Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Chuyen de nghi luan xa hoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.04 KB, 40 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
KĨ NĂNG LÀM CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, đề thi đại học môn Văn trong các năm từ 2010
đến nay đều có phần nghị luận xã hội (NLXH). Đây là một nội dung thi quan
trọng, thường chiếm 30% số điểm trong bài thi của học sinh.
Khi gặp dạng đề này, học sinh dựa trên những kĩ năng cơ bản, có thể
tự do bàn luận, trình bày suy nghĩ quan điểm của mình về một nội dung
được đề cập. Nghe thì tưởng dễ, nhưng thực chất, khi tiến hành kiểm tra và
chấm các bài viết NLXH của học sinh, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn dễ
dàng thấy rằng, kĩ năng viết của các em còn khá yếu. Bên cạnh đó, khả năng
phân tích vấn đề, làm sáng tỏ vấn đề, xác định luận điểm của các em chưa
tốt.
Đứng trước một đề văn Nghị luận xã hội, nhiều em rất lúng túng,
không biết sẽ bắt đầu làm bài từ đâu, có những ý gì, sắp xếp bố cục ra sao?
Hệ quả là, nhiều bài viết của các em còn sơ sài, không nói hết được vấn đề,
trình bày theo kiểu nghĩ gì viết nấy, không đúng với qui cách một bài Nghị
luận xã hội cả về nội dung và hình thức.
Vì lẽ đó, chúng tôi chọn nghiên cứu và viết chuyên đề KĨ NĂNG
LÀM CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI, giúp các em định hướng rõ
hơn cách làm bài Nghị luận xã hội theo từng dạng nhỏ; từ đó, trước một đề
bài NLXH, các em có thể tạo lập được một văn bản hoàn chỉnh và sâu sắc.
2. Mục đích của chuyên đề
- Giúp HS biết cách làm các dạng đề nghị luận xã hội (NLXH) thường gặp
trong chương trình THPT, và trong các kì thi THPTQG.


- Lập dàn ý chính xác và tạo lập được văn bản hoàn chỉnh cho các đề NLXH
theo từng dạng.
3. Phạm vi nghiên cứu


Với chuyên đề này, chúng tôi đi vào khai thác kĩ năng làm ba dạng
NLXH cơ bản: NLXH về tư tưởng đạo lí; NLXH về hiện tượng đời sống, và
NLXH về một vấn đề đặt ra trong một tác phẩm văn học. Qua đó phần nào
giúp các em không bị lúng túng trước một đề NLXH, và có kĩ năng viết linh
hoạt, nhuần nhuyễn.
4. Đối tượng giảng dạy
Học sinh khối 12, ôn thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, cũng có thể áp
dụng giảng dạy cho HS THPT nói chung (ba khối 10,11,12).


PHẦN HAI:
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
A. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG YÊU CẦU KHI LÀM BÀI VĂN NGHỊ
LUẬN XÃ HỘI
I. Khái niệm
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống.
Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả
những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực
hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn
đề hội nhập, toàn cầu hoá…Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn
học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản
viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.
II. Những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận xã hội
- Đọc kĩ đề, phân biệt được đề thi thuộc dạng NLXH nào.
- Nắm được cấu trúc từng loại đề để viết cho đúng.
- Gạch chân dưới những từ, cụm từ quan trọng để giải thích và lập luận
cho đúng.
- Nội dung viết trọng tâm, lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc,
ngắn gọn, lập luận chặt chẽ. Cảm xúc trong sáng lành mạnh.
- Không lấy những dẫn chứng chung chung. Dẫn chứng phải có tính

thực tế và có sức thuyết phục.
- Viết khoảng 600 chữ (khoảng 3 trang giấy thi). Không viết quá dài
dòng, lan man.
B. CÁC DẠNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ CẤU TRÚC LÀM BÀI
I. Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí:
1. Khái niệm:


Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực
tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức, về
tâm hồn, nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử, lối sống
của con người trong xã hội…)
2. Đặc điểm nội dung và hình thức đề NLXH về tư tưởng đạo lí
2.1. Nội dung
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ…
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha,
bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa
nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống…
2.2. Hình thức
– Đề dạng ngắn: Nghị luận về nội dung, ý nghĩa một câu ca dao, tục ngữ,
danh ngôn, châm ngôn, câu thơ…
– Đề dạng dài: Nghị luận về một câu chuyện mang ý nghĩa triết lí…
3. Kĩ năng làm bài:
3.1. Bước 1: Tìm hiểu đề
Cần xác định ba yêu cầu:
+ Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận là gì? (vấn đề nhận thức,
vấn đề đạo đức, các quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, ứng xử…) Có bao

nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
+ Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử
dụng ? (giải thích, chứng minh, bình luận…).


+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực
tiễn (khuyến khích lấy dẫn chứng trong đời sống thực tiễn).
3.2. Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)
b. Thân bài:
Cần trình bày các ý chính sau:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận:
Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích các từ/ cụm từ, các khái niệm theo nội dung cần nghị luận. (Nếu
ý kiến có nghĩa đen, nghĩa bóng, cần giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy
luận ra nghĩa bóng).
- Trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ ( theo nghĩa từ vựng).
* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn
luận:
- Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lý, ý nghĩa của vấn đề được
đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Có thể giải quyết phần
này theo các câu hỏi: Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Tại sao (vì sao) lại
như vậy?
- Để phần giảng giải có sức thuyết phục, có thể lấy dẫn chứng để chứng
minh. (Khi lấy dẫn chứng, cần lưu ý: có thể lấy dẫn chứng trong đời sống và
trong văn học. Tuy nhiên, dẫn chứng được chọn lựa phải là những dẫn chứng



xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba dẫn chứng để
làm sáng tỏ điều cần chứng minh). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang
muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lí lẽ phân tích. Để dẫn
chứng và lí lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng thành 1 hệ
thống mạch lạc và chặt chẽ: có thể theo trình tự thời gian, hoặc không gian;
từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại... miễn sao
hợp logic).
* Bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…:
(Chú ý: để bày tỏ thái độ một cách khách quan và tránh phiến diện, ta phải
xem xét kĩ vấn đề để từ đó có thái độ đúng đắn).
+ Phân tích mức độ đúng – sai của vấn đề nếu có, những đóng góp – hạn chế
của vấn đề.
+ Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang
bàn luận.
* Rút ra bài học nhận thức và hành động:
- Bài học nhận thức: từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong
cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng,
tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, ta hiểu ra điều
gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn, lối sống bản
thân?…)
- Bài học hành động: Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành
động cụ thể. ( Thực chất trả lời câu hỏi: Ta phải làm gì? …)
c. Kết bài


- Khẳng định, đánh giá chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài.
- Có thể nhắn nhủ bài học đến mọi người.
3.3. Bước 3: Tạo lập văn bản hoàn chỉnh (viết bài)
- Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây

dựng (theo dàn ý).
- Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần
phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa
vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết.
- Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc, bài viết dễ hiểu và có tính thuyết phục
cao; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù
hợp và có chừng mực.
4. Các kiểu đề NLXH về tư tưởng đạo lí
4.1. Kiểu đề nghị luận về một ý kiến (một câu danh ngôn, châm ngôn,
tục ngữ…)
a. Cách làm bài
Cách làm dạng đề nghị luận về một ý kiến như phần kĩ năng chung đã nêu ở
mục 3 – Kĩ năng làm bài.
b. Đề minh hoạ
Đề bài:
“Sự thành đạt của tôi không phải ở các dãy số trong tài khoản ngân hàng, mà
chính là lúc tôi biết cho đi, san sẻ những gì mình có với những người cần
được giúp đỡ. Tôi có học cao đến mấy cũng chưa đủ, chỉ khi nào tôi
dùng sự hiểu biết của mình để hỗ trợ, nâng đỡ người khác, thì lúc đó tôi
mới thực sự thành đạt”.
(Trích trả lời phỏng vấn của nhà văn nữ Phùng Lệ Lý trên báo Phụ nữ chủ
nhật, số 18, ngày 17.5.2009)
Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự thành đạt trong câu nói trên?
GỢI Ý


* Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, thao tác chính: giải thích, bình luận
có chứng minh
- Đảm bảo kĩ năng viết câu; tổ chức đoạn; diễn đạt mạch lạc, trong sáng; có

sức biểu cảm
- Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, văn phong trong sáng, giàu sức thuyết
phục..
* Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo
các ý sau:
Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.
- Trích được câu nói và nêu ra được vấn đề cần nghị luận: một cách hiểu
khác về sự thành đạt.
Thân bài
- Giải thích khái niệm: thế nào là sự thành đạt?
+Thành đạt là đạt kết quả tốt đẹp, đạt mục đích về sự nghiệp, làm nên (Từ
điển tiếng Việt).
+ Thành đạt trong ý kiến trên: những từ: “cho đi”, “san sẻ”, “hỗ trợ”, “nâng
đỡ” giúp ta hiểu thành đạt ở đây chính là sự đồng cảm, chia sẻ. Đó là tình
thương đồng loại. Xét về mặt tinh thần, khi chúng ta biết cho đi, ấy là lúc
chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc. Thành đạt chính là sự thoả mãn với hạnh
phúc mình có được khi thể hiện lòng nhân đạo.
- So sánh: quan niệm về sự thành đạt nói chung trong thời đại ngày nay với
quan niệm thành đạt của nhà văn Phùng Lệ Lý:


+ Quan niệm chung cho rằng: thành đạt gắn liền với sự nghiệp vẻ vang, một
tiền đồ hứa hẹn, sự giàu có về tiền bạc, đỉnh cao của vinh quang.
+ Quan niệm của nhà văn Phùng Lệ Lý: thành đạt là niềm vui gặt hái được
từ tấm lòng vị tha, từ việc làm ý nghĩa, sự giàu có về mặt tinh thần.
+ Khẳng định: Quan niệm của nhà văn Phùng Lệ Lý không mâu thuẫn mà bổ
sung cho quan niệm truyền thống mà thôi.
- Bình luận: Đó là quan niệm sống tích cực, tiến bộ, một lối sống đẹp trong

cuộc sống ngày nay mà thanh niên cần học tập… Đã có nhiều người cùng có
quan niệm sống trên.
- Dẫn chứng thực tế đời sống: Những tấm gương thành đạt làm nhân đạo, từ
thiện.
- Phê phán những hiện tượng sống không có tình yêu thương, không biết sẻ
chia, đó là những kẻ đã bước đầu thất bại trong cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động: cần biết sống yêu thương, nâng đỡ người
khác. Đó chính là một cách để trở thành người thành đạt
Kết bài
- Khẳng định đây là một quan niệm sống đẹp, cần phát huy.
- Kết hợp bày tỏ thái độ, suy nghĩ của bản thân.
4.2. Kiểu đề nghị luận bàn về hai ý kiến trở lên
Dạng đề nghị luận bàn về hai ý kiến trở lên (hoặc hai vấn đề) là dạng
đề bài tổng hợp. Đây là dạng đề khá phức tạp vì có liên quan tới nhiều
phương diện, nhiều chiều nhận thức, đòi hỏi ở học sinh nhiều kiến thức, kĩ
năng, đặc biệt là kĩ năng tổng hợp, phản biện, đánh giá vấn đề.


Để đáp ứng tốt yêu cầu của dạng đề nghị luận bàn về hai ý kiến, trước
hết cần có nhận thức đúng về dạng bài này, tránh suy nghĩ bài làm chỉ là sự
“ghép” lại của hai bài văn độc lập
a. Đặc điểm
- Các đề bài về hai ý kiến thường có hình thức bao gồm hai nhận định tách
rời.
- Các ý kiến / vấn đề ở dạng đề này bao giờ cũng có liên quan và thường
được đặt trong những mối quan hệ hoặc tương đồng, hoặc bổ sung hoặc
tương phản – trái chiều với nhau. Việc xác định đúng các mối quan hệ giữa
hai ý kiến, hai vấn đề để từ đó định hướng lập luận là rất quan trọng khi làm
bài. Với hai ý kiến / vấn đề có tính chất tương đồng, cần kết hợp lại để từ đó
bàn luận, khẳng định chung; với hai vấn đề có tính chất bổ sung (thực chất là

hai mặt, hai khía cạnh của cùng một vấn đề) lại cần tách ra phân tích, bàn
luận riêng sau đó mới kết hợp lại; với hai vấn đề có tính chất đối lập – tương
phản lại phải làm công việc loại trừ, thuyết phục, định hướng người đọc vào
ý kiến đúng đắn.
- Cũng có trường hợp tuy đưa ra hai ý kiến, nhưng mục đích của đề bài lại
hướng học sinh chỉ tập trung giải quyết một ý kiến. Muốn xác định đúng
trọng tâm, học sinh nhất thiết phải quan tâm tới cấu trúc ngữ pháp, cách diễn
đạt của đề bài.
b. Cách làm bài:
- Mở bài:
+ Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
+ Giới thiệu cả hai ý kiến (trích dẫn).
- Thân bài:


+ Giải thích hai ý kiến, sơ bộ nhận xét về mối quan hệ giữa hai ý kiến.
+ Lần lượt bàn luận từng ý kiến (mặt tích cực, mặt hạn chế của từng ý kiến);
+ Mối quan hệ giữa vấn đề trong hai ý kiến (tương đồng hay bổ sung nhau,
mâu thuẫn nhau…), từ đó có hướng bàn luận phù hợp.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động từ hai ý kiến
- Kết bài: Đánh giá hai ý kiến, có thể liên hệ bản thân.
c. Đề minh hoạ
Nhà văn Pháp G. Flobe có nói: “Tôi chưa gặp một người nào mà không
tìm thấy ở người đó một cái gì để học”.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Suy nghĩ của anh (chị) về hai câu nói trên.
GỢI Ý
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, thao tác chính: giải thích, bình luận
có chứng minh

- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc.
- Đảm bảo kĩ năng viết câu; tổ chức đoạn; diễn đạt mạch lạc, trong sáng; có
sức biểu cảm
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo
các ý sau:
Mở bài:


- Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng cần học tuy nhiên con đường học vấn
của mỗi người không hoàn toàn giống nhau.
- Trích dẫn 2 câu nói.
Thân bài:
- Giải thích câu nói:
+ Câu nói của nhà văn: nghĩa là bất cứ người nào, ở đâu, nhà văn cũng tìm
thấy ở họ một điều gì đó để học hỏi. Tiếp xúc với họ, ta có thể học hỏi được
những điều tốt đẹp.
+ Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Khôn” là những
điều hay, điều tốt, cái mới mẻ đối với con người. “Sàng khôn” biểu tượng
chỉ khối lượng kiến thức mà ta tiếp thu, học hỏi, sàng lọc được sau một thời
gian. Như vậy, câu tục ngữ khuyên mọi người cần đi nhiều, sống nhiều, học
hỏi trong thực tế.
=> Cả hai câu nói đều khuyên mỗi chúng ta cần tích cực học hỏi ở mọi
người xung quanh, ở thế giới bên ngoài.
- Bàn luận, chứng minh:
+ Cả hai câu nói đều đúng:
Để có học vấn, chúng ta không chỉ học tập ở trường, học trong sách
vở mà còn có thể học hỏi ở những người xung quanh. Những người xung
quanh ra tuy không ai hoàn hảo nhưng cũng không ai xấu xa tất cả. Ai cũng
có điểm nào đó tốt để ta có thể học hỏi. Tiếp xúc với họ ta sẽ học được điều

hay, lẽ phải. Với những người nông dân, ta có thể học ở họ niềm lạc quan, sự
cần cù, chịu thương chịu khó; với người công nhân, ta có thể học ở họ sự
năng động, sáng tạo trong lao động. Với những người tật nguyền, hoặc mắc


bệnh hiểm nghèo, ta có thể học ở họ sự kiên trì, nghị lực, niềm tin vào cuộc
sống…
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” cũng rất đúng
đắn. Bởi lẽ thế giới ngoài kia vô cùng phong phú, càng đi nhiều, ta sẽ càng
tích luỹ được thêm kinh nghiệm và tri thức để trưởng thành. Ví dụ, Gor-ki,
từ một cậu bé mồ côi nhờ trường đời mà trở thành nhà văn lớn. Nhà văn nói:
“Dòng sông Vôn-ga và thảo nguyên là trường đại học của tôi”. Hay Nguyễn
Du đã từng học tiếng nói nơi thôn dã (Thôn ca sơ học tang ma ngữ) mà trở
thành thiên tài…
+ Hạn chế của hai câu nói:
Câu nói của nhà văn Pháp hạn chế ở chỗ: không phải ai đi nhiều, tiếp
xúc với nhiều người cũng học được những điều hay lẽ phải. Có những người
không thể chọn lọc được những điều tốt đẹp, thậm chí “gần mực thì đen…
Câu tục ngữ hạn chế ở chỗ: có những người đi cả đời không học được
nửa “sàng khôn”.
Hơn nữa, cả hai câu đều chưa chỉ rõ cho người đọc rõ nội dung,
phương pháp học…
- Mối liên hệ giữa hai câu nói: cả hai câu nói trên đều tập trung thể hiện tầm
quan trọng của việc học hỏi bên ngoài xã hội, từ tất cả mọi người và thế giới
xung quanh. Nếu học hỏi tích cực, ta sẽ trưởng thành.
- Bài học:


+ Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người. Hai câu nói cho thấy sự
cân thiết phải học hỏi mọi người xung quanh mình, học trong đời sống. Bởi

“cuộc sống sẽ là trường đại học chân chính cho các thiên tài”. Học tập trong
thực tế là một phương pháp học tập khoa học, gắn liền lí thuyết với thực
tiễn.
+ Ta nên tỉnh táo, sáng suốt tìm tòi cái cần học, phân biệt cái xấu để loại bỏ,
có như vậy thì việc học hỏi mọi người, học trong cuộc sống mới hiệu quả.
Kết bài:
- Học ở những người xung quanh mình, học trong cuộc sống, đó là bài học
sâu sắc cho mỗi người được đúc kết từ hai câu nói…
4.3. Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí rút ra từ một bức tranh
Đây là kiểu đề thi khá mới mẻ, đòi hỏi học sinh phải có sự quan sát
tinh tế, tư duy sáng tạo để tìm ra được thông điệp mà tác giả gửi từ bức
tranh.
a. Cách làm bài:
* Mở bài:
- Dẫn dắt được vấn đề cần nghị luận
- Giới thiệu bức tranh.
* Thân bài:
- Mô tả được bức tranh, sau đó rút ra ý nghĩa – thông điệp của bức tranh.
- Sau khi đã rút ra được thông điệp của bức tranh, có thể tiến hành bàn luận
tương tự như cách làm NLXH bàn về một ý kiến:
+ Nêu biểu hiện của vấn đề cần nghị luận


+ Phân tích ý nghĩa, vai trò, sự đúng đắn của vấn đề đã rút ra từ bức tranh
(có thể đặt câu hỏi Tại sao?).
+ Lấy dẫn chứng để chứng minh cho tính đúng đắn của vấn đề (lấy dẫn
chứng trong văn học và trong đời sống).
+ Phê phán những hiện tượng trái ngược với tư tưởng đạo lí đang bàn luận.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động: (Qua bức tranh, nhận thức được
điều gì? Ta cần phải làm gì?)

* Kết bài:
- Đánh giá lại vấn đề nghị luận.
- Có thể gửi thông điệp tới mọi người.
b. Đề minh hoạ
Đề bài 1:

Viết bài văn có nhan đề trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề
được gợi ra từ hai bức tranh sau:

(Nguồn: Đề thi trại hè Hùng Vương 2015)

I. Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt
trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II. Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải
rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:


1. Đặt được nhan đề phù hợp cho bài văn
2. Giải thích
- Hình ảnh chú ốc sên leo được lên bức tường cao, chú rùa chậm chạp về đích
trước chú thỏ gợi suy nghĩ về lòng kiên trì, ý nghĩa to lớn của lòng kiên trì trong
cuộc sống.
- Kiên trì: Giữ vững không thay đổi ý định, ý chí để làm việc gì đó đến cùng, mặc
dầu gặp khó khăn, trở lực.
3. Bàn luận
3.1. Con người cần có lòng kiên trì:
- Bởi cuộc sống có muôn vàn khó khăn, thử thách; không có thành công nào đến
một cách dễ dàng.
- Lòng kiên trì giúp con người giải tỏa những áp lực trong công việc và cuộc sống;
luôn có thái độ bình tĩnh, giữ vững niềm tin và hy vọng, lạc quan trước mọi việc

xảy ra dù kết quả không như ý muốn.
- Lòng kiên trì giúp tăng thêm sức mạnh, khả năng chịu đựng của con người.
Khiến con người không đầu hàng trước hoàn cảnh mà luôn ngẩng cao đầu đối diện
với nó, tìm cách giải quyết, vượt qua nó.
3.2. Lòng kiên trì phải ở trạng thái động chứ không phải tĩnh, chủ động chứ không
bị động; cần phân biệt lòng kiên trì với sự cứng đầu, cố chấp, bảo thủ.
3. Liên hệ, bài học
- Bên cạnh những người biết kiên trì, trong cuộc sống vẫn có không ít những người
thiếu ý chí, nghị lực, dễ nản lòng thoái chí. Những người đó chắc chắn sẽ chuốc
lấy thất bại.
- Con người không thể thiếu đức tính kiên trì nếu muốn thành công trong cuộc
sống.
- Thí sinh rút ra được bài học đúng đắn, chân thành, phù hợp với bản thân.

Đề bài 2:


Từ bức ảnh, nêu những suy nghĩ, cảm nhận của em về tình mẫu tử.
GỢI Ý
Nêu vấn đề: Tình mẫu tử trong cuộc đời con người.
Giải thích:
- Mô tả bức tranh.
- Nêu suy nghĩ từ bức tranh: Được mẹ yêu thương, chăm sóc là niềm khát khao
của tuổi thơ. Bức ảnh cảm động gợi cho con người những suy nghĩ sâu sắc về
tình mẹ.
Bàn luận:
* Những cảm nhận về tình mẹ:
- Tình yêu thương
- Sự chở che, vỗ về, chăm sóc
- Sự tin tưởng

(HS lấy được những dẫn chứng, có những lí lẽ làm rõ)
* Những suy nghĩ về tình mẫu tử:
- Đó là tình cảm tự nhiên, thiêng liêng của con người


- Hãy biết trân trọng, gìn giữ khi ta còn mẹ
- Những suy nghĩ về biểu hiện của tình mẫu tử
- Phê phán những hiện tượng con cái bất hiếu, hoặc yêu thương con không đúng
cách.
Liên hệ: Nhận thức, suy nghĩ về tình mẫu tử trong hoàn cảnh của bản thân. Rút
ra bài học.
Đánh giá vấn đề: Tình mẫu tử là tình cảm thiếng liêng, làm xúc động sâu xa mỗi
con người.
II. Nghị luận về hiện tượng đời sống.
1. Khái niệm.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài lấy một hiện tượng xảy ra
trong đời sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân
tích để tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá.
- Thông thường, những hiện tượng mà đề bài đề cập tới thường là những
hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội, sát
hợp với trình độ nhận thức của HS như: tai nạn giao thông, hiện tượng môi
trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình,
phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào
hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt,…
Không chỉ đề cập đến những hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống,
kiểu bài nghị luận này còn đề cập đến những hiện tượng mang tính chất tiêu
cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội, tác
động đến đời sống xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách
sống đúng đắn, tích cực đối với học sinh, thanh niên.

2. Kĩ năng làm bài.


2.1.Thực hành tìm hiểu đề.
- Trước bất cứ đề bài NLXH nào HS đều phải đọc kỹ, gạch chân những từ
quan trọng (từ khóa) và tự đặt ra câu hỏi:
+ Vấn đề đặt ra trong đề bài là gì ?
+ Vấn đề nghị luận về hiện tượng đời sống nào? Tích cực hay tiêu cực?
+ Cần sử dụng thao tác nào để nghị luận?
- Rồi tự đi tìm câu trả lời để từ đó định hướng cho nội dung bài làm, cơ sở
để tìm ý và lập dàn ý.
2.2. Thực hành tìm ý và lập dàn ý.
Để triển khai bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, học sinh cần
theo các bước sau:
- Giải thích, nêu thực trạng của hiện tượng.
- Phân tích: nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng.
- Biện pháp, khắc phục hoặc giải pháp cho sự phát triển của hiện tượng.
Dàn ý chi tiết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
a. Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng.
b. Thân bài.
- Trình bày thực trạng của hiện tượng: Mô tả hiện tượng đời sống được nêu
ở đề bài (có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó
* Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể,
tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
+ Tình hình, thực trạng trên thế giới.
+ Tình hình, thực trạng trong nước.
+ Tình hình, thực trạng ở địa phương.
- Xác định nguyên nhân, tác hại của hiện tượng đời sống đó:



+ Ảnh hưởng, tác động của hiện tượng đời sống đó đối với cộng đồng, xã
hội; đối với cá nhân mỗi người.
+ Nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan.
- Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hại…của hiện
tượng:
+ Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
+ Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan
đến hiện tượng bàn luận.
+ Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những
vấn đề có ý nghĩa thời đại.
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề: những biện pháp tác động vào hiện tượng
đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác
động tốt):
+ Đối với bản thân…
+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…
+ Đối với xã hội, đất nước: …
+ Đối với toàn cầu.
* Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục
c. Kết bài:
- Tóm tắt chốt lại vấn đề.
- Rút ra bài học.
- Nêu suy nghĩ và hướng hành động của bản thân đối với vấn đề.
2.3. Dẫn chứng cho bài viết.
- Loại đề này yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết
bài. Người viết cần nêu và phân tích các dẫn chứng có liên quan từ đời sống
xã hội (tốt nhất là trong lịch sử dân tộc) để làm sáng tỏ quan điểm và sự



đánh giá của mình. Cũng có thể lấy dẫn chứng văn học nhưng cần có mức
độ (không nên quá 30%) để tránh lạc sang bài nghị luận văn học.
- Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận – và cũng là sức hấp dẫn chủ yếu của
loại văn này – là: lập luận thống nhất, chặt chẽ; lí lẽ sắc sảo, thông minh;
dẫn chứng chính xác, chân thực, giàu sức thuyết phục.
Vì vậy thí sinh cần đưa ra các lí lẽ, lập luận để bàn bạc, trao đổi, thuyết
phục người đọc, người nghe về vấn đề xã hội cần bài luận. Nội dung chính
của bài nghị luận xã hội là lí lẽ, lập luận, chứ không phải dẫn chứng. Trong
một bài nghị luận xã hội, nêu khoảng 3- 4 dẫn chứng là đủ. Dẫn chứng cần
nêu ngắn gọn, tránh kể lể dông dài.
2.4. Các thao tác lập luận.
- Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là
giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.
2.5 Tạo lập văn bản.
- Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây
dựng (theo dàn ý).
- Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần
phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa
vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách
viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục
cao.
Thí sinh thi nên làm câu này trong vòng 55 phút. Bài làm nên có mở và
kết bài, nên viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Đọc lại và sửa chữa để hoàn
chỉnh bài viết
3. Đề minh họa.


Đề 1: Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự:
"Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu
trước lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị

dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa...Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó
chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình "sửa sai" hay tranh luận thẳng
thắn với người lớn" (Đặng AnhSống đúng là chính mình, trang wep:
tuoitre.vn ngày 9/9/2013).
Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600
từ cho biết suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
GỢI
* Phân tích đề
- Yêu cầu về nội dung: Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã
hội Việt Nam: những người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản
tuổi tác có chủ kiến cá nhân thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá
mang tính định kiến của cộng đồng xã hội.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
* Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
- Trích dẫn và nhấn mạnh hiện tượng cần bàn.
b. Thân bài:
- Nêu bản chất của hiện tượng- giải thích hiện tượng.


+ Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam:
những người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ
kiến cá nhân thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định
kiến của cộng đồng xã hội
+ Từ đấy, chính bản thân người trẻ cũng dễ mang tâm lí kém tự tin, luôn có
thái độ rụt rè, thụ động khi bộc lộ chủ kiến, thậm chí không bao giờ nói ra
suy nghĩ của mình trước đám đông
- Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân

tích, chứng minh.
+ Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng.
.. Xã hội Việt Nam vốn có truyền thống "kính lão đắc thọ", người trẻ tuổi
phải luôn lắng nghe và tôn trọng người lớn tuổi hơn để học tập kinh nghiệm
sống. Nề nếp này được duy trì trong các môi trường sinh hoạt khác nhau của
người Việt, từ cấp độ gia đình, nhà trường đến phạm vi toàn xã hội.
.. Nhìn chung trong xã hội Á Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng,
con người có khuynh hướng sống khép mình, giấu cái tôi cá nhân đi chứ
không chủ động bộc phát cái tôi mạnh mẽ như người phương Tây. Vì vậy,
người Việt Nam có tâm lí ngại nói lên suy nghĩ riêng trước đám đông, đặc
biệt là người trẻ tuổi.
+ Thực trạng của hiện tượng :
.. Hiện tượng được đề cập là hiện tượng khá phổ biến trong trường học của
Việt Nam. Với lối giảng dạy truyền thống và nếp sống của cộng đồng, học
sinh của nước ta khá thụ Động trong họ tập, gần như chỉ tiếp thu kiến thức
một chiều và ít khi đặt ra câu hỏi hay đưa ra những suy nghĩ đi ngược lại với


điều được dạy. Tuy nhiên, cũng có một số học sinh dám bộc lộ chủ kiến của
mình thì lại ít được gv khuyến khích, thậm chí còn bị bác bỏ, bị phủ nhận.
.. Ở cấp độ xã hội, hiện tượng này cũng xuất hiện rất nhiều. Người trẻ tuổi
thường bị nhìn nhận là "trẻ người non dạ", "ngựa non háu đá", "trứng khôn
hơn vịt". Vì vậy, đa phần người trẻ, những người giàu sức sống, sự năng
động, sáng tạo trong tư duy và hành động nhất lại trở thành những cỗ máy
câm lặng, ít dám bộc lộ bản thân.
- Giải pháp khắc phục hiện tượng.
+ Bộc lộ chủ kiến là một hành động tích cực, cần được khuyến khích và
người trẻ cũng cần có ý thức về cách thức và thái độ khi thể hiện chủ kiến
của mình: thẳng thắn, bộc trực, mạnh mẽ, biết bảo vệ ý kiến riêng nhưng
không được kiêu căng, thất lễ với người khác.

+ Về phía những người lớn tuổi, những bậc tiền nhân và cả cộng đồng cần
có cái nhìn rộng mở hơn với người trẻ, biết lắng nghe, chia sẻ và trao đổi ý
kiến với họ, đồng thời đánh giá và nhìn nhận đúng mức sự đóng góp của
người trẻ chứ không nên có thái độ "dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa" làm ảnh
hưởng đến tinh thần và tâm lí của thế hệ trẻ.
Cần động viên và khuyến khích thế hệ trẻ biết sống chủ động, sống sáng
tạo và bộc lộ mình hơn để góp phần thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực.
c. Kết bài:
- Không đồng tình trước thói quen kì thị của một số người lớn tuổi truớc
chính kiến của những người trẻ tuổi hơn
- Nâng cao trình độ, suy nghĩ thấu đáo...-> dám bộc lộ chủ kiến của mình
đồng thời tôn trọng ý kiến của người trẻ như mình.


- Cần phải phân biệt giữa thái độ bộc lộ suy nghĩ của cá nhân để trao đổi,
tranh luận với người khác với thái độ chống đối, tiếu tôn trọng, thậm chí xấc
xược, hỗn láo với người lớn tuổi ở những người trẻ.
- Khẳng định: Vấn đề tác giả Đặng Anh đặt ra là một vấn đề đáng suy nghĩ
và có giá trị không chỉ đối với người trẻ mà đối với cả cộng đồng.
Đề 2: Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của
anh/chị về nạn bạo hành trong xã hội.
Gợi ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu về vấn nạn bạo hành trong xã hội
b. Thân bài:
- Nêu bản chất của hiện tượng- giải thích hiện tượng.
+ Nạn bạo hành: sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác, đang trở
thành phổ biến hiện nay.
+ Nạn bạo hành: thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống

xã hội. Nạn bạo hành diễn ra trong: gia đình, trường học, công sở…
- Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân
tích, chứng minh.
+ Hiện tượng khá phổ biến trong xã hội (dẫn chứng).
+ Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người.
+ Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực (nhất là đối với tầng lớp
thanh thiếu niên).


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×