Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề + đáp án HSG lớp 9 lịch sử 17 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.98 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
THIỆU HÓA
Năm học 2017 - 2018
Môn: Lịch sử – Lớp 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Lịch sử thế giới.
Câu 1(4.0 điểm):
Trình bày những thành tựu của Liên Xô từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu
những năm 70 của thế kỉ XX? Ý nghĩa của những thành tựu này?
Câu 2 (4.0 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa
Nam Phi? Trong đó, nhân dân Nam Phi giành được thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn
nhất? Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của nhân dân Nam Phi giành được thắng
lợi?
Câu 3 (5.0 điểm)
Lập bảng thống kê các nước Đông Nam Á (theo các nội dung: Tên nước; Thủ đô;
Thời gian giành độc lập; Thời gian gia nhập ASEAN). Nêu những khó khăn mà hiện nay các
nước Đông Nam Á đang phải đối mặt. Để giải quyết các khó khăn trên, các nước Đông Nam
Á cần phải làm gì?
II. Lịch sử Việt Nam.
Câu 4 (5.0 điểm)
Đầu thế kỉ XX, những người yêu nước Việt Nam đã hăng hái lao vào cuộc vận động
cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Bằng kiến thức đã học, em hãy:
a. Giải thích: Vì sao đầu thế kỉ XX những người yêu nước Việt Nam lại manh dạn
đón nhận những luồng tư tưởng mới và hăng hái đi theo con đường cứu nước mới?
b. Nêu những nét chính về hoạt động của phong trào Đông Du và cho biết mặt hạn
chế, tiến bộ trong tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu?
c. Chỉ rõ những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước trên.
III. Lịch sử địa phương.


Câu 5 (2 điểm).
Tháng 6 năm 2013, Thanh Hóa vinh dự được đón bằng công nhận một khu di tích
lịch sử là di tích quốc gia đặc biệt. Em hãy cho biết đó là khu di tích lịch sử nào và giới thiệu
những nét chính về khu di tích lịch sử đó. Nêu thái độ của em đối với việc gìn giữ, bảo tồn di
tích lịch sử.

Họ tên học sinh: .....................................................................................; Số báo
danh: ..........................

1


HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017- 2018
Môn: Lịch sử – Lớp 9

Câu
Câu 1
(4,0
điểm)

Nội dung

Điểm

* Bối cảnh lịch sử:
- Khó khăn: Tuy là nước thắng trận, nhưng Liên Xô bị chiến tranh tàn
phá nặng nề về người và của. Ngoài ra còn bị các nước đế quốc - đứng
đầu là Mỹ bao vây kinh tế, cô lập chính trị, phát động "chiến tranh
0,5 đ

lạnh" ...
- Thuận lợi: ĐCS và Nhà nước Liên Xô tạo được uy tín trong nhân dân.
Nhân dân Liên Xô phấn khởi hăng say lao động …
* Thành tựu:
- Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950):
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1945 - 1950) trong 4 năm 3 tháng. Nhiều
chỉ tiêu vượt kế hoạch.
+ Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước
0,75 đ
chiến tranh. Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền hạt
nhân của Mĩ.
- Từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX:
+ Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng
0,25 đ
CSVC - KT của CNXH và thu được nhiều thành tựu to lớn.
+Về kinh tế: Trong những năm 50-60 của thế kỉ XX, sản xuất công
nghiệp tăng bình quân hàng năm là 9,6 %. Liên Xô trở thành cường quốc
công nghiệp đứng thứ hai thế giới( sau Mĩ), chiếm khoảng 20% sản
lượng công nghiệp thế giới.
+Về khoa học-kĩ thuật: Năm 1957 Liên Xô phóng thành công vệ tinh
nhân tạo của trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Năm 1961: Phóng tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin
bay vòng quanh trái đất và là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay
dài ngày trong vũ trụ.
+Về quân sự: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, đạt được thế cân
bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh lực lượng
hạt nhân nói riêng đối với Mĩ.
+Về đối ngoại: Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, quan hệ
hữu nghị với tất cả các nước và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế

giới...
* Ý nghĩa của những thành tựu:
- Làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội và đời sống người dân...
- Nâng cao uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô.
- Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của đế quốc Mĩ.
- Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng và hòa
bình thế giới.

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ
0,5 đ

1,0 đ

2


Câu
Nội dung
Điểm
Câu 2 * Giới thiệu về Cộng hòa Nam Phi:
(4,0 - Cộng hòa Nam Phi là một đất nước ở cực Nam Châu Phi có diện tích 1,2 0,5 đ
điểm) triệu km vuông, dân số 43,6 triệu người (tính đến năm 2002), trong đó
người da trắng chỉ chiếm 13,6% , người da đen và da màu chiếm tới 86,4%.
- Năm 1662 người Hà Lan chiếm Nam Phi. Đầu thế kỉ XIX, Anh chiếm 0,25 đ
Nam Phi. Năm 1961, cộng hòa Nam Phi ra đời.
* Trình bày cuộc đấu tranh:

- Trong hơn 3 thập kỉ, chính quyền thực dân da trắng ở Nam Phi đã thi hành
chính sách phân biệt chủng tộc Apacthai cực kì tàn bạo đối với người da 0,25 đ
đen và người da màu.
- Ở Nam Phi lúc đó có tới 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc. Người da đen 0,25 đ
hoàn toàn không có quyền tự do dân chủ, phải sống trong khu biệt lập cách
biệt với người da trắng.
- Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen 0,5 đ
đã đấu tranh kiên trì chống chủ nghĩa Apacthai.
- Năm 1990, trước cuộc đấu tranh ngoan cường của người da đen, chính 0,5 đ
quyền thực dân da trắng Nam Phi đã trả lại tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn
Man-đê-la. Năm 1993, tuyên bố xóa bỏ chế độ Apacthai.
- Tháng 4/1994, Cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên được tổ chức ở 0,75 đ
Nam Phi. Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên trong
lịch sử nước này (5/1994).
* Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn nhất là: sự kiện tháng 5/1994 Nen- 0,5 đ
xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này,
vì chứng tỏ: Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt
cuối cùng của nó sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.
* Cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi giành được thắng lợi vì:
- Nhân dân Nam Phi kiên trì và anh dũng đấu tranh.
- Có tổ chức và đường lối lãnh đạo đúng đắn ...
- Được sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, các tổ chức quốc tế,
đặc biệt là sự giúp đỡ của tổ chức Liên Hợp Quốc.
- Thắng lợi này mang tính tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển của xã 1,0 đ
hội bởi đó là cuộc đấu tranh chính nghĩa để giành quyền tự do, dân chủ,
công bằng và tiến bộ xã hội của nhân dân Nam Phi.
* Lập bảng thống kê các nước Đông Nam Á:

3



( Hoàn thành thống kê chính xác mỗi nước đạt 0,25 điểm).
Câu 3
(5 điểm)
Năm giành
Năm gia nhập
TT

Tên nước

Thủ đô

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Việt Nam
Lào
Cam-pu-chia
Thái Lan
Mi-an-ma
Ma-lai-xi-a
In-đô-nê-xi-a
Xin-ga-po

Bru-nây

Hà Nội
Viêng Chăn
Phnôm Pênh
Băng Cốc
Y-an-gun
Cua-la Lăm-pơ
Gia-các-ta
Xin-ga-po
Ban-đa Xê-ri Bê-

Phi-líp-pin
Đông Ti-mo

ga-oan
Ma-ni-la
Đi-li

10
11

độc lập
2 - 9 - 1945
12 - 10 - 1945
1954
1 - 1948
8 - 1957
17 - 8 - 1945
1957


7 - 1946
2002

2,75 đ

ASEAN
28 - 7 - 1995
1997
1999
8 - 8 - 1967
1997
8 - 8 - 1967
8 - 8 - 1967
8 - 8 - 1967
1984
8 - 8 - 1967

* Những khó khăn các nước Đông Nam Á phải đối mặt:
- Tăng trưởng kinh tế không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn tới một 0,25 đ
số nước có nguy cơ tụt hậu.
- Còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo 0,25 đ
cản trở tới sự phát triển và là nhân tố gây ra mất ổn định xã hội.
- Tuy không còn tình trạng chiến tranh, song tình trạng bạo loạn, khủng bố 0,25 đ
ở một số quốc gia vẫn nổ ra, gây nên mất ổn định cục bộ.
- Khó khăn lớn hiện nay là việc giải quyết vấn đề biển Đông giữa ASEAN 0,25 đ
và Trung Quốc. Nhất là việc Trung Quốc có những hành động trái phép
trong vùng đặc quyền của Việt Nam.
* Để giải quyết các khó khăn trên, các nước Đông Nam Á cần:
+ Tăng cường đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa các

0,5 đ
thành viên trong khối để xây dựng tổ chức ASEAN ngày càng phát triển
mạnh mẽ, ổn định…
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tranh thủ sự ủng hộ 0,25 đ
của bạn bè quốc tế.
+ Đoàn kết và thể hiện trách nhiệm chung đối với các vấn đề liên quan
tới hòa bình, an ninh và phát triển khu vực. Thể hiện vai trò trung tâm
0,5 đ
trong vấn đề biển đông, lên án mạnh mẽ hoạt động của Trung Quốc, yêu
cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế...
Câu 4
(5.0
điểm)

a. Giải thích:
- Về chủ quan:
+ Đầu thế kỉ XX các phong trào chống Pháp theo ngọn cờ phong kiến đã
hoàn toàn thất bại.
+ Triều đình phong kiến đã đầu hàng và cấu kết với thực dân
Pháp..............
+ Công cuộc khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt
Nam có sự phân hóa sâu sắc, một số giai cấp và tầng lớp mới ra đời: Tư
sản, tiểu tư sản, công nhân…
- Về khách quan:
+ Đầu thế kỉ XX tư tưởng dân chủ tư sản Châu Âu qua sách báo mới từ
Trung Quốc du nhập vào Việt Nam.

0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ


0.25 đ
4


+ Nhật Bản trở thành tấm gương cho những nhà yêu nước Việt Nam học
tập và noi theo.
+ Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà được độc
lập và trở nên giàu mạnh, các nhà yêu nước Việt Nam hăng hái đón nhận
luồng tư tưởng mới và đi tìm con đường cứu nước mới theo khuynh
hướng dân chủ tư sản.
b, Nêu những nét chính về hoạt động của phong trào Đông Du:
- Năm 1904 Phan Bội Châu thành lập hội Duy Tân. Mục đích là lập ra một
nước Việt Nam độc lập. Đầu năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp
đỡ khí giới và tiền bạc để đánh Pháp, người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ
cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Từ đó, Phan Bội Châu phát động thành
viên tham gia phong trào Đông Du.
- Tháng 9- 1908, Nhật cấu kết với Thực dân Pháp trục xuất những người
yêu nước Việt Nam. Tháng 3-1909 Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản,
phong trào tan rã.
*Tiến bộ và hạn chế:
- Tiến bộ: Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiến bộ nhất phong trào cách
mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông kiên quyết đánh Pháp giải phóng dân
tộc rồi sau đó đưa nước nhà tiến lên con đường TBCN. Đây là con đường
tiến bộ lúc bấy giờ.
-Hạn chế: Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật đánh Pháp là chưa
đúng đắn, còn “ấu trĩ”, cách mạng muốn thành công không chỉ trông chờ
vào sự giúp đỡ của nước ngoài, mà cách mạng muốn thành công phải do
nhân tố bên trong quyết định. Mặt khác, Phan Bội Châu còn ảo tưởng về
chủ nghĩa đế quốc.

c, Chỉ rõ những nguyên nhân thất bại.
- Thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, đường lối lãnh
đạo chưa đúng đắn (dựa vào Nhật đế đánh Pháp hay dựa vào Pháp để
canh tân đất nước là điều không thể thực hiện được...)
- Các phong trào yêu nước còn diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa có sự thống
nhất, phối hợp chặt chẽ, chưa tập hợp được rộng rãi các lực lượng của
dân tộc, nhất là chưa tập hợp đuợc 2 lực lượng cơ bản: công nhân và
nông dân.
- Tương quan lực lượng hai bên chênh lệch. Các phong trào nổ ra khi
thực dân Pháp còn mạnh và đã bị Pháp đàn áp khốc liệt bằng nhiều thủ
đoạn dã man....
Câu 5 - Khu di tích lịch sử Lam Kinh .
(2.0
- Khu di tích lịch sử Lam Kinh hiện thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ
điểm) Xuân, tỉnh Thanh Hóa; cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây
Bắc. Lam Kinh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm
1962. Tháng 9 năm 2013, khu di tích này được công nhận là di tích quốc
gia đặc biệt.
- Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 200 héc-ta, bao gồm lăng
mộ của các vua và hoàng hậu thời Hậu Lê, đền miếu và hệ thống thành
điện, hành cung của các vua nhà Hậu Lê khi về quê hương bái yết tổ tiên.
- Ngày 22 tháng 8 âm lịch hàng năm, ở nơi đây còn tổ chức Lễ hội Lam
Kinh nhằm ôn lại truyền thống hào hùng, tri ân công đức người anh hùng
giải phóng dân tộc Lê Lợi cùng các tướng sỹ, nhân dân thời Lê ...

0.25 đ
0.25 đ

0,5đ


0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5 đ
0,5 đ

0,5 đ
0.5 đ
0.5 đ

0.25 đ
0.25 đ

5


- Thái độ của học sinh: nêu ngắn gọn sự biết ơn, tự hào, ý thức giữ gìn,
bảo vệ các di tích lịch sử và biết quảng bá, giới thiệu các di tích này tới
mọi người xung quanh...

0.5 đ

6




×