Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề + đáp án HSG lớp 9 ngữ văn 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.38 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24 tháng 10 năm 2017

(Đề thi gồm có 01 trang)

Câu 1: (4.0 điểm).
Xác định và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
“Đồng chiêm phả nắng lên không,
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.
Gió nâng tiếng hát chói chang,
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”
(Trích “Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy)
Câu 2: (6.0 điểm) Euripides đã từng tâm niệm:
“Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại
tai ương của số phận”.
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3: (10.0 điểm).
Nhận xét về Truyện Kiều của Nguyễn Du, Mộng Liên Đường – nhà bình
luận văn học nổi tiếng thế kỉ XIX viết: Nguyễn Du là người “có con mắt nhìn
xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua đoạn trích
Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập I, NXB


Giáo dục, 2010, trang 93 – 94).

Họ tên thí sinh:………………………………Số báo danh………………….

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM


HUYỆN THIỆU HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP
HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn

A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến

thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo
cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích
những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài
mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá
nửa số điểm của mỗi câu.
B. YÊU CẦU NỘI DUNG

Câu

Câu 1

Nội dung
* HS tìm được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
- Nhân hóa: đồng chiêm phả nắng; cánh cò dẫn gió; gió nâng tiếng
hát; lưỡi hái liếm ngang.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng hát chói chang
- Đảo trật tự từ: long lanh lưỡi hái
- Nói quá: Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
(Nếu HS chỉ gọi tên được các biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ
thể, cho 0,25 điểm)
* Phân tích tác dụng: HS phân tích cụ thể để hướng tới ý chính
- Các biện pháp tu từ trên kết hợp với cách sử dụng nhiều hình ảnh
đẹp với màu sắc tươi tắn rực rỡ, với cách sử dụng nhiều động từ độc
đáo, nhà thơ đã khắc họa bức tranh về mùa vàng bội thu.
- Trong bức tranh đó có thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt, có niềm
vui, sự lạc quan, hăng say của người lao động.
- Thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau; tầm vóc con người
lao động lớn lao ngang tầm vũ trụ.
⇒ Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông
dân trước vụ mùa bội thu.

Câu 2

Điểm
4,0 đ
0,25
0,25
0,25
0,25


0,75
0,75
0,75
0,75
6,0 đ

I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội : Bố cục và hệ thống ý
sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn
trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục.
Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo những ý cơ bản sau :
* MB : Giới thiệu và dẫn vào vấn đề nghị luận.
* TB :

0,25
5,0


1. Giải thích ý kiến
- Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị
nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ
huyết thống. Gia đình thường gồm có : vợ chồng, cha mẹ, con cái...
- Chốn nương thân là nơi ở nhờ để tìm sự che chở.
- Tai ương : điều không may mắn, mang lại nhiều đau khổ, tổn thất lớn
cho con người.
=> Ý kiến trên đề cao vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với cuộc

sống của mỗi con người.
2. Bàn luận về ý kiến
- Đây là một ý kiến đúng vì đã cho chúng ta nhận thấy vai trò của gia
đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
- Gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không có bất cứ thứ gì
trên cõi đời này sánh được, cũng như không có vật chất hay tinh thần nào
thay thế nổi. (Dẫn chứng)
- Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, che chở cho ta khôn lớn, là cái nôi hạnh
phúc của con người từ bao thế hệ, đùm bọc, cưu mang, nâng đỡ, giúp ta
vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. (Dẫn chứng)
- Mỗi con người khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều có sự ảnh hưởng
giáo dục từ truyền thống gia đình, là nền tảng để con người vươn lên
trong cuộc sống. (Dẫn chứng)
- Tuy nhiên, câu nói trên chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế
cuộc sống có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự che
chở, đùm bọc, giáo dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở
thành người có ích cho xã hội.
- Phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng trong gia đình.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người và xã hội cần phải nhận
thức được tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người và sự phát triển
của xã hội.
- Mọi người cần có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình
đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó, mọi thành viên trong gia đình
phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau.
* KB : Tổng hợp vấn đề nghị luận

Câu 3

0,25

0,25
0,25
0,25
0,5
0,75
0,75
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5

0,25

10,0đ
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn
chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn
trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ
pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng phải làm sáng tỏ những
nội dung cơ bản sau :
* MB : Giới thiệu tác giả, tác phẩm và dẫn vào ý kiến

0,5


* TB :

1. Giải thích ý kiến
- Sáu cõi là Đông, Tây, Nam, Bắc và Trên, Dưới chỉ vũ trụ.
- Con mắt là cái nhìn chỉ sự cảm nhận, đánh giá.
- Nghìn đời chỉ thời gian từ xưa đến nay.
- Nghĩ là những suy nghĩ, tình cảm.
=> Nguyễn Du cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc, thấu suốt về cuộc đời,
về con người đến mức xưa nay hiếm. Cơ sở của cái nhìn và suy nghĩ ấy
chính là tấm lòng của Nguyễn Du đối với cuộc đời. Ông không chỉ hiểu
đời, hiểu người mà còn yêu thương con người sâu sắc.
2. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện
Kiều - Nguyễn Du)
a) Nguyễn Du hiểu được tâm trạng cô đơn, trơ trọi, ngổn ngang
trăm mối, chán ngán, tủi buồn, thương mình bơ vơ vô hạn của Thúy
Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Từ lầu cao trông ra xa chỉ thấy nước mây thăm thẳm, núi cũng xa vời.
“Trăng gần” chẳng xóa được sự hoang vắng. Dưới mặt đất thì “bốn bề
bát ngát”, những cát và bụi. Cái mênh mông vắng vẻ đến lặng người
khiến Kiều càng chìm đắm trong nỗi niềm cô đơn bẽ bàng.
- Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng vài nét bút tài hoa : “non
xa”,“trăng gần”, “cát vàng”,“bụi hồng”... đã làm nổi bật tâm trạng như
bị sẻ chia của Thúy Kiều.
b) Nguyễn Du đã hiểu và cảm thông với nỗi nhớ ngậm ngùi, khắc
khoải của Thúy Kiều đối với người yêu và cha mẹ.
- Nhớ người yêu.
+ Kiều nhớ tới Kim Trọng, điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý.
+ Đau đớn tưởng tượng đến chàng Kim chắc chưa hay biết nàng đã
lưu lạc nên vẫn mòn mỏi trông chờ “Tin sương luống những rày trông
mai chờ”. Càng đau đớn khi nàng Kiều tưởng nhớ vầng trăng, chén rượu
thề nguyền càng xót xa ân hận “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”.
+ Càng nhớ người yêu càng thấm thía tình cảnh bơ vơ nơi chân trời

góc biển với một trái tim yêu thương nhỏ máu Tấm son gột rửa bao giờ
cho phai.
- Nhớ cha mẹ.
+ Kiều xót xa hình dung cha mẹ ngóng trông tin nàng “Xót người tựa
cửa hôm mai”.
+ Day dứt khôn nguôi vì không được phụng dưỡng cha mẹ khi cha
mẹ ngày càng già yếu “Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?”.
 Kiều đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ tới người yêu và cha mẹ.
Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người phụ nữ có tấm
lòng vị tha đáng trân trọng.
c) Nguyễn Du như cảm nhận được tiếng thét gào tuyệt vọng, sự mặc
cảm cô đơn trong lòng Kiều.
- “Cánh buồm xa xa” thấp thoáng trong buổi chiều tà gợi nỗi buồn nhớ
quê hương xa cách.
- Cánh “hoa trôi man mác” gợi nỗi buồn về thân phận lênh đênh, vô
định.
- “Nội cỏ rầu rầu” đến tận chân mây là nỗi bi thương, vô vọng.

9,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

1,5

1,0

1,0


0,5
2,5


- “Gió cuốn mặt duềnh” và “ầm ầm tiếng sóng” gợi tâm trạng hãi
hùng, lo sợ trước tai họa. Dự báo một tương lai khủng khiếp đầy tai
ương, bất trắc đang chờ đợi Kiều.
3. Đánh giá chung

1,0

Bằng tấm lòng nhân ái, Nguyễn Du đã đồng cảm sâu sắc với số phận
con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhà thơ như
hóa thân vào nhân vật để hiểu rõ tâm trạng của nhân vật, để động đến cái
sâu thẳm trong tâm hồn con người. Để người đọc cùng yêu thương, trân
trọng, xót xa cho nhân vật của mình. Nguyễn Du phải là người có một tài
năng lớn, “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn
đời”.
* KB : Tổng hợp vấn đề và bộc lộ cảm nghĩ.

0,5



×