không kì thị, phân biệt đối xử và phải đoàn kết, hợp tác hơn nữa trong cuộc đấu tranh đẩy lùi căn bệnh
thế kỉ.
4- Nghệ thuật:
- Cách trình bày chặt chẽ, lô gich cho thấy ý nghĩa bức thiết và tầm quan trọng đặc biệt của cuộc chiến
chống lại căn bệnh HIV/AIDS.
- Bên cạnh những câu văn truyền thông điệp trực tiếp, có rất nhiều câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
5- Ý nghĩa văn bản: Văn bản tuy ngắn gọn nhưng giàu sức thuyết phục bởi những lí lẽ sâu sắc, những dẫn
chứng, số liệu cụ thể, thể hiện trách nhiệm và lương tâm của người đứng đầu Liên hợp quốc. Giá trị của
văn bản còn thê hiện ở tư tưởng có tầm chiến lược, giàu tính nhân văn khi đặt ra nhiệm vụ phòng chống
căn bệnh thế kỉ.
IICÂU HỎI LUYỆN TẬP:
1/ Anh (chị) hiểu như thế nào về câu cuối của bản thông điệp: “Hãy sát cánh cùng tôi … chính các bạn?”
2/ Viết một văn bản về thực trạng phòng chống HIV/AIDS ở địa phương, trong đó đưa ra những giải
pháp cụ thể theo quan điểm của anh (chị)?
TÂY TIẾN (QUANG DŨNG)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tây Tiến
- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947.
* Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt –Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội

Pháp ở Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam
* Địa bàn hoạt động rộng lớn: Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, miền tây Thanh Hoá và cả Sầm Nưa (Lào).
* Thành phần: Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên.
* Hoàn cảnh chiến đấu của họ vô cùng thiếu thốn, gian khổ.
* Tinh thần: họ vẫn lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
2. Chủ đề
Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây tiến trên cái nền cảnh thiên
nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ, từ đó nêu bật hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ
đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng. Đó cũng là hào khí của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Pháp.
3. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Đoạn thứ nhất (từ câu 1 đến câu 14) : Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và
khung cảnh thiên nhiên miền tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội.
- Sử dụng một loạt địa danh “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông... gợi lên cảm giác xa xôi hoang
dã.


19TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
- Dùng nhiều từ ngữ khỏe khoắn “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, “súng ngửi trời”, “bỏ quên
đời” ... có sức diễn tả mạnh mẽ, gây ấn tượng và cách phối hợp âm thanh tạo giọng điệu lạ “Ngàn thước
lên cao, ngàn thước xuống – Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi..”
- Quang Dũng không những khắc họa được một cách sinh động cảnh núi rừng hiểm trở, dữ dội, hoang
vu mà còn diễn tả được những cuộc hành quân đầy gian lao của người lính Tây Tiến ở vùng núi hiểm
trở, xa xôi.
b. Đoạn thứ hai (từ câu 15 đến câu 22) :Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và
cảnh sông nườc miền Tây thơ mộng.
- Phác hoạ cảnh vật và con người Tây Bắc. Với những nét tinh tế, mềm mại, Tây Bắc không những hiện
lên thật dịu dàng, tươi mát, thơ mộng mà còn có cảnh trú quân với những đêm liên hoan văn nghệ rực
rỡ. Đây chính là vẻ đẹp của núi rừng xứ lạ có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với những người lính xuất thân
từ học sinh, sinh viên:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

………………………………………
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.
- Bốn câu sau của đoạn hai gợi cảnh thiên nhiên sông nước tuyệt đẹp. Thiên nhiên tựa hồ cũng tình tứ,
cũng có linh hồn như con người. Dường như thiên nhiên và con người với dáng đứng đẹp, hiên ngang
có sự sóng đôi, tạo nên chất thơ hào hùng đằm thắm :
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
…………………………………………
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
c. Đoạn thứ ba (từ câu 22 đến câu 30): Chân dung người lính Tây Tiến.
Nhà thơ khắc họa chân dung người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn.
- Họ hiện lên với diện mạo khác thường, dáng vẻ oai phong dữ dội :
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
- Với một chí khí phảng phất chất anh hùng tráng sĩ của một thời xa xưa:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.”
- Và một tâm hồn rất lãng mạn: mộng chiến công, mơ về những cô gái Hà Nội – những “dáng kiều
thơm”.
- Đoạn thứ ba này còn thể hiện rõ tính chất bi tráng. Nhà thơ không ngần ngại nói đến sự hy sinh, nhưng
ông đã nhìn gian khổ thành sự oai hùng, dữ dội; nhìn cái chết lại thấy đó là sự hy sinh “s ang trọng” của
người anh hùng :
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
d. Bốn dòng thơ cuối: lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
Quyết chiến đấu cùng đồng đội, dù có ngã xuống trên đường hành quân, hồn (tinh thần của các anh) vẫn
đi cùng đồng đội, vẫn sống trong lòng đồng đội “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.
e. Nghệ thuật
- Sự kết hợp tài hoa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn.
- Ngôn ngữ thơ rất giàu nhạc điệu.
- Từ ngữ, hình ảnh vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính lại vừa mới lạ đem lại ấn tượng

mạnh mẽ trong lòng người đọc.
4- Ý nghĩa văn bản: bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi
rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi
tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và khối óc của chúng ta.


20TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
II. LUYỆN TẬP
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tây Tiến”.
Gợi ý trả lời: Xem mục 2, phần kiến thức cơ bản
2. Vì sao nói “Tây Tiến” là bài thơ có nội dung mới mẻ và nghệ thuật đặc sắc?
Gợi ý trả lời:
- Nội dung mới mẻ của bài thơ thể hiện ở nhiều yếu tố như: hình ảnh người lính Tây Tiến kiên cường
dũng cảm, có nét dữ dội nhưng lại lãng mạn, mơ mộng, hào hoa phong nhã cả trong gian khổ; cảnh rừng
núi Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội khác thường, nhưng không kém phần dịu dàng thơ mộng; con người Tây
Bắc đầy hấp dẫn; nói đến mất mát đau thương mà vẫn toát lên sự cứng cỏi hùng tráng…
- Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ được thể hiện khá đa dạng, chẳng hạn: Sự kết hợp tài hoa bút pháp hiện
thực và bút pháp lãng mạn. Ngôn ngữ thơ rất giàu nhạc điệu. Từ ngữ, hình ảnh vừa quen thuộc vừa độc
đáo, vừa có nét cổ kính lại vừa mới lạ đem lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc…..
3. Nêu chủ đề bài thơ “Tây Tiến”.
Gợi ý trả lời: Xem mục 4, phần kiến thức cơ bản
4. Một nét đặc sắc của bài thơ “Tây Tiến” là tinh thần bi tráng. Do đâu mà có tinh thần bi tráng ấy và nó
được thể hiện rõ nhất ở hình ảnh nào trong bài thơ?
Gợi ý trả lời
a) Do đâu mà có tinh thần bi tráng:
- Chiến trường ác liệt, hoang vu, nhiều thú dữ, bệnh soát rét làm nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trên
đường hành quân. Nổi lên cái bi, là hiện thực khốc liệt của cuộc chiến.
- Quang Dũng không lẩn tránh cái bi, nhưng đem đến cho cái bi màu sắc và âm hưởng tráng lệ, hào
hùng để thành chất bi tráng.
- Cái "tráng" này là của Quang Dũng và cả một lớp trai trẻ như ông thời ấy thổi vào bầu máu nóng

"thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh",.
b) Tinh thần bi tráng đã làm nên vẻ đẹp riêng của người lính Tây Tiến. Bài thơ không lẩn tránh cái bi,
thường đề cập đến cái chết, nhưng không phải là cái chết bi luỵ mà là cái chết hào hùng, lẫm liệt của
người chiến sĩ đi vào cõi bất tử. Bài thơ ba lần nói đến cái chết, cái chết nào cũng đẹp nhưng đẹp nhất là
cái chết sang trọng này:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Chất bi tráng làm nên sắc diện bài thơ, có mặt trong cả tác phẩm, nhưng nổi rõ và in dấu đậm
nhất ở đoạn thứ ba khi Quang Dũng miêu tả chân dung người lính Tây Tiến, đồng đội của ông, trong các
cặp hình ảnh đối lập: ngoại hình tiều tụy với thần thái “dữ oai hùm", giữa "mắt trừng gửi mộng qua
biên giới" với "đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", và nhất là giữa hình ảnh cái chết "rải rác biên cương
mồ viễn xứ" với lí tướng đánh giặc thanh thản đến lạ lùng của người chiến sĩ "chiến trường' đi chẳng
tiếc đời xanh"
5. Theo em trong bài thơ “Tây Tiến” khổ thơ nào được đánh giá là “thi trung hữu họa” ?
6 . Vì sao nói hình ảnh người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng?
Gợi ý trả lời
- Chất lãng mạn thể ở:
+ Ngoại hình đậm vẻ khác thường, thể hiện sự kiêu hùng "không mọc tóc";xanh màu lá", "dữ oai hùm".
+ Tâm hồn lãng mạn giàu mơ mộng, khát khao hướng về vẻ đẹp hào hoa của Hà Nội "Mắt trừng gởi
mộng qua biên giới - Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".
+ Chất lãng mạn còn ơ khí phách hào hùng của tuổi trẻ "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" .
- Chất bi tráng thể hiện ở:


21TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
+ Những gian khổ, thiếu thốn tột cùng và sự hi sinh của người lính. Hình ảnh những nấm mồ rải rác nơi
biên cương viễn xứ gợi lên cảm xúc bi thương rất đậm. Hình ảnh "áo bào thay chiếu” khi mai táng
những người chiến sĩ đã hi sinh cũng gợi lên cảm xúc bi thương.
+ Nhưng vượt lên cái bi là cái tráng, cái hùng thể hiện ở khí phách của người lính vượt lên, xem thường
mọi gian khổ, thiếu thốn và thái độ sẵn sàng, thanh thản của họ trong sự hi sinh.

+ Vẻ bi tráng còn thể hiện ở hình ảnh “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”tiếng gầm của dòng sông chứa
nỗi đau và sức mạnh, nó cũng là tinh thần và tâm trạng của những người lính Tây Tiến trong giờ phút
vĩnh biệt đồng đội của mình.
TÁC GIẢ TỐ HỮU
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tố Hữu tên thật Nguyễn Kim Thành (1920-2002) xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo tại
Thừa Thiên - Huế. Cuộc đời Tố Hữu có thể chia thành ba giai đoạn :
- Thời niên thiếu: sớm mồ côi mẹ, học sinh trường Quốc học Huế.
- Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong
các nhà tù thực dân.
- Thời trưởng thành: Lần lượt đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ,
trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
2. Những chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó với những chặng đường cách mạng của bản thân
nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam:
a. Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946): Đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết đi theo
ngọn cờ của Đảng. Tập thơ gồm ba phần : Máu lửa ; Xiềng xích ; Giải phóng.
b. Tập thơ “Việt Bắc” (1946 – 1954): Là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp
và những con người kháng chiến; ca ngợi Đảng và Bác Hồ; thể hiện những tình cảm lớn: yêu nước, tình
yêu thiên nhiên, tình quân dân, tình cảm quốc tế vô sản …
c. Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961) Thể hiện nguồn cảm hứng lớn về cuộc sống mới, con người mới
trong thời kì hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; diễn tả nỗi đau chia cắt của đất nước và
tình cảm sâu nặng với miền Nam, bày tỏ niềm tin vào ngày mai tất thắng.
d. Hai tập thơ : “Ra trận” (1962-1971), “Máu và hoa” (1972-1977) thể hiện khí thế quyết liệt của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước và niềm vui toàn thắng.
e. Hai tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999) đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ
Tố Hữu. Tố Hữu tìm đến những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người.
3. Phong cách thơ Tố Hữu:
a.Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc:
- Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung.
- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.

Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành.
b. Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.
- Về thể thơ, Tố Hữu vận dụng rất thành công những thể thơ truyền thống của dân tộc như lục bát, song
thất lục bát, thể thơ bảy chữ.
- Về ngôn ngữ, Tố Hữu không chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà thường sử dụng
những từ ngữ và cách nói quen thuộc của dân tộc. Đặc biệt, thơ Tố Hữu phát huy cao độ nhạc tính của
tiếng Việt.
II. LUYỆN TẬP
1. Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu.
Gợi ý trả lời: Xem mục 1, kiến thức cơ bản
2. Trình bày vắn tắt những chặng đường thơ của Tố Hữu.
Gợi ý trả lời: Xem mục 2, kiến thức cơ bản.


22TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
3. Nêu những đặc điểm chính về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
Gợi ý trả lời: Xem mục 3, kiến thức cơ bản.
VIỆT BẮC ( TRÍCH - TỐ HỮU )
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tháng 7/1954, hiệp định Giơnevơ được kí kết, hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng.
Tháng 10/1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Nhân sự
kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.
Bài thơ có hai phần: phần đầu tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến
nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người; phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất
nước và ngợi ca công ơn Đảng, Bác Hồ. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần đầu bài thơ.
2. Kết cấu bài thơ theo lối hát giao duyên (đối – đáp) của hai nhân vật trữ tình (mình – ta). Nội dung
“bài hát” là nghĩa tình cách mạng của người về xuôi và chiến khu Việt Bắc.
- Lời người ở lại (Việt Bắc): Hỏi người về xuôi có nhớ Việt Bắc không, có thuỷ chung với Việt Bắc
không?
- Lời người về xuôi (cán bộ cách mạng): Trả lời là rất nhớ Việt Bắc, thuỷ chung với Việt Bắc. Tâm trạng

người ra đi “bâng khuâng, bồn chồn” vì đã gắn bó với Việt Bắc, biết bao kỉ niệm mặn nồng trong mười
lăm năm.
3. Bao trùm lên nửa đầu bài thơ là nỗi nhớ Việt Bắc, nhà thơ (người cán bộ về xuôi) đã tái hiện nỗi nhớ
ấy ở những phương diện sau:
a. Phong cảnh và con người Việt Bắc cùng những sinh hoạt của cán bộ và nhân dân Việt Bắc (từ câu 25
đến câu 52): Cảnh đẹp và thi vị - đặc trưng của miền núi rừng Việt Bắc (hình ảnh bếp lửa nhà sàn, ánh
trăng rừng, nắng chiều lưng nương, hoa chuối, hoa mơ; tiếng ve kêu, tiếng mõ rừng chiều, tiếng chày
nước giã gạo). Con người Việt Bắc đáng yêu vì sống có nghĩa có tình, cần cù nhẫn nại, chịu đựng hy
sinh để che chở, nuôi giấu cán bộ. Sinh hoạt của đồng bào và cán bộ cực kì thiếu thốn nhưng họ rất lạc
quan.
b. Việt Bắc đánh giặc lập nhiều chiến công, Việt Bắc anh hùng (từ câu 53 “ Nhớ khi giặc đến giặc lùng”
đến câu 74 “Vui lên Việt Bắc, đèo De , núi Hồng” ): Đoạn thơ này diễn tả khí thế ra trận và đánh giặc
hào hùng của quân dân ta; sử dụng các biện pháp hoán dụ, đối lập, láy từ, điệp âm, thậm xưng … giúp
người đọc hình dung những chiến công hiển hách của thời chín năm chống Pháp; đoạn thơ này còn liệt
kê hàng loạt những địa danh (tên đất , tên làng, tên sông, tên núi) ghi lại những trận đánh từ nhỏ đến lớn
và vang dội đến ngày chiến thắng.
c. Việt Bắc là căn cứ địa, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi có Trung ương Đảng, Chính phủ, Bác Hồ
lãnh đạo kháng chiến (từ câu 75 đến hết).
4. “Việt Bắc” là bài thơ đậm đà màu sắc dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Màu sắc dân tộc
ấy thắm đượm từ nội dung đến hình thức nghệ thuật, đặc biệt ở tình cảm của nhân vật trữ tình:
- Tái hiện lại cuộc sống và chiến đấu của quân dân ta ở Việt Bắc bằng lòng tự hào dân tộc, thể hiện
nghĩa tình thuỷ chung, biết ơn cội nguồn như đạo lý truyền thống của dân tộc.
- Sử dụng thể lục bát quen thuộc, và kết cấu đối đáp theo lối hát giao duyên ; vận dụng khéo léo hai đại
từ “mình – ta” thường gặp trong ca dao.
- Sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc của dân tộc, những so sánh ví von truyền thống nhưng lại biểu
hiện được nội dung mới của thời đại.
- Phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt tạo nên giọng thơ ngọt ngào tâm tình.
5- Ý nghĩa văn bản: bài thơ là bản hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và
kháng chiến.
II. LUYỆN TẬP

1.Cho biết hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn trích “Việt Bắc”.
Gợi ý trả lời: Xem mục 1, kiến thức cơ bản.


23TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
2. Kết cấu của lối hát giao duyên (đối - đáp) được Tố Hữu vận dụng như thế nào trong đoạn trích “ Việt
Bắc” ?
Gợi ý trả lời : Xem mục 2, kiến thức cơ bản.
3. Nội dung bao trùm của đoạn trích “Việt Bắc”.
Gợi ý trả lời: Xem mục 3, kiến thức cơ bản.
4. Phân tích tính dân tộc đậm đà được thể hiện qua đoạn thơ.
Gợi ý trả lời: Xem mục 4, kiến thức cơ bản.
5. Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trích trong “Việt Bắc” của Tố Hữu.
“Ta về, mình có nhớ ta ,
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
.....................................................
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”
ĐẤT NƯỚC (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm)
I- KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu
nước. Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư; xúc cảm dồn nén.
2- Trường ca “Mặt đường khát vọng” được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị- Thiên năm
1971, in lần đầu năm 1974. Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ của đô thị vùng tạm
chiến miền Nam: nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ; hướng về nhân dân, về đất nước; ý thức
được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn
dân tộc.
3- Đoạn trích “Đất nước” là phần đầu của chương V, thể hiện tư tưởng “Đất nước của nhân dân”
a/ Nội dung: Đoạn trích thể hiện cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào
dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.
- Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước. Đất nước được

hình thành từ những gì nhỏ bé, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người. Đất nước là sự hoà
quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc. Từ đó, đoạn thơ khơi dậy ý thức về trách
nhiệm thiêng liêng của mỗi người với nhân dân, đất nước.
- Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận: không gian địa lí, thời
gian lịch sử, bản sắc văn hoá. Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trong
hành trình dựng nước và giữ nước.
b/ Nghệ thuật:
-

Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian.

-

Giọng thơ biến đổi linh hoạt.

-

Sức truyền cảm từ sự hoà quyện của chất chính luận và trữ tình.

c/ Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu
nước, niềm tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.
II-LUYỆN TẬP
1/ Hoàn cảnh sáng tác trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm có điểm gì đặc biệt và
tác phẩm có tác động như thế nào trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ ?


24TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
2/ Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước trích trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm:
“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước
...................................................
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
3/ Cảm nhận của em về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” qua đoạn trích « Đất Nước » (trích trường ca
Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)
4/ Hình ảnh Đất nước được hiện lên như thế nào trong chín câu đầu đoạn trích ?
ĐẤT NƯỚC (NGUYỄN ĐÌNH THI)
I-

KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1- Nội dung:
 Mùa thu gợi nhớ: Từ mùa thu hiện tại, tác giả đưa ta về với mùa thu Hà Nội trước Cách mạng
tháng Tám với những câu thơ đậm màu sắc hội họa và giàu nhạc điệu, nhân vật trữ tình thoáng
nỗi buồn, lưu luyến nhưng vẫn quyết tâm ra đi.
 Mùa thu hiện tại: mùa thu cách mạng mang niềm vui đến cho con người. Con người được làm
chủ. Nhân vật trữ tình gắn bó với vận mệnh chung của dân tộc, vui buồn cùng đất nước.
 Sức mạnh vùng lên của đất nước: cảm nhận sức mạnh dân tộc được dồn nén đã quật khởi vùng
lên.
 Sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước, lí tưởng.
2- Nghệ thuật: thơ giàu nhạc điệu, hình ảnh, cảm xúc.
3- Ý nghĩa văn bản: Từ mùa thu của thiên nhiên, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, tự hào của con
người được làm chủ đất nước và khẳng định sức sống của dân tộc.
II-

CÂU HỎI LUYỆN TẬP:

1/ Bình giảng 7 câu thơ đầu bài thơ.
2/ So sánh cảm nhận về đất nước qua hai bài thơ “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi) và đoạn trích “Đất

nước” (Trích “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm).
DỌN VỀ LÀNG (NÔNG QUỐC CHẤN)
I-

KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1. Nội dung:
- Cuộc sống khổ nhục của nhân dân Cao –Bắc – Lạng, tội ác của giặc (nỗi khổ của nhân dân do tội ác
của kẻ thù gây ra)
- Niềm vui được giải phóng: chú ý những câu thơ diễn tả niềm vui, những hình ảnh so sánh, tâm trạng
của nhân vật trữ tình.


25TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
2. nghệ thuật: Lựa chọn từ ngữ, cách nói của đồng bào dân tộc.
3. Ý nghĩa văn bản: Hình ảnh quê hương Cao – Bắc – Lạng trong những năm kháng chiến chống
thực dân Pháp đau thương mà anh dũng.
II-

CÂU HỎI LUYỆN TẬP:

1/ Nhận xét cấu trúc của bài thơ?
2/ Niềm vui của nhân dân khi Cao – Bắc – Lạng đượ giải phóng.
TIẾNG HÁT CON TÀU (CHẾ LAN VIÊN)
I-

KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1- Nội dung:
- Câu thơ đề từ: Hình ảnh con tàu là biểu tượng của khát vọng lên đường; Tây Bắc – một địa danh cụ thể

- cũng là biểu tượng cho những miền xa xôi của Tổ quốc, cho nhân dân, đất nước và ngọn nguồn của
cảm hứng sáng tạo thơ ca. “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát của một hồn thơ đã tìm thấy chân trời nghệ
thuật của mình trong đời sống của nhân dân, đất nước.
- Sự trăn trở, mời gọi lên đường: Nhân vật trữ tình tự phân thân, hướng lòng mình đến với Tây Bắc, tạo
ra hàng loạt sự đối lập càng làm cho lời mời gọi thêm thôi thúc.
- Niềm vui của người nghệ sĩ khi được về vời nhân dân: Niềm vui và sự mong mỏi trở về với ngọn
nguồn thiết yếu của cuộc sống, của hạnh phúc trong sự nuôi dưỡng và cưu mang. Về với nhân dân là về
với những kỉ niệm một thời chiến đấu, về với ngọn nguồn sự sống, nuôi dưỡng những sáng tạo nghệ
thuật.
- Khúc hát lên đường: con tàu mộng tưởng đã đi vào thực tế đời sống. Nó đã đến với nơi mà chính con
người đã được tôi luyện, thử thách.
2- Nghệ thuật:
- Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy tưởng.
- Nhiều sáng tao trong lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ.
- Nhiều câu thơ giàu tính triết lí.
3- Ý nghĩa văn bản: Bài thơ đã làm sống lại không khí những ngày xây dựng đất nước những năm
sáu mươi của thế kỉ XX.
II-

CÂU HỎI LUYỆN TẬP:

1/ ý nghĩa nhan đề “Tiếng hát con tàu”
2/ Những hình ảnh có tính biểu tượng trong bài thơ?
3/ Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trrong bài thơ? Hãy chỉ ra và nêu nhận xét?
ĐÒ LÈN (NGUYỄN DUY)
I-

KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1- Nội dung:



×