MỘT SỐ KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ TRONG MÔN ĐỊA LÝ
(Dành cho học sinh trung học phổ thông)
1/. MỘT SỐ DẠNG BIỂU ĐỒ THƯỜNG GẶP TRONG KÌ THI TỐT NGHIỆP
THPT:
1.1/. KHI NÀO VẼ BIỂU ĐỒ ĐỒ THỊ (còn gọi là biểu đồ đường hay đường biểu
diễn)
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: Em hãy vẽ đồ thị, ... Em hãy vẽ 3 đường biểu diễn... Yêu
cầu các em phải vẽ đúng theo yêu cầu của đề bài mà không được vẽ biểu đồ khác.
- Khi đề bài xuất hiện một trong các cụm từ: '' phát triển, tăng trưởng, tốc độ gia
tăng"...
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ nhiệt độ từng tháng trong năm ở một địa phương nào
đó (có thể có những trường hợp vẽ cột).
Lưu ý: Khi vẽ phải chú ý khoảng cách năm ở trục hoành, tên biểu đồ, đơn vị trục
tung, trục hoành, chú thích, phân chia số liệu trục tung rõ ràng...
1.2 KHI NÀO VẼ BIỂU ĐỒ CỘT?
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể em hãy vẽ biểu đồ cột... thì không được vẽ biểu đồ dạng
khác (đồ thị, tròn...), mà buộc phải vẽ biểu đồ cột.
- Đề bài muốn ta biểu hiện sự hơn kém, nhiều ít, hoặc muốn so sánh các yếu tố.
- Các em lưu ý các cụm từ trong đề thi như: số lượng, sản lượng, so sánh, cán cân
xuất nhập khẩu...
- Đề bài chỉ yêu cầu so sánh các yếu tố trong một năm, cho nên trục hoành thay vì
đơn vị "năm" lại thay thế là các vùng, các nước, các loại sản phẩm....
- Đơn vị có dấu "/" như kg/người, tấn/ha, USD/người, người/km
2
...
- Khi vẽ về lượng mưa/năm của một địa phương (cá biệt có lúc vẽ đường biểu diễn).
Lưu ý:
+ Tuyệt đối không vẽ cột đầu tiên kề liên với trục tung trong 1 ô mà phải vẽ cách trục
tung từ 1 đến 2 ô tập.
+ Chia khoảng cách đơn vị trên trục tung phải đều nhau. Tránh ghi lung tung không
cách đều, chú ý số liệu đề bài mà chia cho hợp lý, từ số nhỏ nhất đến số lớn nhất.
+ Không nên vạch ------ hay vạch ngang ____ từ trục tung vào đầu cột.
+ Ghi đầy đủ số liệu trên đầu cột và phải ghi đầu đủ tên biểu đồ. chú thích, đơn vị
trục tung, trục hoành, khoảng cách từng cột phải đều nhau nếu như các năm không
đều nhau thì khoảng cách các năm phải chia cho hợp lý.
1.3 KHI NÀO VẼ BIỂU ĐỒ THANH NGANG?
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể vẽ biểu đồ thanh ngang...
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cột, nếu có các vùng kinh tế, chúng ta nên chuyển qua
thanh ngang để tiện việc ghi tên vùng dễ dàng.
1.4 KHI NÀO VẼ BIỂU ĐỒ KẾT HỢP?
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp đường và cột.
- Khi đề bài có 2 đơn vị tính khác nhau, có thể vẽ cột hoặc vẽ đồ thị đều được, nhưng
thường đề bài để ta tự chọn hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất...
Lưu ý:
+ Biểu đồ 2 đơn vị trục tung.
+ Ta chọn 1 trục tung cho biểu đồ cột và 1 trục tung cho biểu đồ đồ thị (hay còn gọi
đường biểu diễn). Nhưng các em cần lưu ý chia tỉ lệ cột sao chon hạn chế sự dính
chồng nhau giữa cột và đường. Tốt nhất nên vẽ đường cao hơn cột.
+ Điểm nối của biểu đồ đường phải nằm giữa cột, nếu biểu đồ có 2 cột song song thì
điểm biểu hiện đường nằm ở ranh giới giữa 2 cột.
1.5 KHI NÀO VẼ BIỂU ĐỒ TRÒN?
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể vẽ biểu đồ tròn.
- Trong đề, có cụm từ như: cơ cấu/ tỉ lệ, tỉ trọng so với toàn phần
Lưu ý:
+ Chọn trục gốc: Để thống nhất và dễ so sánh các em nên chọn trục gốc 12 giờ trên
đồng hồ để làm chuẩn.
+ Trong 1 vài trường hợp đôi khi người ta chọn trục gốc nằm ngang như diễn tả tình
hình xuất nhập khẩu...(trục gốc trên đồng hồ 9 giờ làm chuẩn) .
+ Khi vẽ biểu đồ tròn (có từ 2 vòng tròn trở lên) cần quan tâm đến độ lớn của bán
kính
Ví dụ: Nến bán kính tính được R > 1 thì ta phải tính độ lớn của bán kinh để vẽ và so
sánh.
+ Để tính bán kính có độ lớn, nhỏ chúng ta cần lưu ý:
Trong trường hợp có 2 đến 3 tổng số so sánh bán kính:
Ví dụ: Tổng số năm 1996: 103.374 tỉ đồng
Năm 2005: 982.049 tỉ đồng
Năm 2009: 1.011231 tỉ đồng
Như vậy, các em có thể lý luận đơn giản như sau:
Nếu chọn R1 = 1 đơn vị
982.049 1.011231
Thì R2 = = 3 ; R3 = = 3,1
103.374 103.374
Như vậy, R1 = 1cm; R2 = 3cm; R3 = 3,1cm (3 vòng tròn có bán kinh khác nhau).
+ Ký hiệu của từng múi trong vòng tròn nên ký hiệu đơn giản như: Đường thẳng gạch
đậm nhạt, thẳng nghiêng, để trắng. Số liệu liệu ghi trong mỗi múi % nên đóng khung.
VD:
+ Tên biểu đồ nên ghi chữ in hoa ở trên hình vẽ và chú thích biểu đồ tròn.
+ Nếu đề bài không có % để vẽ. ta phải tính %
+ Nếu bảng số liệu có số % mà tổng cộng không đủ 100% hoặc có vẽ nhỏ quá thì tùy
trường hợp mà vẽ cột hay tròn.
1.6 KHI NÀO VẼ BIỂU ĐỒ MIỀN
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể vẽ biểu đồ miền.
- Khi đề bài xuất hiện các cụm từ như: thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, thích hợp
nhất để chuyển dịch cơ cấu.
- Lưu ý biểu đồ miền dùng thể hiện sự thay đổi về cơ cấu (còn gọi là chuyển dịch cơ
cấu) thường dùng để thể hiện cơ cấu về xuất nhập khẩu, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu
tổng sản phẩm.
Lưu ý:
24%
+ Cách vẽ biểu đồ miền vừa bao gồm đồ thị vừa bao gồm biểu đồ cột chồng 100%
(cột cơ cấu) nhưng thể hiện rõ rệt hơn, về tình hình phát triển của từng nhóm, ngành
kinh tế.
+ Biểu đồ miền khác với biểu đồ đồ thị ở những điểm sau:
• Dùng số % (vì diễn tả cơ cấu), đôi khi người ta cũng dùng số liệu tuyệt đối (số
thực).
• Trục đơn vị 100% và được đóng khung theo hình chữ nhật.
• Yếu tố đầu tiên vẽ giống như đờ thị. Yếu tố thứ 2 thì khác, ta vẽ tiếp lên trên
bằng cách cộng số liệu của yếu tố thứ 2 với yếu tố thứ nhất rồi dựa vào kết quả
đó ta lấy số lượng của trục tung. Vì thế 2 biểu đồ miền không bao giờ cắt nhau
(ở dạng đồ thị thì có thể cắt nhau). Khi vẽ có thể các em vẽ từ số liệu ở dưới
lần lượt vẽ lên trên.
• Số ghi giống cách ghi ở biểu đồ cột chồng (ghi ở khoảng giữa miền – chứ
không phải ghi tại điểm chuẩn mà các em xác định để vẽ).
1.7 KHI NÀO VẼ BIỂU ĐỒ CỘT CHỒNG?
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cột chồng. Em hãy vẽ biểu đồ cột chồng...
Lưu ý: Cách vẽ biểu đồ cột chồng cũng như vẽ biểu đồ miền nhưng cột được cộng
chồng với nhau, lưu ý khi chia khoảng cách năm trên trục hoành.
2. MỘT SỐ TÍNH TOÁN THƯỜNG GẶP TRONG ĐỊA LÝ
YÊU CẦU ĐƠN VỊ CÔNG THỨC TÍNH
1. Mật độ
Người/km
2
Dân số
Mật độ =
diện tích
2. Sản lượng Tấn hoặc nghìn tấn, triệu
tấn
Sản lượng = Diện tích X năng
suất
3. Năng suất
Tạ/ha; Tấn/ha
Sản lượng
Năng suất =
Diện tích
4. Tỉ lệ tăng dân (TLTD)
%
TLTD = tỉ lệ sinh – tỉ lệ tử
(đổi phần nghìn ra phần
trăm).
5. Bình quân đất trên đầu
người (BQĐTĐN) M
2
/người
Diện tích đất
BQĐTĐN =
Số dân
6. Bình quân thu nhập
(BQTN) USD/ người
Tổng thu nhập
BQTN =
Số dân
7. Bình quân sản lượng lúa
trên đầu người (BQSLL)
Kg/ người
Sản lượng lúa
BQSLL =
Số dân
8. Tính %
Lấy giá trị từng phần x 100
Tổng số
Từ % ra số thực Lấy tổng thể x số % của một
yếu tố cần tính
Cho năm đầu = 100%
(năm gốc = 100%)
Lấy số thực của năm sau x
100
Số thực năm gốc
3. MỘT SỐ ĐƠN VỊ CẦN LƯU Ý
o 1 tấn = 10 tạ = 1000kg
o 1 ha = 10.000m
2
o 1 km
2
= 1.000.000m
2
= 100ha
o 1 km = 1000m
o 1 hải lý = 1852m
o Chiều dài đường bờ biển nước ta = 3260km
o Tổng số tỉnh, Thành phố = 63 (có 5 thành phố trực thuộc TW: Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ)
o Diện tích nước ta = 331212 km
2
(trong đó có 6400km trên đất liền)
BÀI TẬP VẬN DỤNG CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÝ.
1. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và dân số một số vùng ở nước ta năm 2006.
Vùng Trung du
và miền
núi Bắc
Bộ
Đồng
bằng
Sông
Hồng
Bắc
Trung
Bộ
Nam
Trung
Bộ
Tây
Nguyên
Đông
Nam Bộ
Đồng
Bằng
Sông
Cửu
Long
Dân số
(nghìn
người)
12065,4 18207,9 10668,3 8862,3 4868,9 12067,5 17415,5
Diện
tích
(km
2
)
101559,0 14862,5 51552,0 44366,1 54659,6 23607,7 40604,7
a) Tính mật độ dân số trung bình phân theo vùng ở nước ta năm 2006.
b) Nhận xét về mật độ dân số.
2. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa cả năm giai đoạn 1990 – 2007
Năm 1990 1995 2000 2004 2007
Diện tích
(nghìn ha)
6042,8 6765,6 7666,3 7475,3 7207,4
Sản lượng
(nghìn tấn)
7865,6 10736,6 15571,2 17078,0 18325,5
Tính năng suất lúa cả năm giai đoạn 1990 – 2007
3. Cho bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử ở nước ta trong thời kì 1960 – 2001
(Đơn vị: %o)
Năm Tỉ suất sinh Tỉ suất tử Năm Tỉ suất sinh Tỉ suất tử
1960 46 12 1985 28,4 6,9
1965 37,8 6,7 1989 31,3 8,4
1970 34,6 6,6 1993 28,5 6,7
1976 39,5 7,5 1999 23,6 7.3
1979 32,2 7,2 2001 19,9 5,6
Tính tỉ lệ tăng dân ở nước ta trong thời kì 1960 – 2001
4. Cho bảng số liệu:
Năm Dân số (nghìn người) Sản lượng lương thực (nghìn người)
1980
1985
1988
1990
1995
1997
2000
53772
59872
63727
66017
71996
74307
77686
14406
18200
19583
21489
27571
31584
35463
Tính bình quân lương thực trên đầu người qua các năm.
5. Cho bảng số liệu:
Sản lượng lương thực và dân số của một số nước trên thế giới, năm 2002
Nước Sản lượng lương thực (triệu
tấn)
Dân số (triệu người)
Trung Quốc
Hoa Kì
Ấn Độ
Pháp
Inđônêxia
Việt Nam
401,8
299,1
222,8
69,1
57,9
36,7
1287,6
287,4
1049,5
59,5
217,0
79,7
Toàn thế giới 2032,0 6215,0
Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước (đơn vị: kg/
người)
6. Cho bảng số liệu:
Diện tích, dân số thế giới và các châu lục, năm 2005.
Châu lục Diện tích (triệu km
2
) Dân số (triệu người)
Châu Phi
Châu Mĩ
Châu Á (trừ LB Nga)
Châu Âu (kể cả LB Nga)
Châu Đai Dương
30,3
42,0
31,8
23,0
8,5
906
888
3920
730
33
Toàn thế giới 135,6 6477
Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục.